Thảo luận Thành viên:Vuhoangsonhn/2012-17

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoan nghênh[sửa mã nguồn]

Xin chào Vuhoangsonhn/2012-17!

Wikipedia tiếng Việt đến nay đã có 1.293.121 bài, đó là kết quả đóng góp quý báu của rất nhiều thành viên trong Wikipedia, mà mọi người đều bắt đầu như bạn. Bạn đã khởi đầu rất tốt và mong rằng bạn sẽ mang đến những đóng góp có giá trị cho quyển bách khoa toàn thư mở này.

Mời bạn giới thiệu về bản thân tại trang thành viên:Vuhoangsonhn/2012-17.
Khi thảo luận, bạn nhớ ký tên bằng cách dùng 4 dấu ngã ~~~~!.

Bạn hãy nhớ các nguyên tắc
không viết những gì không bách khoa,
không truyền lên hình ảnh thiếu nguồn gốc,
không vi phạm quyền tác giả.

Đầu tiên bạn nên mạnh dạn
thử mọi liên kết mà bạn muốn,
thử sửa bài thoải mái tại đây,
đề nghị giúp đỡ của bất cứ ai.

Những chỉ dẫn có ích: các câu thường hỏi, cách viết bài mới, soạn thảo bài, trình bày bài, sách hướng dẫn.
Welcome to the Vietnamese Wikipedia, and thank you for registering! If you do not speak Vietnamese, feel free to use our guestbook for non-Vietnamese speakers.

Lời khuyên cuối cùng, bạn hãy làm lần lượt: thử, đọc, hỏi rồi hẵng viết. Chúc bạn thành công.

  Nguyễn Thanh Quang--14:54, ngày 9 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời

‎Cộng hòa Xô viết Nhân dân Khorezm[sửa mã nguồn]

Tôi nhận được hai đề nghị cùng lúc. Một từ Vuhoangsonhn và một lời chào mừng từ một thành viên Kazakhstan về cùng một chủ đề. Thú thật, tiếng Kazakstan thì tôi chịu thua. Tuy nhiên. Bài về ‎Cộng hòa Xô viết Nhân dân Khorezm có chất lượng vượt qua nhiều lần những bài đang được đưa ra biểu quyết trên vi.wiki. Việc tìm hiểu lịch sử của xứ/nước này trên wiki như Vuhoangson đã làm là đáng quý lắm rồi. Tôi không thấy trong bài còn tồn tại đoạn tiếng Nga nào cả. Hân hạnh được giúp đỡ bạn khi phát triển bài này và những bài khác (có sự xuát hiện của русский язык). Trân trọng. --Двина-C75MT 17:24, ngày 9 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Phần dịch tiếng Nga ở chú thích đã xong. Bạn cần lưu ý là có một thuật ngữ chuyên môn: "Basmach" (Басмач). Từ này phải giữ nguyên, không dịch được. Đây là tổ chức vũ trang của các lãnh chúa du mục ở Trung Á có tư tưởng li khai từ thời Nga hoàng ở Trung Á (tương tự như "phỉ" ở Việt Nam), lấy cướp bóc là nguồn sống chính. Cuốn sách "Basmach: nguồn gốc, bản chất và sự diệt vong" đề cập đến toàn bộ vấn đề Basmach ở Trung Á. --Двина-C75MT 02:31, ngày 11 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cộng hòa Xô viết Terek[sửa mã nguồn]

Cộng hòa Xô viết Terek (thuộc Liên Xô cũ, nay thuộc Cộng hòa Liên bang Nga, nguyên là khu Terek của Đế quốc Nga, tồn tại từ tháng 3 năm 1918 đến tháng 2 năm 1919. Thủ đô là thành phố Pyatigorsk, sau chuyển về Vladikavkaz.

Chủ tịch của Hội đồng Xô viết Terek là E. S. Bodanov, Chủ tịch hội đồng dân ủy là S. G. Buachidze, Đảng viên Đảng cộng sản Nga (Bolshevik). Sau khi ông này chết vào ngày 20 tháng 6 năm 1918, Yuri Pavlovich Pashkovski, thuộc Đảng Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (cánh tả) lên thay. Tháng 8 năm 1918, Yuri Pashkovski lại bị giết chết. F. Kh. Bulle, người của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) lên thay. Từ tháng 7 năm 1918, Cộng hòa Xô viết Terek là một phần của Cộng hòa Xô viết Bắc Kavkaz. Bị lực lượng bạch vệ giải thể vào năm 1919. --Двина-C75MT 04:40, ngày 13 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ảnh (tập 2)[sửa mã nguồn]

Cái này đã bị Soranto (tức cũng là Saboche) Sửa đổi trái với ý kiến của cộng đồng, dùng tài khoản con rối để gây rối để bẫy tôi vào 3RR. Tôi đã sửa 2 lần. Vậy tôi nhờ Hiếu Vũ giúp thay cái này bằng cái này. Rất cảm ơn bạn. --Двина-C75MT 04:32, ngày 15 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Lý do sử dụng hợp lý của Hình:Ly Chieu Hoang 20.jpg có tranh cãi[sửa mã nguồn]

Lý do SDHL vô lý
Lý do SDHL vô lý

Cảm ơn đã tải lên Hình:Ly Chieu Hoang 20.jpg. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" có thể không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, và đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.

Nếu hình được xác nhận rằng không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. Tranminh360 (thảo luận) 13:32, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Lý do sử dụng hợp lý của Hình:LSVN 16.jpg có tranh cãi[sửa mã nguồn]

Lý do SDHL vô lý
Lý do SDHL vô lý

Cảm ơn đã tải lên Hình:LSVN 16.jpg. Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do mà bạn đưa ra để sử dụng hình dưới hình thức "sử dụng hợp lý" có thể không đúng. Xin hãy đọc kỹ hướng dẫn tại Wikipedia:Nội dung không tự do, và đến trang mô tả hình để làm sáng tỏ tại sao bạn cho rằng hình đủ tiêu chuẩn sử dụng hợp lý. Dùng một trong các tiêu bản tại Wikipedia:Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý là một cách đơn giản để bảo đảm hình của bạn tuân thủ quy định của Wikipedia, nhưng hãy nhớ rằng bạn phải điền hết toàn bộ tiêu bản. Đừng chỉ đặt một tiêu bản trống vào trang hình.

Nếu hình được xác nhận rằng không được sử dụng hợp lý, nó sẽ bị xóa trong vài ngày theo tiêu chuẩn xóa nhanh của chúng tôi. Nếu bạn có câu hỏi nào hãy hỏi tại trang hỏi về bản quyền tập tin. Cảm ơn. Tranminh360 (thảo luận) 13:41, ngày 29 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bài Vụ án phố Ôn Như Hầu[sửa mã nguồn]

Mình nhờ Vuhoangson giúp kiểm tra lại cái nguồn này. Có vẻ như mấy đoạn văn trong bài này bị mạo nguồn lắm vì Currey là nhà nghiên cứu tiểu sử quân sự, không phải người thạo về lĩnh vực an ninh. Chủ đề của cuốn sách cũng liên quan đến các trận đánh quân sự của đại tướng. Trong sự nghiệp ấy, Vụ án Ôn Như Hầu chẳng có ý nghĩa gì cả. Về "nguyên nhân" và "diễn biến sơ bộ" của vụ án. Mình đã viết trong bài Việt Minh, mục "Việt Nam Quốc dân đảng", bạn có thể tham khảo. Rất cảm ơn ! --Двина-C75MT 06:41, ngày 31 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Dịch và nguồn[sửa mã nguồn]

"Терская Советская Республика" là: Cộng hòa Xô Viết Terek
Đối với nguồn không truy cập được, bạn hãy đặt thông báo
Một trang web liên kết hỏng thường sẽ báo lỗi như thế này

Liên kết hỏng là hiện tượng các siêu liên kết bị mất khả năng trỏ đến các tập tin đích đến, trang web hoặc máy chủ sau một thời gian do tài nguyên đó đã bị chuyển sang địa chỉ truy cập mới hoặc trở nên không khả dụng vĩnh viễn (thường là do bị xóa). Liên kết (link) mà không còn trỏ đến đối tượng chỉ định còn được gọi là link hỏng, link chết. Thuật ngữ gốc bên tiếng Anhlink rot hoặc broken link.

Giới học thuật và nghiên cứu đã lựa chọn khảo sát tỷ lệ liên kết hỏng do tính chất quan trọng và tác động tiêu cực của hiện tượng này đối với việc chia sẻ và bảo toàn thông tin trên mạng Internet. Kết quả ước tính cho thấy có sự chênh lệch số liệu tỷ lệ đáng kể giữa các bài nghiên cứu. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã lên tiếng cảnh báo rằng hiện tượng liên kết hỏng có thể gây mất những dữ liệu quan trọng, làm ảnh hưởng đến hệ thống luật pháp và nhu cầu học thuật.

Liên kết hỏng xảy ra ở nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như di dời, xóa bỏ tệp đích, lỗi máy chủ, hết hạn tên miền gây báo lỗi HTTP 404. Giải pháp ngăn chặn liên kết hỏng chủ yếu là tạo URL cố định, di dời nội dung sang nơi tồn tại lâu hơn, tạo liên kết ít bị hỏng, dùng dịch vụ lưu trữ liên kết sẵn có, hoặc sửa chữa liên kết hỏng.

Nghiên cứu[sửa | sửa mã nguồn]

Vì tính chất quan trọng và sức ảnh hưởng của hiện tượng liên kết hỏng đối với việc tra cứu và lưu trữ thông tin, nhiều cuộc nghiên cứu đã tiến hành thu thập và truy tìm số liệu liên quan đến hiện tượng trong hệ thống mạng lưới toàn cầu World Wide Web, trong các tài liệu học thuật sử dụng URL để trích dẫn nguồn nội dung từ web, và trong thư viện số.

