Wikipedia:Thảo luận/Lưu 7

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

010203040506Lưu 070809101112131415162030405060708090

Mượn wiki để nói ý kiến cá nhân

Nếu đăng nguyên văn từ một nguồn nào khác hay trích lời ai khác, thành viên wiki tiếng Việt phải nói rõ nguồn gốc, nếu không người đọc sẽ cho rằng đó là lời nói của Wikipedia. Khi trích nguyên văn một nơi nào khác, thành viên wiki phải viết "Theo ABC, ..." hay dùng lời lẽ tương tự. Bất kỳ một nhận xét, một nhận định nào của bất kỳ bài nào mà không nêu đích danh nguồn phát biểu " có thể sẽ có người đánh giá rằng đó là mượn wiki để nói lên chính kiến của mình. Nhất là các bài có nhiều nhận định gây tranh cãi như các bài Chiến tranh Việt Nam, Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân... Đây là một điều hiển nhiên, không cần phải biểu quyết. Song các hiểu và áp dụng điều hiển nhiên này với từng người và từng bài có thể khác nhau. Tôi mong rằng có thêm các thảo luận về việc nguyên tắc làm việc này. Hiểu thế nào là nguyên tắc nêu nguồn dẫn đích danh. Có cần biểu quyết điều hiển nhiên này hay không?

Tôi đề nghị bỏ phiếu hoặc thảo luận, và sau đó cùng thực hiện:

