Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chương trình Apollo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rubinbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: nl:Apolloprogramma
Sardur (thảo luận | đóng góp)
Dòng 143: Dòng 143:


{{Liên kết chọn lọc|eo}}
{{Liên kết chọn lọc|eo}}
{{Liên kết chọn lọc|fr}}
{{Liên kết chọn lọc|hr}}
{{Liên kết chọn lọc|hr}}
{{Liên kết chọn lọc|pt}}
{{Liên kết chọn lọc|pt}}

{{Liên kết chọn lọc|hu}}
{{Liên kết chọn lọc|hu}}



Phiên bản lúc 00:00, ngày 14 tháng 11 năm 2009

Huy hiệu của Chương trình Apollo

Chương trình Apollo (Project Apollo), đưa ra và thực hiện bởi Hoa Kỳ trong thập niên 1960, chính thức là từ 1961 đến 1975, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt Trăng và đưa các phi hành gia trở về Trái Đất một cách an toàn, trước năm 1970. Đó là mục đích được đặt ra bởi Tổng thống John F. Kennedy sau chuyến bay đầu tiên của Chương trình Mercury. Mục đích đó đã đạt được bởi phi vụ bay bởi tàu Apollo 11 trong tháng 7 năm 1969. Trong suốt chương trình, tên lửa Saturn được sử dụng để phóng các phi thuyền Apollo.

Lựa chọn một phương án

Sau khi xác định Mặt Trăng như là một mục tiêu, những nhà phác thảo chương trình Apollo phải đối mặt với thách thức của việc đưa ra một tập hợp các chuyến bay để có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra bởi Kennedy trong khi phải làm giảm tối thiểu các rủi ro về nhân mạng, giá thành, và các yêu cầu về kỹ thuật và kỹ năng của phi hành gia.

Có bốn phương án khả thi đã được đưa ra xem xét.

Cấu hình Apollo cho việc
Bay trực tiếp
Gặp gỡ trên Quỹ đạo Trái Đất - 1961 (NASA)
  • Bay lên trực tiếp: Phương án này đề nghị phóng thẳng một phi thuyền trực tiếp về phía Mặt Trăng. Toàn bộ phi thuyền sẽ hạ cánh và rồi quay trở lại từ Mặt Trăng. Điều này sẽ đòi hỏi một tên lửa mạnh hơn hẳn loại tên lửa mạnh nhất được đưa ra lúc đó, tên lửa Nova.
  • Gặp nhau trên Quỹ đạo Trái Đất: Phương án này, được biết đến như là Earth orbit rendezvous (EOR), sẽ đòi hỏi việc phóng lên hai tên lửa Saturn V, một chứa phi thuyền và một chứa nhiên liệu. Phi thuyền sẽ lưu lại trên quỹ đạo và được nạp vào đủ nhiên liệu để có thể bay lên đến Mặt Trăng rồi quay về. Cũng vậy, toàn bộ phi thuyền sẽ hạ xuống Mặt Trăng.
  • Gặp nhau trên bề mặt Mặt Trăng: Điều này sẽ đòi hỏi hai phi thuyền sẽ được phóng lên - phi thuyền đầu tiên, được điều khiển tự động, mang theo nhiên liệu, sẽ hạ cánh trên Mặt Trăng, sẽ được theo sau đó một khoảng thời gian bởi một phi thuyền có người điều khiển. Nhiên liệu sẽ được chuyển sang cho phi thuyền có người lái trước khi nó có thể bay về lại được Trái Đất.
  • Gặp nhau trên quỹ đạo Mặt Trăng: Phương án này, được chấp nhận và sử dụng, đưa ra bởi John Houbolt và sử dụng kỹ thuật gặp nhau trên quỹ đạo Mặt Trăng (Lunar Orbit Rendezvous - LOR). Phi thuyền được chia ra thành nhiều đơn vị, bao gồm một Đơn vị điều khiển (Command/Service Module - CSM) và một Đơn vị Mặt trăng (Lunar Module - LM; ban đầu là Lunar Excursion Module - LEM). CSM chứa một hệ thống hỗ trợ cuộc sống cho một phi hành đoàn ba người trong trong chuyến bay năm ngày lên Mặt Trăng rồi quay về và một vỏ bảo vệ nhiệt để khi họ tái nhập vào lại khí quyển của Trái Đất. LM sẽ tách ra khỏi CSM trên quỹ đạo Mặt Trăng và mang hai phi hành gia hạ xuống bề mặt Mặt Trăng, sau đó quay trở lại CSM.
Apollo LM trên bề mặt Mặt Trăng

Tương phản với các phương án khác, phương án LOR đòi hỏi chỉ một phần nhỏ của phi thuyền hạ cánh trên Mặt Trăng, do đó làm giảm thiểu khối lượng được phóng từ bề mặt Mặt Trăng cho chuyến bay trở về. Khối lượng được phóng lại được giảm thiểu thêm nữa bằng cách để lại một phần của LM (phần với máy móc hạ xuống) trên bề mặt Mặt Trăng.

Đơn vị Mặt trăng (Lunar Module) bản thân nó bao gồm một tầng hạ xuống và một tầng phóng lên, tầng dưới sẽ trở thành bệ phóng cho tầng trên khi đoàn thám hiểm Mặt Trăng quay lại quỹ đạo Mặt Trăng, nơi họ sẽ nhập lại vào với CSM trước khi quay trở lại Trái Đất. Phương án này có một thuận lợi là vì LM cuối cùng sẽ bị bỏ đi, nó có thể được làm rất nhẹ, để toàn bộ phi vụ có thể được phóng chỉ bởi một tên lửa Saturn V. Tuy nhiên, lúc LOR được quyết định, một số người phác thảo chuyến bay không thoải mái trước số lượng nhập vào và tách ra cần thiết cho phương án.

Để học các kỹ thuật hạ xuống Mặt Trăng, các phi hành gia thực tập trong Phương tiện nghiên cứu việc hạ xuống Mặt Trăng (Lunar Landing Research Vehicle - LLRV), một khí cụ bay mô phỏng (bởi một động cơ phản lực đặc biệt) trọng lực được giảm đi mà Đơn vị Mặt Trăng sẽ bay trong đó.

Các phi thuyền

Phi thuyền Apollo

Phi thuyền Apollo là một phần của chương trình Apollo, được thiết kế với nhiều đơn vị khác nhau để thực hiện nhiệm vụ được đặt ra. Từ trên xuống, phi thuyền có các thành phần: hệ thống thoát hiểm khi phóng (Lauch Escape System), đơn vị điều khiển (Command Module - CM), đơn vị dịch vụ (Service Module), đơn vị đáp xuống Mặt Trăng (Lunar Module - LM) và bộ chuyển đổi Mặt Trăng (lunar module adapter).

Tất cả các tầng này của phi thuyền nằm trên đỉnh của tên lửa phóng. Các tên lửa phóng là Little Joe II, Saturn I, Saturn IB và Saturn V.

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, tàu Apollo 11 đã đưa những phi hành gia đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là Neil ArmstrongEdwin "Buzz" Aldrin.

