Phạm Thùy Nhân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Thùy Nhân
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
5 tháng 8, 1951 (72 tuổi)
Nơi sinh
Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpBiên kịch
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròBiên kịch; Biên tập phim
Năm hoạt động1980 - nay
Quản lýHãng phim Giải Phóng
Tác phẩmTrò ảo thuật
Mê Thảo, thời vang bóng
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròĐạo diễn; Trợ giảng
Năm hoạt động1973 - 1980
Đào tạoViện Đại học Đà Lạt
Website

Phạm Thùy Nhân là nhà biên kịch, biên tập phim của điện ảnh Việt Nam, ông là tác giả kịch bản của những bộ phim thành công như: Mê Thảo - thời vang bóng, Gánh xiếc rong, Dấu ấn của quỷ và một số phim truyền hình lịch sử như Vó ngựa trời Nam, Bình Tây Đại nguyên soái.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Thùy Nhân sinh ngày 5 tháng 8 năm 1951 tại Phan Rí Cửa, Bình Thuận, ông là người gốc làng Cổ Lão, huyện Hương Trà, Huế.[1][2] Khi học tại trường Tiểu học Thanh Lộc, ông đã bộc lộ được biệt tài kể chuyện. Năm 1964, Phạm Thùy Nhân học trung học đệ nhất cấp tại trường Trung học Bán công Phan Rí Cửa.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nguyện vọng gia đình, Phạm Thùy Nhân chuẩn bị du học ngành y tại Pháp, nhưng năm 1969, ông lại danh vào Trường Đại học Văn khoa - Viện Đại học Đà Lạt.[4] Năm thứ ba đại học, ông được họ thêm Kịch nghệ dưới sự giảng dạy của Giáo sư Vũ Khắc Khoan, ông thành đạo diễn của Kịch đoàn Thụ Nhân.[5] Đoàn kịch với các thành viên nổi bật như Lê Cung Bắc, Thanh Lan, Lê Kim Ngữ, Phạm Văn Lại. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Việt Văn, Phạm Thùy Nhân thi lên bậc cao học nhưng thất bại.[6] Giáo sư Vũ Khắc Khoan gọi ông đến Sài Gòn làm phụ khảo Khoa Việt văn tại Phân khoa Kịch nghệ & Điện ảnh, Trường Đại học Tri Hành cho đến sau tháng 4 năm 1975, ông trở về quê nhà làm ruộng.[7]

Tháng 10 năm 1976, Phạm Thùy Nhân vào lại Sài Gòn, làm công tác sân khấu quần chúng tại Nhà Nghệ thuật quần chúng Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1980, ông vào biên chế của Hãng phim Giải Phóng, bắt đầu làm công việc biên kịch phim; năm 1981, ông được nhà văn Huỳnh Bá Thành giới thiệu về làm phó đạo diễn cho đạo diễn Lê Dân.[8] Kịch bản đầu tay của Phạm Thùy Nhân là Con Mèo Nhung được Lê Dân dựng thành bộ phim cùng tên.[7][9]

Năm 1987, ông hoàn tất kịch bản Trò ảo thuật, lấy bối cảnh Phan Rí Cửa nơi ông sinh ra; kịch bản qua tay hai đạo diễn, phải chịu cảnh bị "bỏ xó" trong hai năm.[10] Cuốc cùng, kịch bản được giao cho đạo diễn Việt Linh dàn dựng thành bộ phim Gánh xiếc rong nhưng thay đổi bối cảnh, dù bị kiểm duyệt và bí mật sửa đối bởi lãnh đạo Hãng phim Giải Phóng, bôn phim vẫn gặt hái được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.[7][10] Cùng với sự dàn dựng của đạo diễn Việt Linh, hai bộ phim Dấu ấn của quỷMê Thảo thời vang bóng (chuyển thể từ tiểu thuyết của Nguyễn Tuân[11]) cũng giành được những giải thưởng lớn. Trong thập niên 1990, Phạm Thùy Nhân cũng tham gia vào dòng phim mì ăn liền, các bộ phim Ngôi nhà oan khốc, và Bằng Lăng tím do ông viết kịch bản là những phim thị trường ấn tượng thời kỳ đó. Với phim truyền hình dài tập đề tài lịch sử, các phim Dòng đời, Bình Tây đại nguyên soái, Vó ngựa trời Nam cũng được một số giải thưởng trong nước.[7]