Một bài nghiên cứu năm 2002 cho biết rằng hiện tượng liên kết hỏng ở thư viện số xảy ra chậm hơn ở trên web, và nhận thấy cứ một năm thì có khoảng 3% đối tượng không còn truy cập được (tương đương với chu kỳ bán rã gần 23 năm).[1] Tiếp đến, một bài nghiên cứu năm 2003 đã nhận thấy rằng, cứ 200 liên kết thì sẽ có 1 liên kết bị hỏng mỗi tuần,[2] ứng với chu kỳ bán rã 138 tuần. Tỷ lệ này lại một lần nữa được xác nhận trong bài nghiên cứu năm 2016–2017 về liên kết ở Yahoo! Directory (vốn dĩ trang này đã ngưng cập nhật vào năm 2014 sau 21 năm vận hành và phát triển) và nhận thấy chu kỳ bán rã của các liên kết thư mục là 2 năm.[3]

Một nghiên cứu năm 2004 đã chứng minh các tập hợp con của các liên kết trang web (chẳng hạn như các liên kết trỏ đến đến các loại tập tin cụ thể hoặc các liên kết được các tổ chức học thuật lưu trữ) có thể có chu kỳ bán rã khác nhau rõ rệt.[4] Các URL liên quan đến xuất bản (báo chí, học thuật,...) dường như có tuổi thọ cao hơn URL bình thường. Nhằm củng cố, một nghiên cứu năm 2015 của Weblock đã phân tích hơn 180.000 liên kết đến từ các tài liệu tham khảo trong tập hợp toàn văn của 3 nhà xuất bản truy cập mở lớn và cho biết, chu kỳ bán rã rơi vào khoảng 14 năm.[5] Đây ngầm chứng minh một nghiên cứu năm 2005 đó chính là phân nửa số URL đến từ các bài viết bên D-Lib Magazine vẫn còn hoạt động sau 10 năm.[6]

Những bài khác thì cho rằng tỷ lệ xảy ra hiện tượng liên kết hỏng ở các tài liệu học thuật cao hơn, với mức chu kỳ bán rã được đề xuất thông thường rơi vào 4 năm hoặc hơn.[7][8] Bài nghiên cứu năm 2013 bên BMC Bioinformatics phân tích gần 15.000 liên kết chỉ mục trích dẫn Web of Science của Thomson Reuters và nhận thấy tuổi thọ trung bình của các trang web đạt 9,3 năm và chỉ có 62% trang là được lưu trữ.[9] Kế đến vào năm 2021, một nghiên cứu về các liên kết bên ngoài trên các bài báo New York Times được xuất bản từ năm 1996 đến năm 2019 cho thấy chu kỳ bán rã rơi vào khoảng 15 năm (nhưng lại khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào chủ đề nội dung). Bài nghiên cứu còn cho biết thêm, 13% liên kết tuy vẫn còn hoạt động nhưng không còn cung cấp nội dung ban đầu nữa. Hiện tượng này được gọi là trôi dạt nội dung (content drift).[10]

Quan trọng hơn, một bài báo cáo vào năm 2013 cho biết, có tới 49% là liên kết hỏng trên tổng số liên kết được dẫn trong các quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.[11] Một nghiên cứu năm 2023 đã theo dõi các trang tổng quan về đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ và nhận thấy rằng: 23% số URL trang tổng quát của tiểu bang đã bị thay đổi vào tháng 4 năm 2023, so với thời điểm tháng 2 năm 2021.[12]

Nguyên nhân và hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết hỏng xảy ra ở nhiều nguyên nhân khác nhau: Đối tượng mà trang web trỏ đến bị xóa mất, máy chủ lưu trữ trang đích ngừng hoạt động, bị gỡ bỏ khỏi dịch vụ cung cấp lưu trữ hoặc bị chuyển sang một tên miền mới.[13] Từ năm 1999, các chuyên gia đã lưu ý về vấn đề lưu trữ lượng lớn tài liệu trên ổ cứng rằng, "một lỗi ổ đĩa có thể giống như đi đốt thư viện ở Alexandria."[14] Ngoài ra, hoạt động đăng ký tên miền có thể sẽ hết hạn hoặc được sang nhượng cho bên khác, cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng liên kết hỏng.[13]

Một số lý do:

  • Thay đổi cấu trúc và hệ thống trang web gây biến đổi URL lưu trữ (ví dụ tenmien.net/cay_noel có thể sẽ bị đổi thành tenmien.net/cay/noel).
  • Di dời nội dung trước kia cho xem miễn phí sang nội dung chặn paywall yêu cầu đăng ký.[12]
  • Thay đổi kiến trúc máy chủ dẫn đến mã như PHP hoạt động khác so với ban đầu.
  • Nội dung trang động chẳng hạn như kết quả tìm kiếm thay đổi theo thiết kế.
  • Xóa trang đích và/hoặc nội dung của nó.
  • Người dùng nhập liệu thông tin trong link (như tên đăng nhập).
  • Bộ lọc nội dung hay tường lửa chặn không cho người dùng truy cập.
  • Hết hạn đăng ký tên miền.

Hậu quả của hiện tượng liên kết hỏng đó chính là không tìm được tập tin đích và trả về mã lỗi như HTTP 404 (404 Không thể tìm thấy).[13] Hoặc là, khiến cho liên kết bị "trôi dạt" và chuyển sang cung cấp nội dung khác so với dự định ban đầu của tác giả liên kết gốc.[10] Do đó, liên kết hỏng có khả năng gây mất dữ liệu cũng như nguồn tham chiếu, làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu hệ thống luật pháp và tính toàn vẹn trong học thuật.[15][16]

Giải pháp và nhận diện[sửa | sửa mã nguồn]

Phương pháp cơ bản để tránh hiện tượng hỏng liên kết đó chính là tạo các URL cố định không thay đổi theo thời gian. Tim Berners-Lee và những người tiên phong phát triển web khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lên kế hoạch ngăn chặn URL hỏng.[17]

Bên cạnh đó, giải pháp có thể kể đến gồm có: liên kết đến các nguồn chính chứ không phải nguồn thứ cấp và ưu tiên các trang web ổn định;[4] hạn chế sử dụng liên kết trỏ đến tài nguyên trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu;[6] sử dụng URL sạch hoặc chuẩn hóa URI;[18] sử dụng liên kết cố định hoặc mã nhận diện thường trực như ARK, DOI, tham khảo Handle System, PURL, hoặc CAS.[19] Người dùng Internet cần phải tránh liên kết đến các tài liệu không phải là trang web hoặc deep linking,[18][13] và thường xuyên lưu trữ nội dung dự phòng vào các trang lưu trữ web chẳng hạn như Internet Archive,[20] WebCite,[21] archive.today, Perma.cc,[22] Amber,[23] hoặc Arweave.[24]

Một số chiến lược xử lý các liên kết được đề xuất như: sử dụng cơ chế chuyển hướng chẳng hạn như HTTP 301 để tự động đưa trình duyệt và trình thu thập thông tin tới nội dung được di chuyển sang nơi khác; sử dụng hệ thống quản lý nội dung trang web có thể tự động cập nhật liên kết khi nội dung trong cùng một trang web được di chuyển hoặc tự động thay thế liên kết bằng URL chuẩn[25] và tích hợp tìm kiếm các tài nguyên vào trang HTTP 404.[26]

Người ta có thể phát hiện các liên kết bị hỏng bằng thủ công hoặc tự động. Các phương pháp tự động có thể kể đến gồm có plug-in dành cho hệ thống quản lý nội dung cũng như các trình kiểm tra liên kết bị hỏng độc lập như Xenu's Link Sleuth. Tuy nhiên, trình kiểm tra tự động có thể không nhận diện ra được các liên kết trả về mã lỗi 404 mềm hoặc các liên kết tuy trả về phản hồi 200 OK nhưng lại trỏ đến nội dung đã bị thay đổi.[27]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Markwell, John; Brooks, David W. (2002). “Broken Links: The Ephemeral Nature of Educational WWW Hyperlinks”. Journal of Science Education and Technology. 11 (2): 105–108. doi:10.1023/A:1014627511641. S2CID 60802264.
  • Gomes, Daniel; Silva, Mário J. (2006). “Modelling Information Persistence on the Web” (PDF). Proceedings of the 6th International Conference on Web Engineering. ICWE'06. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  • Dellavalle, Robert P.; Hester, Eric J.; Heilig, Lauren F.; Drake, Amanda L.; Kuntzman, Jeff W.; Graber, Marla; Schilling, Lisa M. (2003). “Going, Going, Gone: Lost Internet References”. Science. 302 (5646): 787–788. doi:10.1126/science.1088234. PMID 14593153. S2CID 154604929.
  • Koehler, Wallace (1999). “An Analysis of Web Page and Web Site Constancy and Permanence”. Journal of the American Society for Information Science. 50 (2): 162–180. doi:10.1002/(SICI)1097-4571(1999)50:2<162::AID-ASI7>3.0.CO;2-B.
  • Sellitto, Carmine (2005). “The impact of impermanent Web-located citations: A study of 123 scholarly conference publications” (PDF). Journal of the American Society for Information Science and Technology. 56 (7): 695–703. CiteSeerX 10.1.1.473.2732. doi:10.1002/asi.20159.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nelson, Michael L.; Allen, B. Danette (2002). “Object Persistence and Availability in Digital Libraries”. D-Lib Magazine. 8 (1). doi:10.1045/january2002-nelson. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019.
  2. ^ Fetterly, Dennis; Manasse, Mark; Najork, Marc; Wiener, Janet (2003). “A large-scale study of the evolution of web pages”. Proceedings of the 12th international conference on World Wide Web. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  3. ^ van der Graaf, Hans. “The half-life of a link is two year”. ZOMDir's blog. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  4. ^ a b Koehler, Wallace (2004). “A longitudinal study of web pages continued: a consideration of document persistence”. Information Research. 9 (2). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  5. ^ “All-Time Weblock Report”. tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ a b McCown, Frank; Chan, Sheffan; Nelson, Michael L.; Bollen, Johan (2005). “The Availability and Persistence of Web References in D-Lib Magazine” (PDF). Proceedings of the 5th International Web Archiving Workshop and Digital Preservation (IWAW'05). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2005.
  7. ^ Spinellis, Diomidis (2003). “The Decay and Failures of Web References”. Communications of the ACM. 46 (1): 71–77. CiteSeerX 10.1.1.12.9599. doi:10.1145/602421.602422. S2CID 17750450. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  8. ^ Steve Lawrence; David M. Pennock; Gary William Flake; và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2001). “Persistence of Web References in Scientific Research”. Computer (bằng tiếng Anh). 34 (3): 26–31. CiteSeerX 10.1.1.97.9695. doi:10.1109/2.901164. ISSN 0018-9162. Wikidata Q21012586.
  9. ^ Hennessey, Jason; Xijin Ge, Steven (ngày 2013). “A Cross Disciplinary Study of Link Decay and the Effectiveness of Mitigation Techniques”. BMC Bioinformatics. 14 (Suppl 14): S5. doi:10.1186/1471-2105-14-S14-S5. PMC 3851533. PMID 24266891.
  10. ^ a b Bowers, John; Stanton, Clare; Zittrain, Jonathan (ngày 21 tháng 5 năm 2021). “What the ephemerality of the Web means for your hyperlinks”. Columbia Journalism Review (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  11. ^ Garber, Megan (ngày 23 tháng 9 năm 2013). “49% of the Links Cited in Supreme Court Decisions Are Broken”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  12. ^ a b Adams, Aaron M.; Chen, Xiang; Li, Weidong; Chuanrong, Zhang (ngày 27 tháng 7 năm 2023). “Normalizing the pandemic: exploring thecartographic issues in state government COVID-19 dashboards”. Journal of Maps. 19 (5): 1–9. doi:10.1080/17445647.2023.2235385.
  13. ^ a b c d Yasar, Kinza (ngày 10 tháng 8 năm 2023). “Link rot explained: Everything you need to know”. TechTarget. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ McGranaghan, Matthew (ngày 1999). “The Web, Cartography and Trust”. Cartographic Perspectives (32): 3–5. doi:10.14714/CP32.624.
  15. ^ Jackson, L. Jay (ngày 1 tháng 12 năm 2013). 'Link rot' is degrading legal research and case cites”. ABA Journal. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  16. ^ Miller, Marshal A. (ngày 14 tháng 11 năm 2022). The Putrefaction of Digital Scholarship: How Link Rot Impacts the Integrity of Scholarly Publishing (Luận văn). Đại học Southeastern - Lakeland. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  17. ^ Berners-Lee, Tim (1998). “Cool URIs Don't Change”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2000. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  18. ^ a b Kille, Leighton Walter (ngày 8 tháng 11 năm 2014). “The Growing Problem of Internet "Link Rot" and Best Practices for Media and Online Publishers”. Journalist's Resource, Harvard Kennedy School. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2015.
  19. ^ Sicilia, Miguel-Angel; và đồng nghiệp (ngày 10 tháng 5 năm 2023). Decentralized Persistent Identifiers: a basic model for immutable handlers (PDF). Procedia Computer Science 146 (2019). Elsevier B.V. tr. 123–130. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ “Internet Archive: Digital Library of Free Books, Movies, Music & Wayback Machine”. ngày 10 tháng 3 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 1997. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  21. ^ Eysenbach, Gunther; Trudel, Mathieu (2005). “Going, going, still there: Using the WebCite service to permanently archive cited web pages”. Journal of Medical Internet Research. 7 (5): e60. doi:10.2196/jmir.7.5.e60. PMC 1550686. PMID 16403724.
  22. ^ Zittrain, Jonathan; Albert, Kendra; Lessig, Lawrence (ngày 12 tháng 6 năm 2014). “Perma: Scoping and Addressing the Problem of Link and Reference Rot in Legal Citations” (PDF). Legal Information Management. 14 (2): 88–99. doi:10.1017/S1472669614000255. S2CID 232390360. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ “Harvard University's Berkman Center Releases Amber, a "Mutual Aid" Tool for Bloggers & Website Owners to Help Keep the Web Available | Berkman Center”. cyber.law.harvard.edu. ngày 28 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2016.
  24. ^ “Arweave - A community-driven ecosystem”. arweave.org. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2023.
  25. ^ Rønn-Jensen, Jesper (ngày 5 tháng 10 năm 2007). “Software Eliminates User Errors And Linkrot”. Justaddwater.dk. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2007.
  26. ^ Mueller, John (ngày 14 tháng 12 năm 2007). “FYI on Google Toolbar's Latest Features”. Google Webmaster Central Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  27. ^ Bar-Yossef, Ziv; Broder, Andrei Z.; Kumar, Ravi; Tomkins, Andrew (2004). “Sic transit gloria telae: towards an understanding of the Web's decay”. Proceedings of the 13th international conference on World Wide Web – WWW '04. tr. 328–337. CiteSeerX 10.1.1.1.9406. doi:10.1145/988672.988716. ISBN 978-1581138443.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Sách trên Google book có chế độ xem trước một số trang. Đối chiếu số trang mà chú thích dẫn ra xem có đúng ý như nguồn dẫn không. Nếu trang cần xem không hiển thị thì đối chiếu với chủ đề mà đoạn văn, đề mục, tiểu mục đề cập đến với chủ đề trong sách gốc có ở Mục lục (Contante). Nếu sai chủ đề thì có khả năng mạo nguồn. Đối với một số sách không cho xem trước thì có khả năng nó được số hóa (TEXT, PDF, DOC, DJVU) ở một số trang web khác. Có thể tìm và tải về. Còn nếu tất cả những việc trên mà không thực hiện được thì đành phải tìm mua sách in hoặc đến thư viện mượn vậy. Chúc vui. --Двина-C75MT 04:35, ngày 1 tháng 11 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Quy định mới[sửa mã nguồn]

