Bước tới nội dung

Đông Hoàng, thành phố Thanh Hóa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đông Hoàng, Đông Sơn)
Đông Hoàng
Xã Đông Hoàng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Duy Hợp
Chủ tịch HĐNDLê Như Tuân
Chủ tịch UBMTTQHồ Kim Khôi
Bí thư Đảng ủyLê Như Tuân
Địa lý
MapBản đồ xã Đông Hoàng
Diện tích5,1498
Dân số
Tổng cộng4.919 người (2012)
Mật độ955
Khác
Mã hành chính16381[1]

Đông Hoàng là một thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Thông tin địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đông Hoàng có diện tích: 5,1498 km²[2]. Theo Tổng điều tra dân số năm 2012, xã Đông Hoàng có dân số 4.919 người.

Xã Đông Hoàng nằm ở phía tây bắc thành phố Thanh Hóa. Địa giới hành chính:

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời nhà Nguyễn đến trước Cách mạng tháng Tám, xã Đông Hoàng thuộc tổng Thạch Khê, gồm các thôn: thôn Hoàng Hộc (xã Hoàng Hộc), thôn Hộc Thượng (xã Phù Liễn) và thôn Thọ Phật.[3].

Tên gọi xã Đông Hoàng có từ năm 1953[3].

Năm 1973, làng Cẩm Tú thuộc xã Đông Ninh được sáp nhập vào xã Đông Hoàng.

Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Hoàng thuộc huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Đông Hoàng lại thuộc huyện Đông Sơn.

Xã Đông Hoàng ngày nay gồm các làng: Học Thượng, Hoàng Học, Thọ Phật, Cẩm Tú, Tâm Binh, Chùy Lạc Giang [3].

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025). Theo đó, sáp nhập toàn bộ huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, xã Đông Hoàng cũng được sáp nhập vào Thành phố Thanh Hoá.

Di tích lịch sử, văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nghè Mau Rủn đề thờ thần Rắn thuộc thôn Thọ Phật, xã Đông Hoàng.
  • Đình và nghè thôn Thọ Phật thờ thần Cao Sơn.
  • Thời phong kiến khu vực đanh va đền thờ thần Rắn. thần Cao Sơn được gọi là nghè Ba Xã của tổng Thạch Khê.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đông Hoàng có 01 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở và 01 trường mầm non.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ
  3. ^ a b c Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001. tr. 44.