Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 12

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Sholokhov trong đề tài Sử dụng ngoặc kép

Lưu trữ[sửa mã nguồn]

Đôi điều trao đổi[sửa mã nguồn]

Thực ra chính thể Nhật Bản dưới thời Minh Trị không hoàn toàn là quân chủ lập hiến mà phải gọi đúng là quân chủ nhị nguyên. Đây là hình thức chính thể mà theo đó nguyên thủ quốc gia (ở đây là Nhật hoàng) có quyền lực hạn chế ở nhánh lập pháp (nhánh này được giao cho Nghị viện) nhưng lại rộng ở lĩnh vực hành pháp. Trong chính thể này, hoàng đế vẫn có quyền, thậm chí là lớn chứ không phải là "bù nhìn" như trong chính thể quân chủ lập hiến tại Anh, Nhật (sau năm 1947). Về các quyền của Thiên hoàng trong hiến pháp 1889 của Nhật Bản, điều 1 nói rõ "chỉ có 1 dòng Thiên hoàng liên tục trị vì nước Nhật từ trước đến nay" và "Thiên hoàng là thần thánh bất khả xâm phạm", cụ thể Thiên Hoàng có quyền chỉ huy quân đội, có quyền tuyên chiến, giảng hòa, kí kết hòa ước (vai trò nguyên thủ quốc gia), có quyền đình chỉ quốc hội, giải tán và triệu tập hạ nghị viện, Thiên hoàng có quyền ra chiếu lệnh tương đương sắc luật, tu chỉnh hiến pháp (vai trò lập pháp), các bộ trưởng trong nội các chịu trách nhiệm trước Thiên hoàng, thay vì chịu trách nhiệm trước Quốc hội (quyền hành pháp). Phân tích như vậy để Ti và Sholokhov hiểu.--Prof MK (thảo luận) 16:10, ngày 6 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thực ra thuật ngữ quân chủ lập hiến thường bị đánh đồng với quân chủ đại nghị. Nói đến quân chủ lập hiến, người ta lại thường nghĩ ngay đến các vị vua bù nhìn mà quên đi một hình thức của chính thể này là quân chủ nhị nguyên như mình phân tích ở trên. Quyền lực của Thiên Hoàng được hiến pháp quy định như vậy là rất lớn nhưng thực tế bị hạn chế bởi thế lực của giới tài phiệt và quân phiệt Nhật. Tuy nhiên, còn 1 điểm nữa mà ít ai nhắc đến vì vị trí của Thiên hoàng là sự thống trị về tinh thần và kinh tế. Thiên Hoàng là chủ sở hữu một lượng tài sản rất lớn và là người đứng đầu Thần đạo.--Prof MK (thảo luận) 16:49, ngày 6 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có lẽ là Thiên hoàng Minh Trị cũng có quyền lực cỡ như vua Thái Lan bây giờ. Chí ít thì vua Thái có rất nhiều quyền lực dù là dạng quyền lực "sau hậu trường", bạn cũng biết vụ lật Thặc Xỉn do ai giật dây. Theo tôi chắc là Thiên hoàng Minh Trị cũng phải có quyền lực cỡ vua Thái là ít nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:35, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Troll.[sửa mã nguồn]

Tham gia wiki lâu thì nên đọc cái này nhé WP:DENY, có gì đâu mà phải cãi nhau mất công.:D--Павел Корчагин (thảo luận) 02:19, ngày 7 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lịch sử Nga[sửa mã nguồn]

Các vị quân chủ Nga sau 1721 không còn là Sa hoàng (царь) mà là hoàng đế (император). Do đó việc bạn sửa các hoàng đế Nga sau 1721 trong bài Lịch sử Nga thành Sa hoàng là sai. Meotrangden (thảo luận) 10:51, ngày 8 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Người ta tách lịch sử Nga từ 1547 tới 1917 thành 2 giai đoạn không phải là vô căn cứ. Sa hoàng là cách dịch của từ царь (điều này nói chung có sự đồng thuận cao) và nó là tước hiệu cao nhất của các quân chủ Nga từ 1547 tới 1721. Điều này mang ý nghĩa tôn giáo-chính trị lớn rằng nước Nga thời kỳ này mới là kế tục của các đế quốc như La Mã và Byzantin (coi là La Mã 2) cả về mặt tôn giáo và chính trị (tức La Mã ba, cạnh tranh cùng các quốc gia trong thế giới Slav như Serbia và Bulgaria), nhưng rõ ràng chưa đủ lớn mạnh và không có nhiều ảnh hưởng/không chịu nhiều ảnh hưởng từ Tây Âu.
Nhưng từ 1721, Pyotr đã lấy tước hiệu император (hoàng đế). Đó không chỉ là hư danh mà là sự phản ánh một thực tế là nước Nga giờ đây đã lớn mạnh hơn nhiều (sau các cải cách của ông cùng các chiến thắng trong các cuộc chiến mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra mọi hướng), có ảnh hưởng tới toàn châu Âu (chứ không phải chỉ trong thế giới Slav), theo chế độ quân chủ tuyệt đối chứ không phải lệ thuộc nhiều vào các boyarin (боярин/бояре) và chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ Tây Âu (Pháp, Đức). Tước hiệu царь khi này chỉ là không chính thức và bán chính thức (dùng khi đề cập tới các lãnh thổ trước đây là các hãn quốc như Kazan, Siberi, Astrakhan v.v., mang ý nghĩa lịch sử nhiều hơn. Ví dụ xem tước hiệu đầy đủ của Nikolay II có cả император (hoàng đế), царь (Sa hoàng), великий князь (đại công tước), князь (công tước), герцог (công tước, quận công)).
Qua đó có thể thấy sự khác biệt lớn giữa hai thời kỳ cả về tầm vóc, quy mô, ảnh hưởng của nước Nga. Vì thế việc gọi các hoàng đế Nga là Sa hoàng sau năm 1721 theo một ý nghĩa nào đó là sự làm giảm vai trò của họ như thể họ vẫn là những vị quân chủ Nga của giai đoạn từ giữa thế kỷ 16 tới đầu thế kỷ 18. Khác biệt giữa 2 tước hiệu император và царь nên được hiểu như thế chứ không phải theo kiểu император được dịch là hoàng đế, царь cũng dịch là hoàng đế và chúng là như nhau. Meotrangden (thảo luận) 01:21, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu thấy khó quá thì Ti có thể dùng Nga hoàng vì cái này có thể dùng cho cả hai trường hợp Tsar và Imperator. Mà cũng lạ, sao người Đức không đổi danh hiệu Kaiser sang Emperor luôn nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:04, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vì vậy nên tôi thích dùng Nga hoàng hơn, dầu sao thì Nga hoàng tương đương với Hoàng đế Nga -> không sai. Còn về xịn hay không thì trong thâm tâm tôi chức vụ Tsar luôn ngang hàng với các loại Hoàng đế của Tây và nếu tôi là Piốt thì tôi sẽ không dùng Imperator. Tuy nhiên lịch sử đã diễn ra như thế và rõ ràng chúng ta nên tránh dùng từ "Sa" cho các Nga hoàng sau 1721. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:12, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kinh đô[sửa mã nguồn]

Mà này, chú ý nhớ trong trường hợp này đừng dịch "capital" thành "tư bản" là được. Ngày xưa tôi từng thấy trường hợp ngược lại, "tích lũy tư bản" bị dịch thành "tích lũy thủ đô".:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:54, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bọn cuồng tín[sửa mã nguồn]

