Thảo luận:Áo dài

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Áo dài vs Áo dài Việt Nam[sửa mã nguồn]

Tôi nghi ngờ tính xác thực của câu này:"...hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm...". Hình áo khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ chỉ là hình dánh chiếc áo đầu tiên của dân tộc Việt, đúng là áo có chiều dài đáng kể, nhưng không vì vậy mà liên quan tới khái niệm áo dài hiện nay. Không phải cái áo nào dài cũng được gọi là "áo dài". Tôi cũng đề nghị đổi tên bài này là Áo dài Việt Nam để cho khái niệm áo được chính xác hơn.Casablanca1911 02:19, ngày 20 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi bỏ phiếu thuận cho việc sửa đổi này.Trình Thế Vân 11:20, 6 tháng 10 2006 (UTC)

Trang phục của một dân tộc ắt là mang tính kế tục, cải tiến lần hồi theo dòng lịch sử. Việc liên hệ này tuy mơ hồ nhưng vẫn có cơ sở. Có thể hình khắc kia là một phiên bản thủy tổ của bộ y phục sau này, sau từng lớp phế hưng từ ngũ thân, qua tứ thân, rồi hai vạt... cổ kín, rồi cổ "bà Nhu". Điều chắc chắn là loại y phục sau tất phải cách tân trên nền một loại y phục có trước. Theo tôi cứ để vậy vẫn ổn.Lucin 08:47, 30 tháng 10 2006 (UTC)

Nếu liên hệ xa xôi như vậy thì hơi vô lý. Vì áo vẽ trên trống đồng là loại áo mà các vũ công xưa mặc, cả nam lẫn nữ. Như vậy, có lẽ cả áo ngắn, dài của nam giới cũng có nguồn gốc chung với áo dài Việt Nam. Kiểu liên hệ xa như thế này không khác gì câu "hình ảnh các thiếu nữ Việt Nam đã được tìm thấy trên các trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm...". Casablanca1911 06:01, 7 tháng 11 2006 (UTC)
Theo câu Áo dài, khăn đóng thì các loại áo của quý ông xưa (và một số ngày nay) thì gọi là áo gì nhỉ? Lưu Ly 08:24, 7 tháng 11 2006 (UTC)

Các bác nào có tư liệu ảnh áo tứ thân, ngũ thân thì đưa thêm vào cho trang bớt thô nhé. Thấy nhiều bác chiếu cố áo dài tôi cũng thấy rất hào hứng. Lucin 08:50, 7 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi dứt khoát không đồng ý đổi tên bài thành Áo Dài Việt Nam chỉ vì để cho khái niệm chính xác hơn, thậm chí tôi còn muốn để tên bài là ao dai nếu như tiếng Việt không có dấu. Các bác nghĩ xem, Nhật có kimono, Hàn có reebok thì Việt cũng phải có ao dai, nói đến là thế giới biết ngay, phải không. Xét về độc đáo và truyền thống, ao dai nào thua kém, còn về vận dụng tính và hiện đại tính lại ăn đứt hai loại quốc phục kia. Vậy tôi cương quyết giành hai chữ Áo Dài cho bài này và còn muốn làm bài ao dai cho cả bên wiki tiếng Anh nữa nếu không vì trình độ Anh ngữ còn hạn chế. Lucin 09:33, 7 tháng 11 2006 (UTC)

Thiếu trung lập[sửa mã nguồn]

Bài này dùng nhiều từ ngữ thiếu trung lập: "người phụ nữ thân thương", "tinh anh mỹ học của người Việt", tóm lại từ ngữ dùng để gợi lên cảm xúc, đề cao áo dài, hạ thấp quốc phục các nước khác, không hợp với lối viết một bài bách khoa. Nguyễn Hữu Dng 23:23, 22 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi chỉ bố cục lại bài, chỉnh sửa từ ngữ thiếu trung lập, cắt bớt những gì mà theo tôi không cần thiết lắm (ví dụ việc bê nguyên một bài thơ lên đây). Về nội dung bài thì không có thời gian để tìm hiểu thêm. Lưu Ly 06:07, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Cần nguồn dẫn[sửa mã nguồn]