Đây là điều hiển nhiên
  1. Đồng ý. Không cần bàn cãi và phải được áp dụng cho mọi bài và đối với mọi thành viên wiki tiếng Việt.Bánh Ướt (thảo luận) 06:38, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Đồng ý. Áp dụng cho tất cả nhận xét, thảo luận có thể gây ra tranh cãi. Không áp dụng cho nhận định "quả đất có hình cầu" hiện nay, nhưng áp dụng cho nhận định này vào thời trung cổ.Moimem (thảo luận) 06:40, ngày 18 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  3. Đồng ý. Vì :"Nếu một quan điểm thuộc về đa số, thì rất dễ để chứng minh nó với vị thế thường chấp nhận được của bài viết; Nếu một quan điểm thuộc về một thiểu số đáng kể, thì rất dễ để nêu tên người ủng hộ có cỡ; " Trích từ thư gửi vào tháng Chín, 2003 của Jimbo Wales.Nghilevuong (thảo luận) 09:58, ngày 19 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  4. Ủng hộ. Vì theo Mekong Bluesman một thành viên từng làm việc nhiều với wikipedia ở Thảo luận :Hồng Quân thì: "Các dẫn chứng cần phải được đưa ra và nói rõ là theo ý kiến của tác giả X hay tác phẩm X hay tài liệu Y vì Wikipedia không được phép có ý kiến của mình để dẫn lái người đọc theo một lối nhìn. Ngoài ra, tinh thần của Wikipedia là đa quan điểm, do đó các quan điểm khác nhau (và có thể chống đối nhau) đều phải được đưa ra. Quyền chọn một lối nhìn nào để tin vào là quyền của người đọc, không phải là quyền của người viết".Meem (thảo luận) 01:08, ngày 21 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  5. Chấp nhận. Tôi chấp nhận rằng đây là một quy tắc không tranh cãi, thỏa hiệp vì "cách dễ dàng để tránh đưa ra tuyên bố để ủng hộ "một quan điểm" là tìm hiểu nguồn gốc đáng tin cho một dữ kiện và liệt kê nguồn gốc. Đây là cách thức dễ dàng nhất để diễn tả một khía cạnh của cuộc tranh luận mà không phải ủng hộ một quan điểm" ..."Khi khẳng định một dữ kiện về một quan điểm, điều quan trọng là cũng nên khẳng định dữ kiện về những quan điểm bất đồng, và làm thế nào mà không phải hàm ý rằng bất cứ một quan điểm nào trong chúng là chính xác. Cũng cần thiết khi đưa ra dữ kiện về những lý do phía sau những quan điểm ấy, và làm rõ là ai là chủ nhân của chúng. (Tốt nhất là liệt dẫn một đại diện quan trọng của quan điểm ấy)" cách viết này đã ghi rõ trong quan điểm trung lập của mọi Wikipedia mà mọi người phải chấp nhận khi tham gia. XemWikipedia:Quan điểm trung lập. Nbq (thảo luận) 01:56, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Bạn hiểu lầm về việc liệt kê nguồn gốc, và nên nhớ chỉ cần làm rõ ai là chủ nhân khi nào có dữ kiện về những quan điểm bất đồng. Hãy linh hoạt tại những trường hợp đó khi vấn đề là gây tranh cãi cao, chúng ta viết nguồn kiểu này sẽ tốt hơn, nhưng không áp dụng cách viết thế này vào toàn bộ các nguồn dẫn, nếu thế bài viết sẽ thành một mớ các quan điểm lộn xộn, ông này xen ông kia, quan điểm này xen quan điểm kia, không mạch lạc, không suôn sẻ. Bạn đang viết Bách khoa, và nó là một văn bản hoàn chỉnh, chứ không phải bài tổng hợp báo chí. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:12, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý với Trần Vĩnh Tân câu "nên nhớ chỉ cần làm rõ ai là chủ nhân khi nào có dữ kiện về những quan điểm bất đồng" và cũng đồng ý cách giải quyết "linh hoạt" của Trần Vĩnh Tân. Nhưng tôi đang bỏ phiếu cho nhận xét, nhận định có thể bị cho là mượn wikiđể nói ý kiến cá nhân, tức nhận xét và nhận định "có bất đồng". Tôi đâu bỏ phiếu làm rõ nguồn dẫn cho các dữ kiện. Chắc Trần Vĩnh Tân phân biệt được nhận xét và nhận định khác với dữ kiện. Tôi cũng có thảo luận ở mục Wikipedia: Tin nhắn cho người quản lý#Quy cách dẫn chứng nguồn nói rõ việc Tmct cố ý trình bày sai lạc nội dung cuộc bỏ phiếu này. Mời Tân xem lại, và nếu bạn tán đồng thì xin bỏ phiếu lại. Đây là quy tắc bắt buộc và là trụ cột của wiki, chúng ta phải chấp nhận khi tham gia wiki, không nên nề hà hoặc viện cớ để vi phạm. Nbq (thảo luận) 03:05, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  6. Đây là điều hiển nhiên. Một sự vật, sự việc, đánh giá, nhận định do nhiều cách diễn đạt khác nhau mà người đọc sẽ bị "dẫn lái" mà hiểu khác nhau. Việc ám chỉ rằng một điều gì đó là sự thật trong khi điều đó có tranh cãi, cho dù sự tranh cãi đó không tìm ra nguồn dẫn chứng có uy tín để viết thì cũng không đúng tinh thần wiki. Nếu viết "Phạm Tuân lái MiG-21 đã bắn rơi máy bay B52" với viết "Theo các phương tiện truyền thông chính thức thì Phạm Tuân lái MiG-21 đã bắn rơi máy bay B52", sẽ cho hai cách hiểu khác nhau về một sự kiện "có tranh cãi", mặc dù không tìm ra nguồn có uy tín để nói rằng đã "có tranh cãi". Tôi không đồng tình với "mượn wiki" vì vậy tôi bỏ phiếu đồng ý. Meomeo (thảo luận) 01:57, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Bác bỏ phiếu một đằng mà viết một nẻo. Mời xem Thảo luận:Hải chiến Trường Sa 1988#Thái độ trung lậpBánh Ướt (thảo luận) 05:20, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Không cần biểu quyết
  1. Việc áp dụng nguyên tắc nói rõ nguồn dẫn là chuyện chỉ phù hợp với từng trường hợp một, không cần biểu quyết, chỉ cần thảo luận, vì Wikipedia hoạt động theo thỏa hiệp chứ không hoàn toàn dựa trên biểu quyết. Biểu quyết chỉ có giá trị hướng dẫn và Wikipedia không phải là nơi thử nghiệm về dân chủ. thảo luận quên ký tên này là của Bánh Ướt (thảo luận • đóng góp).
  2. Không cần biểu quyết vì mọi quy tắc về dẫn chứng nguồn đã được ghi trong quy định Wikipedia:Nguồn gốc kiểm chứng được (dịch từ wiki tiếng Anh en:Wikipedia:Verifiability). Mọi việc cần làm theo quy định này. Tmct (thảo luận) 10:39, ngày 24 tháng 12 năm 2007 (UTC).[trả lời]
  3. Theo tôi cách dẫn chứng truyền thống là đủ. Người đọc chả phải là ngốc nghếch để không nhận ra được câu nói blah blah blah [1] là có nguồn từ [1]. conbo 11:05, ngày 24 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  4. Dẫn chứng truyền thống là đủ. Việc để nguồn theo kiểu "Theo như" biến Wiki thành một bài tổng hợp báo chí, vỡ vụn, đọc vào không còn suôn sẻ, không còn trình tự. Còn Wikipedia không có lời nói, thành viên viết chính có quyền viết theo khả năng trung tính nhất có thể, các thành viên khác nếu không đồng ý có thể thảo luận và xin ý kiến để sửa đổi. Người ta không kết luận trong Wikipedia, cũng có nghĩa là chẳng cần phải trích các báo khác rồi nói "đó là kết luận của họ", đơn cử bài "16 tấn vàng" tìm ra tận cùng của sự thật, báo Tuổi Trẻ đã làm được một việc thiện xét từ góc độ lương tri, họ nhận xét gì kệ họ, Wikipedia không cần phải có những thứ này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:04, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Dẫn chứng truyền thống chỉ đủ nếu các quan điểm đa số và thiểu số, các quan điểm trái chiều đều đã có nêu. Việc chỉ nêu một quan điểm một nhận xét, một nhận định có lợi, trong một vần đề có mâu thuẫn, là vi phạm wikipedia: Thái độ trung lập.Trần Vĩnh Tân cần xem lại hiện chúng ta chỉ đang bỏ phiếu cho các nhận xét, nhận định nhằm mục tiêu mượn wiki để nói lên quan điểm cá nhân mà thôi. Không phải bỏ phiếu cho toàn bộ các dữ kiện trích dẫn. Vì sao wiki vỡ vụn nếu bảo đảm được tinh thần trung lập. Người ta đã kết luận trong wiki nhiều rồi mới có thảo luận này chứ Trần Vĩnh Tân. Hình như Tân đã hiểu lầm mục tiêu cuộc bỏ phiếu. Nbq (thảo luận) 03:05, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Thảo luận khác
  1. Thử đọc lại một vài nơi trong các bài nhạy cảm khác, ví dụ cụ thể trong bài Chiến tranh Việt Nam có một số nhận định, nhận xét, đánh giá cảm quan như sau:" Đối với đa số người Việt ở cả miền Bắc và miền Nam, sau 2000 năm chiến đấu chống các lực lượng ngoại xâm, người Mỹ đơn giản là sự hiện diện mới nhất của ngoại bang trên đất nước Việt Nam[19][20]. Họ đã góp nên sức mạnh cho phong trào dân tộc mãnh liệt do Hồ Chí Minh lãnh đạo[21]": đó là nhận định của wikipedia tiếng Việt hay đó là nhận định của các nguồn dẫn nào đó mang bí số 19, 20, 21?
    Đó là nhận định của các nguồn 19,20,21 chứ không phải của wiki vì (1) wiki không bao giờ có nhận định. (2) Các nguồn đã được dẫn. Tmct (thảo luận) 10:39, ngày 24 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Đó là quan điểm ủng hộ một bên (cụ thể trong trường hợp này là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phe xã hội chủ nghĩa) là đúng trong một vấn đề có mâu thuẫn, và tránh làm rõ là ai là chủ nhân của quan điểm để mượn wiki nói lên quan điểm cá nhân. Đa số người đọc sẽ không cần hiểu 19, 20, 21 là ai, có chính kiến gì, dùng tư cách gì để nhận định và hiểu rằng wiki đã khẳng định quan điểm X,Y,Z là đương nhiên và có cơ sở chắc chắn để khẳng định điều đó. TheoWikipedia: Thái độ trung lập."Khi khẳng định một dữ kiện về một quan điểm, điều quan trọng là cũng nên khẳng định dữ kiện về những quan điểm bất đồng" Trường hợp này không trình bày được một quan điểm bất đồng nào và có lợi hoàn toàn cho một bên trong vấn đề mâu thuẫn chiến tranh Việt Nam và làm thế nào mà không phải hàm ý rằng bất cứ một quan điểm nào trong chúng là chính xác đây không còn là hàm ý mà đây là một khẳng định mượn danh wiki. Chính vì vậy mà " Cũng cần thiết khi đưa ra dữ kiện về những lý do phía sau những quan điểm ấy, và làm rõ là ai là chủ nhân của chúng. (Tốt nhất là liệt dẫn một đại diện quan trọng của quan điểm ấy.)" Cách viết đúng theo wiki phải là "19, 20, 21 cho rằng __________, và vì vậy, __________.". Nbq (thảo luận) 01:56, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Không ai cấm đưa quan điểm ngược lại miễn là có nguồn uy tín. Khi có quan điểm ngược lại thì hãy nói "theo A thì X nói láo[1], còn theo B thì X không nói láo[2]." Nếu không có quan điểm ngược lại, thì chỉ cần viết "X nói láo[1]". Hết!
    Tại sao một mình wiki tiếng Việt có thể không chịu công nhận thông lệ của wikipedia của tất cả các ngôn ngữ khác? Đây chỉ là một phiên bản ngôn ngữ chứ có phải quốc gia riêng đâu?
    Tmct (thảo luận) 21:46, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Tmct viết "Không ai cấm đưa quan điểm ngược lại miễn là có nguồn uy tín" đây là một phát biểu sai. Không phải là chúng ta đang bàn về kiểm duyệt wiki. Không có ai nói nên cấm đưa quan điểm ngược lại cả. Trái lại wiki yêu cầu "Điều luật nói rằng chúng ta nên trình bày một cách công bằng tất cả các khía cạnh của một vấn đề mâu thuẫn, và không nên viết một tài liệu trong đó khẳng định, ám chỉ, hoặc hàm ý chỉ một khía cạnh là đúng đắn". Gọi là "nên" nhưng đó là một yêu cầu phải có của thái độ trung lập của wiki. Nếu không sẽ có người treo bảng {{Thái độ trung lập}} và {{Tầm nhìn hẹp}} như chúng ta đã từng thấy. Chưa có ai định nghĩa, một vấn đề không nêu được một quan điểm khác từ một nguồn dẫn có uy tín là một vấn đề không có mâu thuẫn, và có thể được viết dưới dạng như là một sự thật cả. Ví dụ cụ thể : Thông tin đã có nhà văn bị bắt vì biểu tình hoặc dán cờ tổ quốc cùng dòng chữ yêu Trường Sa và Trường Sa đã bị bắt đăng trên một tờ báo nào đó ở nước ngoài, không có thông tin nào ngược lại từ nguồn có uy tín trong nước. Vậy dữ kiện này có là một vấn đề không có mâu thuẫn? Chưa chắc việc đó là có thật đâu, đó là một thông tin vô lý, có ai bị bắt khi bày tỏ lòng yêu nước đâu. Có người nghĩ thế và wiki phải tôn trọng điều đó. Không được viết như là đó là một sự thật. Đó là một yêu cầu phải tuân thủ. Xin hãy viết "Theo BBC thì đã có ...". Đánh giá thông tin đó thế nào là tuỳ cá nhân. Chẳng hạn Tmct nghĩ trong đầu BBC là lăng quăng, cái tin này không đáng 3 xu, chỉ là do phóng viên BBC đọc blog của nhà văn Trang Hạ muốn nổi danh nhờ scandal và Tmct chẳng thèm tin. Nó cũng chẳng làm Tmct nổi giận vì đó là BBC nói và BBC chịu trách nhiệm. Wiki mà Tmct là một thành viên quản lý chẳng phải quan tâm đến uy tín của mình có bị sứt mẻ khi ghi điều đó và wiki không phải chịu một trách nhiệm gì về "tin thất thiệt do kẻ xấu phao". Tôi nghĩ cách viết này đã có quy định trong Wikipedia:Thái độ trung lập bằng tiếng Việt và mọi người đều có thể hiểu cùng một cách như nhau. Chẳng phải Mekong Bluesman một thành viên người nước ngoài mà Tmct từng khen ngợi cung cách làm việc cũng đã phát biểu tương tự và chống lại sự dẫn lái. Một cách trình bày, khi chỉ có một quan điểm từ một nguồn có uy tín, hoặc một loạt nguồn có uy tín nhưng chỉ cùng một giọng, là một cách trình bày tồi, hẹp hòi về một vấn đề "có vấn đề". Một cách nhìn một vấn đề thành không có vấn đề, với cớ chưa có chứng cớ, không có nguồn dẫn "có uy tín" là cách làm việc kiểu đà điểu. Cầu chúa mọi việc đều an lành, con không thấy gì cả, nghĩa là không có nguy hiểm. Chỉ toàn là dư luận, nặc danh, không thấy chứng cớ tham nhũng. Kết luận: "Công ty, địa phương XXXX không có tham nhũng báo cáo của giám đốc " là một khẳng định mượn danh wiki, khác với câu: "Theo báo cáo của giám đốc công ty thì công ty XXX, địa phương YYY không có tham nhũng. Mức hài lòng cải cách hành chính của người dân trên 99%". Xin dừng ở đây. Nbq (thảo luận) 04:20, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Cách hiểu khác: " Đoạn đó không phải là lời trích nguyên văn, mà là tóm tắt từ các nguồn, dùng từ ngữ Wiki. Ví dụ: Nguồn A nói: "Chúng ta đã diệt bọn B." mà không ai khác đưa ra thông tin phản bác. Nếu bài Wiki viết: "A đã đánh bại B" thì chỉ cần dùng chú thích là đủ. Nếu như viết: "A đã tiêu diệt bọn B", thì phải nói rõ là A nói. Đây là quy định tại Wikipedia: từ ngữ miệt thị, đề cao chỉ được cho phép khi trích nguyên văn.Bánh Ướt (thảo luận) 06:38, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Có thể tham khảo vài cách viết cụ thể ở bảng dưới, đã có trên wiki theo truyền thống:Bánh Ướt (thảo luận) 10:07, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cách XYZ chú thích ABC Theo ABC thì … XYZ
Khi ra tòa, Nguyễn Văn Lý đạp vành móng ngựa lớn tiếng thóa mạ Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Việt Nam[1]. (Xem đoạn video quay tại toà.) Theo báo Thanh Niên và đoạn video quay tại toà Khi ra tòa, Nguyễn Văn Lý đạp vành móng ngựa lớn tiếng thóa mạ Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Việt Nam
* Hội đồng giám mục Việt Nam, Tòa thánh Vatican, nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ Việt Nam, họ có đầy đủ thông tin rằng ông Lý có một số hoạt động vi phạm luật pháp Việt Nam[2] nguồn [1]
* Theo chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Hội đồng giám mục Việt Nam, Tòa thánh Vatican, nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ Việt Nam, họ có đầy đủ thông tin rằng ông Lý có một số hoạt động vi phạm luật pháp Việt Nam[3]. Nguồn[2]
Theo bản dịch của Báo Nhân Dân của cuộc phỏng vấn của chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết với CNN, Hội đồng giám mục Việt Nam, Tòa thánh Vatican, nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ Việt Nam, họ có đầy đủ thông tin rằng ông Lý có một số hoạt động vi phạm luật pháp Việt Nam[4].
Nguyễn Văn Lý là một trong những người xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình năm 2007 hơn Al Gore[5]. Tờ The Wall Street Journal, trong một bài xã luận, đã nhắc đến Cha Nguyễn Văn Lý như một trong những người xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình năm 2007 hơn Al Gore[6].
Chưa đầy 30 tuổi và rời ghế nhà trường chưa lâu mà Nhân cứ đứng lên hô hào rằng “tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XII”, “Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến”, “ngày toàn dân mặc áo trắng ủng hộ dân chủ”... Thậm chí Nhân còn thề thốt “chiến đấu tới cùng, không bao giờ đầu hàng, thỏa hiệp với cộng sản”. theo * Theo Báo Lao Động:”’’Chưa đầy 30 tuổi và rời ghế nhà trường chưa lâu mà Nhân cứ đứng lên hô hào rằng “tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa XII”, “Việt Nam đàn áp những người bất đồng chính kiến”, “ngày toàn dân mặc áo trắng ủng hộ dân chủ”... Thậm chí Nhân còn thề thốt “chiến đấu tới cùng, không bao giờ đầu hàng, thỏa hiệp với cộng sản”.’’”
Hoạt động của Lê Thị Công Nhân đã gây phẫn nộ đối với quần chúng nhân dân và dư luận xã hội[7]; nhân dân đã tỏ rõ thái độ bất bình tại các cuộc họp dân phố[8], sự xử lý của pháp luật cũng đã được dư luận hoan nghênh[9][10] Theo các báo trong nước, hoạt động của Lê Thị Công Nhân đã gây phẫn nộ đối với quần chúng nhân dân và dư luận xã hội[11]; nhân dân đã tỏ rõ thái độ bất bình tại các cuộc họp dân phố[12], sự xử lý của pháp luật cũng đã được dư luận hoan nghênh[13][14].
Việc xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến là theo kiểu các tòa án ở Liên Xô thời Stalin, chỉ là hình thức mà thôi[15][16] Trong khi đó, một số tổ chức quốc tế, trong đó có Quốc hội Hoa Kỳ[17], Liên minh Châu Âu[18], Ân xá Quốc tế[19], Tổ chức Theo dõi Nhân quyền[20], Phóng viên Không biên giới[15], đã lên tiếng phản đối việc Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ và xét xử, họ cho rằng việc xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến là theo kiểu các tòa án ở Liên Xô thời Stalin, chỉ là hình thức mà thôi[15][21].
Lê Thị Công Nhân, trong đó sử dụng những từ như “thiên thần”, “anh thư của nước Việt", "bông hồng có ánh thép”[3], [http://www.lenduong.net/spip.php?article18777 Theo ABC thì Lê Thị Công Nhân, trong đó sử dụng những từ như “thiên thần”, “anh thư của nước Việt", "bông hồng có ánh thép”[4], [http://www.lenduong.net/spip.php?article18777
Có ít nhất 5 người biểu tình chống Trung Quốc lập thành phố Tam Sa tại Việt Nam đã bị công an Việt Nam bắt và thẩm vấn trong nhiều giờ BBC tiếng Việt ngày 16 tháng 12 năm 2007 có bài báo "Người biểu tình phản đối TQ bị bắt" [22] cho biết có ít nhất 5 người biểu tình đã bị bắt và thẩm vấn trong nhiều giờ Nguồn[5]
Một số quan chức Hải Nam đã bác bỏ chuyện có việc lập Tam Sa trong nghị trình công việc của họ và họ không có thành phố Tam Sa chỉ có thành phố Tam Á.* Theo tác giả Kristine Kwok trên tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng ngày 19 tháng 12 năm 2007 [23] một số quan chức Hải Nam đã bác bỏ chuyện có việc lập Tam Sa trong nghị trình công việc của họ và họ không có thành phố Tam Sa chỉ có thành phố Tam Á.
Khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh[24][6] Theo thông tin từ báo chí Việt Nam, khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu và đó là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh[25] Xem Thảo luận:Hải chiến Trường Sa 1988#Thái độ trung lập

Nhắc lại thảo luận tôi đã viết từ lâu ở trên:

Khi có quan điểm ngược lại (trường hợp 1) thì hãy nói "theo A thì X nói láo[1], còn theo B thì X không nói láo[2]."
Nếu không có quan điểm ngược lại (trường hợp 2), thì chỉ cần viết "X nói láo[1]". trừ khi [1] thuộc loại nguồn kém uy tín.

Áp dụng cho các ví dụ trong bảng:

  • Trường hợp 1 áp dụng cho đánh giá về Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân (do có 2 phe với quan điểm khác nhau), việc thành lập Tam Sa (do Việt Nam bảo có nhưng Hải Nam bảo không), nghĩa là áp dụng cho tất cả các ví dụ trong bảng trên, ngoại trừ ví dụ về người biểu tình bị bắt....
  • Trường hợp 2 áp dụng cho ví dụ còn lại: người biểu tình bị bắt (do không/chưa tìm thấy nguồn nào khẳng định điều ngược lại). Vì BBC là nguồn có uy tín nên không cần ghi rõ, chú thích là đủ, nếu BBC là báo nhỏ thì mới cần ghi rõ là theo BBC, nhưng cũng không cần ghi ngày vào đó.

