Quét sạch tất cả trâu quỷ rắn thần

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quét sạch tất cả trâu quỷ rắn thần
Tiếng Trung横扫一切牛鬼蛇神
Nguồn gốcNhân Dân nhật báo
LoạiXã luận
Ngày tháng1 tháng 6 năm 1966
Xã luận Quét sạch tất cả trâu quỷ rắn thần

Quét sạch tất cả trâu quỷ rắn thần[1] (tiếng Trung: 横扫一切牛鬼蛇神, Pinyin: Héngsǎo yīqiè níuguǐ shéshén[2], Hán-Việt: Hoành tảo nhất thiết ngưu quỷ xà thần), còn gọi là Diệt sạch trâu quỷ rắn thần,[3] hay Quét sạch ngưu ma xà thần,[4] là bài xã luận do Nhân Dân nhật báo đăng vào ngày 1 tháng 6 năm 1966,[5] kêu gọi quần chúng nhân dân Trung Quốc vùng lên và "quét sạch tất cả trâu quỷ rắn thần".[6]

Bài xã luận này tuyên bố rằng "cao trào của Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản đang lên ở Trung Quốc xã hội chủ nghĩa, chiếm đến 1/4 dân số thế giới." Nó kêu gọi giai cấp vô sản "xóa bỏ hoàn toàn mọi tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ đã đầu độc người dân Trung Quốc hàng nghìn năm, do các giai cấp bóc lột nuôi dưỡng."[7]

"Trâu quỷ rắn thần" chỉ những người bị kết án trong Cách mạng Văn hóa,[8] bao gồm các lãnh đạo chính phủ, trí thức và cán bộ bị kết án.[9] Tuyên bố "quét sạch bọn trâu quỷ rắn thần" thực chất là một phần trong chiến dịch chống "Tứ cựu" và duy trì "huyết thống luận".[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Geremie Barme; Geremie Barmé (ngày 3 tháng 12 năm 2002). An Artistic Exile: A Life of Feng Zikai (1898-1975). University of California Press. tr. 326–. ISBN 978-0-520-20832-2.
  2. ^ Michael Schoenhals (ngày 4 tháng 3 năm 2015). China's Cultural Revolution, 1966-69: Not a Dinner Party. Routledge. tr. 308–. ISBN 978-1-317-47497-5.
  3. ^ Tuo Wang (ngày 24 tháng 9 năm 2014). The Cultural Revolution and Overacting: Dynamics between Politics and Performance. Lexington Books. tr. 164–. ISBN 978-0-7391-9291-7.
  4. ^ Alexander C. Cook (ngày 7 tháng 11 năm 2016). The Cultural Revolution on Trial: Justice in the Post-Mao Transition. Cambridge University Press. tr. 237–. ISBN 978-0-521-76111-6.
  5. ^ Marc Andre Matten (ngày 1 tháng 11 năm 2016). Imagining a Postnational World: Hegemony and Space in Modern China. Brill Publishers. tr. 235–. ISBN 978-90-04-32715-3.
  6. ^ Yuan Gao (ngày 1 tháng 6 năm 1987). Born Red: A Chronicle of the Cultural Revolution. Stanford University Press. tr. 50–. ISBN 978-0-8047-6589-3.
  7. ^ Wen-shun Chi; Wenshun Ji (1971). Readings in the Chinese Communist Cultural Revolution: a manual for students of the Chinese language. University of California Press. tr. 186–. ISBN 978-0-520-01593-7.
  8. ^ Richard King (ngày 15 tháng 1 năm 2013). Milestones on a Golden Road: Writing for Chinese Socialism, 1945-80. University of British Columbia Press. tr. 245–. ISBN 978-0-7748-2375-3.
  9. ^ Jin Ba; Chin Pa (1984). Random Thoughts. Joint Publishing Company. tr. 41–. ISBN 978-962-04-0312-5.
  10. ^ Yan Hairong (1 tháng 10 năm 2013). “Rethinking Is Not Demonizing”. Monthly Review.