Thật ra mỗi người cũng có 1 tí tuyên truyền đấy, hiểu rộng ra đây là hành động truyền bá/thuyết phục người khác tin vào những gì mình cho là đúng. Tuyên 1 tí thôi thì OK - vì mỗi người có 1 cách interpret sự kiện khác nhau; tuy nhiên đừng làm quá vì cần phải giữ sự trung lập tương đối cho wikipedia. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:33, ngày 11 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bổ sung tí, để có bằng chứng thuyết phục thì nên qua wiki tiếng Căm xem dân bên đó gọi chúa Nguyễn là gì. Như thế là thuyết phục nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:36, ngày 11 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mã Viện[sửa mã nguồn]

Đó là những thành viên cực đoan. Về cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng, tôi nhớ có lần phái đoàn TQ do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn sang thăm VN, ông ta nói "Cuộc khởi nghĩa của 2 bà là cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại áp bức phong kiến (không phải tinh thần giải phóng dân tộc)". Thế là bị phía VN cực lực phản đối. Ta hãy xem về địa lý thì đúng là 65 thành chủ yếu là thuộc đất TQ ngày nay, về mặt nào đó CÂL nói cũng có lý, và xem về bản chất thì bà Trưng cũng chỉ vì thù chồng nên càng khẳng định CÂL nói đúng.

Nhưng vì sao ban đầu bà Trưng lại thành công đến thế. Chỉ hô một tiếng mà lấy được 65 thành trì. Câu trả lời là con cháu của Vua Hùng rất căm phẫn ngoại bang nhưng vì không có người cầm đầu, khi có người đứng lên làm thủ lĩnh thì tất cả đều nhất tề hưởng ứng vì vậy 2 Bà mới rễ ràng đuổi được ngoại sâm đi. Lại phải nói thật rằng lúc bấy giờ nước ta thiếu người tài (có tinh thần, có dũng khí nhưng thiếu chí tuệ). Vì vậy khi Mã Viện đem quân sang thì quân của 2 Bà đã nhanh chóng thất bại. --Duyphuong (thảo luận) 14:18, ngày 11 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thiên hoàng Đại Chính[sửa mã nguồn]

Ông này hơi bị giống với ông vua Piốt III của Nga. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:51, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ừa, tại vì thời kỳ này ổng làm "bù nhìn", cụ Nguyễn Hiến Lê nói những ông nào chuyên quyền thì chóng bị lật, còn những ông không tham quyền cố vị thì lại trị vì lâu dài:D Về khoản kết hôn thì Paven I cũng có hai người vợ rất thương yêu chồng. Nhưng về cái khoản "bệnh thần kinh" thì không biết ai hơn ai ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:08, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chính vì bù nhìn cho nên thời kỳ của Đại chính Thiên hoàng được gọi là "nền dân chủ Đại Chính" đấy, lúc này Nghị viện và báo chí không còn bị áp chế bởi Thiên hoàng và đám phiên phiệt (i.e chính thể đầu sỏ Minh Trị) nên không còn sợ triều đình nữa. Nhưng khi Thiên hoàng Chiêu Hòa lên thì mọi sự thay đổi 180 độ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:10, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Piốt III và Paven I cũng có tính nóng nảy thất thường và kém kiềm chế về cảm xúc, nhưng mà chưa thấy có triệu chứng nghiêm trọng như Thiên hoàng Đại Chính: cuốn tờ giấy thành ống nhòm rồi nhìn lung tung trong khi đang ngồi họp Quốc hội. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:18, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ông Đại Chính chết đúng ngày thật, gần 1 giờ rưỡi sáng ngày 25 tháng 12 - sau đêm Nôen 1 tí. Bây giờ con cháu vừa ăn Nôen vừa ăn giỗ cha ông mình. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 19:42, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chào Meiji[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã hỏi thăm. Hì, lý do tôi lặn khỏi Wikipedia khá lâu thì nhiều mà lý do nào cũng..."có lý" (vài lý do bạn có thể đọc bên thảo luận với Solokhov vừa rồi). Hy vọng một thời gian nữa, ko quá lâu nữa đâu, ổn định hơn mọi việc thì tôi sẽ tiếp tục với Wikipedia. Việt Hà (thảo luận) 15:30, ngày 13 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời


Chiến tranh Hoa Hồng[sửa mã nguồn]

Mình cũng sẽ cóp nữa, không sao đâu Ti. Dù sao cũng cảm ơn Ti nhiều.La communista (thảo luận) 07:50, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đại giáo chủ[sửa mã nguồn]

Trong Thiên chúa giáo chính thống Nga có các chức vụ Đại Giáo chủ (tương đương Hồng y Giáo chủ), Giáo chủ (tương đương Tổng Giám mục) và Cha xứ (tương đương Linh mục), tên lóng tiếng Nga là "Ông Pop". Ông ở Moskva là Đại Giáo chủ, ông còn lại là Giáo chủ. Không có chức vụ nào có tên Nga tương đương với Thượng phụ. --Двина-C75MT 11:23, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Có chứ, nguời Nga chủ yếu hạn chế hoạt động tôn giáo xuống cấp cơ sở thôi, còn ở cấp cao, họ vẫn giữ quan hệ bình thường. --Двина-C75MT 11:42, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mà mình nhớ ngày xưa Piốt Đại đế bỏ quách chức Đại giáo trưởng và lập ra cái của khỉ Viện Tôn giáo thần thánh để khống chế giáo hội. Mình không tham khảo kỹ nên không biết cái viện ấy ra sao ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:10, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thiên hoàng Chiêu Hòa[sửa mã nguồn]

À đúng đúng, Phillipos III cũng mắc bệnh thần kinh, nhưng cái này không phải là bẩm sinh mà là do con mụ điên-khùng-nham-hiểm-độc-địa Olympias hãm hại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:27, ngày 18 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phản nghịch[sửa mã nguồn]

Lúc ông làm Nhiếp chính thì tôi không rành, nhưng sau khi lên ngôi Thiên hoàng Chiêu Hòa từng bị ám sát bởi một người yêu nước Triều Tiên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:34, ngày 19 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có thể nói cho tôi tên của người Cộng sản định ám sát Nhiếp chính Dụ Nhân hay không ? (tìm hông ra >_<) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:50, ngày 20 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguyễn Khuyến[sửa mã nguồn]

Sao lại đọc có bài đó, hãy sang bên "wikisource tác giả" là có hầu hết các tác phẩm của ông, bên đó cũng có nhiều thú vị lắm đấy. --Duyphuong (thảo luận) 15:47, ngày 20 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phong phú quá thì e rằng chưa đúng, nó chỉ là một mảng độc đáo có phong cách riêng rất điêu luyện. --Duyphuong (thảo luận) 15:58, ngày 20 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu chưa, thì hãy đọc bài "Di chúc", bài này hay đấy. --Duyphuong (thảo luận) 16:17, ngày 20 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chính xác. --Duyphuong (thảo luận) 16:27, ngày 20 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lý Thái Tổ[sửa mã nguồn]

Đưa lên trọn lọc là thực sự khó, nhưng nếu cố viết thêm vào thì cũng có một số chuyện về ông này trong dân gian "Nốt ruồi", "Lau tượng"... và một số chuyện đăng trên báo, nhưng không nổi bật. --Duyphuong (thảo luận) 16:25, ngày 20 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đế quốc Áo Hung[sửa mã nguồn]

Theo tôi nhớ thì nó cũng có cả 1 cái giống như quốc hội nữa, nhưng cái thứ quốc hội này - giống như triều chính nói chung của Áo Hung - đều thuộc dạng rối như canh hẹ:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:09, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quân đội Áo-Hung là cái gì cơ chứ, tôi xem nó còn yếu hơn cả quân đội Thổ lúc ấy. Chủ yếu Đức gánh phần lớn gánh nặng chiến tranh, anh chàng Áo chả tham gia gì nhiều, nhất là sau khi bị Borsilov giáng cho một đòn chí mạng năm 1916. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:46, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi không rành lắm, nhưng cách đây mấy năm tôi có coi phim về vợ một hoàng đế Áo-Hung (chả biết ông nào) có đoạn Hoàng hậu bắt gặp ông chồng mình tò tí te (nhưng không bắt được bằng chứng). Bà than phiền là: "Mỗi lần một phu nhân đến gặp chàng bàn "công việc" họ đều để lại một "món quà"." Dầu sao thì tôi không biết là có ông nào đạt được đẳng cấp lăng nhăng như vua Louis Mặt Trời hay chưa :D (không tính mấy ông vua phương Đông). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:57, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

vậy thì chắc phim nói về ông này rồi, nhìn bộ râu của diễn viên trong phim với người thật giống y hệt :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:12, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kha kha, thêm 1 bằng chứng nữa: bà hoàng hậu trong phim có mái tóc dài khủng bố, hệt như bà này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:55, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn ![sửa mã nguồn]

Xin cảm ơn Ti nhiều! Nhưng mình thấy đóng góp của mình chưa được bao nhiêu, vì thời gian vừa rồi phải kèm mấy đứa học, không viết được, chỉ lướt lúc nhát thôi. Bạn hãy tặng cho những người như Minh Tâm, anh ấy phải được loại thật đặc biệt vì những đóng góp khổng lồ chỉ trong một thời gian ngắn. --Duyphuong (thảo luận) 15:55, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thế thì có thời gian mình phải viết nhiều hơn. Mình có lợi thế là có nhiều sách, đọc nhiều. Nhưng yếu thế là chỉ đánh máy được 2 ngón, mắt thì phải đeo cái kính 2 phẩy. --Duyphuong (thảo luận) 16:02, ngày 22 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhắc nhở[sửa mã nguồn]

Oái, chú này bị lây bệnh của đồng chí 137 kia rồi à ? 137.132.3.11 (thảo luận) 15:46, ngày 23 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

sao sao, cai gi, cai gi, 137 nao, co phai 137 nay khong, hohoho--137.132.250.14 (thảo luận) 15:49, ngày 23 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời


Alex III[sửa mã nguồn]

"Dòng họ phản nghịch" Ulianốp về sau lại gây chấn động cả nước Nga mới chết chứ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:52, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

p/s: chuyện này mà diễn ra ở Tầu thì chắc cả nhà của Lênin bị tru di rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:53, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bị chửi thế là đáng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:38, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thành viên yêu thích Đông La Mã[sửa mã nguồn]

Hì hì, Ti có muốn thêm cái này vào trang thành viên của Ti không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 21:05, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

đúng rồi nhà tiên trí đó đấy. Hay quá! Mà những lời tiên tri của ông có linh ứng không vậy?Trongphu (thảo luận) 23:46, ngày 24 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hì hì hình như bạn không thích chữ "Đông La Mã". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:38, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi quên nhét chữ "đế quốc" vào, thứ hai là lâu nay tôi luôn nghĩ Đế quốc theo lối hơi hơi tiu cực ^^. Mà thôi, bạn xem phần "Thảo luận: đế quốc Byzantine" đi, có chuyện để cãi nhau rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:50, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Còn về ông Alex III thì cũng được thôi, có chê có khen. Nhưng chính việc cải cách nông nô của phụ hoàng ông ta đã tạo tiền đề cho CNTB và kinh tế Nga phát triển nhanh hơn trước. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:50, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu thế thì "đế chế" nghe oách hơn. Mà thôi tôi cũng không phản đối bạn thêm chữ "đế quốc". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:56, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chết trước bình minh, hì hì. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:28, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Carolina Nam[sửa mã nguồn]

Đúng ra phải dùng Carolina Nam, Dakota Bắc,... mới đúng vị trí. Bắc Dakota, Nam Carolina là sai. Mà mấy cái tên này cũng không xuất hiện ít đâu. Bắc hay Nam mà cũng để nguyên tiếng Anh thì kỳ quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:19, ngày 25 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cám ơn trễ[sửa mã nguồn]

Cám ơn bạn rất nhiều về Ngôi sao mà bạn có nhã ý tặng cho. Nhân đây, tôi thành thực xin lỗi bạn, vì thú thực là hôm nay tôi mới thấy Ngôi sao đó (nên cám ơn quá trễ). Có được chút thời gian rảnh, là tôi đâm đầu vào viết, ít có thời giờ để đọc (kể cả đọc lại bài của mình để sủa chữa), mặc dù tôi rất ham đọc. Mong bạn thông cảm cho lời cám ơn quá trễ này nhé. Một lần nữa, chân thành cám ơn bạn rất nhiều. Thân ái.Việt Chi (thảo luận) 06:50, ngày 29 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tuyên ngôn nhân gian[sửa mã nguồn]

Thiên hoàng Chiêu Hòa được tha thì có thể hiểu được, nhưng thằng dog Franco xin lỗi tôi phải gọi là thằng, mặc dù nó đã xanh cỏ) mà được tha thì quá phi lý. Mà cũng không đến nỗi quá phi lý vì như Minh Tâm đã nói, Franco đã có công to trong việc dìm nước Cộng hòa Tây Ban Nha vào biển máu. Sự thật của "thế giới dân chủ phương Tây" là như vậy đó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:07, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC) MacArthur có lý khi tha cho Thiên hoàng, thật sự Thiên hoàng đã làm tốt trọng trách của mình trong công cuộc tái thiết lại một nước Nhật mới phi quân sự và hòa bình. Nhưng tội cho Tojo khi phải làm "Lê Lai cứu chúa". Chính nhiều học giả người Nhật và thậm chí nhiều cựu binh của quân đội phát xít Nhật đã cho rằng đáng ra không nên tha cho Thiên hoàng lẫn Hoàng gia Nhật Bản, họ có lý chứ không phải không đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:00, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đọc rồi. Nói chung là hết ý kiến luôn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:23, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời
Về Thiên hoàng thì cái chính ở đây là Thiên hoàng đã đóng vai trò quan trọng và đã góp nhiều công sức cho việc xây dựng 1 nước Nhật đoàn kết và dân chủ, đó là cái lý do chính và có thể cho là hợp lý để tha cho ông. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:26, ngày 31 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nghĩ lại nếu có người nghĩ Thiên hoàng hay người Nhật là con cháu của Thiên Chiếu Đại thần thì cũng đâu có sao (VN ta là con rồng cháu tiên đó thôi:D - cũng là thần thánh với nhau cả). Đừng cuồng lậm quá như thế chiến thứ II là được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:19, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trang biết địa chỉ IP[sửa mã nguồn]