Về việc lấy "truyền thống", Việt Nam không/chưa có một nền khoa học phát triển, văn phong khoa học không có trong nhiều tài liệu khoa học của Việt Nam, hiển nhiên Wikipedia tiếng Việt không/chưa thoát ra ngoài hạn chế đó. Do đó, không nên lấy "truyền thống" của các bài sẵn có tại wiki tiếng Việt ra làm chuẩn, hãy lấy mẫu từ văn phong khoa học của các wiki với ngôn ngữ thuộc các nền khoa học phát triển, Anh, Đức, Pháp....

Tmct (thảo luận) 18:40, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tmct hơi lầm vấn đề chăng? Đây không phải là vấn đề trình bày, diễn đạt mệnh đề khoa học. Meomeo (thảo luận) 01:57, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không lầm! Wikipedia muốn trung lập khách quan nhưng lại không muốn dùng văn phong khoa học thì dùng văn gì? Sử học, văn hóa học, chính trị học... chính là các ngành khoa học xã hội, mà khoa học xã hội ở VN thậm chí còn chậm phát triển hơn nhiều so với khoa học tự nhiên. Tmct (thảo luận) 12:09, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có phải mất thời gian để biểu quyết về "hình cục phân" hay không?

Từ lúc vào đây tôi mất công tranh cãi với các quản lí ở đây về một chuyện vớ vẫn (chuyện tôi có hình "cục phân" trong trang của tôi), và chẳng đóng góp được gì cho wikipedia cả. Tôi cho rằng chuyện tôi có hình "cục phân" trong trang của tôi chẳng liên quan gì đến ai hết. Chưa có luật pháp quốc gia nào "cấm hình cục phân". Chưa có luật hay qui định nào của wikipedia cấm "hình cục phân". Tôi không phải tấn công bài viết hay bỏ "cục phân" vào trang của người khác. Tôi để hình "cục phân" ở trang của tôi mà cũng có người thuộc "giai cấp quản lí thống trị" vào đòi CẤM TÀI KHOẢN, thật là xâm phạm tự do cá nhân quá đáng.

Nếu muốn mất thời gian bỏ phiếu thì xin mời:

Bạn có đồng ý CẤM LIEBESAPFEL CÓ HÌNH "CỤC PHÂN" TRONG TRANG THẢO LUẬN CỦA CÔ TA hay không?

Nếu không ai có ý kiến, "cục phân" sẽ ở lại chỗ của tôi. Đây là chuyện nhỏ, chẳng đáng mất thời gian các thành viên. 08:25, ngày 24 tháng 12 năm 2007 (UTC)

Bạn LIEBESAPFEL làm ơn cho biết bạn không làm điều gì sai khi có một hình gì đó trong trang thành viên, cụ thể hình cục phân. Bạn có thể trả lời cho tôi hoặc không cần trả lời cũng được, vì người bị buộc tội không cần phải chứng minh sự vô tội của mình.
Các thành viên phản đối trang thành viên cá nhân khác có hình phản cảm, nếu được, hãy giải thích lý do vi phạm, cách hiểu từ các quy định của wikipedia về các ranh giới mờ của sự tôn trọng lẫn nhau, sự đạo đức khi buộc tội LIEBESAPFEL vi phạm đạo đức, không tôn trọng wiki, khi có hình cục phân trong trang thành viên của mình. Vì người buộc tội sẽ phải có trách nhiệm chứng minh lời buộc tội là có cơ sở.
Tôi sẽ bỏ phiếu hùa theo bên nào tôi thấy có lý, có tình.
Nbq (thảo luận) 03:19, ngày 26 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tội quá

Liebesapfel vì tội nói nhiều, nói lý lẽ không bắt bẻ được, nên bị cấm tài khoản 6 tháng với lý do "quản lý không có thời gian nghe nói nữa". Như vậy là một thành viên "đóng góp tích cực" bị đuổi đi chắc chẳng bao giờ ngó lại cái xó này nữa, nhưng hôm qua tôi lại thấy một thành viên "phá hoại tích cực" xuất hiện, và các ông quản lý thật sự là "không có thời gian", vì bận sửa đổi phá hoại ( gì đấy tôi đọc không hiểu), xôn xao bàn tán, nhắn tin cho nhau í ới "em chưa bao giờ phải đối phó với trường hợp thế này" =D Tội nghiệp thật. 203.190.163.147 (thảo luận) 10:43, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mà ở trên anh ta hỏi ý kiến cộng đồng về cục cứt, không ai thèm đếm xỉa đến, nhưng khi bị cấm vì cục cứt thì nhiều tên giả vờ vào "bỏ phiếu". 203.190.163.147 (thảo luận) 12:03, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đề xuất thay logo mừng Xuân

Tôi đề xuất việc chúng ta tạo ra một logo phái sinh của logo gốc Wikipedia tiếng Việt sang một logo khác sinh động hơn để chúc Tết tất cả các thành viên sử dụng Wikipedia tiếng Việt, thay tạm thời cho logo gốc vào các ngày 29, 30 tháng Chạp, 1, 2, 3 tháng Giêng (tức ngày 5-9 tháng 2 năm 2008). Rất tiếc tôi không có tài đồ họa, nên nhờ các thành viên cho ý tưởng, giúp đỡ phác thảo cũng như quy định của Wiki có cho phép đổi logo như vậy không. Cám ơn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 14:07, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vấn đề thay đổi logo có vẻ hơi phức tạp đó. Nếu như làm được thì chúng ta sẽ làm. Tôi ủng hộ ý kiến này. Bây giờ phải tìm họa sĩ vẽ biểu trưng mừng xuân :-) Nguyễn Dương Khang 14:15, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hì hì, chúng ta có chuyên gia Thaisk thì phải. Tmct (thảo luận) 14:33, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý tưởng của Tân rất hay. Chỉ tiếc tôi cũng chẳng có tài cán gì để vẽ logo. An Apple of Newton thảo luận 16:50, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu kịp thì trước mắt có thể làm logo mừng WP đạt mức 30.000 bài. Việc đổi logo có lẽ có thể can thiệp được bằng cách đổi biến $wgLogo trong LocalSettings.php. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 17:26, ngày 27 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Bà con coi cái này có được không? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:51, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Vấn đề logo có cách làm đơn giản hơn nhiều là sửa trong MediaWiki:monobook.css. Tôi đã chat riêng với User:Trần Thế Vinh, và người này đã nhận lời sẽ đóng góp một số mẫu. Còn vụ 30.000 chắc tôi phải đánh cược với anh Quang xem Tết tới trước hay 30.000 tới trước. Tôi thì cho rằng Tết tới trước :D. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:37, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Thao tác họa hình không quan trọng lắm. Cái chính là tổng hợp ý tưởng và thống nhất chủ đề của biểu tượng trước khi thiết kế. Trần Thế Vinh đã có nhiều đóng góp đồ họa chất lượng, tôi cũng cộng tác với anh ấy một lần. Chúng ta có thể bắt đầu luôn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 13:48, ngày 29 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu, ý tưởng, lựa chọn biểu tượng Wikipedia tiếng Việt vào dịp Tết Nguyên Đán

Hình dáng
Ý tưởng
Các mẫu biểu tượng, lựa chọn
Biểu trưng này xem thật hay. Tuy màu đỏ dưa hấu coi hơi chói mắt một chút. Nguyễn Dương Khang 08:07, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thuyết minh ý tưởng: Logo tôi vẽ dựa trên nguyên bản logo Wikipedia (tuy còn thiếu slogan tiếng Việt) với những hình ảnh quen thuộc trong dịp Tết Nguyên Đán: quả dưa hấu (cách điệu từ quả cầu wiki), chú chuột trong các tranh dân gian Việt Nam (vì năm nay là năm Mậu Tý) cành hoa mai và hai cái bánh chưng. Xin mọi người cho ý kiến ạ.--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 07:53, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thích biểu trưng này. An Apple of Newton thảo luận 09:05, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng thích biểu trưng này. Có điều thấy mầu dưa hấu hơi ...sợ. Không biết nếu thay mầu đỏ của dưa hấu bằng mầu hồng của 1 tràng pháo nhỏ treo ở phía trên cái bánh chưng có được không? Hoặc một tràng pháo nhỏ xíu do chú chuột cầm ở "tay" phải? Tmct (thảo luận) 09:15, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi sẽ "dìm" màu đỏ của dưa hấu xuống cho đỡ chói mắt được không?--Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 09:22, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhờ bạn thử xem, nếu không mất công quá. Vì tôi dốt khoản mầu sắc nên không tự hình dung được. Thực ra khi phóng to để nhìn kích thước thật thì tôi thấy mầu dưa hấu hiện tại rất đẹp, nhưng khi để nhỏ thì nó lại quá nổi so với quả cầu. Tmct (thảo luận) 09:29, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nếu Vinh tô quả cầu Wikipedia thành màu xanh của vỏ dưa hấu, có lẽ nó hài hòa hơn. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 09:50, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có nên bỏ vệt màu đỏ nhỏ (phần dưa hấu nhỏ lộ ra)? Màu xanh lá chuối viền quanh ruột dưa hấu nếu dùng một trong những màu thuộc dải màu của lá bánh chưng thì hợp hơn. Biểu tượng độc đáo, cân đối. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:30, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi thích tất cả. Cái nào không dùng đến thì cứ để vậy nhé, tôi xài tất. Lưu Ly (thảo luận) 11:55, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi tán thành đề xuất của anh Tân về việc thay logo wikipedia để mừng xuân Mậu Tý (sao thấy giông giống trang mạng yahoo và google?!). Tơi thấy logo của Trinhthevan tạo cũng rất ý nghĩa. Cũng xin đề nghị từ nay về sau nếu có sự kiện nào nổi bật thì trong chừng mực nào đó, cộng đồng chúng ta cũng làm logo sự kiện để mừng ví dụ như: quốc tế phụ nữ, valentine, noel... giống như yahoo và google vậy. --Bụi tro (thảo luận) 10:25, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cho logo màu trắng một phiếu. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 00:40, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Logo trên cùng (30000) trong số 3 logo hiện tại:Có vẻ gì như "khoe" số lượng đạt được, trong khi chất lượng phần nhiều còn chưa được cải thiện, nhiều bài mới chỉ là mục từ. Nếu như chúng ta đang đạt 90.000 bài thì tôi ủng hộ logo này để cố một chút cho đạt, nhưng hiện tại còn xa quá.
Logo thứ 2: Tôi thích màu sắc của nó (mặc dù tôi chẳng biết gì về đồ hoạ và lý luận về hội hoạ), nhưng cảm nhận thấy màu sắc nó đẹp. Tuy nhiên con chuột thì có vẻ: đang định ăn bánh và quả ! Nếu là con khác thì cách bố cục này không sao, còn con chuột thì hơi khác.
Logo thứ 3 rõ ràng màu sắc không đẹp (loà nhoà thế nào đó), cũng không hợp nếu in ra đen trắng. Nhưng nó bố cục có vẻ đẹp: Con chuột không ăn mà đang mời !
Đề xuất: Dùng cách dùng màu của logo thứ 2 cho logo thứ 3 + thêm một chút gì đó Việt Nam (một chữ VI hay V hay gì đó mờ ảo...hoặc thế nào đó) cho riêng biệt, bởi có thể Trung Quốc cũng phù hợp với logo này !
Truong Manh An (thảo luận) 02:39, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sau khi được các thành viên khác góp ý, tôi đã sửa chữa và tạm thời có 4 bản như thế này. Vì chúng ta cũng còn khoảng gần một tháng mới đến tết nên cũng còn có thể sửa đổi (mặc dù tôi không biết nó có được dùng hay không? :) --Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 11:12, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đừng sửa hay thêm gì vào chữ Wikipedia. Trông nó không được nghiêm túc cho lắm.
  • Đề xuất:
    • Đừng làm trái dưa bên trong Wikipedia, sao ta không làm một cái cuốn dưa từ trong trái cầu sẵn có của Wikipedia.
    • Chữ V mà bạn An nói ta có thể sửa 1 chữ trên trái cầu Wikipedia: chữ V, VI rồi bôi đỏ lên.
    • Con chuột:
      • trông hơi kỳ kỳ mà lại là màu tím! Trong Cơ Đốc Giáo (tôi nghe nói thôi, không biết có đúng không):màu tím tượng trưng cho sám hối, ở chỗ tôi: màu tím tượng trưng cho lãng mạng, tuổi teen và u sầu <-- không biết là tết thì cần có tím không nhỉ. Đề xuất thay màu khác như là hồng, đỏ, vàng.
      • Đừng cách điệu con chuột quá, nên vẻ ra hình một con chuột rồi cho nó mặc gì đó hoặc cầm gì đó...

Flavia (thảo luận) 12:34, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi ủng hộ mẫu 1 và mẫu 3, cả hai mẫu đều rất đẹp rồi. Tmct (thảo luận) 14:20, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với Tmct, 2 mẫu 1 và 3 rất đẹp. An Apple of Newton thảo luận 05:06, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với hai mẫu 1 hoặc 3 (3 thì có lời chúc mừng năm mới sẽ hay hơn). Chữ V đó là trước đây tôi nghĩ rằng logo đứng độc lập mà không có chữ tiếng Việt nào ở đó (không nên sửa ký tự nào tại logo chuẩn của wiki).Truong Manh An (thảo luận) 05:30, ngày 8 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng ủng hộ mẫu 1 và mẫu 3, mẫu 2 và 4 coi không được đẹp mắt vì có chữ viết chồng lên chữ Wikipedia. Thân. Nguyễn Dương Khang 23:11, ngày 12 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có ai làm logo vừa mừng Tết vừa mừng 30000 bài được chưa? 30000 bài sẽ đến trước Tết rồi. NHD (thảo luận) 03:54, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi ủng hộ Logo do User:Thaisk thiết kế ở trên. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 04:42, ngày 2 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chiến dịch chất lượng

Nhân sắp Tết, sắp 30.000 bài, ta tiến hành luôn chiến dịch tăng chất lượng bài viết. Tôi đề nghị khẩu hiệu Mỗi bài 500 chữ, tiếp tục thảo luận việc tặng e-quà, quà-offline như đang thảo luận ở đây, sử dụng hợp lí hơn trang Wikipedia:Cộng đồng để động viên người viết, tạo logo cho chiến dịch này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 01:12, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Wikipedia: Bách khoa toàn thư mở?

Wikipedia là Từ điển Bách khoa toàn thư mở hay Từ điển Bách khoa toàn thư đóng? Tôi không biết. Nhưng tôi tin là Wikipedia tiếng Việt là Bách khoa toàn thư đóng nhiều hơn mở. Ở đây chỉ có một số người tích cực đóng góp, và khi mà họ được phong chức này chức nọ, có quyền trong tay, dần dần họ nảy sinh ra tư tưởng là "chúng tôi sở hữu cái Wikipedia này". Đóng tài khoản các thành viên nói ngược ý mình mà không cần qui định, luật lệ gì cả. Đóng các IP không cho phép sửa đổi từ điển. Xin đừng ngụy biện về chuyện này vì trước khi có các phá hoại gần đây, nhóm người nói trên đã muốn đóng của Wikipedia tiếng Việt không cho IP sửa đổi. Lý do? Rất đơn giản, họ muốn ai cũng phải đăng nhập để dễ quản lý. Tài khoản nào không ưa là họ khóa. Các quản lý ở đây khóa những tài khoản mới được tạo một cách rất thản nhiên với những lý do như "tên hơi giống với tên của một quản lý ở đây, tôi khóa không cho dùng". Tên như "ghét Việt Cộng" bị khóa ngay lập tức, nhưng tên "yêu Việt Cộng" thì không sao, tên "ghét bọn Mỹ" sẽ được hoan nghênh? Những việc đơn giản hơn cũng cho thấy việc các quản lý coi đây như vương quốc riêng của họ như thế nào: các thành viên khác khi tải hình lên thường bị các quản lý xóa bỏ với đủ lý do như "không sử dụng", "không miễn phí", "không bách khoa", "không phù hợp", 'không liên quan đến nội dung", vân vân. Nhưng một người đang được đề cử làm quản lý như Khương Việt Hà (hay đã lên quản lý rồi?) đã tải lên một cái hình của chính bản thân mình và để ngồi chễm chệ trong trang thành viên thì không ai nói (hay không dám nói?). Mà ở đây bầu quản lý thế nào? Một quản lý sẽ tiến cử một thành viên, các quản lý khác vào bỏ phiếu, thế là xong. Việc này giống như "cho anh nhập hội" hơn là "bầu cử". Còn các cuộc bỏ phiếu khác, ví dụ như mới nhất: bỏ phiếu có tán đồng việc "khóa tài khoản 1 thành viên không có lý do" hay không? Việc "bỏ phiếu" được thực hiện sau khi thành viên đã bị cấm. Việc "cấm không lý do" không được làm rõ, "tội trạng" của người bị cấm không được làm rõ (tội nặng đáng bị cấm của Wikipedia là: phá hoại bài viết bách khoa, lùi lại sửa đổi quá 3 lần/ngày, điều mà các quản lý làm 100 lần/ngay) Cuộc bỏ phiếu được "dựng lên" và "ngụy trang" để che đậy bằng cách không nói là "cấm 6 tháng như vậy đúng luật/qui định hay không" mà hỏi là "có đồng ý mở khóa hay không", sau đó các thành viên vào bỏ phiếu theo kiểu "yêu hay ghét" (và nơi bỏ phiếu sau đó được "khóa lại" vài lần). Điều này tương tự như một cảnh sát và một dân thường: cảnh sát bắn anh ta trước đã, không cần biết có tội gì, sau đó giả vờ hỏi mọi người: thằng này tội gì không biết, bắn rồi, giờ có nên cứu nó không? Anh đó bị nhiều người không ưa nên họ đồng tình là: cứ để nó chết đi. Nếu tôi là người đó, tôi đã ôm chân quỳ lạy ông quản lý đã khóa tài khoản của mình và nói rằng: "Trăm lạy Ngài quản lý tha cho tôi, từ này Ngài nói gì tôi cũng xin nghe theo, tuyệt đối không dám cãi lại. Xin Ngài đừng khóa tài khoản của tôi 6 tháng không lý do, để tôi còn đóng góp không công cho Wikipedia tiếng Việt". Ở đây cũng thấy rõ là "lời của quản lý là sấm truyền, tối thượng", còn lời của thành viên quèn là không có kí lô nào hết, trừ khi anh/cô ta đã được ưu ái đề cử trước đó. Kết luận? Ý kiến cá nhân tôi cho là Wikipedia tiếng Việt là Bách khoa toàn thư nửa đóng nửa mở. 203.190.163.147 (thảo luận) 12:00, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Có lẽ bạn nên tham gia Wikipedia tiếng Anh và đóng góp một thời gian để có một tầm nhìn khách quan hơn. Nguyễn Dương Khang 14:04, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cám ơn User:203.190.163.147 đã có ý kiến phản hồi. Thành viên quản lý cũng chỉ là những thành viên đã đăng ký bình thường và chịu trách nhiệm cá nhân với bất kỳ sửa đổi nào của mình. Rất tiếc thảo luận của bạn phía trên không cung cấp bất kỳ những sự việc cụ thể nào, xin bạn hãy ghi rõ những sửa đổi mà bạn nghĩ là đã sai luận tại Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý, với bất kỳ luật nào của Wikipedia nói chung và Wikipedia tiếng Việt nói riêng khiến bạn không đồng tình, xin hãy đăng ký tài khoản và viết ở trang thảo luận của luật đó, với bất kỳ thành viên quản lý đã có những sai phạm, hãy đề xuất bãi miễn họ, với những ứng cử viên trở thành người quản lý có khuyết điểm, bạn có thể bỏ phiếu chống. Chờ đợi những phản hồi và đóng góp tích cực của bạn đối với Wikipedia tiếng Việt. Vietbio (thảo luận) 15:00, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cám ơn 203.190.163.147 và cám ơn Vietbio đã trả lời. Tôi cho rằng những đóng góp hay phát hiện này là những ý kiến quý báu để xây dựng một wikipedia "mở" theo đúng nghĩa của nó. Chúng ta hãy thảo luận trên tinh thần góp ý xây dựng, đó là điều đáng quý. Theo nhận xét của tôi, vi.wiki đang phát triển tốt (hơn lúc trước), nhưng phát triển chưa toàn diện (điều hiển nhiên của một từ điển mở). Ví dụ như những quy định, những yêu cầu...thì so với trang tiếng Anh chẳng hạn, thì vi.wiki vẫn chưa thể bằng họ vì nhiều lý do, có thể kể ra là do số thành viên/quản lý làm việc này thiếu và thêm nữa, môi trường và đối tượng phục vụ chính của vi.wiki là người Việt nên phải xét đến điều đó có phù hợp (theo nghĩa tương đối) đối với Việt Nam hay không. Có thể thấy rõ chuyện này, khi mà một thành viên đưa ra một ý kiến; một thành viên (hoặc quản lý) lại dẫn một điều luật từ en.wiki để phản đối, bắt bẻ; nhưng ngược lại khi thành viên đó viện dẫn từ en.wiki thì một thành viên (hoặc quản lý) lại dùng "đồng thuận của cộng đồng" (biểu quyết) để quyết định. Xin không phân tích đúng sai của mỗi sự việc, nhưng giá như có nhiều người tích cực biên dịch, bổ sung...cho nhưng quy luật/quy định của vi.wiki và người tham hiểu một chút về "môi trường, đối tượng" mà vi.wiki phục vụ để đóng góp, hoàn thiện...thay vì bắt bẻ nhau thì có tốt hơn không.
Tôi nghe một chuyện rằng, ở nước nào đó, người ta in trên vỏ bao đậu phụng câu "ăn đậu phụng bên trong, vỏ bên ngoài vứt đi". Có người cho rằng, ghi như thế là vớ vẩn vì ai mà chẳng biết; nhưng có người biết lại cho rằng ghi như vậy mới đủ. Câu chuyện này có thể không phù hợp với những gì trong wiki, tuy nhiên đối với tôi, nó lý giải cho những điều khó giải thích trong vài câu chuyện/sự việc đã và đang xảy ra trong wiki.
Lưu Ly (thảo luận) 16:07, ngày 28 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn về lời khuyên nên tiếp tục dịch quy định từ tiếng Anh. Tôi sẽ cố gắng làm.
Chỉ xin chú thích vài chi tiết nhỏ.
  • Liebesapfel rất thạo tiếng Anh và các quy định của en.wiki, dẫn từ bên đó là hợp nhất. Trong khi đó, tôi không nhớ có vụ nào dẫn luật tiếng Anh đối với thành viên mới hoặc không cũ lắm. Chỉ có đôi khi dẫn nguyên bản tiếng Anh (khi đã có bản tiếng Việt) để tránh nguy cơ chất lượng dịch có thể bị lôi vào để cãi nhau tiếp.
  • Có 2 luật đã được Việt hóa từ lâu lắm rồi Wikipedia:Thái độ trung lậpWikipedia:Thông tin kiểm chứng được, nhưng tôi thấy rất nhiều người không hiểu hoặc không chịu hiểu. Làm thế nào bây giờ đây?
Dù sao việc dịch luật cũng là việc cần thiết và sẽ phải làm tiếp trong thời gian tới.
Tmct (thảo luận) 13:36, ngày 29 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
203.190.163.147 viết rất rõ ràng, tôi đồng tình với thảo luận này. Lổ nhỏ làm đắm thuyền. Khi chúng ta có một số đông chúng ta thường tưởng rằng chúng ta đúng. Việc dùng tên hay IP là chuyện ngọn, không phải là cái gốc của vấn đề. Nếu IP nào cũng thảo luận như 203.190.163.147 thì không cần phải cấm, mà là hoan nghênh. Lúc ban đầu wiki cần có nhiều bài vở và số thành viên cũng ít, hiểu nhau dễ hơn. Nhưng nay là lúc mọi người phải theo một cách hiểu chung về wiki, cần rõ ràng về quy định của wiki, tôi đồng tình với các thảo luận của Lưu Ly. Nhưng tôi không cho rằng "... thay vì bắt bẻ nhau thì có tốt hơn không". Đừng nên nghĩ rằng có ai đó đang muốn "bắt bẻ nhau" khi bàn về cách hiểu các quy định trên wiki. Nếu có người muốn bắt bẻ nhau thì sự việc sau đó sẽ càng rõ ràng hơn trước. Vì vậy nên khuyến khích và hoan nghênh sự "bắt bẻ nhau" để càng hiểu hơn sự vật, sự việc. Khi một luật đã rõ ràng thì chỉ có cãi cùn, chứ không có bắt bẻ nữa.Meomeo (thảo luận) 01:38, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xin

Tôi là Thành viên:Liebesapfel. Sau khi học được bài học một cách rất khó khăn, và theo lời khuyên của một con rồng nhỏ rất hay quậy, nay tôi không dám dùng chữ "yêu cầu" hay "đề nghị" nữa mà chuyển sang dùng chữ "xin". Tôi đã bị ngài quản lý tên Apple, người trước đó đã nhiều lần rất tận tình quan tâm chăm sóc tôi, khóa tài khoản 6 tháng với lý do "không có thời gian nghe lập luận loằng ngoằng nữa". Bởi vì tôi chưa từng phá hoại bài viết bách khoa nào của WP tiếng Việt, mà ngược lại đã nhiều lần thức trắng đêm đến sáng để viết bài cho WP tiếng Việt, theo ý kiến cá nhân của tôi (mà tôi đã nhận ra là nó chẳng là cái gì cả) thì việc khóa tài khoản của tôi 6 tháng vì cái tội "không rõ ràng" là hơi bị quá nặng. Tôi xin được giảm thời gian bị khóa tài khoản xuống để có thể tiếp tục đóng góp không công cho WP tiếng Việt, và xin hứa những việc sau đây:

  • Không dám có hình cờ Nazi trong trang thành viên hay trang thảo luận của tôi (điều này đã không có từ lâu)
  • Không dám có hình đồ chơi bằng nhựa trong trang thành viên hay trang thảo luận của tôi (điều này đã không có từ lâu)
  • Không dám có hình cục phân kèm lời đùa "coi chừng đạp...!" trong trang thành viên hay trang thảo luận của tôi
  • Không dám nói về việc người Việt Nam tìm kiếm "Sex" nhiều nhất trên Internet (theo thống kê của google) trong trang thành viên hay trang thảo luận của tôi
  • Không dám nói về việc người Việt Nam chủ yếu sử dụng WP tiếng Việt để tìm hiểu về "Sex" (theo thống kê của WP) trong trang thành viên hay trang thảo luận của tôi
  • Không dám so sánh ông Hồ Chí Minh với "Sex" (theo thống kê thì Sex đứng 1, còn ông Hồ Chí Minh đứng thứ 3) trong trang thành viên hay trang thảo luận của tôi
  • Không dám có bất kỳ cái gì mà các ngài quản lý WP tiếng Việt cấm không cho có trong trang thành viên hay trang thảo luận của tôi, và theo bài học mà tôi đã học được là tôi sẽ ngậm miệng lại và làm theo ngay
  • Không dám cãi lại bất kỳ ngài quản lý nào, để tránh phạm tội "lập luận loằng ngoằng' hay tội "làm quản lý nổi nóng"
  • Không dám nói chuyện với bất kỳ thành viên nào khác vì như thế tôi sẽ không thể làm cái việc mà người ta cho rằng tôi thường làm là "gây sự chú ý"
  • Không dám giao tiếp với cộng đồng hay tham gia bỏ phiếu hay phát biểu ý kiến để không thể làm cái việc mà người ta vẫn cho rằng tôi thường làm là "chọc phá cộng đồng"

Mặc dù vẫn còn hơi bị "shock" vì bị khóa tài khoản 6 tháng với lý do "không có thời gian nghe lập luận loằng ngoằng nữa", vẫn đang đội những cái mũ không được đẹp lắm mà người ta đã ưu ái chụp lên đầu tôi, và vẫn đang vô cùng thương tiếc chiếc tách trà yêu dấu mà tôi đã đập vỡ tan tành trong lúc nổi khùng, tôi xin được giảm thời gian bị khóa tài khoản xuống để có thể tiếp tục đóng góp không công cho WP tiếng Việt. Theo những điều đã hứa ở trên, tôi sẽ bị tai, bị mắt, bịt miệng để làm theo cái điều mà người ta vẫn nói là "không nghe thấy điều ác, không nhìn thấy điều ác, không nói ra điều ác", và việc duy nhất tôi sẽ làm là ngồi viết bài về thể loại anime (mà chẳng ai quan tâm hết) cho WP tiếng Việt. Nếu với tất cả những diều trên mà vì lý do nào đó vẫn không thể thôi căm ghét mà vẫn không thể giảm thời gian khóa tài khoản xuống, tôi xin các ngài quản lý xóa luôn tài khoản của tôi, và khóa IP của tôi, bởi vì đằng nào tôi cũng không thể sống quá 6 tháng nữa (bị bệnh không có thuốc chữa, ốm tương tư). Người Việt Nam có câu (không biết đúng hay không) là "đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại", nay tôi đang chạy lại và xin các bạn làm theo câu nói của người xưa và tha thứ cho tôi. Rất rất rất chân thành, Liebesapfel T____T 203.190.163.147 (thảo luận) 12:50, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC) (toi dan cai nay theo loi Liebesapfel nho va, nen dung lam gi IP cua toi, toi nghiep. Cam on.)[trả lời]

Để tránh vấn đề mạo danh, mời thành viên Liebesapfel đăng nhập và viết trong trang thảo luận của mình. Một thành viên bị cấm vẫn có thể sửa đổi trang thảo luận của mình. Nếu không, việc này sẽ bị xem là mạo danh. Nguyễn Hữu Dng 18:55, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bỏ phiếu

Lưu ý: hiện đang có một cuộc bỏ phiếu về chính chủ đề này tại Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý#Yêu cầu mở khóa tài khoản Thành viên:Liebesapfel (bắt đầu từ ngày 26 tháng 12 năm 2007, trước ngày bắt đầu cuộc này và chưa kết thúc).
Đồng ý
  1. Tôi đồng ý mở khoá tài khoản này ngay lập tức. Trong thời gian 6 tháng kể từ khi mở khoá, nếu tài khoản này có bất kỳ một phá hoại rõ ràng nào thì sẽ bị khoá lại và ko xem xét mở khoá trước thời hạn nữa. Vietbio (thảo luận) 16:19, ngày 2 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  2. Mẹt này vốn rất nghiện thám tử Sơ-Lốc-Hôm nên đã tự cho phép mình lục lọi quá khứ của Thành viên Ly-Bét-Sa-Phen để tìm hiểu. Người này đã rất tích cực đóng góp cho Wikipedia và chưa hề phá hoại, nhưng cũng đã mắc phải các tội lớn sau: 1. viết bài nói lên sự thật đáng kinh tởm về Hồng quân đi hiếp dâm tập thể ở Béc-Linh, kết cục là mua thù chuốc oán với rất nhiều người ở đây. 2. rất thích làm cái việc mà anh/chị ta làm rất tài, ấy là biện luận lý lẽ và viện dẫn luật lệ qui định, khiến người ta hầu như không thể nói lại, lại càng thêm ôm hận trong lòng. 3. có lẽ là còn trẻ tuổi nên bộc lộ cá tính quá mạnh mẽ trong khi đáng lẽ anh/chị ta phải biết nương theo gió, bám lấy bèo mà sống. Vì thế nên khi đã bị một số người quá căm thù tới độ phải tiêu diệt bằng được thì dù chẳng phá hoại gì cũng ngay lập tức bị cấm, khóa tài khoản 6 tháng không lý do. Thế rồi người ta dựng lên một màn kịch bỏ phiếu để hợp thức hóa việc khóa tài khoản không theo luật lệ, qui định. Họ ỷ đông hiếp cô, ỷ mạnh hiếu yếu, tất cả hùa theo cường quyền, giờ đây người thấp cổ bé họng phải cuối mình van xin. Tội lỗi. Tội lỗi. Trong một cộng đồng ảo trên mạng mà đã phản ánh hết sức chân thực xã hội thật; sự tàn bạo, độc ác của nhân loại càng được thể hiện rõ ở một cái nơi mà người ta có thể giấu đi bộ mặt thật của mình. Thật đáng sợ, đáng sợ lắm thay. Mẹt này thành thật khuyên Thành viên Ly-Bét-Sa-Phen như một người thâm niên có nhiều kinh nghiệm trong trò chơi lớn là cuộc đời này: hãy coi việc này như một bài học, ở đời đừng nên bao giờ mua thù chuốc oán với bất kỳ ai, mình làm một việc vô ý và quên đi nhưng kẻ khác ôm giận thì nhớ suốt đời. Cổ nhân có câu họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào. Nói nhiều thì mang họa, ăn lắm thì chuốc bệnh. Và hãy sống nên nương theo gió, gió thổi chiều nào xuôi theo chiều ấy, đừng bộc lộ mình quá đáng, ngọn nến nào cháy sáng nhất sẽ đón gió vào mình và tắt trước tiên. Mẹt này hông giám nói nhiều kẻo bị ăn đòn như Thành viên Ly-Bét-Sa-Phen, ôm đầu máu không biết kêu ai thì khổ thân già này lắm. Mô Phật. Phật ở đâu, chẳng ở trong tâm? Nếu ai cũng đem thiện tâm để đối đãi kẻ khác, và nghĩ kẻ khác cũng dùng thiện tâm mà đối lại mình thì thế gian này đâu còn là bể khổ. Có anh nào đang phá hoại cái từ điển này như người ta đang bàn tán xôn xao thì cũng xin dừng tay đi, thù oán chẳng đem lại cái gì tốt đẹp đâu... Ui trời, tự dưng mới sáng lên mạng bước vào chỗ này nói nhảm thấy mệt quá, Mẹt đi mua bún về măng măng cho khỏe. Công Tần Tôn Nữ Thị Mẹt (thảo luận) 00:14, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Mô Phật! Tui cũng trót dính vụ "Không có thời gian nghe lập luận loằng ngoằng", chắc sắp ăn đòn hội chợ đây. Không khéo sẽ bị cấm tài khoản 6 tháng. Nhưng "Cấm tài khoản được dùng để ngăn ngừa sự tổn hại hoặc đổ vỡ của Wikipedia, chứ không phải để trừng phạt thành viên" theo Wikipedia: Quy định cấm thành viên kia mà. Có gì bạn Công Tần Tôn Nữ Thị Mẹt tới lụm xác nghen. Bánh Ướt (thảo luận) 07:32, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
    Tội nghiệp dữ hôn! Meomeo (thảo luận) 01:41, ngày 7 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Không đồng ý
Ý kiến khác
  1. Về vấn đề này mọi người chắc chắn sẽ thảo luận lại một cách hết sức nghiêm túc, chân thành với tinh thần hướng đến những điều tốt lành cho cả cá nhân và cộng đồng! Tôi gõ những dòng này trong ngày đầu năm, 1/1/2008, với niềm tin rằng kết cục mọi việc sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên tôi thành thực xin lỗi rằng đối với tôi, đây là một quyết định khá khó khăn, tôi chưa thể bỏ phiếu đồng ý và ngay cả không đồng ý. Tất cả chúng ta đều cần có độ lùi thời gian thêm một chút nữa. Khương Việt Hà (thảo luận) 17:58, ngày 1 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đổi trang tải hình

Tôi đề nghị cộng đồng thống nhất nội dung và đồng ý chuyển sang trang trợ giúp tải hình mới, các trang này đã được tạo ra từ lâu, nhưng có một lỗi khiến cho nó không hoạt động hoàn hảo 100% được. Mời các bạn xem nội dung tại Wikipedia:Truyền lên tập tin. Sau đây tôi nêu sơ lược các lợi điểm và lỗi hiện nay, cùng với những đề nghị cải tiến nếu có thể.

