Wikipedia:Trị liệu thần kinh - cột sống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trị liệu thần kinh - cột sống (tiếng Anh: chiropractic) là một dạng y học thay thế [1] liên quan đến chẩn đoán, điều trịphòng ngừa các rối loạn cơ học của hệ thống cơ xương, đặc biệt là cột sống . [2] Phương pháp này có nguồn gốc bí truyền [3] và dựa trên một số ý tưởng giả khoa học. [4]

Nhiều chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống, đặc biệt là những người tiên phong trong lĩnh vực này, đã đề xuất rằng các rối loạn cơ học của khớp, đặc biệt là cột sống, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, [5]việc tác động vào cột sốngthường xuyên (nắn chỉnh cột sống) sẽ cải thiện sức khỏe nói chung. Kỹ thuật trị liệu thần kinh - cột sống chính bao gồm liệu pháp thủ công, chủ yếu là tác động vào cột sống, các khớp khác và mô mềm, đồng thời cũng bao gồm các bài tập thể dục và tư vấn về sức khỏe và lối sống. [6] Chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống có bằng Tiến sĩ Trị liệu thần kinh - cột sống (Doctor of Chiropractic Care) nhưng không phải là Tiến sĩ Y khoa (Medical Doctor), đồng nghĩa với việc họ không phải là bác sĩ. [7] [8] Dù nhiều chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống xem mình là người cung cấp y tế sơ cấp [9] [10] cho bệnh nhân, đào tạo lâm sàng về trị liệu thần kinh - cột sống lại không đáp ứng các yêu cầu cần có của y tế sơ cấp. [5]

Đánh giá có hệ thống về các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát về phương pháp điều trị của các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy tác động vào cột sốnghiệu quả, ngoại trừ khả năng điều trị đau lưng. [11] Một đánh giá quan trọng vào năm 2011 về 45 đánh giá có hệ thống đã đưa ra kết luận rằng dữ liệu trong nghiên cứu "không thể chứng minh một cách thuyết phục rằng tác động vào cột sống là một biện pháp can thiệp hiệu quả cho bất kỳ tình trạng bệnh lý nào." [12] Tác động vào cột sống có thể hiệu quả xét về chi phí điều trị đối với chứng đau thắt lưng cấp tính hoặc mạn tính, nhưng hiệu quả đối với chứng đau thắt lưng cấp tính là không có tính thuyết phục. [13] Không tồn tại bằng chứng thuyết phục để chỉ ra rằng trị liệu thần kinh - cột sống định kỳ sẽ ngăn ngừa hữu hiệu các triệu chứng hoặc bệnh tật. [14]

Không có đủ dữ liệu để tuyên bố rằng các thao tác trị liệu thần kinh - cột sống an toàn. [15] Các thao tác này thường đi kèm các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình, trong một số trường hợp hiếm lại xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hoặc gây tử vong. [16] Người ta vẫn còn tranh cãi về mức độ nguy cơ bóc tách động mạch đốt sống vốn có thể dẫn đến đột quỵ và tử vong, do tác động vào cột sống cổ . [17] Một số trường hợp tử vong có liên quan đến kỹ thuật này [16] và người ta cho rằng mối quan hệ này có quan hệ nhân quả, [18] [19] tuy nhiên tuyên bố này bị nhiều chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống phản đối. [19]

Trị liệu thần kinh - cột sống phổ biến rộng khắp Hoa Kỳ, Canada và Úc. [20] Phương pháp này có giao thoa với các phương pháp trị liệu thủ công khác như nắn xươngvật lý trị liệu . [21] Hầu hết những người tìm đến trị liệu thần kinh - cột sống đều mong muốn điều trị đau thắt lưng . [22] Đau lưng và cổ là đối tượng điều trị chính của phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống, nhưng nhiều chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống còn điều trị các bệnh khác ngoài các vấn đề về cơ xương. [23] Trị liệu thần kinh - cột sống có hai trường phái chính: "trường phái bảo thủ", hiện là thiểu số, nhấn mạnh sinh lực luận, " Trí thông minh bẩm sinh " và coi sai lệch đốt sống là nguyên nhân của mọi bệnh tật; và "trường phái hòa hợp", hiện là đa số, lại cởi mở hơn với các quan điểm chính thống và các kỹ thuật y tế thông thường, chẳng hạn như tập thể dục, xoa bóptrị liệu bằng nước đá . [24]

D. D. Palmer sáng lập phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống vào những năm 1890, [25] nói rằng ông đã nhận được từ "thế giới bên kia"; [26] Palmer khẳng định rằng các nguyên lý của trị liệu thần kinh - cột sống do một bác sĩ đã qua đời 50 năm trước đó truyền lại cho ông. [27] Con trai của ông, B. J. Palmer, đã giúp mở rộng trị liệu thần kinh - cột sống vào đầu thế kỷ 20. [25] Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, trị liệu thần kinh - cột sống đã gây nhiều tranh cãi. [28] [29] Nền tảng của trị liệu thần kinh - cột sống trái ngược với y học thực chứng, và đã được duy trì bởi các ý tưởng giả khoa họcnhư sai lệch đốt sống và Trí thông minh bẩm sinh. [30] Mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy tiêm chủng là một biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả, nhưng vẫn có bất đồng đáng kể giữa các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống về chủ đề này, [31] điều này đã dẫn đến những tác động tiêu cực đối với cả tiêm chủng cộng đồng và sự chấp nhận của y học chính thống đối với trị liệu thần kinh - cột sống. [32] Vào năm 1966, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ gọi trị liệu thần kinh - cột sống là một "giáo phái phi khoa học" [33] và tẩy chay phương pháp này cho đến khi thua kiện chống độc quyền vào năm 1987 . [34] Trị liệu thần kinh - cột sống đã có cơ sở chính trị vững chắc và nhu cầu dịch vụ bền vững. Trong những thập niên cuối thế kỷ 20, trị liệu thần kinh - cột sống đã trở nên hợp pháp hơn và được các bác sĩ chính thống cùng các chương trình bảo hiểm y tế ở Hoa Kỳ chấp nhận nhiều hơn. [34] Trong đại dịch COVID-19, các hiệp hội chuyên nghiệp về trị liệu thần kinh - cột sống khuyên các chuyên viên trị liệu nên tuân thủ hướng dẫn của CDC, WHO và sở y tế địa phương. [35] [36] Bất chấp những khuyến nghị này, một số ít chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống có tiếng nói và có ảnh hưởng đã lan truyền thông tin sai lệch về vắc-xin . [37]

Ý tưởng chủ đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Triết lý[sửa | sửa mã nguồn]

Trị liệu thần kinh - cột sống thường được phân loại là y học bổ sung và thay thế (CAM), [38] phương pháp này tập trung vào việc tác động lên hệ thống cơ xương, đặc biệt là cột sống . [39] Người sáng lập D. D. Palmer gọi phương pháp này là "khoa học chữa bệnh không dùng thuốc". [40]

Trị liệu thần kinh - cột sống có nguồn gốc từ y học dân gian về nắn xương, [41] và trong quá trình phát triển, phương pháp này đã kết hợp sinh lực luận, nguồn cảm hứng tâm linhchủ nghĩa duy lý . [42] Triết lý ban đầu của trị liệu thần kinh - cột sống dựa trên sự suy luận từ học thuyết không thể bác bỏ, từ đó triết lý này phân biệt phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống với y học chính thống, đồng thời bảo vệ phương pháp này về mặt pháp lý và chính trị trước những cáo buộc hành nghề y không có giấy phép và cho phép các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống trở thành những người hành nghề độc lập. [42] Triết lý "bảo thủ" này, vốn được truyền thụ qua các thế hệ chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống, bác bỏ lý luận suy luận của phương pháp khoa học [42] đồng thời dựa vào các suy luận từ các nguyên tắc đầu tiên của sinh lực luận hơn là chủ nghĩa duy vật của khoa học. [43] Tuy nhiên, hầu hết những người hành nghề đều có xu hướng kết hợp nghiên cứu khoa học vào trị liệu thần kinh - cột sống, [42] và hầu hết các chuyên viên trị liệu đều "hòa hợp", tức là họ cố gắng kết hợp chủ nghĩa giảm thiểu vật chất của khoa học với siêu hình học của những người tiền nhiệm cùng với mô hình toàn diện về sức khỏe . [43] Một bài bình luận năm 2008 đề xuất rằng trị liệu thần kinh - cột sống chủ động tách mình khỏi triết lý bảo thủ chính là một phần trong chiến dịch loại bỏ giáo điều không thể kiểm chứng và tham gia vào tư duy phản biện và nghiên cứu dựa trên bằng chứng. [44]

