Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điệu phi”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Không có tóm lược sửa đổi
n DHN đã đổi Điệu phi ( Thuận Trị Đế) thành Điệu phi (Thuận Trị Đế) (đã tắt đổi hướng): ct
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 22:25, ngày 29 tháng 9 năm 2019

{{subst:tiêu bản trống|Bạn quên dùng "thế" cho tiêu bản này. Hãy thay {{chất lượng kém}} bằng {{thế:clk}}}}{{Chất lượng kém/nguồn|ngày={{subst:CURRENTDAY2}}|tháng={{subst:CURRENTMONTH}}|năm={{subst:CURRENTYEAR}}|lý do=dùng nguồn không đủ tin cậy|thành viên={{subst:REVISIONUSER}}}}

Thanh Thế Tổ Điệu phi
清世祖悼妃
Thuận Trị Đế Phi
Thông tin chung
Sinhkhông rõ
Mất5 tháng 3 năm 1658
Thừa Càn cung, Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng10 tháng 7 năm 1663
Hiếu lăng (孝陵), Thanh Đông lăng
Phối ngẫuThanh Thế Tổ
Thuận Trị Hoàng đế
Tước hiệu[Thứ phi; 庶妃]
[ Điệu phi; 悼妃]
Thân phụHòa Thạc Đạt Nhĩ Hãn Thân vương Man Thù Tích Lễ

Điệu phi (chữ Hán: 悼妃 ? - 5 tháng 3 năm 1658) Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏), là một phi tần nhỏ tuổi của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế. Bà nổi tiếng là được Thuận Trị đế rất yêu thương và ưu ái. Có lẽ ngoài Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị, Điệu phi là người duy nhất được ông tỏ rõ sự thiên vị.

Xuất thân cao quý

Điệu phi xuất thân từ gia tộc Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博爾濟吉特氏) của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm Mông Cổ , con gái của Hòa Thạc Đạt Nhĩ Hãn Thân vương Man Thù Tích Lễ (和碩達爾汗親王曼殊錫禮). Xét theo vai vế, bà là cháu gái của Hiếu Trang Hoàng thái hậu tôn quý đương thời, gọi Thuận Trị đế và Phế hậu Tĩnh phi bằng anh em họ. Điệu phi nguyên là Cách cách (格格), từ nhỏ xuất thân vô cùng cao quý, đương thời vô cùng vinh quang, so với Phế hậu Tĩnh phi và Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu không hề kém.

Đại Thanh Tần phi

Mười tuổi tiến cung

Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị 10 tuổi đã có nhan sắc [Xuất thủy phù dung]. Thanh triều biết đến tiếng tăm, không lâu sau đưa bà tiến cung làm tần phi của Thuận Trị. Vì còn ấu niên, Bác Nhĩ Tề Cát Đặc Thị chưa thể hầu hạ hoàng đế, càng chưa thể nhận sắc phong. Thời gian đầu, bà được nuôi dạy ở hoàng cung, chờ ngày diện Thánh, gọi là [ Cung trung đãi niên ; 幼待年宫中], Hán ngữ gọi [Đồng dưỡng tức; 童養媳] trên thực tế không khác những ‘nàng dâu nuôi từ nhỏ’ trong dân gian là mấy. Gia nhập hậu cung nhiều năm, chưa có phong hào chính thức nên thực tế Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị có danh hiệu Thứ phi ( 庶妃).

Bất hạnh hoăng thệ

Ngày mùng 5 tháng 3 năm Thuận Trị thứ 15 (1658), tiểu Thứ phi Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị lâm trọng bệnh rồi qua đời, tuổi đời cơ hồ còn rất trẻ.

Ngay ngày hôm đó, Thuận Trị Đế hạ chỉ dụ cho bộ Lễ, truy phong Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị làm Phi.

[ Lời dụ của Thuận Trị đế]

" Nữ nhi của thân vương Khoa Nhĩ Thấm, được tuyển tiến cung, chưa kịp nhận sắc phong, nay đã từ trần, lòng trẫm thực đau xót, nên truy phong làm phi, phong hào và điển lễ tất thảy do bộ Lễ theo quy định mà cử hành".

Ngày 21 tháng 3, Bác Nhĩ Tề Cát Đặc thị chính thức được truy phong là Điệu phi (悼妃). Phong hiệu [ Điệu] có ý "tưởng niệm". Thuận Trị đế lòng đau xót, thương tiếc cho số mệnh ngắn ngủi của bà, phải rơi rụng khi còn đương xuân sắc.

Đãi ngộ vượt bậc

Điệu phi là người qua đời sớm nhất trong 32 hậu phi của Thuận Trị. Khi bà mất, Hiếu lăng dù đã được chọn làm nơi ‘vạn niên đại cát’ cho hoàng đế (dưới chân núi Xương Thụy thuộc địa phận huyện Cảnh, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc) song vẫn còn chưa được khởi công xây dựng. Thuận Trị quyết định an táng Điệu phi bên cạnh Hoàng lăng để hi vọng tương lai có thể cùng bà bầu bạn nơi cửu tuyền. Vì vậy, Hoàng đế hạ lệnh xây cho Điệu phi một tòa Phi viên tẩm, đến ngày 8 tháng 9 cùng năm thì hạ huyệt, gọi là [ Điệu phi viên tẩm]. Sau đó 2 ngày, Thuận Trị phái Nội đại thần Ba Đồ Lỗ công Ngao Bái (khi ấy đang là trọng thần của triều đình, tâm phúc của hoàng đế) đặc biệt vượt đường xa đi cúng tế Điệu phi Bác Nhĩ Tề Cát Đặc Thị. Những điều này cho thấy, Thuận Trị đế dành cho bà một tình cảm đặc biệt.

Sau này, quan quách của Hiếu Hiến Đoan Kính hoàng hậu tức Đổng Ngạc phi, Trinh phiKhác phi cũng được đặt ở Điệu phi viên tẩm 1 thời gian. Cho đến 60 năm sau, ngày 7 tháng 4 năm Khang Hi thứ 57, kim quan của Điệu phi và ba vị nói trên được đưa đến an táng tại Hiếu Đông lăng. Bảo đỉnh của bà tọa lạc ở vị trí tôn quý nhất trong 28 vị tần phi.

Sau khi kim quan của Điệu phi được dời đi, Điệu phi viên tẩm khi xưa Thuận Trị đế xây dựng cho bà không còn mộ chủ, năm tháng trôi qua ngày một hoang phế, đến những năm cuối triều Thanh đã chẳng còn tồn tại.

Tham khảo

https://www.facebook.com/vanhoatrieuthanh.lana/photos/a.2289000314496387/2288894714506947/?type=3&theater

https://kknews.cc/history/5xp45v8.html

https://baike.baidu.com/item/%E6%82%BC%E5%A6%83