Trung bình tấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
thế Naihanchi Dachi trong võ Karate

Trung bình tấn là một trong những tấn pháp (bộ pháp) cơ bản của võ thuật cổ truyền Á Đông. Ở các môn phái khác nhau thì nó có các tên gọi khác nhau: Thiếu Lâm của Trung quốc gọi nó là Mã bộ hay Tứ bình bộ, Karate của Nhật Bản thì gọi nó là Kiba Dachi (Tấn kỵ mã) hoặc Naihanchi dachi, Taekwondo của Triều Tiên thì gọi nó là Annin Sogi...

Kỹ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Hai bàn chân mở rộng sang hai bên, cách nhau khoảng gấp rưỡi bề rộng vai (tức là khoảng 3 bàn chân), đặt trên cùng một trục thẳng ngang, hai bàn chân song song.

Gập đầu gối, hạ thấp người cho hai đùi gần song song mặt đất.

Lòng bàn chân áp chắc xuóng đất, phần phía ngoài gót chân hơi nhẹ hơn.

Không được xiêu đầu gối về phía trước mũi bàn chân, không được ngả người ra sau quá gót chân.

Hai tay nắm chặt quyền, đặt hai bên hông.

ngực ưỡn cao, lưng thẳng.

mắt nhìn thẳng. Hít thở đều.

Trung bình tấn chính là mã bộ không di động, tạo trụ vững chắc cho bộ tay hoạt động và di chuyển theo yêu cầu của bộ tay.[1]

Karate[sửa | sửa mã nguồn]

Trung bình tấn Kiba-dachi được nhiều số võ phái Karate sử dụng, võ phái Gōjū-ryū không có thế võ này. Hai bàn chân song song nhau, trọng lượng cơ thể đặt trên hai cạnh ngoài của hai bàn chân. Tên gọi cũ của thế võ Kiba-dachi là Naihanchi-dachi (hay Naifanchi-dachi), có từ tên bài quyền Naihanchi (hay Naifanchi) của võ phái Shuri (hay Shorei). Về sau Funakoshi Gichin đổi tên bài quyền thành Tekki. Bài quyền Tekki mang nội dung của Naihanchi, trong đó gần như cả bài được thực hiện trong thế Kiba-dachi.

Lưu ý[sửa | sửa mã nguồn]

Người tập luyện lần đầu tiên sẽ rất nhanh chóng chán nản, mỏi mệt, cần cố gắng thật nhiều. Ban đầu nên đứng khoảng từ 1 đến 2 phút sau tăng lên dần càng lâu càng tốt.

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Luyện tập tấn này giúp cho chúng ta nâng cao sức khỏe, tốt cho gân cốt.
  • Tạo thăng bằng cơ thể, tăng cường ý chí bước đầu cho môn sinh.
  • Là một trong những thế võ cơ bản.
  • Bắp chân sẽ to dần và tăng dần sức chịu đựng cho đôi chân

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ dẫn theo tài liệu Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định (23 tháng 8 năm 2004). “Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp”. baobinhdinh.com.vn. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.