Cho bạn trang này nha [1] khi có IP vô danh thảo luận với bạn, nhập vô là biết được nơi ở của họ (ngoại trừ các IP động). Stomm (thảo luận) 06:21, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu là IP động thì nó nhảy lung tung (nó có chữ Dong-ko có địa chỉ tỉnh,TP), còn ví dụ như IP:113.190.212.39 cho bạn là con gái ý, nếu dùng trang trên cho biết kết quả là anh ta đang ở Hà Nội, gần phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm. Stomm (thảo luận) 11:58, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Khủng long bạo chúa[sửa mã nguồn]

Tyrannosaurus là 1 trong số 6 chi đã biết trong họ Tyrannosauridae. Tyrannosaurus rex là 1 loài (đã biết cho tới nay) của chi này. Tên gọi KLBC là của riêng T. rex với ý nghĩa như sau: chữ rex là vua trong tiếng Latinh, τυραννος (tyrannos, nghĩa là "bạo ngược", "bạo chúa", "tàn bạo") và σαυρος (sauros, nghĩa là "thằn lằn"). Tên gọi Việt cho họ là họ Bạo long = Tyrannosauridae, tên chi là chi Bạo long = Tyrannosaurus và tên loài KLBC = T. rex cũng là hợp lý. Meotrangden (thảo luận) 00:27, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kinh đô - thủ đô[sửa mã nguồn]

Đông Kinh có thể ghi là thủ đô, nhưng trong việc dời đô thì nên tránh "kinh" hay "thủ" vì nó liên quan đến Bình An; theo tôi đến tận giây phút cuối cùng được làm đô thì Bình An vẫn nên gọi là kinh đô. Nên nhớ trong cái thời "cận đại" mà bạn nói thì về cơ bản XH Nhật không có những thay đổi dữ dội như ở châu Âu; nó vẫn là một quốc gia phong kiến. Thứ nữa là bên wiki Anh họ chủ yếu dùng các tài liệu Âu Mỹ, cách nhìn theo lăng kính phương Tây có nhiều chỗ "buồn cười" lắm (copyright by GV). Căn bệnh euro-centric gặp khá phổ biến trong các tài liệu Tây Mỹ, trong khi châu Á là một thứ hoàn toàn khác và không thể lúc nào cũng áp các định nghĩa phương Tây vào được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:42, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái ý chính tôi nói là Bình An nên được gọi là kinh đô, không nên được gọi là thủ đô; bởi vì trong phần lớn thời gian làm đô của nó (dễ đến hơn 95%) thì xã hội Nhật Bản là xã hội phong kiến, thậm chí trong những ngày cuối cùng làm đô của nó xã hội Nhật Bản vẫn chưa có những bước chuyển mình đáng kể để thành xã hội tư bản (chỉ là những thay đổi ở tầng lớp trên mà thôi). Vì vậy bạn muốn gọi Đông Kinh là thủ đô cũng không sao (tôi vẫn thích để là kinh đô) nhưng không nên để Bình An là thủ đô. Thứ hai, theo ý tôi nếu căn cứ trên quan hệ sản xuất và kết cấu xã hội thì từ sau 1868 mới đúng là thời cận đại của Nhật Bản vì chỉ sau thời gian này Nhật Bản mới chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một nước tư bản chủ nghĩa. Gọi thời kỳ thế kỷ 16-19 của Nhật Bản là cận đại thì sai lầm hoàn toàn; trong thời gian này Nhật Bản là một quốc gia phong kiến. Ngay trong bộ sách "Lịch sử thế giới" của NXB Giáo Dục cũng đưa thời cận đại của Nhật Bản vào sau năm 1868 đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:57, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nói thêm này, cách phân chia "đại" của một số học giả phương Tây rất buồn cười, vì nó chỉ căn cứ trên những mốc quan trọng nhưng không tạo ra sự thay đổi căn bản nào của xã hội; và thậm chí còn áp đặt tư tưởng euro-centric vào đấy; đó là một trong những lý do có những khái niệm phương Đông mà người phương Tây không hiểu được. Tôi đồng tình nhiều hơn với cách phân loại mà ông Nguyễn Hiến Lê và ông Thiên Giang đưa ra vì nó dựa nhiều vào những mốc đem lại những sự thay đổi lớn lao trong xã hội và quan hệ sản xuất (mặc dù tôi vẫn đồng tình nhiều hơn với cách phân "đại" của SGK hiện nay); cũng nói luôn là hai vị này cho rằng không có thời cận đại ở TQ đấy (xem Lịch sử thế giới, quyển 1). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:02, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ "cứng đầu" ở việc cho rằng Bình An nên được ghi là kinh đô; còn Đông Kinh thì tôi sẽ không "ngoan cố" như thế đâu. Tôi cho rằng nên chọn mốc nào mà chính thể ở Nhật Bản bắt đầu dập khuôn theo các mẫu phương Tây thì ta gọi là thủ đô. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:05, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có thể tạm xem những cải cách thời Piốt I là mốc đánh dấu thời cận đại của Nga (dù chưa triệt để). Và không hẳn tất cả các cải cách của Alex đều bị hủy bỏ, ít nhất là việc bãi bỏ chế độ nông nô đã mở đường cho CNTB Nga phát triển. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] (thảo luận) 11:26, ngày 5 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Re: Meiji[sửa mã nguồn]

Tôi đoán chữ "stage" này chỉ đến xe ngựa chở khách (như trong chữ "stagecoach"): Đi bằng xe ngựa chậm, ông tốn ba ngày từ Kyoto đến Osaka, qua những con đường có đầy dân chúng ven đường. NHD (thảo luận) 07:34, ngày 7 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Từ điển Merriam-Webster định nghĩa chữ "stage" là đồng nghĩa với stagecoach. Tôi nghĩ nghĩa này là thích hợp nhất. NHD (thảo luận) 07:40, ngày 7 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

!!![sửa mã nguồn]

Ti hồi này đa mang ở nhiều mảng quá, dành chút thời gian cho cái này với đi, tôi đang chờ để đọc đây. Dongson*vmvn (thảo luận) 07:09, ngày 10 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã ổn đâu, xem cái này nó vẫn còn đỏ lòm nhiều, Ti cố gắng cho xanh được cái nào hay cái đó, thông tin về các vương quốc - vương triều rất quan trọng. Dongson*vmvn (thảo luận) 07:16, ngày 10 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đặt hàng Ti viết bài đế quốc Chola nhé, một trong những nhà nước quan trọng nhất trong lịch sử Ấn. Từng bành trướng bằng quân sự sang Đông Nam Á. Dongson*vmvn (thảo luận) 08:43, ngày 10 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thế nhờ Ti nhé, tôi đang muốn biết hình hài cái đế quốc Chola ra sao mà từ thế kỷ 10 bắt đầu chiến sang Đông Nam Á, Dongson*vmvn (thảo luận) 15:20, ngày 10 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cũng biết qua qua về Chola, lãnh thổ của họ ở về phía đông nam của bán đảo Tiểu Á, vì thế họ rất mạnh về hàng hải, tấn công sang Srivijaya, Mataram, Kediri cũng dễ. Ti viết đi, trời ạ người ta đang bận tải hình.:D Dongson*vmvn (thảo luận) 15:37, ngày 10 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tổng lý Đại thần[sửa mã nguồn]

