Trực Lệ Tổng đốc
Trực Lệ Tổng đốc | |
---|---|
Chức vụ bị xóa bỏ | |
Trực Lệ Tổng đốc Lý Hồng Chương | |
Chức vụ tiền nhiệm | Tổng đốc Sơn Đông, Hà Nam, Trực Lệ Tuần phủ |
Chức vụ kế nhiệm | Không |
Nhiệm kỳ đầu | Trương Tồn Nhân |
Nhiệm kỳ cuối | Trương Tấn Phương |
Chức vụ thành lập | 1648 |
Chức vụ kết thúc | 1911 |
Tổng đốc Trực Lệ hay Trực Lệ Tổng đốc (giản thể: 直隶总督; phồn thể: 直隸總督; tiếng Mãn: ᡷᡳᠯᡳ
ᡠᡥᡝᡵᡳ
ᡴᠠᡩᠠᠯᠠᡵᠠ
ᠠᠮᠪᠠᠨ, Möllendorff: jyli uheri kadalara amban) là một chức vị tổng đốc được thiết lập vào thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc để quản lý khu vực Bắc Trực Lệ. Quan hàm chính thức của chức quan này là Tổng đốc Trực Lệ cùng các địa phương khác, Đề đốc quân vụ, lương hướng, quản lý đường sông kiêm công vụ của Tuần phủ, là 1 trong 9 chức vụ lớn nhất vùng biên cương thời nhà Thanh, chịu trách nhiệm quản lý chung công việc hành chính của quân dân Trực Lệ. Vì vị trí mang tính yếu địa đối với kinh kỳ của tỉnh Trực Lệ mà Tổng đốc Trực Lệ được xem là người đứng đầu trong các quan chức biên cương. Trực Lệ Tổng đốc cùng với Binh bộ Thượng thư và Hữu Đô ngự sử có thể trực tiếp thượng tấu lên Hoàng đế.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1644 dưới triều Thuận Trị, tại địa khu Bắc Trực Lệ, triều đình nhà Thanh đã cho thiết đặt 3 vị trí tuần phủ ở Thuận Thiên, Tuyên Phủ và Bảo Định, cùng với 2 vị trí tổng đốc ở Thiên Tân và Tuyên Đại Sơn Tây (đóng ở Đại Đồng). Giữa tuần phủ và tổng đốc không có quan hệ lệ thuộc lẫn nhau. Sau khi Nam Kinh không còn là kinh đô thứ 2, Nam Trực Lệ được chia làm tỉnh An Huy và tỉnh Giang Tô, còn Bắc Trực Lệ được đổi thành tỉnh Trực Lệ, khu quản hạt tương đương với Kinh Tân Ký và Hà Nam. Năm 1648, vị trí Tổng đốc Tuyên Đại Sơn Tây bị bãi bỏ, triều đình lại cho thiết đặt vị trí tổng đốc tại 3 tỉnh Trực Lệ, Sơn Đông và Hà Nam, đóng tại phủ Đại Danh (nay là huyện Đại Danh thuộc tỉnh Hà Bắc).[1]
Năm 1658, vị trí Trực Lệ Tổng đốc bị hạ xuống thành Trực Lệ Tuần phủ.[2] Năm 1661, Thuận Trị một lần nữa thiết lại vị trí Trực Lệ Tổng đốc, đóng ở Đại Danh, dù vẫn tiếp tục duy trì chức tuần phủ ở khu vực này. Nhưng chỉ 8 năm sau, Khang Hi Đế quyết định xóa bỏ chức vụ này vào năm 1669, đồng thời Trực Lệ Tuần phủ dời đến đóng tại Bảo Định. Đến năm 1713, chức Trực Lệ Tuần phủ được ban thêm hàm Tổng đốc, quyền hạn được mở rộng.[3]
Năm 1724, Ung Chính Đế quyết định thăng Trực Lệ Tuần phủ Lý Duy Quân lên làm Tổng đốc,[4] có quyền quản hạt với tất cả các phủ Thuận Thiên, Bảo Định, Chính Định, Đại Danh, Thuận Đức, Quảng Bình, Thiên Tân, Hà Gian, Thừa Đức, Triều Dương, Tuyên Hóa, Vĩnh Bình, các châu Tuân Hóa, Dịch Châu, Triệu Châu, Ký Châu, Định Châu, còn có Khẩu Bắc và khu tự trị Mông Cổ.[2] Nha môn Trực Lệ Tổng đốc được xây dựng ở Bảo Định. Kể từ đây đến thời Thanh mạt, chế độ lấy Trực Lệ Tổng đốc quản hạt toàn tỉnh Trực Lệ vẫn tiếp tục được duy trì. Bảo Định, nơi được chọn làm thủ phủ của Trực Lệ, không chỉ đảm nhận các chức năng quản lý hành chính, thu thuế, xét xử tư pháp của tỉnh mà còn đảm nhận một số chức năng chính trị, văn hóa và giáo dục trải rộng từ thủ đô Bắc Kinh.[5]
Bắt đầu từ triều Càn Long, công việc và quyền quản hạt của Trực Lệ Tổng đốc ngày càng mở rộng:
- Từ năm Càn Long thứ 14 (1749): kiêm quản công việc phòng chống lũ lụt và quản lý sửa trị Hoàng Hà.
