Khác biệt giữa bản sửa đổi của “M4 Sherman”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 6: Dòng 6:
<!-- Service history -->
<!-- Service history -->
|service= 1942 - 1955 (phục vụ cho quân đội Mỹ)<br />
|service= 1942 - 1955 (phục vụ cho quân đội Mỹ)<br />
|used_by={{flag|Hoa Kỳ}}<br />{{flag|Canada}}<br />{{flag|Hàn Quốc}}<br />{{flag|Israel}}<br />{{flag|Vương quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Iland}}<br />{{flag|Việt Nam Dân chủ Cộng hòa}}<br />{{flag|Cộng hòa Miền Nam Việt Nam}}<br />{{flag|Việt Nam}}<br />{{flag|Australia}}<br />{{flag|New Zealand}}<br />{{flag|Pháp}}<br />{{flag|Brazil}}<br />{{flag|Cuba}}
|used_by={{flag|Hoa Kỳ}}<br />{{flag|Canada}}<br />{{flag|Hàn Quốc}}<br />{{flag|Israel}}<br />{{flag|Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Iland}}<br />{{flag|Việt Nam Dân chủ Cộng hòa}}<br />{{flag|Cộng hòa Miền Nam Việt Nam}}<br />{{flag|Việt Nam}}<br />{{flag|Australia}}<br />{{flag|New Zealand}}<br />{{flag|Pháp}}<br />{{flag|Brazil}}<br />{{flag|Cuba}}
|wars= [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]]<br />
|wars= [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến II]]<br />
[[Nội chiến Hy Lạp]]<br />
[[Nội chiến Hy Lạp]]<br />

Phiên bản lúc 10:35, ngày 26 tháng 12 năm 2018

M4 Sherman
M4A1. Note the A1's round-edged, fully cast upper hull; also note the 75 mm gun used on most Shermans.
Một chiếc Sherman phiên bản M4A3E8 được trang bị pháo chính 76 mm
LoạiXe tăng hạng trung
Nơi chế tạo Mỹ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942 - 1955 (phục vụ cho quân đội Mỹ)
Sử dụng bởi Hoa Kỳ
 Canada
 Hàn Quốc
 Israel
Bản mẫu:Country data Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Iland
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Australia
 New Zealand
 Pháp
 Brazil
 Cuba
TrậnThế chiến II

Nội chiến Hy Lạp
Chiến tranh Ả Rập - Do Thái
Chiến tranh Hàn Quốc
Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan
Chiến tranh Sáu ngày

Chiến tranh Yom Kippur
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1940
Thông số
Khối lượng30.3 tấn (66.800 lb)
Chiều dài5.84 m (19 ft 2 in)
Chiều rộng2.62 m (8 ft 7 in)
Chiều cao2.74 m (9 ft)
Kíp chiến đấu5

Phương tiện bọc thép19 - 91 mm
Vũ khí
chính
Súng 75 mm M3 L/40 90 viên
Vũ khí
phụ
1 súng máy.50 cal Browning M2HB
300 viên.50
2 súng máy.30-06 Browning M1919A4 4.750 viên.30-06
Động cơContinental R975 C1 gasoline
400 hp (298 kW)-tạo ra 2400 vòng xoắn
350 hp (253 kW)-tạo ra 2400 vòng xoắn
Công suất/trọng lượng14 hp/tấn
Hệ thống treoHệ thống treo vòng xoắn dây cót dọc(VVSS)
Tầm hoạt động120 miles @ 175 US gal (145 imp. gal) / 80 octane
193 km @ 660 l / 80 octane
Tốc độ38.5 km/h (24 mi/h) (khi nhẹ)

M4 Sherman là xe tăng của quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, xuất hiện lần đầu tiên trong chiến dịch Miền Tây 1942. M4 Sherman là loại xe tăng nổi tiếng nhất của Mỹ trong thế chiến thứ hai. Sở hữu hỏa lực khá tốt, tốc độ nhanh và độ tin cậy cao, M4 Sherman có thể ngang hàng với xe tăng Panzer IV của Đức. Được thiết kế để sản xuất trong thời gian ngắn với chi phí thấp, Sherman được sản xuất hàng loạt tới 49.234 chiếc (trong thế chiến 2, số lượng M4 chỉ đứng sau T-34), ngoài ra bộ khung thân của xe này được dùng để tạo các loại xe quân sự bọc thép khác như xe chống tăng, xe kéo hoặc chở pháo...

Xe sử dụng động cơ Wright R-975 Whirlwind 9 xylanh bố trí hình tròn làm mát bằng không khí, đây là loại động cơ chạy bằng xăng nên xe dễ bốc cháy khi bị bắn xuyên vỏ giáp hoặc gặp lửa. Tên lóng Sherman là do quân đội Anh đặt cho xe M4 (lấy tên của tướng William Tecumseh Sherman thời Nội chiến Mỹ). Lính Đức thì gọi nó là “Tommy Cooker”, nghĩa là “nồi nấu lính Mỹ”, do điểm yếu dễ bốc cháy khi bị trúng đạn của xe.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xe Sherman được sử dụng trong Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Sáu ngày. Nhiều quân đội các nước dùng xe Sherman để thao diễn quân sự cho đến cuối thế kỷ 20.