Wikipedia:Thảo luận#Đề xuất quy định. Đây là một quy định quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến dự án chúng ta. Mời bạn tham gia bỏ phiếu.Trongphu (thảo luận) 19:15, ngày 23 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Hải quân[sửa mã nguồn]

Anh mới tìm được cái này Lịch sử trang bị HQNDVN trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1955-1990, có bài khá chi tiết và hay, em tham khảo thử xem. Nal (thảo luận) 09:36, ngày 20 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Kon Tum[sửa mã nguồn]

Hello Bạn..! Bạn xem dùm mình lại bài viết về lịch sử Kon Tum. Mình viết nhưng mình thấy có gì đó chưa ổn mà mình không phát hiện ra được, mong bạn nhín chút times xem lại dùm mình nghen. Thanks --TuanUt (thảo luận) 05:00, ngày 5 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Biểu quyết chọn bảo quản viên[sửa mã nguồn]

Đang có biểu quyết phong thành viên A làm bảo quản viên. Mời bạn tham gia. Felo (thảo luận) 01:15, ngày 10 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Wikivoyage[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikivoyage tiếng Việt cần sự hỗ trợ của bạn!
Dự án Wikivoyage tiếng Việt đang được thực hiện thử nghiệm tại Vườn ươm Wikimedia. Bạn có thể hỗ trợ dự án chỉ với 5 phút/tháng với ít nhất 11 sửa đổi, bằng cách làm theo hướng dẫn sau:

  • Đến trang chính Wikivoyage tiếng Việt, bạn sẽ thấy những mục thỉnh cầu và các mẫu bài viết kế bên trong dấu ngoặc đơn.
  • Đối với các bài cần phát triển: bạn có thể viết nó theo kinh nghiệm của mình.
  • Các bản mẫu bài viết khác có thể tham khảo tại đây.

Bạn cảm thấy không phiền nếu tôi thông báo những tin mới cho bạn trong tương lai chứ?

Cảm ơn bạn đã đọc đến đây.

--Voyageditor (thảo luận) 13:20, ngày 12 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hồi âm[sửa mã nguồn]

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Vuhoangsonhn. Bạn có tin nhắn mới tại Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên.
Tin nhắn được ghi vào 07:50, ngày 16 tháng 3 năm 2013 (UTC). Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

A (thảo luận) 07:50, ngày 16 tháng 3 năm 2013 (UTC)Trả lời

Khương Công Phụ[sửa mã nguồn]

OK cảm ơn em, anh sẽ đối chiếu với bài hiện tại xem sao.--Trungda (thảo luận) 09:32, ngày 21 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

/Bản_mẫu:Tổng_Bí_thư_Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam[sửa mã nguồn]

Mình chép định dạng từ bản wiki tiếng Anh mà, nếu có chi tiết không chính xác thì anh sửa lại (vì mình không có kiến thức) chứ sao lại lùi luôn sửa đổi của mình vậy?Squall282 (thảo luận) 16:11, ngày 24 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn ơi sao bạn không trả lời???:(Squall282 (thảo luận) 15:58, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Danh sách vua VN[sửa mã nguồn]

Mời bạn tiếp tục tham gia thảo luận vấn đề danh sách. Thảo luận:Vua Việt Nam#Danh sách.67.4.210.45 (thảo luận) 06:17, ngày 23 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi vừa hồi âm. Có gì cậu thảo luận:vua Việt Nam xem.75.168.181.218 (thảo luận) 00:23, ngày 7 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đổi tên nhân vật Triều Tiên[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn thảo luận để đạt sự đồng thuận trước khi đổi tên hàng loạt nhân vật Triều Tiên và Hàn Quốc 118.68.153.59 (thảo luận) 07:34, ngày 13 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Vuhoangsonhn. Bạn có tin nhắn mới tại Wikipedia:Thảo luận#Vấn đề xử lý các bài đổi hướng.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Mời tham gia biểu quyết[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết ở Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc đưa thông điệp kêu gọi tham gia lên trang chính. Xin cảm ơn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:46, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tam Quốc[sửa mã nguồn]

Em nói anh mới thấy điều này. Từ trước anh ít để ý tới bản mẫu đó. Chính xác là thời kỳ này chỉ có 12 người thực sự làm vua thôi (tính cả Hán Linh và Hán Thiếu Đế là 14). Số nhiều có địa vị lãnh chúa. Không thể tính những người được truy tôn như Tào Tháo, Tôn Kiên, Tôn Sách, Tư Mã Ý, Tư Mã Chiêu, Tư Mã Sư (và các bà vợ được truy tôn hoàng hậu) được vì sinh thời họ không có địa vị như vậy. Em nên chỉnh lý cho phù hợp.--Trungda (thảo luận) 16:50, ngày 24 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Về Hán tự, "Vũ" 武 họ đơn của người Hoa khác với "Vũ" trong họ kép "Vũ Văn" 宇文 của cái gọi là "người Hồ". Thời điểm xuất hiện của các họ thì anh không rõ, vì những ai xuất hiện trong sử là những người có tiếng của họ đó được ghi, còn dòng họ có thể xuất hiện từ trước. Nhân vật Vũ An Quốc nghe lạ quá, không rõ xuất hiện ở đoạn nào trong Tam Quốc diễn nghĩa?--Trungda (thảo luận) 03:20, ngày 4 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
À, em đã nêu ra một chuyện lâu nay anh không để ý. Trong vụ đó Tôn Quyền quả là tàn độc. Ban đầu để Lã Đại tha Sĩ Huy rồi lại "không tha nữa", sau đó Quyền để mấy người họ Sĩ sống, tưởng chỉ giết anh em Huy là thôi, nhưng rồi mấy năm sau lại giết nốt các em của Nhiếp vì cái tội gì đó không được ghi rõ - cái tội đó ngoài Quyền ra không ai rõ bằng.--Trungda (thảo luận) 10:30, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Lê Duy Hiến[sửa mã nguồn]

Đúng là lạ. Trong sử Việt Nam không nhắc đến tên nhân vật này, thậm chí một nhân vật nào đó là "em Trang Tông" không thấy, một ai đó "nhường lại cho Trang Tông khi Trang Tông về nước" cũng không thấy. Về tên thì giữa sử ta với sử Tàu thường có sai biệt, vì các vua VN hay sử dụng "tên ngoại giao" khi quan hệ với TQ chứ không xưng tên thật (như Lê Thánh Tông không phải Tư Thành mà là Hạo).--Trungda (thảo luận) 04:25, ngày 3 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Lâu lâu lại thấy em lên, nhân tiện trao đổi thêm câu chuyện quanh việc "thu thập thông tin của thiên triều" quanh vụ nhà Hậu Lê tái lập. Sách Minh Thực lục (Hồ Bạch Thảo dịch, chỉ chọn sự kiện quan đến Đại ViệtChiêm Thành) không hề nhắc đến nhân vật nào mang tên Duy Hiến (dù là tên thật hay tên "ngoại giao"). Ngoài ra sách này còn cho biết: thông tin về Đại Việt thường do quan lại Quảng Tây "điều tra" và tâu báo về, thường chậm hàng nửa năm, có những thông sai lệch như Lê Trù (tức tên "ngoại giao" của Lê Tương Dực) bị Trần Cảo giết. Khi có sự tranh biện của nhà Mạc về nguồn gốc Lê Trang Tông (phủ nhận Duy Ninh) thì những người làm nhiệm vụ điều tra ở Quảng Tây bối rối tới mức thậm chí có những câu dạng "phỏng đoán" đầy nghi hoặc được ghi vào thư dâng lên vua về "tình hình An Nam" kiểu như: "con của Lự (tên ngoại giao của Lê Chiêu Tông) hay con của Nguyễn Kim chăng?"!!--Trungda (thảo luận) 08:50, ngày 25 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn viết bài nào ra bài đó hẳn hoi đi, sơ khai cũng được chứ đặt nhãn đang phát triển mất công sau này gỡ ra mà có khi để đó cả năm.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 11:14, ngày 18 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nữ tướng[sửa mã nguồn]

Mấy bài Bát Nàn và bà chúa Bầu họ Vũ tạm ổn rồi. Bài về Lục Lệnh Huyên em có thể xem và dịch từ bên tiếng Anh (en:Lu Lingxuan). Loạt bài của Diepphi và TT1234 vẫn thường có cách hành văn như dịch thuật từ sử cổ TQ như vậy, giữ nguyên cả quan điểm soạn giả (trung thành với "chính triều", hạ thấp tất cả những lực lượng khác); chưa kể tới việc giữ nguyên nhiều từ Hán Việt trong hành văn. Những điểm này đều cần sửa.--Trungda (thảo luận) 05:08, ngày 22 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Nhiều bài viết[sửa mã nguồn]

Anh đã xóa bài Trạng Quỳnh dân gian, vì đáng lý ra bài này bài tập trung vào nhân vật trong truyện, chứ không phải ngoài đời, dù nhân vật dân gian được xây dựng từ hình mẫu ngoài đời. Với bản mẫu các tổ tiên triều đại, có rất ít người đủ nổi bật (như Đinh Công Trứ hay các chúa Nguyễn), còn lại phần lớn người không bao giờ tạo nổi bài. Em hãy cho ý kiến về việc có nên xóa bài này hay không. Đối với bản mẫu thế phả, em có thể sửa trực tiếp những chỗ chưa phù hợp. Với tên gọi dòng họ và các hậu phi, công chúa, anh thống nhất với cách nghĩ của em.