Mặc dù các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống có nhiều tư tưởng khác nhau, [45] họ đều tin rằng cột sống và sức khỏe có liên quan mật thiết với nhau và mối liên quan này được điều hòa thông qua hệ thống thần kinh. [46] Một số chuyên viên khẳng định tác động vào cột sống có thể có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh chẳng hạn như hội chứng ruột kích thíchhen suyễn . [47]

Nguyên lý trị liệu thần kinh - cột sống bao gồm các quan điểm sau: [48]

Chủ nghĩa toàn diện cho rằng sức khỏe của một cá nhân bị mọi thứ trong môi trường xung quanh người đó ảnh hưởng tới; một số nguồn cũng nhắc đến một chiều kích tâm linh hoặc hiện sinh . [49] Ngược lại, chủ nghĩa giảm thiểu trong trị liệu thần kinh - cột sống kết luận nguyên nhân và phương pháp điều trị các vấn đề sức khỏe vào một yếu tố duy nhất: sai lệch đốt sống . [50] Cân bằng nội môi nhấn mạnh khả năng tự phục hồi vốn có của cơ thể. Khái niệm ban đầu của trị liệu thần kinh - cột sống về trí thông minh bẩm sinh có thể được coi là phép ẩn dụ cho về cân bằng nội môi. [51]

Một số lượng lớn các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống lo sợ rằng nếu không tách mình ra khỏi khái niệm cố hữu về trí thông minh bẩm sinh trong sinh lực luận, thì họ sẽ tiếp tục bị coi là một nghề phụ trong hệ thống y tế. [52] Có một biến thể của trị liệu thần kinh - cột sống được gọi là naprapathy bắt nguồn từ Chicago vào đầu thế kỷ XX. [53] [54]Naprapathy cho rằng tác động thủ công lên các mô mềm có thể làm giảm "sự can thiệp không mong muốn" trong cơ thể và do đó cải thiện sức khỏe. [54]

Hai trường phái[sửa | sửa mã nguồn]

Các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống "bảo thủ" tuân thủ các triết lý do D. D. và B. J. Palmer và giữ nguyên các định nghĩa siêu hình và giá trị sinh lực luận. [55] Họ rằng sai lệch đốt sống dẫn đến tác động không mong muốn vào "trí thông minh bẩm sinh" lan truyền thông qua hệ thần kinh của con người và là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn chính của nhiều bệnh. [55] Những người theo trường phái bảo thủ xem chẩn đoán y khoa dựa trên lời khai của bệnh nhân là không cần thiết đối với phương pháp điều trị rị liệu thần kinh - cột sống, họ xem đó chỉ là "hậu quả gián tiếp" của việc sai lệch đốt sống. [55] Do đó, các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống bảo thủ chủ yếu quan tâm đến việc phát hiện và điều chỉnh tình trạng sai lệch đốt sống thông qua việc nắn chỉnh và không "kết hợp" các loại hình trị liệu khác vào phương pháp hành nghề của họ. [55] Triết lý và cách giải thích của nhóm này có bản chất siêu hình và họ thích sử dụng thuật ngữ và từ vựng thuộc lĩnh vực trị liệu thần kinh - cột sống truyền thống như "thực hiện phân tích cột sống", "phát hiện sai lệch đốt sống", "nắn chỉnh để điều chỉnh". [56] Họ muốn tách biệt mình và tạo sự khác biệt với y tế chính thống. [56] Mặc dù được coi là nhóm thiểu số, "họ đã tạo dựng được tư cách là những người theo chủ nghĩa thuần túy và là người thừa kế chính thống, từ đó gây dựng ảnh hưởng đáng kể so với số lượng của họ." [56]

Các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống "hòa hợp" kết hợp các phương pháp chẩn đoán và điều trị từ quan điểm trị liệu thần kinh - cột sống, y khoa hoặc nắn xương; nhóm này chiếm đa số. [57] Không giống như nhóm bảo thủ, những người hòa hợp tin rằng sai lệch đốt sống là một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh và do đó họ có xu hướng cởi mở với y học chính thống. [57] Nhiều người trong số họ kết hợp chẩn đoán y học chính thống và sử dụng các phương pháp điều trị thông thường bao gồm các kỹ thuật vật lý trị liệu như tập thể dục, kéo dãn, xoa bóp, chườm đá, kích thích cơ bằng điện, siêu âm trị liệunhiệt ẩm . [57] Một số chuyên viên trị liệu theo trường phái hòa hợp cũng sử dụng các kỹ thuật có nguồn gốc từ y học thay thế, bao gồm bổ sung dinh dưỡng, châm cứu, vi lượng đồng căn, phương thuốc thảo dượcphản hồi sinh học . [57]

Mặc dù các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống theo xu hướng hòa hợp chiềm đa số, nhiều người trong số này vẫn tin vào sai lệch đốt sống, điều này được thể hiện qua một cuộc khảo sát năm 2003 trên 1.100 chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống ở Bắc Mỹ, với kết quả cho thấy rằng 88% muốn giữ lại thuật ngữ "phức hợp sai lệch đốt sống", và khi được yêu cầu ước tính phần trăm khả năng việc sai lệch đốt sống gây ảnh hưởng lên các rối loạn của các cơ quan nội tạng, kết quả trung bình là 62 phần trăm. [58] Một cuộc khảo sát năm 2008 trên 6.000 chueyn6 viên trị liệu thần kinh - cột sống người Mỹ đã chứng minh rằng hầu hết các chuyên viên dường như tin rằng phương pháp tiếp cận lâm sàng dựa trên sai lệch đốt sống có thể có ích lợi hạn chế trong việc giải quyết các rối loạn về các tạng trong ổ bụng, đồng thời họ rất ưa chuộng các phương pháp tiếp cận lâm sàng không dựa trên sai lệch đốt sống cho những tình trạng như vậy. [59]Cũng chính khảo sát nói trên chỉ ra rằng hầu hết các chuyên viên tin rằng phần lớn phương pháp lâm sàng của họ trong việc giải quyết các rối loạn cơ xương/cơ sinh học như đau lưng đều dựa trên sai lệch đốt sống. [59] Các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống thường đưa ra các liệu pháp thông thường như vật lý trị liệu và tư vấn lối sống, và người bình thường có thể khó mà phân biệt được đâu là phản khoa học còn đâu là khoa học. [60]

Sai lệch đốt sống[sửa | sửa mã nguồn]

Trong y học thực chứng, thuật ngữ "sai lệch khớp" dùng để chỉ tình trạng trật khớp không hoàn toàn hoặc một phần, từ nguyên trong là tiếng Latinh luxare có nghĩa là 'trật khớp'. [61] [62] Trong khi các bác sĩ chỉ sử dụng thuật ngữ này để chỉ sự trật khớp về thể chất, thì người sáng lập trị liệu thần kinh - cột sống, D. D. Palmer, đã ngầm hiểu từ "sai lệch khớp" với một ý nghĩa siêu hình và triết học được rút ra từ các truyền thống giả khoa học như sinh lực luận. [63]

Palmer cho rằng sai lệch đốt sống làm rối loạn chức năng của cơ thể và khả năng tự chữa lành bẩm sinh của cơ thể. [64] D. D. Palmer bác bỏ giả thuyết trước đó của chính mình rằng sai lệch đốt sống khiến các dây thần kinh bị chèn ép trong khoảng gian đốt sống, mà thay vào đó, sai lệch đốt sống gây ra biến đổi trong rung động thần kinh, hoặc quá căng hoặc quá chùng, từ đó ảnh hưởng đến âm sắc (sức khỏe) của cơ quan cuối. [65] Ông khẳng định điều này bằng cách nhấn mạnh rằng kiến thức về trí thông minh bẩm sinh không cần thiết đối với thực hành thành thạo trị liệu thần kinh - cột sống. [65]Khái niệm này sau đó đã được con trai của ông, B. J. Palmer, mở rộng và trở thành yếu tố then chốt trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý để phân biệt phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống với y học thông thường. Năm 1910, D. D. Palmer đưa ra giả thuyết rằng hệ thống thần kinh kiểm soát sức khỏe.

