Thảo luận:Đam mỹ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Chiều Thu Thu trong đề tài Lùi sửa

Shōnen-ai[sửa mã nguồn]

Bài này với Shōnen-ai có điểm chung không?  TemplateExpert  Talk - Help 21:17, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Không nhé. Vì Shōnen-ai là cấp độ nhẹ nhàng hơn của Yaoi vì nó không có yếu tố tình dục và quan hệ thể xác. Còn thể loại Đam mỹ lại tương đồng với Yaoi Nhật Bản và truyện slash của Mỹ nhất. ---TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 18:22, ngày 15 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời
có, shounen ai là tình cảm ít hoặc không nhắc tới hay miêu tả tình dục và đam mỹ cũng có những thể loại nhỏ trong đó không miêu tả tình dục – Thesaladdressing (thảo luận) 17:52, ngày 13 tháng 11 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa ngày 15 tháng 8 năm 2020[sửa mã nguồn]

Mình xin tóm tắt lại yêu cầu sửa đổi của mình như sau:

1. Phần sửa đổi của Nguyenquocda có nhiều thông tin quá cũ, sai lệch hoặc không có dẫn nguồn chính thống, trích dẫn chỉ trích từ những phần phỏng vấn mang tính cá nhân, của những người chưa từng được trải qua và không có hiểu biết, trả lời theo cảm giác.

2. Rõ ràng không hiểu biết nhưng vẫn vẫn cố sửa đổi, cách dùng từ ấu trĩ. Dòng thứ 3: "tuy vậy, không như Yaoi trong tiếng Nhật", bài viết về thể loại văn học không phải bài viết học từ. Đam mỹ và Yaoi là thể loại truyện, do đó không thể sử dụng "không như Yaoi trong tiếng Nhật", phải sửa lại thành "không như thể loại truyện Yaoi của Nhật Bản", cùng nguồn gốc xuất xứ là từ Nhật Bản chứ không cùng thể loại, nếu thể loại giống nhau thì cần gì phải tách ra thành Đam mỹ và Yaoi. Hơn nữa, bản thân đam mỹ ngay từ đầu không mang yếu tố tình dục, giống với shounen ai hơn, từ khái niệm cũng có thể thấy. Đam mỹ mang yếu tố tình dục giống Yaoi như hiện tại có thể coi là một "biến tấu" nhưng sâu trong Đam mỹ vẫn giữ được cái "trong sáng" của nó. Thể loại Đam mỹ không mang yếu tố tình dục gọi là Thanh thủy văn.

3. Không định nghĩa được "Thuật Ngữ" và "Nhân vật" nên sửa đổi sai. "Hỗ công / thụ" (seke) ở đây là thuật ngữ chỉ "versatile", giống như "công" (seme) chỉ "top", "thụ" (uke) chỉ "bot" như đã thấy ở đề mục "Thuật Ngữ".

4. Cố tình sửa đổi, chèn thẻ ref sai cho chú thích. Có thể xem lịch sử chỉnh sửa, từ khi thành viên này sửa đổi, bài viết bắt đầu có những thẻ ref sai.

5. Như bên dưới "Bài này là về Đam mỹ nói chung, không nên nhấn mạnh bất kỳ quốc gia nào vì có thể nó mang tầm nhìn hẹp khi chỉ xoáy mỗi Việt Nam. Nếu đã nhắc VN thì nên nhắc tất cả quốc gia khác để có tầm nhìn toàn diện. Bạn có thể viết Đam mỹ ở Việt Nam nếu muốn nhưng tôi chưa chắc về độ nổi bật của bài." Nhưng thành viên này chỉ trích dẫn từ những bài báo xoáy mỗi Việt Nam, mà trích dẫn một cách vô ý thức, cắt bỏ nội dung gốc, chỉ trích dẫn nội dung chỉ trích của những bài báo đó. Chưa kể trích dẫn còn lỗi sai chính tả, thiếu chữ của từ (dòng 9, mục Xuất bản, đề mục Đam Mỹ ở Việt Nam), trích dẫn một cách cẩu thả, trích dẫn không trọn vẹn câu nói của người nói, hay tại mục Đam mỹ Việt, cả cái ý đầu tiên của mục này đều được viết theo suy nghĩ cá nhân, wikipedia cũng đã yêu cầu dẫn nguồn gốc cho nhận định đó. Một bài Wiki mà mắc lỗi với mang những nhận định cá nhân vậy liệu có đạt tiêu chuẩn là một bài wiki cung cấp kiến thức?