Về nhân vật Lã Đại, phần lớn anh dựa theo Tam Quốc chí để viết, đã cố chỉnh văn phong và liên hệ với thông tin từ Đại Việt sử ký toàn thư. Về Tô Giam, sử Việt Nam ghi khá sơ sài, riêng sách Việt Nam ghi sâu nhất là "Lý Thường Kiệt" của Hoàng Xuân Hãn cũng phần lớn dựa trên nguồn sử liệu Trung Quốc.--Trungda (thảo luận) 10:56, ngày 29 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa bài viết Lưu Vĩnh Châu[sửa mã nguồn]

Bài viết Lưu Vĩnh Châu đã được đề nghị xoá với những lý do sau:

Sĩ quan chưa rõ độ nổi bật

Mặc dù mọi đóng góp cho Wikipedia đều được hoan nghênh, một số nội dung và bài viết có thể sẽ bị xóa vì một số lý do.

Bạn có thể phản đối đề nghị xóa trang này bằng cách xóa bỏ thông báo {{proposed deletion/dated}}, tuy nhiên hãy giải thích lý do trong tóm lược sửa đổi của bạn hoặc trên trang thảo luận của bài viết.

Hãy xem xét cải thiện bài viết để giải quyết các vấn đề được nêu ra. Dời bản mẫu {{proposed deletion/dated}} có thể ngăn quy trình đề nghị xoá, nhưng còn có nhiều quy trình xoá khác có thể được nêu ra. Đặc biệt, quy trình xoá nhanh có thể khiến bài viết của bạn bị xoá mà không cần thảo luận, và trang biểu quyết xoá bài cho phép các thành viên thảo luận để tiến tới đồng thuận về việc xoá một bài nào đó. Chu Ech Beo Xanh (thảo luận) 07:47, ngày 20 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lý Công Bình mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lý Nhân Nghĩa mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Tặng bạn một chú mèo![sửa mã nguồn]

Do you like this,huh ?

Lyngocmy2005 (thảo luận) 10:11, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hám Trạch[sửa mã nguồn]

Ở bài Hám Trạch bạn có thêm vào "viết đúng phải là Khám Trạch", làm ơn giải thích hoặc dẫn nguồn cho tôi được rõ!--Diepphi (thảo luận) 16:20, ngày 2 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi tra trên zdic thì thấy đúng là có âm Khám, nhưng đó là cách vận âm của người Quảng, không thể xem là chánh thống, vì vậy tôi sẽ gỡ câu "viết đúng phải là Khám Trạch", nếu bạn có nguồn tham khảo khác thì tôi sẽ thêm vào bài viết trở lại ngay, không phiền đến bạn nữa!--Diepphi (thảo luận) 11:37, ngày 6 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi không tìm thấy thông tin gì khác so với những chi tiết đã có ở bài Bùi Tuấn của Wiki tiếng Trung.--Diepphi (thảo luận) 02:20, ngày 10 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi đề nghị đưa Bùi Tuấn vào bài viết về Bùi Tiềm là hơn.--Diepphi (thảo luận) 15:58, ngày 10 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bùi Tuấn: Theo tôi thì Bùi Tuấn làm quan ở Thục Hán, mà Thục Hán không có sử quan, nên thiếu thốn sử liệu là việc có thể hiểu được. Dương Hý: Vì Tam quốc chí chú không có chú âm như Hậu Hán thư hay Tư trị thông giám, nên tôi không thể đưa ra ý kiến bách khoa được. Tôi dùng tự điển Thiều Chửu, mà Thiều Chửu ưu tiên âm Hý, nên tôi sẽ theo lựa chọn này. Hoan nghênh bạn viết bài về Dương Hý, liệt truyện về Dương Hý có nhiều nhân vật nhỏ, hy vọng bạn tìm ra cách thu vén chứ đừng bỏ qua.--Diepphi (thảo luận) 17:11, ngày 11 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia bình chọn cho bài Giuse Maria Trịnh Văn Căn trở thành bài viết chọn lọc. Được nhận phiếu bầu/ ý kiến đóng góp của bạn là niềm vinh hạnh của tôi. Cám ơn bạn đã đọc tin nhắn ː) --Tân-Đế (thảo luận) 03:15, ngày 13 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến tại biểu quyết này. Cảm ơn bạn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:35, ngày 21 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bài sử[sửa mã nguồn]

Cảm ơn em đã thông báo. Dạo này anh có ít thời gian hơn nên những việc như em trao đổi là cần rất thiết. Anh đã chỉnh lý lại những nội dung sai lệch.--Trungda (thảo luận) 18:16, ngày 31 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có mấy tin cùng nhắn với em nên khi mở ra anh chỉ xem tin dưới cùng, tới hôm nay nhìn lại mới thấy tin của em. Trong những chủ đề trên, anh muốn trao đổi thêm cho rõ. Có vài trường hợp anh thấy hơi băn khoăn khi tạo bài.
Huệ Vũ vương mà em nói có phải Trần Quốc Chẩn không? Nên gọi là Vụ án Trần Quốc Chẩn dễ hiểu hơn, vì các danh hiệu vương của các đời khá nhiều, dễ nhầm lẫn.
Dương Nhật Lễ chỉ gắn với 1 sự kiện duy nhất trong đời ông ta vì là người khác họ đưa vào, viết sợ khó tán rộng hơn bài mang tên ông ta. Chính biến Thiên Hưng cũng tương tự, với tên gọi đó có thể phạm vi bị gói trong vụ Nghi Dân làm binh biến lật đổ Bang Cơ mà thôi.
Vụ ly khai hai họ Lê, Nguyễn chưa rõ em định nói tới sự kiện nào?
Loạn kiêu binhcải cách Minh Mạng, kinh lý Chân Lạp đều khá hay, đặc biệt là 2 bài sau.
P/S: em nhớ tạo tin mới ở dưới cùng của trang thảo luận, dù là cùng chủ đề thảo luận vài ngày trước, vì anh ít thời gian, không thường xuyên xem toàn bộ trang thảo luận nên dễ đọc sót tin nhắn.--Trungda (thảo luận) 10:52, ngày 9 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên. Biểu quyết này thực sự cần thiết cho sự phát triển của Wikipedia, thời hạn đến ngày 18/08/2015. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. Alphama (thảo luận · đóng góp)

Văn cổ[sửa mã nguồn]

Việc đưa chữ Hán với một số từ như tên tự, tên hiệu, niên hiệu, hay thuật ngữ nổi tiếng... thì không có vấn đề gì. Còn đương nhiên văn phong cổ thì nên điều chỉnh. Những trường hợp như vậy anh đã từng thảo luận trong bài viết với một số thành viên. Nếu gặp, em có thể sửa đổi sang văn phong wiki, vì văn phong "văn khấn", "cổ phong", chép nguyên từ cổ sử không biên tập... rõ ràng thuộc loại văn phong không phù hợp (trong đó có việc gọi các vị nông dân là cha chú, ông bà vua khai quốc bằng "hoàng đế", hoàng hậu"... mà không dùng tên, cứ như thế giới đang sống dưới triều đại đó). Trường hợp bị hồi lại bản "văn khấn", có thể hồi sửa.--Trungda (thảo luận) 03:04, ngày 27 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vụ thảm sát ở Bình Phước[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết Vụ thảm sát ở Bình Phước. Mong bạn cho ý kiến. Cảm ơn bạn rất nhiều. K1eprongbuon812(thảo luận) 06:26, ngày 3 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Đãng khấu chí mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Chính biến Thiên Hưng mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Chính biến Thiên Hưng[sửa mã nguồn]

Anh vẫn cho rằng sự kiện này tuy có ít nhiều liên quan đến cái chết của Khắc Xương và Lê Lăng, nhưng với tên gọi như vậy, bản thân nó kết thúc khi Tư Thành lên ngôi. Đưa kết cục của 2 người vào phần hệ quả không vấn đề gì, nhưng nó không phải là thông tin đánh dấu sự kết thúc của chính biến.--Trungda (thảo luận) 09:56, ngày 14 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bản clk[sửa mã nguồn]

Bài Danh sách nhân vật trong Thủy hử mà bạn viết quả là có ý tốt, nhưng hiện tại quá dở dang, tôi buộc phải đặt biển chất lượng kém, mong bạn để ý. DangTungDuong (thảo luận) 14:47, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xin lỗi bạn, clk là clk, nếu bạn không có ý muốn nâng cấp thì bài vẫn là clk, tôi sẽ xóa kể cả không có biển. Đừng có lấy ngôn ngữ khác ra để so sánh, nếu lấy ngôn ngữ khác thì hãy xem bài tiếng Anh xem? DangTungDuong (thảo luận) 15:40, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời
Mời bạn đọc thêm Wikipedia:Bài viết chất lượng kém. Danh sách trên nằm trong mục "Bài viết không có hoặc có quá ít thông tin", "Nếu bài có khả năng phát triển nhưng nội dung nghèo nàn, tính khơi mào, người viết không có ý định viết thêm". Nhiệm vụ của tôi ở đây là tuần tra dọn dẹp. Truyện Thủy hử tôi đã đọc/xem phim 2-3 bản đầy đủ, có quan tâm nên mới nhắc nhở, mong bạn có thiện chí hoàn thiện thêm. DangTungDuong (thảo luận) 16:00, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn nói cũng bạo mồm quá, nhưng nguyên tắc làm việc của tôi ở đây là tôi không quan tâm đâu. Bạn có thể dùng bản mẫu {{đang viết}}, chứ bản mẫu {{rất sơ khai}} hoàn toàn không thỏa đáng trong chất lượng bài này vì chất lượng bài quá thấp, dưới cả mức sơ khai. Tôi sẽ theo dõi riêng bài này, vốn dĩ hầu hết các nhân vật trong Thủy hử cũng không đủ nổi bật để tồn tại thành bài ở đây, nên danh sách này cũng cần thiết. DangTungDuong (thảo luận) 16:20, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi chẳng thấy "địa chủ", "hóa đơn vài tỷ" nó có liên quan gì cả. Bạn có bị hoang tưởng hay vấn đề gì không? DangTungDuong (thảo luận) 16:33, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi tính số năm tôi sống ở Hà Nội còn hơn số tuổi của bạn, còn ở đây tôi thấy chính bạn không hiểu thế nào là "bản mẫu", thế nào là "bài viết", thế nào là "danh sách", vậy nên đừng tỏ vẻ hiểu biết. Tôi có nói để cho hay, mà còn thích hạch sách, đúng là bạn bị paranoia hoặc psycho thật. DangTungDuong (thảo luận) 16:44, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mời đọc lịch sử bài để xem ai nói càn. DangTungDuong (thảo luận) 17:20, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chào mừng tới với thế giới Bản mẫu:Chất lượng kém. DangTungDuong (thảo luận) 17:26, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tiện tay luôn Bản mẫu:Rất sơ khai. Lại còn cố cho vào ngoặc kép nữa, nực cười. DangTungDuong (thảo luận) 17:26, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mời bổ sung thêm câu chữ làm giàu có hơn cho mục Wikipedia:Giận dữ và ác ý! Việt Hà (thảo luận) 17:44, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chào em[sửa mã nguồn]