Khái niệm cốt lõi của trị liệu thần kinh - cột sống truyền thống là sai lệch đốt sống vẫn chưa được chứng minh và phần lớn chưa được kiểm chứng, và tranh cãi về việc có nên giữ khái niệm này trong mô hình trị liệu thần kinh - cột sống hay không đã diễn ra trong nhiều thập niên. [66] Nói chung, những người chỉ trích phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống dựa trên nắn chỉnh sai lệch đốt sống truyền thống (bao gồm cả chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống) hoài nghi về giá trị lâm sàng, niềm tin giáo điều và cách tiếp cận siêu hình của phương pháp này. Mặc dù phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống bảo thủ vẫn giữ nguyên cấu trúc sinh lực luận được những người sáng lập tán thành, phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống dựa trên bằng chứng cho thấy rằng quan điểm cơ học sẽ cho phép rị liệu thần kinh - cột sống được tích hợp vào cộng đồng y khoa rộng lớn hơn. [66] Đây vẫn là một vấn để gây tranh luận liên tục trong giới trị liệu thần kinh - cột sống, với việc một số trường đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống vẫn giảng dạy phương pháp trị liệu dựa trên nắn chỉnh khớp xương truyền thống, trong khi những trường khác đã chuyển sang phương pháp dựa trên bằng chứng vốn bác bỏ các nền tảng siêu hình và giới hạn phạm vi điều trị chủ yếu trên các bệnh lý thần kinh cơ xương. [67] [68]

Giả khoa học và liệu pháp tác động vào cột sống[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi một số chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống giới hạn việc hành nghề bao gồm điều trị ngắn hạn các bệnh lý cơ xương, thì nhiều người khác lại tuyên bố sai sự thật rằng họ có thể điều trị vô số tình trạng bệnh lý khác. [69] [70] Một số người ngăn cản bệnh nhân đi khám bệnh, một số khác giả vờ rằng họ có chuyên môn để đảm nhiệm vai trỏ của bác sĩ gia đình. [69]

Quackwatch, một cơ quan giám sát y học thay thế, cảnh báo không nên gặp các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống thực hiện các việc sau: [71] [72]

  • Điều trị trẻ nhỏ
  • Không khuyến khích tiêm chủng
  • Giả làm bác sĩ gia đình
  • Chụp X-quang toàn bộ cột sống
  • Quảng cáo thực phẩm bổ sung chưa được chứng minh
  • Phản ứng tiêu cực với y học dựa trên khoa học
  • Tuyên bố có thể điều trị các vấn đề ngoài cơ xương

Phạm vi hành nghề[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống nhấn mạnh việc bảo trì hệ thống thần kinh cơ xương mà không sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, [73] trong đó họ đặc biệt chú trọng đến cột sống. [74] Đau lưng và cổ là các vấn đề chuyên môn của phương pháp trị liệu thần kinh - cột sống nhưng nhiều chuyên viên trị liệu còn điều trị các bệnh khác ngoài các vấn đề về cơ xương. [75] Có nhiều ý kiến khác nhau giữa các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống: một số người tin rằng việc điều trị chỉ nên giới hạn ở cột sống, tức đau lưng và cổ; những người khác không đồng ý. [76] Ví dụ, trong khi một cuộc khảo sát năm 2009 trên các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống người Mỹ đã cho thấy rằng 73% trong số này tự coi mình là "chuyên gia điều trị đau lưng/cơ xương khớp", còn trong một cuộc khảo sát quốc tế năm 2005 thì cụm từ "chuyên gia đau lưng và cổ" được 47% trong số những người được khảo sát cho là từ họ không mong muốn được người khác gọi mình nhất. [76] Trị liệu thần kinh - cột sống kết hợp các khía cạnh từ y học chính thống và y học thay thế, và hiện không có quy ước nào để xác định quy chuẩn hành nghề: mặc dù chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống có nhiều đặc điểm của đơn vị cung cấp y tế sơ bộ, nhưng họ lại có nhiều đặc điểm của một chuyên khoa như nha khoa hoặc khoa bàn chân. [77] Người ta đã đề xuất rằng các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống nên tập trung chuyên môn hóa vào chăm sóc cột sống không có can thiệp ngoại khoa, thay vì cố gắng điều trị các vấn đề khác, [78] [77] nhưng quan điểm mở rộng hơn về trị liệu thần kinh - cột sống vẫn còn phổ biến. [79]

Các tổ chức chính quyền và y tế chính thống như Tổ chức Y tế Thế giới coi trị liệu thần kinh - cột sống là y học bổ sung và thay thế (CAM); [80] và một nghiên cứu năm 2008 đã báo cáo rằng 31% chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống được khảo sát đã phân loại phương pháp này là CAM, 27% là y học tích hợp và 12% là y học chính thống. [81] Nhiều chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống tin rằng họ là người chăm sóc y tế sơ bộ, [82] [83] bao gồm chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống Hoa Kỳ [84] và Vương quốc Anh, [85] nhưng thời lượng, khối lượng và dung lượng của đào tạo lâm sàng về trị liệu thần kinh - cột sống không đáp ứng các yêu cầu cần có để họ được coi là đơn vị cung cấp y tế sơ bộ, [86] vì vậy vai trò của họ trong y tế sơ bộ còn hạn chế và gây tranh cãi. [86] [83]

Trị liệu thần kinh - cột sống giao thoa với một số hình thức trị liệu thủ công khác, bao gồm liệu pháp xoa bóp, nắn xương, vật lý trị liệu và y học thể thao . [87] [88] Trị liệu thần kinh - cột sống độc lập và cạnh tranh với y học chính thống, [89] còn nắn xương ở những nơi ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ chủ yếu vẫn là một hệ thống y tế thủ công; [90] các chuyên viên vật lý trị liệu cùng làm việc và hợp tác với y học chính thống, và y học nắn xương ở Hoa Kỳ đã hợp nhất với ngành y tế. [89]Những người hành nghề có thể phân biệt các phương pháp cạnh tranh này thông qua tuyên bố rằng so với các nhà trị liệu khác, các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống nhấn mạnh rất nhiều vào tác động lên cột sống, họ có xu hướng sử dụng các kỹ thuật tác động vững tay hơn và thúc đẩy việc bảo trì định kỳ; rằng các bác sĩ nắn xương sử dụng nhiều quy trình điều trị hơn; và rằng các chuyên viên vật lý trị liệu nhấn mạnh máy móc và tập thể dục. [87]

Chẩn đoán trị liệu thần kinh - cột sống có thể bao gồm một loạt các phương pháp bao gồm kỹ thuật hình ảnh bộ xương, đánh giá quan sát và xúc giác cùng với đánh giá chỉnh hình và thần kinh. [91] Chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến một bác sĩ chuyên khoa thích hợp hoặc phối hợp điều trị với một đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. [92] Việc điều trị thông thường bao gồm tác động lên cột sống (SM) và các liệu pháp thủ công khác lên khớp và mô mềm, các bài tập phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe, phương thức điện, các thủ thuật bổ sung và lời khuyên về lối sống. [93]