Thiết kế của người Mỹ

Bộ quốc phòng Mỹ dự tính thiết kế M4 nhằm thay thế M3 Lee và tăng hạng trung Grant.Loại M3 chỉ thay thế phần khung tăng, còn vũ khí thì giữ nguyên như tăng M2(được thiết kế năm 1939).Ngoài ra M3 được thiết kế để làm biện pháp tạm thời thay thế cho M2.Trong khi đó, lực lượng thiết giáp Đức đã sở hữu những kiểu tăng rất mạnh như Panzer-II và Panzer III.Pháo chính 37 mn của M3 không thể nào xuyên thủng được giáp mặt trước của Panzer-III.Một giải pháp mới về một loại tăng có pháo chính 75 mm, hệ thống treo động lực xoáy trôn ốc, tháp pháo tròn và có lớp giáp bọc dày 63 mm được đặt ra.Và tên bản thiết kế là M4, về sau nó được thêm chữ Sherman vào sau.

Những chi tiết kĩ thuật của M4 được chính thức xem xét vào ngày 31/8/1940.Tuy nhiên việc thiết kế một mẫu thử nghiệm M4 bị đình trệ do M3 đã được thiết kế xong và được nhân rộng sản xuất.Vào ngày 18/4/1941, bộ quốc phòng Mỹ đã chọn bản thiết kế T-6 có cấu tạo đơn giản, lắp ráp trên khung tăng-bệ máy M3, một loại tháp pháo ụ tròn mới với pháo chính của tăng Lee.Sau nhiều đợt thử nghiệm và xem xét, mẫu T-6 được chọn làm bản thiết kế cho M4 Sherman.

M4 Sherman tập hợp những tính năng đặc biệt nhất từ các loại tăng vào những năm 1930, trong số đó có hệ thống treo vòng xoắn dây cót dọc, xích tăng có vỏ bọc cao su, động cơ hướng tâm bố trí đằng sau và đĩa răng kéo đằng trước.Theo như dự định ban đầu thì M4 phải là một loại tăng có thời gian sản xuất nhanh, có độ linh-hoả lực cao, có tính năng hỗ trợ bộ binh và quan trọng nhất là M4 phải hạ được các loại tăng hạng trung của Đức Quốc xã cũng như các nước thuộc khối Trục.Cho dù về sau Đức Quốc xã có nhiều loại tăng hạng trung và nặng mạnh hơn M4 rất nhiều nhưng nó vẫn là loại tăng chủ lực của quân đội Mỹ đến tận cuối cuộc chiến.

Mẫu T-6 được hoàn thành vào ngày 2/9/1941.Khác với M4, thân tăng của T-6 hơi cong và có lối đi vào ở hai bên, nhưng về sau hai chi tiết này đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất.T-6 chính thức được đưa vào chương trình sản xuất Sherman vào tháng 10.

Lược sử sản xuất

Việc sản xuất được bắt đầu lần đầu tiên tại nhà máy Lima Locomotive khi nhà máy đang sản xuất xe tăng cho lực lượng quân đội Anh. M4 được sản xuất cho quân đội Anh và Mỹ. Michael Dewar chính là người đầu tiên qua Mỹ đặt hàng cho quân Anh, và hiện tại vẫn còn một chiếc Sherman tại bảo tàng thiết giáp Bovington.

Trong thế chiến II, quân đội Mỹ có tổng cộng 16 sư đoàn thiết giáp và 70 tiểu đoàn tăng hoạt động độc lập. Một trong ba sư đoàn và 6 tiểu đoàn thiết giáp lính thuỷ đánh bộ được gửi đến mặt trận Thái Bình Dương. Vào tháng 9/1942, tổng thống Franklin D. Roosevelt đã chỉ thị cho các nhà máy phải sản xuất ít nhất được 120.000 chiếc xe tăng nhằm thành lập 61 sư đoàn thiết giáp để hỗ trợ cho lực lượng Đồng Minh tại Châu Âu. Mặc dù các nhà máy tại Mỹ không bị lực lượng không quân địch đánh bom nhưng phân nửa số nguyên liệu sản xuất xe tăng phải chuyển cho lượng lực hải quân, khiến cho quá trình sản xuất diễn ra khá lâu và số lượng xe tăng xuất xưởng chỉ được một nửa so với mục tiêu.Theo như tính toán thì số nguyên liệu (sắt, thép,...) chuyển cho các xưởng đóng tàu có thể sản xuất được hơn 67.000 chiếc xe tăng, nên thực tế chỉ có khoảng 53.500 chiếc xe tăng được Mỹ sản xuất từ năm 1942-1945.

