Shimizu S-Pulse

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Shimizu S-Pulse
清水エスパルス
Logo
Tên đầy đủShimizu S-Pulse
Biệt danhS-Pa
Thành lập1991; 33 năm trước (1991)
SânOutsourcing Sân vận động Nihondaira
Shimizu, Shizuoka
Sức chứa20,339[1]
Chủ tịch điều hànhIwao Hayakawa
Người quản lýKazuaki Tasaka (tạm quyền)
Giải đấuJ1 League
201913
Trang webTrang web của câu lạc bộ

Shimizu S-Pulse (清水エスパルス Shimizu Esuparusu?) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản. Có trụ sở tại Shimizu-ku, Shizuoka, Shizuoka, S-Pulse hiện đang thi đấu tại J2 League. Trước đó câu lạc bộ đã có nhiều năm liền chơi ở J1 League. Thành lập năm 1991, S-Pulse trong những đội bóng chuyên nghiệp non trẻ nhất Nhật Bản. S-Pulse có vị trí trung bình khi kết thúc mùa giải là 6.8, xếp thứ tư sau Kashima Antlers, Yokohama F. Marinos và đối thủ cùng tỉnh, Júbilo Iwata. Câu lạc bộ được thành lập cùng với sự chuẩn bị ra đời của J. League năm 1991, là một thành viên của "Original Ten"[a], và ban đầu đội gồm các cầu thủ lấy của Tỉnh Shizuoka; một điều khác biệt ở thời điểm đó.

Là một câu lạc bộ non trẻ so với những đối thủ tại J1, S-Pulse đã tạo được tầm ảnh hưởng lớn trong bóng đá Nhật Bản. Sau khi lên chuyên năm 1992, họ là một trong những đội thi đấu thành công và ổn định tại các giải đấu cúp nhất, có 10 lần lọt vào các trận chung kết: 5 lần tại Cúp Hoàng đế và 5 lần tại Cúp Liên đoàn. Chỉ có đội chuyên nghiệp thành công nhất lịch sử bóng đá Nhật Bản, Kashima Antlers, là có nhiều lần hơn họ. Họ đã giành cả hai danh hiệu đó một lần, cũng như hai lần giành Siêu cúp Nhật Bản và một chức vô địch Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á. Lần gần nhất họ tham dự một trận chung kết là tại J.League Cup 2012 nơi họ thua Kashima.

Dù tương đối thành công tại các giải đấu cúp, nhưng danh hiệu J.League (sau này là J.League Hạng 1, nay là J1 League) luôn lẩn trốn họ. Lần mà S-Pulse gần danh hiệu này nhất là năm 1999, sau khi đứng đầu giai đoạn hai của giải đấu, họ đã để thua trong loạt luân lưu trong trận tranh chức vô địch. Sau khi tỉ số hòa sau hai lượt của trận đấu quyết định, Júbilo Iwata, đối thủ cùng tỉnh của S-Pulse, đã giành chiến thắng. Cựu cầu thủ S-Pulse và đội tuyển quốc gia Kenta Hasegawa, người vào sân từ ghế dự bị trong trận lượt về năm ấy,[2] trở thành huấn luyện viên của câu lạc bộ năm 2005. Ông là người giữ vị trí ấy lâu nhất, cho đến năm 2010. Ông quyết định từ chức sau khi không thể dành một danh hiệu nào cho câu lạc bộ nhường lại vị trí cho Afshin Ghotbi.

Màu áo, biểu trưng và linh vật[sửa | sửa mã nguồn]

Màu áo và nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Áo Shimizu S-Pulse.
Áo thủ môn

Nhà sản xuất áo độc quyền là Puma từ 1997, còn trước đó là hợp tác cùng Mizuno. Nhà tài trợ khá ổn định trong lịch sử mười sáu năm của đội bóng (xem bảng dưới đây). Nhà tài trợ chính hiện nay là một tập đoàn của địa phương Suzuyo Group,[3] cùng với các nhà tài trợ khác in trên cổ và cánh tay lần lượt là công ty bánh kẹo Glico,[4]Japan Airlines.[5]

Giai đoạn Nhà tài trợ chính Nhà tài trợ khác Sản xuất áo đấu
1992–96 JAL Glico Honen Mizuno/Puma
1997–01 Puma
2002–03 Ajinomoto
2003–05 Suzuyo
2005–06 Star The 3rd Planet
2006–07 Suzuyo JAL
2007–08 CRS
2008– San-Ai

Lịch sử áo đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Đức Puma (1992–nay), Nhật Bản Mizuno (1993–1996)
Football kit
1992 – 1996 (Cup)
Football kit
1993–1996
Football kit
1997–1998
Football kit
1999–2001
Football kit
2002–2004
Football kit
2005–2006
Football kit
2007
Football kit
2008
Football kit
2009
Football kit
2010
Football kit
2011
Football kit
2012
Football kit
2013
Football kit
2014
Football kit
2015

Kết quả thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải Hạng Số đội Vị trí Trung bình khán giả J. League Cup Cúp Hoàng đế châu Á
1992 - - - - Chung kết Tứ kết - -
1993 J1 10 3 18,462 Chung kết Bán kết - -
1994 J1 12 4 19,726 Vòng 1 Vòng 1 - -
1995 J1 14 9 19,747 - Vòng 1 - -
1996 J1 16 10 12,962 Vô địch Tứ kết - -
1997 J1 17 5 9,888 Vòng bảng Tứ kết - -
1998 J1 18 3 12,298 Bán kết Chung kết - -
1999 J1 16 2 12,883 Tứ kết Tứ kết - -
2000 J1 16 8 12,422 Tứ kết Chung kết C2 Vô địch
2001 J1 16 4 15,973 Vòng 2 Vô địch C2 Hạng 3
2002 J1 16 8 14,963 Bán kết Tứ kết C2 Tứ kết
2003 J1 16 11 16,284 Bán kết Bán kết CL Vòng bảng
2004 J1 16 14 13,568 Tứ kết Vòng 4 - -
2005 J1 18 15 12,752 Tứ kết Chung kết - -
2006 J1 18 4 14,302 Vòng bảng Tứ kết - -
2007 J1 18 4 15,952 Vòng bảng Tứ kết - -
2008 J1 18 5 16,599 Chung kết Tứ kết - -
2009 J1 18 7 17,935 Bán kết Bán kết - -
2010 J1 18 6 18,001 Bán kết Chung kết - -
2011 J1 18 10 15,801 Bán kết Tứ kết - -
2012 J1 18 9 15,121 Chung kết Vòng 4 - -
2013 J1 18 9 14,137 Vòng bảng Vòng 4 - -
2014 J1 18 15 14,210 Vòng bảng Bán kết - -
2015 J1 18 Vòng bảng Vòng 2 - -

Lịch sử hạng đấy[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hạng 1 (J1 League): 1993–2015
  • Hạng 2 (J2 League): 2016–

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải quốc nội[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp quốc nội[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới 15 tháng Giêng, 2015. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Nhật Bản Kushibiki Masatoshi
2 HV Nhật Bản Miura Genta
3 HV Nhật Bản Hiraoka Yasuhiro
5 HV Canada Dejan Jaković
6 TV Nhật Bản Sugiyama Kota (đội trưởng)
7 TV Nhật Bản Honda Takuya
8 TV Nhật Bản Ishige Hideki
9 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Jong Tae-Se
10 Nhật Bản Omae Genki
11 Nhật Bản Murata Kazuya
13 HV Nhật Bản Inukai Tomoya
14 Nhật Bản Sawada Takashi
15 HV Nhật Bản Muramatsu Taisuke
16 TV Nhật Bản Musaka Mitsunari
17 TV Nhật Bản Kawai Yosuke
18 Nigeria Peter Utaka
Số VT Quốc gia Cầu thủ
19 Úc Mitchell Duke
20 TV Nhật Bản Takeuchi Ryo
21 TM Nhật Bản Sugiyama Rikihiro
22 TV Nhật Bản Edamura Takuma
26 HV Nhật Bản Kamata Shoma
28 TV Nhật Bản Hattanda Kohei
29 TM Nhật Bản Takagiwa Toru
31 TM Nhật Bản Usui Kempei
32 HV Nhật Bản Matsubara Ko
33 Nhật Bản Kagami Sho
34 TV Nhật Bản Mizutani Takuma
35 TV Nhật Bản Miyamoto Kota
36 Nhật Bản Kitagawa Koya
38 HV Nhật Bản Fukumura Takayuki
39 TV Nhật Bản Shirasaki Ryohei
45 HV Nhật Bản Kakuda Makoto

