Thảo luận Thành viên:Trungda/Lưu 12

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 12 năm trước bởi Bùi Thụy Đào Nguyên trong đề tài Nhờ giúp

Chặn quảng cáo[sửa mã nguồn]

Có thể cấp IP của tài khoảng không bạn? --Happy New Year! 17:25, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vâng, tôi nghĩ bạn cứ cấm hết đi, thông báo họ nhiều rồi. Bạn ráng dọn chút xíu nhe.--Happy New Year! 17:34, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cấm nhầm còn hơn bỏ sót. Khuya rồi. Cứ cấm cả IP đến sáng mai đi cho khỏe.--You-Know-Who (thảo luận) 18:14, ngày 19 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ít có khả năng là rối (vì vừa cấm xong IP này, IP kia ngay lập tức hoạt động, hoặc cả đám hoạt động cùng lúc, rối không thể lẹ vậy được). Ý thứ hai khá thú vị :) Mà anh cứ nhờ anh DHN checkuser xem sự thể thế nào -- ClanKeytalk-butions 09:07, ngày 20 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vua Chăm Pa[sửa mã nguồn]

Nhờ Minh Thực Lục mới biết Lê Thánh Tông to gan thật. Đang dốc quân đi đánh Lan Xang mà còn dám quấy rối Đại Minh. Không hiểu ông vua đấy chơi game gì. Nhân tiện, nhờ ngài Trungda xem giúp cái vụ Trà Toàn. Bên en bảo là Trà Toàn đánh trước còn Lê Thánh Tông đánh trả. Không hiểu động cơ của 2 ông này là gì? --You-Know-Who (thảo luận) 09:11, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hóa ra đã có bài Chiến tranh Việt-Chiêm 1471. Minh Thực Lục có nói gì về vụ này không? --You-Know-Who (thảo luận)

Ngài cứ thư thả. Việc tìm hiểu động cơ của Lê Thánh Tông chắc mất thời gian hơn rất nhiều so với việc tìm hiểu ông ta hành động thế nào. Có ông Tây tên là Oscar Chapuis gọi Lê Thánh Tông là Hammurabi của Việt Nam. Tôi thì nghĩ chiến tranh là chuyện hệ trọng, phàm là vua dù là ngu dốt thì khi quyết định gây chiến chắc cũng đều suy tính cặn kẽ (dù có thể tính lầm). Lê Thánh Tông được xem là "vua sáng", vậy chắc không phải là loại đánh để cho mình "nổi tiếng" là bá chủ. --You-Know-Who (thảo luận) 09:39, ngày 21 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cảm ơn ngài đã phát triển bài Trà Toàn. Đúng là tư liệu viết về Champa ít quá, phụ thuộc vào sử Việt và sử Trung Quốc nhiều. Xem en:Category:Cham rulers mới thấy buồn cười; nhiều ông/bà vua Chăm phải để tên như thể họ là người Hoa vậy; có người còn như thể là người Kinh luôn. Những định viết một chút để phát triển thể loại Lịch sử Chăm Pa bằng các bài về vua Chăm mà nản quá. --You-Know-Who (thảo luận) 14:53, ngày 4 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nguyễn Huy Lượng[sửa mã nguồn]

Tạo sĩ[sửa mã nguồn]

Phiền ngài Trungda xem giúp tư liệu có nhắc đến tên vị tạo sĩ nào thì ghi giúp vào bài. Không rõ tạo sĩ thì được chúa bổ nhiệm hàm gì chức chi? Hay chỉ là nội cung thị vệ? --You-Know-Who (thảo luận) 16:05, ngày 25 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Trungda. Xem ở đâyđây nữa có thể thấy vài ông nữa mặc dù tôi không biết ông nào. Nghe giang hồ đồn là người huy động vốn xây đình Bảng cũng là một ông tạo sĩ người làng. Và, có lần tôi đọc được ở đâu đấy rằng vào thời Hậu Lê có ông (không nhớ tên) đã đỗ tiến sỹ võ rồi nhưng mỗi lần họp chính phủ là bị hội quan văn dài quần cười tủm tỉm coi thường. Ông này giận quá quyết định đến với chủ nghĩa Confucianism. Lúc đó ông đã 36 tuổi. Nhờ có adviser rất siêu (tôi cũng quên tên ông đó luôn), nên ông quan võ chỉ vài năm sau đã thi và đỗ cả tiến sĩ khoa học. Trungda có nhớ ông đó là ông nào không? --You-Know-Who (thảo luận) 02:32, ngày 28 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Y học[sửa mã nguồn]

Cảm ơn anh Trungda đã tạo bài. Nhưng còn mảng y học thì chắc ít tư liệu quá.--Hoàng Sơn 09:36, ngày 26 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sái Kinh[sửa mã nguồn]

Phần chép về Sái Kinh (1047-1126) Quyển 472 - Liệt truyện 231: Gian thần 2 chép rằng ông này làm tả bộc xạ (tả thừa tướng) như sau:

  • Lần 1: Từ tháng 1 âm lịch năm 1103 (Sùng Ninh 2), phong thêm tư không, khai phủ nghi đồng tam tư. Tới năm 1106 thì bị bãi chức khai phủ nghi đồng tam tư.
  • Lần 2: Năm 1107 (Đại Quan 1) lại làm tả bộc xạ. Cũng trong năm này được phong thái úy, thái sư. Tới năm 1109 (Đại Quan 3) thì trí sĩ (về hưu), khi đó 63 tuổi.
  • Lần 3: Năm 1112 (Chính Hòa 2) lại triệu về kinh làm tả bộc xạ. Tới năm 1120 (Tuyên Hòa 2) lại trí sĩ khi 74 tuổi.
  • Lần 4: Năm 1124 (Chính Hòa 6) lại về kinh làm tả bộc xạ, khai phủ nghi đồng tam tư. Năm 1125 lại trí sĩ (Tuyên Hòa 7) khi 79 tuổi. Năm sau 1126 chết khi tới Đàm châu an trí (do bị kết tội đứng đầu lục tặc). Meotrangden (thảo luận) 07:27, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Theo tôi thì có lẽ là do đầu năm 1103, Sái Kinh thay Tăng Bố làm hữu bộc xạ, nhưng chẳng bao lâu đổi sang làm tả bộc xạ và như thế Sái Kinh tính là 5 lần làm thừa tướng (thời Tống chia ra làm tả/hữu bộc xạ). Meotrangden (thảo luận) 08:37, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Phần chép về Tăng Bố (quyển 471 - gian thần 1) thì viết rằng năm 1102 Hàn Trung Ngạn là tả bộc xạ nhưng nhu nhược, yếu mềm. Tăng Bố là hữu bộc xạ nhưng quyết mọi sự. Cũng trong năm 1102 thì Trung Ngạn bị bãi chức, một mình Bố chuyên quyền. Đầu năm mới 1103, Tăng Bố định giao chức Hộ bộ thị lang cho Trần Hữu Phủ (do Bố là con rể của Trần Địch, Hữu Phủ là con trai của Địch), bị Sái Kinh (khi đó là thượng thư tả thừa) phản đối, dẫn tới tranh cãi to tiếng ngay tại triều. Kết quả Tăng Bố bị bãi chức, giáng làm tri Nhuận Châu. Meotrangden (thảo luận) 08:57, ngày 2 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tên viết theo chứ Hán[sửa mã nguồn]

