Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Vụ nổ tại Hà Đông 2016

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vụ nổ tại Hà Đông 2016 [sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: BQ thành công Dương Vinh Hoàng (thảo luận) 09:10, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Giới thiệu: Vụ nổ tại Hà Đông 2016 là một vụ nổ xảy ra vào khoảng 15 giờ 10 phút (UTC+07:00) ngày 19 tháng 3 năm 2016 tại khu đô thị Văn Phú ở quận Hà Đông, địa phận thuộc quản lý của thành phố Hà Nội tại Việt Nam. Nguyên nhân được cho là nổ bom hoặc thủy lôi hoặc ngư lôi tại một cửa hàng phế liệu, hậu quả khiến sáu người tử vong và tám người bị thương. Do người gây ra vụ nổ đã tử vong nên không khởi tố hình sự, tuy nhiên chính quyền địa phương lại hứng chịu sự chỉ trích vì buông lỏng quản lý.

Do năng lực còn hạn chế nên nhiều thiếu sót có thể chưa nhận ra, cách tiếp cận lẫn trở ngại về ngôn ngữ có thể còn vụng về, mong bài viết nhận được nhiều góp ý và được các thành viên chỉ dẫn những sai sót không thể tránh khỏi cũng như gợi dẫn thêm các nguồn dữ liệu khác. Mong chờ sự góp ý quý báu từ các thành viên, xin cảm ơn!

Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.--Nacdanh (thảo luận) 07:32, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Sau khi tu sửa thì bài đã hoàn thiện. Tôi tin rằng bạn Nacdanh sẽ tiếp tục tạo ra nhiều bài chất lượng như này Ɲǥườɩ ȶɾųỿ cầųƮhat's life 03:59, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tôi có sửa qua ngữ pháp và chính tả ở đôi chỗ. Nếu không đồng ý, Nacdanh có thể lùi lại. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:59, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Bài viết tốt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:07, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý[sửa | sửa mã nguồn]

