Cộng đồng Wikipedia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedian)
Ảnh chụp tập thể tại sự kiện Wikimania 2012 diễn ra tại Washington D.C., Hoa Kỳ.

Cộng đồng Wikipedia là cộng đồng những người góp phần xây dựng và bảo quản bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. Cộng đồng này được cấu thành từ đa số là tình nguyện viên; mỗi một người đóng góp được gọi là một "thành viên Wikipedia" (Wikipedian). Từ điển tiếng Anh Oxford đã ghi nhận mục từ "Wikipedian" vào tháng 8 năm 2012.[1]

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng Wikipedia được cấu thành từ hàng nghìn tình nguyện viên.[2] Trên Wikipedia, mỗi bài viết và mỗi thành viên đều có một trang "Thảo luận" liên kết với bài viết, giúp các thành viên có thể thảo luận và hợp tác với nhau.[3] Các thành viên cũng có thể tặng cho nhau những ngôi sao ảo để ghi nhận các đóng góp tích cực. Các đóng góp này bao gồm nhiều thể loại công việc khác nhau vượt xa công việc biên tập đơn thuần, chẳng hạn như công tác như hỗ trợ về mặt xã hội, công tác quản trị và các loại công việc mang tính kết nối.[4]

Wikipedia không yêu cầu các biên tập viên cung cấp danh tính. Khi Wikipedia dần phát triển, nhiều người bắt đầu thắc mắc "Ai là tác giả của Wikipedia?".[5] Jimmy Wales lập luận rằng phần lớn các đóng góp này đến từ "một cộng đồng ... một nhóm tận tâm gồm vài trăm tình nguyện viên", cho nên dự án cũng "giống như một tổ chức truyền thống".[6] Năm 2008, một bài báo trên tạp chí Slate báo cáo rằng: "Theo các nhà nghiên cứu ở Palo Alto, một phần trăm người dùng Wikipedia chịu trách nhiệm cho khoảng một nửa số sửa đổi của trang web này."[7] Sau này Aaron Swartz bàn cãi về các phương pháp đánh giá này, lưu ý rằng phần lớn nội dung (đo bằng số ký tự) của một số bài viết mà anh lấy mẫu đến từ những người có số lượng đóng góp thấp.[8]

Độ lớn[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu về độ lớn của cộng đồng Wikipedia cho thấy vào các năm đầu, số lượng thành viên tăng trưởng theo cấp số nhân. Năm 2008, nhà văn kiêm giảng viên đại học Clay Shirky cùng nhà khoa học máy tính Martin Wattenberg ước lượng rằng tổng số thời gian cộng đồng đã bỏ ra để viết nên Wikipedia là 100 triệu tiếng đồng hồ.[9] Vào tháng 11 năm 2011, ước tính Wikipedia có khoảng 31,7 triệu thành viên đã đăng ký trên toàn bộ các phiên bản ngôn ngữ, trong đó có 270.000 thành viên "đang hoạt động" (có một sửa đổi mỗi tháng).[10]

Tính đến tháng 1 năm 2021, Wikipedia tiếng Anh (phiên bản lớn nhất) có 136.875 thành viên đang hoạt động. Một nửa trong số đó dành ra ít nhất một tiếng mỗi ngày trên Wikipedia, và 1/5 dành ra hơn 3 tiếng mỗi ngày.[11] Tính đến tháng 4 năm 2024, Wikipedia tiếng Việt có 1.542 thành viên đang hoạt động.

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Một nghiên cứu năm 2007 của các nhà nghiên cứu Đại học Dartmouth cho thấy "những người đóng góp ẩn danh và không thường xuyên cho Wikipedia [...] cũng là một nguồn kiến thức đáng tin cậy như những người có đăng ký".[12] Năm 2009, Jimmy Wales tuyên bố rằng "hóa ra hơn 50% tổng số chỉnh sửa là do 0,7% người dùng đóng góp...[tức] 524 người... Và trên thực tế, 2% tích cực nhất, tức là 1.400 người, đã thực hiện 73,4% tổng số sửa đổi."[6] Tuy nhiên, vào năm 2009, biên tập viên kiêm nhà báo Henry Blodget của Business Insider đã chỉ ra rằng trong một mẫu bài viết ngẫu nhiên, hầu hết nội dung trên Wikipedia (đo bằng lượng văn bản đóng góp còn tồn tại cho đến lần chỉnh sửa mẫu mới nhất) được tạo bởi "người ngoài cuộc", còn hầu hết việc biên tập và định dạng được thực hiện bởi "người trong cuộc".[6]

Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy rằng các biên tập viên Wikipedia khó tính, ít cởi mở và không có tâm tính tốt hơn những người khác,[13][14] nhưng sau đó một bài bình luận đã chỉ ra sai sót nghiêm trọng của nghiên cứu này – thật ra dữ liệu cho thấy độ cởi mở cao hơn và sự khác biệt giữa nhóm đối chứng, và kích cỡ mẫu thì nhỏ.[15] Theo một nghiên cứu năm 2009, có "bằng chứng rằng cộng đồng Wikipedia có một sự phản kháng ngày càng tăng với các nội dung mới".[16]

Một cuộc khảo sát tự chọn của Quỹ Wikimedia vào năm 2008 chỉ ra rằng các biên tập viên của Wikipedia có độ tuổi trung bình là giữa 20,[17] 62% biên tập viên đều đã học xong phổ thông hoặc học xong đại học.[18] Cũng có dữ liệu chỉ ra rằng người châu Phi có rất ít đại diện trong hàng ngũ biên tập viên của Wikipedia.[19]

Giới tính[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân khẩu học của thành viên Wikipedia (2008).

Quỹ Wikimedia cho biết kết quả khảo sát cộng đồng tình nguyện viên vào tháng 11 năm 2008[20] lẫn năm 2010[17][21] là nữ giới chỉ chiếm gần 13% số người tham gia khảo sát.[22] Cựu giám đốc điều hành Quỹ Sue Gardner bày tỏ nguyện vọng mong muốn nhìn thấy các đóng góp do nữ thực hiện sẽ tăng lên thành 25% vào năm 2015.[17] Sang năm 2011, các nhà nghiên cứu của Đại học Minnesota cho thấy rằng nữ giới chiếm 16.1% tổng số 38.497 biên tập viên bắt đầu viết bài cho Wikipedia vào năm 2009.[23]

Do đó, các trường đại học trên khắp Hoa Kỳ đã cố gắng khuyến khích nữ giới trở thành cộng tác viên của Wikipedia. Nhiều trường, trong đó có YaleBrown, cấp tín chỉ đại học cho những sinh viên viết bài về nữ giới làm việc trong mảng khoa học hoặc công nghệ.[24] Trong một phỏng vấn với BBC vào tháng 8 năm 2014, đồng sáng lập Wikipedia Jimmy Wales nói rằng Quỹ Wikimedia đang "nỗ lực gấp đôi" để đạt mức 25% biên tập viên nữ, vì trước đó mục tiêu này đã "thất bại hoàn toàn"; cũng như "cần phải làm rất nhiều thứ... cần phải tiếp cận nhiều... cần nhiều thay đổi về phần mềm."[25] Viết trên tờ The New York Times, giáo sư và nhà khoa học Andrew Lih nghĩ rằng số lượng nam giới đóng góp hơn số lượng nữ giới nhiều như vậy vì việc tự khai là nữ có thể khiến người đó chịu các hành vi "quấy rối hoặc đe dọa".[26]

Họp mặt[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị Wikimania năm 2006 tại Trường Luật Harvard.
Wiknic năm 2011 tại thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania.

Wikimania là một hội nghị quốc tế thường niên do Quỹ Wikimedia tổ chức dành cho các thành viên của các dự án wiki. Hội nghị được tổ chức tại các nơi khác nhau trên khắp thế giới.[27] Xuyên suốt hội nghị là các buổi training, đàm thoại, thuyết trình, workshop cũng như thảo luận về các vấn đề xoay quanh những dự án này. Wikimania năm 2019 tổ chức tại Stockholm đã thu hút hơn 800 thành viên từ nhiều quốc gia.[28][29]

Great American Wiknic là một buổi họp mặt thường niên diễn ra vào mùa hè tại các thành phố lớn của Mỹ, thường là ngay trước ngày Quốc khánh Mỹ. Tại các buổi Wiknic này, các thành viên Wikipedia có thể chuẩn bị đồ ăn, mang đến để cùng thưởng thức và giao lưu với nhau.[30]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng đài WikipediaSłubice, Ba Lan.