Thập đại tùng thư, 10 đại hoàng đế thế giới, xem trang 289. Nếu muốn cứ sang đây xem, người ta ghi rõ ràng Tổng lý Đại thần đấy. Theo ý tôi, thời của Minh Trị không còn cổ nữa nhưng vẫn chưa hoàn toàn hiện đại; tôi muốn là nếu được chúng ta nên sử dụng văn phong, từ ngữ mang tính chất cổ và mang tính Á Đông một chút; chứ mà hiện đại quá e không hợp. Còn những ông như Thủ tướng Koizumi thì rõ ràng là người "hiện đại" quá rồi, không cần phải bàn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:44, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng ra triều Minh Trị Nhật Bản chưa hoàn toàn hiện đại, chẳng hạn như nền dân chủ vẫn chưa thực sự có (triều đình còn đàn áp bất đồng chính kiến), với chỉ là quân chủ nhị nguyên chứ chưa hoàn toàn lập hiến. Đồng ý với bạn Sholokhov! Dan2010 là Dần 2010, năm trước quên đổi chữ ký thành Suu2009!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 06:28, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội[sửa mã nguồn]

Tớ có nói gì quá đáng đâu mà bạn lại giận tớ, tội nghiệp tớ thế.--Да или Нет (thảo luận) 08:12, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thường thì ...[sửa mã nguồn]

Ngay mục mà tôi viết trên đó --Двина-C75MT 08:13, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Vấn đề mà tôi nhận thấy là trên cả hai màn hình của hai máy tính mà hiện nay tôi đang dùng. các chữ Việt (to) đều bị mất dấu thanh điệu. Hay là do người soạn làm cho các dòng chữ đó có kích cỡ quá to (tràn không gian) hoặc do àn hiènh kiểu 16:9 không thể hiện hết ??? --Двина-C75MT 08:47, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nó thế này: Trong "style" viết đúng là "Ngôi sao phấn đấu", nhưng khi hiện lên nó lại là "Ngôi sao phân đâu". Thế đấy. --Двина-C75MT 09:16, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đó là vấn đề thiếu dấu thanh của bản mẫu. Tôi cho rằng các thành viên soạn ra các bản mẫu này đã để một không gian hẹp (về dòng) cho hàng tiêu đề. Do đó, hàng ký tự này bị cắt phần trên (bao gồm phần có dấu thanh điệu) và phần dưới (bao gồm đuôi của các chữ như "g", "y", "q"). Ti cứ thử các bản mẫu đó mà xem. Nếu viết bằng tiếng Anh, nó thể hiện đủ; nhưng bằng tiếng Việt, nó trong tình trạng như tôi đã mô tả. --Двина-C75MT 09:23, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thế thì chắc là do mình đang để màn hình ở chế độ phân giải thấp (để tiết kiệm memory mà). --Двина-C75MT 09:25, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Hiểu[sửa mã nguồn]

Tớ thấy cái gì chú Dần cũng đòi hiểu tường tận trong câu chuyện riêng người ta nói với nhau. Lớn rồi, chú Dần phải cố mà hiểu đi, người ta hổng nói cho đâu.--123.16.244.248 (thảo luận) 11:30, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

có lần chú Ti cũng xóa bảng warning mà Llevanloc (thảo luận) 15:55, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chú Ti xem lại giúp tớ xem có phải cứ bị cấm mới treo warning không? Chú làm lâu mà lại khôg rõ cái nè mới lạ? Treo để cảnh cáo cho khỏi tái diễn, có người tránh được thì khôg bị cấm đó, nếu cứ thế là bị.--113.190.214.87 (thảo luận) 16:05, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lại đòi coi lại nữa. Bi jờ thì tớ cũng thấy mệt với chú rùi--113.190.214.87 (thảo luận) 16:11, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Ctmt nói: "thảo luận ko liên quan đến cấm tài khoản có thể được xóa" mà!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 08:24, ngày 12 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp[sửa mã nguồn]

Nhờ Ti2008 có ý kiến ở Thảo luận:Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990‎ để giải đáp giúp anh bạn Na Uy với. Cảm ơn.113.161.220.112 (thảo luận) 01:32, ngày 12 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thủ tướng, kinh đô[sửa mã nguồn]

Phần "kinh đô" xin hẹn hôm khác bàn tiếp với bạn; nhưng ở đây cũng xin nói thêm luôn người Nhật gọi Prime Minister của các nước khác là Thủ tướng, còn PM của nước họ thì bây giờ họ vẫn gọi là Tổng lý Đại thần. Dĩ nhiên Thủ tướng Nhật Bản là từ rất thông dụng và phổ biến; nhưng cũng phải dành cho chữ Tổng lý Đại thần 1 vị trí coi tàm tạm được 1 chút (tôi nói là vị trí coi được thôi, không bảo là vị trí ưu thế). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:02, ngày 12 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ti đổi chiều ý kiến nhanh quá, tôi chạy theo không kịp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:48, ngày 14 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

GV[sửa mã nguồn]

Lâu rồi mới thấy GV xuất hiện ở wiki tiếng Việt: [2]. Có nên chào hỏi GV 1 tiếng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:30, ngày 13 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vụ ám sát Nga hoàng[sửa mã nguồn]

Cảm ơn về đoạn phim nhé. Thanks. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:49, ngày 14 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có lẽ nên ghi thống nhất là Nga hoàng để tránh nhập nhằng vụ Tsardom và Empire chăng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:49, ngày 14 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chính xác, vì ông ấy là Nga hoàng; hạn chế của tầm nhìn, của quyền lợi và cả sức ép của đám quý tộc bảo thủ chung quanh Nga hoàng đã khiến các cải cách rất hạn chế. Tôi nghĩ phận người đứng ở giữa nó buồn cười lắm: bị cả hai thằng ghét. Nếu Nga hoàng mà cải cách triệt để hẳn ông ta sẽ bị giới quý tộc ám sát -> kiểu nào cũng chết. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:29, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Như Paven I thì đúng hơn.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:34, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

p/s: tôi đồng ý với câu "dù thỉnh thoảng ông được gọi là Nhật hoàng Mutsuhito" vì đúng là ở chữ "Nhật hoàng" phù hợp với khung cảnh "người nước ngoài gọi thế". Nhưng nói trắng ra người Tây cũng không kê chữ "Nhật" vào mà chỉ gọi chung chung "Hoàng đế", phải chăng chữ "Japanese Emperor" quá dài ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:37, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đồ là tỉ lệ các nước dùng chữ "Nhật hoàng" không cao như chữ "Hoàng đế", nhưng trường hợp để Nhật hoàng không sai. Chỉ bàn thêm cho vui thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:57, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Còn về Thái tử Alex III thì tôi không rõ là ông ấy có sự khác biệt lớn đến mức đi giết cha mình không, hay chính cái chết của cha làm ông thêm ác cảm với "bọn phản loạn" đã giết cha mình ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:07, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ừa.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 15:23, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC) Ừa.--Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 15:36, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không đúng, vì chữ e trong cụm Aleksandr không phải là trọng âm. Trọng âm của cụm này là chữ a. --Двина-C75MT 05:28, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đài Loan Nhân[sửa mã nguồn]

