Bước tới nội dung

Triệu Hợp Đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Triệu Chiêu nghi
趙昭儀
Hán Thành Đế phi
Thông tin chung
Mất7 TCN
Trường An
Tên thật
Không ghi lại
Cái tên Hợp Đức (合德) là từ tiểu thuyết
Tước hiệu[Tiệp dư; 婕妤]
[Chiêu nghi; 昭儀]
Thân phụTriệu Lâm

Hán Thành Đế Triệu Chiêu nghi (chữ Hán: 汉成帝趙昭儀, ? - 7 TCN), thường được gọi Triệu Hợp Đức (趙合德), là một phi tần rất được sủng ái của Hán Thành Đế Lưu Ngao, vị Hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Bà là em gái của Hiếu Thành hoàng hậu Triệu Phi Yến.

Trong lịch sử nhà Hán, hai chị em họ Triệu hưởng trọn sự sủng ái của Hán Thành Đế, tận cùng sự vinh hoa phú quý. Triệu Hợp Đức dung mạo tuyệt sắc, nhưng lòng dạ ác độc, được ví là "Hồng nhan họa thủy" (红颜祸水). Cái tên "Hợp Đức", xuất phát từ Phi Yến ngoại truyện, một tiểu thuyết đời sau, do đó đây không phải tên thật.

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia cảnh của Triệu thị cùng chị gái Triệu Phi Yến hết sức bần hàn, cha mẹ ruột vốn là những nô lệ phục dịch trong phủ quý tộc tên Triệu Lâm (趙臨), có chỗ lại nói chính Triệu Lâm là cha ruột. Sử sách không ghi tên thật của bà, tiểu thuyết Phi Yến ngoại truyện ghi bổn danh [Hợp Đức; 合德], từ đó về sau người đời đều cho là tên thật[1]. Theo sử ký ghi lại, Triệu thị cùng chị gái khi đến tuổi trưởng thành được tuyển vào phủ của Dương A công chúa (陽阿公主), tại đây họ được học làm ca nữ.

Trong tiểu thuyết "Phi Yến ngoại truyện", câu chuyện về 2 chị em là cả một truyền kỳ. Vợ của Giang Đô trung úy Triệu Mạn (赵曼), là Cô Tô quận chúa (姑苏郡主), cháu gái của Giang Đô vương, tư thông với gia nhân là Phùng Vạn Kim (冯万金), sinh ra 2 cô con gái, chính là chị em Triệu thị, sau đó Cô Tô quận chúa đem hai đứa bé này vứt bỏ, ba ngày sau Cô Tô quận chúa phát hiện cả 2 đều còn sống, tâm không đành lòng, lại đem các con ôm trở về, giao cho Phùng Vạn Kim nuôi dưỡng[2]. Sau đó Vạn Kim qua đời, Phùng gia suy bại mà từ Cô Tô lưu lạc đến Trường An, được gọi là Triệu Chủ Tử. Sau đó, nàng lấy tài nghệ thêu thùa mà lấy lòng Triệu Lâm, quan dịch nô hầu trong phủ Dương A công chúa, vì vậy được Triệu Lâm nhận làm con nuôi.

Trong Triệu Phi Yến biệt truyện (赵飞燕别传), một cuốn sách thời nhà Tống, hai chị em lưu lạc dân gian, từng phải làm giày rơm kiếm sống[3].

Nhập cung Hán

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo chị vào cung

[sửa | sửa mã nguồn]

Hán Thành Đế đam mê tửu sắc, từng sủng ái Hứa Hoàng HậuBan tiệp dư nhưng cả hai không sinh được con, ông chán ngán hậu cung nên đến phủ Dương A công chúa uống rượu xem hát. Tại đó, ông gặp chị gái Triệu thị là Triệu Phi Yến, say mê nhan sắc tuyệt trần của bà nên mang về cung ngày đêm sủng hạnh.

