Thảo luận:Võ Nguyên Giáp/lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong Chính phủ lâm thời[sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945)... Theo tôi biết, Chính phủ lâm thời chỉ tính từ ngày 3 tháng 9. Avia (thảo luận) 04:05, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Danh sách Chính phủ lâm thời được đăng trên báo chí ngày 28 tháng 8. Ngày 3 tháng 9 Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân và họp phiên đầu tiên. Một số bộ cũng được thành lập ngày 28 tháng 8, ví dụ Bộ Tài chính do Phạm Văn Đồng làm Bộ trưởng.--Nguyễn Việt Long 14:50, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tiểu sử[sửa mã nguồn]

Ông Võ Nguyên Giáp sinh ra ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ông học luật ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và nhận bằng tiến sĩ 1937. Năm 1930 ông gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương, khi đảng bị cấm hoạt động ông đi sang Trung Quốc hoạt động, và trở thành sĩ quan quân đội từ khi gặp ông Hồ Chí Minh.Ông trở lại quân đội Việt Nam và giải phóng Hà Nội khỏi Nhật Bản.Ông ta là tác giả của chiến thuật chiến tranh du kích.Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh Điện Biên Phủ và thắng Pháp 1954. Những năm 1960 ông đảm đương chỉ huy hoạt động chiến tranh du kích của Việt Nam để đánh Mỹ và cũng là tác giả của kế hoạch Tết Mậu Thân 1968. Sau hoà bình 1975 ông ta từng giữ chức trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1982 Ông ta rời bỏ vũ đài chính trị.

Vinh Quang[sửa mã nguồn]

Ông nhận được rất nhiều Huân và huy chương cao quí nhất của Việt Nam. Ông Võ Nguyên Giáp được cả thế giới biết đến nhưng một vị anh hùng dân tộc Việt Nam và được quân đôi Pháp rất nể phục.

Mời các bạn thảo luận và có thể lấy thêm thông tin từ bài này

thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.40 (thảo luận • đóng góp).

"quân đôi Pháp rất nể phục" tôi không phản đối gì cụm từ này; nhưng nếu nếu viết vào bài thì nên đưa vào các thông tin có thật (thí dụ như: "tướng ... người Pháp trong tác phẩm ... đánh giá rằng VNG là ....) hơn là các cụm từ có mang cảm tính như vậy.
chúc vui vẻ

==Về sự ngưỡng mộ của quần chúng===Trong bài viết có đoạn: "Trong thời gian gần đây, tại các lễ hội, mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều nam nữ thanh niên đã mang ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà còn là hình ảnh lẫm liệt trong lòng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ nhìn nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành nhất". Cụ Võ Nguyên Giáp được ngưỡng mộ là sự thật và Cụ đáng được ngưỡng mộ nhưng lấy đó để đánh giá chân dung nhân vật trong bách khoa thư thì chưa thuyết phục. Cần phải để ý đến sự tuyên truyền và tâm lý đám đông. Chẳng hạn danh mhân quân sự Giucốp của Liên xô (và của nhân loại) gần như không được (hay không được phép hay không phải) tung hô suôt 1/4 thế kỷ cuối cuộc đời Ông trong khi không biết bao nhiêu người, không chỉ người Trung quốc, đã thờ Quan Công suốt cả ngàn năm qua và chân thành kính cẩn gọi Ngài là "Đức thánh Quan". Thậm chí nhiều người Việt bây giờ còn thờ cúng, ngưỡng mộ một gốc cây hay một hồn đá. Hãy xem không biết bao nhiêu cuộc "khiếu kiện đông người" của nhân dân với mục đích "kiện", "phản đối" những "cháu" kiêm "đồng chí" của Bác Hồ nhưng những người đi kiện rất hay mang ảnh Bác Hồ vì chắc rằng Bác hồ là biểu tượng mà họ trông đợi. Hãy hỏi tất cả những người (kể cả người già) đang ngưỡng mộ Cụ Giáp xem họ biết gì về Cụ Giáp! Phần rất đông chỉ nói là Tướng Giáp giỏi và tài và có đạo đức (thậm chí giỏi nhất, đạo đức nhất) nhưng bảo họ chứng minh thì họ không chứng minh được. Chẳng hạn họ không thể biết những ngày cuối tháng 4 năm 1975 Đại tương VNG thường "thức cùng anh em" (trực ban, cơ yếu..) để "đợi tin" chứ không phải là đang cầm gậy chỉ bản đồ như trong bức ảnh chụp sau lúc 11h30 ngày 30/4/1975 (như Đại tướng viết trong "Tổng hành dinh trong đại thắng mùa xuân".) Vì vậy cần đánh giá sự ngưỡng mộ Cụ Giáp của nhân không chỉ là do tài năng và đạo đức của Đại tướng. ===Về tiêu chí chọn tướng=== Bài viết có đoạn: "Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ". Cần thấy là đây là trả lời của Hồ Chủ tịch với báo chí trong ngữ cảnh có nhiều người không phục những tướng lĩnh của Việt nam dân chủ cộng hòa trong kháng chiến chống Pháp, trong đó có Đại tướng VNG, vì họ cho rằng Quân đội Việt nam do các tướng này chỉ huy lúc đó tương đối bé nhỏ, những người được phong tướng hầu hết chưa học qua trường lớp quân sự nào, lại rất ít kinh nghiệm chiến tranh. Cách trả lời của Hồ Chủ tịch rất báo chí, rất ngoại giao và hóm. Thế nhưng nói rằng đây là "tiêu chí chọn tướng" của Hồ Chủ tịch thì có lẽ nên thận trọng. Hơn nữa nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh thắng Đại tướng này hay Đại tướng kia càng phải thận trọng. Đúng là nhân dân đã thắng nước Pháp và nước Mỹ trong cuộc giàng và giữ độc lập. Việt nam thắng vì đạt được mục đích còn các đối thủ của Việt nam thua vì không đạt được mục đích. Ô Kít-xinh-giơ, ngoại trưởng Mỹ nói: "Chúng ta (Mỹ) không thắng tức là chúng ta thua"; Ông Lê Duẩn, bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt nam, nói: "Nói Mỹ thua không có nghĩa là Mỹ sức cùng lực kiệt" và Cụ Hồ chí Minh, chủ tịch đảng Lao động Việt nam, nói: năm 1968:"..thi đua đánh giặc Mỹ,..toàn thắng ắt về ta" và năm 1969: "đánh cho Mỹ cút... ngụy nhào". Vậy thì thắng trong trường hợp này là một khái niệm không thuần túy quân sự. Hãy chẳng hạn chỉ thống kê tổn thất nhân mạng của mỗi bên thi trong hầu hết các chiến dịch và trong toàn cuộc chiến, phía Việt nam DCCH đều tổn thất lớn hơn đối phương. Vậy thì "thắng" ở đây không đơn giản là tướng này thắng tướng kia.

Tác giả của chiến thuật chiến tranh du kích?[sửa mã nguồn]

Chiến thuật chiến tranh du kích thì đời nào cũng có, từ cổ xưa cũng đã có và có ai lại có thể được coi là tác giả của nó? (cho dù có viết tác phẩm tổng kết nó). Tác giả của nó chỉ có thể là nhân dân và chiến binh các thời đại. Tôi đề nghị sửa câu này cho chính xác hơn ví dụ là một chuyên gia về chiến tranh du kích chẳng hạn.Tô Linh Giang 10:48, ngày 25 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tui ủng hộ ý này -- LĐ
Tôi đồng ý với ý kiến này, cần sửa đổi!NHHP 13:15, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Khiêm tốn vẫn hơn[sửa mã nguồn]

Ông được nhiều người xem như một huyền thoại quân sự thế giới khi chỉ huy một đội quân nhược tiểu đánh bại cường quốc thế giới

  1. Đánh bại cường quốc Pháp, chưa chắc à nha, lúc đó Pháp thua trận Điện Biên thôi chứ, ba phần tư Đông Dương nghe nói vẫn nằm trong quyền quản lý của Pháp. Thấy kéo dài chỉ có hại hơn là có lợi thì họ chịu thua mà ký hiệp định và rút quân, chứ có phải là hai nước Việt - Pháp đánh nhau đâu mà huênh hoang đánh bại cường quốc Pháp. Thua đây là thua trong việc bảo hộ Đông Dương thôi chứ, mà thời thế lúc đó có khác rồi, Trung Quốc đã mạnh và quyết giúp Việt Nam đánh Pháp từ vũ khí, lương thực cho đến huấn luyện và cố vấn thì sao chỉ nhắc tới từ "nhược tiểu" cứ như là thời cụ Phan Đình Phùng tự tạo vũ khí đánh Pháp? Khiêm tốn một chút vẫn hơn. Xuxi 12:20, 21 tháng 9 2006 (UTC)
    Năm 1953, 80% chi phí quân sự của Pháp ở Đông Dương được chi trả bởi Mỹ. Trung Quốc năm 1950 mới thoát khỏi nội chiến, thời đó Trung Quốc vẫn là một nước cực nghèo, tính đến tận năm 1979 Trung Quốc vẫn cứ là nước nghèo, lạc hậu về kỹ thuật, họ có thể chi viện cho Việt Nam nhưng không là gì so với Mỹ. Tất nhiên trừ phi Trung Quốc chi viện về người rồi VN dùng lượng quân đó để đánh với cái chiến thuật biển người - TQ ko hề chi viện người ngoại trừ 1 số công binh xây đường & 1 số nhỏ cố vấn quân sự không trực tiếp tham chiến, ngay cả chiến thuật biển người cũng chỉ được áp dụng ở vài ngày đầu trận Điện Biên Phủ. Sau đó Võ Nguyên Giáp đã chuyển qua chiến thuật đánh chắc - thắng chắc.--Đặng Trần Hiếu 21:21, 8 tháng 11 2006 (UTC)
  2. Đánh bại cường quốc Mỹ? Cũng như ý trên, mà sao có từ nhược tiểu? VNDCCH là nước nhược tiểu? Xuxi 12:20, 21 tháng 9 2006 (UTC)
    Đề nghị tra từ điển tiếng Việt từ nhược tiểu nếu không hiểu từ đó có nghĩa gì. So với 2 cường quốc trên thì Việt Nam là nước nhược tiểu. Trong suốt lịch sử Việt Nam, may ra chỉ có chiến tranh với Campuchia hay Chăm Pa là Việt Nam không ở thế nhược tiểu.--Đặng Trần Hiếu 21:21, 8 tháng 11 2006 (UTC)

Các bài báo trong và ngoài nước thường ca ngợi Tướng Giáp, văn phong báo chí họ có quyền ca ngợi như thế, ngay cả người Pháp, Mỹ họ cũng nhận như thế, nó cũng chẳng có sai, nhưng đây là từ điển thì cần chỉn chu. Chừng nào hai nước đánh nhau vì tranh giành cái gì đó, rồi ta đánh bại họ, chiếm đất họ thì mới huênh hoang là đánh thắng cường quốc thế giới chứ, đây là phòng thủ thôi, đánh thắng sự tiến công của người ta, người ta thấy không có lợi người ta không đánh mình nữa, oai thì có oai, hay thì có hay, nhưng theo tôi tự hào có mức độ vẫn hơn. Nên nhớ vua Lê Lợi sau khi đánh thắng quân Minh lại xin "cầu hòa". Bộ tưởng vua Lê sợ quân Minh lắm sao? Hòa đây nghĩa là anh mà qua đánh nữa thì tôi cũng đánh thắng anh thôi, nhưng tôi cũng mệt ê ẩm, còn sức tôi thì tôi tự biết, không đủ sức đánh cho anh thất kinh, chiếm đất, cướp vàng, cướp bạc của anh, bắt anh bồi thường chiến phí, thôi thì xin anh đừng đánh tôi nữa.Xuxi 12:20, 21 tháng 9 2006 (UTC)

Nghe cũng phải, có phải làm cho cả Pháp lẫn Mỹ gần chết đến nơi đâu? thảo luận quên ký tên này là của 162.83.200.33 (thảo luận • đóng góp).
Xin lỗi chứ, cái bình luận của cậu hơi bị ngu, nói như cậu thì yêu cầu cậu vào sửa lại hầu hết tất cả các bài nói về các cuộc chiến diễn ra trên đất Việt Nam từ trước đến nay, cụ thể là sửa lại cái bài về Ngô Quyền, vì theo cậu nói thì Ngô Quyền cũng chỉ thắng cái trận Bạch Đằng, hay ngay cả như bài về Trần Hưng Đạo về 2 lần đánh bại quân Nguyên. Và cũng yêu cầu cậu sửa ngay cái đoạn "Lê Lợi sau khi đánh thắng quân Minh" ở trên, vì theo cái ngu lý của cậu thì rõ ràng là Lê Lợi không hề đánh thắng quân Minh bởi vì Lê Lợi có chiếm được tí đất TQ nào quái đâu. Phải dựa trên mục đích, tính riêng thế kỷ 20, mục đích của VN khi đánh Pháp là để giành độc lập - VN đã đạt được mục đích - đó là chiến thắng, mục đích của VNDCCH khi đánh VNCH & Mỹ cùng đồng minh là để thống nhất 2 miền - VNDCCH đã đạt được mục đích - đó cũng lại là chiến thắng, VN chiếm Campuchia để lật đổ Pol Pot & thành lập chính phủ bù nhìn dưới sự chỉ đạo của VN - VN đã đạt mục đích -> đó cũng lại là chiến thắng, chỉ có khi VN giành độc lập năm 1945 là không thể gọi là đánh thắng Nhật vì ở đấy không hề có đánh, Nhật đã đầu hàng đồng minh rồi. Lần nữa là chiến tranh biên giới với TQ, khi đó mục đích của TQ chưa rõ ràng nên không thể kết luận ai thắng ai thua.--Đặng Trần Hiếu 21:21, 8 tháng 11 2006 (UTC)

Xin lỗi bạn Đặng Trần Hiếu một chút. Không có chuyện vài ngày đầu ở Điện Biên Phủ là đánh biển người, sau đó VNG mới chuyển sang dánh chắc-tiến chắc đâu. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.114.13 (thảo luận • đóng góp).

Cái chuyện mấy ngày đầu đánh biển người, sau đó vì thiệt hại quân số quá lớn tôi nghĩ chẳng có gì phải bàn cãi cả vì trước giờ tôi thấy có người tranh cãi chuyện thực lực của VN & Pháp trong trận ĐBP chứ chưa ai tranh cãi cái này bao giờ. Nếu muốn biết sự thực thế nào thì chắc cũng không khó để kiểm chứng. Cứ thử google ĐBP rồi đọc qua vài bài là biết. Khi chiếm Beatrice thì dùng biển người, sau đó vì thương vong cao, chuyển sang đánh chắc thắng chắc[1]--Đặng Trần Hiếu 19:06, ngày 31 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Xin hỏi bạn Hiếu có thật sự hiểu thế nào thì được gọi là "chiến thuật biển người" không, bạn có biết lối đánh công đồn của bộ đội VN ở ĐBP cũng như ở các nơi khác là thế nào không ? Nếu không, mời bạn vào đây đọc trước khi phát biểu mạnh miệng như vậy : http://www9.ttvnol.com/quansu/832459.ttvn. Truong Son 09:26, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thực sự là từ sau 1975 Ông đã không thể tiếp tục tiến lên trên con đường chính trị được nữa vì xung quanh có rất nhiều người tị hiềm với những vinh quang của Ông, cụ thể nhất là Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười... Từ năm 1977 Ông đã không còn là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng về mặt thực quyền mà thuộc về Văn Tiến Dũng, cho đến năm 1982 thì chính thức mất chức. Năm 1986, đại hội VI, những người ủng hộ Ông đã có nhiều cố gắng muốn đưa Ông lên vị trí cao nhất - Tổng Bí Thư - nhưng bất thành vì những... đòn du kích đầy hiệu quả (?) của những người đồng chí với Ông. thảo luận quên ký tên này là của 222.253.121.206 (thảo luận • đóng góp).

VÕ NGUYÊN GIÁP là mọt tương lĩnh xuất sắc nhất của mọi thời đại trân điện biên phủ là trận đánh rất xuất sắc của ông, vì thông thường bên tiến công phai có lực lương gấp 5 lần bên phong thủ mà lúc đó so về lực lượng thực chất là ông lấy yếu đánh mạnh: về bộ binh quân đội của ông hơn địch về số tiểu đoàn(27/12)nhưng quân số mỗi tiểu đoànchir bằng 2/3 tiểu đoàn quân pháp trang bị lại yếu hơn,số lương pháo tương đương nhưng về số đạn lại rất ít(đến nỗi cuối chiến dịch muốn bắn 10 viên đạn phải xin ý kiến của tổng tư lệnh) lực lượng của ông lại không có xe tăng, máy bay yểm trợ, không vận chuyển quân nhanh băng quân pháp XIN HỎI KHÔNG PHẢI LẤY YẾU ĐÁNH MẠNH LÀ GÌ (tui muốn nói thêm là trong mọi cuộc chiến tranh dù là bảo vệ đất nước pháp chưa bao giờ xây dựng được một pháo đài kiên cố như điện biên phủ (thậm chí cả vedun cũng không sánh được)) Anberteinstin 12:33, ngày 3 tháng 1 năm 2008

Công bằng mà nói tài năng của đại tướng là không ai có thể phủ nhận được! nếu các bạn không tin hay khôn gphục thật sự ông thì các bạn hãy thử kiểm chứng bằng hành động thực tế!
các bạn có tài tổ chức và phân tích để chỉ huy một đội quân "đầu tiên" chính qui không? tài của đại tướng là vô cùng lớn ! hiếm ai biến không thành có và có một tầm nhìn chiến lược sâu sắc như đại tướng.
còn nói về chuyện vì sao pháp thua ở việt nam.
theo tôi, "người ta"(lính lê dương, châu phi, lính đánh thuê...) tham chiến không phải vì tự hào dân tộc hay tự ái cá nhân mà chỉ vì tiền! họ là những kẻ làm thuê cho pháp không hơn! mà bản thân nước pháp nhận quá nhiều viện chợ của mỹ (chắc hẳn là người Việt các bạn biết câu: của biếu là của lo của cho là của nợ!) người pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai đã quá kiệt quệ nay lại nợ chồng chất Mỹ nay con số quá lớn(theo tôi phân tích-cần dẫn chứng) họ không muốn "đánh thuê" cho Mỹ nên lúc nào cũng mang tâm lý "uể oải" vì có ai theo đuổi một cô gái mà biết chắc sau cùng cô ấy chẳng thuộc về mình bao giờ?
....... còn nhiều nữa tôi không nên viết nhiều! chỉ tóm tắt những vấn đề chính như sau:
+ Đại tướng là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc.tài-trí của đại tướng không phải bàn cãi gì thêm Đại tướng đã quá nổi tiếng rồi!(vì càng bàn cãi thì Đại tướng càng nổi tiếng!)
+ đề nghị các bạn không nên có thái độ dè bỉu. vì trong diễn đàn tôi thấy có nhiều bạn "không thích" Chủ nghĩa công sản ở Việt Nam cho lắm! các bạn hãy nghĩ lại!
xin hết!
Phuenter 23:41, ngày 13 tháng 3 năm 2008

Tướng VNG giỏi và nổi tiếng thế giới thì đúng rồi, không cần bàn nữa. Điều quan trọng là tìm hiểu xem Ông giỏi thế nào và giỏi đến đâu, có đúng như những gì Ông đã kể về mình không. Chẳng hạn đến tận dịp kỉ niệm 50 năm chiến thắng biên giới người ta mới công bố khá nhiều tài liệu về việc Hồ Chí Minh tham gia chiến dịch này và ngoài ra trong chiến dịch này có những ý kiến đóng góp quan trọng của cố vấn Trần Canh. Vậy nhưng suốt mấy chục năm phần lớn dân ta và cả các chuyên gia phương tây chỉ biết là Đại tướng VNG chỉ huy chiến dịch. Hay như những tổng kết của VNG về Điện biên phủ, suốt mấy chục năm không thấy nhắc đến cố vấn Trung quốc. Lại nữa, mấy chục năm sau Ông mới kể về việc Ông thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh sang "đánh chắc tiến chắc" và Ông lại nói phương châm đánh nhanh do các "đồng chí đi trước lựa chọn" làm mọi người, vì sẵn có tâm thế phục tài Ông nghĩ rằng cái quyết định của Ông là để sửa cái sai của người khác trong khi rõ ràng trong suốt hai tháng Ông đã cho chuẩn bị kế hoạch đánh nhanh, công nhận kế hoạch đánh nhanh là "chính xác" (chữ dùng của VNG). Phân tích kỹ thì thấy việc VNG chuẩn bị kế hoach đánh nhanh trong suốt hai tháng, kéo pháo vào rồi lại kéo ra chứng tỏ Ông nắm địch không vững và quá chậm. Thế mà sau này Ông lại kể lại đó là sai lầm của người khác. Hay như trong hầu hết các sách lịch sử đều có tấm ảnh VNG đứng trước hàng quân trong lễ thành lập Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 22 tháng 12 năm 1944 và tấm ảnh ấy gây ấn tượng rất lớn. Thế nhưng theo Trung tướng Nam Long, một trong 34 chiến sĩ của ngày 22 tháng 12 năm 1944 thì tấm này chính VNG đạo diễn và chụp ngày 22 tháng 12 năm 1954. Trong nhiều tài liệu có tấm ảnh VNG cầm gậy chỉ bản đồ chỉ huy chiến dịch xuân 1975 nhưng tấm ảnh này cũng được đạo diễn và chụp sau khi Sài gòn đã giải phóng.v.v... Xin hiểu là những chi tiết trên không vì thế mà làm giảm giá trị của Đại tướng VNG nhưng nó góp phần biến VNG trở thành huyền thoại. Một mục từ về một danh nhân trong Bách khoa thư cần phải là một chân dung chứ không nên là một huyền thoại. Nếu thiếu nghiêm túc và nếu để các thiên kiến chính trị, thậm chí thiên kiến cá nhân khi viết về Đại tướng thì có thể làm cho mọi người, nhất là những người không có điều kiện kiểm chứng thông tin, hiểu sai lạc về Đại tướng VNG, người mà tuyệt đại đa số nhân dân Việt nam đều yêu mến và tự hào vì được là đồng bào của Ông... 117.0.97.60 (thảo luận) 16:08, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị cho nguồn dẫn cụ thể, không thể nêu những ý kiến chủ quan ở đây được.--DMT (thảo luận) 13:03, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Theo trung tuong Nam long thì tấm ảnh chụp đội VNTTGPQ, chụp ngày 22/12/1954 do VNG đạo diễn, chú thích là chụp ngày 22/12/1944 không phản ánh đúng tình hình ngày 22/12/1944. Không có hàng ngũ tề chỉnh nhw thế, cũng không hùng dũng thế. Mà cũng cần nói thêm việc coi VNG là "anh cả" của QDNDVN và ngày 22/12/1944 là này thành lạp QDNDVN là chwa thỏa đáng. Cần phải lấy ngày thành lập cuu quốc quân làm ngày thành lập QDDNDVN vì Cuu quốc quân do Đảng CS Đong duong thành lập, truoc VNTTGPQ nhiều năm, chỉ huy của nó là Chu Văn Tấn là bộ truỏng QP đầu tiên. Tôn trọng lịch su chỉ làm tăn giá trị và vai trò cũng nhu phẩm hạnh của Võ Nguyên Giáp.

Rời bỏ vũ đài chính trị[sửa mã nguồn]

Năm 1983 ông được phân công làm Chủ tịch Ủy ban sinh đẻ có kế hoạch. Ông đã rời bỏ vũ đài chính trị năm đó, nhưng vẫn giữ một vai trò làm cố vấn

Tôi e câu này sai quan điểm. Làm cách mạng thì phải tới hơi thở cuối cùng chứ? Đến năm 1991 ông mới về hưu kia mà. Dù về hưu thì là đảng viên vẫn cứ là sinh hoạt chính trị, khác vai trò thôi chứ? Gần đây ông còn gởi thư góp ý cho Đại hội Đảng, như vậy là vẫn còn quan tâm đến chính trị đó chứ.

