Wikipedia:Thảo luận/Lưu 60

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Logo năm mới[sửa | sửa mã nguồn]

Chắc là không kịp rồi, nay 31 chắc không có logo cho tết Dương 1/1 rồi. Nếu bạn nào làm kịp thì treo hộ giúp nhé!  A l p h a m a  Talk 04:28, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Hôm bữa có làm cái logo mà hơi bị méo tí. Lát nữa chỉnh lại xem sao ^^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 04:47, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Alphama có nhầm không chứ tôi nhớ trước giờ logo Tết chỉ toàn treo vào Tết âm thôi mà (cho nên luôn đi kèm 12 con giáp). ~ Violet (talk) ~ 04:54, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
À vậy hả, tưởng làm logo treo tết Dương cho vui chứ? Thế thôi làm luôn Tết Âm.  A l p h a m a  Talk 08:12, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chúng ta mở luôn cuộc thi vẽ và bình chọn logo wwikipedia cho tết âm 2021 luôn đi! Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:03, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời những bạn có hoa tay tham khảo ở Wikipedia tiếng Việt. Nó có tất cả các logo Tết mà Wikipedia Vi đã từng sử dụng từ trước tới giờ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:18, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mời các thành viên Wikipedia có tài năng hội họa tham gia vẽ logo Tết cho Wikipedia:) Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:51, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Logo của Nguyenhai314[sửa | sửa mã nguồn]

Đã hiệu chỉnh lại logo. Mời các quý thành viên, quý BQV, quý ĐPV xem qua ở dưới:
~ Nguyenhai314 (thảo luận) 06:41, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Logo của Lệ Xuân[sửa | sửa mã nguồn]

Logo phá cách rất đẹp và tinh tế, nó gợi cho tôi về những biểu trưng mang tính trừu tượng cao rất ý nghĩa của cộng đồng trước đây do Trần Thế Vinh thiết kế (như khí cầu hay quả dưa hấu). Xin dành một lời ủng hộ cao cho việc sử dụng biểu trưng này năm nay. --minhhuy (thảo luận) 04:39, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Logo phải công nhận là một sự phá cách, cách giải thích ý nghĩa rất hay, mặc dù không cần sặc sỡ tuy nhiên lại chỉ mang 2 màu sắc đơn điệu, hai màu sắc đó lại là hai màu mang tông hơi trầm, gợi một cái gì đó buồn buồn, đìu hiu, chưa hợp lắm với không khí ngày Tết. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 04:57, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đôi chút liên quan: "Happy New Year" cũng là một bài hát đầy lời lẽ bi ai nhưng vẫn được dùng phổ biến ở Việt Nam mỗi dịp đầu năm. :^) --minhhuy (thảo luận) 05:02, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đôi chút cũng liên quan: Happy New Year là một bài hát tiếng Anh, mà dân ta có ai đủ rảnh để vừa nghe vừa hiểu nó hát gì đâu:) – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 05:24, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Logo xứng đáng quá, màu tươi lên là được, ý nghĩa cũng rất hay khi cả thế giới còn đang vượt qua đại dịch ! Khanhnamnguyen03 (thảo luận) 18:07, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chào mọi người. Tôi nhận thấy bản mẫu {{biểu quyết}}, ví dụ như mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công|ND=Nội dung trang thảo luận}} sẽ gặp lỗi hiển thị nếu Nội dung trang thảo luận tồn tại dấu |. Vì vậy, tôi đã tạo hai bản mẫu {{đầu biểu quyết}} và {{kết biểu quyết}} để áp dụng cho trường hợp này. Cú pháp ví dụ là {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}. Đã cập nhật bổ sung vào hai trang Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Quy trìnhWikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Quy trình. Các khu vực khác nhờ các bạn tiếp tục bổ sung. P.T.Đ (thảo luận) 05:28, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi đã từng bị lỗi này khi đóng BQ. Xin cảm ơn bạn PTD gần đây đã nghĩ ra nhiều "cải tiến" liên quan tới vấn đề kỹ thuật và giao diện trên Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:12, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Vấn đề ghi ngày kiểu viết tắt xuất hiện tại Wikipedia tiếng việt[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay nhiều bài viết tại Wikipedia tiếng việt đang xuất hiện kiểu ghi ngày theo dạng viết tắt DD/MM/YYYY kiểu như 25/5/2021. Việc ghi ngày kiểu này em cho là không ổn vì Wikipedia là bách khoa toàn thư, việc ghi ngày tháng cũng phải phù hợp với nội dung của bài viết, mà bài viết thì viết theo kiểu đoạn văn nên việc ghi viết tắt vậy là không phù hợp. Vì thế em đề xuất giải pháp sau để giải quyết vấn đề này:

