Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Nguyễn Thế Hệ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Hoangvantoanajc trong đề tài Nhờ giúp

Hoan nghênh

[sửa mã nguồn]
Xin chào Nguyễn Thế Hệ!
Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.295.409 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.
Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Nguyễn Thế Hệ.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.
Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.
Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.
Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  Tmct 21:56, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mời tham gia câu lạc bộ kinh tế học

[sửa mã nguồn]

Chào Nguyễn Thế Hệ. Tôi thấy bạn có những đóng góp có giá trị cho Chủ đề: kinh tế học. Mời bạn tham gia Câu lạc bộ kinh tế để cùng một số thành viên khác phát triển chủ đề này. Hiện số lượng thành viên kinh tế học có rất ít (so với tổng số thành viên của Wikipedia tiếng Việt), số lượng bài thuộc thể loại kinh tế học cũng rất ít và phần lớn còn sơ khai. Sự tham gia tích cực của bạn chắc sẽ giúp thay đổi được tình hình này. Thân, Bình Giang 14:46, ngày 15 tháng 11 năm 2007 (UTC).Trả lời

Re: Institutional economics

[sửa mã nguồn]

Bạn Nguyễn Thế Hệ thân mến, thú thực là tôi không có hiểu biết căn bản về môn institutional economics này. Chỉ là trước đây tôi có đọc cuốn "Institutions, Institutional Change and Economic Performance", Cambridge University Press (1990) của Douglass C. North, người đoạt giải Nobel kinh tế vì đóng góp phát triển môn này và thấy có ấn tượng. Bản tiếng Anh khiến tôi không hiểu nhiều chỗ trong đó có cả việc không rõ institution nếu dịch ra tiếng Việt thế nào. Sau đó, thấy cuốn này được dịch ra tiếng Việt và được Nxb Khoa học xã hội xuất bản với nhan đề "Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế". Thế là từ đó tôi cứ đinh ninh institutionthể chế. Sau đó không để ý nữa, chắc là đã xuất hiện thêm các cách dịch mới mà tôi không cập nhật. Khi đổi tên bài từ thuyết định chế thành kinh tế học thể chế, tôi có tham khảo bằng cách google thì thấy "kinh tế học thể chế" được vài chục hits, còn "thuyết định chế" thì được ít hits hơn, nên thành ra đổi vèo luôn mà không cân nhắc gì thêm. Tôi sẽ revert lại sửa đổi của mình ngay. Bạn check lại xem ổn chưa nhé. Thân, Bình Giang (thảo luận) 13:34, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC).Trả lời

Institution trong luật học là chế định (không lộn ngược lại thành định chế). Không biết bên kinh tế học nghĩa là gì. Vương Ngân Hà (thảo luận) 16:55, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trong luật học, chế định được dùng với nghĩa của institution, ví dụ chế định hợp đồng, chế định hôn nhân và gia đình, chế định hành chính nhà nước v.v. Nó được hiểu là các cơ chế và cấu trúc của trật tự xã hội để điều chỉnh hành vi của các thể nhânpháp nhân (nghĩa rộng). Điều này tương đối trùng khớp với định nghĩa của en:Institution. Theo bài ru:Институциональная экономика thì Институциональная экономика — отрасль экономики, которая изучает экономические отношения внутри и между общественными институтами (quá sơ lược) có thể hiểu là một lĩnh vực của kinh tế học nghiên cứu các quan hệ kinh tế bên trong và giữa các thể chế xã hội và bài ru:Институционализм cho thấy những người theo trường phái Institutional economics có xu hướng tiếp cận các khái niệm của kinh tế học với sự tính toán tới các yếu tố ngoài kinh tế "đơn thuần" để có thể đưa ra các phân tích và/hoặc dự báo kinh tế, đồng thời coi kinh tế chỉ là một phần của hệ thống xã hội, có ảnh hưởng tương hỗ với chính trị, khoa học-giáo dục, văn hóa v.v., nghĩa là có tính toán tới các tác động của các institution vào nền kinh tế. Cá nhân tôi cho rằng từ институция trong tiếng Nga là từ vay mượn nên về nghĩa nó cũng là sự vay mượn các nghĩa của institution trong tiếng Anh. Vương Ngân Hà (thảo luận) 03:26, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Không ký tên trong bài

[sửa mã nguồn]

Một bài bách khoa tại Wikipedia thuộc sở hữu của cộng đồng và bất cứ thành viên nào cũng có thể làm sửa đổi cho bài đó (nếu có nguồn dẫn chứng). Do đó, Nguyễn Thế Hệ không nên ký tên vào trong bài. Mekong Bluesman (thảo luận) 19:38, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Như đa số các thành viên tại đây, tôi chỉ nhắc Nguyễn Thế Hệ (hay một thành viên khác) về các quy luật khi quên. Mekong Bluesman (thảo luận) 03:42, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Gặp mặt

[sửa mã nguồn]

OK. Một quán capfe, quán trà, hay một quán bia nhỉ? Lưu Ly (thảo luận) 02:05, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới

[sửa mã nguồn]

Chúc Nguyễn Thế Hệ và gia đình một năm mới hạnh phúc, vạn sự như ý nhé. --Bình Giang (thảo luận) 00:54, ngày 6 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp

[sửa mã nguồn]

Làm ơn cho mình hỏi những người lao động phổ thông trên thành phố (chợ người, đồng nát...) có phải là Thất nghiệp hay không? Nếu không phải thì vì sao? Và nếu có thì được xếp vào loại thất nghiệp gì? (Thất nghiệp: là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định - theo Tổ chức lao động quốc tế).Hoangvantoanajc (thảo luận) 06:19, ngày 10 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời