Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mê Linh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 42: Dòng 42:
== Đường phố ==
== Đường phố ==
* [[Chi Đông (đường Hà Nội)|Chi Đông]]
* [[Chi Đông (đường Hà Nội)|Chi Đông]]
* [[Ngô Miễn (đường Hà Nội)|Ngô Miễn]]
<!--* [[Ngô Miễn (đường Hà Nội)|Ngô Miễn]]-->
* [[Quang Minh (đường Hà Nội)|Quang Minh]]
* [[Quang Minh (đường Hà Nội)|Quang Minh]]
* [[Thường Lệ (đường Hà Nội)|Thường Lệ]]
<!--* [[Thường Lệ (đường Hà Nội)|Thường Lệ]]-->
* [[Võ Văn Kiệt (đường Hà Nội)|Võ Văn Kiệt]]
* [[Võ Văn Kiệt (đường Hà Nội)|Võ Văn Kiệt]]
* [[Yên Bài (đường Hà Nội)|Yên Bài]]
<!--* [[Yên Bài (đường Hà Nội)|Yên Bài]]-->


== Hạ tầng==
== Hạ tầng==

Phiên bản lúc 11:10, ngày 7 tháng 4 năm 2017

Bản mẫu:Huyện Việt Nam Mê Linh là một huyện nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài. Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng.

Lịch sử

Huyện Mê Linh được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Bình XuyênYên Lãng, ngoài ra còn có 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc, 2 xã Kim Hoa và Quang Minh của huyện Kim Anh.[1]. Khi mới thành lập, huyện Mê Linh có 38 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phúc Yên, thị trấn nông trường Tam Đảo và 36 xã: Bá Hiến, Bình Định, Chu Phan, Đại Thịnh, Đạo Đức, Gia Khánh, Hoàng Kim, Hương Sơn, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Minh Quang, Minh Tân, Nguyệt Đức, Phú Xuân, Quang Minh, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Đồng, Tam Hợp, Tân Phong, Thạch Đà, Thanh Lâm, Thanh Lãng, Thiện Kế, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Trung Mỹ, Tự Lập, Văn Khê, Văn Tiến, Vạn Yên.

Một năm sau, ngày 29 tháng 12 năm 1978, Mê Linh (gồm thị trấn Phúc Yên và 18 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên) được sáp nhập vào Hà Nội[2]. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm các xã Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện Sóc Sơn vào huyện Mê Linh[3], nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh lên thành 22 xã và 2 thị trấn:

  • 2 thị trấn: Phúc Yên, Xuân Hòa.
  • 22 xã: Cao Minh, Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.

Còn 14 xã: Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Hương Sơn, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Hợp, Tân Phong, Thanh Lãng, Thiện Kế, Trung Mỹ và thị trấn Nông Trường Tam Đảo (vốn thuộc huyện Bình Xuyên cũ) chuyển sang trực thuộc huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phú); 4 xã Văn Tiến, Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định nhập vào huyện Vĩnh Lạc (tỉnh Vĩnh Phú)[4].

Đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc).[5]

Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên, tách khỏi huyện Mê Linh ngày 9 tháng 12 năm 2004, thị trấn Xuân Hòa trở thành một phường của thị xã Phúc Yên, thì huyện Mê Linh còn lại 17 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Quang Minh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.[6]

Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chia xã Quang Minh thành 2 thị trấn: Quang Minh và Chi Đông. Tuy nhiên, thị trấn Quang Minh không phải là huyện lị huyện Mê Linh, các cơ quan hành chính của huyện đóng tại xã Đại Thịnh.[7] Từ đó, huyện Mê Linh có 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tràng Việt, Văn Khê, Vạn Yên.

Tháng 3 năm 2008, chính quyền trung ương của Việt Nam tuyên bố chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội. Ngày 22 tháng 3 năm 2008, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhất trí [8] chủ trương trên.

Từ ngày 29 tháng 5 năm 2008, huyện Mê Linh được tách ra khỏi Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội[9].

Hành chính

Mê Linh có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh(huyện lị), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên.

Đường phố

Hạ tầng

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mê Linh đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Mê Linh - Thanh Lâm - Đại Thịnh, khu đô thị Tiền Phong, khu đô thị Rose Valley, khu đô thị AIC Mê Linh, khu đô thị Cienco 5 Mê Linh, khu đô thị Tùng Phương, khu đô thị Diamond Park New, khu đô thị CEO Mê Linh, khu đô thị Hà Phong...

Dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi).

Tham khảo

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Mê Linh Bản mẫu:Các quận huyện Hà Nội