  • Theo hướng dẫn của trang web này ghi trong văn bản phải có ngày tháng năm đầy đủ, ngày dưới 10 phải ghi số 0 trước số ngày và phải tương tự như vậy đối với tháng.
  • Đối với Wikipedia chúng ta, đề xuất của em là
    • Nếu ghi ngày tháng trong văn phải ghi theo kiểu "DD tháng MM năm YYYY" hoặc "ngày DD tháng MM năm YYYY", nếu chỉ có tháng thù ghi "tháng MM năm YYYY", nếu chỉ có năm thì ghi năm không hoặc "năm YYYY", không bắt buộc phải có chữ ngày trước DD và không cần phải thêm số 0 và trước ngày tháng dưới 10, việc sủ dụng như thế nào sẽ do người biên tập quyết định tùy thuộc và ngữ nghĩa của đoạn văn.
    • Đối với Infobox, bảng,... (các phần không phải văn bản), vẫn áp dụng quy tắc như văn bản nhưng nên sử dụng dạng "DD tháng MM năm YYYY" thay vì "ngày DD tháng MM năm YYYY" do việc để chữ "ngày" trong Infobox và bảng có vẻ không phù hợp, hơi dài, đọc không được "suông" và nhằm để phù hợp với quy tắc tại Wikipedia tiếng Anh tại trang en:Wikipedia:Manual_of_Style/Dates_and_numbers#Dates,_months,_and_years.
  • Không chấp nhận các kiểu viết tắt như "1/1/2020" hay "1/2020" vì nó có thể gây nhầm lẫn, đặc biệt là khi có một số bài biên soạn không sửa lại thứ tự ngày tháng khi biên soạn bài từ ngôn ngữ khác.

Không biết các anh chị A — Bluetpp — Hakutora — Hugopako — Langtucodoc — Ledinhthang — Ngomanh123 — Q.Khải — Thienhau2003 @Nhóm Điều phối viên có ý kiến gì không, nếu có gì bàn luận hãy bàn luận nhé. --Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:47, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Tôi chưa bao giờ chấp nhận kiểu viết ngày kiểu này 25/5/2021. Không gian BVCL/BVT từ lâu đã không chấp nhận kiểu viết ngày như vậy. Bên en, họ cũng không chấp nhận kiểu viết như vậy. Vấn đề này có gì để bàn luận? Quy tắc viết ngày tháng năm về "de facto" đã có từ rất lâu rồi. Do đây là vấn đề nhỏ nên chả ai chạy theo để sửa cả. Nếu đề cử ra BVCL/BVT thì chắc chắn sẽ có người ý kiến về vấn đề này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:21, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