  1. Trong bài có viết: "Tính về niên đại, chiếc trống đồng Ngọc Lũ cùng thời với Hai Bà Trưng". Không hiểu nguồn trích dẫn nào, sao lại cùng thời như vậy được ? Casablanca1911 05:25, 24 tháng 11 2006 (UTC)
  2. Thêm cả câu "Sau thấy quần hai ống khêu gợi quá,..." cũng cần nguồn dẫn. Quần hai ống mà thấy khêu gợi hơn váy thì kể cũng lạ. Casablanca1911 05:35, 24 tháng 11 2006 (UTC)
  3. Cần giải thích cho phần "Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo hai vai rồi chạy dọc theo một bên sườn" nghĩa là như thế nào ? Casablanca1911 06:23, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Bài thơ Chân Quê[sửa mã nguồn]

Bài thơ này được trích ra trong phần "Áo dài Le Mur" để dẫn chứng kể ra cũng không chính xác. Áo cài khuy bấm và quần lĩnh đâu phải nói lên chi tiết cô gái đang mặc áo dài ? Phần thơ này chỉ nói lên sự khác nhau giữa trang phục thành thị và nông thôn khi đó. Dường như có vẻ oan cho Nguyễn Bính khi nói ông là một chứng nhân thời đại để minh họa cho ý "áo dài Le Mur được xem như bội phản với những gì là cội nguồn dân tộc, là sự đua đòi lai căng, là Hà thành khuê các". Casablanca1911 05:59, 24 tháng 11 2006 (UTC)

Các loại áo[sửa mã nguồn]

Thấy trong bài có nhắc tới cả áo dài nam, vậy thì áo của các nhà sư, nhà tu hành có thể được nằm trong bài này không, có thuộc loại áo dài không ? Casablanca1911 07:30, 28 tháng 11 2006 (UTC)

Xin mời bạn viết bài Áo cà sa. Lưu Ly 07:43, 28 tháng 11 2006 (UTC)

Trang phục[sửa mã nguồn]

Áo dài là một loại trang phục truyền thống của Việt Nam, chủ yếu dành cho phụ nữ. Tại sao lại gọi là trang phục mà không phải là y phục, em thấy mấy bà già đi chợ, gánh hai cái thúng bán bánh tráng vẫn cứ mặc cái loại áo quê mùa này.

Ngày 18 tháng 4 năm 2006 có một cuộc triển lãm tại viện “Bảo tàng về chất liệu bông vải” ở San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ và kéo dài đến ngày 9 tháng Bảy. Cuộc triển lãm mang chủ đề mà chúng tôi tạm dịch là “Áo dài: một chặng đường thời trang” do hội Viet Art (tại Hoa Kỳ) phối hợp tổ chức Đây là lần đầu tiên, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam được giới thiệu ra thế giới với qui mô lớn như vậy?[1] Không biết giới thiệu làm gì, định dụ mấy bà đầm mặc áo dài chắc?

Áo dài có từ năm 1744 xưa lơ xưa lắc, ai cao ráo mặc đễ thương còn ai vừa đen, vừa mập vừa lùn lùn như em mặc rầu muốn chết hay gì mà khen. Bọn em thấy học sinh bi giờ cứ phải quấn, phải cột cái tà khi leo lên xe máy tội lắm các chị ơi, cái quần trắng mỏng tang kỳ thấy mồ.

Cơmnguội 08:25, 28 tháng 11 2006 (UTC)

Trang phục, theo từ điển là: cách ăn mặc, còn y phục là: Quần áo, đồ mặc (nói khái quát). Xem nguồn
Mặc váy ngắn (mini jupe), không "phải quấn, phải cột", khi leo lên xe máy thì có kỳ không?
Lưu Ly 09:01, 28 tháng 11 2006 (UTC)

chữ Nôm[sửa mã nguồn]