Tầm này các nhà thờ tại Việt Nam đang cử hành lễ nửa đêm Giáng sinh rồi! Nghỉ ngơi thôi em! Mong mọi bình yên! Việt Hà (thảo luận) 17:42, ngày 24 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Định hướng[sửa mã nguồn]

Dù sao độ phổ biến và quan trọng của vị Thiếu Đế Việt Nam không nhiều. Nhìn vào "vị trí" của 2 vị trong LS 2 nước thì có thể coi ngang nhau.--Trungda (thảo luận) 18:58, ngày 25 tháng 12 năm 2015 (UTC)Trả lời

Re. ĐBQH[sửa mã nguồn]

ĐBQH mặc nhiên nổi bật, chỉ có thể đặt biển clk nếu quá ngắn không có nguồn. DangTungDuong (thảo luận) 10:06, ngày 8 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hẳn là bài clk, bạn cứ đặt biển với lý do rõ ràng, tôi sẽ xem xét. Bản thân tôi cũng bận, không có thời gian ngó tất cả mà rà soát cho kỹ được. DangTungDuong (thảo luận) 10:53, ngày 8 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Dĩ nhiên không thể nào ôm đồm hết tất cả. Nếu được giúp đỡ tuần tra thì bạn đã giúp được nhiều rồi. DangTungDuong (thảo luận) 11:06, ngày 8 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Mấy bài kia tôi tạm giải quyết cho bạn, tuy nhiên cũng không nên trễ nải quá lâu. Còn chuyện đặt tên thì tôi không rành lắm về lịch sử, tuy nhiên tôi thấy ý của bạn rất hợp lý, nên mang ra mục "Thảo luận chung" để xây dựng với những thành viên có chuyên môn. DangTungDuong (thảo luận) 11:54, ngày 8 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Trước khi đặt biển, bạn chỉ cần search Google thử xem. Nếu nhân vật có thông tin kha khá, hãy bổ sung các liên kết tham khảo, để nếu có mở rộng, thì cũng dễ tham khảo. Thái Nhi (thảo luận) 01:00, ngày 12 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

BVCL[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết bài T-ara thành BVCL. Mong sẽ nhận được ý kiến của bạn tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/T-ara. Cám ơn ㅡ ManlyBoys 03:27, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chất lượng kém[sửa mã nguồn]

Hỏi thật bạn nhé, bạn có định đặt biển cả vài chục nghìn bài sinh học cũng chỉ 1 câu như các ĐBQH không?--117.6.64.175 (thảo luận) 09:53, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Trước khi lùi, làm ơn trả lời câu hỏi này của tôi: có hay không? Cảm ơn bạn trẻ.--117.6.64.175 (thảo luận) 10:06, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hai bạn tạm ngừng lùi sửa lẫn nhau đi, tránh làm tràn trang thay đổi gần đây. Các bạn làm ơn thảo luận đi đã. Xin cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 10:12, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Bạn không muốn đối thoại mà cứ cắm đầu làm việc mình thích. Không hay đâu bạn. Trong xã hội thật và ảo đều không nên như vậy.--117.6.64.175 (thảo luận) 10:31, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời
Đề nghị bạn Vuhoangsonhn ngưng bút chiến và hãy thảo luận với BQV về vấn đề này. Đã có thảo luận ở đây. DanGong (thảo luận) 11:56, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cậu học xong đại học chưa ? Romariot (thảo luận) 18:07, ngày 19 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Bạn có biết sinh vật là gì không? Tôi và bạn, gọi một cách thật khái quát, đều là sinh vật cả bạn ơi. ĐBQH thì cũng là con người, mà con người là một loài sinh vật!
Hơn 2 chục ngàn bài sinh vật về động vật và địa lý cấp xã đều có tình trạng giống các bài mà bạn nói là "không thể cứu" đấy Vuhoangsonhn. Tôi (và không chỉ có tôi) thấy rằng các bài đó đều thuộc loại để tồn tại được chứ không phải là "không thể cứu". Nếu các bài đó không có nguồn gốc thì mới là không cứu được.--117.6.64.175 (thảo luận) 02:10, ngày 20 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hình như viết về người nên dài ra chút thì phải.  A l p h a m a  Talk 03:06, ngày 20 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xin hãy tạm dừng việc lùi sửa lẫn nhau để thảo luận. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:30, ngày 20 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chân thành mời BQ chất lượng bài dịch GA[sửa mã nguồn]

Mời qua Wikipedia:Biểu quyết/Chất lượng bài dịch GA từ phiên bản Anh. Quan điểm và ý kiến của bạn là đều rất cần thiết để tìm ra sự đồng thuận thật sự ở Wikipedia. Hy vọng bạn sẽ tham gia! Nguyentrongphu (thảo luận) 20:18, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vua Việt Nam[sửa mã nguồn]

Nếu muốn bỏ mục vua các quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam thì chỉ cần xóa phần đấy thôi. Chứ đừng lùi lại vì sẽ mất các thông tin khác trong bài viết. Thanks Tran Ai Quoc Vietnam (thảo luận) 05:55, ngày 13 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dự án phát sinh thể loại bán tự động[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Gai sinh dục[sửa mã nguồn]

Tôi đã xóa interwiki cũ, bạn biết tiếng Anh của gai sinh dục là gì thì cho biết để tôi cập nhật mới. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 11:09, ngày 16 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Lưu Trung[sửa mã nguồn]

Bài Lưu Trung tự nhận là dẫn nguồn của Đại Việt thông sử, nhưng tôi tìm mòn mắt mà chẳng thấy Lưu Trung nào trong ĐVTS bản 1978, không rõ bạn đã xem qua ĐVTS bản 2007 hay chưa? Tôi không thể chắc chắn nên chưa thể đưa ra ý kiến. Mong bạn góp ý.--Diepphi (thảo luận) 13:13, ngày 19 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tục tư trị thông giám quyển 93 chép toàn cảnh của việc ký kết Liên minh trên biển, có Bình hải chỉ huy sứ Hô Khánh ban đầu chịu trách nhiệm đưa đón sứ Tống Mã Chánh, rồi đưa đón sứ Kim Lý Thiện Khánh, sau đó trở thành sứ giả, bị câu lưu ở Kim hơn 6 tháng (có thể phát triển 1 bài rất khá nếu đi sâu vào các chi tiết ngoại giao). Tôi nghĩ bạn cần chứng minh tại sao Tục tư trị thông giám lại chép Hô Khánh mà không phải là Hô Duyên Khánh. Riêng nguồn Tam triều bắc minh hội biên thì tôi rất ngán nên không động vào (Vì tôi chỉ tìm được bản text trên ctext, không dấu và nhiều lỗi chính tả => bó tay).--Diepphi (thảo luận) 15:58, ngày 19 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tập trung vào cái này https://zh.wikisource.org/wiki/續資治通鑑/卷093 --Diepphi (thảo luận) 00:13, ngày 20 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời
Tôi không có cách nào chứng minh Hô tức là Hô Duyên, đành xoay sang các nguồn khác để chứng minh Hô Khánh tức là Hô Duyên Khánh vậy!--Diepphi (thảo luận) 11:58, ngày 20 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ngô Đình Lệ Thủy[sửa mã nguồn]

Mục từ này đã được đổi hướng theo biểu quyết xóa bài. Bạn cũng có thể tự làm được việc đổi hướng đó, sao phải đặt biển xóa nhanh? Én bạc (thảo luận) 15:32, ngày 21 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xoá nhanh[sửa mã nguồn]

Nếu bạn muốn yêu cầu xoá nhanh phải đặt bản mẫu và nêu lý do cụ thể, chứ đừng chỉ thêm bài vào thể loại Chờ xoá. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 04:38, ngày 23 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nhân vật Nguyễn Đê xuất hiện đúng 1 lần trong ĐVSKTT, theo tôi chưa nên xóa nhanh. Có rất nhiều nhân vật trên Wiki ở dạng này, cần một cuộc thảo luận lớn. Đề nghị bạn vặt thẳng tay những nguồn vớ vẩn, tương tự như bài Nguyễn Quang Lợi.--Diepphi (thảo luận) 04:55, ngày 23 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời


Đề nghị khôi phục bài Xung đột Việt Nam Khmer Đỏ 1975-1978[sửa mã nguồn]

Hanam190552 (thảo luận) 06:44, ngày 24 tháng 3 năm 2016 (UTC)Đề nghị khôi phục bài Xung đột Việt Nam Khmer Đỏ 1975-1978, sau khi đổi tên bài Chống Khmer đỏ thì bài này không vào được, khôi phục lại cho anh em chứHanam190552 (thảo luận) 06:44, ngày 24 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nhắc nhở[sửa mã nguồn]

Bạn là thành viên lâu năm, vì vậy nên tránh việc chép nội dung làm mất lịch sử bài, như đã làm tại bài Lê Ngọc Hoàn. conbo trả lời 13:48, ngày 25 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thuacondihoc[sửa mã nguồn]

Tv này liên tục sửa đổi có tính cá nhân trên một loạt bài, cứ bài nào liên quan đến huyện Đại Từ là Tv này sửa đổi, không quan tâm đến nguồn gốc, lỗi chính tả, còn văn phong, cấu trúc bài thì khỏi nói.--Diepphi (thảo luận) 15:39, ngày 29 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dạo này hơi bận, nhưng vẫn đang nghiên cứu tài liệu Bắc minh hội yếu (vì nửa năm ngắm nghía bài Trương Hiến mà chưa làm nổi), khó quá--Diepphi (thảo luận) 17:23, ngày 29 tháng 3 năm 2016 (UTC)!Trả lời

quyền "người tự đánh dấu tuần tra"[sửa mã nguồn]