  • Điểm lợi
    • Phân chia trang tải hình lên theo từng mục đích sử dụng
    • Mỗi trang có một hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thích hợp với từng mục đích
  • Lỗi
    • Tại Wikipedia tiếng Anh và Commons, mỗi trang tải hình sẽ chỉ hiện ra một số giấy phép tương ứng để chọn. Tuy nhiên, ngoài 2 ngôn ngữ này ra, hiện chưa có ngôn ngữ nào được như vậy, tôi cùng nhiều người khác để báo cáo lên BugZilla nhưng vẫn không được giải quyết.
  • Đề nghị
    • Góp ý thêm về cấu trúc trang Wikipedia:Truyền lên tập tin.
    • Góp ý về nội dung từng trang tải hình bên trong
    • Nêu ý kiến tổ chức sắp xếp lại các giấy phép tại thanh thả xuống để người hiểu và không chọn nhầm giấy phép này đi với trang khác.
    • Nêu ý kiến về tên trang Wikipedia:Truyền lên tập tin (dùng "truyền" hay "tải"?)
    • Các ý kiến mời ghi vào trang Thảo luận Wikipedia:Truyền lên tập tin, ở đó đã có sẵn các đề mục để mọi người tham gia. Hiện trang chính hạn chế sửa đổi đối với IP và thành viên mới, và không cho phép di chuyển để tránh phá hoại không cần thiết. Ngoài những sửa đổi nhỏ, chúng ta cần đồng thuận để sửa đổi.

Cuối cùng, tại đây sẽ là biểu quyết về "Chúng ta sẽ sử dụng trang này, bất kể người dùng phải nhìn thấy hàng loạt giấy phép không liên quan khi lựa chọn; hay, trang hiện nay như vậy là ổn, không cần phải thay thế bằng hàng loạt trang này". Rất mong ý kiến đóng góp của cộng đồng. Lần thu thập ý kiến đóng góp sẽ dừng lại sau 14 ngày, kể từ ngày ký tên.

Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:18, ngày 11 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đồng ý đổi

  1. Đồng ý. Nó giống như bên Commons đã sử dụng. Lưu Ly (thảo luận) 01:33, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  2. Đồng ý. Mekong Bluesman (thảo luận) 01:42, ngày 24 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không đồng ý đổi

Hệ thống lại các cuộc biểu quyết trong Wikipedia

Xin các bạn nhìn qua đây trước Wikipedia:Bài viết chọn lọc/Ứng cử viên, Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý. Thưa các bạn, tôi liên tục súyt nữa là tôi ấn nhầm vào bỏ phiếu. Tôi mong các quản lý, các thành viên tích cực nên chú ý các vấn đề sau:

  • Các biểu quyết đã xong, mong các lưu lại = tiêu bản {{biểu quyết}} cách làm như ở đây [7]
  • Trong phần ứng cử viên bài viết chọn lọc, bao gồm cả thành công lẫn không thành công, nếu ai đó thấy xong rồi (có dòng kết quả rồi), mong các bạn lưu lại như ở trên. Và vào trang thảo luận của bài viết ấy thay thế yêu bản đang ứng cử = tiêu bản {{BVCL}} hoặc {{UCVTB}}.

Có thể sẽ có ai đó nói rằng việc này thật là mất thời gian, nhưng tôi trộm nghĩ rằng nó sẽ giúp Wikipedia Tiếng Việt trông chuyên nghiệp hơn, dễ nhìn hơn. Rất mong các bạn bỏ 1 chút thời gian. Rất cảm ơn

Vtnguyen (thảo luận) 16:36, ngày 20 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ủng hộ ý kiến của Vtnguyen. Mời bạn mạnh dạng làm việc này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 17:40, ngày 22 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Dịch thuật

Khi bấm vào Theo dõi thì hiện ra dòng này "đã vào danh sách theo dõi của bạn. Những sửa đổi đối với trang này và trang thảo luận của nó sẽ được liệt kê và in đậm trong danh sách các “Thay đổi gần đây”."

Ở đây In đậm là đúng hơn hay Tô đậm là đúng hơn. In là Tạo ra nhiều bản bằng cách ép sát giấy (hoặc vải) vào một bản chữ hay hình có sẵn, mà màn hình máy tính thì không In được, vậy nên dịch bold type là Tô đậm thì hay hơn không nhỉ? Michael 15:43, ngày 25 tháng 1 năm 2008 (UTC) [trả lời]

Uh, tôi cũng đồng ý với bạn, tôi sửa lại luôn đây. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 01:56, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Qui định chữ ký

Tôi đề nghị lập ra một qui định hay bán qui định về chữ ký dùng tại Wikipedia tiếng Việt. Càng ngày thành viên càng nhiều, chữ ký mỗi ngày một phong phú hơn nhưng cần nằm trong một khuông khổ nhất định tránh trở thành các chữ ký trong các diễn đàn vậy. Nguyễn Dương Khang 17:26, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bên tiếng Anh họ có hướng dẫn về chữ ký với rất nhiều lời khuyên hữu ích, tôi đề nghị dịch sang tiếng Việt và thêm đoạn "chế tài" bằng biểu quyết chung, chúng ta không có Hội đồng trọng tài như tiếng Anh. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 19:46, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi hoàn toàn đồng ý. Sự phổ biến của Wikipedia đã thu hút nhiều thành viên mới mà đã quen với loại văn hóa của các forum, blog, diễn đàn... và đã không chú ý đến mục đích chính của Wikipedia là tạo ra một từ điển bách khoa. Chữ ký, vì chỉ được dùng khi thảo luận, là không cần thiết phải rắc rối, nhiều màu, có hình ảnh, có video, có âm thanh, có liên kết đến các trang web bên ngoài, trích dẫn danh ngôn... Trần Vĩnh Tân nên dịch bài đó càng nhanh càng tốt. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:07, ngày 27 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Trần Vĩnh Tân đã dịch Wikipedia:Chữ ký từ tiếng Anh. Nguyễn Dương Khang 14:27, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

What is Wikipedia?

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, không liên quan gì đến Wikipedia nói chung, tôi yêu cầu không xoá hay ẩn nó, làm nó lệch đi hãy bàn thảo đôi chút.

  • Đầu tiên, tôi đang nói với tư cách:
    • Một Wikipedian
    • Một người dùng Tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ
    • Một người đang bị trái tim điều khiển đầu óc.

Vì sao tôi đã không còn sử dụng chính tài khoản này bấy lâu nay?

Khi tôi mới đến đây Wikipedia mới có chừng 15 ngàn bài viết. Tôi đến vì Google chỉ tôi đến khi tôi kiếm tìm từ Đế Quốc La Mã và bạn tôi dẫn tôi đến: " đó ông có thể đến đó, trang đó tuyệt đấy". Tôi đọc nó, viết vào nó, và tôi thật sự yêu mến nó. Vì vậy tôi đã đóng góp cho cho nó, không bao giờ tôi đi khoe a ha bài này tôi viết, chỗ này tôi viết nè dù cho một số bài như Julius Caesar đã bị sao chép lại 1 mớ trên mạng bạn có thể tự kiểm chứng. Wikipedia không giống bất cứ thứ gì mà tôi đã từng tham gia, không công kích cá nhân, không flaming war, không khen tặng, không ghi nhớ, và có phần lạnh như băng tuyết. Nó có một cơ sở vĩ đại, một tên tuổi đã được nhắc đến đứng sau lưng là Wikipedia Tiếng Anh.

Tôi không biết mình nghiện Wikipedia cỡ nào, tôi chỉ biết tôi chúi mũi vào nó nhiều đến mức:

Và tôi và bạn tôi đã cùng nhau trở thành kính lúp trong Wikipedia, chỉ nhìn, chỉ viết, hạn chế nói đến mức có thể, nhưng không câm lặng, chỉ có 100 người tích cực thì càng không được câm lặng. Mong muốn rằng ước mơ của bác Tây Jimbo sẽ thành hiện thực: "nơi con người (mà ở đây là người dùng Tiếng Việt trên toàn thế giới) có thể tự do tìm kiếm kiến thức mình cần".

Khi càng làm việc, tôi càng thấy mình kém cỏi so với những người xung quanh và tôi cố gắng nhiều hơn nữa. Nhưng có đôi cái trong Wikipedia làm tôi càng lúc càng mệt mỏi, khi các bạn cứ lao vào tranh chấp đâu đâu trong các bài nóng! Và những Sysop, những Active Member im lặng tuyệt đối, không tham gia những thứ nên tham gia không suy nghĩ rằng 50k thành viên chỉ có hơn 100 người là tích cực thôi; nhưng tôi vẫn cố gắng đi theo, đó là sở thích của mỗi người, Wikipedia không phải là một tòa báo để cho ai đó bắt buộc ai đó phải làm gì được. Vào đầu tháng 11, tôi thử viết một bài (tôi tự viết, đây là lần đầu tiên tôi tự viết, trước kia tôi chỉ dịch và bạn tôi hiệu đính), và tôi nghĩ nó hoàn toàn có đủ chuẩn để trở thành FA, vì vậy tôi đã đề cử nó, tôi mong muốn lớn nhất là muốn nghe ý kiến đóng góp: nó cần được sửa chữa đoạn nào. Nhưng những gì tôi nhận được: "Rất tiếc, nhưng với nội dung bài hiện nay thì tôi phản đối" và tôi sửa nhưng người object không hề phản hồi 1 chữ; và Người tôi thần tượng nhất Wikipedia, người tôi đã sùng bái cá nhân mà không cần biết hậu quả, người tôi bắt chước để làm việc trong Wikipedia: (bỏ qua đoạn dạy dỗ không liên quan để bài mà tôi nói) tôi tìm được ở cuối câu "Còn bài này thì cần phải cất bỏ nhiều để thành bài bách khoa trước khi thành bài chọn lọc" CHẤM HẾT, KHÔNG MỘT DÒNG NÀO CHỈ RA CHỖ NÀO, CHỖ NÀO. Tôi nóng lên vì anh là người làm việc lâu, đóng góp nhiều nhất nhưng cũng chỉ kết luận rỗng GIỐNG NGƯỜI KHÁC. Tôi rất muốn công kích ai đó, nhưng tôi nghĩ nó cũng chẳng có lợi gì cho cả cộng đồng nên thôi, nhưng trái tim vẫn điều khiển cái tay để tôi để lại 1 dòng công kích ngay trong trang thành viên. Tôi rất xin lỗi, rất rất xin lỗi.

Và tôi rời khỏi Wikipedia Tiếng Việt đến với Wikipedia Tiếng Anh, tôi thử viết, nhưng rào cản vể ngôn ngữ đã không cho tôi đónh góp. Tôi viết nhưng các bạn bên ấy không hiểu gì, nên tôi thôi, tôi cố gắng học tiếng Anh, mong muốn 1 năm hay 2 năm gì đó tôi có thể quay lại và đóng góp (và thời gian học thì tôi vô danh trong Wikipedia tiếng Việt, vô danh cũng không tệ). Trong thời quan viết bài en:Quang Trung, một ngườ "tôi giỏi Tiếng Việt à chứ không thông thạo đâu" làm quen tôi qua email (tôi và anh ấy có 1 điểm chung rất hâm mộ vua Quang Trung, và anh ấy gọi là sùng bái cũng chẳng quá). Sau vài cuộc chuyện trò, tôi nhận ra anh rất giỏi tiếng Việt nhưng là tiếng Việt kiểu hạn chế (anh ấy không hiểu tiếng lóng và từ cũ), và tôi cổ vũ cho anh đến đây: đến Wiki-vi đi" -- "nhưng anh đâu có thông thạo Tiếng Việt đâu" -- "ngay cả hành chính viên bên ấy còn thua anh về Tiếng Việt đấy, đi đi mà". Và anh ấy qua thật, anh ấy thấy bài viết về Vua được đề cử, anh ấy đã tham gia ý kiến với mục đích muốn nó thật dễ đọc hơn. Nhưng thật đáng tiếc, dù anh ấy đã nói hẳn là tôi giỏi Tiếng Việt nhưng tôi không thông thạo, lại bị một người cũ , có vẻ anh đang nghĩ rằng bài viết mình viết mà nó nói là sai hết, anh đang nghĩ tới từ sở hữu bài viết?) ra sức dùng nó để cắn người mới đến, để lảng tránh trả lời những vấn đề anh ấy đang nêu, anh ấy giận lăm nhưng vẫn chọn lọc từ ngữ và cố nhắc khéo bằng {{trà}} nhưng mà dường như ai đó vẫn cố gắng với đủ hướng: "không rành đâu", "tư liệu" mà bạn viết ... (mọi người học tiếng Việt, chắc biết " " có ý nghĩa gì? Ví dụ như câu này Ông ấy thật là vĩ đại và Ông ấy thật là "vĩ đại"). Đây là một đoạn trong buổi chuyện trò Skype sáng nay (em rất xin lỗi anh vì đã trích dẫn):

Tôi ghé lại và thấy trong danh sách những người lên thớt có cả tôi: Người viết không thuộc sử Việt. Tôi không nói gì vì quả thực là tôi kém tiếng Anh. tôi hay nghiên cứu về Quang Trung trong lịch sử (ông ấy giống Alexander) chỉ có điều tôi không biết cách trình bày bằng tiếng Anh thôi.

Tôi viết ra đây để hỏi các bạn một câu hỏi bên dưới:

What is Wikipedia Worth?

Tôi có thể kiếm tìm sự nổi tiếng, danh vọng, lợi ích, tôi có thể trở nên "ngầu", hay tôi có thể sở hữu với Wikipedia không? Không, vậy là Wikipedia is nothing. Nếu muốn các điều trên có lẽ tôi đã viết Blog, hay tham gia forum thay vì Wikipedia! Tôi có thể có kinh nghiệm sống trong cộng đồng, thuyết phục người khác, ăn nói hoà nhã, và quan trọng nhất dám chấp nhận thất bại, chấp nhận mình sai. Vậy Wikipedia is a lot of thing. Còn bạn "What is Wikipedia worth?"

Kết

Ý kiến tôi nêu ra đây, mong mọi người bàn thảo về Lòng tốt Wikipedia cái mà một Wikipedia cần nhất thay vì những quy định nào đó để siết chặt "kỷ luật", chống "phá hoại" .. gì gì đó.

Cuối năm, nhân dịp rằng 12 con giáp đã quay đủ chu kỳ, xin kính chúc Wikipedian, An Khang Thịnh Vượng, năm mới tốt lành, Wikipedia ngày càng phát triển.

Magnifier 05:54, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhận xét

Bài này sửa một chút có thể thành bài luận Wikipedia được đấy. Tôi có theo dõi cuộc thảo luận tại đó, đọc và biết rằng đang có một cuộc "tranh cãi" (dispute) giữa User:TrungdaUser:Mikaelo + IP. Khoan nói ai đúng ai sai, cũng chưa nói thái độ khi thảo luận của từng thành viên, các bạn chỉ mới tranh luận một thời gian ngắn, và chưa có nhận xét từ các thành viên khác, mà đã có thành viên nản chí thì hơi buồn, các bạn cần "be bold" hơn nữa, cái này có lẽ nên học tập Casablanca1911, thành viên mà tôi rất phục vì sử dụng tối đa triết lý "be bold". Chúc các bạn quay lại thảo luận tích cực sau thời gian cuối tuần "nghỉ ngơi với ấm trà". Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 07:40, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy, Be bold!!!. Wikipedia là nơi tranh luận với mục tiêu kiến thức và chất lượng làm đầu. Không nên vì nể nang hay sợ va chạm mà chùn bước. Không nên vì những lời nói quá thẳng mà tự ái (cứ cho rằng người khác có thiện ý và tinh thần xây dựng). Miễn là tranh luận để cùng đi đến cái đúng chứ không phải để thắng (điều mà tôi không phục Casa). Tmct (thảo luận) 11:00, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Magnifier quá nặng lòng với Wikipedia, "What is Wikipedia worth?" - "A place to visit". Như vậy thì dễ thở hơn không. 117.6.47.217 (thảo luận) 07:56, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trời đất ơi, ông này bị chứng say Wikipedia dữ dằn quá. Flavia (thảo luận) 14:03, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mở ngoặc, hai chấm, nói ngầm, nói xỏ, Wikipedia và một nhóm @$#%#$%##

Đầu tiên tôi đề nghị Tmct ra đây và giải thích anh đang nói cái gì? vớ các dòng "mở ngoặc", ý anh là chúng tôi cứ nhắm vào các ông thần mà cắn hả? Anh vô phép xưa nay, đừng có vô phép kiểu đó nhé. Anh không thấy rõ là ở đây anh không thấy rõ ràng Trungda cứ vin vô một câu nói thật thà ngốc của Mikaelo mà cứ khích bác:Michael đã viết câu này ở trên:"Còn trình độ tiếng Việt của tôi mới ơ mức độ tốt à chứ không được thông thạo như tiếng mẹ đẻ" Tôi không tự bịa ra. Tôi viết có "nguồn tài liệu" cả; Trong phần thảo luận "Văn phong" ở trên, cả hai bạn cùng có chung ý kiến về "từ cổ", như vậy đã tự cho thấy vốn từ tiếng Việt ít ỏi đến mức phải than phiền không hiểu được nhiều chỗ của bài viết này. Tôi thì không biết hai gã kia là ai nhưng Trungda liên tục biến thể một câu (còn nhanh hơn Virus biến thể) làm cho những người dùng Tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 của mình rất là cảm thấy xúc phạm quá đáng. Rõ ràng là ý của cậu kia đề nghị bỏ các từ cổ khó hiểu ra khỏi bài và thay thế bằng các từ tương đương, vì nó sẽ gây khó khăn cho những người không ở Việt Nam như tôi, anh tra trên báo chí trong nước coi có những chỗ nào viết như thế để mà chúng tôi học hả? Và thêm nữa, người quản lý và chuyện chúng tôi phê bình Trungda thì có liên quan gì đến nhau? Tôi tham gia cũng chưa từng à ơi Quản lý lần nào anh tự sướng quá độ rồi đầy nhé! Tôi dùng Ip là do tôi biết có 1 số anh chuyên gia thù vặt rất ghê gớm. Tôi yêu cầu Wiki thảo luận và chấm dứt ngay cái kiểu:Mở ngoặc, hai chấm, nói ngầm, nói xỏ, Wikipedia và một nhóm @$#%#$%## tụ tập bên nhau 67.159.45.52 (thảo luận) 10:01, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị người vô danh dùng IP 67.159.45.52 nếu cần nhắn tin cho Trungda hay Tmct thì hãy dùng các trang thảo luận của họ. Mekong Bluesman (thảo luận) 04:19, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi nói rất rõ ràng nghĩa đen. Vì tôi thấy quản lý Wiki hay bị cắn. Còn Trungda, thành viên này ở đây lâu rồi, viết nhiều bài lắm rồi, thảo luận cũng nhiều lắm rồi nhưng chưa bị ai nặng lời bao giờ, đa số đều rất coi trọng Trungda. Nhưng vừa làm quản lý mấy hôm đã bị táng cho một phát cỡ này. Tôi không thể kìm được lời động viên như đã viết để thành viên quản lý mới không bị ở tình trạng tương tự của thành viên mới vào bị cắn.
Về chuyện "phê phán tiếng Việt". Nếu thực tế là tiếng Việt không thạo thì tại sao khi cái thực tế đó được nói ra thì lại chạm tự ái ghê gớm đến vậy? Sự thật mất lòng chăng? Tôi vẫn nhận tôi kém cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh ngoài chuyên ngành, mù tịt kiến thức nhiều ngành. Ai chê đúng thì tôi nhận.
Còn IP muốn nghĩ thế nào cũng được, muốn hiểu vặn vẹo lời nói thẳng thắn của tôi thế nào cũng được. Tôi thật sự không quan tâm.
Tmct (thảo luận) 10:21, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Dự án Nâng cao Chất lượng bài viết

Nhân tiện thấy bạn Dung005 (nếu bạn sinh 85 thì mình gọi bạn nhé) đang vận động cho dự án Chọn lọc, mình sẵn tiện nêu ra đây luôn các ý kiến của mình:

  1. Không chỉ nên gói gọn trong mục tiêu bài viết chọn lọc. Mà nên là mục tiêu ví dụ Nâng cao Chất lượng bài viết ở đó những người có cùng một lĩnh vực rành có thể chia sẻ với nhau.
  2. Trong dự án sẽ có đánh giá chất lượng bài viết: sơ khai, khởi đầu, C, B, A, và A+. Các bài từ B trở xuống sẽ được đưa ra để cùng nâng chất. Các bài A và A+ sẽ gia cố thêm và đưa ra ứng cử FA
  3. Tất cả các tiêu chuẩn đều phải được bàn bạc. Xây dựng thành một chuẩn chung chung.
  4. Còn tên dự án là gì thì mình không biết. Đó là tùy mọi người.

Flavia (thảo luận) 16:31, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xếp hạng như bên Wiki tiếng Anh đòi hỏi quá nhiều sức mình không theo nổi. Hôm nọ em đã có nói chuyện với một số người, mình chỉ nên thêm GA (Good Article - Bài viết tốt), cái này sẽ được bầu chung với FA, một bài viết có thể không được bầu thành FA vì thiếu một tiêu chuẩn nào đó (thiếu trích dẫn, gây tranh cãi v.v) nhưng vẫn có trở thành GA. Lúc thành viên bầu sẽ chọn lược hoặc FA, hoặc GA, hoặc trắng, hoặc phản đối.
Ngoài ra có thể thêm một hạng nữa là start (một dạng bài viết trên stub), cái này một là các quản lý, hoặc có thể mọi thành viên đều có thể xếp loại khi thấy bài viết đạt được đến một tiêu chuẩn nào đó. Theo em như vậy đơn giản hơn và vừa sức với mình hơn.
Dung005 (thảo luận) 23:41, ngày 28 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ý kiến: Em thấy loại GA bên Wikipedia English đâu có bầu, họ sẽ bầu ra người chọn (là những người có nhiều kinh nghiệm nhất) rồi lập 1 trang cho các thành viên và đề cử hoặc yêu cầu bãi bỏ vòng tròn GA, hình như các thành viên cũng chẳng coi trọng GA lắm, các WikiProject chỉ đua nhau là ở FA thôi, GA chỉ để đánh dấu thì phải. FA cần biểu quyết bởi vì nó là very best work of Wikipedia Magnifier ☀☀☀☀ 03:28, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thêm: Em máu trong thể loại La Mã và Hy Lạp cổ đại lắm. Nếu có cần mấy anh cứ vào kêu em nha. Magnifier ☀☀☀☀ 03:31, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mình cũng không nên bắt chước xếp loại hết theo Wikipedia English bởi vì họ có vài chục ngàn thành viên tích cực còn Wikipedia Tiếng Việt chỉ có hơn trăm. Không thể so sánh nổi. Ở đâu chỉ nên ai thấy bài nào thích và cần thiết là xếp Magnifier ☀☀☀☀ 03:37, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
nếu các bạn có quan tâm thì xin vào đây thảo luận nhé, tránh spam không gian chung Magnifier () 12:41, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
"Wikipedia English bởi vì họ có vài chục ngàn thành viên tích cực còn Wikipedia Tiếng Việt chỉ có hơn trăm", hơn 100! Magnifier đếm theo cách nào vậy? Hay vì tên là Magnifier nên khi đếm cũng "phóng to" luôn? Mekong Bluesman (thảo luận) 18:38, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

5. Vậy thì nhìn người, nhìn ta các bác cũng có thể thấy tương quan lực lượng như thế nào rồi do đó, wikipedia tiếng Việt hiện thực sự có hạn chế. Hiện có khoảng dưới 100 thành viên đóng góp tương đối tích cực trong tổng số 53.510 thành viên có tài khoản

Tầm tầm ~100 người nguyên văn lời của cụ bagiaituxuat [8] chứ em nào dám nói bậy. Hic hic Magnifier () 09:37, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Wikipe-tan

Yeah! Tết này thật là tuyệt. Cho Wikipe-tan đứng ở đâu đây nhỉ? Magnifier () 13:34, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cho vào tiêu bản chào mừng. Là gì phấn khích ghê vậy? 117.6.46.72 (thảo luận) 13:38, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tại lỡ yêu cầu nhưng không biết xài đâu. Cái này lẽ ra là xài trong Dự án Anime và Manga nhưng nhìn đi nhìn lại chưa thấy ai quan tâm đến chủ đề này hết -> không lập dự án ẩu nữa. Magnifier () 13:44, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hình xem đẹp thật, nhưng không biết Wikipedia tiếng Việt có chỗ nào cho em đứng không nhỉ ? hê hê ... Nguyễn Dương Khang 14:00, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chắc cho em nó vô tiêu bản chào mừng giống bạn gì trên kia được đó anh nhỉ? "Bé Tan xin chào các bạn. Chào mừng các bạn đến với Wikipedia Tiếng Việt ...." Magnifier () 14:06, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu ai rảnh rỗi qua cảm ơn tác giả là anh Kasuga nhé. Gần tết được tặng quà mà em không biết cảm ơn anh ấy ra sao cho trang trọng. Magnifier () 16:41, ngày 29 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phân biệt đối xử với các bài viết

Phụ thêm ý kiến cá nhân : Tớ thấy các quản lý ở đây có vẻ tránh né những chuyện nhạy cảm hay có lẽ ngại bỏ phiếu những gì thuộc về Đảng và nhà nước. Mong các quản lý có thái độ trung lập khi nhìn nhận một vấn đề và áp dụng chung cho các mục từ khác nhau. Như trường hợp Liên hiệp các tổ chức Hoà bình, Đoàn kết, Hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp các tổ chức Hòa bình, Đoàn kết, Hữu nghị Việt Nam chỉ có 28 hits, mà có 1 mục từ tại wiki sao ? Chưa đủ tiêu chuẩn) mà mấy tháng không ai lên tiếng như với những mục từ khác. 77.128.217.72 (thảo luận) 15:57, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã check lại tên chính thức là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam [9]
Kết quả 1 - 10 trong khoảng 163.000 cho "Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam". Thông báo cho IP.
Xong Magnifier () 16:03, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

@IP 77...Người quản lý có trách nhiệm ngang với bất kỳ một thành viên nào khác về tình trạng/chất lương/tiêu chuẩn của bất cứ bài viết nào. Nếu bạn thấy bài nào không đủ tiêu chuẩn thì xin treo biển {{tiêu chuẩn}} và đem ra Biểu quyết xóa bài để cộng đồng bỏ phiếu.