Tháng 6 năm 2006, Phạm Thùy Nhân cùng các nhà biên kịch Châu Thổ, Sâm Thương, Thế Khanh thành lập Senafilm / Hãng phim Sena (viết tắt của scenario cinema film trong tiếng Pháp); với mục đích ban đầu là sản xuất kịch bản cho cá hãng phim khác.[12]

Ông từng là Trưởng phòng biên tập Hãng phim Giải Phóng và[13] thỉnh giảng môn Biên kịch tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh, từng giữ chức phó chủ tịch Hội Điện ảnh TP.HCM.[14]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hồi ký[1]
    • Câu chuyện nhỏ của tôi
    • Lê Cung Bắc, tôi và thầy Vũ Khắc Khoan
    • Mê Thảo, thời vang bóng
    • Rằng trăm năm cũng từ đây
    • Thiên đường đã mất
    • Từ sân khấu đến giảng đường

Sách[1][sửa | sửa mã nguồn]

  • 1986 - Thành phố những khuôn mặt điện ảnh (Hội điện ảnh TP HCM - nhiều tác giả)
  • 1987 - Dưới ánh đèn sân khấu (Sở VHTT Tây Ninh - nhiều tác giả)
  • 1988 - Những ngôi sao điện ảnh thế giới (Hội điện ảnh TP HCM - với Sâm Thương)
  • 1992 - Điện ảnh Châu Á trên đường tìm kiếm (NXB TP HCM - với Sâm Thương)
  • 1998 - Những đạo diễn nổi tiếng thế giới (NXB Văn nghệ TP HCM - với Sâm Thương)
  • Tập kịch bản phim
    • Gánh xiếc rong (NXB Thuận Hoá - Huế, 1993)
    • Nhịp đập trái tim (NXB Văn Nghệ TP HCM, 1998)
    • Con đường gai nhọn (NXB Văn Hóa, 2020)[13]
  • Biên khảo
    • Điện ảnh trong trái tim tôi (NXB Văn Nghệ TP HCM, 1998)
    • Làm sao viết kịch bản phim (NXB Văn Hoá Sài Gòn, 2007

Kịch bản phim[1][sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Thể loại Đạo diễn Sản xuất Ghi chú
1981 Con mèo nhung Điện ảnh Lê Dân Hãng phim Giải Phóng
1983 Tiếng sóng
1988 Gánh xiếc rong Việt Linh
1991 Xương rồng đen Lê Dân Đồng biên kịch: Ngụy Ngữ
1992 Dấu ấn của quỷ Điện ảnh Việt Linh
Vết thù năm tháng Phim video Lê Mông Hoàng Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu
Ngôi nhà oan khốc
Cơn lốc cuộc đời Phim video
Cánh hoa hoang dại Xuân Cường Hãng phim Bến Nghé
Tỉ phú không tiền Biên tập
1993 Vòng vây tội lỗi Phim video Trần Cảnh Đôn Hãng phim Phương Nam không có danh đề
Trên cả hận thù Lê Cung Bắc Hãng phim Giải Phóng
Cô bé mộng mơ Hồ Ngọc Xum không có danh đề
Sân ga tình yêu Sài Gòn Video
Lá sầu riêng Lý Sơn Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu
Qua mùa giông bão
Chiếc mặt nạ da người Điện ảnh Nguyễn Chánh Tín
Bản tình ca cuối cùng
Đoạn cuối thiên đường Hồng Sến Hãng phim Giải Phóng Chuyển thể: Bàn thờ tổ của một cô đào
Đảo hải tặc Tài liệu Hà Hữu Nghiêm
1994 Mảnh đất tình đời Điện ảnh Nguyễn Vinh Sơn Hãng phim Giải Phóng
Ta tắm ao ta Phim video Lê Cung Bắc
Giọt lệ chưa khô
Về trong sương mù Hồ Quang Minh
Khung trời lỗi hẹn Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu
1995 Nhịp đập trái tim Điện ảnh Lê Cung Bắc Hãng phim Giải Phóng
Trái tim người mẹ Phim video Lê Hữu Lương
Mặt Trời đêm Hãng phim Bến Nghé
1996 Cho thuê cuộc đời
1996 Tiếng hú nơi hoang dã Trần Ngọc Phong Hãng phim Giải Phóng
1997 Bóng đêm cuộc tình Hai Nhất
1998 Cõi tình Điện ảnh truyền hình Lê Cung Bắc TFS
2000 Cấp cứu Điện ảnh Phạm Ngọc Châu Hãng phim Giải Phóng theo truyện của nhà văn Lý Lan
Cánh cửa cuộc đời Điện ảnh truyền hình Trần Cảnh Đôn Hãng phim Tây Đô
Dòng đời Dài tập Lê Cung Bắc TFS
2001 Bằng Lăng tím Điện ảnh truyền hình Xuân Cường Truyền hình Bình Phước
Dòng sông vẫn trôi Dài tập Hãng phim Tây Đô
Sương gió biên thuỳ Hồ Ngọc Xum TFS theo truyện của nhà văn Lý Văn Sâm
Nước mắt thơ ngây Điện ảnh truyền hình Lê Cung Bắc Hãng phim Giải Phóng
Bão rừng Trần Ngọc Phong
2002 Mê Thảo - thời vang bóng Điện ảnh Việt Linh Chuyển thể: Chùa Đàn (Nguyễn Tuân)
Cha và con Điện ảnh truyền hình Hãng Phim truyện I[15]
Vì một ngày mai Lê Cung Bắc Truyền hình Bình Dương
Cây Huê Xà Xuân Cường Hãng phim Bến Nghé + Hãng phim Sài Gòn Chuyển thể: Cây Huê Xà (Sơn Nam)
2003 Một thời ngang dọc Ngắn tập Hãng phim Giải Phóng + TH Bình Dương + VTV3
2008 Vó ngựa trời Nam Dài tập Lê Cung Bắc TFS
Họa mi Điện ảnh truyền hình Phạm Ngọc Châu
Duyên trần thoát tục Điện ảnh Lê Cung Bắc Senafilm
2010 Về đất Thăng Long Dài tập Trần Ngọc Phong Hãng phim Giải Phóng + MT Pictures + HTV
Tây sơn hào kiệt Lý Huỳnh; Lý Hùng; Phượng Hoàng Hãng phim Lý Huỳnh
2011 Cát nóng Điện ảnh Lê Hoàng Hãng phim Giải Phóng
2013 Bình Tây Đại Nguyên Soái Dài tập Phan Hoàng HTV + Hãng phim Cửu Long
2018 Tháng năm rực rỡ Nguyễn Quang Dũng CJ Ent; HK Film Kịch bản Hàn Quốc

