Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại công quốc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sơ khai en:Grand duchy. Mời các thành viên có chuyên môn bổ sung và hiệu chỉnh.
 
Dòng 40: Dòng 40:


{{sơ khai}}
{{sơ khai}}

[[Thể loại:Chính thể]]

Phiên bản lúc 03:38, ngày 25 tháng 1 năm 2014

Đại công quốc (tiếng Anh: grand duchy hay thỉnh thoảng là grand dukedom) là quốc gia do một đại công tước hoặc nữ đại công tước đứng đầu.[1] Có một số đại công quốc tồn tại ở châu Âu trong khoảng thời gian giữa các cuộc chiến tranh của NapoléonChiến tranh thế giới thứ nhất. Thời kỳ Napoléon Bonaparte và sau Đại hội Viên cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều đại công quốc. Ngày nay ở châu Âu còn Đại công quốc Luxembourg. Đây là quốc gia độc lập có nền dân chủ nghị viện.[2]

Đại công tước

"Đại công tước" hay "đại công" (tiếng Latinh: Magnus Dux, tiếng Anh: grand duke) là một tước hiệu cấp dưới vua nhưng có thứ bậc ngoại giao cao hơn công tước có toàn quyền (tiếng Anh: sovereign duke) và thân vương có toàn quyền (tiếng Anh: sovereign prince). Đại công tước là người đứng đầu "đại công quốc". Thuật ngữ "đại công quốc" bị sử dụng và bị dịch thuật lẫn lộn, được dùng để chỉ một số lãnh thổ không có chủ quyền, cụ thể là tại các quốc gia Đông Âu thời kỳ tiền Liên Hiệp Quốc.

Ngoài ra, "đại công tước" còn là cách dịch thông thường đã được xác lập, được dùng để dịch thuật ngữ "đại thân vương" (tiếng Anh: grand prince) trong các ngôn ngữ không có sự phân biệt riêng rẽ giữa hoàng thân không cầm quyền cai trị và hoàng thân cầm quyền cai trị. Nói thêm là từ thế kỷ 17, ở nước Nga Sa hoàng có tước hiệu Velikiy Knjaz ("đại thân vương") dành cho các thành viên hoàng tộc. Mặc dù những người này không có quyền lực cai trị nhưng tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn dùng thuật ngữ "đại công tước" (tiếng Anh: grand duke) để dịch tước hiệu này.

Như vậy, thuật ngữ "đại công tước" xét trong trường hợp thứ nhất (tự thân thuật ngữ này) và xét trong trường hợp thứ hai (là cách dịch của thuật ngữ "đại thân vương") rõ ràng mang nghĩa khác nhau.

Danh sách

Thường thấy thuật ngữ "đại công quốc" bị dùng sai để chỉ Công quốc Warszawa (1807-1813, thực chất chỉ là công quốc chứ không phải đại công quốc).

Một số thực thể khác cũng bị gọi sai là "đại công quốc":

  • Đại Công quốc Litva (thực ra là đại thân vương quốc, tiếng Ruthenia: Великое князство Литовского)
  • Đại công quốc Moscow (thực ra là đại thân vương quốc, tiếng Nga: Великое Княжество Московское)
  • Rus Kiev (thực ra là đại thân vương quốc, tiếng Ruthenia: Вели́ке Кня́зівство Київське)
  • Đại công quốc Ryazan (thực ra là đại thân vương quốc, tiếng Nga: Великое Княжество Рязанское)
  • Đại công quốc Rus (thực ra là đại thân vương quốc, tiếng Ruthenia: Велике Князівство Руське)

Tham khảo

  1. ^ Hornby, A S (2005). Oxford Advanced Learner's Dictionary (bằng tiếng Anh) (ấn bản 7). Oxford University Press. tr. 649. ISBN 978-0-19-4316583.
  2. ^ Peaslee, Amos Jenkins (1974). Constitutions of Nations: Europe (bằng tiếng Anh). 3. Brill. tr. 552 (xem). ISBN 9789024704477.