Thảo luận Thành viên:Lê Minh Thuận

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Dung005 trong đề tài Đề nghị

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Lê Minh Thuận, và hoan nghênh bạn đã tham gia vào Wikipedia tiếng Việt! Xin bạn dành một ít thời gian xem qua các hướng dẫn sau đây trước khi viết bài:

Bạn nên tham khảo, và xem qua một số bài đã có để biết cách tạo một mục từ hợp lệ. Dù là viết bài mới hay đóng góp vào những bài đã có, rất mong bạn lưu ý về quyền tác giả, xin đừng chép nguyên văn bài bên ngoài khi viết bài mới. Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã (~~~~). Trong quá trình sử dụng, nếu bạn cần thêm trợ giúp, mời vào bàn giúp đỡ.

Mời bạn tự giới thiệu về bản thân trên trang thành viên của mình tại Thành viên:Lê Minh Thuận. Trang này dành cho thông tin và tiện ích cá nhân trong quá trình làm việc với Wikipedia.

Đặc biệt: Để thử sửa đổi, định dạng... mời bạn vào Wikipedia:Chỗ thử, xin đừng thử vào bài có sẵn. Nếu không có sẵn bộ gõ tiếng Việt (Unikey hoặc Vietkey...) bạn dùng chức năng gõ tiếng Việt ở cột bên trái màn hình.

Mong bạn đóng góp nhiều vào dự án. Xin cám ơn.

Avia (thảo luận) 02:08, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Những gì không phải là Wikipedia[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn tham khảo Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia trước khi viết bài mới. An Apple of Newton thảo luận 06:14, 21 tháng 11 2006 (UTC)

Nhập môn Khoa Học hành vi[sửa mã nguồn]

  • [Khoa học hành vi xuất hiện đầu tiên năm 1913 với bài báo “tâm lý học dưới con mắt nhà hành vi” của WATSON (Phạm Minh Hạc-Hành vi và hoạt động). Từ đó là luồng gió thổi bừng thúc đẩy các nhà tâm lý học nghiên cứu khách quan hành vi người. Hệ thống lý thuyết hành vi ngày phát triển: từ công thức S→R đến công thức R→S, đến S→H→R, đến P↔E, và S↔O. Cùng với sự phát triển của Khoa học nghiên cứu về con người, Khoa học hành vi quan tâm đến việc tại sao và cách nào con người đã ứng xử theo kiểu này hay kiểu khác của cá nhân, cộng đồng.Tuy nhiên, tùy theo phương pháp luận của tác giả mà họ lý giải hành vi dưới những quan điểm khác nhau. Vấn đề ý thức được đặt ra trong việc nghiên cứu hành vi.]]
  • [Hành vi được xem là động thái của con người trong quá trình tương tác với các hệ thống khác của mỗi cá nhân]


ĐỘNG CƠ - NHU CẦU TRONG SƠ ĐỒ S  R

Đối với lý thuyết hành vi [Biôkhiviô, Watson,…] thì cái quyết định (động cơ) hành vi phản ứng (R) và kích thích bên ngoài (S) được nhập vào, sơ đồ biểu hiện bằng công thức SR Những cơ chế này biến đổi mô hình hóa những ảnh hưởng của kích thích bên ngoài và kích thích bên trong đối với hành vi. Những quy luật và giả thuyết liên quan tới phạm vi tâm lý học động cơ đều thừa nhận sự giải thích và sự dự đoán trước hành vi con người. Thuật ngữ động cơ ở các nước muốn chỉ những tất cả cái quyết định đến hành vi. Trong lĩnh vực động cơ bao gồm: kích thích bên ngoài, kích thích bên trong, kích thích củng cố, tự trị, nhu cầu, động cơ, sự ham mê, say mê, rồi những kích thích xã hội, sinh vật, (mục đích sống, lý tưởng, giá trị, lối sống, đói khát, tự vệ,...) những kích thích tự có, rồi sự thay đổi xu hướng, ví dụ động cơ thành đạt và tránh sự thất bại khả năng chủ quan thành đạt và không thành đạt trong lý thuyết động cơ thành đạt. Tất cả những kinh nghiệm đã xác định khái niệm thuật ngữ động cơ, nó không tránh khỏi thất bại. Ở dạng này, phân tâm học, thuyết hành vi xét về bản chất đều xem nhu cầu là động cơ thúc đẩy hoạt động con người. Tuy nhiên, việc giải thích như vậy chỉ phù hợp với hoạt động tâm lý bậc thấp. Nghĩa là chỉ dừng lại ở chỗ mô tả nhu cầu thiết yếu chứ không chỉ rõ được bản chất của nhu cầu xã hội, nhu cầu cấp cao của con người (ăn no khác ăn ngon, mặc ấm khác với mặt đẹp,… ). Bởi vì qua ý thức con người điều chỉnh hành vi vô cùng phong phú và phức tạp. Nó đòi hỏi công thức phản ánh đúng hơn ra đời sơ đồ yếu tố trung gian (H) của các trường phái hành vi mới, phân tâm học mới,...