Sau đó, Triệu Phi Yến tiến cử em gái Triệu thị cho Hán Thành Đế để cùng tranh sủng. Triệu thị nhập cung, Thành Đế càng không ngó ngàng đến các phi tần khác mà chỉ ngày đêm đắm chìm vào hưởng lạc cùng chị em Triệu thị. Hoàng đế phong cả hai cùng là Tiệp dư[4][5][6].

Năm Hồng Gia thứ 3 (18 TCN), chị gái của Hứa hoàng hậu là Bình An Cương hầu phu nhân Hứa Yết gièm pha cung nhân trong hậu cung có thai, lời nói trù yếm, lại liên hệ đến Đại tướng quân Vương Phượng là thân thích của Thái hậu Vương Chính Quân. Nhân đó chị em họ Triệu cùng thưa lên Vương thái hậu. Thái hậu cho người điều tra, Hứa hoàng hậu bị chị gái liên lụy và bị phế truất[7][8]. Thành Đế muốn phong Triệu Phi Yến làm Hậu nhưng Thái hậu phản đối vì bà xuất thân là ca nữ thấp hèn. Cháu trai bên ngoại của Thái hậu là Thuần Vu Trường (淳于長) muốn lấy công với Hán Thành Đế, bèn hiến kế giúp Triệu Phi Yến đủ tư cách làm Hoàng hậu, bằng việc truy phong gia đình[9].

Năm Vĩnh Trị nguyên niên (16 TCN), tháng 4, Hán Thành Đế ra lệnh truy phong cha của hai chị em làm Thành Dương hầu (成暘侯), từ đó không còn ai phàn nàn về xuất thân của Triệu thị. Tháng 6 năm đó, Hán Thành Đế ra chỉ phong Triệu Phi Yến làm Hoàng hậu[10][11].

Chuyên sủng hậu cung

[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu Phi Yến trở thành Hoàng hậu, nhưng sau đó người được Hán Thành Đế sủng ái nhất là Triệu Tiệp dư, thăng làm Chiêu nghi. Nơi ở của bà là Chiêu Dương cung (昭暘宮), được xây dựng hết sức tráng lệ cực kì xa hoa, trong đình lấy sắc màu đỏ son, sơn mới hoàn toàn, ngưỡng cửa thì lấy đồng thau trang sức, lại cũng tô hoàng kim lên, cầu thang lên điện thì lấy bạch ngọc mà làm, đồng thời khảm nhập Lam Điền tường ngọc, minh châu, thúy vũ, sự xa xỉ này là bậc nhất khi đó trong các cung. Sử sách thời Hán không tiếc lời chỉ trích vì sự xa hoa tột độ này của Hán Thành Đế.

Tuy vinh sủng tột độ, song cả hai chị em không có tin vui[12][13]. Truyền thuyết nói rằng để mang thai, Triệu hoàng hậu thông dâm với nhiều nam nhân, chuyện kinh thiên độc địa đến tai Hán Thành Đế, song Triệu Chiêu nghi hết lòng bênh vực và che giấu, cuối cùng Thành Đế nhắm mắt làm ngơ.