Bộ quốc phòng Mỹ có tổng cộng bảy loại biến thể của M4 có thể đưa vào sản xuất: M4, M4A1, M4A2, M4A3, M4A4, M4A5, và M4A6. Mặc dù có nhiều biến thể như vậy nhưng cấu tạo của các phiên bản khác nhau của M4 vẫn khá giống như nhau. Ví dụ điển hình nhất chính là phiên bản biến thể A4 và A3, A4 không có gì hơn A3. M4A1 có hơi khác M4 về phần động cơ, thân tăng của M4A1 hơi cong. Phiên bản M4A4 có hệ thống động cơ dài hơn khiến cho thân tăng của phiên bản này khá dài và có khá nhiều bộ guốc phanh xích. M4A5 được thiết kế cho quân đội Canada. M4A6 có bệ máy giãn dài và chỉ có dưới 100 chiếc được sản xuất.

M4A1 với thân tăng bằng sắt và có cấu tạo cong

Đa số các phiên bản Sherman đều sử dụng động cơ chạy bằng xăng thì có hai phiên bản Sherman là M4A2 và M4A6 lại sử dụng động cơ diesel.M4A2 được lắp ráp sáu động cơ GMC 6-71 theo cặp sắp xếp theo kiểu thẳng hàng.M4A6 lại sử dụng động cơ Caterpillar RD1820 bố trí toả tròn. M4A4 sử dụng động cơ Chrysler A57 multibank (thường được gửi đến các nước Đồng Minh và Liên Xô thông qua chương trình Lend-Lease). Các phiên bản M4 thường được trang bị động cơ toả tròn Continental. Các biến thể đời sau của nó cũng không thay đổi nhiều mà chỉ chú trọng thay thế hệ thống treo, ngăn chứa đạn mạ thiếc, gia cố lại lớp giáp bọc. Như phiên bản M4 Composite, nó được lắp ráp thân tăng cong và phần thân tăng-phía sau được hàn dính với nhau qua một lớp sắt. Quân Anh có cách sắp xếp và bố trí máy khác với quân Mỹ.

M4 được trang bị một hệ thống điện có công suất 24 vôn.

Bản cắt thể hiện các chi tiết kĩ thuật của phiên bản M4A4
Phiên bản Sherman M4A4 này có lớp đĩa xích được bọc thêm giáp

Những phiên bản Sherman đời đầu được trang bị pháo chính 75 mm L/40. Mặc dù bộ quốc phòng Mỹ thiết kế ra tăng đời mới T20 để thay thế M4, nhưng các bộ phận của Sherman (bao gồm các phiên bản M4A1-M4A2-M4A3) vẫn được thay thế bớt như pháo chính 75 mm được thay bằng pháo chính 76 mm L/55. M1-sử dụng đạn HE và đạn khói (được trang bị cho tăng hạng trung mới T23), lớp giáp trước được gia cố lại… nhằm duy trì được dòng tăng có tiềm lực này. Pháo loại mới của T23 có thể mang được khá nhiều đạn pháo với sức xuyên giáp mạnh hơn pháo 75 mm hiện tại của Sherman. Về sau, các mẫu M4 và M4A3 được trang bị pháo mới có cỡ nòng 76 mm, thêm một tấm khiên đỡ đạn phía trước. Phiên bản đầu tiên được trang bị pháo chính 76 mm là M4A1. Vào tháng 1/1944, bộ quốc phòng Mỹ chấp thuận sự thay đổi này. Một tháng sau, bộ quốc phòng tiếp tục chấp thuận cho sự thay đổi cỡ nòng pháo chính lên 76 mm và thêm một tấm khiên.

Sau những chỉ trích về việc xe dễ bốc cháy khi trúng đạn khiến tỷ lệ kíp lái bị thương vong rất cao, các phiên bản từ sau năm 1943 áp dụng một số cải tiến để tăng tỷ lệ sống sót của kíp lái:

  • Hệ thống thùng đạn ướt được sử dụng, theo đó khi xe tăng bị trúng đạn và động cơ bốc cháy, hệ thống sẽ tự động phun nước ra đầy vị trí của nạp đạn viên để làm ướt hết số đạn còn lại trên xe để ngăn đạn dược bị kích nổ. Tất nhiên là nếu lửa cháy mạnh thì số đạn này cũng sẽ phát nổ, tuy nhiên hệ thống này sẽ giúp "câu giờ" để kíp lái kịp thoát ra ngoài.
  • Số cửa thoát hiểm được tăng từ 3 lên 4.

Vũ khí

Mẫu Sherman được trang bị pháo chính 75mm L/40

Ban đầu, M4 được lắp ráp pháo chính loại M3 cỡ 75 mm L/40. Khi tham chiến lần đầu tại mặt trận Bắc Phi, Sherman có thể hạ gục được cả hai đối thủ thiết giáp từ Đức là Panzer IIIPanzer IV. Bộ quốc phòng Mỹ đã phán đoán được là quân đội Đức Quốc xã sẽ tung ra hai loại tăng mới là Tiger IPanther, nhưng chỉ với một số lượng nhỏ. Trái lại, quân Đức đã sản xuất được hơn 6.000 chiếc Panther từ năm 1943 đến cuối cuộc chiến, chiếm phần lớn trong các sư đoàn thiết giáp, khiến cho quân Mỹ thực sự bất ngờ. Đến năm 1944, các sư đoàn tăng của Đức Quốc xã đều có số lượng đáng kể xe tăng Panther làm chủ lực, Tiger và Panzer-IV hoạt động nhằm bổ trợ cho Panther và yểm trợ bộ binh.

Xe tăng lội nước Sherman DD, năm 1944

Như đã nói, pháo chính 75 mm của Sherman không thể nào xuyên được giáp trước của Tiger và Panther. Vào năm 1943, bộ quốc phòng Mỹ đã đưa ra hai mẫu pháo cải tiến gồm một mẫu có cỡ nòng 90 mm và một mẫu có tác dụng chống tăng có cỡ nòng 76 mm.Từ sau năm 1943, các loại pháo tự hành chống tăng và tăng của Đức Quốc xã như Panzer IV; StuG III; Marder III đều được trang bị pháo chính KwK-40 7.5 cm L/48. Tất cả các loại này đều không thể địch lại các loại tăng mới của Liên Xô như T-34/85; IS-2... nhưng vẫn có thể hạ gục được Sherman từ một khoảng cách nhất định. Việc pháo chính của Sherman thua kém pháo chính của lực lượng thiết giáp Đức đã dẫn đến việc sản xuất mẫu tăng Sherman mới có pháo chính M4 76 mm L/55 vào tháng 4/1944. Sau khi cải chế xong, pháo 76 mm M4 có thể được xem là nhỉnh hơn so với pháo 7.5 cm KwK 40, lực lượng pháo tự hành chống tăng Đức chỉ toàn sử dụng loại này khi phòng thủ tại Pháp.

Pháo tự hành 155 mm M40

Lịch sử hoạt động

Mẫu Sherman đầu tiên của lực lượng Mỹ trong cuộc đổ bộ lên Sicilia

Chuyển giao cho quân đội các nước khác

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gần 19.247 chiếc Sherman đã được chuyển giao cho lục quân Mỹ và khoảng 1.114 chiếc được chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.[1] Tuy nhiên ngoài hai con số trên, lực lượng Mỹ còn chuyển giao cho quân Anh 17.184 chiếc, 4.102 chiếc cho Liên Xô[2], và có thể 812 chiếc được chuyển cho Trung Quốc.[3] Số tăng được chuyển đi theo như hiệp ước trao đổi giữa khối Đồng Minh chống phát xít.

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng phiên bản Sherman M4A2 (sử dụng động cơ diesel) và M4A3 (sử dụng động cơ gas) tại mặt trận Thái Bình Dương. Tuy nhiên ngay sau đó bộ quốc phòng Mỹ không cho phép lực lượng quân đội trong nước sử dụng các phiên bản tăng có động cơ đốt bằng nguyên liệu diesel, mà chỉ được dùng trong thử nghiệm và tập trận. Sau đó M4A2 và M4A4 trở thành hai loại tăng được xuất qua các nước khác nhiều nhất thông qua chương trình Lend-Lease.

Phiên bản M4A4 Sherman-được xuất qua các nước Đồng Minh nhiều nhất trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai

Tham chiến với xe tăng Đức

Sherman được thiết kế ra chủ yếu nhằm tiếp tế cho lực lượng quân Anh tại chiến trường Bắc Phi, tình hình càng trở nên nguy cấp khi Rommel đã chiếm được Tobruk, kênh đào SuezAi Cập.Bộ quốc phòng Mỹ quyết định tập hợp toàn bộ số Sherman lại với nhau và điều vào sư đoàn thiết giáp số hai của Patton nhằm đánh bật quân Đức ra khỏi Ai Cập.Nhưng việc chuyển giao Sherman từ Anh qua châu Phi và có khoảng 300 chiếc đến Bắc Phi vào tháng 9/1942.

Một chiếc Sherman M4A3R3 của lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang sử dụng nòng phóng lửa trong trận Iwo Jima

Phiên bản M4A1[4] lần đầu tiên tham chiến trong trận El Alamein lần thứ hai vào tháng 10/1942 cùng với sư đoàn quân số 8 của lực lượng Anh.Chiếc Sherman đầu tiên của lực lượng Mỹ là phiên bản M4A1 được thấy tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Torch. Khi đối đầu với lực lượng thiết giáp Đức, Sherman hoàn toàn có khả năng chiến thắng các loại xe tăng hạng trung của Đức như Panzer III với pháo chính 50 mm L/60, Panzer IV đời đầu với pháo chính nòng ngắn 75 mm L/24. Số M4 và M4A1 được cử đến mặt trận Bắc Phi nhằm thay thế kiểu tăng hiện tại của các sư đoàn lục quân Mỹ là M3 Lee. M4 và M4A1 là hai kiểu Sherman chính mà quân đội Mỹ sử dụng trong gần như suốt cuộc chiến. Đến năm 1944, bộ quốc phòng Mỹ chính thức thay thế M4 và M4A1 bằng kiểu Sherman mới là M4A3 với động cơ có công suất 500 mã lực(370 kW). Một vài chiếc được tận dụng đến tận cuối cuộc chiến.

Khi đối đầu với đối thủ thiết giáp mới từ Đức là Tiger I, Sherman tỏ ra thua kém hơn hẳn về lớp giáp bọc và vũ khí chính. Pháo chính 88 mm L/56 có sức xuyên giáp mạnh hơn Sherman khá nhiều, lớp giáp trước tháp pháo dày đến gần 120 mm của nó không thể bị xuyên thủng bởi pháo chính 75 mm của Sherman. Tuy nhiên, nếu có kíp chiến đấu dày dặn kinh nghiệm tận dụng được độ linh động của xe, Sherman vẫn có thể hạ gục được Tiger-I (bằng cách bắn vào hông xe) nhưng với một mức thiệt hại cao. Về đối thủ Panzer IV, pháo chính của Panzer-IV cũng đã được nâng cấp thành pháo 75 mm L/48, lớp giáp bọc dày 80 mm của nó cũng khiến cho pháo chính của Sherman trở nên kém hiệu quả. Sau khi Đức tung ra Tiger IPanther, pháo chính 75 mm của Sherman càng trở nên "lạc hậu" hơn nữa.

Vào tháng 7/1944, phiên bản Sherman mới với pháo chính 76 mm L/55 chính là M4A1, tiếp sau đó là M4A3. Từ sau năm 1944 đến cuối cuộc chiến, hơn nửa số Sherman mà Mỹ huy động tham chiến đều có pháo chính 76 mm. Chiếc Sherman mang pháo 76 mm đầu tiên tham chiến chính là chiếc Sherman M4A3E8(76)W, nó hoạt động vào tháng 12/1944.

Ở góc đối diện, pháo chính 76 mm L/55 khi sử dụng đạn M79 AP có thể bắn thủng giáp trước của Tiger I ở cự ly 700 - 1.000 mét, cho phép M4 Sherman bớt thất thế trước các loại Tiger IPanther của Đức. Nếu sử dụng loại đạn HVAP thì Sherman có thể hạ Tiger I ở cự ly tới 1.500 mét. Tuy nhiên, loại đạn HVAP này chỉ được sản xuất từ tháng 8 năm 1944, và loại đạn này rất đắt nên chỉ được sản xuất một lượng nhỏ để trang bị cho các đơn vị tinh nhuệ, và ngay cả các đơn vị này cũng chỉ được trang bị vài viên HVAP cho mỗi xe. Còn nếu chỉ sử dụng đạn xuyên giáp thông thường như AP, APCBC thì kiểu pháo 76 mm này vẫn chỉ có thể bắn thủng được giáp trước của Tiger I ở cự ly vài trăm mét trở lại, nhưng với một loại xe tăng hạng trung thì khả năng này được coi là tạm đủ.

Lính Mỹ được yểm trợ bởi M4 Sherman trong chiến dịch Bougainville.Số lính này đang được huy đông để quét sạch lực lượng Nhật ra khỏi cánh rừng-lính Nhật đã tìm cách phá vỡ phòng tuyến của quân Mỹ vào đêm hôm trước;tháng 3/1944

M4 là một xe tăng dễ sử dụng bởi nó dễ dàng sửa chữa và điều khiển, không gian bên trong cũng khá rộng rãi. Tuy nhiên, trên chiến trường, xe tăng M-4 Sherman lại là một "bẫy tử thần" đối với kíp lái. Trong khi hầu hết mọi xe tăng trong Thế chiến 2 chạy bằng dầu diesel, loại nhiên liệu an toàn và ít gây cháy, tăng Sherman lại sử dụng động cơ xăng công suất 400 mã lực. Khi kết hợp với đạn dược mang theo bên trong, thùng xăng lớn này có thể biến cỗ xe tăng thành một ngọn đuốc khổng lồ chỉ sau một lần bị trúng đạn pháo địch.

M4 Sherman càng trở nên mỏng manh hơn khi đối mặt với xe tăng Tiger I trang bị pháo 88mm vượt trội của Đức. Nếu Sherman trúng một phát đạn 88mm, kíp lái 5 người bên trong chỉ có vài giây để thoát ra ngoài trước khi bị thiêu sống. Do đó, tăng Sherman còn có biệt danh là Ronson (bật lửa), bởi nó dễ dàng bốc cháy ngay lần đầu trúng đạn. Lính Đức thì gọi nó là “Tommy Cooker”, nghĩa là “nồi nấu lính Mỹ”.

Gus Stavros, một cựu binh từng chứng kiến cuộc đọ sức giữa tăng Sherman và tăng Tiger bên ngoài thị trấn Nennig, Đức, cho biết: "Tôi đã chứng kiến cảnh những người lính nhảy ra khỏi cỗ xe tăng đang bốc cháy. Tăng Tiger của Đức trang bị pháo 88 mm dễ dàng thổi tung tăng Sherman thành từng mảnh cho đến khi không còn gì sót lại ngoài cột khói và lửa".

Mặt trận Xô - Đức

Trong Thế chiến 2, Mỹ đã viện trợ cho Liên Xô khoảng 4.100 chiếc M4 Sherman gồm nhiều phiên bản, những chiếc Sherman cũng được Liên Xô sử dụng để chiến đấu với xe tăng Đức.