À, tôi đang định chọc tức ông ta thêm bằng cách trả lời bằng chữ Hoa giản thể, bạn biết đấy CHNDTH dùng giản thể còn Đài Loan dùng phồn thể. Ngày trước GV ghi bằng tiếng Hoa giản thể bị tay này sửa lại thành phồn thể. (bó tay) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:28, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi chưa tìm được nguồn cho bản gốc ghi bằng kanji và kana, hình như thấy toàn là blog và mấy cái web linh tinh. Phải nhờ ai biết tiếng Nhật như Agis, Việt Hà, Minh Huy,... Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:59, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hay là bạn hỏi dùm đi, hiện tôi đang bận mò thêm trên google. Cũng nên mò thêm vài phút trước khi bó tay xin hỏi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:02, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã có nguồn cho bản viết bằng chữ kanji và kana, dù tôi chưa thật sự hài lòng về nguồn này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:48, ngày 15 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
p/s: Nói thêm, chết cha bây giờ mới để ý, phải ghi là Alyeksandr chứ không phải Aleksandr đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:40, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xóa án nghĩa là trắng án, không phải rộng hơn mà là một chuyện khác: vô tội. Người được xóa án là nguời vô tội và đuwojc hưởng bồi thường nhà nước tùy theo thiệt hại do các cơ quan tố tụng gây ra. Còn cụm từ "trả tự do" dùng để chỉ hành vi của các cơ quan tố tụng đối với người có tội nhưng đã chấp hành xong hình phạt tù khi thời gian tạm giam để điều tra bằng hoặc nhiều hơn mức án được tuyên; được giảm án (đối với những người đã chấm hành hình phạt tù mà thời gian đã chấp hành hình phạt bằng hoặc nhiều hơn mức án còn lại sau khi giảm án) hoặc được đặc xá, tha tù. Tuy nhiên, đa phần giới báo chí và dư luận đều hiểu sai rằng trả tự do có nghĩa là vô tội. --Двина-C75MT 06:55, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Văn hào Solzhenisyn bị xử tù, ông ta đã chấp hành hình phạt (đâu dăm ba năm gì đó), sau đó được đặc xá (giảm toàn bộ mức hình phạt chưa chấp hành xong còn lại). Sau khi ra tù, ông ta trốn ra nước ngoài (hình như sang Anh) rồi xin cư trú chính trị ở Hoa Kỳ. Solzhenisyn cũng không phải được xóa án trong thời gian chế độ Xô Viết tồn tại. Còn sau này nhà nước Liên Bang Nga có quyết định khác hay không thì tôi chưa rõ. --Двина-C75MT 07:00, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Cần tìm một quyết định của Tòa án Liên Bang Nga để khẳng định. Xem bài cùng tên bên en hoặc ru, tìm trong chú thích có thể có. --Двина-C75MT 07:03, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

BBC có nhầm đấy, nhưng là cố ý nhầm. --Двина-C75MT 07:05, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bạn đó nói đúng đấy chứ, bài Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng vụn vặt đã lâu. Tôi cũng muốn dựa vào quyển Ho Chi Minh: A Life để biên tập lại bài nhưng chưa có thời gian nên đành để thư thả vậy. GV (thảo luận) 08:52, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bài Gia Long cũng là một bài tương đối "nhạy cảm" nhưng vẫn được chọn lọc đó thôi, ngay cả những người tương đối anti nhân vật lịch sử này như Trungda cũng không thể có ý kiến gì vì bài được viết rất tốt, đầy đủ nguồn gốc, văn phong trung lập. Với bài Hồ Chí Minh thì quan trọng bây giờ là có một ai đó thực sự am hiểu vấn đề, giữ được sự trung lập tương đối và ... có thời gian, khi đó bài cũng sẽ được chọn lọc thôi. GV (thảo luận) 09:08, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi đã xem ở cả trang của tôi và của bạn. Thú thực là tôi .. không hiểu. Chắc tại mất cái luật pháp hiện đại đây không phải chuyên ngành của tôi. Tôi cho lời của Minh Tâm là đúng. Tôi chỉ muốn sửa bác bác "Người bị buộc tội.." cho đúng tội mà thôi.--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 15:46, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Thuyết phục Sholokhov về những chuyện như vậy là rất tốn thời gian và không hiệu quả (đã có rất nhiều trường hợp chứng minh cho điều này), lý do đơn giản vì người trẻ thường bao giờ cũng thế. Hy vọng thời gian trôi qua, Sholokhov sẽ bình tâm hơn để xem xét về những sửa đổi kiểu như vậy, chứ với tôi thì tên nào cũng được, nội dung bài mới là thứ đáng nói hơn. GV (thảo luận) 16:40, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Từ "ngảy xửa ngày xưa" tôi đã không thể thuyết phục được Sholokhov rồi, nên có lẽ bạn nhờ tôi cũng không hiệu quả đâu :). GV (thảo luận) 16:48, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

I Love Phan Boi Chau![sửa mã nguồn]

Taiwanese people Love Phan Boi Chau, He is Vietnamese National Father!--丁明珠 (thảo luận) 05:30, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phan Bội Châu, ừ thì ông là anh hùng dân tộc, nhưng "người cha của toàn dân tộc" thì... sai kiến thức! Ông chỉ là một anh hùng vĩ đại, có công to lớn đối với dân tộc VN thôi! --Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 05:31, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

--عبقور*=talk-butions 12:06, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tân thư[sửa mã nguồn]

Tiếc quá, anh ko có tài liệu về chủ đề này.--Trungda (thảo luận) 17:27, ngày 17 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Ti2008. Bạn có tin nhắn mới tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Đề nghị rút sao/Tiếng Việt.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Viết đúng là Dostoyevsky (Достоевский có trọng âm rơi vào chữ "е"). --Двина-C75MT 11:18, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Cái này theo quy ước trọng âm trong tiếng Nga. Với ông Достоевский thì như thế nhưng với ông Василевский thì lại chỉ là Vasilevsky thôi vì trọng âm rơi vào chữ "и" trong cụm "Васил". --Двина-C75MT 11:22, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tên Nhật hoàng[sửa mã nguồn]