Công nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2014, một đài tưởng niệm do Mihran Hakobyan thiết kế đã được dựng lên tại thị trấn Słubice, Ba Lan để tôn vinh cộng đồng Wikipedia.[31][32]

Cộng đồng Wikipedia đã được trao một giải Erasmus (2015) vì đã "[thúc đẩy] công tác phổ biến kiến thức bằng một bách khoa toàn thư dễ hiểu và dễ tiếp cận" cũng như ghi nhận cộng đồng Wikipedia là "một dự án có sự tham gia của hàng chục nghìn tình nguyện viên trên khắp thế giới".[33]

Phê bình[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng Wikipedia đã bị phê bình về việc ít biên tập viên nữ tham gia,[17] vai trò của đồng sáng lập viên Jimmy Wales.[34] Có ý kiến chỉ trích rằng vòng tròn bên trong của cộng đồng Wikipedia là một giáo phái[35] — những thành viên này có quan điểm giống nhau và phản bác ý kiến của người ngoài.[36]

Đồng sáng lập viên Larry Sanger đã chỉ trích rằng cộng đồng này thiếu hiệu quả và lạm dụng, "không thi hành bộ quy định một cách hiệu quả và nhất quán", nên "quản trị viên cùng các thành viên có suy nghĩ giống nhau đều có thể hành xử một cách lạm dụng kèm hình phạt, kết quả là một vòng tuần hoàn lạm dụng không hồi kết."[37] Nhà báo Oliver Kamm của The Times nghi ngại về mức độ tin cậy của Wikipedia vì "Cái Wikipedia tìm kiếm không phải là sự thật mà là đồng thuận, và cũng như một cuộc họp chính trị dông dài, kết quả chung cuộc sẽ bị lấn át bởi những tiếng nói ồn ào và dai dẳng nhất."[38]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Hella ridic new words to make you lolz: ODO August 2012 update”. OxfordWords blog. Oxford University Press. 23 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ Lu Stout, Kristie (ngày 4 tháng 8 năm 2003). “Wikipedia: The know-it-all Web site”. CNN. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008.
  3. ^ Fernanda B. Viégas; Martin M. Wattenberg; Jesse Kriss; Frank van Ham (ngày 3 tháng 1 năm 2007). “Talk Before You Type: Coordination in Wikipedia” (PDF). Visual Communication Lab, IBM Research. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ Kriplean, Travis Kriplean; Beschastnikh, Ivan; McDonald, David W. (2008). “Articulations of wikiwork”. Articulations of wikiwork: uncovering valued work in Wikipedia through barnstars. Proceedings of the ACM. tr. 47. doi:10.1145/1460563.1460573. ISBN 978-1-60558-007-4. (Cần đăng ký mua.)
  5. ^ Kittur, Aniket (2007). “Power of the Few vs. Wisdom of the Crowd: Wikipedia and the Rise of the Bourgeoisie”. CHI '07: Proceedings of the SIGCHI Conference on Human Factors in Computing Systems. Viktoria Institute. CiteSeerX 10.1.1.212.8218.
  6. ^ a b c Blodget, Henry (ngày 3 tháng 1 năm 2009). “Who The Hell Writes Wikipedia, Anyway?”. Business Insider.
  7. ^ Wilson, Chris (ngày 22 tháng 2 năm 2008). “The Wisdom of the Chaperones”. Slate. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ Swartz, Aaron (ngày 4 tháng 9 năm 2006). “Raw Thought: Who Writes Wikipedia?”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ Shirky, Clay (7 tháng 5 năm 2008). “Gin, Television, and Social Surplus”. World Changing. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ List of Wikipedias. Wikimedia Meta-Wiki. Truy cập 2011-11-18.
  11. ^ Simonite, Tom (ngày 22 tháng 10 năm 2013). “The Decline of Wikipedia”. MIT Technology Review. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  12. ^ “Wikipedia "Good Samaritans" Are on the Money”. Scientific American. ngày 19 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008.
  13. ^ Amichai-Hamburger, Yair; Lamdan, Naama; Madiel, Rinat; Hayat, Tsahi (2008). “Personality Characteristics of Wikipedia Members”. CyberPsychology & Behavior. 11 (6): 679–681. doi:10.1089/cpb.2007.0225. PMID 18954273.