Thưa anh, em không thể hiểu nổi việc những IP đưa vào bài viết những chú thích tiếng Hán. Nếu họ là người China thì không sao, nhưng đây là bài viết về một người Việt Nam tại Wikipedia sử dụng tiếng Việt. Em thấy điều đó là vô cùng phi lý. Việc dẫn là sách này viết thế này thế kia, hay là trước năm 1900 là tên Hán là không thỏa đáng. Bác Hồ, Bác Tôn, và nhiều nhân vật khác liên quan đến LS hiện đại cũng thêm sao. Lại nói về những người "xưa", thì việc thêm tiêng Hán không hề đem lại tính khảo cứu nào, nếu họ muốn thêm, thì sao không viết 1 bài ở zh.wiki. Mặt khác, trên wiki em thấy rõ rằng, mọi người chỉ chú thích tên vào bài viết về người nước ngoài, và không ai thêm tên của những nhân vật đó viết bằng một ngôn ngữ khác (trừ En-vì có lý do) vào đầu bài cả. Và tóm lại, em thấy điều thêm tên Hán vào bài viết về một người Việt Nam tại Wikipedia sử dụng tiếng Việt là không hợp lý-đặc biệt ở đầu bài. Và-dù cái này hơi chủ quan một chút-nhưng em cảm thấy đó là không tôn trọng ngôn ngữ đang được sử dụng tại wikipedia tiếng Việt. Em hơi bức xúc, mong anh thông cảm.--Hoàng Sơn 12:17, ngày 3 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Việc đưa chữ Hán vào các nhân vật VN ở Wiki bắt nguồn từ một số thành viên mà tôi nghi ngờ là họ là người gốc Hoa (xin lỗi nếu không phải). Việc này cũng dẫn tới nhiều ý kiến khác nhau trong cộng đồng, nhóm ủng hộ, nhóm phản đối mà chưa đi đến một sự thống nhất. Tuy nhiên nếu Hoàng Sơn thực sự quan tâm, bạn có thể mở thảo luận về vấn đề này tại Wikipedia:Thảo luận, nếu sự đồng thuận không rõ ràng thì chuyển sang Wikipedia:Biểu quyết. ASM (thảo luận) 13:20, ngày 3 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi thấy đưa tên của họ viết bằng chữ Hán (và chữ Nôm nếu cần thiết) cũng chẳng sao. Ngày xưa chính họ cũng dùng những chữ ấy để viết tên cho mình. Vấn đề ở đây không phải là bức xúc hay không, mà là có thêm thông tin, thêm kiến thức thì tốt thôi. Chả nhẽ thấy mấy cái nhà cổ, tượng cổ nhìn giống TQ quá thì bức xúc đập luôn ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:09, ngày 3 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thành thật xin lỗi mọi người, nhưng em chỉ thừa nhận 9/10 lỗi sai thôi. 1 phần còn lại là để khi nào mọi người thêm đủ chữ Hán trong các phần hiệu, tự... huặc bút danh, tên giả (một số nhà cách mạng VN dùng tên giả/bí danh ở Trung Quốc cũng có thể thêm chữ Hán). Khi đó việc thêm Hán tự mới thực sự trọn vẹn.--Hoàng Sơn 12:52, ngày 5 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mở rộng[sửa mã nguồn]

Sử sách Việt Nam từ xưa đến nay viết về các thời kỳ lịch sử VN thường chỉ chú trọng đến 2 mảng chính trị ( nói về vua, quan) và quân sự (chiến tranh), mong bác cùng với các thành viên quan tâm khác triển khai thêm các mảng văn hóa, kinh tế, giáo dục, luật pháp...từng thời kỳ nữa nhé. Cảm ơn bác và mọi người trước. ASM (thảo luận) 13:15, ngày 3 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Ok, hứa trước với bác là thời gian tới tôi sẽ cùng tham gia về các mảng này để bác khỏi người hùng cô đơn. :D. ASM (thảo luận) 06:56, ngày 4 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bác tách giùm bài này thành 2 bài thời Lê sơ và Lê trung hưng với để tiện đưa vào 2 thời kỳ 1428-15271533-1788. ASM (thảo luận) 12:03, ngày 4 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tạo xong cái này mới thấy thời kỳ này chủ yếu là phang nhau, có thể gọi là thời kỳ võ công. Bác cố gắng triển khai thêm mảng văn hóa, kinh tế, giáo dục,...để cho lịch sử thời kỳ này mềm mại hơn. :D. ASM (thảo luận) 13:16, ngày 5 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hỏi thêm về góp ý văn phong tư vấn sức khỏe[sửa mã nguồn]

Chào bạn, mình là thành viên mới tham gia vào vi.wiki Sau khi đã đọc {Không bách khoa}, mình không thấy phần cấm về giới thiệu kiến thức cần thiết

Bạn có thể nói rõ hơn về góp ý của bạn trên bài viết "sức khỏe vàng" của mình, để mình hoàn thiện bài viết tốt hơn

Cám ơn !

Lhbngoc (thảo luận) 08:00, ngày 7 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ anh[sửa mã nguồn]

Thành viên:Trùng Trùng VânThành viên:Trùng Trùng Vân có lẽ là một người, sau khi gây nhiễu thông tin ở bài Cầu Trường Tiền, nay lại tiếp tục gây nhiễu ở bài Truyền kỳ mạn lục. Mặc dù Nguyên đã trao đổi với anh và viết hẳn một mục là "Thông tin liên quan" ở bài, anh vẫn vịn theo một hai bài viết ở mạng, khăng khăng bảo rằng Truyền kỳ mạn lục là truyện "phóng tác", và anh vẫn cứ tiếp tục chỉnh sửa theo ý mình y như ở bài Cầu Trường Tiền. Vài lời nhờ anh xem xét. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 20:37, ngày 15 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình như anh cũng khóa luôn trang thảo luận tại bài Quân sư, tôi muốn tham gia thảo luận nhưng không được mà bị báo là có lỗi về quyền truy cập.--天下无敌 (thảo luận) 09:20, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy muốn tham gia thảo luận phải làm sao?--天下无敌 (thảo luận) 09:28, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC) Thực ra tôi cũng chỉ định hỏi là xếp bài này vào thể loại nghề nghiệp thì có ổn hay không?--天下无敌 (thảo luận) 09:28, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nếu bqv không biết nguyên nhân thì tôi cũng đành bó tay, có thể là do máy móc hay mạng có vấn đề. Tình trạng mà tôi báo cũng giống y như việc tôi không thể tạo được bài cá lù đùThám tử tư vậy. Tức là đây là những trang có vấn đề, trước đó đã có phá hoại hay thuộc nhóm tên cấm. Khi tôi vào những trang đó thì nó không cho sửa mà báo là lỗi về quyền truy cập, cũng không cho tạo mới hay sửa đổi, nói chung là không thuận tiện lắm.--天下无敌 (thảo luận) 09:41, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re:LSB[sửa mã nguồn]