Chào Sơn, tôi cấp quyền "người tự đánh dấu tuần tra" vì bạn là thành viên lâu năm dày dặn đóng góp, và để tôi (hay ai khác) ko lãng phí thời gian tuần tra những sửa đổi không cần tuần tra của bạn! :) Việt Hà (thảo luận) 16:05, ngày 30 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thự[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bạn đã sửa chữ "thự", trong bài Mộng Lân, không rõ bạn có sửa những bài khác không? Đề nghị bạn không nên sửa các chữ hành, thự, thụ, trừ,... vì những chữ này tuy có giống có khác về ý nghĩa, nhưng rất khác nhau về danh nghĩa, mà người xưa rất coi trọng việc này. VD: hành và thự đều có con ấn, đều mang ý tạm quyền, nhưng hành sẽ phải giao trả sau khi xong việc, còn thự nếu làm tốt sẽ được thực sự nhận chức. Dịch rành rẽ sẽ làm bài dài lê thê, dịch thoát nghĩa sẽ gây hiểu lầm. VD: võ tướng ra trận thường có chữ Hành, văn quan ra địa phương thì có chữ thự,...--Diepphi (thảo luận) 08:43, ngày 2 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chính vì đôi ba chữ không đủ để giải thích rạch ròi, nên thà không dịch ra. Trước đây tôi cũng bỏ qua, nhưng sau khi đọc bản dịch của Quốc triều toát yếu, thấy các cụ dùng những chữ này rất thoải mái, thì không lấn cấn nữa! Đôi khi chủ nghĩa đa số lại là chủ nghĩa tầm thường hóa thì phải!--Diepphi (thảo luận) 02:03, ngày 4 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời
Nếu chỉ là một vài trường hợp riêng lẻ, tôi đồng ý rằng bạn sửa hợp lý. Nhưng một khi bài có hệ thống cụ thể, VD nhân vật ban đầu được thự chức, sau đó được thực thụ chức, cứ như vậy liên tục nhiều lần, thì tôi cho rằng độc giả có thể hiểu được. --Diepphi (thảo luận) 00:36, ngày 5 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chép sử[sửa mã nguồn]

Lâu lâu mới có dịp bàn việc chép sử với em. Đọc kỹ Đại Việt thông sử, các thiên Đế kỷ và liệt truyện công thần thì thấy có vẻ như Lê Quý Đôn chịu ảnh hưởng (hoặc vô tình có chung phong cách) của Trần Thọ viết Tam quốc chí. Người Trung Hoa đôi khi vẫn trách nhẹ Trần Thọ: truyện về Ất thì bảo trận đó Ất đánh hay, truyện về Giáp thì quy công trận đó cho Giáp giỏi. Đọc Lê Quý Đôn viết Đế kỷ thì có thể nghiêng về cảm giác là công thần (Hãn, Xảo) mưu phản, nhưng đọc truyện 2 ông thì độc giả không khỏi thở dài vì các công thần bị oan. Có phải chăng là cả 2 vị Trần, Lê đều không thể nói thẳng sự nghi hoặc trong lòng vì sức ép của "đương triều". Có thế mới biết không phải ai cũng có thể làm như Tư Mã Thiên dám viết về vua khai quốc đương triều Lưu Bang "ham rượu và gái".--Trungda (thảo luận) 10:00, ngày 5 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Lại nhắc đến việc đổi tên của Lê Quý Đôn thì anh nhớ ra chuyện Hồ Đốc của phe Lưu Bị, không hiểu vì sao sau hận Di Lăng lại đổi tên mình thành Mã Trung, dù vừa có một gã Mã Trung bên Ngô gây ra hận lớn cho Tiên chủ. Thế mới biết lịch sử có nhiều điều kỳ quái. Dẫu Lưu Bị còn hay mất đi nữa thì 2 chữ "Mã Trung" lẽ ra phải là "cấm nhắc đến" trên đất Thục mới phải.--Trungda (thảo luận) 07:51, ngày 6 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hậu phi[sửa mã nguồn]

Vụ kính ngữ về cơ bản giải quyết xong. Vấn đề chỉ còn ở việc tra xét và chỉnh lại các phiên bản lạm dụng nó. Còn vấn đề các bài Hậu Phi khá rắc rối vì hiện nay chưa hoàn toàn thống nhất 1 cách gọi các bà vợ vua. Như các Hậu Phi bên TQ dường như có xu hướng là trong đó mang mấy thông tin: Thụy hiệu (đương nhiên, ngắn gọn 1-2 chữ) + họ gốc + hoàng hậu/phi. Anh đã nêu ra một vài phương án tại thảo luận:Thuận Thiên (Hoàng phi): 1 là dùng danh hiệu Phi khi chồng (vua) còn sống, 2 là tên húy và 3 là dùng "ABC Thái hậu" (nếu có được vinh hạnh này sau khi chồng mất nhưng bản thân còn sống, chứ không phải truy tôn).--Trungda (thảo luận) 16:39, ngày 10 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Những vấn đề em bàn nhìn chung ổn. Còn 2 trường hợp nữa cần quan tâm và lựa chọn:
  1. Những người không làm Hậu khi chồng còn sống, nhưng khi con lên làm vua (hoặc một vua sau nào đó không phải con, nhưng tỏ ra tôn trọng bà đó) được tôn là Thái hậu. Vẫn dùng Phu nhân hoặc Phi hay dùng Thái hậu?
  2. Những người mà chồng vốn không phải vua nhưng con được chọn kế vị vì vua trước tuyệt tự (chọn người trong họ, thậm chí bàng hệ), do đó bà này không có danh hiệu khi chồng còn sống nhưng bỗng chốc trở thành Thái hậu (điển hình là Đổng Thái hậu mẹ Hán Linh Đế).

Vấn đề lựa chọn tên gọi nằm ở quan điểm: chọn danh hiệu cao nhất bà có hay danh hiệu theo chồng đặt?--Trungda (thảo luận) 04:13, ngày 12 tháng 4 năm 2016 (UTC)--Trungda (thảo luận) 04:13, ngày 12 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn![sửa mã nguồn]

Ngôi sao Sôi nổi
Tặng bạn ngôi sao này vì đóng góp không ngừng của bạn cho mục BQXB ㅡ ManlyBoys 23:48, ngày 9 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời bạn cho nhận xét. Cám mơn ㅡ ManlyBoys 02:33, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xuân Thảo Đường[sửa mã nguồn]

Xuân Thảo Đường rành các bản mẫu thật đấy, bạn có biết đó là tài khoản rối của tv nào hay ko?--Diepphi (thảo luận) 17:05, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Liêu và Lưu[sửa mã nguồn]

Anh không biết nhiều về Liêu Hữu Phương. Về Lưu Khánh Đàm, anh cho rằng có lẽ Toàn thư nhầm cái chết "lần 2" của ông với người khác. Cương mục ghi năm 1161 Thái phó Hoàng Nghĩa Hiền mất. Việt sử lược không ghi về cái chết của cả 2 ông. Để anh sẽ xem thêm Đại Việt sử ký tiền biên. Nhưng chắc chắn là Toàn thư chép về cái chết lần 2 năm 1161 là lầm. Còn những thuyết "di" ông về thế kỷ 10-11 có vẻ dựa vào thần phả phần nhiều. Có thế càng thấy cái hại muôn đời của việc mất nước dù chỉ trong 20 năm Minh thuộc nhưng cái hậu quả bị hủy hoại sách vở đã khiến nhiều điều mãi mãi là ẩn số phải tranh cãi, mà đây là một trong những ẩn số kiểu đó.--Trungda (thảo luận) 10:38, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đại Việt sử ký tiền biên cũng ghi như Cương mục: đại thần mất năm 1161 là Thái phó Hoàng Nghĩa Hiền. Như vậy rất có thể sử thần nhà Lê đã nhầm ông Hiền với Lưu Khánh Đàm khi chép đoạn này.--Trungda (thảo luận) 05:01, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời bạn cho nhận xét. Cám mơn ㅡ ManlyBoys 14:11, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời


Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Lưu Khánh Đàm mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Damian Vo (thảo luận) 10:41, ngày 25 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chia buồn cho sự ấu trĩ của vài người họ bùi ở Thượng trưng[sửa mã nguồn]

Thấy bạn quan tâm bài này, thật tiếc:

§≈Bài "Dòng họ Bùi hậu duệ của Vua Lê Lợi, Đế hiệu là Lê Thái Tổ" đã được Wiki chấp nhận đăng 9 năm, từ 2007, vì sự ấu trĩ của vài người ở Thượng Trưng mà bài bị xóa vĩnh viễn. Đau xót chưa? Hãy xem vì sao bị xóa, vì sửa chữa mang tính phá hoại cuả các bạn ấy đấy. Bài học: Sự ấu trĩ và ngu ngốc là tiềm năng của thất bại.

§≈Thôi thì Chia buồn với họ.

Quyền lùi sửa[sửa mã nguồn]

Tôi thấy gần đây bạn thường xuyên lùi sửa để chống thử nghiệm và phá hoại, nên tôi đã cấp cho bạn quyền lùi sửa để bạn có thể làm việc này thuận tiện hơn chỉ với một click chuột. Bạn có thể tìm hiểu tính năng này chi tiết hơn tại Wikipedia:Lùi sửa. Bạn có thể thử sử dụng nó để thấy sự tiện lợi. Chúc bạn có những đóng góp có ích trong tương lai. Thân. Tuanminh01 (thảo luận) 04:46, ngày 29 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Re:Phim cổ trang[sửa mã nguồn]

Bài Vua Việt Nam bản chất là một danh sách, bên các ngôn ngữ khác họ đặt tên bài rất chuẩn. Tôi cũng không để ý bài phim cổ trang làm gì, nhưng thấy bạn viết sang hướng nghiên cứu khái niệm, nên việc tách ra là cần thiết. Còn các list nguồn thì không khó, tôi có thể rồi khôi phục để ẩn, nhưng phải nói rằng rất nhiều nguồn trong đó không xứng đáng đặt trong mục "liên kết ngoài". DangTungDuong (thảo luận) 13:45, ngày 2 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hiện tại bài bạn đang biên tập có thiên hướng nghiên cứu, không phải viết luôn thành bài nghiên cứu cho bõ công? Để bài danh sách sang bài khác. Thường thì nếu danh sách = 1/2 dung lượng bài là đã phải tách rồi, huống chi đây còn tận 2/3. DangTungDuong (thảo luận) 03:35, ngày 3 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hoàng Thị Hồng[sửa mã nguồn]

Bạn xem bài này nổi bật không, tôi không muốn gán nhãn dnb với bài này vì thành viên viết bài có vấn đề tâm lý với tôi. Không hề có nguồn ghi trong chính sử?  A l p h a m a  Talk 02:57, ngày 8 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời tham gia biểu quyết[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Bài về ĐBQH[sửa mã nguồn]

Tôi là người gắn biển clk những bài ĐBQH mà bạn thêm biển chờ xóa. Theo tôi được biết thì cộng đồng thảo luận chưa có kết quả về cách xử lý những bài này, vì vậy tôi đã dừng gắn biển. Tôi đề nghị bạn (có lẽ quen thuộc cách làm việc trên wiki hơn tôi) tổ chức 1 cuộc biểu quyết dứt khoát về việc xóa hay không xóa bài tiểu sử ĐBQH clk, không cần gắn biển vội vàng.--Diepphi (thảo luận) 10:45, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Có lý có lẽ thì cứ làm! Bạn đã có 1 phiếu của tôi.--Diepphi (thảo luận) 12:20, ngày 9 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mặc Kỳ chứ không phải Mặc Sĩ[sửa mã nguồn]

