Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Khê (xã)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 52: Dòng 52:
Đến năm 2018, xã Đông Khê được chia thành 5 thôn từ 1 đến 5. <ref name=HCTH/>
Đến năm 2018, xã Đông Khê được chia thành 5 thôn từ 1 đến 5. <ref name=HCTH/>


Ngày 16 tháng 10 năm 2019, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên dân số của xã Đông Anh vào xã Đông Khê.
Ngày [[16 tháng 10]] năm [[2019]], Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập xã Đông Anh vào xã Đông Khê.


== Di tích ==
== Di tích ==

Phiên bản lúc 14:47, ngày 4 tháng 11 năm 2019

Đông Khê
Xã Đông Khê
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnĐông Sơn
Thành lập1946
Địa lý
Tọa độ: 19°49′11″B 105°42′11″Đ / 19,81972°B 105,70306°Đ / 19.81972; 105.70306
Đông Khê trên bản đồ Việt Nam
Đông Khê
Đông Khê
Vị trí xã Đông Khê trên bản đồ Việt Nam
Khác
Mã hành chính16387[1]
Mã bưu chính44531

Đông Khê là một xã nằm ở phía tây bắc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam.

Một phần của xã Đông Khê hiện nay trước đây là xã Đông Anh, được biết đến với những làn điệu dân ca, dân vũ nổi tiếng như bài Đi cấy và tổ khúc Múa đèn, đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Địa lý

Xã Đông Khê nằm dọc theo Quốc lộ 47.

Mau Rủn là một hồ lớn nằm trên địa bàn xã Đông Khê và Đông Hoàng, trước đây trồng nhiều sen.

Lịch sử

Địa bàn xã Đông Khê hiện nay trước đây vốn là hai xã Đông Khê và Đông Anh thuộc huyện Đông Sơn.

Xã Đông Khê trước đây được gọi là Kẻ Rủn, thời thuộc tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên, thời Nguyễn thuộc tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa, gồm các làng: Làng Rủn, Tam Xuyên, Bắc Giáp, Phù Khê, Phù Bình [2].

Xã Đông Khê được thành lập vào đầu năm 1946 từ một phần tổng Thạch Khê, phủ Đông Sơn, ban đầu có tên là xã Liên Khê.

Cuối năm 1948, xã Liên Khê hợp nhất với xã Hoàng Khê thành xã Đông Khê.

Năm 1954, phần đất xã Hoàng Khê cũ được tách khỏi xã Đông Khê để thành lập xã Đông Hoàng.

Năm 1999, xã Đông Khê có diện tích 3,76 km² [3], dân số là 3.814 người[3].

Đến năm 2018, xã Đông Khê được chia thành 5 thôn từ 1 đến 5. [4]

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, sáp nhập xã Đông Anh vào xã Đông Khê.

Di tích

  • Đền Lê Hy, thờ Tể tướng tại làng Thượng (thôn 2).
  • Từ đường họ Lê Khả, thờ Tiến sĩ Lê Khả Trù (khoa Mậu Thìn 1628) và Tiến sĩ Lê Khả Trinh (khoa Bính Thìn 1676)[2].
  • Từ đường nhà họ Phạm làng Tam Xuyên thờ một vị tướng thời Lê Trung Hưng
  • Từ đường các dòng họ: họ Nguyễn thờ Quận công Nguyễn Đăng Tuyển (thời Lê); họ Lê (Lê Văn) thờ bà Mai Hoa công chúa; họ Lê Thọ thờ Tổng binh xứ tứ Kim Sơn Lê Cương Đoán (thời Lê); họ Lưu thờ Lưu Ngạn Quang (thế kỉ 17) [2].
  • Làng Tuyên Hoá thờ Quận công thời Lê
  • Làng Viên Khê và Thanh Oai thờ thần Rắn cụt đuôi, Hoàng đế Lê Ngọc thời nhà Tuỳ (608-618)
  • Nghè Đông Giáp thờ ông Chế Nghiệp, là quan thái thú, con nuôi Lê Ngọc
  • Đền thờ Nguyễn Mộng Tuân ở làng Viên Khê[2].

