Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đền Đô”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thijs!bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 4: Dòng 4:
Với vị thế, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt và in đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đền Lý Bát Đế đã được [[Nhà nước Việt Nam]] công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của '''Bộ Văn hóa-Thông tin''' cũ, nay là [[Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam| Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch]] ngày 25/01/1991.
Với vị thế, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt và in đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đền Lý Bát Đế đã được [[Nhà nước Việt Nam]] công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của '''Bộ Văn hóa-Thông tin''' cũ, nay là [[Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam| Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch]] ngày 25/01/1991.


==Địa điểm==
==Khái quát==
Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) [[Đình Bảng, Từ Sơn|Đình Bảng]], huyện [[Từ Sơn]], tỉnh [[Bắc Ninh]].
Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) [[Đình Bảng, Từ Sơn|Đình Bảng]], huyện [[Từ Sơn]], tỉnh [[Bắc Ninh]].


Dòng 13: Dòng 13:
Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất [[Cổ Bi]], thứ nhì [[Cổ Loa]], thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất [[Kinh Bắc]], vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.
Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất [[Cổ Bi]], thứ nhì [[Cổ Loa]], thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất [[Kinh Bắc]], vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.


Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.<ref>Lịch sử xã Đình Bang, tập 1, trang 49.</ref>
Sử sách ghi lại, năm 1010, sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Công Uẩn trở về thăm quê nhà Cổ Pháp. Người thăm hỏi thần dân, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lão, yết lăng thái hậu và đo mươi dặm đất làm cấm địa thuộc Sơn Lăng (Thọ lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các vị vua triều Lý ngày nay). Đền Đô được xây dựng từ ngày ấy.

Từ xa xưa, đền luôn được các đời vua coi là khu "Sơn Lăng cấm địa", liên tục được tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua [[Lê Kính Tông]], năm Giáp Thìn (1605), đền được xây dựng lại ngay trên đất tôn miếu cũ và khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.


Trong thời kỳ [[kháng chiến chống Pháp]], quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
Trong thời kỳ [[kháng chiến chống Pháp]], quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.

Phiên bản lúc 14:48, ngày 26 tháng 7 năm 2008

Chính điện

Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là nơi thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng được bảo tồn khá trọn vẹn, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý.

Với vị thế, ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt và in đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đền Lý Bát Đế đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa-Thông tin cũ, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/01/1991.

Khái quát

Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đền nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay) nên còn gọi là đền Cổ Pháp.

Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).

Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.

Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1620), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.[1]

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.

Kiến trúc

Thủy đình của Đền Đô

Đền Lý Bát Đế rộng 31.250 , với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.

Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...".

Phía sau chính điện là hậu cung, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.

Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt "Cổ Pháp Điện Tạo Bi" (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Khu ngoại thất đền Lý Bát Đế gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc "năm đồng vàng". Nhà văn chỉ nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến ThànhLý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng).

Bát Đế vân du

Hoành phi liên hoa bát diệp (tám đời như tám bông hoa sen), trong đền còn có bức hoành phi "Bát diệp trùng quang" (tám đời cùng sáng)

Trong khi hướng dẫn du khách tham quan, các cụ trong Ban Quản lý di tích đền kể lại, không phải chỉ một lần, vào những ngày giỗ các vị vua Lý, trên nóc đền thường xuất hiện 8 đám mây trắng xếp thành một dải nối tiếp nhau. Đám mây hiện hữu khoảng mươi, mười lăm phút rồi mới tản ra. Những người dự lễ xôn xao bàn tán. Các cụ bảo, đó là linh hồn 8 vị vua Lý hiện về. Lại nữa, vào đúng ngày Lễ hội đền Đô năm 2003 (15-3 âm lịch - ngày Lý Công Uẩn đăng quang), những người dự lễ hội tại đây đã chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ: Một dải mây hình rồng vàng từ phía Thăng Long - Hà Nội bay về đứng lên nóc đền một lúc rồi tản ra, đúng lúc dân làng Đình Bảng bắt đầu lễ rước "Linh bài Lý Thái Tổ và Chiếu dời đô ra Thăng Long" theo nghi lễ cổ truyền... Những câu chuyện và hình ảnh ấy được ghi chép, chụp ảnh và lưu lại trong những tài liệu về đền Đô. Các nhà khoa học giải thích, đó chỉ là sự trùng hợp kỳ lạ của thiên nhiên. Nhưng với người dân Đình Bảng, điều đó có nghĩa là các vị vua nhà Lý vẫn luôn hiện diện đâu đó trên mảnh đất quê nhà.

Hội Đền

Đền là trung tâm thờ các vua Lý với nhiều nghi thức rất trọng thể trong các dịp lễ hàng năm, kỷ niệm ngày mất của các vị vua. Đặc biệt lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1010). Đây là ngày hội lớn mang tính quốc gia, thu hút hàng vạn khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó còn là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

  1. ^ Lịch sử xã Đình Bang, tập 1, trang 49.