Vâng, sẽ cố gắng đáp ứng yêu cầu của bác. Em đang tô nốt ông cuối cùng trong danh sách Thiên Cương Tinh. Gia Nạp nhân (thảo luận) 09:52, ngày 22 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ[sửa mã nguồn]

Bài Phan Thúc Trực lại bị thành viên Phan Hao sửa đổi. Anh xem rồi có biện pháp. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 09:18, ngày 23 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đường Vô Cữu[sửa mã nguồn]

Trong Sử ký, quyển 32 - thế gia 2: Tề Thái công thế gia, phần Cảnh công ghi là 景公元年,初,崔杼生子成及彊,其母死,取東郭女,生明。東郭女使其前夫子無咎與其弟偃相崔氏 (Cảnh công nguyên niên, sơ, Thôi Trữ sinh tử Thành cập Cường, kì mẫu tử, thủ Đông Quách nữ, sinh Minh. Đông Quách nữ sử kì tiền phu tử [Đường] Vô Cữu dữ kì đệ [Đông Quách] Yển tướng Thôi thị), như thế Đường Vô Cữu là con trai của chồng trước của Đường Khương. Bản tiếng Việt chép sót chữ tử = con. Meotrangden (thảo luận) 04:00, ngày 28 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

TuHan-Bot[sửa mã nguồn]

Nhờ bạn stop user:TuHan-Bot dùm, vì nó thêm bản mẫu lập, chạy trên 1 máy tính khác. Cảm ơn.--Tranletuhan (thảo luận) 10:02, ngày 28 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn mở khóa dùm cho user:TuHan-Bot, cảm ơn và xin lỗi đã làm phiền.--Cheers!-bot (thảo luận) 08:55, ngày 31 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tranletuha nhờ bạn giải khóa dùm để bot làm việc tiếp.--Cheers!-bot (thảo luận) 09:01, ngày 31 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

nhờ[sửa mã nguồn]

Chào bạn, tôi vừa dịch một số đoạn trong bài Nam Việt từ wiki tiếng anh, nhưng tôi không biết tên người, tên sông, tên địa danh trong bài đó phiên âm sang tiếngg hán-việt thế nào. Trungda có thể giúp tôi sửa nhưng tên đó thành tên hán-việt được không. Guest001 (thảo luận) 11:16, ngày 29 tháng 3 năm 2011 (UTC)Trả lời

Em muốn hỏi anh một tí, em muốn tìm thống kê dân số, diện tích các phường của Q.Đống Đa mà không biết tìm ở đâu, anh có thể tư vấn giúp em không? Nal (thảo luận) 08:59, ngày 3 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Cảm ơn anh! Híc, đúng là cổng thông tin điện tử chả được cái tác dụng gì cả. @@ Nal (thảo luận) 13:12, ngày 4 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Trungda lúc nào cũng kịp thời dọn chổ để wiki cán mốc quan trọng.--Cheers!-bot (thảo luận) 01:53, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Năm nay tiến độ sẽ nhanh hơn mọi năm, hi vọng đến cuối năm, con số sẽ còn ấn tượng hơn nữa anh ạ :D. Nal (thảo luận) 02:31, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nal hứa rồi đấy. Có thêm Nal-bot auto nữa sẽ lẹ hơn!--Cheers!-bot (thảo luận) 02:39, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Sao không ai quan tâm bài đầu tiên cán mốc là bài nào nhỉ.pq (thảo luận) 03:38, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Xin hỏi[sửa mã nguồn]

Phạm Văn Trình[sửa mã nguồn]

Không biết bây giờ dân TQ xem PVT là người thế nào đây ? Một kẻ phản quốc làm việc cho triều Thanh hay là một vĩ nhân trong lịch sử TQ ? Mà hình như có ý kiến cho rằng câu nói "tôi mang bộ xương của triều Minh nhưng da thịt của triều Thanh" thể hiện sự cắn rứt của ông, có đúng không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:26, ngày 25 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bản mẫu Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam[sửa mã nguồn]

Hiện thành viên:Paris đã lập Bản mẫu:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam thay cho các bản mẫu hiện đang dùng, mong anh cho ý kiến. Hungda (thảo luận) 05:28, ngày 27 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Về tính tiện dụng khi sử dụng bản mẫu, có 2 vấn đề:
Nếu dùng 1 bản mẫu chung thì tránh đc tình trạng lộn xộn, dùng bản mẫu quận cho huyện thậm chí cho thành phố, lại thêm bản mẫu thông tin khu dân cư khá rối.
Nhưng việc dùng chung 1 bản mẫu cũng lại gây khó khăn cho người mới sử dụng: những thông tin nào cần dùng cho cấp hành chính nào. Thực ra bản mẫu đã được tkế để khi thông tin đc bỏ trống không điền thì tên của thông tin cũng không hiển thị. Nhưng em vẫn thấy bất tiện.
Vậy nên rất cần ý kiến của những ai quan tâm. Nhất là đợt vừa rồi em lại đang sửa và thêm bản mẫu cho các TP trực thuộc tỉnh, TX và huyện, sắp xong miền Bắc rồi, hic hic. Giờ mà thay một loạt bản mẫu cho cấp tỉnh thì còn đỡ, chứ cấp huyện với cấp xã thì ... oải quá. Thôi anh chứ chuyên tâm vào mảng sử đi, dù sao cũng rất cảm ơn anh. Hungda (thảo luận) 12:01, ngày 27 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vâng, tổng cộng hơn 10k. Nhưng số đv cấp xã trên wiki chắc hẳn dưới 1k, và số đã chèn hộp thông tin thì lại ít hơn 1 chút. Hungda (thảo luận) 03:59, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời
Lúc nào hứng thú thì làm thôi anh, mà em chủ yếu đưa lên các thông tin cơ bản, sơ khai làm chim mồi thôi ;-) Hungda (thảo luận) 04:54, ngày 28 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: Bắc Dương[sửa mã nguồn]

Cho mình hỏi chữ 段 trong nguyên văn họ của Đoàn Kỳ Thụy(段祺瑞) khi mình dùng từ điển dịch lại ra là chữ "Đoạn" chữ không phải chữ "Đoàn". Mình muốn nhờ bạn kiểm tra hộ. Cảm ơn!--Chau1988 (thảo luận) 10:39, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thật ra thì mình chưa viết xong bài Đoàn Kỳ Thụy và cũng không có nhờ trợ giúp của hai thành viên kia. Chúc cậu ngày lễ vui vẻ! --Chau1988 (thảo luận) 12:54, ngày 1 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời
Mình cũng đang đau đầu vì vấn đề tên, theo truyền khẩu(chủ yếu do phim truyền hình dịch) thì mình được biết 段祺瑞 = Đoàn Kỳ Thụy, nhưng khi dùng từ điển, nó lại ra hơi khác. Mình chỉ muốn tuân theo quy định chung của Wikipedia nên đang muốn dịch sao cho đúng và dễ đọc nhất. Cảm ơn cậu đã gợi ý, chúc cậu ngày lễ vui vẻ! --Chau1988 (thảo luận) 11:16, ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tên tự[sửa mã nguồn]