Theo nhận xét của lính tăng Liên Xô thì khi so với loại xe cùng hạng của Liên Xô là T-34, M4 Sherman có những ưu và nhược điểm sau:

  • Ưu điểm:
    • M4 có khoang lái rộng rãi hơn, nội thất của xe được chăm chút kỹ (ghế được bọc da và có giảm xóc, các bộ phận được sơn màu bắt mắt). Điện đài của M4 có chất lượng tốt hơn so với T-34.
    • Xích xe được bọc cao su nên di chuyển êm hơn, ít ồn hơn (ban đầu T-34 cũng được bọc cao su ở xích, nhưng qua thử nghiệm thì thấy lớp cao su này không bền và gây nhiều phiền toái nên bị bỏ đi).
    • M4 các phiên bản từ năm 1944 có thùng chứa đạn ướt mà T-34 không có.
  • Nhược điểm:
    • M4 kém cơ động hơn vì chỉ có động cơ mạnh 400 mã lực, trong khi T-34 có động cơ 500 mã lực. M4 có thể chạy với tốc độ tối đa là 38,5 km/h, tầm hoạt động khoảng 193 km, trong khi các chỉ số tương ứng của T-34/85 là 50 km/h và 360 km.
    • M4 dùng động cơ xăng, trong khi T-34 có động cơ diezel. Do đó động cơ T-34 dễ sửa chữa và ít kén nhiên liệu hơn, khi bị bắn trúng thì cũng khó bị cháy nổ hơn.
    • M4 có thân xe cao nên dễ trúng đạn hơn, xe cũng dễ lật hơn khi di chuyển trên đường đồi núi.
    • Xích xe bọc cao su trở nên phiền toái khi trời nóng hoặc bị lửa táp vào, bởi cao su sẽ chảy ra, bít kín các mắt xích khiến xe kẹt cứng không di chuyển được (vấn đề này Liên Xô đã nhận ra từ sớm nên họ không bọc cao su cho xích của T-34). Xích xe của M4 cũng không rộng như T-34 nên xe dễ bị sa lầy hơn khi đi trên tuyết hoặc bùn nhão.
    • Hỏa lực của M4 (mang pháo 75mm hoặc 76mm) yếu hơn T-34 (mang pháo 85mm). Khẩu D-5T 85mm L/52 của T-34 có động năng đạn ~2,92 MJ, cao hơn đáng kể so với 2,19 MJ của pháo M1A2 cỡ 76mm L/55 trên M4 Sherman.
    • Giáp trước thân xe của M4 Sherman và T-34 tương đương nhau, nhưng giáp trước tháp pháo và giáp hông của T-34 thì dày hơn và được làm vát nghiêng, trong khi vỏ giáp các bộ phận này của M4 thì mỏng hơn và đặt thẳng đứng nên khả năng bảo vệ kém hơn.
    • Ở khí hậu lạnh khắc nghiệt (dưới âm 40 độ C), M4 không thể hoạt động được do nhiên liệu bị đóng băng. T-34 thì không gặp vấn đề gì vì được trang bị hệ thống làm ấm nhiên liệu.

Các kỹ sư Liên Xô nhận thấy đạn nổ mạnh (HE) cho pháo 75mm của M4 có xu hướng phát nổ bất ngờ. Lãnh đạo Liên Xô là Stalin phàn nàn với Tổng thống Mỹ Roosevelt trong một bức thư vào năm 1942: "Tôi cho rằng nhiệm vụ của tôi là thông báo cho ngài rằng, theo các chuyên gia của chúng tôi ở mặt trận, xe tăng của Mỹ dễ dàng bị đốt cháy bởi những viên đạn chống tăng trúng vào phía sau hoặc hai bên, đó là do loại xăng mà các xe tăng của Mỹ sử dụng đã tạo ra một lớp khí ga dày bên trong xe tăng, tạo điều kiện cho các đám cháy (khi xe trúng đạn)."[5]

Do có nhiều khuyết điểm khi so với T-34 nên M4 Sherman không được Hồng quân ưa chuộng. Phần lớn M4 Sherman được sử dụng để tác chiến tại các mặt trận thứ yếu ở phía Nam như Caucasus, vùng Các-pát, hiếm khi Liên Xô huy động M4 tác chiến ở khu vực trung tâm mặt trận và tham gia các mũi đột phá quan trọng.

Mặt trận châu Á-Thái Bình Dương

Một chiếc Sherman bị kẹt tại bãi biển Normandy

Ở mặt trận châu Âu - nơi phải tham chiến với Đức Quốc xã, Mỹ bắt buộc phải huy động lực lượng Sherman với chất lượng tốt nhất, ngoài mặt trận châu Âu, mặt trận Thái Bình Dương cũng là một trong những nơi tham chiến quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng tăng ở đây là không phù hợp nên chỉ có một số lượng nhỏ Sherman được điều đến mặt trận Thái Bình Dương (nhằm tiếp tế cho cả lực lượng Đồng Minh tại đây). Trong số hơn 16 sư đoàn thiết giáp và 70 tiểu đoàn tăng độc lập, chỉ có khoảng 3 sư đoàn tăng được gửi đến hoạt động tại Thái Bình Dương.[6]