Từ "vũ đài" có nghĩa là đấu đá nhau, ông Giáp đọc được câu này chắc ông không thích. Tôi nghĩ nên viết là "Sau đó ông chỉ còn giữ chức cố vấn" là vừa đủ.

Xuxi 12:37, 21 tháng 9 2006 (UTC)


Tôi nghĩ, ảnh chụp Đội VNTTGPQ và một số ảnh khác chụp sau thời điểm diễn ra sự kiện và chụp ở đâu không quan trọng. Vì sao vậy? Vì điều kiện lúc diễn ra sự kiện không cho phép (ví dụ, không có máy chụp ảnh, hoặc có nhưng không ai chú ý chụp...) Nhưng vì giá trị của sự kiện nên người ta đạo diễn dựng lại để chụp thì cũng không sao. Miễn rằng, sự kiện đó là có thật. Nó cũng giống như phim tài liệu vậy thôi. Có nhiều phim tài liệu (chứ không phải tư liệu) người ta dựng lại tương đối chính xác dựa trên sự kiện đã diễn ra để quay phim đó thôi, nhưng nó đích thị vẫn là phim tài liệuthảo luận quên ký tên này là của 123.26.14.13 (thảo luận • đóng góp).

huyền thoại "10 vị tướng tài"[sửa mã nguồn]

Trích dẫn: Năm 1987, Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hành đầu Thế giới được tổ chức ở Thủ đô Luân Đôn ( Vương quốc Anh) đã nhất trí bầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là 1 trong số 10 vị tướng huyền thoại xuất sắc nhất của nhân loại mọi thời đại (Việt Nam có 2 người trong danh sách này, người còn lại là Trần Hưng Đạo).

Tôi sẽ cắt ngay phần này ra, bởi vì tin này là một trong những huyền thoại lớn nhất của Việt Nam hiện đại. Báo chí trong nước lặp đi lặp lại, bảo là do Hội Hoàng gia Anh bầu chọn, nhưng không hề cho biết 8 vị tướng còn lại là ai. Mấy năm trước chuyên san Kiến thức ngày nay nhờ người ở Anh cất công đi hỏi Hội Hoàng gia Anh, rồi Britannica, v.v... không ai nghe thấy cuộc bầu chọn ngoạn mục ấy. Sau đó các báo khác tắt hẳn tiếng, nhưng dư âm của nó thì vẫn còn đến bây giờ. Mới tháng trước có người bảo là Hội nghị sử gia thế giới (xem Thảo luận:Nguyễn Huệ), hôm nay lại có người vào nói là "Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hành (sic) đầu Thế giới".

Xin vui lòng, tìm ra được nguồn trích dẫn tin cậy hẵng đưa vào. Không có cuộc bầu chọn tưởng tượng đó thì tướng Giáp cũng xuất chúng rồi.

Avia (thảo luận) 07:55, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Đồng ý. Tôi cũng thắc mắc chuyện này từ khá lâu rồi. Tmct 08:09, 3 tháng 10 2006 (UTC)
Ðồng ý với Avia và Tmct. Lê Thy 03:25, 22 tháng 11 2006 (UTC)

Hôm qua mình thật ngượng với mấy người bạn nước ngoài trên đất Nhật. Trong lúc nói chuyện về lịch sử VN đời nhà Trần, mình có nhắc đến câu chuyện 10 vị tướng tài, về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Các bạn ấy rất quan tâm và có hỏi TL nào nói về cuộc bình chọn danh giá ấy, mình hứa sẽ thông báo sau. Không ngờ về nhà tìm hiểu một đêm trên internet, kết quả mình nhận được là một con số không, một câu trả lời gần như phủ định về tính có thật của câu chuyện "bầu chọn 10 vị tướng" kia. Có ai giúp mình với không! Nguyenbs 16:09, 21 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi có lần đọc tài liệu nói về việc bầu chọn này. Thấy tài liệu ấy nói bầu theo thời đại (Cổ đại, Trung Đại, Cận Đại và Hiện đại). Cổ đại có Xêda (thứ lỗi vì tôi không biêt tên ông này viết thế nào), Haniban. Trung đại có một mình Trần Hưng Đạo, Thời cận đại có Napoleon, Cromeo(?), thời Hiện đại có Võ Nguyên Giáp với lại ai đó không nhớ. Không nhớ tài liệu ấy ở chỗ nào nữa. Hề hề. 203.160.1.47 16:40, 21 tháng 11 2006 (UTC)

Tài liệu thì rất nhiều, thậm chí mô tả tỉ mỉ từ quy trình bầu chọn đến việc đúc tượng đặt ở bảo tàng, như vậy ai đọc mà không tin kia chứ! Nhưng vụ đó chỉ là tưởng tượng của Việt Nam ta thôi, vấn đề là ở đó. Chuyên san Kiến thức ngày nay từng kể rõ, tôi tìm lại chua được. Các bạn xem tạm bài này [2]. Có khả năng chuyện này ra đời do sự kiện có thật như sau: năm 1983, ngươi ta thêm vào Bách khoa toàn thư Anh quốc (Encyclopaedia Britannica) một số vị tướng, trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp! Mới được thêm vào, mà người Việt nghe thì mừng quýnh, cứ ngỡ là xếp đầu bảng! Avia (thảo luận) 02:53, 22 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi có đọc một số bài viết, nói cuộc "bầu chọn" này chỉ là "bịa đặt", một thông tin không chính thống và không kiểm chứng được, nên tôi cho rằng: "Năm 1987, Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hành đầu Thế giới được tổ chức ở Thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh) đã nhất trí bầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp" là không chính xác! NHHP 13:18, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