Trước đây làng Tuyên Hoá còn có đình Phúc, hàng năm hai làng Tuyên Hoá và Tuân Hoá (làng Tuân Hoá nay thuộc xã Đông Minh, huyện Đông Sơn) tổ chức lễ cầu phúc rất lớn ở đình Phúc[5].

Danh nhân

Anh hùng Lưu Huy Chao, người bắn rơi 6 máy bay Mỹ
  • Lưu Huy Chao, sinh năm 1936, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang.
  • Lê Quang Vinh, tiến sĩ vật lý[5].
  • Hoàng Nam, ở làng Viên Khê, tiến sĩ toán học[5], phó hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức.
  • Lê Ngọc Khánh, kĩ sư, chuyên gia hàng đầu trong ngành hoá dầu[5].

Văn hóa

Trò diễn dân gian

Cổng làng Viên Khê

Trước đây, tại xã Đông Khê (cũ) có 5 trò diễn dân gian là: Múa đèn, Trống, Mõ, Tiên Cuội, Ngô Quốc và Mí Mẫn[2], hiện không còn lưu truyền nữa.

Làng Viên Khê có một kho tàng đồ sộ với 12 trò diễn chính, gồm: Múa Đèn (bài Đi cấy là một trong 13 bài trong tổ khúc Múa đèn); Xiêm Thành; Tô Vũ; Tiên Cuội; Trống Mõ; Hà Lan; Trò Thiếp; Trò Thủy; Vân Vương; Trò Ngô; Trò Hùm; Tú Huần[6]. Làng Tuyên Hóa với Ngũ Trò, Trò Thủy, trò Bắt cọp..., Viên Khê với các trò Múa Đèn, Tiên cuội, Trống Mõ, Xiêm Thành, Trò Thiếp, Trò Ngô...[7].

Theo các cụ cao niên ở làng Viên Khê cho biết: Nguồn gốc hát múa dân ca, dân vũ Đông Anh (trước đây gọi là dân ca Đông Anh) đã có từ rất lâu đời. Trước đây được gọi là "ngũ trò", sau này các nghệ nhân sáng tác, du nhập thêm nhiều trò nữa nên hệ thống trò diễn Đông Anh rất phong phú, gồm có: trò Múa Đèn, trò Tiên Cuội, trò Tô Vũ, trò Trống Mỏ, trò Thiếp, trò Vằn Vương, trò Thủy, trò Leo Dây, trò Xiêm Thành, trò Hà Lan, trò Tú Huần, trò Ngô Quốc, trò Đại Thánh, trò Nữ Quan... Trong số các trò diễn này thì trò Xiêm Thành, trò Tô Vũ không có lời ca, còn lại đều có lời ca, điệu múa được lồng ghép, đan xen, hỗ trợ nhau tạo thành những làn điệu dân ca đặc sắc[8].

Ngũ trò Viên Khê, còn gọi là Dân ca Đông Anh, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ ngày 11 tháng 9 năm 2017.[9]

Tham khảo

  1. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
  2. ^ a b c d e f Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001.
  3. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên QD19
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên HCTH
  5. ^ a b c d e f g Ban chấp hành Đảng bộ xã Đông Anh. Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng xã Đông Anh (1930-2005). Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2006.
  6. ^ QH. Khôi phục hai trò diễn dân ca Đông Anh -Thanh Hóa. Báo Thanh Hoá, 2006.
  7. ^ Ngô Đức Thịnh. Tiểu vùng văn hoá xứ Thanh. Tạp chí Văn hoá Dân gian, Số 1(91)/04.
  8. ^ Bước đầu khôi phục làn điệu dân ca, dân vũ Đông Anh. website cinet.gov.vn.
  9. ^ “Quyết định số 3421/QĐ-BVHTTDL ngày 11/9/2017 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XX” (PDF). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018.