Phạm Diệp
Phạm Diệp 范曄 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên chữ | Úy Tông | ||||||
Thông tin cá nhân | |||||||
Sinh | |||||||
Ngày sinh | 398 | ||||||
Nơi sinh | nhà Tấn | ||||||
Mất | |||||||
Ngày mất | 445 | ||||||
Nguyên nhân mất | xử trảm | ||||||
Giới tính | nam | ||||||
Gia quyến | |||||||
Thân phụ | Phạm Thái | ||||||
Anh chị em | Phạm Ngang, Phạm Quảng Uyên, Phạm Yến | ||||||
Hậu duệ | Phạm Thúc Lâu, Phạm Dao, Phạm Ái | ||||||
Gia tộc | họ Phạm Thuận Dương | ||||||
Nghề nghiệp | nhà sử học, chính khách | ||||||
Quốc tịch | Trung Quốc | ||||||
Tác phẩm | Hậu Hán thư | ||||||
Tên tiếng Trung | |||||||
Tiếng Trung | 范晔 | ||||||
Phồn thể | 范曄 | ||||||
| |||||||
Nhị thập tứ sử | |||
---|---|---|---|
STT | Tên sách | Tác giả | Số quyển |
1 | Sử ký | Tư Mã Thiên | 130 |
2 | Hán thư | Ban Cố | 100 |
3 | Hậu Hán thư | Phạm Diệp | 120 |
4 | Tam quốc chí | Trần Thọ | 65 |
5 | Tấn thư | Phòng Huyền Linh (chủ biên) |
130 |
6 | Tống thư | Thẩm Ước | 100 |
7 | Nam Tề thư | Tiêu Tử Hiển | 59 |
8 | Lương thư | Diêu Tư Liêm | 56 |
9 | Trần thư | Diêu Tư Liêm | 36 |
10 | Ngụy thư | Ngụy Thâu | 114 |
11 | Bắc Tề thư | Lý Bách Dược | 50 |
12 | Chu thư | Lệnh Hồ Đức Phân (chủ biên) |
50 |
13 | Tùy thư | Ngụy Trưng (chủ biên) |
85 |
14 | Nam sử | Lý Diên Thọ | 80 |
15 | Bắc sử | Lý Diên Thọ | 100 |
16 | Cựu Đường thư | Lưu Hú (chủ biên) |
200 |
17 | Tân Đường thư | Âu Dương Tu, Tống Kỳ |
225 |
18 | Cựu Ngũ Đại sử | Tiết Cư Chính (chủ biên) |
150 |
19 | Tân Ngũ Đại sử | Âu Dương Tu (chủ biên) |
74 |
20 | Tống sử | Thoát Thoát (chủ biên) |
496 |
21 | Liêu sử | Thoát Thoát (chủ biên) |
116 |
22 | Kim sử | Thoát Thoát (chủ biên) |
135 |
23 | Nguyên sử | Tống Liêm (chủ biên) |
210 |
24 | Minh sử | Trương Đình Ngọc (chủ biên) |
332 |
- | Tân Nguyên sử | Kha Thiệu Mân (chủ biên) |
257 |
- | Thanh sử cảo | Triệu Nhĩ Tốn (chủ biên) |
529 |
Phạm Diệp (giản thể: 范晔; phồn thể: 范曄; bính âm: Fan Ye, 398—445[1]) tự Úy Tông, là nhà chính trị, nhà sử học, nhà văn thời Lưu Tống Nam Triều (Trung Quốc), tác giả bộ chính sử Hậu Hán thư, tổ tiên xuất thân từ Thuận Dương (nay thuộc Tích Xuyên, Hà Nam), sinh tại Sơn Âm (nay thuộc Thiệu Hưng Chiết Giang).
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Phạm Diệp sinh ra trong một gia đình sĩ tộc, mẹ ông chỉ là một người vợ bé, do đó thân phận, địa vị không cao, ông cao tổ Phạm Quỹ, làm Thứ sử Ung Châu nhà Tây Tấn, ông cố Phạm Uông làm quan nhà Đông Tấn, chức quan tới Tấn An Bắc Tướng quân, Thứ sử hai châu Từ, Duyện, được phong tước Võ Hưng huyện hầu, ông nội Phạm Ninh nhậm chức Thái thú Lâm Hoài, Thái thú Dự Chương, cha Phạm Thái giữ chức Trung thư Thị lang, thời Hoàn Huyền chấp chính bị phế truất, ông cố Phạm Uông học thức uyên bác, giỏi bàn lý sự, tác phẩm để lại có "Thượng thư đại sự" 20 quyển, "Phạm Đông dương phương" 105 quyển, ông nội Phạm Ninh viết sách "Xuân Thu Cốc Lương truyện tập giải" 12 quyển, cha Phạm Thái lại có "Cổ Kim thiện ngôn" 24 quyển.
