Thành viên:Dang Thien2009/nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trữ phi (chữ Hán: 储妃), cũng gọi Trữ quân phối ngẫu (储君配偶), là danh từ trung lập chỉ đến vợ của Trữ quân - người sẽ kế vị ngai vàng trong các nền quân chủ của vùng văn hóa chữ Hán gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn QuốcViệt Nam.

Cũng giống tình trạng giữa Thái tửTrữ quân, danh xưng "Trữ phi" mới là danh từ thân phận, trong khi Thái tử phi chỉ là tước hiệu dành cho những người vợ của các Trữ quân được thụ phong tước Thái tử. Danh xưng này cũng dùng để gọi Thế tử tần, bởi vì "Phi" trong cụm danh xưng này là một danh từ chỉ đến người phối ngẫu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ cưới nạp Trữ phi được gọi là Hoàng thái tử nạp Phi (皇太子納妃). Căn cứ theo Thông điển, triều đình cũng không gò bó phải làm đủ "Tam thư Lục lễ" như sách cổ, tuy nhiên ít nhất cũng có lễ dạm hỏi là "Nạp thái" (納采), khi đưa Phi vào cung cũng sẽ sau ra mắt tổ tông gọi là "Cáo miếu" (告廟). Sau khi thực hiện xong hôn lễ, tiếp đó mới chính thức làm lễ sách phong cho Trữ phi, đây được gọi là lễ Sách phi (冊妃)[1][2].

Các nước đồng văn[sửa | sửa mã nguồn]

Bên ngoài Đông Á[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Châu Âu, danh xưng cho hôn phối của Trữ quân không được đặc biệt hóa như Đông Á, thông thường vợ của Trữ quân là nam giới thì cũng chỉ được gọi là "Wife", sau khi kết hôn thì sẽ nhận tước vị đã "nữ hóa" của người chồng. Ví dụ như vợ của Trữ quân Anh, vì Trữ quân Anh sẽ kiêm nhậm hai tước vị là Thân vương xứ WalesDuke of Rothesay, nên những bà vợ sẽ là: "Princess of Wales và Duchess of Rothesay".

Tuy nhiên, việc hưởng tước vị đăng đối này lại không áp dụng cho nam giới. Hiện tại nhiều nền quân chủ lập hiến còn tồn tại ở Châu Âu đã chấp nhận hình thức kế vị là Quyền thừa kế tuyệt đối của con trưởng (Absolute Primogeniture), tức là "Người con lớn nhất bất kể giới tính" sẽ có thể thừa kế ngai vàng, nên tình trạng Trữ quân là nữ giới ngày càng nhiều, tính đến năm 2020 thì thế giới có 4 vị Trữ quân là nữ giới. Trong 4 người này, Thái nữ Victoria của Thụy Điển là người duy nhất đang có hôn nhân, chồng cô là Daniel Westling trở thành "Hôn phối của Trữ quân" duy nhất trên thế giới mang giới tính nam. Cũng vì tình trạng Jure uxoris, rất nhiều hôn phối của Nữ quân chủ Châu Âu đều bị hạ tước vị so với vợ mình (như Albert, Vương tế AnhPrince Philip), tuy Victoria được xưng hiệu chính thức là "The Crown Princess of Sweden" thế nhưng Daniel không được gọi theo hình thức "The Crown Prince", mà chỉ được hưởng "Công tước vùng Västergötland" cộng thêm kính xưng "Prince" như các em trai của Victoria[3].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đỗ Hựu (801), "Lễ bát thập thát・Hoàng thái tử nạp Phi": 禮八十七: 皇太子納妃。將行納采,制命使者,吏部承以戒之。
  2. ^ Đỗ Hựu (801), Hoàng đế nạp Hậu": 皇帝納后。。。冊后。。。命使奉迎。
  3. ^ “Engagement between Crown Princess Victoria and Daniel Westling” (Thông cáo báo chí). Royal Court of Sweden. 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2010.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]