Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Mã di truyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mã di truyền [sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công. -- Symptoms 0912AD (thảo luận) 12:31, ngày 16 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  • Nhận xét: Là một bài viết vô cùng quan trọng trong mảng di truyền học nói riêng và sinh học nói chung, mã di truyền nằm trong khối kiến thức cơ bản từ những bạn học môn sinh ở phổ thông cho đến những người đi sâu vào chuyên ngành di truyền ở đại học/cao học sau này. Tiếp tục chuỗi bài sinh học cơ bản, lần này tôi dịch từ bài GA bên en với mục tiêu đưa sinh học trở thành một đề tài mũi nhọn trên wikipedia tiếng Việt, thu hút thêm các độc giả yêu thích sinh học nói riêng và khoa học nói chung. Mời cộng đồng nhận xét.
  • Người nhận xét:  Jimmy Blues  08:58, ngày 15 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Bài viết tốt, tôi đã chỉnh lại một số đoạn trong bài để dễ hiểu hơn. — Dr. Voirloup💬 18:08, ngày 29 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Một bài viết chất lượng, rất quan trọng với chủ đề sinh học. Sẵn tiện mong bạn @Mintu Martin: dành chút thời gian hiệu đính qua bài Leonardo DiCaprio giúp mình nhé! Hongkytran (thảo luận) 04:43, ngày 3 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Hongkytran Cảm ơn bạn, tôi hiện đang hơi bận, có lẽ khoảng cuối tuần có thời gian tôi sẽ đọc và hiệu đính bài. –  Jimmy Blues  14:58, ngày 3 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Đồng ý với tư cách đề cử kiêm dịch bài.  Jimmy Blues  14:59, ngày 3 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Tốt. Billcipher123 (thảo luận) 18:43, ngày 5 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Bài đã đủ chất lượng. WhoAlone 09:25, ngày 8 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Một số thuật ngữ "lạ" như "tai nạn đông lạnh",... cần viết thêm từ tiếng Anh in nghiêng trong ngoặc, ngay bên cạnh vì tiếng Việt chưa thấy có thuật ngữ như vậy. Phần đầu bài viết có câu "có thể được trình bày trong một bảng đơn giản có 64 mục", tôi nghĩ nên dùng từ khác ngoài từ "mục" (ví dụ: ô (chẳng hạn)). Những con số hàng nghìn, triệu, tôi nghĩ không nên có dấu chấm ngăn 3 chữ số mà chỉ là dấu cách (tiếng Việt dùng dấu cách thay vì dấu chấm như Hoa Kỳ)— Dr. Voirloup💬 13:52, ngày 23 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Mongrangvebet Tôi đã sửa hai cái "Tai nạn đông lạnh" và "mục". Còn cái thứ ba mà bác đề xuất tôi thấy không hợp lý lắm. Chính xác thì bên tiếng Anh các con số hàng nghìn trở lên được ngăn bằng dấu phẩy (VD: 30,000), còn chuyển sang tiếng Việt thì là dấu chấm ngăn cách (VD: 30.000). Tham khảo Quy định chữ viết, chữ số sử dụng trong kế toán. –  Jimmy Blues  08:00, ngày 25 tháng 6 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Dấu cách hoặc dấu chấm đều được dùng trong tiếng Việt, nhưng hình như format trên máy tính cho tiếng Việt sẽ dùng dấu chấm phân cách hàng ngàn. Dang (thảo luận) 20:00, ngày 5 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  1.  Ý kiến Đọc mấy đoạn đầu có một chút thiếu thống nhất, dùng adenin thay vì adenine (tên gốc), trong khi lại dùng cytosine. Hồi xưa đã có thống nhất là thuật ngữ sinh học giữ nguyên tiếng Anh nếu không có bản dịch. Mấy phân tử này được nghiên cứu chủ yếu bởi ngành hóa sinh, nên TCVN có lẽ không chạm đến. Dang (thảo luận) 20:10, ngày 5 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    • "Alternative genetic codes" -> "Mã di truyền chuyển đổi" theo tôi là không hợp lý. Không có vụ "chuyển đổi" gì ở đây, chủ yếu là ý tiêu đề nói đến những phiên bản khác của mã di truyền, theo tôi hiểu là như vậy. "Mã di truyền thay thế" là hợp lý.
    • "Non-standard" dịch thành "phi tiêu chuẩn" thì thường thấy hơn, vì nó là 1 cụm danh từ, còn "không tiêu chuẩn" là một cấu trúc động từ + tính từ hơn (ý kiến cá nhân).
    • "tai nạn đông lạnh" -> không hiểu ý nghĩa thuật ngữ trong tổng thể đoạn chứa nó, "frozen accident" theo tôi thì không có ý nghĩa gì liên quan đến "lạnh", mà chủ yếu thiên về tính "cố định", ý nói mã di truyền bị giới hạn chỉ chứa thông tin cho 20 aa, có biến thể mới -> die -> không có mã nào mã hóa cho aa thứ 21 (nguồn). "Sự cố bất dịch" là cách dịch khá hợp lý, thể hiện tính "bị giới hạn" của thuật ngữ.
    • "Kiểu mã hóa lại này ra đời do bởi mã kết thúc đọc xuyên cao" -> không hiểu "đọc xuyên" là như thế nào?
    Dang (thảo luận) 20:35, ngày 5 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Plantaest ☑Y Tôi đã xử lý 3 ý đầu, còn ý số 4 theo bạn từ "read-through" nên dịch thế nào cho chuẩn. Nguyên văn "This type of recoding is induced by a high-readthrough stop codon context and it is referred to as functional translational readthrough" –  Jimmy Blues  06:00, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    Tôi cũng không đồng ý dịch codon thành "cụm mã" vì codon là từ phổ biến hơn, có trong SGK trước giờ, tất nhiên là họ cũng dùng "cụm đối mã" cho anticodon. Cụm mã không hợp lý vì khi nó ở mặt DNA thì nó là triplet, không còn là codon (mặt RNA) lúc phiên mã, nếu tôi nhớ không nhầm. Hồi xưa triplet, codon, anticodon lần lượt gọi là "bộ ba mã gốc", "bộ ba mã sao", "bộ ba đối mã". Từ "cụm mã" không thể hiện được sự phân biệt về mặt vị trí. Dang (thảo luận) 20:41, ngày 5 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    ☑Y Đã xử lý! –  Jimmy Blues  05:58, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Anh cũng nghĩ Mintu Martin nên giữ nguyên tên codon, anticodon, triplet trong bài tiếng Việt vì phân biệt được vị trí của các bộ ba, chương trình SGK 2006 lâu nay vẫn dùng các từ này. Hơn nữa SGK mới và cũ đều dùng từ bộ ba mã hóa, bộ ba đối mã... chứ anh chưa thấy dịch là "cụm mã" bao giờ vì từ này không thể hiện được số lượng nu trong cụm. Trương Minh Khải (thảo luận) 03:48, ngày 6 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
    @Trương Minh Khải ☑Y Em đã xử lý rồi nhé! –  Jimmy Blues  05:58, ngày 7 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!