Bước tới nội dung

Phạm Tiến Dũng (nhạc sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Tiến Dũng
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhPhạm Tiến Dũng
Sinh8 tháng 9, 1984 (39 tuổi)
Nam Lợi, Nam Trực, Nam Định
Thể loạiNhạc truyền thống
Công ty quản lýĐoàn nghệ thuật TVC
Bài hát tiêu biểuTự hào doanh nhân Việt Nam
Bản hùng ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh
Chúng tôi là Công an nhân dân
Tự hào doanh nhân Nam Định
Doanh nhân họ Phạm việt Nam

Phạm Tiến Dũng (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1984) là nhạc sĩ người Việt Nam.[1] Ông là tác giả của ca khúc "Tự hào Doanh nhân Việt Nam", đoạt giải Nhất trong Cuộc thi sáng tác ca khúc "Hào khí Doanh nhân Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.[2][3][4][5][6] Ca khúc này chính thức được chọn làm ca khúc truyền thống của giới doanh nhân Việt Nam.[7][8][9][10]

Ngoài ra, ông còn sáng tác nhiều ca khúc khác, trong đó có các tác phẩm đạt giải thưởng như "Bản hùng ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh"[11][12] và "Chúng tôi là Công an nhân dân".[13] Ông cũng là tác giả của các ca khúc truyền thống cho câu lạc bộ Doanh nhân Nam Định và Doanh nhân họ Phạm Việt Nam.[14][15]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Tiến Dũng sinh năm 1984 tại Nam Trực, Nam Định. Ông theo đuổi niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ, sau khi học hết trung học phổ thông ông theo học chầu văn tại Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn đạo mẫu. Sau đó chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh, ông học sáng tác tại Hội Âm Nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, ông đi theo con đường sáng tác chuyên nghiệp từ năm 2014 và là học trò của nghệ sĩ nhân dân Thế Hiển, ngoài sáng tác âm nhạc ông còn làm việc trong lĩnh vực tổ chức các sự kiện liên quan đến Doanh nhân Doanh nghiệp. Hiện tại ông là nhạc sĩ tại Đoàn nghệ thuật TVC Việt Nam và là hội viên Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng tham gia hoạt động trong cộng đồng người Nam Định tại Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Đến nay ông đã sáng tác tổng cộng 128 ca khúc, như “Tự hào doanh nhân Việt Nam”, “Chúng tôi là Công an nhân dân”, “Bản hùng ca Thành phố Hồ Chí Minh”, “Thành phố tôi yêu”, “Tình yêu nơi đảo xa”, “Du xuân đất nước cùng em”, “Em là tất cả Trường Sa ơi”… [1]

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ca khúc Tự hào doanh nhân Việt Nam. Giải Nhất Cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí Doanh nhân Việt Nam” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.[2] Bài hát được chọn làm bài hát truyền thống của Doanh nhân Việt Nam.[7][8]
  • Ca khúc Bản hùng ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh, đạt giải A, Liên hoan tiếng hát toàn ngành khu vực 2, tổ chức tại Đà Nẵng.[11]
  • Ca khúc Chúng tôi là Công an nhân dân, đạt giải C. Cuộc vận động sáng tác ca khúc kỉ niệm 75 năm khắc ghi lời Bác do Bộ Công an phát động.[13]
  • Ca khúc Tự hào doanh nhân Nam Định, ca khúc truyền thống của CLB Doanh nhân Nam Định.
  • Ca khúc Doanh nhân họ Phạm việt Nam, ca khúc truyền thống. của Doanh nhân họ Phạm Việt Nam.[14]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Người nhạc sĩ với niềm đam mê sáng tác về đề tài quê hương, đất nước - Nam Định”. 27 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b VHDN (19 tháng 12 năm 2023). "Tự hào Doanh nhân Việt Nam" truyền cảm hứng và gửi gắm tình yêu của Doanh nhân”. Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt Nam. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Tâm An (9 tháng 9 năm 2023). “Ca khúc "[[Tự hào doanh nhân Việt Nam]]" vào top 3 cuộc thi "Hào khí doanh nhân Việt Nam". doanhnhansaigon.vn. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  4. ^ “Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc "Hào khí doanh nhân Việt Nam". dangcongsan.vn. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Minh Hương. “Phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Hào khí doanh nhân Việt Nam". Báo Đại biểu Nhân dân. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Phát động sáng tác ca khúc truyền thống cho cộng đồng doanh nhân”. www.qdnd.vn. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ a b “Lần đầu tiên giới doanh nhân Việt Nam có ca khúc truyền thống”. VOV2.VN. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ a b “Giới thiệu ca khúc truyền thống của giới doanh nhân Việt Nam”. Tạp chí Doanh nghiệp Hội nhập. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ “Thường trực Chính phủ gặp mặt đại diện doanh nhân Việt Nam”. Cổng thông tin điện tử Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Thương, Báo Công (11 tháng 10 năm 2023). “Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam”. Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ a b “Ca khúc ca ngợi truyền thống hào hùng của lực lượng Công an TPHCM”. Chuyên trang Công an TPHCM. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “Mời bạn đọc thưởng thức ca khúc "Bản hùng ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh". Chuyên trang Công an TPHCM. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ a b “Người nhạc sĩ với niềm đam mê sáng tác về đề tài quê hương, đất nước”. baonamdinh.vn. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ a b Hạnh, Hoàng (10 tháng 10 năm 2023). “Hợp tác, gắn kết bền vững giữa CLB Doanh nhân họ Phạm Việt Nam với các đối tác”. Seatimes - Thời báo Đông Nam Á. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.
  15. ^ Phạm Tú Năm. “Ngày hội Doanh nhân họ Phạm và đối tác: Tôn vinh, phát triển doanh nhân bách gia trăm họ”. thuonghieuvaphapluat.vn. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2024.