Tiêu Mỹ Cầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiêu Mỹ Cầm
蕭美琴
Chân dung chính thức vào năm 2020
Phó Tổng thống đắc cử của Trung Hoa Dân Quốc
Đắc cử
Nhậm chức
20 tháng 5 năm 2024
Tổng thốngLại Thanh Đức (Đắc cử)
Mãn nhiệmLại Thanh Đức
Đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ
Nhiệm kỳ
20 tháng 7 năm 2020 – 30 tháng 11 năm 2023
Tổng thốngThái Anh Văn
Tiền nhiệmCao Thạc Thái
Kế nhiệmDu Đại Lôi
Thành viên Lập pháp viện
Nhiệm kỳ
1 tháng 2 năm 2012 – 31 tháng 1 năm 2020
Tiền nhiệmVương Đình Thăng
Kế nhiệmPhó Côn Kì
Khu vực bầu cửHuyện Hoa Liên
Danh sách đảng
Nhiệm kỳ
1 tháng 2 năm 2002 – 1 tháng 2 năm 2008
Khu vực bầu cửĐài Bắc 1
Hải ngoại
Thông tin cá nhân
Sinh
Bi-Khim Louise Hsiao

7 tháng 8, 1971 (52 tuổi)
Kobe, Nhật Bản
Công dânĐài Loan
Hoa Kỳ (1971–2002)
Đảng chính trịĐảng Dân chủ Tiến bộ
Giáo dụcĐại học Oberlin (BA)
Đại học Columbia (MA)
Tên tiếng Trung
Phồn thể蕭美琴

Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim, tiếng Trung: 蕭美琴; bính âm: Xiāo Měiqín; Wade–Giles: Hsiao1 Mei3-ch'in2; Bạch thoại tự: Siau Bí-khîm; tên khai sinh Bi-khim Louise Hsiao[1] vào ngày 7 tháng 8 năm 1971) là một nhà chính trị và ngoại giao người Đài Loan và là Phó Tổng thống đắc cử của Trung Hoa Dân Quốc. Bà từng là thành viên của Lập pháp viện trong giai đoạn 2002-2008 và 2012-2020 và Đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ từ năm 2020-2023. Vào tháng 11 năm 2023, Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) đề cử bà làm ứng cử viên phó tổng thống trong cuộc bầu cử tổng thống cùng với ứng cử viên tổng thống Lại Thanh Đức.

Tiêu Mỹ Cầm sinh tại Nhật Bản, lớn lên tại Đài Nam, Đài Loan, sau đó chuyển đến Hoa Kỳ. Bà tốt nghiệp Đại học Oberlin vào năm 1993 và nhận bằng thạc sĩ khoa học chính trị từ Đại học Columbia vào năm 1995.

Bà là thành viên của Đảng Dân chủ Tiến bộ[2] và là một nhân vật quan trọng trong nhóm phụ trách chính sách đối ngoại của Đảng này.[3] Trước đó bà từng là phó chủ tịch của Quốc tế Tự do.[4]

Đầu đời và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu Mỹ Cầm sinh tại Kōbe, Nhật Bản, có cha là người Đài Loan (Tiêu Thanh Phân 蕭清芬) và mẹ là người Mỹ (Peggy Cooley). Bà lớn lên tại Đài Nam, Đài Loan, khi lớn lên bà nói tiếng Quan thoại, Phúc KiếnAnh, được nuôi dưỡng trong một gia đình Trưởng lão.[5][6][7] Bà chuyển đến Hoa Kỳ ở độ tuổi thiếu niên và tốt nghiệp Trường trung học Montclair tại Montclair, New Jersey.[8] Bà có bằng cử nhân về nghiên cứu Đông Á tại Đại học Oberlin và nhận bằng thạc sĩ về khoa học chính trị tại Đại học Columbia.[3][9][10]

Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu Mỹ Cầm hoạt động tích cực tại văn phòng đại diện Đảng Dân chủ Tiến bộ tại Hoa Kỳ, giữ vai trò là một điều phối viên hoạt động. Khi trở về Đài Loan, bà trở thành giám đốc sự vụ quốc tế của Đảng và đại diện cho đảng tại nhiều hội nghị quốc tế khác nhau trong hơn một thập niên.[9]

Sau khi Trần Thủy Biển nhậm chức tổng thống Trung Hoa Dân Quốc vào năm 2000, Tiêu Mỹ Cầm làm thông dịch viên và cố vấn cho ông trong gần hai năm.[9] Việc bà giữ hai quốc tịch là Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) trong khi đang giữ một chức vụ trong chính phủ đã trở thành một vấn đề tranh luận, và bà từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ vào năm 2002 theo yêu cầu của Luật Việc làm công vụ viên được thông qua năm 2000.[1][11]

Sự nghiệp lập pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2001, Tiêu Mỹ Cầm tuyên bố ý định tranh cử Lập pháp viện để giành tư cách là thành viên bổ sung đại diện cho các khu vực bầu cử hải ngoại, dẫn lý do là bà có kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế.[12] Bà được bầu vào tháng 12 cùng năm.[9]

Trong bầu cử vào tháng 12 năm 2004, Tiêu Mỹ Cầm được bầu lại vào Lập pháp viện, trong tư cách là đại diện cho khu vực bầu cử số 1 của Đài Bắc, bao gồm các quận phía bắc. Khi là một nhà lập pháp, bà phục vụ trong Ủy ban Ngoại giao và Kiều vụ, Ủy ban Trình tự và Ủy ban Kỷ luật.[2]

Bà hoạt động về một số vấn đề trong cơ quan lập pháp, đặc biệt là nữ quyền, quyền của người nước ngoài tại Đài Loan và các quyền con người khác. Bà ủng hộ việc sửa đổi luật quốc tịch để cho phép các cá nhân khi sinh ra có cha hoặc mẹ mang quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc cũng có thể yêu cầu quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc bất kể độ tuổi,[13] và cũng đề xuất và đồng bảo trợ các bản sửa đổi về Đạo luật Di trú nhằm chống phân biệt đối xử và chống bạo lực gia đình.[14] Bà cũng là người đề xướng quyền động vật, đề xuất các bản sửa đổi về Đạo luật Bảo vệ Động vật,[15] và cũng thúc đẩy việc thông qua Đạo luật Ngăn chặn quấy rối tình dục vào tháng 1 năm 2005.[16]

Vào tháng 5 năm 2005, Tiêu Mỹ Cầm đại diện cho Đảng Dân chủ Tiến bộ trong đại hội thường niên của Quốc tế Tự do tại Sofia, Bulgaria, tại đó bà được bầu làm phó chủ tịch của tổ chức. Bà cáo buộc rằng bản thân và các đại biểu khác của Đảng mình đã bị theo dõi trong suốt chuyến thăm Bulgaria, bởi hai người không rõ danh tính do đại sứ quán Trung Quốc tại Sofia cử đi.[17]

Cùng tháng đó, bà cũng bắt đầu chiến dịch khuyến khích người hâm mộ bóng chày Đài Loan viết e-mail cho New York Yankees để yêu cầu họ giữ cầu thủ giao bóng người Đài Loan Vương Kiến Dân 王建民 tại cấp major league.[18]

Tiêu Mỹ Cầm là một trong những nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Tiến bộ bị một số người ủng hộ đảng này nhắm tới với lý do không đủ trung thành, có một chương trình phát thanh ủng hộ độc lập gọi bà là " Trung Quốc Cầm" (中國琴) vào tháng 3 năm 2007, cáo buộc rằng bà thân thiết với phái "Tân triều lưu" cũ của Đảng.[19] Bà được một số thành viên khác trong Đảng bảo vệ, nhưng không được Đảng đề cử tái tranh cử trong bầu cử Lập pháp viện vào tháng 1 năm 2008,[20] một số người cho rằng điều này là kết quả từ cuộc tranh cãi đó.[21]

Tiêu Mỹ Cầm rời Lập pháp viện sau khi hết nhiệm kỳ vào ngày 31 tháng 1 năm 2008. Bà là người phát ngôn cho chiến dịch tranh cử tổng thống không thành công của Tạ Trường Đình vào năm 2008.[22] Bà cũng là phó chủ tịch của Quỹ trao đổi Đài Loan-Tây Tạng,[23] thành viên ban quản trị của Quỹ Dân chủ Đài Loan,[24] thành viên ban điều hành của Liên minh Tự do và Dân chủ Châu Á,[25] và là thành viên sáng lập Hiệp hội Thể thao Phụ nữ Đài Loan.[26]