  14. ^ “Wikipedians are 'closed' and 'disagreeable'. New Scientist. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2010. (Cần đăng ký mua.)
  15. ^ “The Misunderstood Personality Profile of Wikipedia Members”. psychologytoday.com. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2016.
  16. ^ Giles, Jim (ngày 4 tháng 8 năm 2009). “After the boom, is Wikipedia heading for bust?”. New Scientist.
  17. ^ a b c d Cohen, Noam. “Define Gender Gap? Look Up Wikipedia's Contributor List”. The New York Times. The New York Times Company. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013.
  18. ^ Wikimedia Foundation (tháng 4 năm 2009). “Archived copy”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  19. ^ “The startling numbers behind Africa's Wikipedia knowledge gaps”. memeburn.com. ngày 21 tháng 6 năm 2018.
  20. ^ LaVallee, Andrew (ngày 31 tháng 8 năm 2009). “Only 13% of Wikipedia Contributors Are Women, Study Says”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  21. ^ United Nation University (tháng 3 năm 2010). “Wikipedia survey overview” (PDF). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  22. ^ Wikimedia (ngày 30 tháng 4 năm 2015). “How many women edit Wikipedia?”. Wikimedia Foundation. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  23. ^ Lam, Shyong; Anuradha Uduwage; Zhenhua Dong; Shilad Sen; David R. Musicant; Loren Terveen; John Riedl (October 3–5, 2011). “WP:Clubhouse? An Exploration of Wikipedia's Gender Imbalance” (PDF). WikiSym 2011. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013.
  24. ^ “OCAD to 'Storm Wikipedia' this fall”. CBC News. ngày 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
  25. ^ “Wikipedia 'completely failed' to fix gender imbalance”. BBC News. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2014.
  26. ^ Dimitra Kessenides (ngày 26 tháng 12 năm 2017). Bloomberg News Weekly, "Is Wikipedia 'Woke'". p. 73.
  27. ^ “Wikimania 2008”. Lưu trữ từ Wikimedia. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  28. ^ Harrison, Stephen (ngày 16 tháng 8 năm 2019). “Wikipedia's Parent Organization Wants to Save the World”. Slate Magazine.
  29. ^ Sara Mörtsell (ngày 22 tháng 8 năm 2018). “Wikimania kommer till Sverige 2019” (bằng tiếng Thụy Điển). Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2018.
  30. ^ Hesse, Monica (ngày 25 tháng 6 năm 2011). “Wikipedia editors log off long enough to mingle”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
  31. ^ “Poland to Honor Wikipedia With Monument”. ABC News. ngày 9 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2017.
  32. ^ Day, Matthew (ngày 10 tháng 10 năm 2014). “Polish town to build statue honouring Wikipedia”. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2014.
  33. ^ “Former Laureates”. erasmusprijs.org. Praemium Erasmianum Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
  34. ^ Cohen, Noam (ngày 17 tháng 3 năm 2008). “Open-Source Troubles in Wiki World”. The New York Times.
  35. ^ Arthur, Charles (ngày 15 tháng 12 năm 2005). “Log on and join in, but beware the web cults”. The Guardian. London. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2008.
  36. ^ Why you should care that Jimmy Wales ignores reality. The Register. Published ngày 6 tháng 3 năm 2008.
  37. ^ Bogatin, Donna (ngày 25 tháng 3 năm 2007). “Can Wikipedia handle the truth?”. ZDNet. CBS Interactive. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2013.
  38. ^ Wisdom? More like dumbness of the crowds | Oliver Kamm – Times Online (archive version 2011-08-14) (Author’s own copy Lưu trữ 2016-09-05 tại Wayback Machine)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]