Trước 1945, chữ Nôm, chữ Hán vẫn còn có thể được dùng trong một số ấn phẩm ở Việt Nam, do đó thêm chú thích vào để tiện cho độc giả tra cứu khi đọc lại tài liệu cũ. 203.160.1.42 02:01, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu muốn tra cứu thì đã có bài zh:越式旗袍 rồi. "Áo dài" là một từ thuần Việt. Lưu Ly 02:18, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Chữ Nôm là một sản phẩm Việt (ở Trung Quốc không dùng chữ Nôm). Thế đã thỏa mãn nhu cầu "yêu nước" chưa? Nói ngắn gọn như này: ông Trần Nhân Tông được chép trong sử sách với tên chữ Hán, không lẽ bạn bắt người đọc sang bên Wikipedia tiếng Tàu để xem về ông này viết trong sử cũ như nào? nếu vậy bạn cứ việc xóa tên tàu của ông này trong Wikipedia tiếng Việt. Áo dài có thể được ghi chép lại trong sách vở trước năm 1945 bằng chữ Nôm, bạn lại bắt người đọc sang Wikipedia chữ Nôm để xem cách viết như nào? Vậy mời bạn tạo ra Wikipedia chữ Nôm (chưa có). Xin nói rõ: ở đây không có gì muốn áp đặt văn hóa Tàu lên người Việt yêu dân tộc như bạn, ở đây muốn đi vào khía cạnh tra cứu thuần túy. Chưa kể rất nhiều bài khác có chú thích viết trong tiếng Anh như nào, tiếng Nhật như nào, tiếng Pháp như nào, tiếng Đức như nào, khi thông tin đó có thể có ích cho người tra cứu (lần lại tên gốc trong tiếng bản địa) chứ không bắt người đó sang bên Wikipedia tiếng nước tương ứng. 203.160.1.42 02:51, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Áo dài" là một từ thuần Việt, không thể so sánh với "Trần Nhân Tông". Và nếu như để "tiện tra cứu" thì khoảng 80% chữ viết trong wiki tiếng Việt đều phải thêm chữ Hán-Nôm vào?! Và để làm ngắn thảo luận này, xin bạn hãy ghé phiên bản dành cho tiếng Việt dùng chữ Nôm, bạn khởi tạo bài 襖長 bên đó, bài này sẽ được liên kết sang.Lưu Ly 03:15, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Để thảo luận này ngắn, Trần Cảnh là từ thuần Việt có thể so sánh với áo dài. Áo dài dùng trong ngữ cảnh của nó vào thời người Việt dùng chữ Nôm (thuần Việt: thuần Việt không có nghĩa là phải dùng chữ latinh Quốc Ngữ du nhập từ phương Tây). Mời bạn mở mục từ đó và tôi không tin là có thể tạo liên kết sang đó được. 203.160.1.42 03:25, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hãy cụ thể bằng một tài liệu nào để mọi người kiểm chứng được 襖長 là "áo dài" và để xoá đi "phán đoán" của bạn là "Áo dài có thể được ghi chép lại trong sách vở trước năm 1945 bằng chữ Nôm". Còn các bài viết khác, bạn hãy đề nghị với người khởi tạo bài. Thân mến.Lưu Ly 03:44, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC).[trả lời]