Các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sốngthường không được cấp phép để viết đơn thuốc hoặc thực hiện đại phẫu ở Hoa Kỳ [94] (mặc dù New Mexico đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ cho các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống đã được đào tạo "thực hành nâng cao" được phép kê đơn một số loại thuốc [95] [96] ). Tại Hoa Kỳ, phạm vi thực hành của họ thay đổi tùy từng tiểu bang, dựa trên những quan điểm không nhất quán về chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống: một số tiểu bang, chẳng hạn như Iowa, cho phép điều trị "các bệnh trên người" một cách rộng rãi; một số bang khác, chẳng hạn như Delaware, sử dụng các khái niệm mơ hồ như "sự chuyển đổi năng lượng thần kinh" để xác định phạm vi hành nghề; ở những bang khác, chẳng hạn như New Jersey, phạm vi bị yêu cầu thu hẹp nghiêm trọng. [97] Các tiểu bang của Hoa Kỳ cũng có quy định khác nhau trong việc liệu các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống có thể tiến hành các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc các thủ thuật chẩn đoán, phân phối các chất bổ sung chế độ ăn uống hoặc sử dụng các liệu pháp khác như vi lượng đồng căn và châm cứu hay không; ở Oregon, họ có thể lấy chứng chỉ để thực hiện tiểu phẫu và đỡ đẻ khi sinh con tự nhiên. [94] Một cuộc khảo sát năm 2003 về các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống ở Bắc Mỹ kết luận rằng đa số ủng hộ việc cho phép họ viết đơn thuốc cho các loại thuốc không kê đơn . [98] Một cuộc khảo sát năm 2010 cho thấy 72% chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống Thụy Sĩ coi khả năng kê đơn thuốc không kê đơn của họ là một lợi thế trong việc trị liệu thần kinh - cột sống. [99]

Tác động lên cột sống không phải là phương thức của riêng một nghề nào, và có rất ít sự đồng thuận về việc nghề nào nên quản lý kỹ thuật này, điều đó khiến các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống lo ngại rằng các bác sĩ khác có thể "ăn cắp" các thủ thuật tác động lên cột sống của họ. [100] Việc tập trung vào nghiên cứu tác động lên cột sống dựa trên bằng chứng cũng làm dấy lên mối lo ngại rằng các hướng dẫn thực hành sau nghiên cứu có thể giới hạn phạm vi thực hành nắn khớp xương để điều trị lưng và cổ. [100] Hai tiểu bang của Hoa Kỳ (Washington và Arkansas) cấm các chuyên viên vật lý trị liệu thực hiện tác động lên cột sống, [101] một số tiểu bang chỉ cho phép họ thực hiện nếu họ đã hoàn thành khóa đào tạo nâng cao về tác động lên cột sống, và một số tiểu bang chỉ cho phép chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống thực hiện tác động lên, hoặc chỉ chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống và bác sĩ. Các dự luật tiếp tục cấm những người không phải là chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống thực hiện tác động lên cột sống thường xuyên được trình lên các cơ quan lập pháp của tiểu bang và bị các tổ chức vật lý trị liệu phản đối. [102]

Đào tạo, cấp phép hành nghề và quản lý[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa các quốc gia khác nhau có các yêu cầu khác nhau. Ở Hoa Kỳ, các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống phải có bằng tốt nghiệp không thuộc y khoa được công nhận trong lĩnh vực trị liệu thần kinh - cột sống. [103] Đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống ở Hoa Kỳ đã bị chỉ trích vì không đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp nhận chung về y học thực chứng . [104] Nội dung chương trình giảng dạy của các trường y khoa và trường đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống ở Bắc Mỹ dựa trên khoa học cơ bản và lâm sàng có rất ít điểm tương đồng, cả về môn học được giảng dạy và thời gian yêu cầu cho từng môn học. [105] Các chương trình đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống được công nhận ở Hoa Kỳ yêu cầu ứng viên phải có 90 tiết học bậc đại học với điểm trung bình ít nhất là 3.0 trên thang điểm 4.0. Nhiều chương trình yêu cầu ít nhất ba năm học đại học, và nhiều chương trình khác yêu cầu bằng cử nhân. [106] Canada yêu cầu ứng viên phải học đại học tối thiểu ba năm và có ít nhất 4.200 giờ được hướng dẫn (hoặc tương đương) đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống toàn thời gian mới được trúng tuyển vào một chương trình trị liệu thần kinh - cột sống được công nhận. [107] Học viên tốt nghiệp từ Đại học Trị liệu thần kinh - cột sống Tưởng niệm Canada (CMCC) được chính thức công nhận là đã qua ít nhất 7-8 năm đào tạo bậc đại học. [108] [109] Các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất ba con đường giáo dục toàn thời gian chính mà đầu ra là bằng DC, DCM, BSc hoặc MSc . Bên cạnh các con đường toàn thời gian, WHO cũng đề xuất một chương trình chuyển đổi cho những người được đào tạo y tế khác và các chương trình đào tạo hạn chế cho các khu vực không có luật kiểm soát trị liệu thần kinh - cột sống. [110]

Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể phải vượt qua các kỳ thi của hội đồng cấp quốc gia, tiểu bang hoặc cấp tỉnh trước khi được cấp phép hành nghề tại một khu vực tài phán cụ thể. [111] [112] Tùy thuộc vào địa điểm, có thể phải duy trì giáo dục thường xuyên để gia hạn các giấy phép này. [113] [114] Đào tạo chuyên môn nằm trong các chương trình giáo dục sau đại học bán thời gian như trị liệu thần kinh - cột sống chỉnh hình và trị liệu thần kinh - cột sống thể thao, và trong các chương trình đào tạo chuyên khoa toàn thời gian như chẩn đoán hình ảnh hoặc chỉnh hình. [115]

Tại Hoa Kỳ, các trường đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống được công nhận thông qua Hội đồng Giáo dục Thần kinh - cột sống (CCE), còn ở Vương quốc Anh, Hội đồng Thần kinh - cột sống Tổng quát (GCC) là cơ quan chính phủ theo luật định chịu trách nhiệm về quản lý trị liệu thần kinh - cột sống. [116] [117] CCE của Hoa Kỳ yêu cầu một chương trình giảng dạy theo trường phái kết hợp, có nghĩa là chuyên viên được đào tạo theo trường phái bảo thủ có thể không đủ điều kiện để được cấp phép ở các tiểu bang yêu cầu chứng nhận CCE. [118] Các CCE ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và Châu Âu đã tham gia thành lập CCE-Quốc tế (CCE-I), đây là mô hình chuẩn hóa việc công nhận đào tào với mục tiêu toàn cầu hóa tín chỉ đào tạo. [119] Ngày nay, có 18 chương trình Tiến sĩ Thần kinh - cột sống được công nhận tại Hoa Kỳ, [120] 2 ở Canada, [121] 6 ở châu Đại Dương [122] và 5 ở Châu Âu. [123] Trừ một trường công, còn lại tất cả những trường đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống ở Hoa Kỳ đều do tư nhân tài trợ, nhưng ở một số quốc gia khác, các trường này do chính phủ tài trợ. [124] Trong số hai trường đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống ở Canada, một trường được chính phủ tài trợ (UQTR) và một trường được tư nhân tài trợ (CMCC). Năm 2005, CMCC được đặc quyền cấp bằng y tế chuyên nghiệp theo Đạo luật Lựa chọn Giáo dục Sau trung học và Giáo dục Ưu tú, từ đó quy định chương trình này trong hệ thống phân cấp giáo dục ở Canada tương đương với chương trình của các ngành nghề y tế trực tiếp căn bản khác như y học, nha khoa và đo thị lực. [125] [126]

Các hiệp hội và hội đồng quản lý trị liệu thần kinh - cột sống ở Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Úc chịu trách nhiệm bảo vệ người dân, đáp ứng các tiêu chuẩn hành nghề, các vấn đề kỷ luật, đảm bảo chất lượng và duy trì năng lực. [127] [128] Ước tính có khoảng 49.000 chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống ở Mỹ (2008), [129] 6.500 ở Canada (2010), [130] 2.500 ở Úc (2000), [131] và 1.500 ở Anh (2000). [132]