LOGO TẾT DƯƠNG LỊCH 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào toàn thể cộng đồng Wikipedia tiếng Việt. Như các thành viên đã biết, năm vừa qua là một năm với vô vàn những điều đặc biệt. Nổi bật lên trên tất cả chính là sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Trong không khí năm mới đang đến gần, nhìn lại một năm qua, tôi không khỏi giấu được niềm xúc động dâng trào trong tâm hồn mình. Để tưởng nhớ một năm đầy biến động và hướng tới một năm mới với những điều tốt đẹp hơn, với kỳ vọng nhân loại sẽ chiến thắng đại dịch. Tôi mạn phép sử dụng chút kĩ năng nghiệp dư của mình, thiết kế ra một logo. Hy vọng nó sẽ được đưa lên trang chính của Wikipedia tiếng Việt đúng thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Như các thành viên đã thấy, chiếc logo nhỏ xinh này chứa đựng nhiều ý nghĩa mà chính tôi đã gửi gắm vào đó. Hình ảnh rượu sâm panh, hộp quà cùng pháo hoa tượng trưng cho những điều bình thường nhất mà mọi người vẫn thường làm trong dịp tất niên - năm mới. Tuy nhiên, nổi bật lên trên khung hình là chiếc khẩu trang, đại diện cho dịch bệnh. Nó nhắc nhở mọi người giữ an toàn cho mình, kể cả dịp lễ quan trọng như ngày đầu năm mới. Điều đặc biệt nhất là chiếc khẩu trang lại có hình lá cờ Việt Nam. Đây là chiếc khẩu trang tượng trưng cho tình đoàn kết dân tộc, cho tinh thần "quyết thắng đại dịch" của nước ta - một trong những nước kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Không những thế, chiếc khẩu trang có hình quốc kỳ này còn được đề xuất sử dụng bởi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh cách đây không lâu. Ngay bên dưới chiếc khẩu trang này là con số 2021 được thiết kế đặc biệt với hình "kim tiêm" và "virus SARS-CoV-2. Đây là hình ảnh tượng trưng cho niềm hy vọng, sự kỳ vọng của nhân loại vào việc sáng chế thành công vắc xin trong năm sau, điều mà một số quốc gia như Hoa Kỳ, Singapore đang làm rất tốt.

Cảm ơn các thành viên đáng mến đã ghé qua cuộc thảo luận này. Tôi tha thiết mong muốn chiếc logo nhỏ bé này sẽ thay lời muốn nói của, không chỉ riêng tôi, mà cộng đồng Wikipedia tiếng Việt, những người nói tiếng Việt trên khắp thế giới gửi đi thông điệp chúc mừng năm mới, cầu mong cho một năm mới an lành, nhiều niềm vui và quan trọng nhất là, cầu mong cho đại dịch sớm chấm dứt.

Chúc các thành viên một năm mới nhiều sức khỏe. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:13, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Wikipedia tiếng Việt nên tránh nhấn mạnh tính quốc gia của nó. Đây là điều luôn được nhiều thành viên nhắc rằng: đây không phải Wikipedia Việt Nam. Dù bạn không có ý gì nhưng cộng đồng wiki sẽ hiểu sai lệch. Giữ tình yêu đất nước VN ở không gian khác. Thân.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:22, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Trong trường hợp đó, tôi đã chuẩn bị một logo khác. Logo này có tính chất "toàn cầu" hơn, cũng nhắc nhở mọi người chú ý phòng dịch, đồng thời kỳ vọng vào năm mới có nhiều biến chuyển trong lĩnh vực y khoa.
~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:53, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Better, mọi wiki nên tránh mạnh ai nấy treo quốc kỳ, wikipedia tính bằng ngôn ngữ không tính bằng quốc gia, nếu không Trung Hoa Dân Quốc sẽ la toáng lên zh wiki treo cờ CHND TH. Now, thank for your work.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 14:01, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Chúng ta không có nhiều thời gian. Mạn phép tag @Đông Minh, Conbo, P.T.Đ, Truy Mộng, Alphama, Nacdanh, NhacNy2412, Mintu Martin, và Lệ Xuân: vào cho ý kiến. Chúng ta sẽ đưa logo này lên trang chính vào 7h sáng mai (giờ Việt Nam), tức 0h (UTC). ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:03, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Logo này đẹp đấy. Mặt Trời (thảo luận) 14:07, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mạn phép tag thêm @Băng Tỏa, DHN, ThiênĐế98, Ledinhthang, Mongrangvebet, Bluetpp, và Mạnh An:. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:07, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Logo màu xanh OK này. Cảm ơn quý thành viên Nguyenhaipi đã sáng tạo ra logo mừng năm mới. нυấn roѕe có làм Tнì мớι có ăn 14:09, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ logo đã thay đổi thì OK cũng nên treo thôi, tôi cũng k thấy vấn đề gì.  A l p h a m a  Talk 14:07, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tag thêm vài quý thành viên @Nguyentrongphu, GiaoThongVN, và Tàn Kiếm: ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:12, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Miền Tây đang căng, giờ treo cũng đúng lúc để nhắc nhở mọi người giữ an toàn và chống dịch tốt. Đồng ý với bạn.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 14:11, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Hihi. Ý nghĩa của nó vốn là "đại dịch vốn vẫn chưa chấm dứt - dù năm mới vẫn phải giữ an toàn". Còn nữa, hình kim tiêm đâm xuyên qua con virus còn mang thông điệp "năm mới chúng ta sẽ sáng chế ra vắc xin". Hay thật mà ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:14, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thích logo màu xanh hơn, cho lên trang chính là hợp lý. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:41, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy màu đỏ được hơn:))The Witch Hunter (thảo luận) 14:13, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy Covid được nhấn mạnh hơi quá ở cả hai logo. Tây Cuồng. (thảo luận) 14:15, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
2020 là năm của COVID mà quý thành viên. ^_^ Con virus này nổi bật nhất trong tất cả mọi sự kiện diễn ra trong năm qua. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:16, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Một logo khác cũng do tôi thiết kế:
~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:03, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ngoài logo có quốc kỳ Việt Nam hiện thời (lý do Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia CHXNCNVN), những logo khác đều có thể treo được.  A l p h a m a  Talk 15:07, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Có bạn nào thuộc team yêu thích màu gold không? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 15:13, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Thú thật là tôi thấy cái logo này ổn nhất. Không rườm rà. Tây Cuồng. (thảo luận) 15:32, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Bản này hiện đại và đẹp. Leorto95 (thảo luận) 16:27, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi cũng thấy logo này đẹp, không rườm rà, đơn giản nhưng tinh tế. 2001:EE0:4F81:92F0:74F3:15F7:44D:6055 (thảo luận) 16:32, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đơn giản mà đẹp, sang, mang đậm không khí năm mới. —  Băng Tỏa  01:10, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Ủa logo của bạn Nguyenhai314 treo lên rồi sao treo logo này lên được nữa? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 02:44, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phiên bản lấp lánh:

~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:46, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phiên bản hoa lá:
~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:14, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi đã đặt logo màu xanh có khẩu trang vì thấy nhiều bạn đồng ý.  A l p h a m a  Talk 16:20, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cái của cậu Đức Anh kia đơn giản, và đẹp mắt kìa. Màu mè quá nên thanh niên thích, chứ nó chẳng có gì gọi là ý nghĩa cho lắm, một cái logo đẹp không phải là cứ chèn một đống cái biểu tượng vào, không khéo là fail ngay. 2021 người ta hướng tới những điều mới mẻ, đây lại đi làm cái khẩu trang với lý do là "điểm nhấn của năm 2020", nó rất là kỳ quặc. Nếu bỏ ba cái bóng bay hoa hòe (nhìn rất mờ nhạt) ở trên đi, thì tôi hiểu là một năm 2021 tiếp tục đeo khẩu trang. Tất nhiên là trên đây là suy nghĩ cá nhân của tôi, còn wiki thì hoạt động lúc nào cũng phải theo đồng thuận số đông, không thể làm trái được. Tây Cuồng. (thảo luận) 16:39, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Còn 15 phút, nếu bạn bỏ phiếu cho cậu ta thì nó sẽ trở thành số đông. Chúng ta vẫn có thể đồng thuận được, tôi cũng đồng ý là nếu logo làm chi tiết quá thì khổ nhỏ sẽ bị xấu đi, chi tiết không rõ. Đang chờ thêm ý kiến.  A l p h a m a  Talk 16:40, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với logo "khẩu trang". Logo chỉ để trong vài ngày chứ không phải cả năm, do vậy nó mang tính thời sự là nhắc nhở chúng ta thời điểm này dịch COVID vẫn bùng phát nhiều nơi và vẫn phải đề phòng cẩn thận, không nên lơ là. Caruri (thảo luận) 17:30, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Ủng hộ logo khẩu trang vì đại dịch lớn như thế này thì 100 năm mới có 1 lần. Không phải ai cũng có dịp để chứng kiến và sống trong đại dịch lớn thế này. Nhiều người sinh ra, lớn lên và già chết mà chưa từng chứng kiến được đại dịch lớn như thế này. Lần cuối thế giới có đại dịch lớn cỡ này là Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 (cách đây khoảng 100 năm). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:26, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

exclamation mark- Chúng ta đang đi 1 vòng lặp lại thảo luận Tết năm ngoái, ở đây đã có đồng thuận không treo logo khẩu trang vì tuyên bố phủ nhận y khoa của Wikipedia. Giờ lại tiếp tục thông qua trong 1 thời gian quá ngắn như vậy có phù hợp không? Nếu phải chọn 1 logo cho ngày hôm nay tôi thấy bản Gold ở trên phù hợp hơn vì nó trung lập hoàn toàn với mọi thời sự đang diễn ra trên thế giới, và WP nên như vậy. ~ Violet (talk) ~ 01:05, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Theo tôi thì cũng không nên đưa chuyện không vui lên để kỷ niệm, nhất là trong các vấn đề có thể xem là kêu gọi người đọc làm việc gì liên quan đến y khoa; dù sao đây cũng là việc đã rồi - và cũng chỉ nên sử dụng thời hạn ngắn mà thôi. NHD (thảo luận) 03:26, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng muốn bàng quan cho xong nhưng đầu năm thiết nghĩ cái gì sai thì nên sửa lại cho đúng. Giả sử logo được chọn là phiên bản quốc kỳ thì càng nên được sửa sớm. Lấy ý kiến chớp nhoáng là 1 tiền lệ không tốt vì nó không đủ thời gian để thảo luận thấu đáo và khi có phản hồi thì xếp vào chuyện đã rồi. Tương tự với việc dùng bài viết tốt thay thế bài viết chọn lọc 3 ngày/tuần ở TC hiện nay. ~ Violet (talk) ~ 04:35, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Alphama: Sau chưa đầy 24h từ khi thảo luận này được mở ra, tôi nhận thấy chưa đạt được tinh thần của đồng thuận. Phương án khác cũng có số người ủng hộ gần tương đương. Đề nghị xem xét lại việc treo logo có phần vội vã này. Mọi năm không có logo Tết dương cũng đâu có sao, tại sao phải bày rồi thông qua gấp gáp như vậy? ~ Violet (talk) ~ 06:04, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hết ngày hôm nay tôi sẽ gỡ xuống, mục đích treo logo chỉ là để cho vui vẻ, tuy nhiên các bạn phản ứng quá nên thôi. Đồng thuận nhanh để treo còn kịp, chứ đợi 2-3 ngày qua Tết dương thì đồng thuận làm gì cho mất công? Quan trọng là thời điểm.  A l p h a m a  Talk 09:05, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu quan trọng thời điểm thì bạn nên mở cái thảo luận này ra trước ít nhất 7 ngày để lấy ý kiến. Cái gì cũng nên làm cho đúng thay vì "cho vui". Tôi phản đối việc thay đổi bất cứ cái gì trên trang chính với tốc độ thảo luận như tên lửa như thế này và sau đó những người không đủ thời gian tham gia bị buộc phải chấp nhận vì "sự đã rồi"??? Tính tới thời điểm này, tôi không thấy việc treo logo này được coi là đã đạt "đồng thuận" thông qua. ~ Violet (talk) ~ 09:28, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy thảo luận về việc đưa BVT lên Trang Chính mở cũng trước ít nhất 7 ngày, chưa kể hàng loạt thảo luận tương tự trước đó liên tục cả năm, mà Violet có ý kiến gì đâu nhỉ. Có lẽ phải mở lâu hơn nữa, càng lâu, thật lâu cho chắc ăn. Lâu lâu. P.T.Đ (thảo luận) 10:29, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Các thảo luận cả năm trước đó là thêm vào, còn ý tưởng thay vào mới được thảo luận cách đây không lâu. 2 cái này hoàn toàn khác nhau. ~ Violet (talk) ~ 10:48, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Violet nói có lý, và Aphama lại một lần nữa lạm dụng chức năng quan chức của minh và đã thay đổi diện mạo trang chính Wikipedia có hàng trăm ngàn người xem mỗi ngày. khi chỉ sau 3 giờ thảo luận với chỉ vài người đồng ý 2604:6280:102:0:216:3EFF:FEBD:1230 (thảo luận) 10:36, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đến bây giờ tôi mới vào dự án nên sự cũng đã rồi, nhưng việc chọn logo cổ súy việc đeo khâu trang (dù có thể thực tế việc này là đúng đắn) là đang đi ngược lại với lời phủ nhận y khoa của Wikipedia và đang vi phạm sự trung