Nếu bạn cần kiểm chứng thì bạn ghi {{Cần dẫn chứng}} vào bài. Ngoài ra bạn cũng có thể đòi hỏi thêm dẫn chứng cho câu "là trang phục truyền thống của Việt Nam" vì chắc bạn cũng có thể cảm thấy rằng truyền thống của Việt Nam bắt đầu từ thời chỉ dùng chữ quốc ngữ (không còn dùng chữ Nôm và chữ Hán) thì có lẽ truyền thống này hơi nông cạn. Một số thuật ngữ dùng chữ "hiện đại" cho các thứ xuất hiện vào thời chúng ta chỉ dùng chữ quốc Ngữ (như vật lý hiện đại xuất hiện vào đầu thế kỷ 20). Nếu không dùng "là trang phục hiện đại" thì cũng có thể phải sửa "là trang phục xuất hiện vào giữa thế kỷ 20 khi chữ quốc Ngữ đã được dùng chủ yếu". 203.160.1.42 03:48, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
{{Cần dẫn chứng}} chỉ dán khi người thêm vào vắng ở wiki hơi lâu. Lưu Ly 03:54, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đấy là cách dùng cá nhân của bạn. Vâng bạn thích dùng như nào tùy bạn. Tôi không dùng nó như vậy. 203.160.1.42 03:56, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Bây giờ không thấy bạn Lưu Ly có ý kiến gì nữa, chắc bạn đã kịp kiểm chứng "Phủ Biên Tạp Lục", của Lê Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy". Nếu bạn đã xem được đoạn viết trên là đúng thực, bằng chữ Nôm/Hán thì tuyệt; bản thân tôi cũng chưa xem được đoạn này. Nếu chưa thì có thể hỏi thêm bạn Thành viên:Tuấn Nghĩa xem thế nào, hình như bạn này và Thành viên:Baodo có nhiều thông tin về việc này. Chính bạn Tuấn Nghĩa đã đính chính chữ áo dài bằng chữ Nôm. 203.160.1.42 04:28, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Phủ Biên Tạp Lục viết bằng chữ Hán chứ bạn?!.
Nhưng tôi không cho đó là vấn đề nữa. Vấn đề còn lại là có nên hay không nên gán thêm chữ Nôm vào trong các bài tựa như là Áo dài. Tôi không thảo luận nữa, chờ ý kiến mọi người khác.
Lưu Ly 06:01, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Theo tôi việc ghi chú những thứ "truyền thống" bằng ký tự đã từng sử dụng vào thời kỳ ứng với nó sẽ mang lại thêm giá trị tra cứu cho bài viết. Dĩ nhiên bạn có thể biết Trần Cảnh viết bằng tiếng tàu như nào khi sang Wikipedia tiếng Trung, nhưng một người không biết tiếng Trung sẽ gặp khó khăn khi sang bên Wikipedia tiếng Trung để tra cứu chữ Trần Cảnh bên đó. Wikipedia tiếng Việt phục vụ những người có khả năng đọc tốt tiếng Việt ở dạng chữ Quốc Ngữ, nhưng không nhất thiết có hiểu biết về các ngôn ngữ/ký tự khác, việc cho chú thích thêm có tác dụng giúp những người này dễ lần ra thông tin ghi bằng ký tự/ngôn ngữ gốc hơn. Bạn không cần đủ trình độ để đọc cả bài viết bằng chữ Nôm, nhưng bạn vẫn có thể đối chiếu được chữ Nôm/chữ Hán áo dài trong bài với một chữ, lấy ví dụ, viết trên một văn bản cũ, hay một logo của nhà tạo mẫu. Tương tự như vậy với các bài viết về các tên gọi mà trong thời kỳ của nó/địa phương của nó đã được ghi bằng ký tự không phải là chữ quốc Ngữ. Học tập kinh nghiệm của Wikipedia ngôn ngữ khác, họ cũng thường chú thích các ký tự/ngôn ngữ vào các mục từ có xuất xứ từ thời điểm/địa điểm khác biệt với thời điểm và địa điểm của đa số người đọc Wikipedia ngôn ngữ đó. 203.160.1.42 06:11, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Không rõ bạn Phan Ba đã đọc thảo luận này chưa, nhưng theo tôi việc bỏ bớt thông tin đi là một việc đi lại lợi ích của người đọc. Mục đích của bạn Lưu Ly là "yêu nước" (tức là mục đích chính trị) khi bị kích động bởi một thành viên hay thêm các từ tiếng Hán. Nhưng bài Áo dài này không do thàng viên nọ thêm vào, và những người cho thêm vào có mục đích xây dựng bách khoa thư có giá trị tra cứu. 203.160.1.42 07:16, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Vấn đề có thêm chữ Nôm vào hay không vẫn chưa có sự đồng thuận giữa các thành viên. Chưa có sự đồng thuận thì không nên tự ý mình thêm vào. Nếu không muốn thảo luận nữa thì mang ra biểu quyết, không phải chỉ thêm chữ Nôm cho bài này mà cho tất cả các bài viết khác. Phan Ba 07:20, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Bạn Phan Ba quá hồ đồ, tôi không tự ý mình thêm vào mà bạn Lưu Ly tự ý bỏ ra. Tôi không phải là người đã thêm vào, người thêm vào là 2 thành viên khác. 203.160.1.42 07:21, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi rất bực mình khi Phan Ba chưa có đồng thuận đã tự ý sửa và la làng dạy bảo người khác. 203.160.1.42 07:23, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Vấn đề có bỏ chữ Nôm ra hay không chưa có sự đồng thuận. Chưa có sự đồng thuận thì không nên tự ý mình bỏ ra. Nếu không muốn thảo luận nữa thì mang ra biểu quyết, không phải chỉ bỏ chữ Nôm/chữ Hán cho bài này mà cho tất cả các bài viết khác Trần Cảnh203.160.1.42 07:26, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi muốn đưa ra biểu quyết và không thảo luận nữa. Đề nghị Thành viên:203.160.1.42 bớt công kích bằng những lời lẽ như "hồ đồ", "kích động" hay gán cho Lưu Ly là "yêu nước" (tức là mục đích chính trị)"...Lưu Ly 07:28, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phiên bản ngày 2 tháng 1 năm 2007 không có chữ Nôm, các phiên bản trước đó cũng không có và không gây ra tranh cãi. Việc thêm vào chữ Nôm vào sau đó gây ra tranh cãi, tôi lùi lại phiên bản cũ không gây ra tranh cãi cho đến khi có sự đồng thuận. Tôi rất bực mình khi phải tiếp xúc với những người có lời nói không có lịch sự. Phan Ba 07:31, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tạo cơ hội cho người đọc được mở mang thêm kiến thức là mục đích của tôi, tôi không có mục đích tấn công bạn. Tôi hơi bực mình khi bị bạn Pahn Ba ăn hiếp bằng những lời rất hồ đồ như vậy nên nản lắm. Chán 203.160.1.42 07:32, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Lùi lại phiên bản theo ý cá nhân của Phan Ba, quá chán. 07:34, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)
Trước hết xin lỗi bạn Lưu Ly và bạn Phan BA vì tôi bất lịch sự. Tôi đồng ý là chúng ta nên tiếp tục thảo luận và nên khóa phiên bản ở dạng có chữ Nôm để người đọc được tra cứu nhiều hơn. 203.160.1.42 07:36, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi hoan nghênh ý của bạn, nhưng ý của bạn chưa có sự đồng thuận trong tập thể wiki này. Chừng nào chưa có đồng thuận thì không tự ý làm theo ý của mình. Đề nghị không sửa đổi nữa, muốn thêm chữ Nôm thì hảy mang ra biểu quyết. Có sự đồng ý của đa số thì bạn có thể thêm chữ Nôm không những ở bài này mà còn ở rất nhiều bài khác nữa.Phan Ba 07:37, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Một lần nữa, yêu cầu dừng thêm vào bài những gì gây ra tranh cãi. Phan Ba 07:38, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Dã man quá, không thèm đoái hoài đến người đọc mà chỉ chăm chăm bảo vệ nhóm Lưu Ly và Phan Ba theo kiểu vũ lực. Tôi đã tìm ra cách khác để giúp người đọc rồi.203.160.1.42 07:46, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Ước gì tôi chơi thân với Phan Ba hơn Lưu Ly, có phải là bài sẽ bị revert về phiên bản của tôi thay vì phiên bản của Lưu Ly nhỉ, hì hì... Tôi nên chúc mừng giáng sinh Phan Ba năm sau để có thể có lợi thế hơn trong tranh giành. Lúc đó Lưu Ly sẽ nhận "...yêu cầu dừng bỏ khỏi bài những..." 203.160.1.42 07:53, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hàn phục[sửa mã nguồn]

