Thảo luận:Ngô Thì Nhậm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đòn thù của Đặng Trần Thường[sửa mã nguồn]

Ngoài vế đối nổi tiếng, Ngô Thì Nhậm còn để lại bài thơ tiên liệu kết cục của Đặng Trần Thường. Tôi bổ sung vào bài này cho đầy đủ.--Trungda 04:10, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Ngô Thì Nhậm có tham gia viết Hoàng Lê nhất thống chí?[sửa mã nguồn]

Tôi được biết trong Ngô Gia văn phái, những người viết Hoàng Lê nhất thống chí là Ngô Thì Chí viết 7 hồi đầu, sau đó là Ngô Thì Du. Phần cuối sách không rõ ai trong Ngô Gia văn phái viết. Chưa từng nghe Ngô Thì Nhậm tham gia viết sách này.--Trungda 04:10, 17 tháng 8 2006 (UTC)

Ngô Thì Nhậm chỉ là một văn quan không phải là một võ tướng[sửa mã nguồn]

Ngô Thì Nhậm chỉ là một văn quan thời Tây Sơn, không phải là một võ tướng. Cần đưa ra khỏi thể loại "Tướng nhà Tây Sơn"DangLien 07:09, ngày 1 tháng 6 năm 2007 (UTC)DangLien[trả lời]

Quan hệ giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường[sửa mã nguồn]

Nói là Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường là bạn học có lẽ là không chính xác. Ngô Thì Nhậm hơn Đặng Trần Thường tận 13 tuổi và đỗ đạt tiến sĩ từ khi còn trẻ. Đặng Trần Thường thì chỉ đỗ tú tài.DangLien 11:09, ngày 5 tháng 6 năm 2007 (UTC)DangLien[trả lời]

Sao lại là "THỜI" ?[sửa mã nguồn]

Tên đúng của ông này là Ngô Thì Nhậm.Chữ NHẬM phải đổi thành NHIỆM là do trùng tên với Tự Đức.Nhưng tại sao chữ THÌ lại bị đổi thành THỜI nhỉ?Có ai giải thích giùm không ạ?

Thân,

redflowers 16:02, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

時 có hai âm là "thì" và "thời": thời gian, thì (ngữ pháp), thời vụ... "Thì" trùng tên húy của Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì 阮福蒔 nên phải đổi thành "Thời". Nguyễn Thanh Quang 16:51, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Hầy,hóa ra là vậy,U cho gái cám ơn nhiều.Gái chỉ biết Tự Đức có tên là Hồng Nhậm chứ không rõ ông ta còn tên nữa là Thì.Vẫn mong được U cho thêm mấy nhời nữa bên Thảo luận:Brasil,U ạ.
Thân,
--redflowers 17:24, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đề nghị[sửa mã nguồn]

Trong bài có câu: Vụ án năm Canh Tý (1780) nổ ra, ông không can dự gì nhưng cũng phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình lánh nạn, cần tra thêm nguồn khác để bổ sung, điều mà sử cũ ghi mù mờ và rất trái chiều.

Vì theo Nguyên biết, thì:

Lúc ấy, có tin đồn chúa Trịnh Sâm bị bệnh rất nặng, Trịnh Khải bèn bàn mưu với gia thần là nho sinh Đàm Xuân Thụ và hai tên đầy tớ là Thế và Thẩm, bí mật sắm sửa vũ khí, chiêu mộ binh sĩ, để chờ thời. Ngoài ra, Trịnh Khải còn ngầm liên kết với Trấn thủ Sơn Tây là Nguyễn Lệ, Trấn thủ Kinh Bắc là Nguyễn Khắc Tuân để sẵn sàng hỗ trợ.

Việc mưu phản, bị Cấp sự trung Nguyễn Huy Bá biết được, kể với Đặng Thị Huệ. Ngô Thì Nhậm, người cùng phe với Thị Huệ, liền cùng Nguyễn Huy Bá mật tấu lên chúa Trịnh Sâm. Mặc dù rất giận, nhưng nghe theo lời bàn của Hoàng Đình Bảo, chúa vẫn giả vờ không hay biết. Mấy hôm sau, chúa Trịnh cho triệu Nguyễn Lệ và Nguyễn Khắc Tuân về triều, sai người bắt giam (giam luôn cha nuôi của Nguyễn Khắc Tuân là hoạn quan Nguyễn Phương Đĩnh), rồi mới sai quân bí mật đi bắt hết bè đảng của hai viên trấn thủ.

Ngô Thì Nhậm cùng với hoạn quan Phạm Huy Thức, nhận lệnh tra khảo tội nhân. Nhưng vì cha mất, ông Nhậm phải về chịu tang, nên chúa Trịnh sai Lê Quí Đôn đến thay.

Đó là chép theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 45, tờ 19, 20, 21. Hoặc xem trong Việt sử giai thoại quyển 7 của Nguyễn Khắc Thuần, Nxb Giáo dục, 1998, tr. 98-102), và sách này cũng cho biết rằng: trước khi Ngô Thì Nhậm tố cáo cơ mưu của Trịnh Khải, có đem chuyện bàn với cha là Ngô Thì Sĩ. Ông Sĩ hết sức can ngăn, nhưng không được con nghe. Đến khi hay tin con mình đã đi tố cáo, ông buồn bực uống thuốc độc tự vẫn. Sau vụ án, Ngô Thì Nhậm, vì có công tố giác, được thăng làm Hữu Thị lang bộ Công. Lúc bấy giờ thiên hạ có câu rằng: sát tứ phụ nhi Thị lang (giết bốn người cha để làm Thị lang). Bốn người cha ở đây gồm có: Ngô Thì Sĩ (cha ruột), Nguyễn Lệ, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phương Đĩnh (ba người sau đều là bạn thân của cha).

Nhưng theo Hoàng Lê nhất thống chí, thì chỉ có một mình Nguyễn Huy Bá đứng ra tố cáo. Sách này còn kể ông Nhậm đã hết lời khuyên Nguyễn Khắc Tuân phải hỏa tốc về kinh can ngăn Trịnh Khải dừng lại cơ mưu, nhưng không được nghe. Đến khi ông Tuân bị bắt giam, ông Nhậm định tìm cách gỡ tội, nhưng vì việc tang nên phải bỏ về. (tập I, Nxb Văn học, 1984, tr. 21-24).

Còn việc tự tử của Ngô Thì Sĩ, GS. Vũ Khiêu viết: Không có sử liệu nào khác chứng minh được điều đó cả. Ngược lại, qua bài thơ dài của ông Sĩ gửi cho con là Thì Nhậm, trước ngày chết không bao lâu, ta thấy lời lẽ đối với con rất thắm thiết, và con khen con đã hết lòng vì dân, vì nước như thế là "chí hiếu". (Thơ Ngô Thì Nhậm, Nxb Văn học, 1986, tr. 16)</ref> Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:22, ngày 19 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Như tôi hiểu thì Cương mục là sách của nhà Nguyễn mà ông Nhậm theo Tây Sơn, việc "bôi nhọ" có thể có (nhà Nguyễn hay làm việc này với kẻ thù); Hoàng Lê nhất thống chí thì kể có tình tiết rất trùng hợp (ở hồi 1): trong khi Ngô Thì Nhậm định gỡ tội cho Nguyễn Khắc Tuân và Nguyễn Khản thì phải về chịu tang. Tình tiết này được các dịch giả chú là "tang Ngô Thì Sĩ" (chứ không phải mẹ hoặc ông chú nào). Hoàng Lê do Ngô gia văn phái viết, việc "che tội" cho người nhà cũng có thể có.
Hai tài liệu này rõ ràng đối nghịch chứ không thể bổ sung cho nhau, vì khi ông Nhậm định gỡ tội cho ông Khản, ông Tuân thì ông Sĩ chưa biết việc 2 ông này bị xử, làm sao đã tự tử (để chết khiến ông Nhậm về chịu tang)?
Còn bài thơ ông Sĩ gửi con, rất có thể lại là thời điểm ông chưa biết có vụ án năm Canh Tý; khi thư đi rồi tin mới đến, lòng ông càng đau hơn.
Hai "phe" nói đều theo hướng lợi cho mình. Nguyên có thể bổ sung cho bài theo những nguồn tài liệu hiện có để mọi người đối chiếu.--Trungda (thảo luận) 02:18, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nguyên đang soạn bài Đặng Thị Huệ, tra sách tìm tài liệu thì bắt gặp mấy chi tiết trên. Ý Nguyên muốn nêu ra mấy ý trên là để người soạn bài này tìm tài liệu bổ sung thêm. Ý anh trùng hợp với Nguyên. Nếu Nguyên soạn lại bài này cũng sẽ theo hướng đó. Cái hẹn cũ, mong anh bỏ qua cho, vì Nguyên bận quá. Mấy ngày này, Long Xuyên mưa nhiều, buồn ghê. Buồn hơn nữa, là 2 câu dân gian nói về Đặng Thị Huệ: Đục cùn thì giữ lấy tông, Đục long cán gẫy còn mong nỗi gì. Ngẫm ở đâu, cũng có nỗi đau vì một bước lỡ lầm phải không anh? Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 03:22, ngày 20 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]