Dùng Hán-Việt hay romanji còn tùy vùng miền Việt Nam nữa. Hình như ở phía Nam mọi người có xu hướng chuyển ngữ các tên Nhật về Hán-Việt; tôi đoán thế vì xem phim truyền hình và anime Nhật lồng tiếng Việt miền Nam đều gặp điều đó. Trong khi đó hình như ở phía Bắc có xu hướng dùng romanji. Cuốn lịch sử Nhật Bản bằng tiếng Việt do Phan Huy Lê chủ biên là một ví dụ. Những người viết cuốn đó đều là nhà nghiên cứu lịch sử và Nhật bản học. Họ biết chữ Hán và Hán-Việt, nhưng lại không phiên âm. Thầy dạy tiếng Nhật người Việt miền Bắc của tôi xưa thì nhất định không dạy âm Hán-Việt của các kanji cho học sinh vì thầy cho rằng âm Hán-Việt dễ nhớ hơn khiến học sinh khó nhớ kunyomi và onyomi. Nếu quả thực có hai xu hướng trong cùng một nước như vậy thì chọn Hán-Việt hay romanji sẽ là vấn đề khó khăn cho Wikipedia. --Ashitagaarusa (thảo luận) 11:25, ngày 20 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ti2008 không còn việc gì khác ngoài việc làm tràn trang thay đổi gần đây bằng những sửa đổi A => B rồi B => A? GV (thảo luận) 13:04, ngày 21 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn đang làm thay công việc của bot! Phá hoại đây (thảo luận) 10:52, ngày 22 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là không nên và không cần thế. Bạn cần nhiều sửa đổi thế làm gì? Phá hoại đây (thảo luận) 10:55, ngày 22 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Dự án văn học không phải của riêng tôi, bạn hoàn toàn có thể tự thêm tiêu bản, tự đánh giá và tự bảo quản những bài bạn ưa thích. GV (thảo luận) 15:08, ngày 22 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhất thiết không. Đại từ đó có sao đâu. Bongdentoiac cũng không nói gì mà. Phá hoại đây (thảo luận) 01:02, ngày 23 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ừ! Đôi khi cũng quên đây là wiki. Phá hoại đây (thảo luận) 01:09, ngày 23 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hic, Ti thay đổi ý kiến nhanh quá, hệt như con quay gió ấy, tôi chạy theo không kịp. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:35, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bài này có tiềm năng, nhưng nói thật chất lượng dịch còn mấy chỗ cần bàn, vài lỗi sai chính tả, nhiều bản mẫu có màu đỏ lét trong bài, và văn phong có vài chỗ chưa trung lập, có vẻ như bị Tây hóa khá nhiều. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:15, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đôi này có vẻ thanh mai trúc mã ha, toàn thấy tám với nhau không à. 113.22.71.92 (thảo luận) 14:05, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hông hiểu. Các thành viên wikipedia tám với nhau là chuyện thường mà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:10, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Biết thế nhưng đôi này trên mức bình thường, có khi thành bè phái cũng nên. 113.22.71.92 (thảo luận) 14:13, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trên mức bình thường thì có gì chứ? potay.com với mấy người này! Wikipedia mà hợp tác nhiều là điều tốt! Có bè phái hay ko thì trong tương lai bạn sẽ thấy sự suy đoán sai lầm của bạn, bạn cũng có thể nhìn lại quá khứ! (So sánh Pyotr I - Minh Trị, Thảo luận:Kỷ Trias,...) Mức "bài Tây" của tôi cũng hạn chế!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 14:44, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hungary 1956[sửa mã nguồn]

Ti khi hiệu đính bài CM Hungary nhớ chú ý thứ tự tên họ của người Hungary (họ trước, tên sau giống người Á Đông chúng ta) nhé. Bên wiki Anh viết tên Hungary theo kiểu tên trước họ sau, không rõ người dịch chính yếu (thành viên NTT) có đổi lại họ trước tên sau chưa ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:34, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dầu sao thì tôi vẫn tin tưởng cách viết của sách giáo khoa Việt Nam vì nó vẫn chính xác hơn - ít nhất là so với cách viết trên báo chí, website,... hiện nay (vì các nhà chuyên môn biên soạn mà) và nó mang tính "Việt Nam" nhiều hơn (các báo chí, website ngày nay bị "Tây hóa" khá nhiều). Những trường hợp như tên người Hungary không phải là đa số. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 00:05, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không sao, bạn cứ chỉ trích vì dầu sao tôi cũng có một ít sức lực để nghe. Nhưng tôi vẫn kiên trì quan điểm của mình: 1) Việt hóa; 2) chính xác. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:06, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi cực lực phản đối việc ghi vương triều Nguyễn vì nó không chính xác với danh hiệu mà họ tự xưng, và tôi cũng không đồng tình với việc dùng tràn lan "vương triều" mà không để ý vua người ta tự xưng là gì. Cái gì thông dụng nhưng sai thì phải sửa lại cho đúng, thế thôi. Chả có gì cực đoan ở đây cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:17, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
 Phản đối--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 06:23, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chuyện này không liên quan gì đến quân chủ cả, mà cái quan trọng là họ xưng Đế thì không thể gọi là vương triều, họ xưng vương thì không thể gọi là Hoàng triều. Ai làm chủ cũng thế thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:25, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chuyện đó cũng không liên quan gì đến kiến thức của họ cả. Nhưng thấy ghi "nhà" hay "triều đại" thì vừa ngắn gọn vừa tránh cãi nhau nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:29, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Trận Austerlish[sửa mã nguồn]

Ti chưa đọc hết Chiến tranh và hòa bình rồi. Trong tiểu thuyết ấy, các sự kiện ở đời thường là hư cấu và chiếm khoảng 50%, các sự kiện lịch sử chiếm đến 50% dung lượng của tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết này, có 6 chương ở Tập 1 và tập 3 được Tolstoy viết theo dạng chính luận lịch sử. Nghĩa là một luận văn khoa học chữ không phải là hư cấu của tác giả. Nếu cứ áp dụng máy móc các quy định thì coi như một nửa của bộ Chiến tranh và hòa bình sẽ mất hết giá trị lịch sử của nó. Ngay cả "Đông Chu Liệt Quốc" vẫn còn được giới sử học Trung Quốc coi là tư liệu lịch sử để xây dựng bộ Tứ khố toàn thư. Ở Việt Nam, bên cạnh giá trị văn học thì "Hoàng Lê nhất thống chí" vẫn có giá trị lịch sử. Đấy là thời cổ đại của khoa học xã hội với tình trạng "Văn", "Sử", "Triết" bất phân chứ chưa phải đã rạch ròi như bây giờ. --Двина-C75MT 05:58, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Ti để ý một chút sẽ thấy nhiều sách sử ở VN có ghi "tài liệu tham khảo" là Chiến tranh và Hòa bình đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 06:20, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
☑Y--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 06:25, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đông Chu liệt quốc[sửa mã nguồn]

Anh cũng chỉ bắt chước các học giả thôi, thấy họ dùng thì mình dùng theo. Và chưa thấy ai dùng Đông Chu liệt quốc, bởi thế vẫn phải mở Sử ký ra, cái nào bản dịch Sử ký ko đủ thì đành đi cầu viện bác Meotrangden.--Trungda (thảo luận) 06:48, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Vậy hả. Vì anh chưa tiếp cận với thông tin đó. Đông Chu LQ, theo bác Meotrangden, ngoài Sử ký còn dùng thêm 1 số sách khác như Ngô Việt Xuân thu hay Tả truyện... mà các sách này vốn chưa được dịch. Nhìn chung Đông Chu (so riêng với những gì Sử ký đã nêu) thì ko sáng tác về tình tiết nhiều lắm, ngoại trừ những câu thoại (cho mang tính tiểu thuyết). Dùng loại nguồn này dễ gây tranh cãi và "tiền lệ" cho việc dẫn các tiểu thuyết khác nên cần hạn chế và thận trọng.--Trungda (thảo luận) 07:34, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nghiêm túc không phải ở lời nói mà là ở hành động. Tôi tự ứng cử chẳng có gì sai. Nói vài câu vui vẻ cho đời nó đẹp!?? Các bạn cứ việc bỏ phiếu chống chứ sao. Mệt vì cái nghiêm túc của bạn quá. Trông nó không được thật. Phá hoại đây (thảo luận) 09:15, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn làm như tôi ngu lắm. Phá hoại đây (thảo luận) 10:01, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhầm chỗ à! Bongdentoiac (thảo luận) 11:15, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đã được Dung005 giải quyết. Chúc vui. Lê Thy (thảo luận) 11:19, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nói thật, thế chiến thứ nhất quá rắc rối (có thể nói sơ bộ "bên này đánh qua, bên kia đánh lại ì xèo, rối loạn và ... thắng") và tính chất của nó phi nghĩa hơn nhiều cho cả đồng minh lẫn liên minh trung tâm, nên mình không quan tâm đến WWI là vì vậy --عبقور*=talk-butions 13:44, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Chưa bạn ạ --عبقور*=talk-butions 14:54, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái này chắc phải thảo luận thêm với bác Tâm nhỉ, tạm thời bản mẫu cứ làm theo Ti --عبقور*=talk-butions 15:23, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mỗi người một quan điểm! Và tôi cũng không hiểu mỗi lần Ti doạ gắn biển warning? Nên nhớ warning dành cho phá hoại độ 2 và sẽ bị cấm nếu không sửa, tôi không phá hoại và nếu bạn muốn gắn thì tôi sẽ xoá nó ra khỏi đấy. Điều nữa là mong bạn xem lại cách nói chuyện, bạn không phải là cấp trên của tôi và giả dụ nếu bạn bị tôi viết những dòng đó cảm giác thế nào? --عبقور*=talk-butions 10:28, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Xin lưu ý việc tôi làm ở đây là giữ thiện ý chứ không phải "cắn" và những người tác giả warning kia chọn trường hợp cắn, việc gắn biển do bài thật sự thiếu những cái đó là hợp lý, tôi đã từng tham gia jawiki và enwiki trước khi viwiki này và cách làm việc bên đó rất dứt khoát chứ không dây da kéo dài chư ở đây --عبقور*=talk-butions 10:38, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Còn điều mà tôi nói "cấp trên" hay không là thái độ khi nói chuyện (tôi thừa nhận mình sai) và bạn cũng đạ bị Khov nhắc điều này rồi --عبقور*=talk-butions 10:39, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi có bảo anh ta nói không chính xác bao giờ? --عبقور*=talk-butions 10:44, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