Giống như quân Mỹ, giới quân sự Nhật chỉ điều duy nhất mỗi sư đoàn thiết giáp số hai hoạt động trong toàn bộ cuộc chiến.[7] Vì địa hình ở các đảo châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu là rừng già, cao nguyên, núi cao hiểm trở với khí hậu ẩm ướt và chỉ thích hợp để bộ binh chiến đấu với nhau nên việc sử dụng xe tăng tại đây rất khó khăn. Xe tăng Sherman được sử dụng như các loại xe vận chuyển bộ binh, diễn tập và yểm trợ bộ binh trong một số chiến dịch tấn công cơ động có lô-cốt.[8]

Xe tăng Sherman trong trận Okinawa

Trong những giai đoạn đầu của cuộc chiến, đặc biệt là trong Chiến dịch Guadalcanal, quân Mỹ thường sử dụng tăng hạng nhẹ M2A4 để đối đầu với xe tăng hạng nhẹ Ha-Go Kiểu 95 của quân Nhật; cả hai đều được trang bị pháo 37 mm, nhưng M2 (sản xuất năm 1940) vẫn mạnh hơn 95 Ha-Go do sản xuất sau đến 5 năm.[9] Đến năm 1943, quân Nhật vẫn sử dụng hai kiểu tăng hạng nhẹ chủ yếu của họ là Ha-Go và Chi-Ha Kiểu 97, trong khi đó quân Mỹ đã thay thế M2A4 bằng M4 (có pháo chính 75 mm).[10] Lực lượng Trung Quốc tại Ấn Độ nhận được khoảng 100 chiếc M4 và dùng chúng trong những chiến dịch phản công rất có hiệu quả vào những năm 1943-1944.

Từ sau năm 1943, lực lượng đế quốc Nhật Bản bắt đầu thay thế các loại tăng hạng nhẹ của họ bằng loại tăng hạng trung mới Chi-Nu Kiểu 3 (với pháo chính 75 mm), loại tăng này được thiết kế ra nhằm bảo vệ các công trình quân sự trên đảo, yểm trợ bộ binh và phòng thủ các hòn đảo gần Nhật. Lực lượng Đồng Minh cũng đáp trả lại bằng cách đưa M4 vào chiến trường, pháo chính của M4 sử dụng đạn trái phá (HE), ống ngắm quang học có tầm bắn xa và chính xác hơn so với xe Nhật. Với các tính năng trên M4 có thể dễ dàng hạ gục được các loại xe tăng hạng trung và nhẹ của Nhật. Mặc dù các loại pháo tự hành (chống tăng) cũng được đưa vào nhằm hủy diệt các lô-cốt và boong-ke địch, nhưng M4 vẫn được trang bị thêm nòng phun lửa nhằm tiêu diệt lính Nhật ngụy trang trong rừng già và hang động.[11][12]

Hoạt động sau thế chiến II

Mẫu Sherman cuối cùng M4A3E8, nó đang bắn từ bệ đá với vai trò như một lựu pháo

Sau thế chiến II, quân Mỹ vẫn sử dụng tăng Sherman phiên bản M4A3E8 Easy Eight(được trang bị pháo chính 76 mm hoặc 105 mm). Số Sherman còn lại sau thế chiến II chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên.Mặc dù không còn đảm nhận vai trò là loại tăng chính trong các cuộc chiến, nhưng Sherman vẫn được phân vào các sư đoàn hoặc tiểu đoàn tăng thiết giáp cùng với tăng hạng nặng M26 Pershing và tăng hạng trung M46 Patton.

Trong chiến tranh Triều Tiên, M4A3E8 là thế hệ tăng M4 duy nhất có thể loại tăng T-34/85 của Triều Tiên ra khỏi vòng chiến. Cả M4 và T-34 đều có thể hạ gục đối thủ chỉ trong phát bắn trúng đầu tiên, tuy nhiên M4 có lợi thế ở các kíp lái Mỹ được đào tạo kỹ hơn so với Triều Tiên và dùng điện đài tốt hơn, trong khi T-34 có giáp hông dày hơn, thân xe thấp hơn nên khó trúng đạn hơn và có khả năng chạy đường trường tốt hơn.

Trong những năm 1950, M4 dần trở nên lạc hậu và bị thay thế toàn bộ bởi dòng tăng M48 Patton. Mỹ đã tìm cách chuyển toàn bộ số Sherman cho quân Đồng Minh và các nước khác, M4 được sử dụng rất rộng rãi sau thế chiến bởi khá nhiều lực lượng. Đến khoảng đầu thập niên 1980 thì toàn bộ M4 Sherman ở các nước đều đã nghỉ hưu hoặc đưa vào kho lưu trữ.