ĐỘNG CƠ –NHU CẦU TRONG SƠ ĐỒ SHR

Trong đó (S) kích thích bên ngoài hay kích thích bên trong, (H) là giả thuyết yếu tố trung gian, có thể gọi là yếu tố thay đổi, (R) là hành vi. Thuyết hành vi mới [KB.Madersel, Skinner,…], đã giới thiệu trên cơ sở phân tích học thuyết động cơ phi mácxít, ông đã tổng hợp các thuật ngữ đối với sự biến đổi động cơ cơ bản. Định nghĩa động cơ như là một chủng loại bao gồm tất cả những biến đổi có tính năng động và có tính cố định vừa có tính định hướng. Sự định nghĩa như vậy đã bảo vệ tính chất chiết trung và tính chất mô tả của thuật ngữ động cơ.

Nhu cầu Phần lớn trong học thuyết động cơ đều có khái niệm nhu cầu. Nhu cầu như là một kích thích bên trong “là động lực của hành vi”, việc hiểu nhu cầu như vậy được truyền bá rộng rãi. Điều này dẫn đến khái niệm “bản năng” đối với nhà tâm lý học Macdagola hay khái niệm đam mê đối với Freud. Với ý nghĩa này nhu cầu được hiểu như là kích thích có toàn quyền, nhu cầu xác định mức độ tính tích cực của các thể và tố chất của nó. Đối với động lực hành vi khái niệm nhu cầu trong một ý nghĩa như vậy thường giống khái niệm động cơ. Sự giống nhau này dần dần sẽ dẫn tới việc giải quyết vấn đề tâm lý học động cơ như là vấn đề nhu cầu thứ nhất, về cơ sở nhu cầu phân loại nhu cầu, động cơ đã chỉ ra con đường tương quan của chúng với những kiểu nhất định của phản ứng hành vi. Ví dụ nhu cầu thành đạt [Maclemanda], nhu cầu cập nhật phát huy bản ngã (7), nhu cầu có những ấn tượng mới hoặc do mối tương quan của chúng với những nhu cầu khác, ví dụ: nhu cầu thành đạt, nhu cầu chạy trốn, nhu cầu lớn lên, nhu cầu phát triển.

Mục đích Trong tâm lý học động cơ phi mác xít, học thuyết động cơ xem như là kích thích. Thỉnh thoảng động cơ được xem như là động cơ biến đổi vừa có tính kích vừa có tính định hướng. Mục đích được giải thích như là đối tượng, mục đích như là sự củng cố, còn trong lý thuyết khác về động cơ/mục đích được xem như là tổng hợp động lực năng động có tính kích thích và tính định hướng [Bikheviô] Như vậy chúng ta thấy nội dung đứng đằng sau những thuật ngữ như vậy do các trường phái phi Mácxit khác nhau đã định nghĩa chưa chặt chẽ, chính vì vậy mà không liên kết được các khái niệm lại với nhau. Sự liên kết lại rất ít không chỉ giữa các thuật ngữ trong các học thuyết này.