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

2013 - Biên kịch xuất sắc phim truyện truyền hình - Giải Cánh Diều 2013

Tác phẩm tham gia đạt giải[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d “PhamThuyNhan”. Gió O. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ "Con đường gai nhọn" - Sách mới của nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân giới thiệu tại Đà Lạt”. beta.baolamdong.vn. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.[liên kết hỏng]
  3. ^ Phạm Thùy Nhân. “Trò ảo thuật (Gánh xiếc rong)”. www.gio-o.com. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ thanhnien.vn (12 tháng 9 năm 2020). “Phạm Thùy Nhân và 'Con đường gai nhọn'. thanhnien.vn. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ “Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân: Ðau đáu về số phận con người”. Báo Nhân Dân điện tử. 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ “Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân: Ðau đáu về số phận con người”. Báo Nhân Dân điện tử. 12 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ a b c d “Đọc "CON ĐƯỜNG GAI NHỌN" của PHẠM THÙY NHÂN”. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Thuận. 28 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân, gừng càng già càng cay”. Báo Giáo dục. 9 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Biên kịch Phạm Thùy Nhân: Cái khó là sự hấp dẫn của cuộc sống”. Đài Truyền hình TP.HCM. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  10. ^ a b “Đạo diễn Việt Linh kể chuyện kiểm duyệt phim: Phóng túng và hẹp hòi”. Tuổi trẻ Online. 31 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ VnExpress. “Tự sự của nhà biên kịch Phạm Thuỳ Nhân”. vnexpress.net. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ “Nhà báo – biên kịch Châu Thổ: "Đã sống là sống hết mình". Thế giới điện ảnh. 7 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2023.
  13. ^ a b “Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân: Hiện thực xã hội ngồn ngộn mà phim toàn mật ngọt”. TUOI TRE ONLINE. 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ ONLINE, TUOI TRE (11 tháng 2 năm 2009). “Biên kịch Phạm Thùy Nhân: Dũng cảm hư cấu lịch sử”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ “Diễn viên, NSƯT Thanh Quý: Nội lực ẩn sau vẻ đẹp mong manh”. Hà Nội Mới. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.