Các chuyên viên trị liệu thần kinh - cột sống thường tranh luận rằng việc đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống có chất lượng tốt bằng hoặc tốt hơn tiến sĩ y khoa, nhưng hầu hết việc đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống chỉ giới hạn trong các lớp học với nhiều thời gian dành cho việc học lý thuyết, nắn chỉnh và tiếp thị. [133] Năm thứ tư trong chương trình đào tạo trị liệu thần kinh - cột sống liên tục cho thấy mức độ căng thẳng cao nhất. [134] Học viên bất kể ở năm nào đều trải qua những mức độ căng thẳng khác nhau khi học tập. [134]


[[Thể loại:Y học thay thế]]

  1. ^ Chapman-Smith DA, Cleveland CS III (2005). “International status, standards, and education of the chiropractic profession”. Trong Haldeman S, Dagenais S, Budgell B, và đồng nghiệp (biên tập). Principles and Practice of Chiropractic (ấn bản 3). McGraw-Hill. tr. 111–34. ISBN 978-0-07-137534-4.
  2. ^ Nelson CF, Lawrence DJ, Triano JJ, Bronfort G, Perle SM, Metz RD, Hegetschweiler K, LaBrot T (2005). “Chiropractic as spine care: a model for the profession”. Chiropractic & Osteopathy. 13 (1): 9. doi:10.1186/1746-1340-13-9. PMC 1185558. PMID 16000175.
  3. ^ Swanson ES (2015). “Pseudoscience”. Science and Society: Understanding Scientific Methodology, Energy, Climate, and Sustainability. Springer. tr. 65. ISBN 978-3-319-21987-5.
  4. ^ For an explanation regarding the description of chiropractic as a pseudoscience, see:
  5. ^ a b Nelson CF, Lawrence DJ, Triano JJ, Bronfort G, Perle SM, Metz RD, Hegetschweiler K, LaBrot T (2005). “Chiropractic as spine care: a model for the profession”. Chiropractic & Osteopathy. 13 (1): 9. doi:10.1186/1746-1340-13-9. PMC 1185558. PMID 16000175.
  6. ^ Mootz RD, Shekelle PG (1997). “Content of practice”. Trong Cherkin DC, Mootz RD (biên tập). Chiropractic in the United States: Training, Practice, and Research. Rockville, MD: Agency for Health Care Policy and Research. tr. 67–91. OCLC 39856366. AHCPR Pub No. 98-N002.
  7. ^ “The DC as PCP? Drug Wars Resume – Science-Based Medicine”. sciencebasedmedicine.org. 18 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ Bellamy, Jann (20 tháng 12 năm 2018). “Legislative Alchemy 2018: Chiropractors rebranding as primary care physicians continues”. sciencebasedmedicine.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2019.
  9. ^ Ernst E (tháng 5 năm 2008). “Chiropractic: a critical evaluation”. Journal of Pain and Symptom Management. 35 (5): 544–62. doi:10.1016/j.jpainsymman.2007.07.004. PMID 18280103.
  10. ^ Cooper RA, McKee HJ (2003). “Chiropractic in the United States: trends and issues”. Milbank Quarterly. 81 (1): 107–38, table of contents. doi:10.1111/1468-0009.00040. PMC 2690192. PMID 12669653.
  11. ^ Ernst E (tháng 5 năm 2008). “Chiropractic: a critical evaluation”. Journal of Pain and Symptom Management. 35 (5): 544–62. doi:10.1016/j.jpainsymman.2007.07.004. PMID 18280103.
  12. ^ Posadzki P, Ernst E (2011). “Spinal manipulation: an update of a systematic review of systematic reviews”. The New Zealand Medical Journal. 124 (1340): 55–71. PMID 21952385.
  13. ^ Lin CW, Haas M, Maher CG, Machado LA, van Tulder MW (2011). “Cost-effectiveness of guideline-endorsed treatments for low back pain: a systematic review”. European Spine Journal. 20 (7): 1024–38. doi:10.1007/s00586-010-1676-3. PMC 3176706. PMID 21229367.
  14. ^ Ernst E (2009). “Chiropractic maintenance treatment, a useful preventative approach?”. Preventive Medicine. 49 (2–3): 99–100. doi:10.1016/j.ypmed.2009.05.004. PMID 19465044.
  15. ^ Gouveia LO, Castanho P, Ferreira JJ (2009). “Safety of chiropractic interventions: a systematic review” (PDF). Spine. 34 (11): E405–13. doi:10.1097/BRS.0b013e3181a16d63. PMID 19444054. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2016.
  16. ^ a b Ernst E (2007). “Adverse effects of spinal manipulation: a systematic review”. Journal of the Royal Society of Medicine. 100 (7): 330–38. doi:10.1177/014107680710000716. PMC 1905885. PMID 17606755. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2010.
  17. ^ Haynes MJ, Vincent K, Fischhoff C, Bremner AP, Lanlo O, Hankey GJ (2012). “Assessing the risk of stroke from neck manipulation: a systematic review”. International Journal of Clinical Practice. 66 (10): 940–47. doi:10.1111/j.1742-1241.2012.03004.x. PMC 3506737. PMID 22994328.
  18. ^ Ernst E (2010). “Vascular accidents after neck manipulation: cause or coincidence?”. International Journal of Clinical Practice. 64 (6): 673–77. doi:10.1111/j.1742-1241.2009.02237.x. PMID 20518945.
  19. ^ a b Ernst E (2010). “Deaths after chiropractic: a review of published cases”. International Journal of Clinical Practice. 64 (8): 1162–65. doi:10.1111/j.1742-1241.2010.02352.x. PMID 20642715.
  20. ^ “Global professional strategy for chiropractic” (PDF). Chiropractic Diplomatic Corps. 2004. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2008.
  21. ^ Norris P (2001). “How 'we' are different from 'them': occupational boundary maintenance in the treatment of musculo-skeletal problems”. Sociology of Health and Illness. 23 (1): 24–43. doi:10.1111/1467-9566.00239.
  22. ^ Hurwitz EL, Chiang LM (2006). “A comparative analysis of chiropractic and general practitioner patients in North America: findings from the joint Canada/United States Survey of Health, 2002-03”. BMC Health Services Research. 6: 49. doi:10.1186/1472-6963-6-49. PMC 1458338. PMID 16600038.
  23. ^ Ernst E (tháng 5 năm 2008). “Chiropractic: a critical evaluation”. Journal of Pain and Symptom Management. 35 (5): 544–62. doi:10.1016/j.jpainsymman.2007.07.004. PMID 18280103.
  24. ^ Kaptchuk TJ, Eisenberg DM (tháng 11 năm 1998). “Chiropractic: origins, controversies, and contributions”. Archives of Internal Medicine. 158 (20): 2215–24. doi:10.1001/archinte.158.20.2215. PMID 9818801.
  25. ^ a b Martin SC (tháng 10 năm 1993). “Chiropractic and the social context of medical technology, 1895-1925”. Technology and Culture. 34 (4): 808–34. doi:10.2307/3106416. JSTOR 3106416. PMID 11623404.
  26. ^ "D. D. Palmer's Religion of Chiropractic" – Letter from D. D. Palmer to P. W. Johnson, D.C., May 4, 1911. In the letter, he often refers to himself with royal third person terminology and also as "Old Dad".
  27. ^ Lazarus, David (June 30, 2017). Column: Chiropractic treatment, a $15-billion industry, has its roots in a ghost story. Lưu trữ tháng 7 19, 2020 tại Wayback Machine --- "Daniel David Palmer, the 'father' of chiropractic who performed the first chiropractic adjustment in 1895, was an avid spiritualist. He maintained that the notion and basic principles of chiropractic treatment were passed along to him during a seance by a long-dead doctor. 'The knowledge and philosophy given me by Dr. Jim Atkinson, an intelligent spiritual being ... appealed to my reason,' Palmer wrote in his memoir The Chiropractor, which was published in 1914 after his death in Los Angeles. Atkinson had died 50 years prior to Palmer's epiphany." Los Angeles Times. Retrieved: September 25, 2019.
  28. ^ DeVocht JW (2006). “History and overview of theories and methods of chiropractic: a counterpoint”. Clinical Orthopaedics and Related Research. 444: 243–49. doi:10.1097/01.blo.0000203460.89887.8d. PMID 16523145.