ĐỘNG CƠ - NHU CẦU TRONG SƠ ĐỒ S O

Kết quả của việc thay đổi đối tượng của tâm lý học động cơ dẫn tới sơ đồ khả năng trả lời kích thích từ bên ngoài. Phản ứng của động cơ hành vi đã được cải tạo trở lại, nó không củng cố sơ đồ cũ mà gạt bỏ nó. Sự hiểu biết, mới này đã dẫn tới việc chọn lựa công cụ tâm lý trong trường phái tâm lý học động cơ đó là SO. Động cơ Khái niệm động cơ trong lý thuyết tâm lý học hoạt động như thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những cái quyết định hoạt động, đó là những nhu cầu cần thiết và động cơ.

Nhu cầu Sự phân biệt nhu cầu thiết yếu và nhu cầu không thiết yếu, là một trong những nguyên tắc tâm lý học hoạt động. Chỉ có nhu cầu thiết yếu mới trùng về nội dung với khái niệm nhu cầu của tâm lý học phi mácxit về động cơ. Phần nhu cầu tự nhiên dường như là trực tiếp trong cá thể người, nhưng trong lúc này và cũng như trong thực tế nhu cầu phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng, chúng dẫn tới việc thỏa mãn chúng. Ông nhấn mạnh, bản thân nhu cầu không có khả năng đưa hoạt động tới sự định hướng nhất định/cái gì sẽ là sự kích thích duy nhất định hướng hoạt động đó không phải là nhu cầu mà là đối tượng trả lời nhu cầu này (động cơ). Khái niệm nhu cầu không thiết yếu trong chừng mực nào đó tương tự với khái niệm tính chất nhu cầu đồ vật (). Khái niệm động cơ hẹp hơn khái niệm động cơ hẹp hơn khái niệm động cơ phi mác xit.

Động cơ (*) Trong lý thuyết hoạt động có rất nhiều khái niệm độc đáo khác thường, Lêonchiev đã đưa ra khái niệm động cơ bằng sự rút gọn như vậy. Khái niệm động cơ của ông khác với khái niệm động cơ đã được thừa nhận. Thuật ngữ động cơ này (*) không phải dùng để chỉ sự thể nghiệm những nhu cầu mà động cơ là chỉ đối tượng mà hoạt động đang hướng tới. Động cơ là cái gì đó kích thích hoạt động. Mối tương quan động cơ – nhu cầu như sau: động cơ - đối tượng của nhu cầu nhất định, động cơ - nó là cái kích thích nhưng trong lý thuyết hoạt động nó ở vị trí đặc biệt, nó là cái kích thích được hình thành bởi đối tượng và nó định vị trên cực khách thể của công thức S <-> O của các mối quan hệ hoạt động. Rõ ràng khái niệm tự trị và sự tương quan với khái niệm kích thích tích cực hóa và tính chất yêu cầu của đồ vật có gì đó đang không được đồng nhất sơ đồ trong các tình huống của Lewin.

Mục đích Cũng là khái niệm đặc thù trong học thuyết hoạt động. Mục đích không phải là sự biến đổi động cơ của mình (biến đổi xu hướng). Mục đích đã loại bỏ chức năng kích thích. Mục đích là sự thay đổi đã được định hướng trong lý thuyết hoạt động. Mục đích được xác định như là một phần kết quả được tách ra ở dạng trung gian và mục đích không trùng với đối tượng của nhu cầu, bản thân mục đích không thoả mãn nhu cầu chủ thể. Trong lý thuyết phi mác xít về động cơ chúng ta không thể chỉ ra sự tương tự giống nhau về khái niệm mục đích với tâm lý học hoạt động, chỉ có nội dung thuật ngữ làm việc (mục đích thật khác hẳn mục đích lý tưởng). Như vậy nguyên tắc hệ thống và tính mục đích toàn vẹn của hoạt động, và cái quyết định hoạt động đã được diễn ra theo nguyên tắc gián tiếp trong lý thuyết hoạt động có đối tượng. Trong lý thuyết này, đã triển khai các khái niệm và phân biệt về mặt lý luận những nhu cầu thiết yếu/nhu cầu không thiết yếu và động cơ, chúng quy định sự biến đổi. Việc thực hiện sơ đồ phương pháp luận tổng quát trong lý thuyết tâm lý học động cơ đưa ra những công cụ sai biệt để mô tả nguyên tắc đo lường quan trọng như “kích thích - xu hướng”. Trong mối quan hệ này lý thuyết hoạt động có thể tiếp tục thể hiện sự tồn tại và phát triển một cách logic và phát triển động phi mác xít theo xu hướng tiếp tục phân biệt các khái niệm. Cùng một lúc sử dụng sơ đồ hoạt động hoàn thiện S<->O (khác với S->H->R) trong phần lớn các trường hợp có khả năng hình thành mối quan hệ giữa các thuật ngữ riêng biệt được sử dụng trong tâm lý học động cơ, bởi vì trong những trường hợp này chúng (thuật ngữ) tương quan với những tập hợp cấu trúc trọn vẹn của hoạt động.