6. Mình có thêm phần "Danh sách các tác phẩm đam mỹ đã được xuất bản tại Việt Nam", bị coi là quảng cáo. Theo wikipedia Quảng cáo đội lốt bài viết là: Những bài viết spam trên Wikipedia có thể nhận thấy qua ngôn ngữ kiểu bán hàng và các liên kết ngoài dẫn đến một website thương mại. Trong khi phần viết của mình: Không có ngôn ngữ kiểu bán hàng và không có liên kết ngoài dẫn tới một website thương mại hay liên kết mua bán, chỉ đơn giản là liệt kê tên một số tác phẩm tác phẩm và nhà xuất bản. Như đề mục Một số tác phẩm của bài viết Shōnen-ai. Và bài viết này Loveless (anime) có ghi nhà xuất bản thì không thể cấm ghi nhà xuất bản của các tác phẩm này được. Bản thân các tác phẩm thể loại này đã rất ít có trên wikipedia rồi, mình không thể ngồi viết hàng chục trang wiki để chuyển hướng tới bài viết theo tên tác phẩm được. Ngay cả một số tác phẩm trong bài viết Shōnen-ai cũng chỉ có duy nhất anime Loveless có bài wikipedia tiếng Việt, các phim khác đều phải chuyển hướng sang wiki tiếng Anh.

7. Thành viên Alphama bên dưới có ghi: Tư Mã Tần Quảng không cần dài dòng, tất cả đoạn đó đều là bạn copy từ 1 bài quảng cáo ở Facebook, giống hệt cả về thứ tự chấm phẩy - https://www.facebook.com/notes/%C4%91am-m%E1%BB%B9-mu%C3%B4n-%C4%91%E1%BB%9Di-h%E1%BB%A7-n%E1%BB%AF-mu%C3%B4n-n%C4%83m/danh-s%C3%A1ch-%C4%91am-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A3-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-xu%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A3n/778522098882014/ - hiển nhiên nó vi phạm cả về vấn đề quảng cáo, độ tin cậy của nguồn lẫn bản quyền bài viết..

7.1 Ngay như trong bài viết hiện tại đã không cho phép sửa đổi có ghi: Tháng 3 năm 2013, từ nền tảng phát hành tiểu thuyết ngôn tình trước đó, "Tình yêu của đau dạ dày" của tác giả Điệp Chi Linh là cuốn tiểu thuyết đam mỹ đầu tiên được phát hành hợp pháp tại Việt Nam.. Vậy mình hỏi bạn nguồn này, độ cậy của nguồn lấy ở đâu? Nền tảng phát hành tiểu thuyết ngôn tình đó là gì mà có thể khẳng định lấy từ nền tảng đó? Chưa kể còn không có nhà xuất bản để đính chính đã được nhà xuất bản đó phát hành. Theo như mình tìm hiểu trên trang web của nhà sách Minh Khai thì cuốn tiểu thuyết này do NXB Hồng Bàng xuất bản, và thời gian xuất bản là tháng 2 năm 2012 chứ không phải tháng 3 năm 2013. Nguồn không có, thời gian sai, nội dung không rõ ràng.

7.2. Không có ý xúc phạm nhưng mình thật sự quan ngại với thị lực lẫn khả năng so sánh và nhận biết của bạn. Bạn nói là mình copy từ 1 bài quảng cáo ở Facebook, giống hệt cả về thứ tự chấm phẩy, mình xin phép nhờ Bảo quản viên tạm lùi lại phần mình chỉnh sửa đã bị xóa rồi cho bạn copy phần đó với bài "quảng cáo ở Facebook" sau đó dùng công cụ Diffchecker để xem nó có giống hệt cả vè thứ tự chấm phẩy giúp mình ạ. Bạn nói quá thì tùy từng trường hợp, chứ ở đây bạn nói như vậy là quá vô lý với xúc phạm mình quá rồi ạ.

7.3. Bạn nói bài viết trên Facebook đó là một bài quảng cáo nhưng bản thân Facebook không gán thẻ nó là bài bán hàng và xét theo khái niệm bài Quảng cáo đội lốt bài viết thì đó không phải là bài quảng cáo vì bài viết đó: Không sử dụng ngôn ngữ kiểu bán hàng và các liên kết ngoài dẫn đến một website thương mại ạ.

8. Nguyenquocda: Đó là chưa kể việc bạn lợi dụng việc sửa bài để xóa đi những thông tin có nguồn hợp lệ mà bạn không thích (những ý kiến chỉ trích dòng văn học đam mỹ). Với những lỗi này, bạn chưa bị án cấm đã là may

8.1. Xét trên phương diện thời gian, đó là những bài báo quá cũ, nội dung bình luận trong bài viết mang quan điểm cá nhân của người viết (sử dụng đại từ nhân xưng "tôi" trong bài viết) chứ không phải bình luận của nhà chức trách có thẩm quyền. Nếu nhà chức trách có thẩm quyền, trả lời với họ là đam mỹ là Cơn “dịch bệnh" văn hóa độc hại (trích nội dung bài báo ở chú thích 4 và 15) thì đã không vấn đề gì. Đây bạn trích dẫn mà trích dẫn không trọn vẹn câu nói của nhà chức trách, chỉ trích dẫn phần chỉ trích, tác hại.

8.2. Nội dung bình luận của người viết trong báo mang đậm quan điểm cá nhân. Bài báo "The truth about Danmei" có hai phần trả lời phỏng vấn của Hong Yan và Mo Fei, hai người này trong bài báo không hề nhắc tới là đã từng đọc hoặc tìm hiểu thể loại này chưa, vì vậy, câu trả lời của họ cũng chỉ mang quan điểm cá nhân của họ, họ trả lời theo cảm tính chứ không hề mang tính sự thật nào. Vậy mà bạn trích trả lời của họ lẫn ý kiến của người viết báo vào để nói về đam mỹ. Một bài wiki được phép mang quan điểm cá nhân? Thế nó còn kiến thức gì nữa?

8.3. Bạn nói là mình xóa đi những thông tin có nguồn hợp lệ mà bạn không thích (những ý kiến chỉ trích dòng văn học đam mỹ) nhưng những ý kiến đó là ý kiến mang quan điểm cá nhân của người chưa từng tìm hiểu như đã giải thích ở bên trên, nó không đúng sự thật. Vậy wikipedia là nguồn cùng cấp không đúng sự thật?

8.4. Mình yêu cầu bạn không lấy số liệu của bài báo Sự thật gây “sốc” về những “kẻ nghiện ngôn tình” có 2 lý do:

8.4.1. Từ tiêu đề đã có thể thấy, chủ đề bài báo nói về ngôn tình. Ngôn tình, đam mỹ là hai thể loại khác nhau, vì thế bạn không thể áp đặt số liệu của thể loại này vào thể loại khác được.

8.4.2. Nội dung bài báo đó có những số liệu không có nguồn gốc rõ ràng, biểu đồ thống kê về sách ngôn tình do nhóm sinh viên Đại học Văn hóa và admin trang "Phản đối xuất bản sách truyện sex trá hình trên Facebook" thực hiện. trên trang web đó là biểu đồ thống kê thể loại truyện ngôn tình. Nội dung bài báo đó cũng ghi rõ Cũng tham khảo từ thống kê đã nói ở trên, có một thực tế gây sốc không kém chính là đối tượng độc giả của thể loại ngôn tình là quá trẻ. Có đến một nửa (49,4%) đối với độc giả dưới 15 đến 18 tuổi và 37% độc giả trong độ tuổi 18 - 22 tuổi. Như vậy, không ai khác chính học sinh trung học phổ thông đang là đối tượng chính của dòng văn học ẩn chứa nhiều yếu tố “độc hại” này. Trong đó, đáng kể nhất là những trang miêu tả chuyện sinh hoạt tình dục “dài lê thê” trong những cuốn ngôn tình. Mình đã tô đậm cái thể loại mà gán với số liệu đó. Vậy trước kia bài viết về đam mỹ gán số liệu đó cho đam mỹ, số liệu không chính xác, nhằm bôi xấu cho thể loại này, mình xóa nguồn đó đi cũng là sai mà bạn nói mình là xóa những thông tin mà mình không thích?

8.5. Với những lỗi này, bạn chưa bị án cấm đã là may - Mình đăng nội dung không vi phạm nếu tài khoản của mình mà bị án cấm, điều đó có nghĩa là quản trị viên thiên vị, không công bằng, mắt nhắm mắt mở phân cấp ưu tiên với các thành viên, như vậy không sớm thì muộn wikipedia sẽ suy thoái, chỉ toàn những người lộng quyền, quản trị viên này bao che thành viên kia, không ưa người mới, rồi sẽ đi theo vết xe đổ của Stackoverflow thôi.

Ngoài ra, bạn lần sau muốn nói cái gì thì tách hẳn sang một dòng mới mà nói, đừng có mà viết tiếp vào cuối phần thảo luận của người khác thế. Mà cũng thật không ngờ rằng Wikipedia lại chứa chấp những con người có profile phản động như này, đã vậy còn là thành viên xác nhận mở rộng nữa! Tư Mã Tần Quảng (thảo luận) 20:19, ngày 17 tháng 8 năm 2020 (UTC)Tư Mã Tần Quảng.Trả lời

Bạn viết dài quá, không chia thành từng ý 1, 2, 3,... để người ta có thể tranh luận với bạn dễ hơn. Một số điểm tôi ráng đọc ý kiến của bạn, nhưng chỉ lướt qua và xem bản lùi sửa [1].
  1. Đam mỹ và Yaoi là có gì khác và có gì giống, xin trả lời 1 câu cực gọn?
  2. Bài này là về Đam mỹ nói chung, không nên nhấn mạnh bất kỳ quốc gia nào vì có thể nó mang tầm nhìn hẹp khi chỉ xoáy mỗi Việt Nam. Nếu đã nhắc VN thì nên nhắc tất cả quốc gia khác để có tầm nhìn toàn diện. Bạn có thể viết Đam mỹ ở Việt Nam nếu muốn nhưng tôi chưa chắc về độ nổi bật của bài.
  3. Danh sách các tác phẩm đam mỹ đã được xuất bản tại Việt Nam: đúng bài này là bài về đam mỹ không phải về các tác phẩm đam mỹ ở Việt Nam, việc bạn hay xoáy về Việt Nam khiến bài tầm nhìn hẹp, bạn có thể viết bài riêng nếu muốn, lưu ý về độ nổi bật và tính quảng cáo? Một số tác phẩm bạn liệt kê ra là do tác giả Đào Bạch Liên dịch, khi tra ra thì nó ở trên mạng chứ chẳng thấy nhà NXB nào cả. Tuy nhiên, nếu bạn muốn viết danh sách tác phẩm đam mỹ nói chung thì nó là bài riêng chứ không nên liệt kê dài dòng trong bài này.

 A l p h a m a   Talk  20:49, ngày 15 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Tư Mã Tần Quảng không cần dài dòng, tất cả đoạn đó đều là bạn copy từ 1 bài quảng cáo ở Facebook, giống hệt cả về thứ tự chấm phẩy - https://www.facebook.com/notes/%C4%91am-m%E1%BB%B9-mu%C3%B4n-%C4%91%E1%BB%9Di-h%E1%BB%A7-n%E1%BB%AF-mu%C3%B4n-n%C4%83m/danh-s%C3%A1ch-%C4%91am-m%E1%BB%B9-%C4%91%C3%A3-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-xu%E1%BA%A5t-b%E1%BA%A3n/778522098882014/ - hiển nhiên nó vi phạm cả về vấn đề quảng cáo, độ tin cậy của nguồn lẫn bản quyền bài viết. Đó là chưa kể việc bạn lợi dụng việc sửa bài để xóa đi những thông tin có nguồn hợp lệ mà bạn không thích (những ý kiến chỉ trích dòng văn học đam mỹ). Với những lỗi này, bạn chưa bị án cấm đã là mayNguyenquocda (thảo luận) 03:40, ngày 16 tháng 8 năm 2020 (UTC)Trả lời

Lùi sửa[sửa mã nguồn]

@Maidalat: lý do cho bạn Maidalat đây, về đoạn mà bạn cho lùi sửa không lý do, có tầm nhìn hẹp: chỉ viết về Việt Nam mà bỏ qua quan điểm quốc tế; góc nhìn phiến diện: quan điểm quá mức cảm tính; phát ngôn không qua nghiên cứu: nếu bạn nhìn những nguồn dưới bài viết sẽ thấy những nguồn đấy đều là những nguồn số liệu thực tế hoặc nghiên cứu đàng hoàng, chứ không như mấy "nhà báo" Việt ngồi điều hòa viết báo. Trường Mộc (thảo luận) 17:49, ngày 9 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nguồn báo mạng vẫn được chấp nhận ở wiki nhé bạn, và nói "bỏ qua quan điểm quốc tế" là sai vì các nội dung vè Việt Nam không ảnh hưởng đến các nội dung được dịch từ wiki tiếng Anh (người viết đã tách riêng thành một mục là "tại Việt Nam" rồi)Maidalat (thảo luận) 00:58, ngày 10 tháng 12 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mình chưa đồng ý với bạn Maidalat vì Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam.Chiều Thu Thu (thảo luận) 03:08, ngày 28 tháng 1 năm 2023 (UTC)Trả lời