Tiếng Cống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Cống
Cốông
Sử dụng tạiViệt Nam
Tổng số người nói2.000
Dân tộcngười Cống
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtchữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cnc
Glottologcoon1239[1]
ELPCôông

Tiếng Cống là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Lô Lô được sử dụng bởi khoảng 1.500 cư dân ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Tiếng Cống có mối quan hệ nhưng khá khác biệt với tiếng Phunoi.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Jerold Edmondson (2002), tiếng Cống được sử dụng ở 5 bản của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu:

Theo Phạm Huy (1998: 10), tiếng Cống hiện diện ở các bản sau đây:

  • Bo Lếch, xã Kan Hồ
  • Nậm Luồng, xã Can Hồ (một phần của Bo Lếch trước đây)
  • Nậm Khao, xã Nậm Khao
  • Nậm Pục, xã Nậm Khao
  • Tác Ngá, xã Mường Mô
  • Nậm Kè, xã Mường Toong
  • Huổi Sâư, xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ

Phân nhóm[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Huy (1998: 12) liệt kê hai phân nhóm dân tộc Cống sau đây.

  • Xí Tú Mạ (Cống Bạc)
  • Xám Khổng Xú Lứ (Cống Vàng)

Cụm từ[sửa | sửa mã nguồn]

Cống Vàng và Cống Bạc khác nhau về mặt ngôn ngữ, như được minh họa bằng những cụm từ sau đây của Phạm (1998: 13) bằng chữ Việt Nam (chữ Quốc ngữ).

  • Cống Vàng
    • Háng lế ('Ai đó?')
    • Hàng chà ('ăn cơm')
    • Ý tắng ('uống nước')
  • Cống Bạc
    • À sáng lê ('Ai đó?')
    • Hắng tà ('ăn cơm')
    • Lắng ('uống nước')

Các con số trong tiếng Cống Vàng (Phạm 1998: 13):

  • 1. tìm
  • 2. nhịp
  • 3. xem
  • 4. ừn
  • 5. ngà
  • 6. khô
  • 7. xị
  • 8. dẹ
  • 9. quề
  • 10. trse
  • 11. trse tìm
  • 12. trse nhịp
  • 20. nhịp trse
  • 21. nhịp trse tìm
  • 30. xem trse
  • 31. xem trse tìm
  • 40. ừn trse
  • 50. ngà trse
  • 100. trse trse

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Coong”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.

Văn liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Edmondson, Jerold A. 2002. "The Central and Southern Loloish Languages of Vietnam". Proceedings of the Twenty-Eighth Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society: Special Session on Tibeto-Burman and Southeast Asian Linguistics (2002), pp. 1–13.
  • Phạm Huy. 1998. Bước đầu tìm hiểu văn hóa dân tộc Côống. Lai Châu: Sở Văn Hóa Thông tin Lai Châu.
  • Various. 2014. Văn hóa dân gian người Cống tỉnh Điện Biên (Quyển 1). Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. ISBN 978-604-50-1544-5ISBN 978-604-50-1544-5
  • Various. 2014. Văn hóa dân gian người Cống tỉnh Điện Biên (Quyển 3). Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. ISBN 978-604-50-1546-9ISBN 978-604-50-1546-9