MinhHuy và Dinhtuydzao[sửa mã nguồn]

Chào Ti2008, Tôi nghĩ chúng ta không nên tranh luận nhiều dẫn đến mẫu thuẫn không cần thiết, những hành động vô tình làm các bạn hiểu sai, thì cùng điều chỉnh, rút kinh nghiệm, chuyện có gì lớn đâu mà ầm ĩ không cần thiết. Thực ra Khuyết điểm, thực chất là Ưu điểm được sử dụng một cách quá giới hạn. Vậy nhé rút kinh nghiệm khi chỉnh sửa và chúc các bạn có những ngày nghỉ vui vẻ. Thân mến.--Да или Нет (thảo luận) 10:47, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Qúa cao siêu, hiểu không nổi :D --عبقور*=talk-butions 11:14, ngày 30 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phê bình vụ "nhảy vào nói", đúng là Ti hay có thói quen như thế, lâu lâu thấy ai chỉ trích cùng "mục tiêu" với mình thì ngay lập tức tham gia ủng hộ ngay; và khi thảo luận về 1 "tội lỗi" nhiều khi lại lôi lên vài "tội phạm". Làm như vậy thật ra không có gì sai trái cả, nhưng làm nhiều quá người khác nhìn vào sẽ thấy không được hay. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:47, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi không bảo đó là sai, chỉ bảo là Ti nên restrain khi sử dụng cách đó. Restrain ở mức nào thì tùy theo Ti thấy tình hình thế nào. Chúc vui. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:55, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nói thêm cái nữa rồi thôi, những người "nhảy vào nói" thường hay bị hiểu nhầm là "đánh hôi" hay "mượn gió bẻ măng"; cho nên nếu Ti có "nhảy vào nói" thì nên dùng từ ngữ thật ôn hòa. Quả thật là cách nói của Ti lúc đó dễ gây cảm tưởng "mượn gió bẻ măng". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:05, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu bình tĩnh suy nghĩ thì thấy không có gì "xấu", nhưng lúc đầu đang nóng thì rất dễ thấy "xấu", nhất là đối với người "chịu đòn". Vì vậy khi "nhảy vào nói", tôi thường "rào đón" khá nhiều cho chắc ăn, thậm chí nói nhún nhường một tí càng tốt - dầu sao truyền đạt được đầy đủ ý kiến của mình là quan trọng nhất. Cũng chính vì vậy khi tôi đang bốc hỏa thì thường sẽ tránh "nhảy vào nói" :D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:13, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đã đọc hết và đồng ý.--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 14:16, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bọn[sửa mã nguồn]

Từ này không sai, có vẻ không hay lắm, thiếu gì từ phù hợp và hay hơn; còn lại tùy Ti2008. Thế nhé.--Да или Нет (thảo luận) 13:43, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Có nhiều khả năng "bọn" là đúng; tôi không biết tiếng Magyar nên không rõ bên Hung có từ ngữ nào mang sắc thái này không. Nhưng "bọn" nghe có lý; đấu tố nhau người ta thường hay dùng những từ nặng nề như thế. Không biết sách vở VN ghi thế nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:43, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi có sửa lại một tí, ghi là "theo chủ nghĩa Titô". Mácxít, Lêninnít hay Xtalinít chắc là thông dụng nhưng Titốít thì ít nghe. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:53, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi thấy tôi trẻ đi 10 tuổi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:16, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cũng ko muốn nghe và nói nhiều về tuổi tác vì đây là vấn đề đôi khi mình phải "giấu", cái trước mắt mà tôi nói đến là cái tên người phương Tây đó!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 14:19, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cái tên phương Tây ư, cái đó thì tôi đã giải trình trong phần "tóm lược sửa đổi", ý kiến tôi là như vậy đó. Còn tuổi tác của GV thì GV có mặt trong hình này. Tôi có thể nhìn ra Minh Tâm và Trungda nhưng những người còn lại thì không nhìn ra. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:23, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã nhìn ra được cả bác Phuongcacanh và anh Conbo nữa!--Dan2010 (Thảo luận, đóng góp) 14:28, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đang nhìn, đợi tí. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:41, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sử dụng ngoặc kép[sửa mã nguồn]

Đó là một cách sử dụng từ ngữ nhấn mạnh để cho thấy rõ sự thiên vị thế thôi còn ngoài ra không có ý gì cả với lại tôi không ghi "rõ là" mà là "như là".Tnt1984 (thảo luận) 16:25, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thật ra tôi không cho là Alex là một người vĩ đại hơn Lincoln; mặc dù phải chú ý thân thế, hoàn cảnh của họ nhưng những achievement của họ là quan trọng hơn cả để đánh giá. Tôi chỉ xem Alex là một người ban hành những cải cách quan trọng mở đường cho CNTB phát triển mà thôi. Về chính trị, xã hội thì giai cấp quý tộc phong kiến vẫn nắm hết quyền hành, Duma chỉ là cái bánh vẽ to tướng. Đời sống của người nông dân vẫn không khá hơn bao nhiêu. Còn vĩ đại như tầm của Lincoln thì nói thẳng Alex không bì được đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 23:13, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Phải đến đầu TK 20 nước Nga mới có cách mạng thật sự; những gì mà Alex làm chỉ là cải cách mà thôi, nó nửa vời và không triệt để, nhất là về chính trị và xã hội. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 01:23, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đáng ra phải đổi thành pháo đài thánh Piốt và Páplốp cơ, pháo đài của Nga mà. Các sách vở của Việt Nam tôi đọc dùng phiên âm ấy cả. Nếu không thì nên để nguyên cách chuyển tự La Tinh của tiếng Nga. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:41, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bảo tôi cuồng Nga cũng được, chỉ sợ nhìn vào tưởng cái pháo đài này nằm ở đâu đó bên Tây Âu chứ không phải nằm ở Nga. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:48, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi đã cơ bản xử lý các lỗi dịch máy, phát triển bài này thế nào tùy Ti. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 03:07, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời