Thành viên:Ltn12345/Cái chết và tang lễ của Leonid Brezhnev

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tang lễ của Leonid Brezhnev
Thời điểm10–15 tháng 11 năm 1982
Địa điểmQuảng trường Đỏ, Moscow, Liên Xô
Nhân tố liên quanYuri Andropov, Konstantin Chernenko, Nikolai Tikhonov, Dmitry Fyodorovich Ustinov, Mikhail Gorbachev, các quan chức Liên Xô và nước ngoài khác

Vào ngày 10 tháng 11 năm 1982, Leonid Ilyich Brezhnev, Tổng bí thư thứ ba của Đảng Cộng sản Liên Xô và là lãnh tụ thứ năm của Liên bang Xô viết, qua đời ở tuổi 75, chỉ một tháng trước sinh nhật lần thứ 76. Ông qua đời bởi một cơn đau tim sau nhiều năm ốm nặng. Cái chết của Leonid Brezhnev được thông báo chính thức vào thứ Năm, ngày 11 tháng 11 năm 1982 trên các đài phát thanh và truyền hình Liên Xô. Sau 5 ngày quốc tang, Brezhnev được tổ chức tang lễ cấp nhà nước và sau đó được chôn cất tại Nghĩa trang tường Điện Kremli. Yuri Andropov, người kế nhiệm của Brezhnev với tư cách là tổng bí thư, được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban lễ tang của Brezhnev. Tang lễ của Brezhnev được tổ chức tại Moscow vào ngày 15 tháng 11 năm 1982.

Lễ tang có sự tham dự của 32 nguyên thủ quốc gia, 15 người đứng đầu chính phủ, 14 ngoại trưởng và 4 hoàng thân. Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã cử George H. W. Bush, Phó Tổng thống Hoa Kỳ dự tang lễ. Các bài điếu văn được đọc bởi Yuri Andropov, Dmitriy Ustinov, Anatoly Alexandrov, và một công nhân nhà máy.

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Brezhnev và Dmitry Ustinov tại buổi diễu hành kỷ niệm lần thứ 62 Cách mạng Tháng Mười vĩ đại năm 1979 trên Quảng trường Đỏ.

Từ lâu, Brezhnev đã phải vật lộn với nhiều căn bệnh như xơ vữa động mạch, bệnh máu trắng, ung thư hàm, phổi tắc nghẽn mãn tính và gút.[1][2][3] Đã có tin đồn về cái chết của Brezhnev kể từ giữa những năm 1970. Ông nhiều lần bỏ lỡ trong các hội nghị quan trọng và các cuộc họp ngoại giao, làm nảy sinh nhiều tin đồn rằng sức khỏe của ông đang giảm sút.[3] Brezhnev hiếm khi xuất hiện trước công chúng trong hầu hết năm 1982 và thường được bao quanh bởi các bác sĩ, mặc dù Chính phủ Liên Xô khẳng định rằng ông không bị bệnh. Ba ngày trước khi qua đời, tức là vào ngày 7 tháng 11, Brezhnev vẫn tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Mười, lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của Brezhnev trước khi qua đời.[4][5] Khi đó, ông vẫn còn khá khỏe, đứng suốt hai tiếng đồng hồ trong nhiệt độ lạnh cóng tổng duyệt.[6] Ông từ trần vào ngày 10 tháng 11 năm 1982 sau một cơn đau tim.[7] Ông được tổ chức tang lễ cấp nhà nước tại Thủ đô Bức tường Điện Kremlin trên Quảng trường Đỏ sau 5 ngày quốc tang.[4]

Từ 7:15 tối ngày 10 tháng 11 năm 1982, theo giờ Moscow, các chương trình truyền hình thông thường bị thay đổi và một buổi hòa nhạc đã được thay thế bằng một bộ phim tài liệu về Vladimir Lenin, gợi ý về cái chết của Brezhnev.[8][5] Trong chương trình thời sự Vremya của đài truyền hình nhà nước Liên Xô, lễ phục thường ngày của người dẫn chương trình được thay bằng quần áo tang.[8]

Lúc đầu, người dân Liên Xô tin rằng Andrei Kirilenko đã chết, do ông đã không có mặt tại lễ kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Mười vài ngày trước đó (ông mất năm 1990). Những thay đổi khác bao gồm phát sóng một chương trình ký ức chiến tranh không theo lịch trình và việc thay thế một trận khúc côn cầu trên băng bằng bản giao hưởng Pathétique của Tchaikovsky. Cái chết của Brezhnev cuối cùng đã được đài phát thanh và truyền hình Liên Xô công bố vào ngày 11 tháng 11.[8] Thông báo trên truyền hình được phát đi bởi Igor Kirilov lúc 11 giờ sáng giờ Moscow.[9]