Từ năm 2010, Tiêu Mỹ Cầm dành một thập niên đại diện cho Đảng Dân chủ Tiến bộ tại huyện Hoa Liên, đây là một khu vực bảo thủ ủng hộ mạnh mẽ Quốc dân Đảng. Cùng năm 2010, bà thua trong một cuộc bầu cử phụ, nhưng được cho là đã phá vỡ vị thế vững chắc của Quốc dân Đảng tại đây.[27] Sau đó, bà thành lập văn phòng tại Hoa Liên, tiếp tục đi lại hàng tuần giữa Đài Bắc và Hoa Liên.[27]

Tiêu Mỹ Cầm trở lại Lập pháp viện vào tháng 2 năm 2012, được bầu theo danh sách đảng. Năm 2016, bà kế nhiệm Vương Đình Thăng làm nghị viên lập pháp đại diện cho huyện Hoa Liên. Vào năm 2018, một chiến dịch bãi nhiệm được tổ chức nhằm chống lại bà, với lý do bà ủng hộ mạnh mẽ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, nhưng không thành công. Bà không chịu khuất phục trước áp lực, tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ cho Hualien Pride.[27] Vào tháng 8 năm 2019, bà nhận được đề cử của Đảng Dân chủ Tiến bộ để tranh cử một nhiệm kỳ nữa đại diện cho huyện Hoa Liên.[28] Bà thất cử trước Phó Côn Kì trong bầu cử lập pháp viện vào năm 2020.[29]

Sự nghiệp ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

Tiêu Mỹ Cầm rời khỏi Lập pháp viện sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2020, sau đó được bổ nhiệm làm cố vấn cho Hội đồng An ninh Quốc gia vào tháng 3 năm 2020. Tháng 6 năm đó, bà được bổ nhiệm làm đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ, kế nhiệm Cao Thạc Thái và là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vai trò này.[30][31] Bà tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2020.[32]

Tiêu Mỹ Cầm được mời chính thức và đến tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Đây là lần đầu tiên đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ chính thức tham dự lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, kể từ khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 1979. Đứng trước Điện Capitol tại lễ nhậm chức, bà nói "Dân chủ là ngôn ngữ chung của chúng ta và tự do là mục tiêu chung của chúng ta".[33]

Vào ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc năm 2021, Tiêu Mỹ Cầm thực hiện nghi thức giao bóng đầu tiên trước một trận đấu của New York Mets, kỷ niệm ngày Mets Đài Loan hàng năm lần thứ 16.[34]

Trở về Đài Loan[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 20 tháng 11 năm 2023, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Tiến bộ là Lại Thanh Đức chính thức chỉ định Tiêu Mỹ Cầm là ứng cử viên phó tổng thống của mình trong bầu cử tổng thống năm 2024.[35]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 11 năm 2000, tạp chí lá cải địa phương The Journalist tuyên bố sai rằng Phó Tổng thống Lã Tú Liên từng nói Tiêu Mỹ Cầm ngoại tình với Tổng thống Trần Thủy Biển. Không có bằng chứng ủng hộ tuyên bố này,[36] và Lã Tú Liên đã kiện tạp chí về tội phỉ báng tại tòa án dân sự. Tạp chí cuối cùng được lệnh phải xin lỗi và đính chính thừa nhận rằng họ đã bịa đặt câu chuyện.[37]

Trong sự nghiệp chính trị của mình, Tiêu Mỹ Cầm và các nhà lập pháp Trịnh Lệ Quân 鄭麗君 và Khâu Nghị Oánh 邱議瑩 có biệt danh là "S.H.E của DPP."[38] Bà là người ủng hộ lâu năm về bình đẳng giới và quyền LGBT tại Đài Loan.[39][40]

Bà là một người yêu mèo, và vào tháng 7 năm 2020 cho biết dự định mang theo 4 con mèo của mình khi chuyển đến Mỹ với tư cách là đại diện của Đài Loan tại nước này.[41] Trên tư cách là phái viên của Đài Loan, bà nói rằng bà sẽ chống lại chính sách ngoại giao chiến lang của Trung Quốc bằng nhãn hiệu ngoại giao "chiến binh mèo" của riêng mình.[42]

Trừng phạt[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 17 tháng 8 năm 2022, sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan vào ngày 2–3 tháng 8, Trung Quốc đưa bảy quan chức Đài Loan vào danh sách đen, trong đó có Tiêu Mỹ Cầm, với cáo buộc ủng hộ Đài Loan độc lập. Theo đó họ bị cấm nhập cảnh Trung Quốc đại lục cùng Hồng KôngMa Cao, đồng thời hạn chế họ làm việc với các quan chức Trung Quốc. Tờ báo nhà nước Trung Quốc Thời báo Hoàn Cầu gọi bà và sáu quan chức còn lại là "những kẻ ly khai ngoan cố".[43]

Vào tháng 4 năm 2023, Tiêu Mỹ Cầm bị Trung Quốc trừng phạt lần thứ hai sau cuộc gặp giữa Tổng thống Thái Anh Văn và Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy tại Hoa Kỳ. Lệnh trừng phạt thứ hai còn bao gồm việc ngăn chặn các tổ chức và cá nhân Trung Quốc đại lục hợp tác với các nhà đầu tư và công ty liên quan đến cá nhân bị trừng phạt.[44]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Internal Revenue Service (22 tháng 7 năm 2002), “Quarterly Publication of Individuals, Who Have Chosen To Expatriate, as Required by Section 6039G”, Federal Register
  2. ^ a b “蕭美琴 (Hsiao Bi-khim')”. 第6屆 立法委員個人資料 (6th Legislative Yuan Personal Info) (bằng tiếng Trung). ROC Legislative Yuan. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ a b Hsu, Crystal (21 tháng 7 năm 2002). “DPP hoping new blood will rejuvenate party”. Taipei Times. tr. 3.
  4. ^ “Vice President”. Members > People. Liberal International. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ “美國之音專文報導 美學者大讚蕭美琴 實在令人印象深刻”. RTI. 30 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ Lin, Weifeng (23 tháng 6 năm 2014). “跟上美國 蕭美琴籲長老教會 包容同性婚姻”. The Storm Media.
  7. ^ Lin, Zijin (19 tháng 1 năm 2016). “翻轉花蓮:蕭美琴VS.傅崐萁的戰爭”. The Reporter.
  8. ^ “蕭美琴(女)”. Big5. 16 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ a b c d “Personal Profile” (bằng tiếng Trung). 立法委員蕭美琴虛擬服務處 (Legislator Hsiao Bi-khim's website). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  10. ^ “A Brief Biography”. 立法委員蕭美琴虛擬服務處 (Legislator Hsiao Bi-khim's website). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2008.
  11. ^ Lin, Mei-chun (7 tháng 12 năm 2000). “Legislators pass resolution on citizenship”. Taipei Times. tr. 3.
  12. ^ Lin, Mei-chun (14 tháng 1 năm 2001), “Hsiao Bi-khim to run for legislature”, The Taipei Times, tr. 3
  13. ^ Hong, Caroline (25 tháng 6 năm 2004), “Legislator to push for changes in nationality law”, The Taipei Times, tr. 2
  14. ^ Mo, Yan-chih; Loa, Lok-sin (1 tháng 12 năm 2007), “Law change to aid migrant spouses”, The Taipei Times, tr. 1
  15. ^ Wang, Flora (15 tháng 12 năm 2007), “Lawmakers pass overhaul of law on animal rights”, The Taipei Times, tr. 1
  16. ^ Mo, Yan-chih (15 tháng 1 năm 2005), “Women's groups celebrate passage of harassment act”, The Taipei Times, tr. 3
  17. ^ Huang, Jewel (18 tháng 5 năm 2005), “Hsiao Bi-khim denounces Chinese antics at LI meet”, The Taipei Times, tr. 4
  18. ^ “Wang could be demoted when Wright returns”, Associated Press, 30 tháng 5 năm 2005
  19. ^ Wang, Flora (6 tháng 3 năm 2007), 'Eliminated' DPP legislator questions party's values”, The Taipei Times, tr. 4
  20. ^ Wang, Flora (8 tháng 5 năm 2007), “DPP members cull New Tide and 'bandits', The Taipei Times, tr. 3
  21. ^ Chen, Fang-ming (16 tháng 1 năm 2008), “DPP needs a new way of defining localization”, The Taipei Times, tr. 8, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2008
  22. ^ Wang, Flora; Ko, Shu-ling; Hsu, Jenny W. (18 tháng 3 năm 2008), “Taiwan could be a second Tibet: Hsieh”, The Taipei Times, tr. 1