ĐỘNG CƠ - NHU CẦU TRONG SƠ ĐỒ P <-> E Mô tả mối tương quan sơ đồ lý thuyết và khái niệm cơ bản sử dụng trong tâm lý học động cơ. Chúng ta chú ý rằng tâm lý học sơ đồ động lực quyết định hành vi SH R là cơ sở nhưng không phải là sơ đồ duy nhất trong quá trình phát triển logic của tâm lý học động cơ phi mác xít. Giữa sơ đồ SHR và sơ đồ S <-> O có thể phát triển một sơ đồ ở một giai đoạn độc đáo. Sơ đồ trung gian này trong giai đoạn phát triển do Lewin đưa ra. Sơ đồ động cơ của Lewin công thức cuối cùng (trường tâm lý) quyết định hành vi B=f/PE, B là hành vi, P là nhân cách, E trường tâm lý, f là hàm số có thể biểu hiện P, E=fB và công thức này có thể biểu hiện như sau: P<->E=B hay B=E. Sự phân tích các khuynh hướng phát triển tâm lý học động cơ đã dẫn tới những điều quan trọng về khái niệm cơ bản của lý thuyết động cơ phi mac xit, một trong những khuynh hướng đó là cùng với thời gian tiến bộ về sự phân biệt biến đổi động cơ và biến đổi xu hướng. Nếu như những lý thuyết sớm nhất về động cơ (ví dụ trong lý thuyết bản năng U.Macơdaugola) đã sử dụng chỉ số sự biến đổi động cơ vừa có tính xu hướng vừa có tính cơ động, giải thích chúng vừa như là những thúc đẩy và vừa như là xu hướng hành vi thì trong những lý thuyết sau này đã bắt đầu xuất hiện sự biến đổi động cơ kích thích tự có. Lewin nhà tâm lý học đầu tiên đã trực tiếp tiến hành phân biệt về mặt lý thuyết. Sự mong muốn của Lewin là phân biệt kỹ hơn trong lý thuyết của ông về khái niệm của lý thuyết động cơ đã không có sự liên kết một cách liên tục với những nguồn gốc, ông không liên kết một cách thường xuyên với nguyên tắc phương pháp luận tổng quát của tính hệ thống, tính trọn vẹn và cái quyết định hành vi được thực hiện trong lý thuyết Lewin nhờ sự phân cực quyết định chủ thể (năng động) và quyết định đối tượng (năng động và có hướng) của hành vi và ghi nhận chúng cùng mốt lúc trong hệ thống nhất định. Ngoài hệ thống này ra sẽ có cái quyết định tự có (tự động). Việc thực hiện hệ thống cái quyết định khách quan và chủ quan của hành vi trong lý thuyết Lewin đã định nghĩa sự khác biệt đầu tiên hai chức năng đã đảm nhận chức năng biến đổi động cơ hỗn hợp,...trên cực quyết định chủ thể hình như là năng động cón trên cực khách thể vừa năng động, vừa định hướng. Hơn nữa cái quyết định năng động (chủ thể) dường như là trình diễn nội dung (khách thể hóa) trên cực đối tượng. Tổng hợp được Những kích thích bên ngoài đã được biến đổi trong trường tâm lý (E), nếu sử dụng thuật ngữ hóa hoạt động. Trong sơ đồ tác động lẫn nhau P <-> E có thể quan sát thấy sự tương tự nhất định với những khái niệm của lý thuyết hoạt động. Ví dụ như nhu cầu thiết yếu với động cơ (). Ý tưởng về sự phân cực cái quyết định khách thể của hành vi ý tưởng về sự tác động vòng tròn của các quyết định này về sự mâu thuẫn trong các sơ đồ P<->E, SH R.