Theo Liệt nữ truyện, Triệu Chiêu nghi tính cách đố kỵ với hậu cung vì không thể sinh con. Khi đó, Hứa Mỹ nhân được Hán Thành Đế sủng ái, sinh ra Hoàng tử. Triệu Chiêu nghi nói với Thành Đế rằng:「"Bệ hạ hay cùng thiếp đến Trung cung, thế vị Hứa Mỹ nhân kia là từ đâu tới?!". Sau đó, Triệu thị bèn bỏ ăn bỏ uống, tự đâm đầu vào cột cung điện, hay lại lăn từ giường xuống sàn, khóc lóc thảm thiết khiến Thành Đế sốt sắng cả lên. Triệu thị nói:「"Bệ hạ sau này muốn an trí thần thiếp thế nào, thì tùy Bệ hạ, Thần thiếp không dám trái"」, Thành Đế khổ sở nói:「"Ta cố ý nói việc này cho nàng nghe, nàng còn lại giận dữ vì điều chi nữa chứ?"」, sau đó Thành Đế cũng không thiết ăn uống gì. Thấy thế, Triệu thị bèn nói:「"Bệ hạ còn có mặt mũi nào tuyệt thực?! Xưa kia bệ hạ thề độc với thiếp rằng 'Hứa không phụ nàng', bây giờ vị Mỹ nhân kia có Hoàng tự, ngài thất hứa với thiếp, đáng gọi là gì đây?!"」, sau đó khóc lóc thảm thiết. Hán Thành Đế không muốn thấy sủng phi của mình đau lòng, bèn nói:「"Ta hứa với Triệu thị, không lập với Hứa thị! Trên đời này không ai có thể vượt qua nàng trong lòng ta! Nàng yên tâm!"」. Sau đó, Hán Thành Đế sai người giao cho Hứa Mỹ nhân một phong thư xanh, bảo giao Hoàng tử cho mình. Hứa Mỹ nhân bèn theo thư mà giao đứa trẻ ra, liền bị Hán Thành Đế sai người bóp chết cho tắt thở, Triệu Chiêu nghi cũng nhìn xem cùng. Sau khi đứa trẻ chết rồi, Thành Đế cho người mai táng ở dưới Ngục viên[14]. Khoảng thời gian nữa, lại có Trung cung sử là Tào Cung, tự Vĩ Năng, được Hán Thành Đế lâm hạnh cũng sinh Hoàng tử. Hán Thành Đế cũng lại đem nói với Triệu Chiêu nghi, biết được là con trai thì cũng đem giết. Dịch đình Ngục thừa tên Tịch Vũ khuyên can, Thành Đế không nghe. Nhưng Tào Cung chưa chết, Chiêu nghi cũng giận, thế là Thành Đế bèn sai người đưa thuốc độc kèm phong thư đến, bảo Tào Cung tự sát. Tào Cung khóc mắng:「"Dung túng hai chị em bọn họ, cuối cùng kết cục thế này đây! Con ta chào đời chỉ vừa mới mọc tóc, bây giờ đang ở đâu rồi?! Hay đã bị hai chị em họ giết chết rồi?!"」, sau đó bèn uống thuốc độc tự sát[15].

Từ đó trong hậu cung, bất kỳ ai sinh con đều bị hại, hoặc sinh non, hoại thai, hoặc đứa bé sinh ra đều bị đem giết đi, do đó khiến Thành Đế tuyệt tự. Liệt nữ truyện nhận xét việc làm này của Triệu thị như sau:「Triệu Chiêu nghi chi hung bế, dữ Bao Tự đồng hành. Thành Đế chi hoặc loạn, dữ Chu U vương đồng phong[16].

Năm Tuy Hòa thứ 2 (7 TCN), Hán Thành Đế đột ngột băng thệ. Thái tử Lưu Hân kế vị, tức Hán Ai Đế. Hoàng thái hậu Vương Chính Quân trở thành Thái hoàng thái hậu, còn chị gái của Triệu Chiêu Nghi là Hoàng hậu Triệu Phi Yến được tôn làm Hoàng thái hậu.

Đối với cái chết của Hán Thành Đế, Thái hoàng thái hậu nghi ngờ có vấn đề. Khi ấy Hán Thành Đế vốn khỏe mạnh, không có bệnh tật, nhưng sau khi tiếp đãi công khanh, lui về tẩm điện thì bạo băng. Việc truyền ra, dân gian đều quy tội cho Triệu Chiêu nghi, vì theo như lời đồn Hán Thành Đế đêm đó sủng hạnh Triệu thị rồi mới băng hà. Thái hoàng thái hậu bèn ra chiếu:「"Hoàng đế bạo băng, quần chúng lấy làm quái lạ. Nay lệnh Dịch đình lệnh, phối hợp Tả hữu hậu đình, định tra Hoàng đế bệnh trạng để rõ chân tướng!"」. Triệu Chiêu nghi sau đó bèn tự sát[17]. Theo Phi Yến ngoại truyện, khi Vương Thái hậu sai quan viên đến xử lý Chiêu nghi, Triệu Chiêu nghi nói:「"Ta nắm Hoàng đế như đứa trẻ con, sủng khuynh thiên hạ, há có thể để bọn Dịch đình lệnh các ngươi động tay vào?"」, sau đó bèn tự sát[18].