  23. ^ “副董事長-蕭美琴 (Vice Chairman – Hsiao Bi-khim)” (bằng tiếng Trung). Taiwan Tibet Exchange Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
  24. ^ “About TFD – Governance and Structure”. Taiwan Foundation for Democracy. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2008.
  25. ^ Chang, Yun-ping (6 tháng 3 năm 2004). “It's safe to vote for Chen, liberals say”. The Taipei Times. tr. 1.
  26. ^ “About TWS” (bằng tiếng Trung). Taiwan Association for Women in Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015.
  27. ^ a b c Syrena Lin (17 tháng 6 năm 2020). “Who Is Hsiao Bi-khim, Taiwan's De Facto Ambassador to the US?” (bằng tiếng Anh). The News Lens. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2022.
  28. ^ Pan, Jason (22 tháng 8 năm 2019). “DPP announces names of five legislative candidates, but snubs Wang Shih-chien”. Taipei Times. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  29. ^ Chang, Chi; Liu, Kuan-ting; Mazzetta, Matthew (12 tháng 1 năm 2020). “2020 ELECTIONS / Young candidates, underdogs prevail in several legislative races”. Central News Agency. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  30. ^ Chen, Christie (16 tháng 6 năm 2020). “Hsiao Bi-khim appointed Taiwan's representative to U.S.”. Central News Agency. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2020.
  31. ^ Chiang, Chin-yeh; Hsu, Wei-ting; Chen, Yun-yu; Chiang, Yi-ching (17 tháng 6 năm 2020). “New representative to the U.S. an 'excellent choice': experts”. Central News Agency. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  32. ^ Shan, Shelley (21 tháng 7 năm 2020). “No room for failure: new envoy to US”. Taipei Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  33. ^ “Taiwan represented at US presidential inauguration for 1st time since 1979”. Taiwan News. 21 tháng 1 năm 2020.
  34. ^ Hui-Ju, Chien; Chin, Jonathan (22 tháng 8 năm 2021). “Envoy gets first pitch for the Mets on Taiwan Day”.
  35. ^ Teng, Pei-ju; Yeh, Joseph (20 tháng 11 năm 2023). “ELECTION 2024/'Back for Taiwan': Hsiao Bi-khim accepts DPP's VP nomination”. Central News Agency. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2023.
  36. ^ Huang, Joyce (9 tháng 1 năm 2001), “Lack of evidence flusters magazine”, The Taipei Times, tr. 1
  37. ^ Chuang, Jimmy (14 tháng 12 năm 2002), “Magazine ordered to correct Lu story”, The Taipei Times, tr. 1
  38. ^ Su, Fang-ho; Chuang, Meng-hsuan; Lin, Liang-sheng (2 tháng 2 năm 2016). “New lawmakers walk red carpet for new session”. Taipei Times. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2016.
  39. ^ Tiezzi, Shannon (11 tháng 2 năm 2021). “What to Expect From US-Taiwan Relations in 2021 (and Beyond)”. The Diplomat.
  40. ^ “Taiwan approves same-sex marriage, a first in Asia”. PBS. 17 tháng 5 năm 2019.
  41. ^ “帶4隻貓赴美 蕭美琴自詡台灣戰貓「在狹隘空間中找到生存之地」 | 政治”. 新頭殼 Newtalk (bằng tiếng Trung). 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  42. ^ “Hsiao to fight China's "wolf warrior diplomacy" with”. RTI Radio Taiwan International (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2020.
  43. ^ “China imposes sanctions on seven Taiwan 'secessionist' officials”. Al Jazeera. 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2023.
  44. ^ “China imposes further sanctions on Taiwan's US representative”. Channel NewsAsia. 7 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ ngoại giao
Tiền nhiệm
Cao Thạc Thái
Đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ
2020–2023
Kế nhiệm
Du Đại Lôi
Chức vụ Đảng
Tiền nhiệm
Lại Thanh Đức
Ứng cử viên Đảng Dân Tiến cho chức vụ Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
2024
Gần đây nhất