Ghi chú: Theo trang chủ chính thức của câu lạc bộ linh vật mang áo số #0 còn cổ động viên mang áo số #12.

Cho mượn[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
HV Nhật Bản Takaki Jumpei (tại Montedio Yamagata)
HV Nhật Bản Uchida Kenta (tại Ehime F.C.)
HV Brasil Bueno (tại Vissel Kobe)
TV Nhật Bản Fujita Ibuki (tại Ehime FC)
Nhật Bản Kaneko Shota (tại Tochigi SC)
TV Nhật Bản Takagi Yoshiaki (tại Tokyo Verdy)
Nhật Bản Higuchi Hiroki (tại SC Sagamihara)
Nhật Bản Senuma Yuji (tại Ehime FC)

Học viện[sửa | sửa mã nguồn]

S-Pulse mở đội Thiếu niên và Nhi đồng như một phần của học viện để nuôi dưỡng những tài năng địa phương.[6] Trong đội một hiện tại, Kohei Hiramatsu, Kota Sugiyama và Daisuke Ichikawa là ví dụ điển hình cho cách thức này.

Cầu thủ đáng chú ý[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản
AFC/OFC/CAF
CONMEBOL
UEFA

Cầu thủ từng tham dự World Cup[sửa | sửa mã nguồn]

World Cup 1994

World Cup 1998

World Cup 2002

World Cup 2006

World Cup 2010

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

HLV Quốc tịch Giai đoạn
Émerson Leão  Brasil 1/1/1992 – 31/12/1994
Rivelino  Brasil 1/1/1994 – 31/12/1994
Masakatsu Miyamoto  Nhật Bản 1995–96
Osvaldo Ardiles  Argentina 1/1/1996 – 31/12/1998
Steve Perryman  Anh 1999–01
Zdravko Zemunović  Serbia 15/12/2000 – 31/12/2002
Takeshi Oki  Nhật Bản 2002–03
Koji Gyotoku  Nhật Bản 2003
Antoninho  Brasil 2003–04
Nobuhiro Ishizaki  Nhật Bản 26/6/2004 – 28/11/2004
Kenta Hasegawa  Nhật Bản 1/1/2005 – 31/12/2010
Afshin Ghotbi[7]  Iran 1/2/2011 – 30/7/2014
Katsumi Oenoki  Nhật Bản 30/7/2014 – 1/8/2015
Kazuaki Tasaka (tạm quyền)  Nhật Bản 1/8/2015–

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "Original Ten" là cụm từ dùng để chỉ 10 câu lạc bộ thành lập nên J.League vào năm 1992, bao gồm Kashima Antlers, Urawa Red Diamonds, JEF United Ichihara, Verdy Kawasaki, Yokohama Marinos, Yokohama Flügels, Shimizu S-Pulse, Nagoya Grampus Eight, Gamba OsakaSanfrecce Hiroshima.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “J-League Club Data”. j-league.or.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2007.
  2. ^ “S-Pulse Starting Members and Match Report of Suntory Championship 2nd Leg”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ “Suzuyo Sponsorship”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Glico Sponsorship”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ “JAL Sponsorship”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.
  6. ^ Youth Academy Head Coach
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Shimizu S-Pulse