- Từ năm Càn Long thứ 28 (1763): án theo lệ của Tứ Xuyên Tổng đốc mà quản hạt các sự vụ của chức tuần phủ.[6]
- Từ năm Hàm Phong thứ 3 (1853): việc quản lý muối của ruộng muối Trường Lô được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Trực Lệ Tổng đốc.
- Từ năm Đồng Trị thứ 9 (1870): triều đình nhà Thanh đã giao các công việc mậu dịch buôn bán của ba cảng Thiên Tân, Dinh Khẩu và Yên Đài cho Trực Lệ Tổng đốc, đồng thời ban thêm hàm Bắc Dương thông thương Đại thần. Cũng từ đây, phần lớn thời gian Trực Lệ Tổng đốc sẽ đóng ở Thiên Tân và chỉ trở về Bảo Định vào mùa đông khi việc ngoại thương ảm đạm.
Người từng nhậm chức
[sửa | sửa mã nguồn]# | Nhiệm kỳ | Tên | Thời gian sống | Thụy hiệu | Kỳ tịch | Chú | Nguồn | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Bắt đầu | Kết thúc | Phiên âm | Chữ Hán | Sinh | Mất | Phiên âm | Chữ Hán | Kỳ phân | Kỳ | |||
Tổng đốc Trực Lệ, Sơn Đông, Hà Nam (năm Thuận Trị thứ 6 – 15) | ||||||||||||
1 | 1649 | 1651 | Trương Tồn Nhân | 張存仁 | Không rõ | 1652 | Trung Cần | 忠勤 | Hán quân | Tương Lam kỳ | ||
2 | 1651 | 1654 | Mã Quang Huy | 馬光輝 | Hán quân | Tương Hoàng kỳ | ||||||
3 | 1654 | 1657 | Lý Ấm Tổ | 李荫祖 | 1629 | 1664 | Hán quân | Chính Hoàng kỳ | ||||
4 | 1657 | 1658 | Trương Huyền Tích | 張懸錫 | ||||||||
Tổng đốc Trực Lệ (năm Thuận Trị thứ 18 – năm Khang Hi thứ 4) | ||||||||||||
1 | 1661 | 1665 | Miêu Trừng | 苗澄 | ||||||||
Tổng đốc Trực Lệ, Sơn Đông, Hà Nam (năm Khang Hi thứ 4 – 8) | ||||||||||||
1 | 1665 | 1667 | Chu Xương Tộ | 朱昌祚 | 1627 | 1667 | Cần Mẫn | 勤愍 | Hán quân | Tương Bạch kỳ | [a] | |
2 | 1667 | 1669 | Bạch Bỉnh Trinh | 白秉貞 | Hán quân | |||||||
Tổng đốc Trực Lệ (năm Ung Chính thứ 2 – năm Tuyên Thống thứ 3) | ||||||||||||
1 | 1724 | 1725 | Lý Duy Quân | 李維鈞 | Người Hán[b] | [c] | [4] | |||||
* | 1725 | 1725 | Thái Đĩnh | 蔡珽 | Không rõ | 1743 | Hán quân | Chính Bạch kỳ | [d] | |||
2 | 1725 | 1727 | Lý Phất | 李紱 | 1673 | 1750 | [e] | |||||
* | 1727 | 1728 | Nghi Triệu Hùng | 宜兆熊 | Không rõ | 1731 | Hán quân | Chính Bạch kỳ | [f] | |||
1727 | 1729 | Lưu Sư Thứ | 劉師恕 | [g] | ||||||||
1728 | 1729 | Hà Thế Cơ | 何世璂 | 1666 | 1729 | [h] | ||||||
1729 | 1729 | Dương Côn | 楊鯤 | [i] | ||||||||
1729 | 1731 | Đường Chấp Ngọc | 唐執玉 | Không rõ | 1733 | [j] | ||||||
1731 | 1732 | Lưu Vu Nghĩa | 劉於義 | 1675 | 1748 | Văn Khác | 文恪 | [k] | ||||
1732 | 1732 | Lý Vệ | 李衛 | 1688 | 1738 | Mẫn Đạt | 敏达 | Người Hán | ||||
3 | 1732 | 1738 | ||||||||||
* | 1733 | 1733 | Đường Chấp Ngọc | 唐執玉 | Không rõ | 1733 | [k] | |||||
1738 | 1738 | Tôn Gia Cam | 孫嘉淦 | 1683 | 1753 | Văn Định | 文定 | Người Hán | [l] | |||
4 | 1738 | 1741 | ||||||||||
5 | 1741 | 1745 | Cao Bân | 高斌 | 1683 | 1755 | Văn Định | 文定 | Mãn Châu | Tương Hoàng kỳ | [m] | |
* | 1745 | 1745 | Lưu Vu Nghĩa | 劉於義 | 1675 | 1748 | Văn Khác | 文恪 | [l] | |||
6 | 1745 | 1749 | Na Tô Đồ | 那蘇圖 | 1745 | 1749 | Khác Cần | 恪勤 | Mãn Châu | Tương Hoàng kỳ | ||
* | 1749 | 1749 | Trần Đại Thụ | 陳大受 | Không rõ | 1751 | Văn Túc | 文肃 | [l] | |||
7 | 1749 | 1768 | Phương Quan Thừa | 方觀承 | 1696 | 1768 | Khác Mẫn | 恪敏 |
Tương quan
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Vì được phong làm Tổng đốc 3 tỉnh Trực Lệ, Sơn Đông, Hà Nam mà Chu Xương Tộ còn được gọi là "Chu Tam Tỉnh". Vì phản đối quyển địa mà đắc tội Ngao Bái, bị Ngao Bái giả mạo chỉ dụ Hoàng đế xử tử cùng với Tô Nạp Hải và Vương Đăng Liên. Về sau được Khang Hi Đế xóa đi tội danh.
- ^ Hán nhân, hay Dân nhân, là cách gọi của nhà Thanh đối với những người không thuộc Bát kỳ, trái ngược với Kỳ nhân là những người thuộc Bát kỳ.
- ^ Được cho là do Niên Canh Nghiêu tiến cử cho Ung Chính Đế. Sau khi được thăng từ Trực Lệ Tuần phủ lên Tổng đốc, ông chỉ tại chức một thời gian ngắn đã bị cách chức khi bị cáo buộc liên quan đến một số tội trạng của Niên Canh Nghiêu.
- ^ Thay quyền khi đang đảm nhiệm Binh bộ Thượng thư.
- ^ Sau khi bị cách tước, cửu a ca Dận Đường bị Ung Chính Đế giam giữ tại Bảo Định, do Lý Phất trông coi. Không lâu sau thì Dận Đường qua đời vì bệnh. Lý Phất bị cách chức Tổng đốc, chuyển làm Công bộ Thị lang.
- ^ Thay quyền khi đang đảm nhiệm Hồ Quảng Tổng đốc.
- ^ Giúp đỡ xử lý công việc khi đang đảm nhiệm Lễ bộ hữu Thị lang.
- ^ Thay quyền khi đang đảm nhiệm Lại bộ hữu Thị lang.
- ^ Giúp đỡ xử lý công việc khi đang đảm nhiệm Trực Lệ Đề đốc.
- ^ Thay quyền khi đang đảm nhiệm Tả Đô ngự sử.
- ^ a b Thay quyền khi đang đảm nhiệm Hình bộ Thượng thư.
- ^ a b c Thay quyền khi đang đảm nhiệm Lại bộ Thượng thư.
- ^ Có con gái là Tuệ Hiền Hoàng quý phi của Càn Long.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Phương chí Bảo Định (12 tháng 11 năm 2020). “老保定的衙门——清朝时的保定直隶巡抚署”. The Paper (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b Vương Quan Thao & Vương Kỳ (2017), tr. 17.
- ^ Ban biên soạn địa phương chí tỉnh Hà Bắc (1999), tr. 36.
- ^ a b Đông Giai Giang (1991), tr. 218.
- ^ Bành Tú Lương & Ngụy Chiêm Kiệt (2019), tr. 69.
- ^ Thư viện Quốc gia (2020), tr. 492.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Ban biên soạn địa phương chí tỉnh Hà Bắc, 河北省地方志编纂委员会 (1999). 河北省志: 监察志. 第66卷 [Hà Bắc tỉnh chí: Giám sát. Tập 66] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Hà Bắc. ISBN 9787202024492.
- Bành Tú Lương, 彭秀良; Ngụy Chiêm Kiệt, 魏占杰 (1 tháng 5 năm 2019). 幽燕六百年:京津冀城市群的前世今生 [600 năm U Yến: Quá khứ và hiện tại của sự kết tụ đô thị Kinh Tân Ký] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787301275900.
- Đông Giai Giang, 佟佳江 (1991). 清史稿订误 (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Cát Lâm. ISBN 9787560110127.
- Thư viện Quốc gia, 国家图书馆 (1 tháng 1 năm 2020). Khoa Lịch sử Đại học Bắc Kinh, 北京大学历史学系 (biên tập). 稽古·贯通·启新:中国古代史 [Lịch sử cổ đại Trung Quốc] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh. ISBN 9787301308387.
- Vương Quan Thao, 王冠韬; Vương Kỳ, 王琦 (1 tháng 5 năm 2017). 广告策划 (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Giao thông Tây Nam. ISBN 9787564353414.