Người Thổ (Trung Quốc)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
("Người Thổ"/"Người Monguor")
Một điệu nhảy với mặt nạ Tên khác:
Đông Hồ (Tây Hạ), Tiên Ti, "Bạch Mông Cổ" và ("Chaghan Monguor")
Tổng dân số
241.198 (Thống kê năm 2000)
Khu vực có số dân đáng kể
Trung Quốc: Thanh HảiCam Túc
Ngôn ngữ
Tiếng Thổ
Tôn giáo
Hoàng giáo phái Phật giáo (hay Phật giáo Tây Tạng), Đại giáoShaman giáo
Sắc tộc có liên quan
Người Mông Cổ

Người Thổ (Tiếng Trung: 土族 (Thổ tộc), hay 土昆 (Thổ côn)), Bạch Mông Cổ/Sát Hấn Mông Cổ Nhĩ (Chagan Mongol) (察罕蒙古尔) hay Mông Cổ Nhĩ (蒙古尔), là một trong 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khái niệm "dân tộc Thổ" mới được tạo ra trong thập niên 1950 cho nên tên gọi còn nhiều tranh luận. Dân tộc này không có liên hệ nào với người Thổ tại Việt Nam.

Tổng dân số của dân tộc này là 241.198 theo thống kê năm 2000, họ sinh sống chủ yếu tại hai tỉnh Thanh HảiCam Túc. Tiếng Thổ thuộc nhóm ngôn ngữ Mông Cổ và điều này khiến họ trở nên khác biệt so với những người Hán và người Tạng láng giềng. Hiện nay gần như toàn bộ người Thổ sử dụng tiếng Hán. Người Thổ hiện nay chủ yếu làm nông dân, một số người có một ít vật nuôi. Văn hóa và tổ chức xã hội của người Thổ chịu ảnh hưởng đáng kể của Khổng giáo. Tôn giáo của người Thổ phản ánh các yếu tố của Phật giáo Tây Tạng, Khổng giáo, Shaman giáo và các tín ngưỡng bản địa.

Nguồn gốc dân tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử dân tộc Thổ vẫn còn đang được tranh luận. Có ý kiến cho rằng tổ tiên của dân tộc có quan hệ với người Tiên Ti.[1] Các tài liệu tham khảo tiếng Trung về dân tộc "Thổ" (Tu) xuất phát từ tên gọi của Hãn "Tuyühu", con trai cũ của vua Mộ Dung Tiên Ti và đã tách ra để thực hiện cuộc đại di cư về phía tây từ phía đông bắc năm 284 CN. Âm cuối của Tuyühu, phát âm hiện đại là "hun", được phát âm là "hu" trong tiếng Hán cổ đại. Các tham chiếu hiện đại của tên ông được viết là "Tuyuhun" ở Trung Quốc còn tại phương Tây nên được viết là " Tuyühu ".[2][3] Tên gọi "Thổ" rất có thể khiến liên tưởng đến ý nghĩa chỉ "người bản địa" với hàm ý khinh miệt hoặc với một ý nghĩa khác là "đất"

Tên gọi Mông Cổ Nhĩ ("Monguor") trong truyền thông phương Tây xuất phát từ việc những người này tự gọi mình là "Chaghan Monguor" (hay "Bạch Mông Cổ"). Tên gọi này xuất phát từ Mộ Dung Tiên Ti, Hãn Tuyühu đã tách khỏi bộ tộc và được sử sách đề cập là "Bạch phân".[4][5][6] Từ "Monguor" được sử dụng lần đầu tiên bởi các nhà truyền giáo châu Âu, Smedt và Mosaert, họ đã nghiên cứu tiếng Tiên Ti và biên saonj từ điển Tiên Ti-Pháp vào đầu thê kỷ 20.[7][8][9][10]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hu, Alex J.(2010) 'An overview of the history and culture of the Xianbei ('Monguor'/'Tu')', Asian Ethnicity, 11: 1, 95 – 164.
  2. ^ Lü, Jianfu [呂建福], 2002. Tu zu shi [The Tu History] 土族史. Beijing [北京], Zhongguo she hui ke xue chu ban she [Chinese Social Sciences Press] 中囯社会科学出版社. p. 1.
  3. ^ Lü, Jianfu [呂建福], 2007. Tuzu ming cheng kao shi [A Textual Analysis of the Tu Names] 土族名称考释. Qinghai min zu xue yuan xue bao [Journal of Qinghai Nationalities Institute] 青海民族学院学报. 33: 39-49. p. 46.
  4. ^ Liu, Xueyao [劉學銚], 1994. Xianbei shi lun [the Xianbei History] 鮮卑史論. Taibei Shi [台北市], Nan tian shu ju [Nantian Press] 南天書局, p. 99.
  5. ^ Lü, Jianfu [呂建福], 2002. Tu zu shi [The Tu History] 土族史. Beijing [北京], Zhongguo she hui ke xue chu ban she [Chinese Social Sciences Press] 中囯社会科学出版社. p. 15–16.
  6. ^ Wang, Zhongluo [王仲荦], 2007. Wei jin nan bei chao shi [History of Wei, Jin, Southern and Northern Dynasties] 魏晋南北朝史. Beijing [北京], Zhonghua shu ju [China Press] 中华书局, p. 257.
  7. ^ Smedt, A. de and Antoine Mostaert (1929). "Le dialecte monguor parlé par les Mongols du Kansou occidental, Ie partie. Phonétique." Anthropos 24: 145-166.
  8. ^ Smedt, A. de and Antoine Mostaert (1930). "Le dialecte monguor parlé par les Mongols du Kansou occidental, Ie partie. Phonétique." Anthropos 25: 657-669, 961-973.
  9. ^ Smedt, A. de and Antoine Mostaert (1931). "Le dialecte monguor parlé par les Mongols du Kansou occidental, Ie partie. Phonétique." Anthropos 26: 253.
  10. ^ Smedt, A. de and Antoine Mostaert (1933). Le dialecte monguor parlé par les Mongols du Kansou occidental, IIIe partie. Dictionnaire Monguor–Français. Pei-p'ing, Imprimerie de l'Universite Catholique.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]