Theo Trungda thì tên bài viết về các danh nhân thì nên dùng tên thật hay tên tự của người đó. Thấy có bài dùng tên thật (Quách Gia), cũng có bài dùng tên tự (Lưu Bá Ôn). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:11, ngày 29 tháng 4 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ bạn xem bài natri đihiđrophotphat giùm mình với!! --Ledinhphublxm (thảo luận) 07:00, ngày 13 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

May quá! Bài này có người sửa giùm mình rồi. Xin lỗi đã làm phiền! --Ledinhphublxm (thảo luận) 07:38, ngày 13 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Mình cũng thấy nên đổi. Nhưng có lẽ nên hỏi qua Nguyên (người tạo bài).--Doãn Hiệu (thảo luận) 04:24, ngày 17 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cao Cầu[sửa mã nguồn]

Không biết trong lịch sử thì Cao Cầu là con người như thế nào, ông ta có xấu như trong Thủy Hử không hay ít xấu hơn ? Tôi đọc bên wiki Việt và Anh thì không thấy nói rõ "thành tích" tốt xấu của ông này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:22, ngày 30 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dường như có vài vị vua thích hợp với vai trò nghệ sĩ và nghệ nhân hơn là làm vua. Nói thật ra, nếu không cho Tống Huy Tông và Minh Hy Tông làm vua thì chắc sự nghiệp cũng không đến nỗi nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:24, ngày 31 tháng 5 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tai sao xoa bai "DC Holdings" cua toi?thảo luận quên ký tên này là của LuongDH (thảo luận • đóng góp).

Minh Anh Tông[sửa mã nguồn]

Nhờ bác xem hộ có đoạn trong bài nói ông ta là con của vua Minh Nhân Tông dù chắc ông ta phải là con của vua Minh Tuyên Tông thì mới đúng!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:04, ngày 7 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tuy "Nhân" ngắn hơn "Tuyên" nhưng hai ông vua đó cũng có điểm giống nhau đấy chứ, trị nước thái bình thịnh trị! :))--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:39, ngày 7 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lịch sử Cà Mau[sửa mã nguồn]

Nhờ bác Trungda đổi tên Thành_viên:TpDk26/Cà_Mau thành Lịch sử Cà Mau

TpDk26 (thảo luận) 15:24, ngày 7 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

hiện tại bài đang được viết và chỉnh sửa, chưa hoàn chỉnh! thân TpDk26 (thảo luận) 07:55, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Chào trungda, trong bài nam việt còn thiếu đoạn về Triệu Hưng, vì vậy nhờ bạn dịch nốt phần đó từ wiki tiếng anh hoặc viết nó theo kiến thức của bạn cho đầy đủ toàn bài. Cám ơn bạn. Guest001 (thảo luận) 18:30, ngày 8 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hình[sửa mã nguồn]


Anh Trungda xem hộ em phần này với, có liên quan gì đến chiến tranh giữa Tĩnh Hải-Nam Hán không. Em đoán những phần trong bản đồ màu cam là các châu Vũ Nga, Vũ An... Liệu đúng không ạ.--Hoàng Sơn 15:17, ngày 10 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Việt hóa bản đồ trên wiki thường là ai đảm nhiệm vậy ạ.--Hoàng Sơn 09:32, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Mà em thấy lạ ở khu vực Hủa Phăn, theo tài liệu em hiện có thì hình như phải triều Trần mới bắt đầu thần phục nước mình.--Hoàng Sơn 09:34, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bản đồ này em thấy có cái hay khi thể hiện khá rõ một số phần thuộc diện tranh chấp sau này (hy vọng em không nhìn lầm) như Tụ Long. Nhưng em lại thấy thiếu khu vực Kinh tộc Tam Đảo.--Hoàng Sơn 09:52, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sửa đổi bài Tội phạm ảo[sửa mã nguồn]

Làm ơn cho hỏi vì sao bạn bỏ các liên kết tham khảo trong bài Tội phạm ảo vậy? Thanks. --FxHVC 20:53, ngày 11 tháng 6 năm 2011 (UTC)

Kiếm/gươm[sửa mã nguồn]

Không biết Trungda có tư liệu nào về vũ khí VN thời cổ hay không, vì có một số ý kiến (ví dụ như Post#5 ở đây) nói rằng Gươm khác Kiếm và Gươm là sản phẩm 100% "made in Vietnam". (trích nguyên văn "In Vietnam however exists another sword called the Guom. This is real traditional/authentic Vietnamese sword of Vietnamese origin. (actually this sword can be called Kiem or Guom interchangeably but to keep from getting it confused with the double-bladed Kiem i'd stick with calling this Guom.)") Tôi thấy nếu được bài Kiếm có thể bổ sung thêm ý này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:13, ngày 12 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vậy các nguồn [1], [2][3] xài được không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:28, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
T.B.: không biết trong giới sử học ở VN có ai chuyên nghiên cứu về đao kiếm hay vũ khí cổ truyền của VN không nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:28, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hành chính VN thời Bắc thuộc lần 3[sửa mã nguồn]

Anh tham khảo 2 sách của Viện sử học mà phần Chú thích lại không ghi rõ. Hungda (thảo luận) 08:40, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Có một số vấn đề về địa danh, em sẽ trao đổi ở thảo luận của bài viết. Nói chung xác định chính xác 1 địa danh cũ tương ứng với những địa danh nào hiện nay là một trong những vấn đề phức tạp nhất ;-). Hungda (thảo luận) 08:56, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Em đồng ý với phương pháp của anh. Nhưng thời gian và tài liệu của em cũng bấp bênh, em sẽ cố gắng có thể. Hungda (thảo luận) 10:31, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Em có tạo bản mẫu:Lịch sử hành chính Việt Nam, anh kiểm tra giúp em. Ngoài ra trong Wikipedia:Thỉnh cầu di chuyển trang, anh xem xét giải quyết đề nghị chuyển Tổ chức hành chính tại Thanh Hóa thành Lịch sử hành chính Thanh Hóa hộ em với. Cảm ơn anh. Hungda (thảo luận) 16:03, ngày 15 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Em đã sửa lại, cơ bản như ý của anh. Riêng ...Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thì đã trùng không thể có bài hành chính riêng thì em hơi băn khoăn vì ngoài vùng tự do do Mặt trận DTGPMNVN kiểm soát, các vùng còn lại đều được tổ chức lại , nói chung là tương ứng với tổ chức HC của VNCH để dễ hoạt động. Nhưng địa danh cũng có những khác biệt và ngoại lệ, nếu bỏ bài này thì thấy thiếu mà gộp thì không biết sẽ ra sao. Ngoài ra về cách trình bày, bổ sung bản đồ có lẽ phải nhờ chuyên gia thôi, em cũng không rành lắm. Hungda (thảo luận) 05:38, ngày 16 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Vậy tạm thời em sẽ giữ tổ chức HC của CH miền nam VN, chờ ý kiến của các thành viên. Còn vấn đề địa danh, đúng là loằng ngoằng chẳng khác j kiểu đánh số nhà ở các thành phố ;-) Hungda (thảo luận) 14:59, ngày 16 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Trao đổi về tên bài hành chính cấp huyện và cấp xã[sửa mã nguồn]