Các biến thể

  • 3in Gun Motor Carriage M10-pháo tự hành chống tăng
  • 90 mm Gun Motor Carriage M36-pháo tự hành chống tăng
  • 105 mm Howitzer Motor Carriage M7-pháo tự hành
  • 155 mm Gun Motor Carriage M12-pháo tự hành được lắp trên xe Cargo Carrier M30
  • 155/203/250 mm Motor Carriages-pháo tự hành được lắp ráp trên xe tăng M4A3
  • Xe tăng phun lửa-bao gồm M4A3R3 Zippo, M4 Crocodile
  • Hệ thống phóng tên lửa-bao gồm T34 Calliope, T40 Whizbang
  • Xe tăng lội nước-bao gồm Duplex Drive (DD)
  • Xe dò mìn và sửa chữa-bao gồm D-8, M1, M1A1 Dozers, M4 Doozit, các hệ thống cầu di động và Aunt Jemima
  • Xe sửa chữa-bao gồm M32 và M74 TRV
  • Xe kéo pháo-bao gồm M34 và M35

Các nước sử dụng

Ngoài nước Mỹ, các nước Đồng Minh cũng được cung ứng một số lượng lớn M4 Sherman.Anh Quốc chiếm 80% trên tổng số Sherman được xuất qua.Từ năm 1942-1945, Liên Xô nhận được hơn 3664 tăng Sherman kiểu M4A2 với động cơ diesel, một vài trong số chúng hoạt động sau thế chiến.Trong chiến tranh Triều Tiên, Sherman được quân đội Mỹ trang bị cho quân đội Hàn Quốc và các nước Đồng Minh.

Ngoài ra, M4 Sherman còn được người Israel sử dụng.Các biến thể M4 của quân đội Israel là 75 mm M-50 và 105 mm M-51 Super Sherman, điều này đã chứng tỏ độ tin cậy của Sherman mặc dù sau nhiều năm vẫn còn được thiết kế các bản mới và sử dụng.Ngoài chiến tranh Triều Tiên, M4 còn được sử dụng trong cuộc chiến tranh 6 ngày, đối đầu với tăng T-34/85 của quân đội Xô-Viết;chiến tranh Yom Kippur, đối đầu với hai loại tăng mới và mạnh hơn từ Liên Xô là T-54-55.

  • Các nước sử dụng

Tham khảo

M4 Sherman tại bảo tàng Overloon(Hà Lan)
  • Berndt, Thomas. Standard Catalog of U.S. Military Vehicles. Iola, WI: Krause Publications, 1993. ISBN 0-87341-223-0.
  • Buckley, John (2006) [2004]. British Armour in the Normandy Campaign 1944. London: Taylor & Francis. ISBN 0-41540-773-7. OCLC 154699922. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  • Cooper, Belton Y (1998). Death Traps: The Survival of an American Armored Division in World War II. Novato, CA: Presidio. ISBN 0-89141-670-6.
  • Green, Michael (2005). Panzers at War. City: Zenith Press. ISBN 978-0760321522.
  • Green, Michael (2007). M4 Sherman at War. City: Zenith Press. ISBN 978-0760327845.
  • Hart, Stephen Ashley (2007). Sherman Firefly Vs Tiger: Normandy 1944 (Duel): Normandy 1944. Osprey Publishing. ISBN 1-84603-150-8. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  • Hernandez Cabos, Rodrigo; Prigent, John (2001). M4 Sherman. Osprey. ISBN 1-84176-207-5.
  • Hunnicutt, R. (1978). Sherman. San Rafeal: Taurus Enterprises. ISBN 9780891410805.
  • Jentz, Thomas (1997). Germany's Tiger Tanks Tiger I & II: Combat Tactics. Atglen, PA: Schiffer Military History. ISBN 0764302256.
  • Reid, Brian (2005). No Holding Back. Robin Brass Studio. ISBN 1-896941-40-0. Chú thích có các tham số trống không rõ: |coauthors=|origdate= (trợ giúp)
  • Schneider, Wolfgang (2004). Tigers in Combat I. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books; 2nd edition, originally published 2000 by J.J. Fedorowicz Publishing, Inc. Winnipeg, Canada. ISBN 0811731715.
  • Wilbeck, Christopher (2004). Sledgehammers. Strengths and Flaws of Tiger Tank Battalions in World War II. The Aberjona Press. ISBN 9780971765023.
  • Zaloga, Steven (1993). Sherman Medium Tank 1942-1945. City: Osprey Publishing (UK). ISBN 9781855322967.
  • Zaloga, Steven (1999). M3 & M5 Stuart Light Tank 1940-45. Osprey Publishing (UK). ISBN 978-1-85532-911-9.
  • Zaloga, Steven (2008). Armored Thunderbolt. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 9780811704243.

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ Zaloga, Armored Thunderbolt, trang 332
  2. ^ Zaloga, Armored Thunderbolt, trang 57
  3. ^ Hunnicutt, trang 166
  4. ^ phiên bản này được quân Mỹ chuyển cho quân Anh
  5. ^ https://sputniknews.com/analysis/2005032539700464/
  6. ^ Zaloga (Armored Thunderbolt), trang 301
  7. ^ Zaloga (Japanese Tanks), trang 37
  8. ^ Zaloga, trang 15 & 33
  9. ^ Zaloga, trang 40
  10. ^ Zaloga, trang 34
  11. ^ Zaloga, Armored Thunderbolt, "Bunker Blasters", trang 215-217 & 318.
  12. ^ Zaloga (M3/M5 Stuart) trang 35, "pháo xe tăng không thể xuyên thủng boong-ke"