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến @Nacdanh: Tôi đã sửa một vài lỗi diễn đạt trong bài, nhưng do sợ rằng mình sẽ phá nát bài viết (lúc này tôi bị "khùng vì áp lực", ăn nói và hành văn khá lủng củng) nên xin phép nêu ý kiến:
    • Vụ nổ
      • "...một vụ nổ xảy ra tại nhà số 15–TT19 ở khu đô thị Văn Phú thuộc quận Hà Đông, tòa nhà tọa lạc dọc đường Lê Trọng Tấn giao cắt với phố Quang Trung": tôi thấy hơi trúc trắc, vậy liệu có thể sửa lại thành "một vụ nổ xảy ra tại nhà số 15–TT19 tọa lạc dọc đường Lê Trọng Tấn giao cắt với phố Quang Trung, nằm ở khu đô thị Văn Phú thuộc quận Hà Đông"?
    Đã hiệu đính=> "một vụ nổ xảy ra tại nhà số 15–TT19 ở khu đô thị Văn Phú thuộc quận Hà Đông; vị trí địa điểm này tọa lạc dọc đường Lê Trọng Tấn giao cắt với phố Quang Trung" => nên nhấn mạnh địa điểm cụ thể địa giới hành chính, sau đó mới đến vấn đề giao cắt lưu thông vì trục đường giao cắt có thể rất dài, nên phải tìm khu đô thị ở đâu đã.
    • Nạn nhân
      • "...thống kê sơ bộ bốn người chết và một người mất tích cùng tám người bị thương": sửa thành "thống kê sơ bộ xác định có bốn người chết, một người mất tích và tám người bị thương".
     Đã bổ sung
      • "...hai mẹ con lưu thông trên cùng làn đường cách tâm vụ nổ 10m bị thiệt mạng, một người đàn ông lưu thông làn đường đối diện cách tâm vụ nổ 100m thiệt mạng": từ "thiệt mạng" lặp lại hai lần, có thể sửa từ đầu tiên thành "chết ngay tại chỗ".
    Đã hiệu đính hai mẹ con lưu thông trên cùng làn đường cách tâm vụ nổ 10m tử vong tại hiện trường vụ nổ, một người đàn ông lưu thông làn đường đối diện cách tâm vụ nổ 100m thiệt mạng
      • "Nguyễn Thị Lệ sống thực vật trong hai năm": Nguyễn Thị Lệ ở đây là ai? Các câu trước đều không nhắc đến tên cô, điều này sẽ khiến người đọc khó hiểu.
    Đã hiệu đính Người phụ nữ này sống thực vật trong hai năm ở quê nhà xã Thanh Thùy thuộc huyện Thanh Oai
      • Từ "bị" ở tiểu đề mục "Thiệt hại" lặp lại quá nhiều.
    Đã chấp thuận
    • Cứu hộ
      • Câu 2, đoạn 2: hình như bạn nhấm lộn dấu chấm phẩy thay vì dấu phẩy; từ "đồng thời" tôi thấy không hợp để đặt sau loại dấu câu này.
    Đã phản hồi tại trang liên quan. => tại Dấu chấm phẩy#_Sử dụng trong Tiếng Anh thì "Dùng giữa hai mệnh đề được liên kết với nhau bởi một cụm từ nối hoặc trạng từ nối"
    Cảm ơn @Baoothersks: đã góp ý, phiền bạn xem qua xem ý này có ổn không? Tôi không rõ ngữ pháp về dấu câu cho lắm.--Nacdanh (thảo luận) 10:13, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đã chấp thuận
      • Nên thêm từ "đã" vào một số câu để chúng mượt hơn.
     Đồng ý => "Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã rà soát vật liệu nổ khu vực"[...] "Chính quyền quận Hà Đông đã tổ chức di dời bốn gia đình đến chung cư Victoria Văn Phú cách vụ nổ 500 m để tạm trú"
      • Câu 1, đoạn 3: hơi dài, liên kết không liền mạch.
    Đã chấp thuận ngắt câu.
    • Nguyên nhân
      • Đoạn 1: tôi thấy có lẽ nên dời vế "người đàn ông gây ra vụ nổ được xác nhận là chủ cửa hàng phế liệu Phạm Văn Cường" lên câu đầu, còn vế "một số mảnh vỡ tại hiện trường được cho là bom" thì dời xuống câu dưới.
    Đã chấp thuận
      • Đoạn cuối: dấu chấm phẩy.
    Đã phản hồi tại trang liên quan. => tại Dấu chấm phẩy#_Sử dụng trong Tiếng Anh thì "Dùng giữa hai mệnh đề được liên kết với nhau bởi một cụm từ nối hoặc trạng từ nối"
    Đã kiểm tra Thực ra, đây là câu ghép khá phức tạp. Tôi muốn dùng dấu chấm phẩy để tách thành hai ý riêng biệt.
    — Tôi chỉ nêu nhận xét tới đây thôi, phần còn lại của bài thì khá ổn rồi. Ngoài ra, nếu các sửa đổi/ý kiến của tôi làm ảnh hưởng tới chất lượng bài viết hoặc làm phật lòng bạn thì mong bạn thứ lỗi nhé ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 14:18, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn bạn @Baoothersks: đã góp ý, tôi xin lỗi vì đã hồi đáp bạn muộn. Do có việc cá nhân, nên tôi chưa kịp sửa. Thật lòng cảm ơn bạn. Nếu có thể, bạn cứ mạnh dạn sửa giúp tôi, chung quy lại thì bài viết dành cho tất cả mọi người, nếu có thể, hãy cứ hoàn thiện bài viết tốt nhất dành cho cộng đồng. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 13:42, ngày 24 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nacdanh: Không sao đâu, tôi hiểu điều này mà. Ngoài ra, bạn không cần cảm ơn tôi đâu, vì giúp đỡ người khác chính là nguyện vọng cao cả nhất của cuộc đời mình. Ɲǥườɩ ȶɾųỿ cầųƮhat's life 11:18, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nacdanh: Xin lỗi vì phản hồi lâu. Ngoài ra, do cũng không biết gì nhiều về dấu câu nên tôi sẽ giải thích theo cách hiểu của mình nhé!
    Quả đúng là sau dấu chấm phẩy có thể "đặt cụm từ nối hoặc trạng từ nối", tuy nhiên không phải cụm/trạng từ nối nào cũng phù hợp để đặt sau loại dấu này. Từ "đồng thời" là trạng từ thời gian, có tác dụng nối hai sự kiện/hành động diễn ra cùng lúc với nhau, nó thường hay được ngăn cách bằng các dấu câu có tính ngắt quãng "nhẹ" (như dấu phẩy, được sử dụng trong câu), hoặc cũng có thể phân tách bằng các dấu câu có tính ngắt quãng "mạnh" như dấu chấm (được sử dụng trong đoạn) (nếu vế trước đủ dài để tách thành câu riêng. Vd: "Lúc này, do vượt quá giới hạn chịu đựng nên A đã đấm vào mặt thằng B. Đồng thời, anh còn vớ lấy 1 cây bút chì gần đó để đâm vào tay C"). Trong khi đó, chấm phẩy lại là một dấu câu trung gian (không "mạnh" cũng không "nhẹ"), cho nên không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, hơn nữa còn đọc không xuôi tai (mời bạn ghé qua ở đây để biết thêm chi tiết, chứ thằng gà mờ như tôi giải thích dở ẹt :^)). Ngoài ra, nếu muốn giữ lại dấu chấm phẩy thì bạn có thể thay "đồng thời" bằng những từ đồng nghĩa như "cũng trong lúc đó", "ngoài ra (tên ai đó) còn làm..." v.v... Ɲǥườɩ ȶɾųỿ cầųƮhat's life 04:38, ngày 27 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đã phản hồi tại trang liên quan.
    Đã hiệu đính--Nacdanh (thảo luận) 04:54, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Heo hút người quan tâm quá.-___---Nacdanh (thảo luận) 07:57, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nacdanh: Tôi nghĩ là Nacdanh hãy cân nhắc rải thư mời để kêu gọi các thành viên vào đóng góp ý kiến.  Băng Tỏa  18:02, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!