Phân bộ Ếch nhái cổ
Phân bộ Ếch nhái cổ | |
---|---|
Ếch Hochstetter (Leiopelma hochstetteri) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Amphibia |
Bộ (ordo) | Anura |
Phân bộ (subordo) | Archaeobatrachia |
Các họ | |
Xem văn bản. |
Phân bộ Ếch nhái cổ (danh pháp khoa học: Archaeobatrachia) theo truyền thống là một phân bộ trong bộ Không đuôi (Anura), chứa một số loài ếch nhái và cóc nguyên thủy. Như tên gọi của nó đã gợi ý theo nghĩa đen thì các loài ếch nhái hay cóc này là "nguyên thủy" nhất. Nhiều loài (trong tổng cộng khoảng 25-27 loài còn sinh tồn) thể hiện một số đặc trưng sinh lý học không thấy có ở các nhóm ếch hay cóc khác, chính vì thế mà người ta đã tạo ra nhóm này để chứa chúng. Các loài trong nhóm này chủ yếu được tìm thấy ở đại lục Á-Âu, New Zealand, Philippines và Borneo, và nói chung chúng là các động vật lưỡng cư nhỏ.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Phân bộ này chứa các họ sau:
- Bombinatoridae: Cóc tía, cóc đầu bẹt. 2 chi, 8-10 loài.
- Alytidae hay Discoglossidae: Cóc bà mụ, cóc lưỡi tròn. 2 chi, 11 loài.
- Leiopelmatidae: 1 chi (Leiopelma), 4 loài. Nếu gộp cả Ascaphidae thì tổng cộng có 2 chi, 6 loài.
- Ascaphidae: 1 chi (Ascaphus), 2 loài. Họ này nói chung hay được gộp trong họ Leiopelmatidae.
Phát sinh chủng loài
[sửa | sửa mã nguồn]Các nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy Archaeobatrachia không là nhóm đơn ngành mà là cận ngành, trong đó tổ hợp của 2 chi Ascaphus và Leiopelma hoặc Ascaphidae là có quan hệ chị em với toàn bộ các nhóm còn lại của Anura[1][2][3], còn chi Pelobates (theo truyền thống thuộc về phân bộ Mesobatrachia) là nhóm chị em với Neobatrachia[3].
Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Frost D. R. và ctv., 2006[4], với bổ sung các nhãn lấy theo Mikko's Phylogeny Archive[5]; bỏ qua các họ, chi hay loài đã tuyệt chủng. Các họ với ghi chú bên cạnh theo truyền thống thuộc về phân bộ Mesobatrachia.
Anura/Leiopelmatanura |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Haas, Alexander (năm 2003). “Phylogeny of frogs as inferred from primarily larval characters (Amphibia:Anura)”. Cladistics. 19 (1): 23–89. doi:10.1111/j.1096-0031.2003.tb00405.x. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp) - ^ Kim Roelants & Franky Bossuyt (năm 2005). “Archaeobatrachian paraphyly and pangaean diversification of crown-group frogs”. Systematic Biology. 54 (1): 111–126. doi:10.1080/10635150590905894. PMID 15805014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) - ^ a b Carmela Gissi & Diego San Mauro, Graziano Pesole và Rafael Zardoya (năm 2006). “Mitochondrial phylogeny of Anura (Amphibia): A case study of congruent phylogenetic reconstruction using amino acid and nucleotide characters”. Gene. 366 (2): 228–237. doi:10.1016/j.gene.2005.07.034. PMID 16307849. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) - ^ Frost Darrel R. và ctv., 2006, The amphibian tree of life, Tập san của AMNH, 370 trang, số 297, New York, Hoa Kỳ. Hình 54, trang 119.
- ^ Salientia (Anura) – frogs, toads and relatives
- ^ a b c d e f Theo truyền thống xếp trong phân bộ Mesobatrachia.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- San Mauro, Diego (năm 2004). Mario Garcia-Paris, Rafael Zardoya. “Phylogenetic relationships of discoglossid frogs (Amphibia:Anura:Discoglossidae) based on complete mitochondrial genomes and nuclear genes”. Gene. 343 (2): 357–366. doi:10.1016/j.gene.2004.10.001. PMID 15588590. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp) - San Mauro, Diego (năm 2005). Miguel Vences, Marina Alcobendas, Rafael Zardoya, Axel Meyer. “Initial diversification of living amphibians predated the breakup of Pangaea”. American Naturalist. 165 (5): 590–599. doi:10.1086/429523. PMID 15795855. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp)