Thảo luận:Lê Uy Mục

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Nguoiachau trong đề tài Thiếu trung lập

Thái hoàng Thái hậu[sửa mã nguồn]

Thái hoàng Thái hậu là chức gì vậy? Có phải bà nội vua? Nguyễn Hữu Dng 19:38, ngày 21 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo một câu trong bài Huế thì đúng là thế. Có lẽ vừa là mẹ vua (bố), vừa là bà nội của vua (con)--Docteur Rieux 19:42, ngày 21 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Lý giải về thái hoàng thái hậu[sửa mã nguồn]

Đương nhiên Thái hoàng thái hậu là bà nội của vua hiện tại. Có lẽ trong sử Việt Nam ít thời vua nào mà nhà vua có bà nội còn sống và có tham gia vào triều chính như thời Lê Uy Mục nên bạn Nguyễn Hữu Dụng mới thấy ngạc nhiên. Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đã nói rõ về chuyện bà thái hoàng thái hậu này.

Việc bạn Docteur Rieux giải thích rằng: "Có lẽ vừa là mẹ vua (bố), vừa là bà nội của vua (con)" có vẻ càng gây khó hiểu. Thời phong kiến rất nặng chuyện lễ giáo. Giả sử khi vua nhận cháu (con người em họ chẳng hạn) làm con thì người con đó lên ngôi và gọi vua bằng "cha" và gọi cha ruột thực của mình bằng "chú", vì đã làm con ngành trên, và gọi mẹ vua cha mình bằng "bà nội" và gọi bà nội thực của mình bằng "bà trẻ". Tương tự trong các gia đình ở ta khi xưa, con "nàng hầu" không được gọi mẹ đẻ ra mình bằng "mẹ" mà phải gọi vợ cả của bố mình bằng "mẹ", gọi vợ lẽ của bố mình bằng "dì" và gọi mẹ đẻ của mình bằng "chị".

Như vậy nếu vua lên ngôi mà "mẹ" của vua cha còn sống thì bà đó đương nhiên là thái hoàng thái hậu, bất kể quan hệ giữa bà đó với vua cha có phải là con đẻ không và bất kể quan hệ giữa vua cha và vua hiện tại có phải con đẻ không (chỉ cần vua trước gọi vua sau là "con" mà không phải là "em"). Cũng có một số vua vì tình cảm ruột thịt đã bất chấp lễ giáo, đặt mẹ mình lên ngang bằng hoặc trên vợ chính của vua cha (mẹ già) và bị các nhà nho khó tính cho rằng trái đạo--Trungda 10:29, 21 tháng 8 2006 (UTC)

"...phải gọi vợ cả của bố mình bằng "mẹ", gọi vợ lẽ của bố mình bằng "dì" và gọi mẹ đẻ của mình bằng "chị"" Mon Dieu! Còn gọi chị của mình bằng từ nào? Mekong Bluesman 01:08, 22 tháng 8 2006 (UTC)
Chị mình cũng gọi bằng "chị". Bạn không biết lễ giáo này sao? Vì trong nhà tất cả con chỉ có 1 mẹvợ cả của bố, có các vợ lẽ của bố, còn "nàng hầu", người xưa khinh miệt và hạ thấp xuống như vậy đấy. Có như vậy người ta mới tranh chấp ngôi trưởng thứ gay gắt như thế và các con của "nàng hầu" hay bị khinh bỉ là vậy, cũng do đó có những chuyện xung đột giữa các con cùng cha giết nhau rất nhiều--Trungda 01:42, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Theo tôi, nếu cần thiết, vì Wikipedia mang tính phổ cập mà không mang tính chuyên môn, nên có lẽ chúng ta nên thiết lập một mục bài dành cho các định nghĩa, có tính chất như một cuốn từ điển nhỏ hay sổ tay giải thích các thuật ngữ thông dụng để giúp độc giả dễ hiểu những từ ít gặp. Bài tập hợp các định nghĩa này nên nằm ở góc trang cho phép tra nhanh khi kết nối và sau đó nhanh chóng quay lại trang đang đọc. Dĩ nhiên, với trang thuộc từng lĩnh vực chỉ có định nghĩa của lĩnh vực đó và hiển nhiên bảng định nghĩa này chúng ta phải hoàn thành dần, không thể ngày một ngày hai hoàn thành được.--Trungda 10:29, 21 tháng 8 2006 (UTC)

Cái từ điển đó có tên là Chính Wiktionary. Cũng giống như Wikipedia, Trungda có thể trở thành thành viên tại đó và đóng góp; khác với Wikipedia, bài ở đó chỉ là định nghĩa của từ (có thể có nguồn gốc, thí dụ và thời điểm xuất hiện đầu tiên...). Các bài ở Wikipedia có thể liên kết với các bài ở Wiktionary, và ngược lại. Mekong Bluesman 01:08, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Chỉnh lý[sửa mã nguồn]

Bài này có vài tình tiết sai. Không rõ tác giả "dịch" hay viết nhưng việc Giản Tu công Oanh "xưng là Cẩm Giang vương" là không chính xác. Tôi sẽ chỉnh lý.--Trungda 10:29, 21 tháng 8 2006 (UTC)

Thiếu trung lập[sửa mã nguồn]

Đường người ta là 1 vị vua chính thống; lại gọi người là Quỷ vương, mấy vị viết wiki thực là hồ đồ. Nguoiachau (thảo luận) 02:58, ngày 9 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời