Súng trường STV

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Súng trường tấn công STV
STV-380
LoạiSúng trường tấn công
Nơi chế tạo Việt Nam
Lược sử hoạt động
Phục vụTừ 2019 đến nay
Sử dụng bởiViệt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Việt Nam Tổng cục Hải quan[1]
Lược sử chế tạo
Người thiết kếViện vũ khí
Nhà máy Z111
Nhà sản xuấtNhà máy Z111
Giai đoạn sản xuất2019-nay
Các biến thể
  • STV-215
    • STV-022
  • STV-380

  • STV-410
  • STV-416
(xem mục biến thể)
Thông số
Khối lượng
  • STV-022: 2,8 kg
  • STV-215: 3,2 kg
  • STV-380: 3,4 kg
  • STV-410: 3,6 kg
(tất cả đều là khối lượng không đạn)

Đạn7,62×39mm
Cơ cấu hoạt độngTrích khí, khóa nòng xoay
Tốc độ bắn700 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng
  • STV-215 & STV-022: 615 m/s
  • STV-380: 700 m/s
  • STV-410: 715 m/s
Tầm bắn hiệu quả
  • STV-215 & STV-022: 250 m
  • STV-380 & STV-410: 400 m
Chế độ nạp15-20 viên (tùy chọn cơ bản cho STV-022)
30 viên (tiêu chuẩn với mọi phiên bản, tùy chọn với STV-022)

Súng trường STV, viết tắt từ Súng Trường Việt Nam hay Súng Tiểu liên Việt Nam,[2] là một dòng súng trường tấn côngsúng tiểu liên được sản xuất tại Việt Nam bởi Nhà máy Z111,[3] và tất cả các mẫu đều sử dụng cỡ đạn 7,62×39mm (giống AK).

Tính đến năm 2021, các mẫu súng trường STV-215 và STV-380 được phê chuẩn là súng trường tiêu chuẩn được cấp phát cho Quân đội nhân dân Việt Nam, trong khi phiên bản mới nhất là STV-022 cũng bắt đầu được bắt gặp sử dụng bởi quân nhân Việt Nam.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thông qua việc sử dụng dòng súng trường IWI Galil ACE 31/32 làm súng trường tiêu chuẩn. Phía Việt Nam đã mua lại giấy phép sản xuất chúng trong nước tại Nhà máy Z111. Tuy nhiên, chúng không sử dụng nguyên mẫu của Israel mà là phiên được sửa đổi của IWI Galil ACE để phù hợp hơn với địa hình và Khí hậu Việt Nam, đồng thời đưa vào nhiều chi tiết của Kalashnikov hơn. Điều này được thực hiện nhằm tạo sự quen thuộc và dễ dàng chuyển đổi từ các loại súng trường tấn công AK-47AKM cũ, vốn được Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam quen sử dụng và khai thác trong một thời gian dài.[5]

Quá trình sửa đổi này là sự kết hợp giữa các mẫu STL-1AGalil ACE, dẫn đến sự hình thành một mẫu súng trường mới được đặt tên là GK1 và GK3.[6] Mặc dù vậy, không có nhiều thông tin được tiết lộ về các mẫu này. Rất có thể súng trường STV hiện tại là kết quả của việc phát triển và sửa đổi thêm các nguyên mẫu GK1 và GK3.

Năm 2019, Nhà máy Z111 đã tiết lộ hai mẫu súng trường mới với mã định danh là STV-215 và STV-380, trong đó con số cuối thể hiện chiều dài của nòng súng. Hai mẫu súng trường mới này sẽ thay thế mẫu IWI Galil ACE 31/32 để trở thành dòng súng trường tiêu chuẩn của Quân đội nhân dân Việt Nam.[4]

Vào năm 2020, hai biến thể mới của súng trường STV đã được tiết lộ. Những mẫu súng trường này được đặt tên là STV-410 và STV-416. So với hai biến thể trước, những biến thể mới sẽ áp dụng nhiều chi tiết AK hơn. Hiện tại, STV-215 và STV-380 vẫn là các mẫu súng trường tiêu chuẩn được ban hành.[7] [8] [9]

Cuối năm 2022, phiên bản mới nhất và nhỏ nhất của dòng là STV-022 đã được ra mắt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, cùng với việc các quân nhân bảo vệ an ninh tại sự kiện này được bắt gặp sử dụng khẩu súng này.[10] STV-022 cũng đã được bắt gặp được sử dụng trên thực địa bởi Bộ đội Biên phòng Việt Nam.[11]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung, tất cả các biến thể đều tương tự nhau và chủ yếu được xây dựng dựa trên cơ sở thiết kế của IWI Galil ACE.[12] Tất cả chúng đều sử dụng cỡ đạn7,62x39mm và có thể sử dụng bất kỳ băng đạn tiêu chuẩn nào của AK-47 / AKM.[12]

Các mẫu súng trường STV đều có cần lên đạn nằm ở cạnh phải, giống như tất cả các mẫu IWI Galil ACE sản xuất tại Việt Nam (khác với dòng Galil ACE nguyên bản vốn có cần lên đạn bên trái). Tuy nhiên, cơ chế chọn bắn sử dụng theo kiểu AK truyền thống. Tay súng và ốp lót tay được làm bằng polyme và tất cả các mẫu súng đều có báng gấp được. Một loa che lửa đầu nòng kiểu lồng chim được sử dụng trên tất cả các mẫu STV.[4]

Một đoạn ray picatinny tiêu chuẩn được lắp ở phía trên thân súng, giúp có thể bổ sung thêm các phụ kiện như các loại kính ngắm viễn xạ, kính ngắm điểm đỏ và kính ngắm ba chiều. Khe ngắm sau được đặt ở phía sau cùng thân súng (trên các dòng AK nguyên thủy, khe ngắm sau đặt ở giữa thân súng). Ngoại lệ duy nhất là STV-416, không lắp bất kỳ ray picatinny nào.

Trên các phiên bản STV-215 và STV-380, có bổ sung thêm một thanh ray picatinny nằm ở dưới cùng của ốp lót tay, thường được sử dụng để gắn các phụ kiện như ống phóng lựu như M203, giá chân chống trước, đèn chiếu tia laser hoặc đèn pin. Tay súng cho hai loại này được tích hợp sẵn trên thân súng. Báng súng sử dụng kiểu gấp tương tự như FN FAL PARA và có bao gồm một miếng đệm chống giật bằng cao su. Hai biến thể này cũng có chung hệ thống ngắm đầu ruồi và lỗ xả khí lùi tương tự như loại dùng cho IWI Galil ACE.[4]

Cả STV-410 và STV-416 đều thiếu ray picatinny ở phía dưới ốp lót tay. Thay vào đó, chúng được bổ sung một bộ gá kẹp phóng lựu ngay dưới nòng súng chính. Chúng cũng có một khe thoát hơi khác biệt và vành cò súng giống kiểu dáng của AK. Ốp che máy lùi của súng cũng độc lập với thân giống như kiểu AK (các biến thể khác được gắn vào thân). Hai biến thể này sử dụng báng gấp polymer kiểu AK như STV-215 và STV-380. Đầu ruồi và lỗ xả khí trên hai biến thể này nằm khá xa nhau.[7]

Chưa có nhiều thông tin về biến thể mới nhất là STV-022. Tuy nhiên, dựa theo các hình ảnh được công khai, STV-022 có sự tương đồng lớn về ngoại hình so với STV-215 ngoại trừ việc loại bỏ phần báng súng để làm khẩu súng càng gọn nhẹ hơn.[10]

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

STV-215[sửa | sửa mã nguồn]

Súng trường STV-215 có gắn kính ngắm RDS-GL02

STV-215 là phiên bản carbine của STV-380. Nó được sử dụng cùng với STV-380 như một trong những mẫu súng trường tiêu chuẩn được biên chế cho Quân đội nhân dân Việt Nam. STV-215 tương đồng với STV-380 về mọi mặt, nhưng chiều dài nòng là 215mm ngắn hơn so với STV-380.[8] [13]

STV-022[sửa | sửa mã nguồn]

Về cơ bản là STV-215 nhưng không có báng súng.[10] Đây là biến thể nhỏ gọn nhất trong cả dòng STV. STV-022 vẫn sử dụng đạn 7,62×39mm bất chấp kích thước gọn nhẹ của nó, được trang bị cho lực lượng cảnh vệ.

STV-380[sửa | sửa mã nguồn]

Súng trường STV-380 có gắn súng phóng lựu kẹp nòng SPL-40

STV-380 là một trong những phiên bản súng trường tấn công tiêu chuẩn được ban hành cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiều dài nòng của nó là 380mm. Sử dụng báng súng có thể gập lại tương tự như FN FAL PARA. Cũng đã xuất hiện biến thể báng rút kiểu M18.[14]

STV-410[sửa | sửa mã nguồn]

STV-410 là súng trường tấn công với nòng dài 410mm. Cấu tạo của súng nhìn chung giống với AK-15.[15] Thanh ray picatinny được kéo dài suốt ốp lót tay trên. Đầu ruồi và lỗ xả khí lùi tương tự như trên AK-12/15.[9]

STV-416[sửa | sửa mã nguồn]

STV-416 là một loại súng trường tấn công giống như các dòng AK nguyên thủy của Liên Xô/Nga.[16] Phiên bản này là biến thể duy nhất không có ray picatinny, nhưng thay vào đó, STV-416 bao gồm một bộ gá bên để lắp các thiết bị ngắm phụ trợ như kính ngắm quang học, thiết bị ngắm chấm đỏ và một bộ gá dưới để lắp súng phóng lựu. Khe ngắm sau được đẩy lên sau ốp lót tay tương tự như AK-47. Đầu ruồi và lỗ xả khí lùi tương tự như AK-103.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thái Bình. “Hải quan Hải Phòng thu giữ thêm gần 130 kg ngà voi châu Phi”. Tạp chí Hải Quan - Cơ quan của Tổng cục Hải quan. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ VTV, BAO DIEN TU. “Núi sông bờ cõi: Việt Nam tự chủ chế tạo vũ khí bộ binh - Video đã phát trên VTV4 | VTV.VN”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “Việt Nam giới thiệu súng trường STV-215 và STV-380”. 24 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ a b c d “STV-380 and STV-215 - New Service Rifles of Vietnamese Army -”. The Firearm Blog (bằng tiếng Anh). 17 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ “Israeli IWI Galil ACE 31 ACE 32 assault rifles to replace Russian AK-47 in Vietnamese Army 0202146 | February 2014 Global Defense Security news UK | Defense Security Global news Industry army 2014”. www.armyrecognition.com. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ hợp), Phong Vũ (Tổng (15 tháng 9 năm 2019). “Súng trường tấn công GK1 và GK3 Việt Nam chế tạo có gì đặc biệt? - Doanh nghiệp Việt Nam”. Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  7. ^ a b c “Vietnamese Weapons: New AK Variants STV-410 and STV-416 -”. The Firearm Blog (bằng tiếng Anh). 14 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ a b “Súng trường tấn công STV-410 Việt Nam ra mắt”. datviet.trithuccuocsong.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  9. ^ a b “Vietnam unveils STV-410 7.62x39mm assault rifle | Defense News July 2020 Global Security army industry | Defense Security global news industry army 2020 | Archive News year”. www.armyrecognition.com. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  10. ^ a b c “Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022: Súng bộ binh hiện đại của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam”. Báo Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ Trung Dũng (26 tháng 1 năm 2023). “Ngày xuân, tuần tra biên giới”. Báo QĐND Điện tử - Media. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ a b “Phiên bản đặc biệt ít biết của súng Galil Ace Việt Nam sử dụng”. 12 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ “A Look Into Vietnamese Firearms Manufacturing in Z111 Factory -”. The Firearm Blog (bằng tiếng Anh). 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ Ký sự truyền hình: Hành trình đại nghĩa - Tập 4: Những công trình mang tên Trần Đại Nghĩa (Video), truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023
  15. ^ “Kinh ngạc súng trường STV-410 Việt Nam lần đầu xuất hiện trên truyền hình”. 27 tháng 7 năm 2020.
  16. ^ “Vietnamese Weapons: New AK Variants STV-410 and STV-416 -”. 14 tháng 7 năm 2020.