thiết nghĩ dù có hay không có cuộc bầu chọn đó thì VNG vẫn là 1 anh hùng dân tộc không ai có thể chối cãi được. VNG đã vận dụng các chiến lược quân sự 1 cách cực kỳ tinh xảo để kết hợp lại và đánh bại thực dân Pháp (tôi sẽ sử dụng từ đánh bại ở đây bởi vì tôi thấy nó xứng đáng). có thể các bạn nói tôi không nên dùng từ "đánh bại" nhưng các bạn có thể xem kỹ lại: "cái bánh ngọt" Đông Dương quả thật rất béo bở mà không có 1 cường quốc nào có thể cưỡng lại được (nhất là "cái bánh ngọt" VN) Pháp sẽ không rút chạy nếu như không bị thua xiểng liễng .trong 1 phim tài liệu tôi được xem thì anh bộ đội VN nhỏ choắt người ghí súng vào hàng chục lính Pháp giơ tay vẫy cờ trắng xin hàng. xin hỏi các bạn nếu người Pháp không thua thì tại sao lại đầu hàng vô điều kiện như vậy. còn một chi tiết nữa mà tôi muốn thêm vào là: khi được Tướng Pháp mời sang "thăm" Điện Biên Phủ, VNG đã chỉ nhìn tổng thể 1 lần duy nhất pháo đài ĐBP này và khi về đã vẽ lại sơ đồ y như đúc cấu trúc của nó và điều đó đã giúp ta "hạ thành" ĐBP 1 cách thuận lợi hơn. Võ Nguyên Giáp hay Trần Hưng Đạo điều là những huyền thoại không ai có thể chối cãi được. tôi không thích 1 ai đó vì không thích CSVN mà lại bôi nhọ VNG hay các vĩ nhân của VN 1 cách mù quáng điên khùng. tôi càng không thích đề cao quá mức như là bịa đặt cuộc bầu chọn này (có thể) chắc hẳn ông VNG cũng không thích như vậy đâu. họ như thế nào thì cứ nói sự thật không thêm thắt cũng như không xuyên tạc đạo đức, tư cách, tài năng của họ vì tất cả sự thật mọi người đều biết cả rồi.
nếu bạn nào thấy ý kiến của tôi có gì sai lệch hoặc không đúng thì đính chính hoặc vào YM : tiachop911 để thảo luận trực tiếp với tôi
Tiachop911 09:41, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)tiachop911Tiachop911 09:41, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Wikipedia chỉ nên có các thông tin có thể kiểm chứng được và từ các nguồn tin cậy được. Các ý kiến, lối nhìn, niềm tin... của cá nhân hay người viết không thể mang vào Wikipedia vì đây không phải là một diễn đàn. Mekong Bluesman 16:59, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần đánh giá mang tính bốc thơm quá, ko trung lập rồi58.186.66.231 10:51, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Quả thật hồi trước trên báo Kiến thức ngày nay có đưa thông tin đó, nhưng giờ tìm trên net không thấy. Tôi nhớ danh sách đó có Alexandre Đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Kutuzov, Zhukov... cùng với 2 tướng Việt Nam là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, giờ không thấy trên net, có thể là cuộc bầu chọn do một tổ chức nhỏ nào đó chăng (nếu là hoàng gia Anh thì phải có thông tin). Tôi search thử Trần Hưng Đạo + Võ Nguyên Giáp + Zhukov thì chỉ ra kết quả một diễn đàn về lịch sử, các mem trong đó ngồi bình chọn 10 vị tướng xuất sắc nhất, có nhắc đến 2 ông tướng của ta. conbo 11:19, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một bầu chọn vui của các báo chí ta gồm một vài tướng châu Âu rồi búa xua tướng Cộng Sản, tôi nghĩ không cần phải bàn luận nhiều, ai dám bỏ vô thì người đó thực là không biết ngượng vậy Quycuocthat 07:28, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Ngượng thế nào hả bạn?? Bạn cảm thấy hai tướng VN không xứng đáng đứng trong top 10 thế giới sao? tôi đã xem kỹ danh sách 10 đó rồi, trong đó có 2 người của thời dân chủ tư sản (có Olivơ -Cromwen của Anh). VN phải có ít nhất 7 tướng giỏi hơn ông người Anh này! Tôi không quan tâm có cuộc bầu chọn top 10 thất hay ko nhưng nếu có thì tôi cũng thấy 2 đại diện VN là xứng đáng. Tự bản thân mình phải ý thức dân tộc mình có những thiên tài kiệt xuất, không thua kém dân tộc nào trân thế giới. Còn về cuộc bầu chọn này thì khi chưa có căn cứ rõ ràng thì không nên đưa vào các tài liệu chính thức, không nên viện dẫn trong tranh cãi cũng như đừng vội khoe với bè bạn 5 châu. Về tướng VNG, tôi phản đối các ý kiến bị ảnh hưởng bởi ác cảm chính trị với chủ nghĩa cộng sản mà phủ nhận tài năng và công lao của tướng VNG. Chúng ta cần có cái nhìn khách quan, cầu thị. (thân ái!) Daibangchinhchien (thảo luận) 03:30, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]


chính xác tướng Giáp còn là ủy viên TW và Phó thủ tướng đến năm 1991. còn cuộc bầu chọn hình như hoàng gia Anh hay hội đồng quân sự nào đó của Anh thật. không nhớ rõ. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.66.27 (thảo luận • đóng góp).

Nếu không biết, không biết rõ hay không kiểm chứng được thì không mang vào Wikipedia được. Mekong Bluesman 18:05, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

1. Quân đội nhân dân Việt nam được nhập từ hai tiền thân là Đội Việt nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân. Cứu quốc quân được thành lập trước Việt nam tuyên truền giải phóng quân ba bốn năm, lại cũng do Đảng Cộng sản Đông dương thành lập; một trong những chỉ huy của Cứu Quốc quân là Chu Văn Tấn được cử làm Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên. Vậy nên khi đánh giá về Võ Nguyên Giáp (VNG) trong việc thành lập Quân đôi nhân dân Việt nam phải chú ý đến điểm này.

2. Chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên Phủ) là một chiến thắng có ý nghĩa chính trị và quốc tế rất lớn và tầm của nó trước hết là do những ý nghĩa này. Tất nhiên ý nghĩa chính trị và quốc tế không tách rời ý nghĩa quân sự nhưng nếu đánh giá tài cầm quân của một vị tướng thì cần tách mặt quân sự ra khỏi vấn đề. Cụ thể là phải so sánh được lực lượng tham chiến và tổn thất của mỗi bên. Trong hồi kí VNG nói ban đầu khi VNG đề nghị kế hoạch đánh trong chừng 45 ngày tức là tiến chắc đánh chắc thì ta cần chừng 42 ngàn quân. Sau chuyển sang định đánh nhanh trong ba đêm hai ngày bằng cách tập trung "ưu thế tuyệt đối về binh lực" (chữ dùng của VNG) nên số quân được huy động phải lớn hơn con số 42 ngàn nhiều. Trong quá trình chiến dịch lại bổ sung cho mặt trận 25 ngàn. Vậy thì nếu tính cả số tân binh bổ sung thì quân ta ở Điện Biên Phủ phải là 70 đến 80 ngàn thậm chí hơn. Trong khi đó toàn bộ quân Pháp và nguỵ ở Điện Biên Phủ bị bắt và tiêu diệt là 16,2 ngàn. Trong hai đợt tấn công đầu tức là từ đầu tháng 3 cho đến đầu tháng 4 năm 1954 ta đã bắt và giết 5 ngàn địch. Vậy thì số quân đich đồn trú ở Điện Biên Phủ thường xuyên chỉ là từ 9 đến 11 ngàn, còn phía Pháp tăng viện dần nên tổng số mới là 16,2 ngàn. Do đó ưu thế về binh lực của ta so với địc ở Điện Biên Phủ phải là gấp từ 5 đến 8 lần.

3. VNG nói ông đã bỏ kế hoach đánh nhanh giải quyết nhanh sang đánh chắc tiến chắc. Và kế hoạch đánh nhanh là "do các đồng chí đi trước lựa chọn".Văn tắt là thế này: đầu tháng 12 năm 1953, VNG trình bầy trước Bộ chính trị kế hoạch đánh Điện Biên Phủ. Tháng 1 năm 1954 VNG đi Điện Biên Phủ. Ngày 14 tháng 1 năm 1954 ông ban hành mệnh lệnh theo kế hoach đánh nhanh, quy định nổ súng vào ngày 20 tháng 1. Sau vì pháo ta kéo vào không kịp nên VNG phải hoãn nhày nổ súng đến 25 tháng 1 và đến ngày 26 thì VNG huỷ kế hoach đánh nhanh. Từ đầu tháng 12 năm 1953 đến ngày 26 tháng 1 năm 1954 tức là gần hai thánầnt đã chuẩn bị kế hoạch đánh nhanh; ngày 14 tháng 1 VNG lại thông qua kế hoạch ấy. Rõ ràng VNG biết và tán thành, cho chuẩn bị kế hoạch ấy trong suốt hai tháng mà ông lại nói là nó do các đồng chí đi trước lựa chọn là không đúng. có thể ban đầu ai đó đề xuất với ông kế hoach đánh nhanh nhưng kế hoạch này do ông lựa chọn và chuẩn bịm trong đó có cả chuẩn bị về mặt tinh thần đánh nhanh cho cấp dưới của ông. Thiên tài của VNG là ở chỗ thừa nhận sai lầm của mình.

4. Nói rằng VNG tổ chức hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ là hoàn toàn sai.

5. Cần để ý là trong hai chiến dịch quan trọng nhất mà VNG chỉ huy là chiến dịch Biên giới năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ thì bên cạnh VNG có một đoàn cố vấn quân sự khá đông của Trung quốc với các viên tướng nổi tiếng như Trần Canh, Vi Quốc Thanh. Chưa có nghiên cứu nào về vai trò của các cố vấn trong việc giú đỡ VNG. Trong chiến dịch biên giới, Hồ Chí Minh còn trực tiếp ra trận và duyệt việc chuyển từ đánh Cao bằng sang đánh Đông khê. Vì vậy khi đánh giá VNG cần phải để ý các chi tiết này.