Bạn Lê Thy có bỏ liên kết Hàn phục khỏi danh sách các bài cần xem thêm. Tôi cho việc bỏ này, mà không bỏ Kimono là không hay. Theo tôi, tác giả bài này có viết đoạn "Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà." Đoạn này có so sánh áo dài với cả hai bộ trang phục ở 2 nước Á Đông khác là kimono Hàn phục. Phần xem thêm giúp người đọc được đoạn trên có thể xem thêm về cả 2 loại trang phục đó. 203.160.1.42 04:19, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ở chỗ này tôi khá may, mặc dù hồi sửa lại sửa đổi của Lê Thy (cùng nhóm với Lưu Ly và Phan Ba) nhưng vẫn chưa bị "đánh". 203.160.1.42 08:16, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi, trăm ngàn lần xin lỗi[sửa mã nguồn]

Em xin lỗi bác Lưu Ly và bác Phan Ba vì sửa đổi cực kỳ bất lịch sự của em như sau: em bỏ chữ "Một điểm thú vị tưởng cũng nên đề cập " vì theo đầu óc chưa văn minh của em là chữ này không trung lập. Dạ chính em không thấy "thú vị", nhưng có thể chỉ là em chưa được khai hóa thôi. Các bác cứ chỉ bảo. Nếu sai em xin nhận tội. 203.160.1.42 08:52, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phá hoại, sorry[sửa mã nguồn]

Sửa đổi của tôi tại [2] dường như có tính chất phá hoại. Xin Lưu Ly và Phan Ba lượng thứ, nhưng theo tôi thì sửa như vậy nó bách khoa hơn đấy ạ. Vì là chữ "tinh tế" nó cảm tính quá, còn thẩm mỹ cao chắc là theo một vài quan niệm của một số nhà thiết kế (hay theo quan niệm của các bác văn minh như bác Lưu Ly hay bác Phan Ba) thôi chứ, những ngươi đầu óc hay công kích kẻ khác và thiếu văn minh như em thấy không thể ai cũng cho là "thẩm mỹ cao" được ạ. Dĩ nhiên, em có khả năng cao là sai, các bác cứ biểu quyết nếu thấy em sai. Em vô danh không tham gia biểu quyết đâu ạ. 203.160.1.42 09:02, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

báo cáo lần cuối[sửa mã nguồn]

Em phân vân mãi không biết có nên báo cáo sửa đổi bé xíu này không. Thực sự có bác khác cứ sửa mà không thèm báo cáo bác Phan Ba và bác Lưu Ly (bác ấy khác em, em là cái loại...) nhưng lại không sao nên em quyết định lần sau sửa thì sẽ không thèm nói gì, kệ các bác biểu quyết hay thảo luận thì các bác cứ việc nhé, hủy sửa đổi do "gây tranh luận" cũng được. Các bác văn minh hơn em nên dĩ nhiên em để các bác quyết định chứ em dại gì hì hì.203.160.1.42 09:31, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thôi đi ạ, dấu phảy đó là do tôi gõ thừa! Làm như còn bé lắm mà cứ cố trêu trọc người khác mãi. :p Tmct 09:35, ngày 15 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài[sửa mã nguồn]

Trong sắc dụ của Chúa Nguyễn Phúc Khoát: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép …". Câu này chẳng thấy liên quan gì đến đặc điểm của chiếc áo dài, đọc xong cũng chẳng biết là khổ áo dài hay ngắn mà suy ra câu trên là "sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam". Casablanca1911 10:52, ngày 16 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khen hơi quá lời[sửa mã nguồn]

Trích dẫn: Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà.

Không biết các bạn có theo dõi tranh luận trên báo Thanh Niên về sự bất tiện của nữ sinh mặc áo dài cả tuần hay chưa mà để những lời khen thái quá này? Người ta đã nêu ra rất nhiều sự bất tiện của áo dài khi làm việc, học tập, khi rét mướt hay nóng quá,... đến nỗi thứ trưởng Bộ Giáo dục Đặng Huỳnh Mai (nếu tôi nhớ không nhầm tên họ) phải đánh công văn yêu cầu các trường không bắt nữ sinh mặc áo dài cả tuần, chỉ mặc đầu tuần thôi.