Tuy nhiên trong các lý thuyết tác động lẫn nhau còn có nhiều tình trạng khác chưa được giải quyết, rất nhiều thành phần vay mượn từ logic của sơ đồ phản ứng đó là sự bảo vệ các loại nhu cầu,…và đã không thể phân biệt được nhu cầu và đối tượng (động cơ) và đã không phân biệt được cái xu hướng là cái quyết định hay cả tính năng động và xu hướng cùng quyết định (động cơ hay mục đích). Về sau này sự tiến bộ của tâm lý học động cơ liên quan tới việc phân chia kỹ hơn nữa khái niệm này và cần phải có tư duy lý luận sự tác động lẫn nhau trong các khái niệm của lý thuyết hoạt động có đối tượng Quá trình phát triển của tâm lý y học tiếp tục phát triển, phân biệt các loại nhu cầu giúp chúng ta diễn dàng thực hiện GDSK cho bệnh nhân hơn.

PHÂN LOẠI NHU CẦU (X.B Kaverun) Dựa vào nguyên tắc để phân loại nhu cầu: Nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc chiếm ưu thế, nguyên tắc phát triển.

Mối quan hệ giữa các nhu cầu và sự phát triển của nó trong đời sống con người. Trong cột ngang bắt đầu bởi những nhu cầu đơn giản nhất và nó được tiếp tục bởi các nhu cầu sinh lý về thức ăn, nước uống,... nhưng ở nhu cầu lợi ích [5] trở nên phức tạp và mang tính người. Ở ô [9] trở thành nhu cầu tự khẳng định, có nguồn gốc từ nhu cầu bảo vệ tránh nguy hiểm. Tuy nhiên ở mức độ này không còn mức độ cá thể nữa mà là mức độ nhân cách - đó là sự bảo vệ, sự chủ quyền về cái tôi. Sự phát triển tiếp tục cao của nhu cầu tự khẳng định, nghĩa là sự cải biến các nhu cầu trở thành nhân cách. Tính chất nhu cầu đã được Pêtrốpski nói tới một loạt nhu cầu hoàn thiện trong hoạt động sáng tạo, như là một dạng chính của việc thực hiện những lực chính con người như là hiện thân “cái tôi” trong giá trị cơ bản nhất. Rất khó phủ nhận sự liên kết giữa nhu cầu đạo đức thẩm mỹ với nhu cầu giao tiếp. Bởi vì giao tiếp không thể đơn giản có các giá trị đầy đủ mà thiếu những thúc đẩy bên trong để khuất phục ý chí của cá nhân bởi những chuẩn mực xã hội và bởi những giá trị. Trước tiên nhu cầu giao tiếp đảm bảo cho cá nhân thỏa mãn nhu cầu đầy đủ về mặt tình cảm. Hậu quả của việc không thỏa mãn nhu cầu này do nhân cách bị cách ly xã hội (hội chứng thiếu giao tiếp) bị lộ ra một cách đầy đủ không những với nhu cầu có họ hàng chiều dọc, và nó còn quy định các nấc thang của cột này đó là nhu cầu: nhu cầu đầy đủ về mặt tình cảm, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu đạo đức thẩm mỹ. Nhu cầu đạo đức có ý nghĩa về mặt giá trị đạo đức quan trọng trong đời sống con người. Ở nhu cầu định hướng - có một hướng và cùng một ý nghĩa nhưng nó khác nhau về mặt trưởng thành xã hội. Nhu cầu định hướng: đó là nhu cầu về những ấn tượng mới, sau những năm đầu tiên của cuộc sống trẻ, nó sẽ biến dạng thành những nhu cầu tự do. Ở đây chúng ta nói đến sự khao khát không phụ thuộc vào hạn chế và áp lực từ bên ngoài - chúng là những trở ngại của tính tích cực nhận thức, sự khao khát là sự tương đương về mặt tâm lý của khuynh hướng này. Nhu cầu nó có số lượng mênh mông.