Các nhà bình luận phương Tây đã suy đoán về cái chết của Brezhnev khi ông không gửi thông điệp chúc mừng José Eduardo dos Santos, Tổng thống Angola, nhân Ngày Độc lập Angola.[4] Đây là một sự vi phạm nghi thức ngoại giao, và bởi Brezhnev trước đó đã luôn gửi thư chúc mừng cho các đồng minh của Liên Xô, nên việc này được coi là đáng ngờ.[4] Sự chậm trễ trong việc tuyên bố cái chết của Brezhnev được nhiều người cho rằng là do cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra trong giới lãnh đạo Liên Xô.[6][4] Hai ững cử viên sáng giá nhất kế nhiệm ông là Konstantin Chernenko và Yuri Andropov.[5]

Tang lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 11 tháng 11, Yuri Andropov được bổ nhiệm làm chủ tịch ủy ban tang lễ của Brezhnev, đánh dấu khởi đầu của lễ tang.[10] Điều này khiến các nhiều nhà quan sát tin rằng Andropov nhiều khả năng sẽ vị trí tổng bí thư.[11][6]

Theo quy ước, trong lễ tang của các nhà lãnh đạo Liên Xô, tất cả các huy chương được đặt trên đệm nhung rước sau quan tài.[12] Nhiệm vụ này được giao cho một đội hộ tống gồm các sĩ quan cấp cao, mỗi người mang một chiếc đệm.[12] Tuy nhiên, vì Brezhnev có hơn hai trăm huy chương, nhiều hơn một được đặt trên mỗi tấm đệm. Cuối cùng, đoàn hộ tống quan tài của Brezhnev hơn bốn mươi người.[12]

Galina Brezhneva, cô con gái thất sủng của Brezhnev, liên tục bị theo sát bởi hai vệ sĩ.[13] Andropov, đã ôm hôn Viktoria Brezhneva nhưng bị cáo buộc quay lưng lại với Galina.[13] Tuyên bố này gây tranh cãi, và một bài viết trên Time từ năm 1982 cho rằng Andropov đã ôm hôn cả hai, chứ không chỉ Viktoria.[10] Tại tang lễ, Andropov ca ngợi Brezhnev vì đã đấu tranh để làm dịu căng thẳng quốc tế và giải cứu nhân loại khỏi mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.[14] Andrei Kirilenko, một thành viên Bộ Chính trị, đã bật khóc khi gặp Viktoria tại lễ tang.[10]

Cảnh sát Moscow đã phong tỏa trung tâm thành phố Moscow trong tang lễ vào ngày 15 tháng 11.[15][16] Các đại lộ lớn được bảo vệ chặt chẽ bởi cảnh sát và quân đội. Những người lính trước Ngôi nhà liên bang đeo băng tay màu đen viền đỏ. Tòa nhà này cũng được trang trí bởi nhiều lá cờ đỏ và các biểu tượng cộng sản khác. Thi hài của Brezhnev được đặt tại Ngôi nhà liên bang trong ba ngày.[17] Vào ngày thứ ba, quan tài sẽ được di chuyển cùng với các quan chức quân đội đến viếng Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ. Andropov; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Dmitriy Ustinov, Anatoly Alexandrov, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học, và đại diện công nhân đọc diễn văn tại lễ tang.[18]

Sau bài phát biểu, một nhóm người, dẫn đầu bởi Andropov,[19] khiêng quan tài đến một địa điểm khác gần lăng hơn. Tại đây, gia đình Brezhnev đã tiễn biệt họ. Trước khi an táng, Victoria Brezhneva đã hôn lên trán Brezhnev theo phong tục của Nga.[20][19] Khi hạ huyệt, quân đội thực hiện nghi thức chào trong khi dàn nhạc biểu diễn bài quốc ca Liên Xô.[18] Theo Time, đa số người dân Liên Xô thương tiếc trước cái chết của Brezhnev.[15]

Đoàn ngoại giao nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ tang có sự tham dự của 32 nguyên thủ quốc gia, 15 người đứng đầu chính phủ, 14 ngoại trưởng, 4 hoàng thânTổng thư ký LHQ.[18]

