Bước tới nội dung

Nhị thập tứ sử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tứ sử)
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Nhị thập tứ sử (chữ Hán: 二十四史; bính âm: Èrshísì Shǐ; Wade-Giles: Erhshihszu Shih) là tên gọi chung của 24 bộ sử thư do các triều đại phong kiến Trung Quốc biên soạn. Đây đều là các bộ sách sử chính thống do các sử quan của các triều đại biên soạn, nên còn được gọi chung là chính sử. Nhị Thập Tứ Sử ghi chép từ nhân vật Hoàng Đế trong truyền thuyết cho đến năm Sùng Trinh thứ 17 (1644) nhà Minh. Toàn bộ có 3213 quyển, ước tính 40 triệu chữ. Phương pháp biên soạn sử dụng thể kỷ truyện. Nó thường được coi là một nguồn dữ liệu chính xác về truyền thống lịch sửvăn hoá Trung Quốc, và được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về văn học, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, quân sự, địa lý, dân tộc và nhiều chủ đề khác.

Các cuốn sách trong bộ Nhị thập tứ sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các công trình có tính kế tục

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhị thập ngũ sử và Nhị thập lục sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Hoa Dân Quốc thời Viên Thế Khải đã biên soạn Tân Nguyên sử (sửa chữa những sai sót của Nguyên sử) và Thanh sử cảo (ghi chép lịch sử nhà Thanh). Hai mươi tư bộ sử nói trên cùng với Tân Nguyên sử được gọi là Nhị thập ngũ sử, cùng với cả hai bộ sử mới được gọi là Nhị thập lục sử.

Trước khi Tam quốc chíHậu Hán thư hoàn thành, ba bộ sử Sử ký, Hán thưĐông Quán Hán ký đươc gọi là Tam sử.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]