@Những người thích chữ "quản lý": Lại một người nữa hiểu nhầm về Wikipedia:Người quản lý. Đề nghị nhanh chóng đổi tên thành bảo quản viên, bảo trì viên, lao công...không thì nhiều người hiểu lầm quá!

Tmct (thảo luận) 16:08, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hoặc như những trường hợp Trần Bạch Thu Hà, Lâm Quang Thự, Hội Nông dân Việt Nam‎ , Hội Cựu Chiến binh Việt Nam‎ , Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam‎ ... Đề nghị không phân biệt đối xử và không tránh né những trường hợp nhạy cảm, hãy đối xử như với những mục từ khác. Người quản lý có thâm niên hơn những thành viên bình thường, hiểu biết nhiều về lề lối sinh hoạt tại wiki, lại cần có thái độ trung lập hơn ai hết, như ý hướng của wiki. 77.128.217.72 (thảo luận) 16:40, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Việc Wikipedia tiếng Việt thiếu nhân công để kiểm soát các bài viết là một vấn đề hiện nay. Có thể một số bài đã lọt qua tầm kiểm soát, chứ không phải vì bị "lờ qua". Một bài viết không đủ tiêu chuẩn sẽ được dễ khám phá ra nếu có nhiều người như bạn thảo luận về sự thiếu tiêu chuẩn của nó. Nguyễn Hữu Dng 16:47, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hề hề, chỉ có lao công đứng ra chịu trận thôi. Có lẽ phải thiết lập ra một danh sách cách vấn đề dẫn đến hiểu lầm mới có hi vọng làm thành viên "quản lý" thay đổi ý kiến :-) Nguyễn Dương Khang 16:52, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Được một danh hiệu nào đó như Thể loại:Nghệ sĩ nhân dân, Thể loại:Anh hùng lao động, bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiến sĩ thi đua, nhà giáo ưu tú, Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam (trường hợp Nguyễn Cao Luyện, Lâm Quang Thự, Nguyễn Đình Hương) hay huy chương nào đó là đủ tiêu chuẩn chưa ? Cái này coi bộ hơi nhiều nhé . Như trường hợp Trần Bạch Thu Hà, Nguyễn Văn Trân, Trần Kiên rất ít thông tin và ít hits. Ngay cả là đại biểu quốc hội cũng chưa phải là tiêu chuẩn, vì đây là wiki tiếng Việt chứ không phải wiki VN, nếu thêm tiêu chuẩn này thì wiki sẽ bị lạm phát và sẽ có thể có thêm ngay vài chục ngàn trang về các đại biểu quốc hội Mỹ, Úc, Nga... mà thông tin chỉ có vài dòng hoặc chất lượng kém 77.128.217.72 (thảo luận) 18:08, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn chê Wikipedia Vi dễ tính, OK tôi đưa VD Wikipedia Eng khó tính:
Magnifier () 18:36, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thật ra, thêm vài chục ngàn trang về các đại biểu các nước cũng không sao, nhưng nhiều trang chỉ có vài dòng (như Nguyễn Văn Trân, Trần Kiên) hoặc rất ít thông tin, chất lượng kém. Anh hùng lao động như Trần Đình Long (có gì nổi bật không vậy?) thì sao ? Nay mai thêm thể loại chiến sĩ thi đua, bà mẹ chiến sĩ, nhà giáo ưu tú nữa. Các quản lý sẽ rất mệt vì nhiều bài chất lượng kém, hoặc wiki VI sẽ kém chất lượng. Xin đừng theo cảm tính. 77.128.217.72 (thảo luận) 18:43, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái mà bạn nói là nhiều bài chất lượng kém, hoặc wiki VI sẽ kém chất lượng là do số người đóng góp quá ít! tầm 100/60000 thành viên là đang tích cực thôi. Mới tới Wiki mình cũng bức xúc giống bạn. Xem Thể loại:Stub nhưng nghĩ lại, im lặng mà ngồi viết thì hay hơn bạn à, cứ làm rồi sẽ thu hút được người khác. Và về căn bản thì quản lý (cách bạn viết, đang tranh cãi) muốn làm thì làm không thì thôi. Họ không có trách nhiệm phải chăm sóc Wikipedia từ A-Z được. OK? Magnifier () 18:49, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Mai mình làm 3 ngàn trang về các đại biểu quốc hội, anh hùng thi đua Mỹ, Nga, ... mỗi trang chỉ cần 1 dòng là ông XYZ là đại biểu quốc hội Mỹ từ năm 2007 là xong ! Nhanh nhu chớp !. (Nói đùa thôi nhé). 77.128.217.72 (thảo luận) 19:00, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cái trang bạn đưa đều có từ 3 đến 4 dòng hoặc hơn. Trang Trần Đình Long 8 dòng, mình thua bạn rồi. Bye mình đi ngủ Magnifier () 19:02, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề nghị chấm dứt thảo luận

Tôi hiểu hoàn toàn sự suy nghĩ của người vô danh dùng IP 77.128.217.72, vấn đề chất lượng tại Wikipedia là một vấn đề rất lớn mà tôi đã kêu la từ các năm qua (sự thật là tôi đã tự không tham gia vào việc biểu quyết cho các bài chọn lọc vì cái hay của một cộng đồng bao gồm nhiều cái dở thì sẽ làm mất nghĩa của từ "chọn lọc"). Vấn đề chất lượng và tiêu chuẩn của Wikipedia tiếng Việt không chỉ có trong các mục đề về các nhân vật (mang vào vì là người thân, vì người trong gia đính, vì là bạn, vì tuyên truyền chính trị hay quảng cáo thương mại...) như IP 77.128.217.72 đã nêu trên mà còn có trong các bài về các trường (viết ca ngợi trường mình, tự cho trường mình từ college lên "đại học", viết về thầy của mình...), trong các ca sĩ, diễn viên, vận động viên mà mình là fan hâm mộ cuồng nhiệt, trong các địa danh mà mình sống hay sinh ra (quảng cáo các cấp hành chính quá thấp, quảng cáo du lịch...), đó là chưa nói đến các bài dài và có chất lượng cực kém viết về anime/manga, về đô vật, về các phần mềm không đáng chú ý ... và nhiều, nhiều lắm!!!

Nhưng tôi phải đề nghị chấm dứt cuộc thảo luận này tại đây vì đây là trang để nhắn tin cho các quản lý. IP 77.128.217.72 hãy tìm hiểu là "người quản lý" của Wikipedia không phải là như các admin của các forum khác: họ không có trách nhiệm về việc này. Đây là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng, trong đó có IP 77.128.217.72, trong đó cũng có Magnifier và trong đó cũng có tôi.

Do đó, IP 77.128.217.72 hay tạo ra một tài khoản cho mình và gia nhập để giúp cộng đồng, và giúp tôi, trong việc làm tăng chất lượng cho Wikipedia tiếng Việt. Trong khi chờ đợi thì mang thảo luận này ra trang khác (như Thảo luận:Trang Chính hay Wikipedia:Thảo luận) thay vì viết vào đây. Trang này là để cho các thành viên cần nhắn tin liên quan đến vấn đề dọn dẹp và bảo quản, trang này không phải là để tranh luận.

Mekong Bluesman (thảo luận) 20:27, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi chuyển từ Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý#Phân biệt đối xử với các bài viết sang đây. Tmct (thảo luận) 21:34, ngày 30 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đã từng kêu ca, nhưng rồi, tôi thấy câu nói "Ôi con người" (tm) của Mekong là hợp lý để đôi lúc mạn phép Mekong đem ra ứng dụng cho kiệm lời! Cách thích hợp nhất đối với tôi lúc này, cũng như nhiều, nhiều người khác ở đây là thay vì kêu ca hãy lẳng lặng mà ngồi viết có hơn không? Khương Việt Hà (thảo luận) 06:27, ngày 31 tháng 1 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  1. ^ http://www2.thanhnien.com.vn/Phapluat/2007/5/9/191980.tno
  2. ^ Đối thoại tại hạ viện
  3. ^ Đối thoại tại hạ viện
  4. ^ Đối thoại tại hạ viện
  5. ^ “Not Nobel Winners”. The Wall Street Journal. 13 tháng 10, 2007. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  6. ^ “Not Nobel Winners”. The Wall Street Journal. 13 tháng 10, 2007. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2007.
  7. ^ Đài truyền hình trung ương, Lê Thị Công Nhân - phần tử nòng cốt cho Nguyễn Văn Đài chống phá Nhà nước Việt Nam
  8. ^ Báo Quân đội Nhân dân, Bộ mặt thật của các “nhà dân chủ” (Tiếp theo và hết)
  9. ^ Đài truyền hình Hà Nội, Hai luật sư bị bắt vì chống nhà nước
  10. ^ Báo Sức khỏe Đời sống, Tòa án TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội xét xử 2 vụ án chống phá nhà nước Việt Nam: Bản án thích đáng cho những kẻ ngông cuồng
  11. ^ Đài truyền hình trung ương, Lê Thị Công Nhân - phần tử nòng cốt cho Nguyễn Văn Đài chống phá Nhà nước Việt Nam
  12. ^ Báo Quân đội Nhân dân, Bộ mặt thật của các “nhà dân chủ” (Tiếp theo và hết)
  13. ^ Đài truyền hình Hà Nội, Hai luật sư bị bắt vì chống nhà nước
  14. ^ Báo Sức khỏe Đời sống, Tòa án TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội xét xử 2 vụ án chống phá nhà nước Việt Nam: Bản án thích đáng cho những kẻ ngông cuồng
  15. ^ a b c Phóng viên không biên giới (11 tháng 5, 2007). “Two more cyber-dissidents get long jail terms in Stalinist trial”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  16. ^ TIME (30 tháng 3, 2007). “A Show (and Tell) Trial in Vietnam”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  17. ^ House Res 243
  18. ^ Liên minh Châu Âu (15 tháng 5, 2007). “Declaration by the Presidency on behalf of the EU on the sentencing of human rights defenders in Viet Nam”. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2007.
  19. ^ Ân xá Quốc tế (24 tháng 4, 2007). “Viet Nam: Silenced critics must be released”. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2007.
  20. ^ “Vietnam: Crackdown on Dissent in Wake of WTO and APEC”. 9 tháng 3, 2007. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2007.
  21. ^ TIME (30 tháng 3, 2007). “A Show (and Tell) Trial in Vietnam”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  22. ^ Người biểu tình phản đối TQ bị bắt 16 Tháng 12 2007 - Cập nhật 21h21 GMT
  23. ^ (tiếng Anh)“Plan to designate islands a city denied - Sino-Vietnamese row takes a new turn”. South China morning post. 19 tháng 12 năm 2007.
  24. ^ Tranh chấp Trường Sa - Hoàng Sa: Giải quyết cách nào?07:59' 07/01/2008 (GMT+7)
  25. ^ Tranh chấp Trường Sa - Hoàng Sa: Giải quyết cách nào?07:59' 07/01/2008 (GMT+7)