Về sau, Tư lệ Giả Quang (解光) tấu sự lên về việc của Hứa Mỹ nhân cùng Trung cung sử Tào Cung, sau đó có cả Cố Dịch đình lệnh Ngô Khâu Tuân (吾丘遵) tố cáo việc ác của Triệu Chiêu nghi, do đó Ai Đế bèn truất đi tước Hầu của nhà họ Triệu đã phong, nhưng vẫn không biếm ngôi vị của Triệu Thái hậu do bà đã có công giúp Ai Đế được lập. Hán Ai Đế đối với Triệu Chiêu nghi bình luận "Khuynh loạn thánh triều, thân diệt kế tự" (Nguyên văn: 傾亂聖朝,親滅繼嗣). Vì việc sát hại các hoàng tự dẫn đến Hán Thành Đế phải tuyệt tự, Triệu Chiêu nghi được hậu nhân biết đến với điển cố 「Yến trác hoàng tôn; 燕啄皇孙」.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Phim truyền hình Diễn viên
Hán cung Phi Yến Viên Lập
Mẫu nghi thiên hạ Quách Trân Nghê

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《赵飞燕外传》 万金不肯传家业,编习乐声,亡章曲,任为繁手哀声,自号凡靡之乐。闻者心动焉。江都王孙女姑苏主,嫁江都中尉赵曼。曼幸万金,食不同器不饱,万金得通赵主。主有娠,曼性暴妒,且早有私病,不近妇人。主恐,称疾居王宫。一产二女,归之万金,长曰宜主,次曰合德
  2. ^ 《汉书-外戚传下》:初生时,父母不举,三日不死,乃收养之。
  3. ^ 《赵飞燕别传》:姊曾忆家贫寒馁,无聊赖,使我共邻家女为草履市米。一日得米归,遇风雨,无火可炊,饥寒甚,不能成 寐,使我拥姊背,同泣,此事姊岂不忆也?
  4. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:孝成赵皇后,本长安宫人。初生时,父母不举,三日不死,乃收养之。及壮,属阳阿主家,学歌舞,号曰飞燕。成帝尝微行出。过阳阿主,作乐,上见飞燕而说之,召入宫,大幸。有女弟复召入,俱为婕妤,贵倾后宫。
  5. ^ 《汉书-外戚传下》:成帝尝微行出。过阳阿主,作乐,上见飞燕而说之,召入宫,大幸。
  6. ^ 《汉书-外戚传下》:有女弟复召入,俱为婕妤,贵倾后宫。
  7. ^ 《汉书-外戚传下》:鸿嘉三年,赵飞燕谮告许皇后、班婕妤挟媚道,祝诅后宫,詈及主上。许皇后坐废。
  8. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:赵飞燕姊弟亦从自微贱兴,逾越礼制,浸盛于前。班婕妤及许皇后皆失宠,稀复进见。鸿嘉三年,赵飞燕谮告许皇后、班婕妤挟媚道,祝诅后宫,詈及主上。许皇后坐废。
  9. ^ 《汉书-外戚传下》:许后之废也,上欲立赵婕妤。皇太后嫌其所出微甚,难之。太后姊子淳于长为侍中,数往来传语,得太后指。