Mức độ phức tạp tiếp theo là nhu cầu nhận thức, có số lượng phong phú và không yêu cầu sự đền bù riêng biệt, và sự phát triển tiếp tục của nó chỉ là nhu cầu về ý nghĩa cuộc sống. Nhu cầu vận động tích cực, nhu cầu chơi: bắt đầu bởi những tính chất sinh vật của cơ thể-đó là nhu cầu tích cực vận động, là dạng cần thiết để đảm bảo cuộc sống sau này. Trong quá trình phát triển cá thể, nhu cầu vận động tích cực, nhu cầu chơi ngày càng phức tạp ¬¬¬¬¬. Ở mức độ tâm sinh lý, nhu cầu phục hồi nghị lực là sự chuẩn bị hoạt động sống ở mức xã hội đấy là mức độ phức tạp, lúc này hoạt động chơi đã phát triển trong trò chơi trẻ em. Trò chơi đã mang tính chất quan hệ "phân vai-đóng vai" (roleplay) đó là nhu cầu tự thể hiện của trẻ trong trò chơi này. Nhu cầu thể hiện, nó được thể hiện trong người lớn một cách phổ cập trong hành vi và hoạt động, từ những bài tập thể dục đến việc nghiên cứu ngoại ngữ cả các hiện tượng như “mốt”, thời trang, nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật văn hóa,… Cuối cùng mức độ cao của sự phát triển tâm lý nhu cầu "trang bị" nghĩa là sự tích lũy, kinh nghiệm, tri thức, thói quen, kỹ năng, kỹ xảo,… chúng có thể cần thiết đối với thỏa mãn các nhu cầu khác nhau. Nếu thay đổi một số tên gọi chưa được chính xác và gọi nó là nhu cầu tri thức đó là sự nhấn mạnh vị trí cao của nó trong cột này, nó liên quan chặt chẽ với nhu cầu khác, nhu cầu vượt khó, nhu cầu này tương đồng với ý chí. Xây dựng bốn cột chia các mức độ nhu cầu đã thừa nhận sự phản ánh nguyên tắc tâm lý học đại cương, nó chỉ ra sự khác nhau của các mức độ nhu cầu, mức độ trưởng thành về mặt xã hội của nó.

	Nhu cầu bảo vệ tránh nguy hiểm,
       Nhu cầu tiếp xúc tình cảm, 
       Nhu cầu định hướng, 
       Nhu cầu vận động tích cực, 
       Nhu cầu chơi  đều có ở động vật và trẻ em còn nhỏ.
	Nhu cầu lợi ích, 
       Nhu cầu đầy đủ về mặt tình cảm,
       Nhu cầu tự do, 
       Nhu cầu phục hồi nghị lực cao hơn, đó là bước đầu của xã hội hóa. Nhu cầu này không thể nào phát triển ngoài môi trường xã hội, chính môi trường xã hội là cơ sở phản ánh chúng.
     Chúng ta cần chú ý tới thực tiễn giáo dục sức khoẻ và hành vi sức khoẻ trong cộng đồng nhân viên y tế phải: nếu nhu cầu nào ở mức độ đầu tiên thực chất của mình là bẩm sinh thì những nhu cầu tâm lý có tính xã hội ở nhu cầu tiếp xúc tình cảm, nhu cầu định hướng xuất hiện bên ngoài do tác động giáo dục chuyên biệt, nó là kết quả của quá trình tham gia vào môi trường xã hội thì những nhu cầu ở mức độ bốn:
       Nhu cầu trở thành nhân cách, 
       Nhu cầu đạo đức thẩm mỹ, 
       Nhu cầu ý nghĩa cuộc sống, 
       Nhu cầu đào tạo, 
       Nhu cầu vượt khó nó không phải là nhu cầu có ở mỗi người mà nó chỉ xuất hiện do kết quả của giáo dục. Cường độ và tính đầy đủ của nhu cầu đã chứng tỏ về mức độ cao của sự phát triển nhân cách. Chúng ta nhấn mạnh một lần nữa là các nhu cầu ở mức độ này thuộc những tính tổ chức và định hướng hành động của tất cả mọi người, hành vi tiến hóa hay thụt lùi trong những nghĩa sự phát triển nhân cách. Như vậy tự khẳng định có thể trong một trường hợp nhất định là vô nhân đạo, ích kỷ, thậm chí không đề cập tới nhu cầu khôn ngoan, hay không khôn ngoan điều này đã cho phép xác định giới hạn đầu đủ và chặt chẽ nhiệm vụ của công tác giáo dục, tiến hành giáo dục nhu cầu ở bậc cao.