  29. ^ Homola S (2006). “Chiropractic: history and overview of theories and methods”. Clinical Orthopaedics and Related Research. 444: 236–42. doi:10.1097/01.blo.0000200258.95865.87. PMID 16446588.
  30. ^ Joseph C. Keating Jr.; Cleveland CS III; Menke M (2005). “Chiropractic history: a primer” (PDF). Association for the History of Chiropractic. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008. A significant and continuing barrier to scientific progress within chiropractic are the anti-scientific and pseudo-scientific ideas (Keating 1997b) which have sustained the profession throughout a century of intense struggle with political medicine. Chiropractors' tendency to assert the meaningfulness of various theories and methods as a counterpoint to allopathic charges of quackery has created a defensiveness which can make critical examination of chiropractic concepts difficult (Keating and Mootz 1989). One example of this conundrum is the continuing controversy about the presumptive target of DCs' adjustive interventions: subluxation (Gatterman 1995; Leach 1994).
  31. ^ Busse JW, Morgan L, Campbell JB (2005). “Chiropractic antivaccination arguments”. Journal of Manipulative and Physiological Therapeutics. 28 (5): 367–73. doi:10.1016/j.jmpt.2005.04.011. PMID 15965414.
  32. ^ Campbell JB, Busse JW, Injeyan HS (2000). “Chiropractors and vaccination: a historical perspective”. Pediatrics. 105 (4): e43. doi:10.1542/peds.105.4.e43. PMID 10742364.
  33. ^ Johnson C, Baird R, Dougherty PE, Globe G, Green BN, Haneline M, Hawk C, Injeyan HS, Killinger L, Kopansky-Giles D, Lisi AJ, Mior SA, Smith M (2008). “Chiropractic and public health: current state and future vision”. Journal of Manipulative and Physiological Therapeutics. 31 (6): 397–410. doi:10.1016/j.jmpt.2008.07.001. PMID 18722194.
  34. ^ a b Cooper RA, McKee HJ (2003). “Chiropractic in the United States: trends and issues”. Milbank Quarterly. 81 (1): 107–38, table of contents. doi:10.1111/1468-0009.00040. PMC 2690192. PMID 12669653.
  35. ^ WFC Public Health Committee and WFC Research Committee (March 17, 2020). COVID-19 Advice for Chiropractors World Federation of Chiropractic.
  36. ^ Robert C. Jones, et al. Not Business as Usual: A Safe, Responsible Response to COVID-19 American Chiropractic Association
  37. ^ MICHELLE R. SMITH, SCOTT BAUER and MIKE CATALINI (October 8, 2021). Anti-vaccine chiropractors rising force of misinformation. Associated Press.
  38. ^ Chapman-Smith DA, Cleveland CS III (2005). “International status, standards, and education of the chiropractic profession”. Trong Haldeman S, Dagenais S, Budgell B, và đồng nghiệp (biên tập). Principles and Practice of Chiropractic (ấn bản 3). McGraw-Hill. tr. 111–34. ISBN 978-0-07-137534-4.
  39. ^ Nelson CF, Lawrence DJ, Triano JJ, Bronfort G, Perle SM, Metz RD, Hegetschweiler K, LaBrot T (2005). “Chiropractic as spine care: a model for the profession”. Chiropractic & Osteopathy. 13 (1): 9. doi:10.1186/1746-1340-13-9. PMC 1185558. PMID 16000175.
  40. ^ Ernst E (tháng 5 năm 2008). “Chiropractic: a critical evaluation”. Journal of Pain and Symptom Management. 35 (5): 544–62. doi:10.1016/j.jpainsymman.2007.07.004. PMID 18280103.
  41. ^ Ernst E (tháng 5 năm 2008). “Chiropractic: a critical evaluation”. Journal of Pain and Symptom Management. 35 (5): 544–62. doi:10.1016/j.jpainsymman.2007.07.004. PMID 18280103.
  42. ^ a b c d Keating JC Jr (2005). “Philosophy in chiropractic”. Trong Haldeman S, Dagenais S, Budgell B, và đồng nghiệp (biên tập). Principles and Practice of Chiropractic (ấn bản 3). McGraw-Hill. tr. 77–98. ISBN 978-0-07-137534-4.
  43. ^ a b Mootz RD, Phillips RB (1997). “Chiropractic belief systems”. Trong Cherkin DC, Mootz RD (biên tập). Chiropractic in the United States: Training, Practice, and Research. Rockville, MD: Agency for Health Care Policy and Research. tr. 9–16. OCLC 39856366. AHCPR Pub No. 98-N002.
  44. ^ Murphy DR, Schneider MJ, Seaman DR, Perle SM, Nelson CF (tháng 8 năm 2008). “How can chiropractic become a respected mainstream profession? The example of podiatry” (PDF). Chiropractic & Osteopathy. 16: 10. doi:10.1186/1746-1340-16-10. PMC 2538524. PMID 18759966. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  45. ^ Keating JC Jr (2005). “Philosophy in chiropractic”. Trong Haldeman S, Dagenais S, Budgell B, và đồng nghiệp (biên tập). Principles and Practice of Chiropractic (ấn bản 3). McGraw-Hill. tr. 77–98. ISBN 978-0-07-137534-4.
  46. ^ Gay RE, Nelson CF (2003). “Chiropractic philosophy”. Trong Wainapel SF, Fast A (biên tập). Alternative Medicine and Rehabilitation: a Guide for Practitioners. New York: Demos Medical Publishing. ISBN 978-1-888799-66-8.
  47. ^ “Chiropractic”. NHS Choices. 20 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2016.
  48. ^ Mootz RD, Phillips RB (1997). “Chiropractic belief systems”. Trong Cherkin DC, Mootz RD (biên tập). Chiropractic in the United States: Training, Practice, and Research. Rockville, MD: Agency for Health Care Policy and Research. tr. 9–16. OCLC 39856366. AHCPR Pub No. 98-N002.
  49. ^ Freeman J (tháng 2 năm 2005). “Towards a definition of holism”. The British Journal of General Practice. 55 (511): 154–55. PMC 1463203. PMID 15720949.
  50. ^ Murphy DR, Schneider MJ, Seaman DR, Perle SM, Nelson CF (tháng 8 năm 2008). “How can chiropractic become a respected mainstream profession? The example of podiatry” (PDF). Chiropractic & Osteopathy. 16: 10. doi:10.1186/1746-1340-16-10. PMC 2538524. PMID 18759966. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  51. ^ Keating JC Jr (2005). “Philosophy in chiropractic”. Trong Haldeman S, Dagenais S, Budgell B, và đồng nghiệp (biên tập). Principles and Practice of Chiropractic (ấn bản 3). McGraw-Hill. tr. 77–98. ISBN 978-0-07-137534-4.
  52. ^ Kaptchuk TJ, Eisenberg DM (tháng 11 năm 1998). “Chiropractic: origins, controversies, and contributions”. Archives of Internal Medicine. 158 (20): 2215–24. doi:10.1001/archinte.158.20.2215. PMID 9818801.
  53. ^ Martin Gardner (1 tháng 6 năm 1957). Fads and Fallacies in the Name of Science. Courier Corporation. tr. 227–. ISBN 978-0-486-20394-2.
  54. ^ a b Raso J (1997). “Dictionary of Metaphysical Healthcare – Glossary”. Quackwatch. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.
  55. ^ a b c d Keating, J. C., Jr; Cleveland, C. S. III; Menke, M. (2005). “Chiropractic history: a primer” (PDF). Association for the History of Chiropractic. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  56. ^ a b c Kaptchuk TJ, Eisenberg DM (tháng 11 năm 1998). “Chiropractic: origins, controversies, and contributions”. Archives of Internal Medicine. 158 (20): 2215–24. doi:10.1001/archinte.158.20.2215. PMID 9818801.
  57. ^ a b c d Kaptchuk TJ, Eisenberg DM (tháng 11 năm 1998). “Chiropractic: origins, controversies, and contributions”. Archives of Internal Medicine. 158 (20): 2215–24. doi:10.1001/archinte.158.20.2215. PMID 9818801.
  58. ^ McDonald WP, Durkin KF, Pfefer M, và đồng nghiệp (2003). How Chiropractors Think and Practice: The Survey of North American Chiropractors. Ada, Ohio: Institute for Social Research, Ohio Northern University. ISBN 978-0-9728055-5-1.[cần số trang]
  59. ^ a b Smith M, Carber LA (2008). “Survey of US Chiropractor Attitudes and Behaviors about Subluxation” (PDF). Journal of Chiropractic Humanities. 15: 19–26. doi:10.1016/s1556-3499(13)60166-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012.
