Bước tới nội dung

Đá Công Đo

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Công Đo
Ảnh vệ tinh chụp đá Công Đo (NASA)
Địa lý
Vị trí của đá Công Đo
Vị trí của đá Công Đo
đá
Công Đo
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°21′42″B 115°13′16″Đ / 8,36167°B 115,22111°Đ / 8.36167; 115.22111 (đá Công Đo)
Quản lý
Quốc gia quản lý Philippines
TỉnhPalawan
Đô thịKalayaan
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Malaysia

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc
Quốc gia
 Việt Nam

Đá Công Đo[1] (tiếng Anh: Commodore Reef; tiếng Filipino: Rizal; tiếng Mã Lai: Terumbu Laksamana; tiếng Trung: 司令礁; bính âm: Sīlìng jiāo, Hán-Việt: Tư lệnh tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm An Bang (cụm Thám Hiểm) của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đá Tiên Nữ 41,3 hải lý (76,5 km) về phía đông nam.[2]

Đá Công Đo là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, PhilippinesTrung Quốc. Đá này hiện do Philippines kiểm soát, chiếm vào ngày 26 tháng 7 năm 1980.[3]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đá Công Đo có chiều dài khoảng 7 hải lý (13 km). Một bãi cát cao 0,5 m chia vụng biển làm hai phần không đều nhau. Hầu như toàn bộ đá Công Đo chìm dưới nước khi thủy triều lên, trừ cồn cát vừa đề cập và một hòn đá cao 0,3 m ở đầu phía đông của đá.[2]

Tranh chấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1979, Malaysia xuất bản bản đồ thể hiện thềm lục địa của mình, trong đó có vẽ đá Công Đo.[4]

Hải quân Philippines đổ bộ lên đá Công Đo vào tháng 8 năm 1980 nhằm phá bỏ một mốc chủ quyền do Malaysia dựng lên vài tháng trước đó[5], nhưng không họ họ có rời đi sau sự kiện này hay không.[6]

Tháng 4 năm 1988, Malaysia bắt giữ một số ngư dân Philippines ở khu vực này nhưng sau đó lại thả ra để thể hiện thiện chí.[7]

Đêm ngày 9 tháng 9 năm 2022, một nhóm ngư dân Việt Nam khi khai thác hải sản tại hải vực ở tọa độ 08°22' vĩ Bắc - 115°17' kinh Đông quanh đá Công Đo đã bị một ca nô có vũ trang, chưa rõ quốc tịch, tịch thu ngư cụ, đồng thời một ngư dân nước này đã bị bắn vào chân khi người này lái một ca nô khác để bỏ trốn.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ a b Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 12.
  3. ^ Lưu, Văn Lợi (1995). Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hà Nội: Nhà Xuất bản Quân đội Nhân dân. tr. 150.
  4. ^ Dzurek, Daniel J. (1996). The Spratly Islands Dispute: Who's on First?. Maritime Briefings. 2. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 46. ISBN 978-1897643235.
  5. ^ Bondoc, Jarius (17 tháng 6 năm 2011). “Maps, stats needed on Recto Bank, etc”. The Philippine Star. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “South China Sea: Who Occupies What in the Spratlys?”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ Dzurek 1996, tr. 23.
  8. ^ Nguyễn Ngọc (18 tháng 9 năm 2022). “Lời kể của ngư dân Quảng Ngãi bị ca nô nước ngoài bắn gây thương tích trên biển”. tienphong.vn. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022. Thuyền viên Võ Minh Quân bàng hoàng kể lại, trong lúc cùng bạn thuyền vây cá trên vùng biển Trường Sa (cách đảo Đá Công Đo 5 hải lý) thì bất ngờ xuất hiện một ca nô lạ dùng súng tấn công.