Vấn đề này khi viết bài Mặc Kỳ Sửu Nô tôi đã tìm hiểu đại khái.--Diepphi (thảo luận) 12:31, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Không có nguồn hàn lâm ghi chú cụ thể, nhưng wiki tiếng Trung (và nhiều tài liệu khác) cũng xác nhận là họ Mặc Kỳ. Đến tận ngày nay vẫn còn người Trung Quốc mang họ này, nên bạn không cần lấn cấn làm gì. Hơn nữa, chữ Kỳ có nghĩa không đẹp, tôi không nghĩ có người dùng làm tên lót.--Diepphi (thảo luận) 16:56, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Phòng hỏa trường thành[sửa mã nguồn]

Tôi được biết Vnexpress từng dịch Phòng hỏa trường thành là tường lửa vĩ đại hay Trường thành trên mạng, dở nhưng cụ thể và không sai. Tôi tán thành bạn bỏ cái tên Đại tường lửa (vì sai ngữ pháp), nhưng sử dụng cái tên Hán Việt (tuy không khó hiểu) dễ gặp bất đồng về sau. Tôi đề nghị một cái tên trung lập hơn là Trường thành lửa.--Diepphi (thảo luận) 01:51, ngày 13 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

P/s: trong ngôn ngữ của người Việt thì nói đến "lửa" tức là "ngăn lửa" hay "ngăn cháy", VD: tường lửa (xây dựng); vì vậy người Trung Quốc cần nói rõ là "phòng hỏa", chứ người Việt chỉ cần nói "lửa" là đủ.--Diepphi (thảo luận) 01:51, ngày 13 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

2 mà 1[sửa mã nguồn]

Chỉ cần căn cứ theo cách viết "kính ngữ", cộng với lật xem lại cái cách ra đi của Eruruucách chào từ biệt của Khang Chính Vương (không đúng ý ta thì ta xóa sạch!) thì đủ thấy 2 thành viên này là "kế tục nhau". Vì phát hiện điều này hơi trễ và cũng thấy 2 TK này đã dừng, nếu không anh đã thực hiện lệnh cấm với những hành vi phá hoại đó.

Wikipedia đương nhiên không phải là nơi đăng tải nguyên văn sử cũ (cái đó đã có trên wikisource), vì thế văn phong chỗ nào không phù hợp đều có thể sửa đổi. Anh biết rất rõ những bài viết đó, nhưng hiện chưa có đủ thời gian rà soát. Ví như trường hợp viết năm, ngoài việc đưa hoàn toàn về Tây lịch, có giải pháp trung hòa là ghi cả 2 (vừa niên hiệu, vừa tây lịch và âm lịch - đương nhiên là dài dòng rồi).--Trungda (thảo luận) 14:43, ngày 26 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vào thảo luận tiếp đi bạn. Xixaxixup (thảo luận) 08:39, ngày 13 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Vi phạm 3RR[sửa mã nguồn]

Bạn đã bị cấm sửa đổi trong 1 tuần vì vi phạm quy định ba lần hồi sửa, như bạn đã thực hiện tại Chiến tranh Đông Dương. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện sửa đổi có ích. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm.

Khi có tranh chấp, đầu tiên bạn nên thử thảo luận về các thay đổi gây tranh cãi để tìm kiếm sự đồng thuận. Nếu nó vẫn chưa hiệu quả, bạn nên thực hiện giải quyết tranh chấp, và trong một vài trường hợp, yêu cầu khóa trang là một giải pháp phù hợp. Tuấn Út Thảo luận 09:09, ngày 13 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời


Bạn vào thảo luận tiếp về việc đặt biển trung lập ở bài chiến tranh Đông Dương nhé. Xixaxixup (thảo luận) 04:02, ngày 22 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Xin bác Vuhoangsonhn cho biết lý do về việc thay đổi tên loạt bài về Hoàng hậu nhà Thanh[sửa mã nguồn]

Qua phần giới thì thấy bác là người là đã có tuổi nên tôi đưa ra ý kiến như sau

Như đã đề cập trong phần thảo luận của bài Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu, nhân vật lịch sử nước nào nên đặt tên bài theo cách gọi phổ biến của nước đó. Như trường hợp về loạt bài Hoàng hậu nhà Thanh thì các gọi theo kiểu Hiếu + Mỹ từ + Đế hiệu của chồng + Hoàng hậu là cách gọi phổ biến nhất, thông dụng hơn kiểu Họ + Hoàng hậu + (tên chồng) rất nhiều. Bác có thể dựa vào Wiki Trung văn hoặc những bách khoa toàn thư mạng của người Trung Quốc như Baike để khẳng định điều này. Cách gọi này cũng rất phổ biến đại Việt Nam qua điện ảnh hay tiểu thuyết lịch sử, ngôn tình của Trung Quốc du nhập, còn cách gọi của bác hoàn toàn xa lạ. Phải nói không phải tự nhiên mà các thành viên khác lấy tên gọi này khi lập bài.

Một mặt khác, nếu người Trung Quốc cũng đặt tên bài về nhân vật lịch sử Việt Nam theo ý riêng của họ như kiểu Hoàng đế Đại Việt thành Giao Chỉ Quận vương hay An Nam Quốc vương, Lê Tương Dực Đế thành Lê Trư Vương, Lê Uy Mục Đế thành Lê Quỷ Vương thì chắc cả tôi và bác cũng như tất người Việt một sự không hề vui vẻ Giángđàoliễuchi (thảo luận) 17:40, ngày 22 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Hồi âm[sửa mã nguồn]

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Vuhoangsonhn. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Cao Tiến Thụ.
Tin nhắn được ghi vào 06:45, ngày 16 tháng 7 năm 2016 (UTC). Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Tuấn Út Thảo luận 06:45, ngày 16 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời tham gia ý kiến[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:43, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Gửi Ngài để đề phòng Ngài mắt kém rồi lại bảo tôi nói xấu sau lưng nhé.[sửa mã nguồn]

Vuhoangsonhn đã xóa thảo luận này của Giángđàoliễuchi vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 10:43, ngày 17 tháng 8 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Đổi tên bài hàng loạt[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn nêu lý do trong tóm lược sửa đổi khi đổi tên bài. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 07:36, ngày 24 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Danh sách phim cổ trang Việt Nam[sửa mã nguồn]

Bài Danh sách phim cổ trang Việt Nam do tôi khởi tạo. Bạn đóng góp vào bài nhiều, tôi biết điều đó. Nhưng chính bạn đã đổi tên bài thành Phim cổ trang Việt Nam vào 02:19, 11/4/2016. Để sau đó DangTungDuong chia nội dung thành hai bài mới, một bài về Danh sách (mất nội dung khởi tạo của tôi) và một bài về Lịch sử (do bạn viết nhiều) ra riêng. Bài bạn vừa đề nghị xóa nhanh do DangTungDuong cắt xén ra bài mới. Bạn đừng nghĩ bạn không phá hoại khi đổi tên thiếu cân nhắc. Kieprongbuon812 Thảo luận 11:11, ngày 31 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

Võ Tắc Thiên[sửa mã nguồn]

Giữa hai âm đọc “vũ” và “võ” của chữ “武” không có âm nào chuẩn hơn âm nào cả, cả hai âm đều dúng. Có “vũ khí” 武器 nhưng lại cũng có “văn võ song toàn” 文武雙全. “Võ Tắc Thiên” là tên phổ biến hơn, “Vũ Tắc Thiên” gần như là không có người nào dùng cả thì nên sử dụng tên “Võ Tắc Thiên” trong bài viết.

Đây là âm đọc của chữ “武” trong tiếng Hán trung cổ do một số nhà ngôn ngữ học Trung Quốc và Tây phương phục nguyên (dẫn từ http://ytenx.org/kyonh/sieux/1355/):

Karlgren mi̯u
Vương Lực mĭu
Lý Vinh mio
Thiệu Vinh Phân mio
Trịnh Trương Thượng Phương mɨo
Phan Ngộ Vân mio
Pulleyblank muə̆

Rất có thể là cả hai âm “vũ” và “võ” đã đồng thời tồn tại từ trước thời chúa Nguyễn chứ không phải là do kiêng huý mà mới xuất hiện thêm âm “võ”. Kiendee (thảo luận) 03:45, ngày 15 tháng 10 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời bạn vào https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Tên_bài để xem quy tắc đặt tên bài, mà có lẻ cũng nên áp dụng khi gọi tên nhân vật. Trong đó có quy tắc áp dụng tên phổ biến. Xin được trích:

Tên bài viết theo thường lệ được đặt theo tên tiếng Việt phổ biến (hoặc tên vay mượn phổ biến) của chủ đề bài viết. Ví dụ:
Bill Clinton (không "William Jefferson Clinton")
Bút Tre (không "Đặng Văn Đăng")
Hulk Hogan (không "Terry Gene Bollea")
Giải Oscar (không "Giải thưởng Viện Hàn lâm")
Thành phố Hồ Chí Minh (không "Hồ Chí Minh (thành phố)")
Đế quốc Ottoman (không "Đế quốc Osmanli")
Tôi nghĩ chữ 武 trong tên nhân vật Võ Tắc Thiên và cả đối với nhân vật Võ Tòng được phiên âm thành Võ chiếm áp đảo so với phiên âm Vũ. Tôi đã sửa lại trong hai bài viết trên. Mong nhận được phản hồi từ bạn.Kẹo Dừa (thảo luận)

Thấy bạn để lại bình luận, tôi thảo luận với bạn mấy ý sau đây:
  • : Thành thật mà nói thì 6 cái ví dụ trên nó có chăng thì cũng chẳng liên quan gì tới việc nội dung bài để Vũ hay Võ cả.

Tôi đưa các ví dụ để bạn thấy ở nguyên tắc ở Wikipedia là dùng tên thông dụng thay vì fullname (trong một số trường hợp như "William Jefferson Clinton"), tên thật (trong một số trường hợp "Đặng Văn Đăng", "Terry Gene Bollea"), tên chính thức (trong một số trường hợp như "Giải thưởng Viện Hàn lâm") và đôi lúc không phải tên nguyên văn trong tiếng gốc cũng được ưu tiên như "Đế quốc Osmanli". Ngay trong các bài viết mà tôi đưa thí dụ ở trên, full name, tên thật, tên chính thức, tên nguyên văn trong tiếng gốc cũng chỉ dùng để tham khảo thôi.
Tên bà ta là 武則天, với cách viết chữ Hán này, 武 ở đây được phiên âm thành Võ nhiều hơn Vũ, tôi nghĩ nên dùng cách phiên âm này, bởi vì nó thông dụng hơn.

  • : Bản thân tôi thấy việc này không có gì phải bàn

Tôi thấy với tinh thần Wikipedia thì việc gì chưa rõ cũng phải nên bàn.