  60. ^ Benedetti, Paul; MacPhail, Wayne (1 tháng 1 năm 2002). Spin Doctors: The Chiropractic Industry Under Examination (bằng tiếng Anh). Dundurn. tr. 18. ISBN 9781550024067.
  61. ^ “Subluxation”. Merriam-Webster. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  62. ^ “luxation (n.)”. Online Etymology Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  63. ^ Keating, J. C. Jr (1995). “D. D. Palmer's forgotten theories of chiropractic” (PDF). Association for the History of Chiropractic. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2008.
  64. ^ Keating JC Jr (2005). “A brief history of the chiropractic profession”. Trong Haldeman S, Dagenais S, Budgell B, và đồng nghiệp (biên tập). Principles and Practice of Chiropractic (ấn bản 3). McGraw-Hill. tr. 23–64. ISBN 978-0-07-137534-4.
  65. ^ a b Keating, J. C. Jr (1995). “D. D. Palmer's forgotten theories of chiropractic” (PDF). Association for the History of Chiropractic. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2008.
  66. ^ a b Keating JC, Charlton KH, Grod JP, Perle SM, Sikorski D, Winterstein JF (tháng 8 năm 2005). “Subluxation: dogma or science?”. Chiropractic & Osteopathy. 13: 17. doi:10.1186/1746-1340-13-17. PMC 1208927. PMID 16092955.
  67. ^ Rose KA, Adams A (2000). “A survey of the use of evidence-based health care in chiropractic college clinics” (PDF). Journal of Chiropractic Education. 14 (2): 71–77. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2008.
  68. ^ Homola S (2006). “Can chiropractors and evidence-based manual therapists work together? an opinion from a veteran chiropractor” (PDF). Journal of Manual & Manipulative Therapy. 14 (2): E14–18. CiteSeerX 10.1.1.366.2817. doi:10.1179/jmt.2006.14.2.14E. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2007.
  69. ^ a b Hall, Harriet (1 tháng 6 năm 2017). “Chiropractors: Pro and Con”. Skeptical Inquirer. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  70. ^ Benedetti, Paul; MacPhail, Wayne (2002). Spin Doctors: The Chiropractic Industry Under Examination. Toronto: Dundurn Group. tr. 198. ISBN 1-55002-406-X.
  71. ^ Hall, Harriet (1 tháng 6 năm 2017). “Chiropractors: Pro and Con”. Skeptical Inquirer. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  72. ^ “Chirobase”. Quackwatch. 7 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  73. ^ World Health Organization (2005). WHO guidelines on basic training and safety in chiropractic (PDF). ISBN 978-92-4-159371-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
  74. ^ Nelson CF, Lawrence DJ, Triano JJ, Bronfort G, Perle SM, Metz RD, Hegetschweiler K, LaBrot T (2005). “Chiropractic as spine care: a model for the profession”. Chiropractic & Osteopathy. 13 (1): 9. doi:10.1186/1746-1340-13-9. PMC 1185558. PMID 16000175.
  75. ^ Ernst E (tháng 5 năm 2008). “Chiropractic: a critical evaluation”. Journal of Pain and Symptom Management. 35 (5): 544–62. doi:10.1016/j.jpainsymman.2007.07.004. PMID 18280103.
  76. ^ a b Villanueva-Russell Y (tháng 6 năm 2011). “Caught in the crosshairs: identity and cultural authority within chiropractic”. Social Science & Medicine. 72 (11): 1826–37. doi:10.1016/j.socscimed.2011.03.038. PMID 21531061.
  77. ^ a b Meeker WC, Haldeman S (2002). “Chiropractic: a profession at the crossroads of mainstream and alternative medicine”. Annals of Internal Medicine. 136 (3): 216–27. CiteSeerX 10.1.1.694.4126. doi:10.7326/0003-4819-136-3-200202050-00010. PMID 11827498.
  78. ^ Murphy DR, Schneider MJ, Seaman DR, Perle SM, Nelson CF (tháng 8 năm 2008). “How can chiropractic become a respected mainstream profession? The example of podiatry” (PDF). Chiropractic & Osteopathy. 16: 10. doi:10.1186/1746-1340-16-10. PMC 2538524. PMID 18759966. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  79. ^ Gleberzon BJ, Cooperstein R, Perle SM (2005). “Can chiropractic survive its chimerical nature?”. The Journal of the Canadian Chiropractic Association. 49 (2): 69–73. PMC 1840015. PMID 17549192.
  80. ^ Chapman-Smith DA, Cleveland CS III (2005). “International status, standards, and education of the chiropractic profession”. Trong Haldeman S, Dagenais S, Budgell B, và đồng nghiệp (biên tập). Principles and Practice of Chiropractic (ấn bản 3). McGraw-Hill. tr. 111–34. ISBN 978-0-07-137534-4.
  81. ^ Redwood D, Hawk C, Cambron J, Vinjamury SP, Bedard J (2008). “Do chiropractors identify with complementary and alternative medicine? results of a survey”. The Journal of Alternative and Complementary Medicine. 14 (4): 361–68. doi:10.1089/acm.2007.0766. PMID 18435599.
  82. ^ Ernst E (tháng 5 năm 2008). “Chiropractic: a critical evaluation”. Journal of Pain and Symptom Management. 35 (5): 544–62. doi:10.1016/j.jpainsymman.2007.07.004. PMID 18280103.
  83. ^ a b Cooper RA, McKee HJ (2003). “Chiropractic in the United States: trends and issues”. Milbank Quarterly. 81 (1): 107–38, table of contents. doi:10.1111/1468-0009.00040. PMC 2690192. PMID 12669653.
  84. ^ Bellamy, Jann J (2010). “Legislative alchemy: the US state chiropractic practice acts”. Focus on Alternative and Complementary Therapies. 15 (3): 214–22. doi:10.1111/j.2042-7166.2010.01032.x.
  85. ^ Jones-Harris, Amanda R (tháng 10 năm 2010). “Are chiropractors in the uk primary healthcare or primary contact practitioners?: a mixed methods study”. Chiropractic & Osteopathy. 18 (28): 28. doi:10.1186/1746-1340-18-28. PMC 3161390. PMID 20979615.
  86. ^ a b Nelson CF, Lawrence DJ, Triano JJ, Bronfort G, Perle SM, Metz RD, Hegetschweiler K, LaBrot T (2005). “Chiropractic as spine care: a model for the profession”. Chiropractic & Osteopathy. 13 (1): 9. doi:10.1186/1746-1340-13-9. PMC 1185558. PMID 16000175.
  87. ^ a b Norris P (2001). “How 'we' are different from 'them': occupational boundary maintenance in the treatment of musculo-skeletal problems”. Sociology of Health and Illness. 23 (1): 24–43. doi:10.1111/1467-9566.00239.
  88. ^ Theberge N (tháng 1 năm 2008). “The integration of chiropractors into healthcare teams: a case study from sport medicine”. Sociology of Health & Illness. 30 (1): 19–34. doi:10.1111/j.1467-9566.2007.01026.x. PMID 18254831.
  89. ^ a b Pettman E (2007). “A history of manipulative therapy”. Journal of Manual & Manipulative Therapy. 15 (3): 165–74. doi:10.1179/106698107790819873. PMC 2565620. PMID 19066664.
  90. ^ Baer HA (2006). “The drive for legitimization by osteopathy and chiropractic in Australia: between heterodoxy and orthodoxy”. Complementary Health Practice Review. 11 (2): 77–94. doi:10.1177/1533210106292467.
  91. ^ World Health Organization (2005). WHO guidelines on basic training and safety in chiropractic (PDF). ISBN 978-92-4-159371-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
  92. ^ Meeker WC, Haldeman S (2002). “Chiropractic: a profession at the crossroads of mainstream and alternative medicine”. Annals of Internal Medicine. 136 (3): 216–27. CiteSeerX 10.1.1.694.4126. doi:10.7326/0003-4819-136-3-200202050-00010. PMID 11827498.
  93. ^ Mootz RD, Shekelle PG (1997). “Content of practice”. Trong Cherkin DC, Mootz RD (biên tập). Chiropractic in the United States: Training, Practice, and Research. Rockville, MD: Agency for Health Care Policy and Research. tr. 67–91. OCLC 39856366. AHCPR Pub No. 98-N002.
  94. ^ a b Parkman CA (2004). “Issues in credentialing CAM providers”. The Case Manager. 15 (4): 24–27. doi:10.1016/j.casemgr.2004.05.004. PMID 15247891.