Assad đã tuyên bố để tang 7 ngày ở Syria sau cái chết của Brezhnev.[16] Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ, không tham dự mà cử một phái đoàn do Phó Tổng thống George HW Bush làm trưởng đoàn. Ngoại trưởng George Shultz, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương William Casey và Cố vấn An ninh Quốc gia William P. Clark đã cố gắng thuyết phục Reagan tham dự lễ tang nhưng không thành công. Reagan tuyên bố rằng ông không có ý định thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với Liên Xô vì cái chết của Brezhnev.[21]

Vào thời điểm Brezhnev qua đời, quan hệ Trung-Xô vẫn đang trong tình trạng rạn nứt. Tuy nhiên, do Brezhnev có dấu hiệu làm dịu căng thẳng với Trung Quốc trong thời gian sinh thời,[22] Trung Quốc vẫn cử Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Hoa làm đặc phái viên của Trung Quốc tới Liên Xô, ngoại trưởng Trung Quốc đầu tiên đến Moscow kể từ năm 1964.[23] Ông cũng có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Gromyko. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước trong hơn 20 năm.[24]

Chia buồn[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số những lời chia buồn đáng chú ý có một lời chia buồn từ Ronald Reagan, Tổng thống Hoa Kỳ. Ông đã thức dậy lúc 3:35 sáng gửi một thông điệp hai đoạn văn gọi Brezhnev là "một trong những nhân vật quan trọng nhất thế giới trong gần hai thập kỷ qua" và bày tỏ hy vọng về sự cải thiện quan hệ Xô-Mỹ.[15] Cựu Thủ tướng Tây Đức Helmut Schmidt nói rằng cái chết của ông ấy để lại một khoảng trống trong chính trị quốc tế khiến mọi người cảm thấy đau lòng. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bày tỏ "lời chia buồn sâu sắc" trong khi Indira Gandhi, Thủ tướng Ấn Độ nói Brezhnev đã sát cánh bên chúng tôi vào lúc chúng tôi cần.[15]

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Altman (1982).
  2. ^ The Washington Post (a) (1982).
  3. ^ a b Blake (a) (1982), tr. 1.
  4. ^ a b c d e BBC News (1982).
  5. ^ a b c The Washington Post (b) (1982).
  6. ^ a b c Doder (a) (1982).
  7. ^ Service (2009), tr. 426.
  8. ^ a b c Blake (b) (1982), tr. 1.
  9. ^ Schmidt-Häuer (1986), tr. 80.
  10. ^ a b c Blake (b) (1982), tr. 2.
  11. ^ White (2000), tr. 211.
  12. ^ a b c Sudakov (2009).
  13. ^ a b Vasilieva (1994), tr. 211.
  14. ^ Raymond (1994), tr. 86.
  15. ^ a b c d Blake (b) (1982), tr. 3.
  16. ^ a b Seale (1990), tr. 398.
  17. ^ Blake & Amfitheatrof (1982), tr. 1.
  18. ^ a b c Blake & Amfitheatrof (1982), tr. 2.
  19. ^ a b Burns (1982).
  20. ^ Doder (b) (1982).
  21. ^ Blake (b) (1982), tr. 4.
  22. ^ Blake (b) (1982), tr. 5.
  23. ^ Blake & Amfitheatrof (1982), tr. 3.
  24. ^ Sina (2014).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bacon, Edwin; Sandle, Mark (2002). Brezhnev Reconsidered. Palgrave Macmillan. ISBN 978-0333794630.
  • Vasilieva, Larissa Nikolaevna (1994). Kremlin Wives. Arcade Publishing. ISBN 978-1559702607.
  • Garthoff, Raymond L. (1994). The Great Transition: American-Soviet Relations and the End of the Cold War. Brookings Institution Press. ISBN 978-0815730606.
  • Seale, Patrick (1990). Asad of Syria: The Struggle for the Middle East. University of California Press. ISBN 978-1850430612.
  • Service, Robert (2009). History of Modern Russia: From Tsarism to the Twenty-first Century (ấn bản 3). Penguin Books Ltd. ISBN 978-0674034938.
  • Schmidt-Häuer, Christian (1986). Gorbachev: The Path to Power. I.B.Tauris. ISBN 978-0881622157.
  • White, Stephen (2000). Russia's New Politics: The Management of a Postcommunist Society. Cambridge University Press. ASIN B003QI0DQE.

Báo chí[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]