Phạm Diệp tuy sinh ra trong một gia tộc quyền quý, nhưng lại là con ngoài giá thú do người thiếp sinh ra, mẹ ông sinh ông ra trong nhà xí, trên trán có vết bầm tím,nên ông còn có thêm chữ nhỏ (tiểu tự) là "Chuyên". Năm 420 Lưu Dụ phế nhà Tấn xưng Đế, đặt quốc hiệu là Tống, cùng năm, Phạm Diệp làm Quán quân tham quân cho con trai Lưu Dụ là Lưu Nghĩa Cung, sau hơn 10 năm, trước sau từng đảm nhiệm qua các chức vụ quan trọng như Thượng thư ngoại binh lang, Kinh Châu Biệt giá Tòng sự sứ, Bí thư giám, Thái thú Tân Sái, Tư đồ Tòng sự trung lang, do tính cách kiêu ngạo, nên thường bị giáng chức quan.
Năm Nguyên Gia thứ 9 Tống Văn Đế (năm 432) Phạm Diệp nhân vì tham dự lễ tang mẹ Bành Thành Vương Lưu Nghĩa Khang, trong bữa tiệc chuốc lấy sự giận dữ từ Lưu Nghĩa Khang nên ông bị giáng chức Thái thú Tuyên Thành (tỉnh An Huy ngày nay), trong khi giữ chức ở Tuyên Thành, vì bất đắc chí, ông lần lượt tham khảo các sách sử của các sử gia đời trước mà tự mình san lọc viết thành bộ Hậu Hán thư, là tác phẩm sử học nổi tiếng đương thời, sách viết đơn giản, chu đáo, tỉ mỉ, tự sự sinh động, sau nhiều năm được tha tội, lần lượt được bổ nhiệm làm Trấn quân trưởng sử cho Trường Sa Vương Lưu Nghĩa Hân, Ninh Sóc Tướng quân, Hậu quân trưởng sử cho Thủy Hưng Vương lưu Tuấn, Thái thú Nam Hạ Phì và Thái tử Chiêm sự.
Đương thời, em trai Văn Đế Lưu Nghĩa Khang được lập làm Tể tướng, thao túng chính sự trong ngoài, lấn áp quyền lực của Văn Đế. Năm 440 tâm phúc của Văn Đế Lưu Nghĩa Khang là Lưu Trạm bị ám sát chết, Văn Đế nghi ngờ Khang có liên quan đến vụ ám sát nên lưu đày Khang cùng hơn 10 người thân tín và giáng chức làm Thứ sử Giang Châu. Năm 445 Tán kỵ thị lang Khổng Hy Tiên mưu ủng hộ việc phục quyền cho Lưu Nghĩa Khang, Phạm Diệp bị dụ tham gia vào nhóm mưu phản này, kết cục ông gia nhập nhóm mưu phản của Khổng Hy Tiên và chuẩn bị hành động, tuy nhiên vào tháng 11 cùng năm, Đơn Dương Y Từ Trạm Chi tố cáo phát hiện ra kế hoạch mưu phản của Khổng Hy Tiên, ra lệnh bắt Phạm Diệp và toàn bộ gia tộc xử tử hình, ở trong tù ông viết "Thư gửi đám con cháu ở trong ngục" trước khi bị xử tử, hưởng thọ 48 tuổi.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Hậu Hán thư: được Phạm Diệp viết trong thời kỳ bị giáng chức, đã thu thập bảy loại Hậu Hán thư, có tham khảo cuốn Hậu Hán kỷ của Viên Hoành, mà viết nên bộ Hậu Hán thư còn tồn tại đến ngày nay, được hậu thế xếp vào một trong tiền tứ sử.
- Song Hạc thi tự
- Nhạc du ứng chiếu thi
- Hòa hương phương (hiện nay không còn nữa)
- Tạp hương cao phương (hiện nay không còn nữa)
- Bách quan giai thứ (hiện nay không còn nữa)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- "Tống thư" quyển 69 (Liệt truyện thứ 29)
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hill cho rằng Phạm Diệp mất năm 446. Ông viết rằng Phạm Diệp vào tháng 1 năm 446 còn đang chờ bị xử tử do cáo buộc mưu phản chống lại Lưu Tống Văn Đế. John E Hill. Through the Jade Gate, ghi chú số 28.1 và 29.1.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- 二十五史 (簡体中国語/繁体中国語) Lưu trữ 2006-07-04 tại Wayback Machine
- 范 曄:作家別作品リスト(青空文庫)