  95. ^ "Occupational And Professional Licensing, Chiropractic Practitioners, Chiropractic Advanced Practice Certification Registry". State of New Mexico. Lưu trữ 2010-03-17 tại Wayback Machine. Retrieved 2010-05-03.
  96. ^ "Occupational And Professional Licensing, Chiropractic Practitioners, Chiropractic Advanced Practice Certification Registry" (PDF). State of New Mexico. Retrieved 2010-05-03.
  97. ^ Morrison P (2009). “Adjusting the role of chiropractors in the United States: why narrowing chiropractor scope of practice statutes will protect patients”. Health Matrix. 19 (2): 493–537. PMID 19715143.
  98. ^ McDonald WP, Durkin KF, Pfefer M, và đồng nghiệp (2003). How Chiropractors Think and Practice: The Survey of North American Chiropractors. Ada, Ohio: Institute for Social Research, Ohio Northern University. ISBN 978-0-9728055-5-1.[cần số trang]
  99. ^ Wangler M, Zaugg B, Faigaux E (2010). “Medication Prescription: A Pilot Survey of Bernese Doctors of Chiropractic Practicing in Switzerland”. Journal of Manipulative and Physiological Therapeutics. 33 (3): 231–237. doi:10.1016/j.jmpt.2010.01.013. PMID 20350678.
  100. ^ a b Villanueva-Russell Y (2005). “Evidence-based medicine and its implications for the profession of chiropractic”. Social Science & Medicine. 60 (3): 545–61. doi:10.1016/j.socscimed.2004.05.017. PMID 15550303.
  101. ^ Anderson, Chantal (22 tháng 1 năm 2009). “Physical therapists, chiropractors square off over bill”. The Seattle Times. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2010.
  102. ^ Hilliard JW, Johnson ME (2004). “State practice acts of licensed health professions: scope of practice”. DePaul Journal of Health Care Law. 8 (1): 237–61.
  103. ^ “Glossary”. National Center for Education Statistics, U.S. Dept. of Education. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  104. ^ Marcus DM, McCullough L (2009). “An evaluation of the evidence in 'evidence-based' integrative medicine programs”. Academic Medicine. 84 (9): 1229–34. doi:10.1097/ACM.0b013e3181b185f4. PMID 19707062.
  105. ^ Coulter I, Adams A, Coggan P, Wilkes M, Gonyea M (tháng 9 năm 1998). “A comparative study of chiropractic and medical education”. Alternative Therapies in Health and Medicine. 4 (5): 64–75. PMID 9737032.
  106. ^ “Prospective students”. Association of Chiropractic Colleges. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  107. ^ “Standards for Accreditation of Doctor of Chiropractic Programmes” (PDF). Canadian Federation of Chiropractic Regulatory and Educational Accrediting Boards. 26 tháng 11 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2014.
  108. ^ “CMCC Backgrounder 2015” (PDF). Canadian Memorial Chiropractic College. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2019.
  109. ^ “Degree Authority in Ontario”. Ontario Ministry of Training, Colleges and Universities. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
  110. ^ World Health Organization (2005). WHO guidelines on basic training and safety in chiropractic (PDF). ISBN 978-92-4-159371-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
  111. ^ “State chiropractic licensure”. Life University. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  112. ^ “Becoming a chiropractor”. Canadian Federation of Chiropractic Regulatory and Educational Accrediting Boards. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  113. ^ Grod JP (2006). “Continuing health education in Canada”. The Journal of the Canadian Chiropractic Association. 50 (1): 14–17. PMC 1839972. PMID 17549163.
  114. ^ Stuber KJ, Grod JP, Smith DL, Powers P (2005). “An online survey of chiropractors' opinions of Continuing Education”. Chiropractic & Osteopathy. 13 (1): 22. doi:10.1186/1746-1340-13-22. PMC 1282582. PMID 16242035.
  115. ^ Coulter ID, Adams AH, Sandefur R (1997). “Chiropractic training” (PDF). Trong Cherkin DC, Mootz RD (biên tập). Chiropractic in the United States: Training, Practice, and Research (PDF). Rockville, MD: Agency for Health Care Policy and Research. tr. 17–28. OCLC 39856366. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2008. AHCPR Pub No. 98-N002.
  116. ^ “The Council on Chiropractic Education (CCE)”. The Council on Chiropractic Education. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
  117. ^ “The General Chiropractic Council”. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  118. ^ Morrison P (2009). “Adjusting the role of chiropractors in the United States: why narrowing chiropractor scope of practice statutes will protect patients”. Health Matrix. 19 (2): 493–537. PMID 19715143.
  119. ^ “About Us”. Councils on Chiropractic Education International. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010.
  120. ^ “Accredited Doctor of Chiropractic programs”. The Council on Chiropractic Education. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2008.
  121. ^ “Accreditation of educational programmes”. Canadian Federation of Chiropractic Regulatory and Educational Accrediting Boards. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2009.
  122. ^ “Program Accreditation Status”. Council on Chiropractic Education Australasia. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010.
  123. ^ “Institutions holding Accredited Status with the ECCE”. European Council On Chiropractic Education. 1 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2014.
  124. ^ DeVocht JW (2006). “History and overview of theories and methods of chiropractic: a counterpoint”. Clinical Orthopaedics and Related Research. 444: 243–49. doi:10.1097/01.blo.0000203460.89887.8d. PMID 16523145.
  125. ^ “CMCC Backgrounder 2015” (PDF). Canadian Memorial Chiropractic College. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2019.
  126. ^ “Degree Authority in Ontario”. Ontario Ministry of Training, Colleges and Universities. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
  127. ^ “Canadian Chiropractic Association FAQs”. Canadian Chiropractic Association. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2010.
  128. ^ “Federation of Chiropractic Licensing Boards FAQ”. Federation of Chiropractic Licensing Boards. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2010.
  129. ^ “Chiropractors”. U.S. Bureau of Labor Statistics. 2007. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2008.
  130. ^ “Canadian Chiropractic Association: Chiropractic in Canada”. Canadian Chiropractic Association. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2010.
  131. ^ Campbell JB, Busse JW, Injeyan HS (2000). “Chiropractors and vaccination: a historical perspective”. Pediatrics. 105 (4): e43. doi:10.1542/peds.105.4.e43. PMID 10742364.
  132. ^ Chapman-Smith D (2000). “Current status of the profession”. The Chiropractic Profession: Its Education, Practice, Research and Future Directions. West Des Moines, IA: NCMIC. ISBN 978-1-892734-02-0.
  133. ^ Morrison P (2009). “Adjusting the role of chiropractors in the United States: why narrowing chiropractor scope of practice statutes will protect patients”. Health Matrix. 19 (2): 493–537. PMID 19715143.
  134. ^ a b Hester H, Cunliffe C, Hunnisett A (2013). “Stress in chiropractic education: a student survey of a five-year course”. Journal of Chiropractic Education. 27 (2): 147–51. doi:10.7899/JCE-13-4. PMC 3791907. PMID 23957319.