Mời anh vào Thảo luận Wikipedia:Dự án/Hành chính tỉnh thành Việt Nam#Trao đổi về tên bài hành chính cấp huyện và cấp xã và cho ý kiến. Cảm ơn anh. Hungda (thảo luận) 17:54, ngày 17 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Vâng, đúng là rối. Thực ra em nghĩ không cứ nhất nhất giống nhau cả loạt, trông cũng nhàm. Cái j cũng có ngoại lệ, vi.wiki vốn đã đưa ra khá nhiều ngoại lệ đấy thôi. Nhưng kể cả ngoại lệ cũng phải có sự thống nhất, VD đã dùng tên chính của bài là Thành phố Hồ Chí Minh thì cũng nên xem xét dùng Phường Lê Đại Hành hoặc Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định... Hungda (thảo luận) 11:51, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

en:Retired Emperor (title)[sửa mã nguồn]

Em qua bên en.wiki và đọc được bài này. Không biết có sự xếp nhầm nào không khi trong bài có nhắc tới cả Nhật Bản và Triều Tiên, xếp ngang với Thái Thượng hoàng của Việt Nam.--Hoàng Sơn 05:03, ngày 21 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhưng hình như em chưa dặp một Thượng hoàng nào bên các bài vua của Nhật Bản, Triều Tiên cả.--Hiếu Vũ Bá 08:39, ngày 22 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thủ đô và quốc hiệu[sửa mã nguồn]

So sánh với các bạn Tàu, Triều, Nhật thì hình như các đời vua/chúa VN ta ít có xu hướng thay đổi kinh đô và quốc hiệu thì phải ? Phải chăng ở VN ngoài Thăng Long ra ít có nơi nào phù hợp để định đô hơn ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:25, ngày 24 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dầu sao vẫn thấy xét về mặt thời gian thì các triều đại VN vẫn đóng ở Thăng Long nhiều hơn cả, thời gian đóng ở các kinh đô khác ngắn hơn rất nhiều (ít nhất là nếu không xét thời Hùng Vương). Quốc hiệu thì Đại Việt càng chiếm ưu thế áp đảo. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:42, ngày 24 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tam Quốc[sửa mã nguồn]

Chắc phải nhờ bác Trungda xây dự thêm một bản mẫu riêng về các nhân vật hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa, hiện bản mẫu nhân vật Tam Quốc có bất cập vì thật giả lẫn lộn (cho dù đã có ghi chú), nếu xóa hết các nhân vật này thì cũng không đành vì dù sao các nhân vật này cũng được nhiều người yêu tam quốc biết đến.--Huy Phương (thảo luận) 02:51, ngày 28 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
1) Em ủng hộ phương án lập một bản mẫu riêng vì Tam Quốc diễn nghĩa có rất nhiều nhân vật hư cấu có khi còn nhiều hơn cả hàng thiệt nữa (xem qua bản tiếng Anh thì có cả đống), chưa kể là các nhân vật hư cấu thêm từ tam quốc nữa, chúng ta không sợ bản mẫu này nghèo này. 2) Về vấn đề xây dựng bài và nhập chung đối với các nhân vật phụ cần lưu ý: Đối với những nhân vật có thật thì nên ưu tiên để thành một mục riêng, cho dù nhân vật đó không được đề cập nhiều lắm. Lý do: Không phải ai cũng được lưu danh sử sách (đặc biệt là chính sử) cả nhất là những thời kỳ cổ xưa, việc nêu tên một nhân vật trong sử sách sẽ gắn với một sự kiện lịch sử nhất định vì vậy nên để dù là thông tin không nhiều (hầu như ở bên en Wiki đều có các bài về nhân vật tôm tép này, cho dù có hơi ngắn gọn, còn ở ta thì chỉ tập trung vào các nhân vật bự, tướng tá đầu sỏ), còn những nhân vật hư cấu thì tùy từng trường hợp mà xem xét. 3) em cũng sẽ cố gắng viết thêm về các nhân vật hư cấu, ít ra phải làm sao cho ngôn ngữ khác có thì mình cũng có. 4) Về bản mẫu nhân vật có thật, nên tham khảo thêm Tam Quốc chí để đưa hết những nhân vật được ghi chép trong này để đưa hết vào bản mẫu.--Huy Phương (thảo luận) 05:41, ngày 28 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Tiện đây bác cho ý kiến luôn về nhân vật này, không biết phải nói như thế nào vì dò tìm bằng tiếng việt, tiếng Tây, tiếng tàu đều không có kết quả gì cả.--Huy Phương (thảo luận) 10:45, ngày 28 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Theo hậu Hán Thư: Quyển 80 Thượng - Văn uyển liệt truyện 70 thượng thì có ghi tên Vương Long nhưng không phải là ông này khong. Mặt khác ông này oanh liệt như vậy mà không thấy Tam Quốc diễn nghĩa nhắc mới lạ.--Huy Phương (thảo luận) 03:39, ngày 29 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Chắc phải nhờ bác Meotrangden giúp, tôi thử rà ông này ở quyền 80 thượng và 80 hạ (tiếng Tàu) thì không cho kết quả nào cả. Có thể là chữ Hán ông này trong bài ghi bị sai nên không cho kêt quả.--Huy Phương (thảo luận) 04:11, ngày 29 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Trungda. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Tôi tài giỏi bạn cũng thế (sách).
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

OK bạn, tại trước giờ mình chưa xử lý những bài vi phạm bản quyền nên không biết có nên tự ý xóa bài của người khác không, đành phải treo bản mẫu chờ người khác xử lý majjhimā paṭipadā Diskussion 17:47, ngày 2 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Linh LangHoằng Chân - Chiêu Văn[sửa mã nguồn]

Anh giúp em chỉnh sửa hai bài này với. Thông tin thì ít mà cứ tán loạn lên. Em nghĩ nên tách hai bài này ra.-- Xuân tóc xuăn 16:10, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phần Nguyễn Văn Bảy A em đã sửa xong. Anh kiểm tra lại với. Giá mà em có thêm nguồn thì sẽ đưa vào Bạn có biết rồi.-- Xuân tóc xuăn 16:39, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dực hay Dục[sửa mã nguồn]

Từ điển thì chỉ có âm "Dục" nhưng tên người ko thiếu trường hợp đọc lên theo thông lệ địa phương ở ta cũng có thể dị biệt. Tôi phải hỏi thêm. Vừa nhắn YM cho một người để hỏi nhưng vì họ ko online nên chưa nhận được phản hồi.Việt Hà (thảo luận) 09:52, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

1. Tôi hỏi thì có người trả lời là tên người TQ nếu Lý Dực thì phải viết là 李翊. Còn tên ông vua ở trên Lý Dục là đúng.Việt Hà (thảo luận) 10:03, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý với Thành viên:Viethavvh về việc phiên âm chữ 煜 thành "Dục". Meotrangden (thảo luận) 10:31, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

2. Người trả lời tôi ở trên là cô bạn đồng nghiệp Trần Quỳnh Hương đi học 7 năm Trung Quốc. Tuy nhiên một cậu bạn tôi, Phạm Văn Ánh chuyên từ học và văn học cổ trung đại Việt Nam, một thành viên Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội, trả lời thế này:

Lý Dực, ta hay phiên là Dực, nhưng đọc là Dục cũng được. ông này là Nam Đường hậu chủ, là nhà thơ, từ gia, thư pháp gia, đặc biệt giỏi về Từ, nhất là loại từ ngắn (tiểu lệnh), trong lịch sử thể từ, ông này nhất về loại từ ngắn, tiếp đến là Nạp Lan Tính Đức, người hoàng tộc nhà Thanh. Tác phẩm từ của ông hiện còn hơn 30 bài, số lượng tuy không thực lớn nhưng đạt thành tựu nghệ thuật cao, được đánh giá là một trong những từ nhân hàng đầu trong lịch sử. Đàm Hiến cho rằng: “Từ của Hậu chủ đủ sánh với các bài thơ của Lý Bạch, cao kì vô địch” (Đàm Bình từ biện). Sáng tác từ của Lý Dực được các nhà từ luận và các nhà nghiên cứu từ học chia làm 2 giai đoạn, trước và sau khi nước Nam Đường bị diệt, tức là giai đoạn Lý Dực làm vua và sau khi bị bắt làm tù binh, đồng thời cho rằng sự chân thực trong cảm xúc là yếu tố quan trọng, xuyên suốt trong các sáng tác của Lý Dực, tạo nên sức rung cảm mãnh liệt và lâu bền. Ở giai đoạn đầu, tác phẩm của Lý Dực phần lớn viết về cuộc sống nơi cung đình (như các bài từ điệu Ngọc lâu xuân, Cán khê sa...), tuy đạt thành tựu nghệ thuật cao nhưng về nội dung không có gì đặc biệt, không vượt ra khỏi khuôn khổ những đề tài quen thuộc của thể loại từ thời Ngũ đại. Bước đột biến trong sáng tác từ của Lý Dực là các sáng tác sau khi nước Nam Đường bị tiêu diệt. Tác giả từ thân phận là quân vương của một nước bị biến thành tù nhân, bị lăng nhục, “sớm tối lấy nước mắt rửa mặt”. Đối với cá nhân tác giả, đây thực sự là một bi kịch tinh thần, từ đây, trong các sáng tác của Lý Dực, không khí của cuộc sống cung đình chấm dứt, tất cả chỉ còn là niềm hoài vọng, là nỗi hận lòng lâu dài và sâu sắc. Lý Dực là con trai thứ 6 của Nam Đường Trung chủ Lý Cảnh, kế thừa ngôi vua từ năm 25 tuổi, xưng là Nam Đường Hậu chủ. Lý Dực là người tài năng về nghệ thuật, đặc biệt là về thơ, từ, hội họa, thư pháp, âm nhạc. Lý Dực từ nhỏ sống trong thâm cung, “lớn lên trong tay phụ nhân, đó là cái sở đoản của vị vua Hậu chủ, cũng là cái sở trường của từ nhân” (Vương Quốc Duy: Nhân gian từ thoại). Do ít tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài nên Lý Dực vẫn giữ được trọn vẹn cái “tâm con đỏ”. Sự non nớt và ấu trĩ trong trải nghiệm cuộc sống là điều tối kị đối với một vị quân vương, nhất là một quân vương ở nước nhỏ đang bị nước lớn đe dọa và âm mưu thôn tính như Nam Đường, nhưng lại là yếu tố quan trọng tạo nên sự thuần chân về cảm xúc trong các sáng tác.

3. Thầy tôi, PGS.TS. Trần Lê Bảo giảng dạy văn học Trung Quốc tại Đại học Sư Phạm Hà Nội, rất giỏi tiếng TrungHán Nôm (cụ là người xem ngày ăn hỏi, ngày cưới, ngày động thổ, ngày nhập trạch cho tôi :D), viết là Lý Dực trong "Từ điển Văn học (bộ mới)" trang 913-914.

4. Chắc Thiều Chửu và vài từ điển Hán Việt phổ thông chỉ ký âm 煜 "dục" nhưng trong thực tế tên người có thể đọc là "dực" (và tên này phổ thông hơn). Tôi nghĩ ko cần tranh luận thêm tuy rằng nếu cần, tôi có thể hỏi cả các cụ Nguyễn Huệ Chi, Trần Lê Bảo, Nguyễn Khắc Phi là OK thôi. Việt Hà (thảo luận) 14:58, ngày 6 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Peloponnesus[sửa mã nguồn]

Cần dịch gì nữa bạn--William the Conqueror Talk 11:31, ngày 10 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bài đó vẫn còn ngắn để được đưa lên trang chính!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:31, ngày 10 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chú ý[sửa mã nguồn]

Nhạc Tiến[sửa mã nguồn]

Phần viết về Nhạc Tiến trong Tam quốc chí quyển 17 chép rằng ông mất năm Kiến An thứ 23, nghĩa là năm 218. Meotrangden (thảo luận) 11:30, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến dịch đánh Tống 1075[sửa mã nguồn]

Nếu có thời gian nhờ bạn kiểm tra dùm lực lượng của quân Tống tại thành Ung Châu là 5.000 theo nguồn "Lịch sử quân sự Việt Nam - tập 3" nó nằm ở trang mấy dùm. Vì đang có tranh cãi ở bài này. Cảm ơn bạn nhiều.--Cheers! (thảo luận) 10:41, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tên bài hóa học và danh pháp hóa học[sửa mã nguồn]

Các nguyên tắc trong Wikipedia:Tên bài (hóa học) hiện nay có nhiều bất cập. Em đã tóm tắt một số nội dung về nguyên tắc phiên chuyển danh pháp hóa học tiếng Việt theo đề xuất của Hội Hóa học Việt Nam trong sách Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam (NXB Khoa học và Kỹ thuật, H:2010) và trong tiêu chuẩn quốc gia của VN là TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản. Mời anh vào Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học) để thay đổi không khí và cho ý kiến. Cảm ơn anh. Hungda (thảo luận) 14:21, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cảm ơn anh về những ý kiến vừa rồi. Hungda (thảo luận) 05:00, ngày 22 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ Trungda kiểm tra hộ[sửa mã nguồn]

Hôm nay lên mạng tình cơ xem được 1 câu đại khái như sau: "Hồi người Pháp chiếm miền Bắc, nhà Nguyễn mới đặt nền cai trị ở Bắc Hà được trên dưới 80 năm, còn trước đấy đàng Trong đàng Ngoài đánh nhau cả hai trăm năm rồi. Đối với người Bắc Hà thì quân triều đình Nguyễn chả khác quân giặc chiếm đóng là mấy. Hai bên đánh nhau nhân dân ra ngồi xem. Quân lính đương nhiên không liều mạng chết để cho dân họ vỗ tay rồi."

Nhờ Trungda kiểm tra hộ câu này. Thú thật hơi khó tin quá. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:29, ngày 21 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Anh Trungda di chuyển hộ em bài Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông 1947 thành bài Chiến dịch Việt Bắc với. Em lỡ tạo trang đổi hướng rồi nên không di chuyển được.-- Xuân tóc xuăn 12:16, ngày 22 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời
Anh Trungda xóa hộ em hai bài Trận Hà Đông-Ninh BìnhBản mẫu:Sĩ quan Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Em là tác giả duy nhất. Bài đầu tiên em cảm thấy viết không ổn nên muốn xóa. Còn bản mẫu trên thì quá "vô dụng".-- Xuân tóc xuăn 11:38, ngày 24 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bạn Trungda[sửa mã nguồn]

Mình đã sửa mấy câu bạn nêu ra. Nếu bạn thấy câu nào chưa đc cứ nói mình sẽ sửa. Thân!

Nam Dương (vùng địa lý)[sửa mã nguồn]

Nhờ Trungda xem xét nâng cấp hộ bài này vì nó cũng có liên quan 1 ít đến lịch sử Trung Hoa. Nếu cần thì có lẽ cũng nên có thêm các bài "dương" khác cho nó đủ 4 hướng :D, nhưng chỉ sợ không biết có tài liệu để viết hay không. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:15, ngày 30 tháng 7 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bác Trungda xem lại bản mẫu nhân vật hư cấu giùm em, hình thư nó không có chức năng tự xuống giòng, nhân vật càng nhiều thì nó càng dài ra.--Huy Phương (thảo luận) 07:21, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC).Trả lời
Đã thử nhưng nó cứ kéo dài, chắc do máy tính hiển thị của từng người rồi. Thôi không sao bác. Cảm ơn bác.--Huy Phương (thảo luận) 08:22, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nhờ anh đổi hộ tên bài Publius Aelius Traianus Hadrianus thành Hadrianus, cảm ơn anh trước!--The Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:32, ngày 3 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ xóa[sửa mã nguồn]

Anh xóa hộ em mấy Thể loại thừa: Thể loại:Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đối ngoại Việt Nam, Thể loại:Bộ trưởng Bộ Nội thương Việt Nam, Thể loại:Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam, Thể loại:Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Việt Nam, Thể loại:Bộ trưởng Bộ Điện lực,Thể loại:Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam, Thể loại:Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng Việt Nam, Thể loại:Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim Việt Nam, Thể loại:Bộ trưởng Bộ Kinh tế Việt Nam. Em sẽ điều chỉnh các bài trong thể loại đó sau.-- Xuân tóc xuăn 05:19, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Em định để lại mỗi Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp thôi. Còn ông nào nắm tất thì đưa vào Công Thương.-- Xuân tóc xuăn 09:58, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Còn sót Thể loại:Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt NamThể loại:Bộ trưởng Phụ trách Công tác Dầu khí Việt Nam.-- Trịnh Xuân 13:58, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nội chiến[sửa mã nguồn]

Tôi hầu như ít được đọc về các tác phẩm văn/sử về các thời Tam Quốc, Chiến Quốc, Nam Bắc Triều,... nên không biết liệu người TQ có nhìn các thời kỳ này bằng con mắt tang thương u ám hay không. Thú thật là nhìn vào các giai đoạn Nam Bắc Triều và Trịnh Nguyễn tôi thấy không khí chủ yếu là tang tóc, đẫm máu chi không thấy những yếu tố hào hùng của các anh hùng hào kiệt như "thường thấy" trong Tam Quốc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:57, ngày 11 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Mail[sửa mã nguồn]

Em có chuyện muốn trao đổi, anh check mail nhé! Hungda (thảo luận) 19:10, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Sự kiện hư cấu?[sửa mã nguồn]

Em muốn trao đổi lại với bác một ít về sự kiện hư cấu trong TQDN. Một số sự kiện mà chúng ta cho là hư cấu nhưng thực sự có thật và được chính sử ghi lại như: Tam cố thảo lư là có thật, cụ thể là câu này: 主曰:「諸葛孔明者,臥龍也,將軍豈願見之乎? (Từ Thứ nói với Lưu Bị rằng: Gia Cát Lượng là ngọa long sao không đến gặp?) và 。....遂詣亮,凡往,乃見。 (Lưu Bị đến chổ gia cát lượng 3 lần sau mới gặP) Câu này được trích trong Tam Quốc chí (Gia Cát Lượng truyện, thục thư quyển 35)

Và chuyện thất cầm mạnh hoạch có thể là có thật vì Gia cát lượng truyện cũng có nói đến: 亮笑,縱使更戰,七縱七禽。 而亮猶遣獲。 (Gia Cát Lượng cười, thả Mạnh Hoạch, đấu lại, bảy lần bắt, bảy lần thả. mạnh Họch không đấu nữa) (Gia Cát Lượng truyện, thục thư quyển 35) Bác kiểm tra lại dùm.--Huy Phương (thảo luận) 03:06, ngày 14 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Em đã kiêm tra tài liệu tiếng Việt (sách của Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học) đúng là tam cố thảo lư và 7 cầm mạnh hoạch là sự kiện lịch sử.--Huy Phương (thảo luận) 13:07, ngày 16 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời
Nhờ anh khôi phục giúp bài Võ thuật trong truyện Kim Dung, cảm ơn anh.pq (thảo luận) 10:02, ngày 17 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ[sửa mã nguồn]

Trungda bán khóa trang thảo luận của tôi giùm nhé, hôm bữa lưu trang làm mất cái khóa trang. Cám ơn. PRENN (tl) 09:22, ngày 18 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ anh đổi tên bài Hy Lạp kinh điển thành Hy Lạp cổ điển nhé, đã thảo luận đổi tên--nemo (thảo luận) 11:17, ngày 23 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Re: oriflame[sửa mã nguồn]

đổi hướng từ thường xuân đến oriflame mà! Có rất nhiều bài nhỏ được đổi hướng snag bài lớn hơn (khi mà riêng bài nhỏ thì không đủ tiêu chuẩn)Nguyễn Chánh Cao (thảo luận) 03:29, ngày 19 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hậu Lý Nam Đế[sửa mã nguồn]

Trungda có biết tại sao ông và các con cháu của ông vẫn được xây đền thờ không ? Xét về công, tài và đức thì Hậu Lý Nam Đế không có gì nổi bật cả. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:47, ngày 21 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nguyên sẽ đi vắng mấy ngày. Ở vùng sâu không có mạng. Nhờ anh lưu ý trang Cao Bá Quát, vì đây là tác gia có bài đang sử dụng trong sách giáo khoa hiện hành. Ghi sai, sẽ không tốt chút nào. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 09:31, ngày 29 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hoàng Hạo và Lưu Thiện[sửa mã nguồn]

Theo Trungda thì nguồn này xài được không ? Tự vì tôi cảm thấy wiki nhà ta chưa có bài về Hoàng Hạo và có lẽ cũng cần 1 bài viết về một siêu gian thần như thế này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:05, ngày 30 tháng 8 năm 2011 (UTC)Trả lời

Công chúa Cúc Phương[sửa mã nguồn]

Công chúa Cúc Phương có phải nhân vật lịch sử hay không có thật thì chưa rõ bác ạ. Nhưng chắc chắn một điều là dân làng Kim Văn có thờ Công chúa Cúc Phương làm Thành hoàng nên xảy ra phản ứng khi dân làng cho rằng phim "Huyền sử thiên đô" xuyên tạc Thành hoàng của họ. Thái Nhi (thảo luận) 02:49, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cố đô Hoa Lư[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia ý kiến đóng góp và bầu chọn bài viết Cố đô Hoa Lư là bài viết chọn lọc. Kien1980v (thảo luận) 08:30, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cái chết Văn Chủng[sửa mã nguồn]

Trong bài Câu Tiễn thì Văn Chủng tự tử, còn trong bài Văn Chủng thì Văn Chủng bị Câu Tiễn giết, vậy cuối cùng thuyết nào đúng? Nếu không rõ thì ta nên viết cả hai.Trongphu (thảo luận) 23:32, ngày 1 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lý Vệ[sửa mã nguồn]

Xin đặt hàng Trungda bài này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:31, ngày 13 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Email[sửa mã nguồn]

Anh Trungda ơi em có gửi cho anh cái email ở địa chỉ yahoo, có gì anh check hộ em với nhé. Cuối tuần này anh rỗi không mấy anh em mình đi cà phê một tí đi :D. GV (thảo luận) 13:42, ngày 14 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ anh xem lại giúp bài Đường dây 500 kV Bắc - Nam[sửa mã nguồn]

Tôi vừa xem lại bài Đường dây 500 kV Bắc - Nam thì thấy IP 116.103.93.74 sửa đổi 2 nội dung theo tôi là không chính xác. Nội dung "Hiện nay đường dây 500kV Bắc-Nam đã quá tải trầm trọng dù đã nâng thành 02 mạch hiện vẫn chưa có phương án khả thi nào cụ thể trong thời gian gần dòng điện truyền tải cực đại cả 02 mạch là 4x 725A" là hoàn toàn không chính xác, tình hình bây giờ không còn như cách đây 5, 6 năm, lưới điện 500kV hiện nay chằng chịt nam bắc, không còn hoàn toàn nhận điện từ Hòa bình như hồi đó nên không hề có chuyện "quá tải trầm trọng". Còn ý chí "Miền bắc chi viện cho Miền Nam" thể hiện rất rõ trong giới Lãnh đạo Bộ Năng Lượng thời bấy giờ nên xóa là mất đi một phần tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng đường dây này. Nói thêm cho anh rõ một tí, còn việc sửa nội dung bài thì theo quy định thôi, nhưng ý tôi muốn người sửa bài này phải có danh tánh hẳn hoi, không dùng IP, để tôi có thể trao đổi. Nhờ anh cho ý kiến giúp, nếu anh đồng ý với tôi, đề nghị trả lại nội dung trước đó (tôi quên mất cách làm với lại muốn hỏi thêm ý kiến anh trước khi thực hiện). Cám ơn anh!.Vietbook (thảo luận) 13:42, ngày 24 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Lại phiền anh xem giúp bài Mông Cổ xâm lược Triều Tiên. Bài này dịch từ EN nhưng bỏ nhiều ý quan trọng và lủng củng quá nên tôi đang hiệu chỉnh lại. Theo tôi nên đặt tựa là Mông Cổ xâm lược Cao Ly rồi tìm chỗ nào trong bài ghi chú thêm nhà Cao Ly cai trị bán đảo Triều Tiên thời đó, vì trong các bài khác về các triều đại của Triều Tiên đã thống nhất thế rồi (ví dụ nhà Triều Tiên, nhà Cao Ly...). Anh thấy thế nào? Còn về thành viên IP, tôi không có ý kiến gì phản đối việc họ sửa đổi nhưng muốn trao đổi thêm thì khó quá. Vietbook (thảo luận) 17:37, ngày 24 tháng 9 năm 2011 (UTC)Trả lời

Hỏi[sửa mã nguồn]

Ở VN xài âm lịch hay âm dương lịch để đánh dấu ngày tết vậy? Xin giải thích luôn sự khác biệt giữa hai loại lịch, giải thích đơn giản dùm, cảm ơn.Trongphu (thảo luận) 03:04, ngày 1 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Tiền tố Proto nên dịch thế nào cho chuẩn vậy bác--nemo (thảo luận) 05:04, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

em quên mất không nói ngữ cảnh, nó dùng trước tên các bộ lạc celt và dacia trong các bản bên en--nemo (thảo luận) 08:01, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

ok,em đã rõ,sẽ sử dụng là người Celt cổ, có lẽ là tương đối chuẩn xác nhất--nemo (thảo luận) 08:18, ngày 3 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Triệu Túc[sửa mã nguồn]

Theo Trungda thì chúng ta có đủ tài liệu để viết 2 bài riêng về Triệu Túc (cha của Triệu Quang Phục) và Tinh Thiều không ? Tôi thấy nếu như Phạm Tu có bài thì hai vị này cũng phải có bài. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:33, ngày 1 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đổi tên Singapore Institute of Management thành Học viện Quản lý Singapore[sửa mã nguồn]

Tôi để nó ở Thỉnh cầu di chuyển trang như chưa thấy có phản hồi gì. Nên lại phải chọn cách gửi trực tiếp đến trang của Trungda vì Trungda cũng từng có kinh nghiệm chiến trường ở mấy bài tên trường học. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:20, ngày 7 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Khang Hi[sửa mã nguồn]

Chào bác, Khang Hi là một trong những ông vua nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc và rất nổi tiếng trong giới điện ảnh mà bài bên tiếng Việt của mình so với mấy ngôn ngữ khác nhìn chán quá. Có gì nhớ bác cải thiện giúp. Cảm ơn.Trongphu (thảo luận) 00:28, ngày 8 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chiến tranh Mông Cổ - Cao Ly[sửa mã nguồn]

Tôi xong bài Chiến tranh Mông Cổ - Cao Ly, anh xem góp ý giúp. Vietbook (thảo luận) 13:46, ngày 9 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Đại Việt sử ký tục biên[sửa mã nguồn]

Nhờ anh viết bổ sung cho bài này. Tranminh360 (thảo luận) 12:25, ngày 10 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thưa anh Trungda, em xin đề nghị khóa hoàn toàn các bài sau do có bút chiến giữa các thành viên, chủ yếu là em với Kay/ Traisg. Đồng thời em cũng xin kiến nghị về tình trạng sử dụng nguồn tràn lan trên mạng chưa kiểm duyệt cùng các sửa đổi nhiều khả năng mang tính phá hoại của thành viên Traisg:

Ngoài ra em còn muốn xin các BQV kiểm duyệt các nguồn mà Traisg đưa lên. Em đã thấy những nguồn mang tính tham khảo biểu trưng như các bài viết trên mạng của boxitvietnam... chưa kể có những tài liệu sai kiến thức cơ bản lịch sử thế giới (1951, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh trong đó có Quốc gia Việt Nam, trong bài Quốc gia Việt Nam). Em mong anh nhanh chóng kiểm tra. Em đã quá ức chế với cách nói hèn hạ của y rồi. -- Trịnh Xuân 14:54, ngày 13 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Em cảm ơn.-- Trịnh Xuân 11:03, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Dù Traisg có phải là "thầy giáo" hay không, xem ra di sản của "thầy" để lại wiki ta rất là lớn à. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 02:19, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Anh Trungda di chuyển giùm em bài Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 sang Chiến dịch Biên giới với! Trường hợp này tương tự với Chiến dịch Việt Bắc. Em đã xem qua bên .en, không có trùng tên ở cấp chiến dịch. Cái tên này khá "độc".-- Trịnh Xuân 14:55, ngày 17 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Kinh tế Việt Nam thời Bắc thuộc lần 1 mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!