--Nguyễn Việt Long 17:21, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tranh luận ấy hầu hết chỉ có học sinh tham gia, đâu có mang tính đại chúng. Bên cạnh ý kiến chê cũng thiếu gì lời khen. Thứ trưởng Bộ Giáo dục chỉ phát biểu trên báo rằng Bộ không có quy định bắt buộc nữ sinh mặc áo dài chứ chưa hề ra công văn nào yêu cầu các trường không cho bắt nữ sinh mặc áo dài cả tuần. Bắt hay không băt là do trường bàn bạc với hội phụ huynh mà định liệu, cả nước có trường bắt mặc áo dài suốt tuần, có trường bắt mặc vài ngày cũng có trường miễn, suốt mấy năm qua đều vậy cả. Câu trên khen vậy có gì là quá lời đâu Phạm Nguyễn Trường An

câu mà bạn trích không những "không khen quá lời" mà còn "chẳng khen chi hết" nữa ấy chứ Xiaoao (thảo luận) 21:13, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhà thiết kế áo dài[sửa mã nguồn]

ở Việt Nam có bao nhiêu nhà thiết kế áo dài nổi tiếng Thuha2406 09:04, ngày 7 tháng 11 năm 2007

Hình mang tính cá nhân[sửa mã nguồn]

Hình:Hai thiếu nữ mặc áo dài.jpgHình:Áo dài, Hồ Gươm 2.jpg mang tính cá nhân, tính minh họa không cao. Khi có thể nên thay bằng hình khác. Tốt nhất là những hình toàn thân.--Sparrow 05:03, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lại chữ Nôm[sửa mã nguồn]

Chữ Nôm trong bài đọc là "áo trường", đâu phải "áo dài"? Chữ "dài" là một từ thuần Việt mà tại sao lại không dùng chữ Nôm cho "dài" mà lại dùng chữ Hán? NHD (thảo luận) 15:34, ngày 25 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Em tra trong [3] thì dài chữ Nôm là 𨱽. Có lẽ cần đổi 襖長 (áo tràng) như trong bài hiện tại thành 襖𨱽 (áo dài) cho chuẩn chăng? Nhưng dù sao vẫn chưa có dẫn chứng cụ thể từ các văn bản cổ. greenknight (thảo luận) 15:37, ngày 25 tháng 4 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Một sự phá hoại thô bạo.[sửa mã nguồn]

Có IP 222.252.149.101 đã phá hoại hết phần Lịch sử của Áo dài. Đây là hai phiên bản hiện tại và bản đã bị phá. [[4]] Vậy mọi người không biết sao. Mình đã Undo lại rồi. Không biết kẻ nào lại đi phá hoại tập thể như thế chứ. Nguyễn Tiến Trung Kiên (thảo luận) 14:58, ngày 1 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Xem xét kĩ[sửa mã nguồn]

Mời BQV Tuanminh01 vào xem sửa đổi bài này, đây rất có thể là phá hoạui tinh vi! -- Tân - Vương  12:41, ngày 28 tháng 11 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Áo dài mà chỉ mới xuất hiện vào thế kỉ 20? Vô lý quá[sửa mã nguồn]

Theo như kiến thức của mình và logic tự nhiên. thì (kiểu mẩu trước) của áo dài truyền thống Việt Nam phải đã xuất hiện từ rất lâu rồi. Phải có sự tiến hóa của áo dài, áo tứ tân qua dòng lịch sử chứ chả lẽ tự nhiên năm 1744 đùng cái có là xuất hiện cái áo dài năm thân gì đó, rồi mới có áo dài như bây giờ vậy hả? Vô lý. Đề nghị wiki tiếng Việt nên giải thích rõ để cho người đọc dễ hiểu và dễ quảng bá hình ảnh truyền thống Việt Nam, làm sao mà người nước ngoài bạn bè năm châu nhìn vào là nhận biết ra và nói "a, đó là quần áo truyền thống Việt Nam"; "đó là văn hóa Việt Nam" chứ không phải kiểu như: "a, đồ china à, Việt Nam copy của china à?".

Trương guy (thảo luận) 06:41, ngày 16 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]