6. Với cách tổ chức của quân đội ta không thể nói đơn giản Bộ trưởng quốc phòng hay Tổng tư lệnh quân dội là người chỉ huy hay đứng đầu việc xây dựng quân đội được. Hãy xem các mệnh lệnh của Đại tướng VNG trong chiến dịch năm 1975 thì thường xuyên bắt đầu bằng "Đã xin ý kiến Anh Ba" hay "Anh Ba đã đồng ý". Xin lấy hai thí dụ. Năm 1974 khi tư lệnh Trần Văn Trà xin dùng một đại đội pháo 130 thì cũng phải Anh Ba quyết (chứ không phải Đại tướng tổng tư lệnh!): Ngày 26 tháng 4 năm 1975 khi tướng Lê Trọng Tấn điện xin cho cánh quân phía đông nổ súng sớm mấy tiến đồng hồ, dù dâng đêm, Đại tướng tổng tư lệnh cũng không quyết được và phải đánh thức Anh Ba để anh Ba quyết.

Tôi chỉ xin đưa ra một số chi tiết để gợi ý trong đánh giá. Các chi tiết này chúng tôi lấy chủ yếu từ hai quyển sách rất nổi tiếng của VNG là quyển "Điện Biên Phủ" và quyển "Tổng Hành dinh trong Đại thắng mùa xuân"; Một vài chi tiết lấy trong quyển "Chiến thắng Điện Biên phủ toàn thư" xuất bản năm 2004.

117.0.99.89 (thảo luận) 17:19, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Dẫn chứng ở trên có nhiều những sai sót: Các Cố vấn Trung Quốc theo nhiều nguông thì họ không có nhiều hay có những công lao gì ở trong chiến tranh Pháp-Việt. Duy chỉ có lần họ đồng ý với Võ Nguyên Giáp nên đổi hướng chính vào Đông Khê (1947). Chiến lược "Đánh nhanh, thắng nhanh" là do "những người đi trước" đề ra thực ra là chính các Cố vấn Trung Quốc chứ không phải Đại tướng, Đại tướng đã phải dùng tài để thuyết phục các vị Cố vấn này. Mà Anh Ba ở đây chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đánh thức anh Ba nào ở đây? Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 12:37, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Anh Ba ở đây hình như là anh Ba Duẫn thì phải, chứ không phải anh Ba Giáp. 123.28.60.158 (thảo luận) 17:24, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Có thể anh Ba đó là Lê Duẩn thật. Thời chiến tranh Đông Dương, Bác Hồ là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao, Chủ tịch kiêm Thủ tướng, Tổng chỉ huy Quân đội toàn quốc. Có thể trao toàn quyền quân sự cho Bộ trưởng Quốc phòng nếu cần. Nhưng sau khi Hiến pháp 1960 được thông qua, thì quyền lực của Nguyên thủ quốc gia bị "xé lẻ" (xin lỗi đã dùng từ này), quyền Tổng chỉ huy Quân đội toàn quốc vào tay Đảng LĐ, cụ thể hơn là Bí thư thứ nhất Lê Duẩn ([3]). Do đó, Bộ quốc phòng và các cơ quan, đơn vị quân sự khi đưa ra quyết định nào đó đều phải đưa cho Đảng LĐ thông qua, không còn được Bác giao toàn quyền như trước. (Đường tới Điện Biên Phủ). Hiếu Vũ (Thảo luận) 11:44, ngày 27 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]
1 vấn đề khác là ý 2 của IP 117.0.99.89 là thiếu cân nhắc khi nêu ra. Bởi vì quân đội Pháp ở ĐBP là chiến đấu trong công sự, và cả hệ thông công sự, lại trên một địa bàn bằng phẳng, một cái "cối xay thịt", "chảo nướng quân". QDNDVN dùng 55.000 quân tất cả, theo những tài liệu chính thức. Trong đó có cả Quân y, Công binh, liên lạc... không hơn là mấy. Đặc biệt theo kiểu đánh công sự thì là ít. 11:46, ngày 27 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bảng tóm tắt thông tin[sửa mã nguồn]

Tôi muốn dùng tiêu bản {{thông tin chung}} để tóm tắt thông tin về Võ Nguyên Giáp, nhưng chưa biết nên tóm tắt những thông tin nào. Xin các bạn góp ý giúp.--Sparrow 15:14, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thiếu phần liên quan đến Tổng cục 2,và giai đoạn từ khi phụ trách sinh đẻ có kế hoạch tới nay không đầy đủ.

Vào Google tra tìm Võ Nguyên Giáp ra nhiều trang nói về liên quan của ông với Tổng cục 2[4][5], nhưng trong bài hoàn toàn thiếu, không tháy nói tới và các khó khăn của ông giai đoạn sau khi chuyển sang phụ trách sinh đẻ có kế hoạch cũng không đầy đủ?. Bạn nào có nhiều nguồn cho vào thảo luận này để chúng ta tổng hợp đưa vào bài.

Yeusuthat 06:40, ngày 19 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nói đánh bại Pháp và Mỹ chẳng có gì sai cả. Vì chính người hai nước này và nhiều nước khác cũng công nhận vậy mà.

Không đạt được mục đích coi như là thua.

Thắng Pháp giành được 1/2 nước, Mỹ phải rút giành được cả nước thống nhất sơn hà. Có gì phải bàn cãi.

Ông Giáp kiêm nhiệm chức chủ tịch ủy ban sinh đẻ có kế hoạch một thời gian ngắn chứ không phải là chỉ giữ chức đó. trong thời gian đó ông vẫn làm phó thủ tướng phụ trách giáo dục(?), khoa học công nghệ. không phải từ năm 1977 chuyển giao chức BT cho tướng Dũng.

bàn luận không ký tên vừa rồi là của 58.187.66.214 (thảo luận • đóng góp)

"người ta đồn nhau rằng"?[sửa mã nguồn]

Theo tôi biết thì Wiki rất là không khuyến khích cái gọi là "trivia". Vậy thêm một tin đồn (chưa kiểm chứng được) vào phần đánh giá không chỉ làm mất tính trung lập của bài, mà còn làm bài loãng, mất quy tắc. Phoenixheart (thảo luận) 03:56, ngày 20 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Vô anmy.info sẽ bít

Đánh giá[sửa mã nguồn]

Khi đánh giá về VNG cần làm rõ

1. Đóng góp của VNG về chiến thuật và nghệ thuật chiến dịch.

Chẳng hạn phải đánh giá

+Trong chiến dịch biên giới 1950, ai đã đề xuất và sử dụng cách "đánh điểm diệt viện", cách mà Quân Giải phóng Trung quốc hay sử dụng và sử dụng giỏi; ai đề xuất trận đầu của chiến dịch đánh vào Cao bằng và ai đã quyết định chuyển từ Cao băng thành Đông khê là căn cứ yếu hơn nhiều (và ta cũng phải rất vất vả và tổn thhát rất lớn mới đánh được. Đây là hai sự kiện quan trọng tạo nên chiến thắng biên giới và hai quyết sự kiện này xaye ra khi bên cạnh VNG có viên tướng nổi tiếng của Quân Giải phóng TQ là Trần Canh làm cố vấn và trong chiến dịch này, thiên tài quân sự Hồ Chí Minh, thầy của VNG cũng ra trận.

+Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, việc chuyển từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh' sang "đánh chắc, tiến chắc" là sự kiện then chốt. Vậy VNG có vai trò thế nào trong việc hình thành kế hoạch "đánh nhanh" và để kế hoạch ấy tồn tại quá lâu (kéo pháo vào rồi lại kéo ra) là do đâu và liệu có hậu quả gì.

+Trong dịp kỷ niệm 40 năm sự kiện Mậu thân 1968, nhiều tài liệu được công bố trong đó cho thấy Tướng Nguyễn Chí Thanh và sau đó lqà Tướng Văn Tiến Dũng có vai trò nổi bật về mặt quân sự trong giai đoạn này. Vậy vai trò của VNG trong giai đoạn này ra sao?

+Trong "Tổng hành dinh trong đại thắng mùa xuân", VNG viết là "như sau này được biết", kế hoạch của chiến dịch Hồ chí Minh là do các đồng chí ở bộ Tư lệnh miền soạn thảo. Trong "Đại thắng mùa xuân", tướng Văn Tiến Dũng nói bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh nhận chỉ thị trực tiếp "từ Bộ Chính trị". Tức là Theo cả VNG và VTD thì VNG không soạn thảo kế hoạch chiến dịch. Vậy vai trò của VNG trong chiến dịch HCM và nói chung trong xuân 1975 cụ thể là gì. Để nghiên cứu vấn đề này cần phải tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang của Đảng CS Việt nam.

Trên đây chỉ nêu bốn chiến dịch quan trọng nhất trong 30 chiến tranh. Một loạt các chiến dịch khác có liên quan đến VNG hầu như ít được nghiên cứu đến. Nếu chỉ căn cứ vào việc VNG được Đảng cử làm Tổng Tư lệnh, Bộ trưởng quốc phòng để đánh giá thì chưa thuyết phục. Các học giả và tướng lĩnh phương Tây đánh giá các viên tướng theo tiêu chuẩn của họ trong khi tổ chức quân đội, việc xác định vai trò và trách nhiệm của người chỉ huy... trong quân đội của phương tây khác hẳn của quân đội ta.

2. Đóng góp của VNG về chiến lược và đường lối chiến tranh

+Trong kháng chiến chống Pháp, đường lối "trường kỳ kháng chiến", chiến thuật du kích... rõ ràng là gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Vậy vai trò của VNG thế nào?

+Trong kháng chiến chống Mỹ, những quan điểm về xây dựng, tổ chức quân đội hay chiến thuật đánh gần ("nắm lấy thắt lưng địch mà đánh")... được gắn liền với Nguyễn Chí Thanh. Vai trò của VNG trong sự lãnh đạo tập thể là thế nào? Không thể phỏng theo mô hình của phương tây mà đánh giá Bộ tưởng quốc phòng hay tổng tư lệnh quân đội của ta.

3. Về việc xây dựng quân đội

VNG rõ ràng là có công hàng đầu. Tuy nhiên không thể viết là VNG đã xây dựng một quân đội từ 34 người năm 1944 thành hơn 1 triệu người vào năm 1975. Trong việc xây dựng QĐND Việt nam, sau khi đánh giá vai trò của tập thể, người có công trực tiếp và hàng đầu phải là Hồ Chí Minh.

NguyễnNX (thảo luận) 15:58, ngày 17 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không hiểu vì lý do gì nhưng các tài liệu của Việt Nam trong cuộc chiến tranh với Mỹ & VNCH không thấy nói tới vai trò nổi bật nào của ông Giáp, hình như sau cuộc chiến tranh với Pháp ông không còn là người cầm chịch quân đội miền Bắc nữa, tôi có đọc một tài liệu nào đó cho rằng trong cuộc chiến với Mỹ & VNCH ông Giáp thuộc phái chủ hòa khác với nhóm ông Duẫn, ông Thanh thuộc nhóm chủ chiến, mà nhóm chủ chiến lại thắng thế trong đảng CS nên vai trò của ông Giáp cũng mất đi mặc dù vẫn là bộ trưởng QP. 123.28.60.158 (thảo luận) 17:31, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Sách viết về ông[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ phần đánh giá còn thiếu những cuốn sách lớn đã viết về ông nữa. Xin nhờ bổ sung giúp. Tân (trả lời) 02:50, ngày 29 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị[sửa mã nguồn]

Tôi có cảm giác là bạn Vinh cũng như nhiều người khác chưa đọc kỹ về tướng VNG. Trước hết hãy đọc kỹ hai quyển của chính Đại tướng là "Điện Biên Phủ" và "Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng". Về Điện biên phủ, hãy trả lời câu hỏi: liệu rằng với tư cách là (một trong bảy)uỷ viên Bộ Chính trị, trực tiếp phụ trách Quân đội, trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên phủ, lại công nhận kế hoạch "đánh nhanh giải quyết nhanh" là "chính xác",chủ trương cách đánh này suốt hai tháng, đã ban hành kế hoạch này thành mệnh lệnh chiến đấu, mà sau này Đại tướng nói rằng kế hoạch đánh nhanh này "do các đồng chí đi trước lựa chọn" thì có lẽ không thoả đáng lắm. Đại tướng cũng viết rằng kế hoạch "đánh nhanh" được lập do ban đầu quân địch ở điện Biên phủ còn trong trạng thái "lâm thời phòng ngự" nhưng sau đó địch tăng quân, củng cố phòng ngự nên không thể đánh nhanh. Thế nhưng nếu chịu khó so sánh những số liệu đại tướng đưa ra trong quyển sách này thì thấy từ khi kế hoạch đánh nhanh được đưa ra cho đến khi được huỷ bỏ thì quân số hay sự bố phòng của địch ở điện biên thay đổi không đáng kể. Còn trong "Tổng hành dinh trong đại thắng mùa xuân" hãy để ý đến vai trò của đại tướng trong việc xây dựng kế hoạch và trong việc chỉ huy tác chiến. Không thể coi vai trò của Đại tướng là thứ yếu nhưng chẳng hạn chỉ cần để ý cách ban hành các mệnh lệnh của ông thì thấy Ông nói chung cũng chỉ là một thành viên của Bộ Chính trị chứ không giống như một vị Tổng tư lệnh theo đúng nghĩa của từ "tư lệnh". Rất nhiều mệnh lệnh, thí dụ như cái mệnh lệnh nổi tiếng "thần tốc, thần tốc hơn nữa..." của Đại tướng chỉ là diễn đạt lại ý kiến của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn trước đó một tuần (nên để ý là một tuần trong lúc "một ngày bằng hai mươi năm"), hơn nữa mệnh lệnh của đại tướng lại còn nhấn mạnh "truyền đạt tức khắc đến từng cán bộ, chiến sĩ" tức là mệnh lệnh của đại tướng mang tính chất của một khẩu hiệu động viên tinh thần nhiều hơn một mệnh lệnh tác chiến. v.v... Vì vậy cần đánh giá đại tướng trong mối quan hệ của ông với Bộ chính trị, nhất là với các yếu nhân khác như Hồ chí Minh, LêDuẩn, Nguyễn chí Thanh, Văn Tiến Dũng... Cũng tức là cần làm rõ nội hàm khái niệm "Tổng tư lênh" gắn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khái niệm tư lệnh không phải bao giờ cũng có nội hàm giống nhau. bàn luận không ký tên vừa rồi là của 117.0.99.172 (thảo luận • đóng góp)

Vai trò năm 1946?[sửa mã nguồn]

Khi HCM và Phạm Văn Đồng đi Pháp thương lượng, ai giữ quyền chủ tịch? Các tài liệu tôi đọc nói Huỳnh Thúc Kháng làm chủ tịch, nhưng quyển tiểu sử VNG Victory at Any Cost lại nhắc việc tướng Jean Etienne Valluy đưa VNG một thông điệp vào ngày 21 tháng 6 gửi cho người giữ quyền chủ tịch. NHD (thảo luận) 22:59, ngày 1 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo tôi được biết thì trên danh nghĩa cụ Huỳnh Thúc Kháng là chủ tịch nhưng vai trò quyết định thực sự là ông Giáp (nhân vật quan trọng thuộc phe cộng sản lúc đó), vì dù sao cụ Kháng cũng không phải là đảng viên cộng sản. 123.28.60.158 (thảo luận) 17:36, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bài chọn lọc[sửa mã nguồn]

Đại tướng năm nay đã 97 tuổi (nguồn Wikipedia tiếng Việt). Tương lai không xa Đại tướng sẽ quy tiên. Khi đó số người đọc bài này sẽ lên tới 50 ngàn mỗi ngày, gấp đôi ông Võ Văn Kiệt lần trước. Vì vậy cần nâng cấp bài này thành bài viết chọn lọc. Các bài quan trọng không viết, toàn chọn lọc những bài đâu đâu rồi cãi nhau--203.160.1.51 (thảo luận) 22:52, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thế nào là chọn lọc?[sửa mã nguồn]

Tài năng và nhân cách của VNG còn tiếp tục là đề tài được tranh luận. Nó không dễ đi đến thống nhất như khi đánh giá về Võ Văn Kiệt. VNG là một phần quan trọng của lịch sử Việt nam hiện đại. không thể kết luận ngay được đâu. Nếu cứ phải né tránh những vấn đề còn đang tranh luận thì tiểu sử của VNG chỉ còn lại một cái gì đó rất gần số không. thảo luận chưa ký tên này là của 203.160.1.56 (thảo luận • đóng góp)

Vào năm 2009, ông Giáp cũng lên tiếng phản đối CSVN cho Trung Cộng khái thác mỏ ở Việt Nam và cho rằng điều này sẽ cho TC lập căn cứ tại VN. Có nên thêm chi tiết này không? 207.233.67.134 (thảo luận) 22:06, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cần dẫn chứng. NHD (thảo luận) 23:16, ngày 6 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Dẫn chứng đây: Trên trang: TuanVietnam cập nhật ngày 14/01/2009 có đăng tin: Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị "cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên và báo cáo Bộ chính trị chỉ đạo tiến hành các nghiên cứu vĩ mô cần thiết làm căn cứ cho mọi quyết định". Kèm theo là nguyên văn lá thư đó.

--Menthuong (thảo luận) 14:54, ngày 13 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đề nghị Doanmanhtung không tiếp tục xóa 1 đánh giá của chủ tịch Hồ Chí Minh về tướng Giáp, có dẫn nguồn cụ thể. Ông Hồ là nhân vật lịch sử, đương nhiên đánh giá của ông phải đáng chú ý. Và sách "Giáp - Volcano under Snow " của John Colvin là một sách viết nghiên cứu (để khen tặng) tướng Giáp, được BBC trích dẫn : [6], Báo VN : [7]. 92.230.48.40 (thảo luận) 06:08, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy câu này chủ tịch Hồ Chí Minh tự khen mình hơn là nói ông Giáp, nếu nội dung của nó là đúng.--DMT (thảo luận) 07:48, ngày 25 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Khen hay chê là tùy nhận xét của người đọc, nhưng đây hình như là đánh giá duy nhất của ông Hồ về tướng Giáp được công khai. 92.228.56.236 (thảo luận) 16:50, ngày 27 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đánh giá Năm 1946 tại hội nghị Fontainebleau, Hồ Chí Minh nói với tướng Salan về tướng Giáp: "Giáp hoàn toàn tận tụy với tôi. Ông ta tồn tại được vì nhờ tôi nâng đỡ. Ông ta cũng như những người khác không làm gì được nếu không có tôi. Tôi là người cha của cách mạng.” có đúng là Hồ chí minh nói như thế không? người la vĩ nhân, nhà ngoại dao tài ba mà lại nói về học trò của mình mọt cách tự cao như thế a?

Cứ nghe những lời văn này, thì đây không phải là những lời nói của Hồ Chí Minh. --Duyphuong (thảo luận) 00:57, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nghi câu này là bịa, có thể ông Hồ có quan điểm vậy nhưng không đến mức thiển cận phát biểu như vậy khi cuộc chiến Pháp-Việt gần kề mà sự đoàn kết trong nội bộ Việt Minh cũng như hình ảnh thống nhất của chính phủ Việt Minh trước dân chúng là tối ưu. 123.28.60.158 (thảo luận) 17:40, ngày 20 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

10 vị tướng , không phải huyền thoại.[sửa mã nguồn]

Theo tài liệu tôi có (nhưng không thể dẫn từ tài liệu này). Tháng 2 năm 1984 (không phải năm 1987). Hội đồng Hoàng gia Anh chọn ra 90 danh tướng để xét lấy 10 vị tướng xứng đáng nhất. Hội đồng khoa học này đã mời một số nhà khoa học thế giới tham gia xét danh tướng thế giới ở tiêu chí, có tầm vóc kháng chiến, có ý nghĩa quốc tế. Việt Nam được 2 tướng, đó là Trần Quốc Tuấn và Võ Nguyên Giáp, đều có số phiếu là 100/100. 9 tướng kia đều đã chết chỉ có Võ Nguyên Giáp là người còn sỗng. Hồi đó báo trong nước lại không đưa tin, nhờ có một số trí thức ở nước ngoài về họ đọc báo nên mới biết được. Các bạn có thể kiểm chứng bằng cách tìm đọc bài viết của giáo sư Huệ Chi về nghiên cứu văn học đời nhà Trần có ghi chú thích dưới bài nghiên cứu đó về sự kiện Viện hàn lâm Hoàng gia Anh tôn vinh Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp là danh tướng thế giới, bài thơ Anh bộ đội cụ Hồ của Nông Quốc Trấn đăng trên báo Quân đội nhân dân cũng có chú thích Võ Nguyên Giáp là 1 trong 10 danh tướng thế giới. Hoặc các bạn có thể tìm ngay từ nguồn sơ cấp Bên nước Anh nhưng hãy nhớ rằng là tháng 2 năm 1984. --Duyphuong (thảo luận) 01:39, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nếu như thực sự có cái này thì báo chí nước ngoài chắc chắn phải có thông tin chứ, nếu ai có nguồn thông tin đủ đảm bảo thì hãy cho mục này vào bài.--DMT (thảo luận) 06:30, ngày 31 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Vậy thì tôi sẽ bổ sung thêm tài liệu của Michael Lee Lanning, xếp ông với nhiều thống soái lỗi lạc như vua Thổ Suleiman I, vua Phổ Friedrich II Đại đế hay Đại nguyên soái Nga Suvorov,... Tổng cộng có 100 người! Tôi đã tìm thấy bản tiếng Anh của cuốn sách này trong Google Book!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 15:23, ngày 25 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đánh giá lại chính xác vai trò của ông trong Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, có thông tin cho rằng ông là người phản đối chiến dịch này và ở trong bài viết cũng không thấy đề cập đến thông tin này Quangluanpro (thảo luận) 15:08, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC).[trả lời]

Trong bài có nói đến việc Đại tướng từng làm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có Kế hoạch (ngang Bộ?). Vậy nhiệm kỳ của Đại tướng trong thời gian bao nhiêu? Tiền nhiệm? Kế nhiệm là ông Mai Kỷ? Mong được trả lời giúp! Cảm ơn! Hiếu Vũ (Thảo luận) 13:26, ngày 26 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bản chép tay tôi nói đến ở trên là để phê phán việc này. --Duyphuong (thảo luận) 14:25, ngày 26 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Năm sinh của đại tướng[sửa mã nguồn]

Ông sinh năm nào:

Newone (thảo luận)

Hồ sơ lưu trữ tại Cơ quan lữu trữ ĐCSVN, Lão Đại tướng sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911. Năm nay Lão Đại tướng bước sang tuổi 100.--Да или Нет (thảo luận) 03:59, ngày 25 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Vậy thì không nên ghi kiểu khẳng định như trong bài mà phải ghi kiểu: "theo nguồn này thì..., nguồn này thì..." mới đúng chứ nhỉ? Newone (thảo luận) 02:43, ngày 26 tháng 8 năm 2010 (

Kính mừng Bách thọ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp[sửa mã nguồn]

Lê Thy đã xóa thảo luận này của Hồ Tiểu Tà vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 02:17, ngày 22 tháng 8 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Tên đề mục trong bài[sửa mã nguồn]

Kháng chiến chống PhápKháng chiến chống Mỹ. Cho tôi hỏi tại sao có tên chính thức của các bài này là Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam mà không dùng lại dùng tên đổi hướng? Abcvn123 (thảo luận) 23:17, ngày 24 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam là tên thông dụng (mặc dù bằng ngôn ngữ khác) trên thế giới và nó mang tính trung lập do đó được chọn là tên chính. Lê Thy (thảo luận) 09:37, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Vậy tên đề mục không cần phải thỏa những tiêu chí đó à?Abcvn123 (thảo luận) 14:41, ngày 25 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Thời báo châu Á[sửa mã nguồn]

Thời báo châu Á trong bài và trên Google là nói về báo nào nhỉ: Asia Times hay Time Asia? Newone (thảo luận) 06:33, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]