Các chuyến bay có người lái

Chuyến bay Tên lửa Số hiệu Chỉ huy Phi công chính Phi công Tên Mô-đun chỉ huy (CM) Tên Mô-đun Mặt Trăng (LM) Ngày phóng Giờ phóng Thời gian bay
Apollo 1 Saturn IB AS-204 Grissom White Chaffee Không có LM 21 tháng 2, 1967 (dự định)
Không phóng - Vào ngày 27 tháng 1 năm 1967 Gus Grissom, Edward WhiteRoger Chaffee hy sinh khi lửa bùng cháy trong phi thuyền Apollo trong một lần thử trên bệ phóng.
Chuyến bay Tên lửa Số hiệu Chỉ huy Phi công Mô-đun chỉ huy Phi công Mô-đun Mặt Trăng Tên Mô đun chỉ huy (CM) Tên Mô đun Mặt Trăng (LM) Ngày phóng Giờ phóng Thời gian bay
Apollo 7 Saturn IB AS-205 Schirra Eisele Cunningham Không có LM 11 tháng 10, 1968 15:02 GMT 10d 20h
09m 03s
Chuyến bay Apollo có người lái đầu tiên, chuyến bay có người lái đầu tiên dùng tên lửa Saturn IB.
Apollo 8 Saturn V AS-503 Borman Lovell Anders Không có LM 21 tháng 12, 1968 12:51 GMT 06d 03h
00m 42s
Chuyến bay có người lái đầu tiên vòng quanh Mặt Trăng, chuyến bay có người lái đầu tiên dùng tên lửa Saturn V.
Apollo 9 Saturn V AS-504 McDivitt Scott Schweickart Gumdrop Spider 3 tháng 3, 1969 16:00 GMT 10d 01h
00m 54s
Chuyến bay có người lái đầu tiên của Mô-đun Mặt Trăng.
Apollo 10 Saturn V AS-505 Stafford Young Cernan Charlie Brown Snoopy 18 tháng 5, 1969 16:49 GMT 08d 00h
03m 23s
Chuyến bay có người lái đầu tiên của Mô-đun Mặt Trăng vòng quanh quỹ đạo Mặt Trăng.
Apollo 11 Saturn V AS-506 Armstrong Collins Aldrin Columbia Eagle 16 tháng 7, 1969 13:32 GMT 08d 03h
18m 35s
Lần đầu tiên loài người đáp xuống Mặt Trăng, 20 tháng 7.
Apollo 12 Saturn V AS-507 Conrad Gordon Bean Yankee Clipper Intrepid 14 tháng 11, 1969 16:22 GMT 10d 04h
36m 24s
Lần đầu tiên đáp tại một vị trí chính xác trên Mặt Trăng. Thăm dò và thu hồi một phần tàu thám sát Surveyor 3 trước đó hạ cánh tại địa điểm tương tự.
Apollo 13 Saturn V AS-508 Lovell Swigert Haise Odyssey Aquarius 11 tháng 4, 1970 19:13 GMT 05d 22h
54m 41s
Bình ôxy nổ trên đường bay, mục tiêu đáp xuống Mặt Trăng bị hủy bỏ.
Chuyến bay đầu tiên và duy nhất (cho đến 2008) đến Mặt Trăng nhưng không theo quỹ đạo Mặt Trăng.
Apollo 14 Saturn V AS-509 Shepard Roosa Mitchell Kitty Hawk Antares 31 tháng 1, 1971 21:03 GMT 09d 00h
01m 58s
Alan Shepard, phi hành gia của chuyến bay Mercury MR-3 và người Mỹ đầu tiên trong vũ trụ, đáp xuống Mặt Trăng.
Apollo 15 Saturn V AS-510 Scott Worden Irwin Endeavour Falcon 26 tháng 7, 1971 13:34 GMT 12d 07h
11m 53s
Chuyến bay đầu tiên có xe Lunar Rover.
Apollo 16 Saturn V AS-511 Young Mattingly Duke Casper Orion 16 tháng 4, 1972 17:54 GMT 11d 01h
51m 05s
Chuyến bay đầu tiên đáp xuống vùng cao nguyên của Mặt Trăng.
Apollo 17 Saturn V AS-512 Cernan Evans Schmitt America Challenger 7 tháng 12, 1972 05:33 GMT 12d 13h
51m 59s
Chuyến bay cuối cùng của chương trình, phóng lên vào ban đêm, chuyến bay duy nhất với một nhà địa chất học tham gia.

Các chuyến bay lên Mặt Trăng bị hủy bỏ

Tên chuyến bay/ký hiệu Chỉ huy Phi công CM Phi công LM Ngày chuyến bay Ngày hủy bỏ
Apollo 18 Gordon Brand Schmitt Tháng 2, 1972 2 tháng 9, 1970
Ngân sách bị cắt. Ghi chú: Số hiệu chuyến bay Apollo 15 được tái sử dụng vì Apollo 16 trở thành 15, 17 thành 16, và 18 thành 17.
Apollo 19 Haise Pogue Carr Tháng 7, 1972 2 tháng 9, 1970
Ngân sách bị cắt
Apollo 20 Conrad Weitz Lousma Tháng 12, 1972 4 tháng 1, 1970
Tên lửa phóng cần để phóng Skylab

Các chuyến bay hậu-Apollo sử dụng thiết bị của Apollo và Saturn IB

Chuyến bay Tên lửa Số hiệu Chỉ huy Phi công Phi công
khoa học
Ngày phóng Giờ phóng Thời gian bay
Skylab 2 Saturn IB AS-206 Conrad Weitz Kerwin 25 tháng 5, 1973 13:00 GMT 28d 00h
49m 49s
Phi hành đoàn đầu tiên của trạm vũ trụ Skylab.
Skylab 3 Saturn IB AS-207 Bean Lousma Garriott 28 tháng 7, 1973 11:10 GMT 59d 11h
09m 34s
Phi hành đoàn thứ hai của Skylab. Tên lửa đẩy SM bị trục trặc làm suýt nữa là cần phải có một phi vụ cứu trợ Skylab.
Skylab 4 Saturn IB AS-208 Carr Pogue Gibson 16 tháng 11, 1973 14:01 GMT 84d 01h
15m 31s
Phi hành đoàn thứ ba và cuối cùng của Skylab. Chuyến Apollo áp cuối cùng.
Chuyến bay Tên lửa Số hiệu Chỉ huy Phi công CM Phi công đáp Ngày phóng Giờ phóng Thời gian bay
Apollo-Soyuz Test Project (Apollo 21) Saturn IB AS-209 Stafford Brand Slayton 15 tháng 7, 1975 12:20 GMT 05d 22h
30m 54s
Chuyến bay cuối cùng của Apollo và Saturn IB. Gặp gỡ và lắp ráp với phi thuyền Soyuz 19.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA