Bước tới nội dung

Thuần Ý Hoàng quý phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thuần Ý Hoàng quý phi
純懿皇貴妃
Ung Chính Đế Hoàng quý phi
Thông tin chung
Sinh3 tháng 11 năm 1689
Mất17 tháng 12, 1784(1784-12-17) (95 tuổi)
An táng16 tháng 4 năm 1785
Phi viên tẩm của Thái lăng (泰陵), Thanh Tây lăng
Phối ngẫuThanh Thế Tông
Ung Chính Hoàng đế
Hậu duệHoằng Trú
Thụy hiệu
Thuần Ý Hoàng Quý phi
(純懿皇貴妃)
Tước hiệu[Cách cách; 格格]
[Dụ tần; 裕嬪]
[Dụ phi; 裕妃]
[Hoàng khảo Dụ Quý phi; 皇考裕貴妃]
[Hoàng khảo Dụ Hoàng quý phi; 皇考裕皇貴妃]
Thân phụCảnh Đức Kim

Thuần Ý Hoàng quý phi (chữ Hán: 純懿皇貴妃; 3 tháng 11, năm 1689 - 17 tháng 12, năm 1784) là một phi tần của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuần Ý Hoàng quý phi Cảnh thị sinh ngày 3 tháng 11 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 28 (1689), là con gái của Quản lĩnh Cảnh Đức Kim (耿德金), vốn là Bao y thuộc Tương Hoàng kỳ.

Năm Khang Hi thứ 42 (1703), Cảnh thị nhập Tiềm để làm thứ thiếp cho Ung Thân vương Dận Chân. Do là Bao y Thượng tam kỳ, Cảnh thị có lẽ vốn là Cung nữ tử trong cung rồi được Khang Hy Đế ban cho Ung Thân vương, do lúc này Ung Thân vương đã phân phủ chứ không còn ở trong cung nữa. Với thân phận Bao y, bà chỉ có thể là Cách cách khi nhập Ung Thân vương phủ. Năm ấy Cảnh thị tầm 14 tuổi.

Sau khi Ung Thân vương lên ngôi, Cảnh thị được sách phong là Dụ tần (裕嫔). Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ngày 22 tháng 12, lấy Lại bộ Tả Thị lang Ba Thái (巴泰) làm Chính sứ, Lễ bộ Tả Thị lang Vương Cảnh (王景) làm Phó sứ, hành Dụ tần sách phong lễ[1].

Năm Ung Chính thứ 8 (1730), Dụ tần Cảnh thị được tấn thăng Dụ phi (裕妃). Năm thứ 11 (1733), Hoàng ngũ tử Hoằng Trú thụ phong Hòa Thân vương (和親王).

Hoàng tử Hoằng Trú là đứa con duy nhất của Cảnh thị, được Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu nhận nuôi khi còn nhỏ. Dụ phi cũng từ đó thân thiết với Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu, tình cảm như chị em ruột[cần dẫn nguồn], bản thân Hoằng Lịch (tức Càn Long Đế) cùng Hoằng Trú cũng khá gắn bó.[cần dẫn nguồn]

Tặng Hoàng quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 9, Càn Long Đế tôn bà làm Hoàng khảo Dụ Quý phi (皇考裕貴妃)[2][3][4]. Trong cung ghi chép đãi ngộ của Cảnh thị, đều ghi ["Quý phi"] hay ["Thế Tông Quý phi"][5]. Trong nhóm góa phụ, ngoài Sùng Khánh Hoàng thái hậu, thì Cảnh thị có địa vị cao nhất.

Năm Càn Long thứ 43 (1778), tháng 2, đại tang của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, Càn Long Đế cho dụ chuẩn bị đại thọ 90 tuổi, sang ngày 19 tháng 2 mệnh Vương Thành (王成) phụng chỉ dụ, tôn Hoàng khảo Quý phi làm Hoàng quý phi. Tháng 10 cùng năm, chính thức làm lễ tôn phong Hoàng khảo Dụ Quý phi làm Hoàng quý phi, tôn gọi là Hoàng khảo Dụ Hoàng quý phi (皇考裕皇貴妃), cử hành điển lễ sắc phong long trọng, cho quốc khánh 3 ngày, còn tự mình viết Biển liễn và Ngự chế thơ để chúc mừng bà[6].

Ngày 28 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, chính thức tiến hành lễ sách phong.

Năm Càn Long thứ 49 (1784), 17 tháng 2 (âm lịch), Cảnh thị đã ngã bệnh, thân thể đã tương đương suy nhược. Càn Long Đế khi ấy không ở trong cung, nhưng cũng nhanh chóng an bài, giao phó Lục a ca Vĩnh Dung, Bát a ca Vĩnh Tuyền cùng Nội vụ phủ kín đáo chuẩn bị tang nghi. Mùa đông cùng năm, ngày 17 tháng 12 (âm lịch), Dụ Hoàng quý phi Cảnh thị qua đời, thọ 96 tuổi. Quan tài của Cảnh thị được đưa theo hướng Thần Vũ môn đến tạm an ở Cát An sở (吉安所). Sau đó, ngoại trừ "Dụ Hoàng quý phi kim sách kim bảo" theo thường lệ thu tồn, thì Càn Long Đế dụ chỉ đem Kim sách, bảo của "Dụ Quý phi""Dụ tần" đều đi hòa tan, điều này chứng minh vào năm sách phong Ung Chính thứ 8, đều không có Kim sách và Kim bảo. Sau khi Cảnh thị qua đời 1 ngày, Càn Long Đế đích thân tưới rượu trước kim quan của bà. Sang ngày 20 tháng 12 (âm lịch), đưa kim quan đến Truân Tấn cung (屯殯宮) tạm an.

Năm Càn Long thứ 50 (1785), tháng 2, dâng thụy hiệuThuần Ý Hoàng quý phi (純懿皇貴妃). Ngày 9 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, đưa kim quan của Thuần Ý Hoàng quý phi đến Phi viên tẩm của Thái lăng. Ngày 16 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, chính thức an táng xuống địa cung. Mộ phần của bà đứng đầu các phi tần trong Phi viên tẩm.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim ảnh Diễn viên Nhân vật
2018 Diên Hi Công Lược Bạch San Dụ Thái Phi

Nhầm thụy

[sửa | sửa mã nguồn]

Về thụy hiệu, Thanh Cao Tông thực lục (清高宗實錄) cùng Thanh hoàng thất tứ phổ (清皇室四譜) đều ghi là [Thuần Ý; 純懿], khi Thanh sử cảo lại ghi [Thuần Khác; 純愨], có lẽ là viết nhầm, do hai chữ ["Ý"; 懿] và ["Khác"; 愨] hình chữ đều khá giống nhau.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 册封礼过程:耿氏于雍正元年十二月二十二日举行封嫔册封礼 ,命吏部左侍郎巴泰为正使,礼部左侍郎王景为副使,持节册封裕嫔。具体流程如下:册封嫔时,先由礼部和工部先期将制好的册送交内阁。届时礼部奏请,命大学士、尚书一人充册封使,侍郎、学士一人充副使。册封之日天未亮,礼部鸿胪寺官设节案和册案于太和殿内,銮仪卫官在内阁门外设采亭,内阁、礼部官员先将节、册文放于亭内。随后以伞仗为前导,礼部官员前引,銮仪卫将亭抬到太和殿下,再由礼部官将节、册文陈设在殿内各案上。天明,大学士一人身着朝服立于节案东,正副册封使身着朝服立于丹墀(台阶上的空地)之东。这时,钦天监官报告吉时已到,正副使由东阶至丹墀左北面跪。大学士从案上捧节,由殿中门出授正使,正使受节后,同副使起身。内阁、礼部官再将册文重置亭内,导引銮仪卫抬至嫔之宫。 册封之日,内銮仪卫也要先在本宫门外设嫔仪仗,内监设节案、香案于宫内,正中东西分置册案。正副使受命后,由协和门至景运门外,正使站在门西面,将节授予内监,内监手捧节,内銮仪卫校尉抬册亭至宫门,再由内监将册随节捧至嫔之宫。这时,嫔身着朝服于宫门内道右迎候。内监将节、册陈设于宫内各案后退出。接着,引礼女官引嫔在拜位北面跪,并宣读册文。嫔受册后,行六肃三跪三拜礼。礼毕,内监捧节出宫,嫔在引礼女官导引下送于宫门内道右。内监在景运门将节授予正使。于是正使持节,副使随从,到后左门复命、还节。各有关人员均退出宫门。至此,册封嫔的仪式结束。第二天,嫔要亲自到皇太后宫行六肃三跪三拜礼,然后再分别到皇帝、皇后前行礼。
  2. ^ 《清皇室四谱》:纯懿皇贵妃,耿氏。管领耿德金女。康熙二十八年乙巳十一月生。初入侍世宗藩邸为格格。五十年生皇五子和恭亲王弘昼。世宗登极雍正元年十二月册封裕嫔,后晋裕妃。乾隆二年九月,高宗晋尊为皇考裕贵妃。
  3. ^ 《清高宗实录》:(雍正十三年九月)○谕总理事务王大臣。朕钦奉皇太后懿旨。裕妃侍大行皇帝多年。诞生皇五子。已蒙圣恩封为亲王。今裕妃、应封贵妃。谦嫔诞生圆明园阿哥。今应封妃。钦此。著交该部、将应行典礼、查议具奏。
  4. ^ 《清高宗实录》:(乾隆四十三年二月)○谕曰、裕贵妃母妃、侍奉皇考。诞育和亲王。淑慎素著。朕御极之初。即钦奉圣母皇太后懿旨。晋封贵妃。以申敬礼之意。四十余年。慈宁随侍。亲爱尤深。兹年届九旬。实为宫闱盛事。宜崇位号。以介蕃厘。应晋封为皇贵妃。所有应行事宜。各该衙门察例豫办。屈期蠲吉举行。
  5. ^ 《宮內等處女子嬤嬤媽媽裡食肉底賬》皇太后官女子十二人、貴妃官女子四人、齊妃官女子六人、謙妃官女子一月六人,二、三、四月五人、老貴人官女子四人、郭貴人官女子一月二人,四月四人、安貴人官女子四人、李貴人官女子四人、海貴人官女子一人、李常在官女子三人、馬常在官女子二人、吉常在官女子二人、蘭答應官女子二人、春常在官女子一人。
  6. ^ 《清高宗实录》:(乾隆四十三年十月)上以裕贵妃母妃九十寿。晋封裕皇贵妃。亲奉册宝。并御笔扁联。御制诗章。诣裕皇贵妃宫行礼。册文曰、璇扉笃庆。乔龄昭多寿之徵。芝检腾辉。崇嘏致延洪之祝。聿稽彝典。载奉鸿称。裕贵妃母妃。德秉安贞。性成淑慎。椒庭佐治。娴内则而矩度弥彰。兰掖凝祥。育介弟而藩维式衍。侍愉怡于长乐。高年之亲爱尤深。申敬礼于初元。懿号之尊崇久晋。彤编纪盛。颐和逾册载而遥。瑶筴增禔。益算庆九旬之届。宜隆位秩。用集庥嘉。谨以册宝。尊为裕皇贵妃。于戏。绥舀禄于翚衣。丕焕琅函之采。式令仪于鹤发。永钦瑀佩之徽。谨言。