Bước tới nội dung

Trạm Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trạm Giang
湛江
—  Địa cấp thị  —
Chuyển tự chữ Hán
 • Chữ Hán湛江
 • Bính âmZhànjiāng
Cầu vịnh Trạm Giang với quận Xích Khảm ở phía sau
Cầu vịnh Trạm Giang với quận Xích Khảm ở phía sau
Trạm Giang (màu tím đậm) trong địa giới tỉnh Quảng Đông
Trạm Giang (màu tím đậm) trong địa giới tỉnh Quảng Đông
Trạm Giang trên bản đồ Trung Quốc
Trạm Giang
Trạm Giang
Tọa độ: 21°12′B 110°24′Đ / 21,2°B 110,4°Đ / 21.200; 110.400
Quốc giaTrung Quốc
TỉnhQuảng Đông
Trụ sở hành chínhQuận Xích Khảm
Chính quyền
 • Bí thư thành ủyNguyễn Nhật Sanh (阮日生)
 • Thị trưởngTrần Diệu Quang (陈耀光)
Diện tích
 • Tổng cộng12.490 km2 (4,820 mi2)
Dân số (2006)
 • Tổng cộng6.698.500
 • Mật độ540/km2 (1,400/mi2)
Múi giờGiờ chuẩn Trung Quốc (UTC+8)
Mã bưu chính524000
Mã điện thoại759
Thành phố kết nghĩaCairns, Tề Tề Cáp Nhĩ, Serpukhov sửa dữ liệu
Các dân tộc chínhHán
Số đơn vị cấp huyện9
Biển số xe粤G
Trang webhttp://www.zhanjiang.gov.cn/

Trạm Giang (nghĩa là con sông trong xanh) là một địa cấp thị, nằm trên bán đảo Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Trạm Giang quản lý 9 đơn vị hành chính cấp huyện

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ nhà Tần thì Trạm Giang thuộc về Tượng Quận. Đến năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời nhà Đường được đổi tên thành Lôi Châu, quản lý ba huyện thuộc bán đảo Lôi Châu.

Trạm Giang là một cảng cá nhỏ khi bị người Pháp chiếm đóng năm 1898. Tháng 11 năm sau, người Pháp buộc người Trung Quốc phải cho họ thuê Trạm Giang trong 99 năm như là một tô giới với tên gọi Quảng Châu Loan trực thuộc quyền quản lý của thống sứ Bắc Kỳ và phụ thuộc toàn quyền Liên bang Đông Dương. Tại đây có thiết lập trụ sở làm việc của tổng công sứ Quảng Châu Loan. Người Pháp muốn phát triển hải cảng mà họ gọi là Fort Bayard để phục vụ miền nam Trung Quốc tại những khu vực mà Pháp có đặc quyền trong xây dựng đường sắt và khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, các cố gắng của họ đã bị cản trở bởi sự nghèo đói của vùng đất bao quanh. Người Pháp duy trì sự kiểm soát cho tới tháng 2 năm 1943, khi Nhật Bản xâm chiếm khu vực này trong Thế chiến II. Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, khu vực này lại trở về tay của người Pháp trong một thời gian ngắn (tới ngày 20 tháng 9 năm 1945), trước khi được Trung Hoa dân quốc thu hồi và được tướng De Gaulle, khi đó là người đứng đầu nước Pháp, chính thức trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1946.

Cho tới khi có kiểu phiên âm bính âm, nó thường được phiên thành "Tsamkong" do cách phát âm trong tiếng Quảng Đông của tên gọi.

Ngày 4 tháng 5 năm 1984, Trạm Giang được chính quyền Trung Quốc liệt kê trong danh sách 14 thành thị duyên hải phát triển kinh tế đối ngoại.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Trạm Giang vào năm 1954

Trạm Giang nằm trên bán đảo Lôi Châu. Phía bắc giáp Ngọc Lâm, Quảng Tây, phía đông bắc giáp Mậu Danh, phía đông trông ra biển Đông, phía nam là eo biển Quỳnh Châu và trông ra đảo Hải Nam, phía tây trông ra vịnh Bắc Bộ. Trạm Giang ở về phía tây nam của Quảng Châu và cách thành phố này khoảng 380  km khi tính theo đường chim bay. Trạm Giang có tọa độ từ 20°15′ tới 21°55′ vĩ bắc, 109°40′ tới 110°55′ kinh đông, trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nhưng khá ôn hòa. Mặt tây nhìn ra vịnh Bắc Bộ, mặt đông nhìn ra biển Đông còn phía nam, qua eo biển Quỳnh Châu (hay eo biển Hải Nam) là tỉnh Hải Nam. Là nơi gặp nhau của ba tỉnh Quảng Tây, Quảng ĐôngHải Nam, Trạm Giang là một trong những đường thông ra biển quan trọng ở phía đông nam Trung Quốc, với đường bờ biển dài khoảng 1.556 km (40% của tỉnh Quảng Đông hay 10% của Trung Quốc).

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương ngữ trong khu vực Lôi Châu không phải là tiếng Quảng Đông mà là phương ngữ Mân Nam.

Trạm Giang là một hải cảng và trung tâm thương mại với nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong đó bao gồm các xưởng đóng tàu, nhà máy dệt-may hay tinh chế đường.

Cảng Trạm Giang cũng là nơi có trụ sở của hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc.

Thành phố kết nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “广东省缔结友好城市关系一览表”. 广东外事网. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2008.