  • : Vậy nên việc mấy bài đó để tên bài là Võ Tắc Thiên hay Võ Tòng do thói quen dịch lâu năm thì chẳng sao cả, nhưng vào nội dung thì tôi nghĩ nên tôn trọng một chút vấn đề lịch sử, rằng họ sinh trước khi kiêng húy Chúa Vũ

Tôi có nghe đến việc kỵ húy này rồi, nhưng tôi không có điều kiện để thu thập bằng chứng rõ ràng hay có hiểu biết cụ thể về việc này nên tôi không lạm bàn có hay không việc kiêng húy chúa Vũ. Nếu như quả thật có sự kiêng húy ấy chăng nữa thì lệnh kiêng ấy được áp dụng cho tiếng nói đương thời. Tức là áp dụng cho việc gọi tên người, sự việc xảy ra trước đó (giai đoạn kiêng húy) hoặc vào giai đoạn đó.
Nghĩa là các mọi người trong thời ấy bắt buộc phải nói như thế một cách nghiêm ngặt, qua thời đó, lệnh kiêng húy sẽ giảm từ từ, một số từ sẽ quay về cách gọi ban đầu, và một số từ vẫn sẽ tiếp tục mang cách gọi thời còn kiêng húy.
Một ví dụ trong trường hợp này là việc cách gọi tên Hằng Nga 姮娥. Vì kỵ húy vua Hán Văn Đế là Lưu Hằng 劉恆 (mặc dù chỉ là kỵ âm chứ không kỵ chữ), mà người Tàu phải đổi thành Thường Nga 嫦娥 để chỉ chị Hằng (lệnh này chỉ áp dụng bên TQ, Việt Nam không bị ảnh hưởng). Hán Văn Đế sống trước công nguyên, tới hơn 2000 năm sau, mọi người vẫn quen gọi Hằng Nga là Thường Nga chứ chưa có ý định quay về cách gọi ban đầu, tôi nghĩ âu cũng là do thói quen.
Tôi nghĩ sử dụng tên gọi thông dụng thay vì tên nguyên gốc không có nghĩa là sai trái hay phản khoa học gì cả.Kẹo Dừa (thảo luận)

Dừng việc tự ý thay đổi tên và nội dung bài viết khi có tranh chấp[sửa mã nguồn]

Chào bạn, theo yêu cầu tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên về việc giải quyết trường hợp bút chiến xảy ra tại bài Võ Tắc ThiênVõ Tòng, bạn vui lòng dừng các sửa đổi theo quan điểm của riêng mình trước khi vấn đề này đã được giải quyết qua đồng thuận. Phiên bản ổn định từ lâu của bài viết sẽ được áp dụng trong tình huống tranh chấp này. Bạn vui lòng đọc WP:3RR và cố gắng tránh tối đa việc gây ra nó. Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 16:29, ngày 23 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Share your experience and feedback as a Wikimedian in this global survey[sửa mã nguồn]

  1. ^ This survey is primarily meant to get feedback on the Wikimedia Foundation's current work, not long-term strategy.
  2. ^ Legal stuff: No purchase necessary. Must be the age of majority to participate. Sponsored by the Wikimedia Foundation located at 149 New Montgomery, San Francisco, CA, USA, 94105. Ends January 31, 2017. Void where prohibited. Click here for contest rules.

Chúc bạn một năm mới an khang, một trí tuệ minh mẫn và một đầu óc rộng mở để góp phần xây dựng cộng đồng Wikipedia thêm lớn mạnh và hữu ích[sửa mã nguồn]

Xin chào Vuhoangsonhn, chúc bạn những ngày Tết vui vẻ và một năm mới tốt lành.

Thông điệp này thúc đẩy tình cảm trong cộng đồng và hy vọng nó sẽ giúp bạn thấy ấm áp hơn đôi chút. Hãy lan tỏa tình yêu trên Wiki bằng cách gửi lời Chúc mừng năm mới đến một thành viên khác, một người bạn tốt, hoặc chỉ là một thành viên bất kỳ nào đó mà thôi, dù cho đó có thể là người mà bạn đã từng có bất đồng trong quá khứ.
Wikipedia là dành cho tất cả mọi người! Chúc mừng năm mới và cảm ơn bạn đã dành nhiều công sức viết bài, duy trì và hoàn thiện Wikipedia. Từ: Kẹo Dừa (thảo luận)

Lan tỏa thông điệp này bằng cách chèn {{thế:Chúc tết 2}} vào trang thảo luận của thành viên khác với một thông điệp thân thiện.

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Ú[sửa mã nguồn]

Vuhoangsonhn ơi nếu có thời gian nhờ bạn cho ý kiến ở biểu quyết trên nhá, còn khoảng tháng nữa hay sao ý. Cám ơn bạn nhìu :) Con Mèo Ú Tim (thảo luận) 20:49, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:39, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Your feedback matters: Final reminder to take the global Wikimedia survey[sửa mã nguồn]

(Sorry for writing in English)

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời cho ý kiến (vấn đề khác)[sửa mã nguồn]

Xin xem Thảo luận:Nguyễn Phúc Cảnh#Chức vị/danh hiệu hoàng tử có vẻ không phù hợp.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:24, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tiếng Hán và các nhân vật Việt Nam[sửa mã nguồn]

Từ 12 năm qua đây là một vấn đề rất đau đầu của Wikipedia tiếng Việt. Vì cứ có người thêm, một thời gian lại có người xóa, nay mời anh thảo luận cho có đồng thuận áp dụng lâu dài, tránh hao tổn sức lực vô ích cho Wikipedia tiếng Việt tại: Wikipedia:Thảo luận#Việc thêm chữ Hán vào sau tên các nhân vật lịch sử VN. Chân thành cảm ơn anh trước.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 16:35, ngày 1 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đưa ra thảo luận chung[sửa mã nguồn]

Tôi đưa vấn đề thảo luận với bạn ra trang thảo luận chung tại Wikipedia:Thảo luận#Lại vấn đề họ để rộng đường dư luận nhé. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 01:02, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nam quận[sửa mã nguồn]

Tốt quá. Lần đầu tiên anh thấy có đủ danh mục các huyện của quận Nam. Rõ ràng đây là quận quan trọng nhất Kinh châu, nhất là thời Tam Quốc, vì thế có thể bổ sung (ở mức độ nhất định) những nội dung có liên quan đến bài Vấn đề Kinh châu thời Tam Quốc. Không phải tự dưng nước Sở chọn đây làm kinh đô, đến các đời sau nó vẫn là trung tâm của "vùng Kinh Sở". Đến tận thế kỷ 13, chiến tranh Nguyên - Tống thì Tương Dương thuộc Nam quận cũ vẫn là trọng trấn, cái "đinh" mà khi người Mông nhổ được (mất tới 6 năm) thì xem như cánh cửa diệt Nam Tống đã mở toang. Em nên bổ sung cả giải đoạn thời Nam Tống.

Anh hơi băn khoăn một số thông tin mà trong bài chưa nêu. Đến cuối thời Đông Hán, quận trị Kinh châu là Nam Dương (ở phía bắc), không còn ở Nam quận. Tôn Kiên từ Trường Sa đánh lên Nam Dương cùng lúc giết thứ sử Kinh châu Vương Duệ và thái thú Nam Dương là Trương Tư. Chỉ khi Lưu Biểu được Đổng Trác cử đi trấn, gặp lúc Viên Thuật chiếm cứ Nam Dương mới chạy sang Tương Dương đóng đô; từ đó Nam quận trở lại là quận trị trong hoàn cảnh chiến loạn. Quận Nghi Đô được tách ra (ban đầu giao cho Trương Phi), sau này là địa bàn xảy ra trận Di Lăng. Tôn Quyền thắng Lưu Bị rồi lại lấy Di Lăng tách ra lập thành quận, đổi tên là Tây Lăng. Bản thân Giang Lăng cũng được tách ra thành quận. Thời Tôn Hạo còn tách quận Nghi Đô lập quận mới Kiến Bình. Như vậy ngay thời Tam Quốc, Quận Nam cũ đã cắt ra rất nhiều quận nhỏ (Nam quận mới, Tương Dương, Giang Lăng, Nghi Đô mới, Kiến Bình, Tây Lăng). Ngoài ý nghĩa phòng thủ chiến lược (tăng quan tăng quân), có vẻ như dân số của khu trung tâm nước Sở cũ rất đông đúc nên các triều đại sau dễ dàng chia dân tách huyện và tách quận.

Nói không ngoa thì Kinh châu là trung tâm tranh chấp của cả 3 nước, trong đó trọng điểm chiến tranh quân sự lẫn chính trị của cả 3 phe chính là lãnh địa quận Nam này.--Trungda (thảo luận) 09:26, ngày 15 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Mời tham gia Thảo luận[sửa mã nguồn]

Chào bạn, mời bạn xem Wikipedia:Thảo luận#Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính và cho biết ý kiến của mình. Cảm ơn bạn.
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 05:55, ngày 13 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Biểu quyết[sửa mã nguồn]

Chào bạn. Trân trọng mời bạn tham gia Biểu quyết tạiː Wikipedia:Thảo luận/Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính/biểu quyết. Xin cám ơnǃ
 T à i T â m T ì n h  Thảo luận 08:05, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời bạn tham gia thảo luận[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia thảo luận chủ đề Về việc đặt bảng dnb của bạn Thusinhviet tại bài viết Min (ca sĩ Việt Nam) và đưa ra nhận xét khách quan. Rất cảm ơn bạn Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 08:53, ngày 29 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Văn bia các lăng vua Lê[sửa mã nguồn]

Hiện nay, sau khi tập hợp tư liệu từ chính sử và website mình đã biết được nội dung ghi trong văn bia ở lăng các vua Lê từ Thái Tổ tới Hiến Tông. Chỉ còn mỗi Túc Tông là mình không biết các Lễ quan soạn văn bia họ nhận xét thế nào. Bạn có tư liệu nào ghi nội dung văn bia ở lăng Lê Túc Tông không, mình muốn biết trong đó có chi tiết nào thú vị về ông vua ngắn ngày này không? Cám ơn bạnTi2008(Thảo luận, đóng góp) 13:00, ngày 1 tháng 8 năm 2017 (UTC) Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 13:00, ngày 1 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời thảo luận[sửa mã nguồn]

Mời bạn tập hợp các tư liệu mà bạn đã tổng hợp được, phân tích và chứng minh nó ở trang thảo luận của bài Võ Tòng. Thông tin bạn viết thêm vào hồi sáng nay, tôi tạm để đó. Tối về tôi sẽ có phản hồi lại ở trang thảo luận bài này. Mong bạn hợp tác. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:04, ngày 2 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên[sửa mã nguồn]

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Bạn đã bị cấm sửa đổi tạm thời vì sửa đổi gây hại. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện sửa đổi có ích. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm.

 A l p h a m a  Talk 09:08, ngày 30 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời

Lý do [1].  A l p h a m a  Talk 09:40, ngày 30 tháng 11 năm 2017 (UTC)Trả lời
Xin chào tôi có hạ mức cấm xuống 1 tháng theo quy trình 24h, 48h, 1 tuần, 1 tuần, 1 tháng, ... tương ứng với các lần cấm của bạn. Lý do khác là có 1 phần nguyên nhân do BQV chưa giải quyết thật sự thỏa đáng khiến thành viên bị bức xức dẫn đến tâm lý ức chế. Xin lưu ý kỹ về thái độ văn minh. Xin cảm ơn!  A l p h a m a  Talk 04:15, ngày 10 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bổ sung [2] Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:03, ngày 10 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)