Xuất thân luận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xuất thân luận
Tiếng Trung出身论
Tác giảNgộ La Khắc
Xuất bảnTháng 1 năm 1967
Ý chínhThách thức "thuyết huyết thống"

Xuất thân luận[1] (tiếng Trung: 出身论; bính âm: Chūshēn lùn), còn được dịch là Bàn về thân thế gia đình,[2] Thuyết về phả hệ giai cấp,[3] là bài viết của Ngộ La Khắc[4] được xuất bản vào tháng 1 năm 1967 trên Tạp chí Cách mạng Văn hóa Trung học.[5] Trong bài viết này, anh đã dám thách thức "thuyết huyết thống"[6] do con cái các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc truyền bá.[7] Lý thuyết này từng được lưu hành rộng rãi trong xã hội Trung Quốc và gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng từ quan điểm duy vật.

Ngộ La Khắc bị buộc tội phản cách mạng và bị kết án tử hình vì chuyên luận nổi tiếng Xuất thân luận.[8]

Bài viết của Ngộ La Khắc lặp lại lời chỉ trích của Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương về "thuyết huyết thống", đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trên khắp đất nước Trung Quốc.[9] Tháng 4 năm 1967, bài viết này bị dán nhãn là "cỏ độc lớn".[10] Ngày 5 tháng 1 năm 1968, Ngộ La Khắc bị bắt và tống giam vào tù mãi cho đến ngày 5 tháng 3 năm 1970 mới bị đem ra xử tử.[11]

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Một số chuyên gia và học giả Trung Quốc mô tả Xuất thân luận là Tuyên ngôn Nhân quyền của Trung Quốc.[12]

Nhà sử học người Mỹ gốc Hoa Tống Vĩnh Nghị coi bản Xuất thân luận này là "tuyên ngôn nhân quyền trong bóng tối".[13]

Xuất thân luận đánh dấu tư duy độc lập đầu tiên ở Trung Quốc vào những năm 1960 đã phá vỡ khuôn khổ tư tưởng của Cách mạng Văn hóa, không tập trung vào cái gọi là "đường lối chính trị" thống trị sinh viên trong Cách mạng Văn hóa, mà tập trung vào các vấn đề xã hội thực sự. Vào thời điểm đó, tư tưởng của Ngộ La Khắc rất tiến bộ không chỉ bị những kẻ ủng hộ "thuyết huyết thống" là Hồng vệ binh chỉ trích mà còn bị nhiều tổ chức sinh viên tạo phản phê phán.[14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Yiching Wu (16 tháng 6 năm 2014). The Cultural Revolution at the Margins. Harvard University Press. tr. 332–. ISBN 978-0-674-72879-0.
  2. ^ Guo Jian; Yongyi Song; Yuan Zhou (23 tháng 7 năm 2015). Historical Dictionary of the Chinese Cultural Revolution. Rowman & Littlefield Publishers. tr. 404–. ISBN 978-1-4422-5172-4.
  3. ^ Philip F. Williams; Yenna Wu (17 tháng 8 năm 2004). The Great Wall of Confinement: The Chinese Prison Camp through Contemporary Fiction and Reportage. University of California Press. tr. 162–. ISBN 978-0-520-93855-7.
  4. ^ Sujian Guo; Baogang Guo (2008). China in Search of a Harmonious Society. Lexington Books. ISBN 978-0-7391-2623-3.
  5. ^ Andrew G. Walder (5 tháng 3 năm 2012). Fractured Rebellion: The Beijing Red Guard Movement. Harvard University Press. tr. 338–. ISBN 978-0-674-26818-0.
  6. ^ Guo Jian; Yongyi Song; Yuan Zhou (17 tháng 9 năm 2009). The A to Z of the Chinese Cultural Revolution. Scarecrow Press. tr. 206–. ISBN 978-0-8108-7033-8.
  7. ^ Guo And Guo (15 tháng 8 năm 2008). China in Search of a Harmonious Society. Lexington Books. tr. 167–. ISBN 978-0-7391-3042-1.
  8. ^ Daniel Leese; Puck Engman (25 tháng 6 năm 2018). Victims, Perpetrators, and the Role of Law in Maoist China: A Case-Study Approach. Walter de Gruyter. tr. 46–. ISBN 978-3-11-053365-1.
  9. ^ “Looking Back at the Cultural Revolution (21): Theories of Blood Lineage and Family Background”. Voice of America. 6 tháng 4 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2010.
  10. ^ “Qi Benyu and the Central Cultural Revolution Group”. Radio Free Asia. 6 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ Henry He (22 tháng 7 năm 2016). Dictionary of the Political Thought of the People's Republic of China. Routledge. tr. 595–. ISBN 978-1-315-50043-0.
  12. ^ “A new book release of the brother of Yu Luoke”. Radio Free Asia. 11 tháng 3 năm 2010.
  13. ^ S. Jiang (16 tháng 6 năm 2015). Citizen Publications in China Before the Internet. Palgrave Macmillan. tr. 216–. ISBN 978-1-137-49208-1.
  14. ^ Liu Qingfeng (1996). The Cultural Revolution: Evidence and Analysis. The Chinese University of Hong Kong Press. tr. 273–. ISBN 978-962-201-763-4.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]