  10. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:上欲立赵婕妤。皇太后嫌其所出微甚,难之。太后姊子淳于长为侍中,数往来传语,得太后指,上立封赵婕妤父临为成阳侯。后月余,乃封婕妤为皇后。
  11. ^ 《汉书·卷十·成帝纪第十》:夏四月,封婕妤赵氏父临为成阳侯。六月丙寅,封皇后赵氏。大赦天下。
  12. ^ 《汉书·卷九十七下·外戚传第六十七下》:皇后既立,后宽少衰,而弟绝幸,为昭仪。居昭阳舍,其中庭彤朱,而殿上髤漆,切皆铜沓黄金涂,白玉阶,壁带往往为黄金釭,函蓝田璧,明珠、翠羽饰之,自后宫未尝有焉。姊弟颛宠十余年,卒皆无子。
  13. ^ 《续列女传之赵飞燕姊娣》: 飞燕为后而宠衰,昭仪宠无比。居昭阳舍,其中廷彤朱,殿上漆,(汉书漆上有髤字)砌(汉书作切)皆铜沓黄金涂,白玉阶,壁往往为黄金釭,(汉书壁下有带字)函蓝田壁玉,(汉书无玉字)明珠﹑翠羽饰之。
  14. ^ 《列女传◎卷八之十五-汉赵飞燕》: 赵飞燕姊娣者,成阳侯赵临之女,孝成皇帝之宠姬也。飞燕初生,父母不举,三日不死,乃收养之。成帝常微行出,过河阳主,乐作。上见飞燕而悦之,召入宫,大幸;有女弟,复召入,俱为婕妤,贵倾后宫,乃封父临为成阳侯。有顷,立飞燕为皇后,其弟为昭仪。 飞燕为后而宠衰,昭仪宠无比。居昭阳舍,其中廷彤朱,殿上漆,砌皆铜沓黄金涂,白玉阶,壁往往为黄金釭,函蓝田壁玉,明珠、翠羽饰之。后宫未尝有焉。姊娣专宠,而悉无子。娇媚不逊,嫉妒后宫。 帝幸许美人,有子。昭仪闻之,谓帝曰:“常绐我从中宫来,今许美人子何从?”生怼,手自捯,以头擎柱,从床上自投地,涕泣不食,曰:“今当安置我?我欲归尔!”帝曰:“我故语之,反怒为?”亦不食。昭仪曰:“陛下自如是,不食为何?陛下常言‘约不负汝’,今许美人有子,竟负约,谓何?”帝曰:“约以赵氏,故不立许氏,使天下无出赵氏之上者。无忧也!”乃诏许氏夫人,令杀所生儿,革箧盛缄之,帝与昭仪共视,复缄,封以御史中丞印,出埋狱垣下。
  15. ^ 《列女传◎卷八之十五-汉赵飞燕》: 中宫史曹宫,字伟能,御幸生子。帝复用昭仪之言,勿问男女杀之。宫未杀,昭仪怒。掖庭狱丞籍武因中黄门奏事曰:“陛下无继嗣,子无贵贱,唯留意!”帝不厅。时儿生八九日,遂取去杀之昭仪与伟能书及药,令自死。伟能得书,曰:“果欲姊娣擅天下!且我儿额上有壮发,似元帝。今儿安在?已杀之乎?”乃饮药死。
  16. ^ 《列女传◎卷八之十五-汉赵飞燕》: 自后御幸有子者,辄死,或饮药自堕,由是使成帝无嗣。成帝既崩,援立外蕃,仍不繁育。君子谓:“赵昭仪之凶嬖,与褒姒同行;成帝之惑乱,与周幽王同风。”诗云:“池之竭矣,不云自滨?泉之竭矣,不云自中?”成帝之时,舅氏擅外,赵氏专内,其自竭极,盖亦池泉之势也。
  17. ^ 漢書/卷097下#孝成趙皇后: 明年春,成帝崩。帝素彊,無疾病。是時楚思王衍、梁王立來朝,明旦當辭去,上宿供張白虎殿。又欲拜左將軍孔光為丞相,已刻侯印書贊。昏夜平善,鄉晨,傅恊拦欲起,因失衣,不能言,晝漏上十刻而崩。民間歸罪趙昭儀,皇太后詔大司馬莽、丞相大司空曰:「皇帝暴崩,群眾讙譁怪之。掖庭令輔等在後庭左右,侍燕迫近,雜與御史、丞相、廷尉治問皇帝起居發病狀。」趙昭儀自殺。
  18. ^ 【赵飞燕外传】 宫人以白太后。太后使理昭仪,昭仪曰:“吾持人主如婴儿,宠倾天下,安能敛手掖庭令争帷帐之事乎?”乃拊膺呼曰:“帝何往乎?”遂欧血而死。