Bước tới nội dung

Tô Lan Phương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Tô Lan Phương
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
26 tháng 8, 1948 (75 tuổi)
Nơi sinh
Văn Giang, Hưng Yên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Gia đình
Hôn nhân
Trần Mùi
Lĩnh vựcNhạc thính phòng
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1984)
Nghệ sĩ nhân dân (2019)
Sự nghiệp âm nhạc
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Dòng nhạc
Thành viên của
  • Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen
  • Hội Âm Nhạc Thành phố Hồ Chí Minh
Ca khúc
  • Xuân chiến khu
  • Bài ca năm tấn
  • Những cô gái quan họ
  • Đường tàu mùa xuân

Tô Lan Phương (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1948) là nữ ca sĩ nổi tiếng với dòng nhạc cách mạng Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tô Lan Phương sinh ngày 26 tháng 8 năm 1948 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bà sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng và yêu nghệ thuật. Ông nội của bà là nhà cách mạng Tô Hiệu,[a] người từng bị giặc Pháp bắt giam trong Nhà tù Sơn La, mẹ là nghệ sĩ đàn tam thập lục của Đài Tiếng nói Việt Nam.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mới 10 tuổi, Tô Lan Phương đã gia nhập Đội Sơn ca của Đài tiếng nói Việt Nam và đã nổi trội khi còn rất trẻ. Năm 1967, Tô Lan Phương tốt nghiệp loại xuất sắc hệ trung cấp thanh nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) và được nhà trường cử đi học 7 năm ở Nhạc viện quốc gia Bình Nhưỡng (Triều Tiên). Nhưng bà đã bỏ lại cơ hội đó để tham gia vào Đoàn Văn công Giải phóng miền Nam – trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, xung phong lên đường vào Chiến trường B2 phục vụ cho bộ đội chiến sĩ.[2]

Từng có một đại đội thuộc Sư đoàn 9 vùng Đông Nam Bộ mang phiên hiệu Đại đội Tô Lan Phương vì các chiến sĩ thuộc đại đội rất yêu mến và say đắm tiếng hát của bà nên đã lấy tên bà đặt cho tên đại đội.[3]

Sau ngày Thống nhất năm 1975, Tô Lan Phương công tác tại Đoàn Nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen Thành phố Hồ Chí Minh, bà tiếp tục tham gia các Hội thi âm nhạc trong nước cũng như quốc tế và đã giành được nhiều giải thưởng cao quý. Năm 1981, bà được kết nạp vào Hội Âm Nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1984, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú trong đợt phong thưởng danh hiệu đầu tiên. Những năm tháng sau này, Tô Lan Phương sống thầm lặng cùng chồng tại Thành phố Hồ Chí Minh và chỉ biểu diễn tại một số buổi lễ kỷ niệm lớn của dân tộc trong thập niên 2000 và rất ít khi xuất hiện trước công chúng từ thập niên 2010. Phải đến hơn 30 năm sau, vào năm 2019, trường hợp của bà mới được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam chú ý tới và làm hồ sơ để bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[4]

Các bài hát nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đường tàu mùa xuân (Phạm Minh Tuấn)
  • Xuân chiến khu (Xuân Hồng)
  • Khát vọng mùa xuân (Huy Du)
  • Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thanh)
  • Câu hát bông sen (Thanh Trúc)
  • Khúc hát người Hà Nội (Trần Hoàn)
  • Đi tới những chân trời (Xuân Giao)
  • Anh lính tình nguyện và điệu múa Ap-sa-ra (Minh Quang)

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Tô Lan Phương kết hôn với nghệ sĩ violin Trần Mùi - một người đồng nghiệp, chiến sĩ đã đồng hành cùng bà trong Đoàn Văn công Giải phóng.[2] Hiện vợ chồng bà sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thông tin còn nhiều mâu thuẫn vì ông Tô Hiệu hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hội Quân (1 tháng 9 năm 2019). “Người nghệ sĩ gắn liền với những huyền thoại”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b Quỳnh Trang (12 tháng 10 năm 2019). “Người nghệ sĩ cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước”. Báo Nhân dân. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ Dương Trang Hương (2 tháng 6 năm 2020). “Bông hoa lan từ lửa đạn chiến tranh”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo điện tử Chính phủ. 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ a b c d e “NSND Tô Lan Phương”. hotovietnam.org. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo điện tử Chính phủ (bằng tiếng Anh). 31 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]