[Các mũi tên phản ánh sự liện kết của các nhu cầu và hướng phát triển của nó, nhu cầu khác nhau sẽ liên kết với nhau. Ví dụ nhu cầu tránh nguy hiểm và nhu cầu tự bảo vệ không thể nào tiếp nhận được nếu thiếu nhu cầu định hướng trong môi trường xung quanh nó kéo theo thực hiện nhu cầu tích cực vận động được thể nghiệm với nhu cầu tiếp xúc, tình cảm].

     Ở mức độ xã hội [3] nhu cầu bảo vệ tính trọn vẹn của sự nhận thức chính mình về nhận thức thế giới xung quanh, nó xác định vị trí của mình trong môi trường vĩ mô. Thực hiện qua hành động, hoạt động, giao tiếp bằng phương tiện, biện pháp khác nhau, khẳng định mình thấy rõ sự phụ thuộc này. Ví dụ trong môi trường cách ly với xã hội nhu cầu tự khẳng định mình mất hết ý nghĩa của nó.
     Khuynh hướng liên kết lẫn nhau phát triển cùng với sự phức tạp của nhu cầu ở mức độ cao xuất hiện nhu cầu cấp cao lúc đó sự liên kết lẫn nhau sẽ biến thành sự xâm nhập lẫn nhau cho đến khi chúng pha trộn một cách đầy đủ thành một chỉnh thể trọn vẹn - đó là nhu cầu sáng tạo, nhu cầu lao động sáng tạo, nhu cầu này tập trung trong mình tất cả mức độ của các nhu cầu cấp cao của nhân cách.
     Theo ý kiến các nhà tâm lý/hành vi, thì bất cứ nhu cầu nào cũng xếp đặt vào trong sơ đồ trên, sẽ không sai lệch ý nghĩa, không làm tổn hại đến tính chất nội dung của nhu cầu. Ví dụ sự phối hợp ở cùng một vùng của những nhu cầu khác nhau: khi nhu cầu  thẩm mỹ và nhu cầu đạo đức nó là cơ sở thống nhất của cái đẹp và điều tốt còn triết lý cuộc sống của sự đồng tâm nhất trí trong ý hướng –đó là cái đẹp quan hệ người với người.
      
      Muốn xác định nhu cầu phải khảo sát dựa trên sự cảm nghiệm, trải nghiệm của chủ thể, bằng thực tiễn của mỗi người.

Nhu cầu thành đạt:

 Đó là sự mong muốn của con người vượt trội ở mức độ cao việc hoàn thành hay thực hiện một cái gì đó trong việc thi đua với nhau, khẳng định bản thân mình. Nó biểu hiện như là một 

khuynh hướng muốn đạt kết quả cao có khuynh hướng muốn thể nghiệm sự thành tích trong mọi hoạt động. Thỏa mãn nhu cầu là kết quả của hoạt động.

CÒN NỮA

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hành vi và Hoạt Động (Phạm Minh Hạc) 2. Khoa học hành vi (BM GDSK-TLYH)

Ký tên trong bài viết[sửa mã nguồn]

Đề nghị anh không ký tên trong bài viết. Việc này chỉ nên thực hiện trên trang thảo luận. Vương Ngân Hà 03:10, ngày 9 tháng 3 năm 2007 (UTC)Trả lời

Yều cầu[sửa mã nguồn]

Theo quy định của Wikipedia, yêu cầu không xóa thảo luận. Mekong Bluesman 05:45, ngày 18 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn giải thích cho những sửa đổi mới nhất của bạn tại bài Wikipedia:Sửa đổi. Nếu không tôi coi đây là những sửa đổi phá hoại. Dung005 (thảo luận) 11:22, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)Trả lời

tôi không hiểu bạn muốn tôi giải thích điểm nào?