lập khi nó ủng hộ cho quan điểm cần đeo khẩu trang, dù có thể quan điểm này được số đông bên ngoài tán thành. Trước đây cộng đồng đã phản đối việc này tại Wikipedia:Thảo luận/Logo Wiki chống dịch COVID-19, không hiểu sao bây giờ vẫn sử dụng? --minhhuy (thảo luận) 12:45, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã gỡ logo sau khi treo tầm 20h đủ để chào mừng năm mới. Cảm ơn các bạn đã tham gia. Việc treo logo chỉ thể hiện tinh thần thiện chí, vui vẻ, để các thành viên có thể thiết kế. Về việc thảo luận không treo logo y khoa thì tôi không biết vụ này. Vụ này nên chấm dứt ở đây.  A l p h a m a  Talk 13:07, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Chào Minh Huy đã quay trở lại. Happy new year! P.T.Đ (thảo luận) 13:40, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sự kiện cũng qua rồi, nhưng tôi có ý tưởng nhỏ để tránh những tranh cãi không cần thiết thế này. Tôi thấy nhiều thành viên có máu họa sĩ. Có lẽ nên lập danh sách ngày lễ phù hợp để treo logo wiki cho các bạn thỏa sức sáng tạo. Lập dự án Logo Wikipedia. Thông báo định kì (như 10 ngày trước khi ngày lễ đến) để thảo luận. Không biết mọi người thấy thế nào? Dù ngoài tết dương với tết âm tôi cũng không thấy ngày lễ nào phù hợp nữa. :)) P.T.Đ (thảo luận) 13:36, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời hai quý họa sĩ Nguyenhai314Đức Anh cho ý kiến. P.T.Đ (thảo luận) 13:48, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Việt Nam có khá nhiều ngày lễ. Tết thiếu nhi 1/6; ngày phụ nữ 8/3, 20/10; ngày sinh nhật Wikipedia, ngày tết trung thu, ngày khai giảng, giáng sinh,... Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:51, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi thiết nghĩ việc treo logo kỷ niệm chỉ ý nghĩa khi nó được sử dụng rất hạn chế, ví như truyền thống của dự án là chỉ treo vào 2 dịp đặc biệt: Tết Âm lịch (là ngày lễ lớn nhất của cộng đồng người dùng tiếng Việt như ngôn ngữ mẹ đẻ) và kỷ niệm mốc bài viết. Treo ở nhiều hơn sự kiện sẽ có hai vấn đề: thứ nhất (ít quan trọng) là có thể bị lạm dụng theo kiểu ganh đua (như ngày đó được treo thì ngày kia cũng xứng đáng được treo, v.v...), thứ hai (quan trọng hơn) là tôi thấy khó mà có sự kiện nào để chúng ta hưởng ứng với tinh thần trung lập. Các ngày lễ của riêng nhà nước Việt Nam thì chắc chắn là không phù hợp vì không mang tầm nhìn phổ quát, còn dịp lễ lạc truyền thống như Giáng sinh thì mang tính thiên vị tôn giáo (dù với nhiều người không theo Công giáo thì có lẽ đây chỉ đơn giản là ngày vui). Họa chăng chỉ còn những ngày như Trung thu hay Halloween là còn mang nét gì đó đại chúng, nhưng cá nhân tôi lại không cho là chúng quá đặc biệt để mà Wikipedia cũng nên "hưởng ứng". --minhhuy (thảo luận) 13:54, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có nên thay logo mỗi dịp sinh nhật Wikipedia và ViWikipedia không nhỉ? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:56, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy hai ngày đó cũng đặc biệt, nhưng sinh nhật của riêng vi.wp thì ít đặc biệt hơn, có lẽ chỉ nên chọn sinh nhật chung. --minhhuy (thảo luận) 13:58, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
15 tháng 1 tới là sinh nhật 20 năm của wikipedia, tôi đề xuất thiết kế logo cho dịp này, không biết các quý thành viên thấy sao ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:41, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đó là một sự kiện lớn, tôi nghĩ sẽ nhiều người muốn thay logo để kỉ niệm. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:53, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thiết kế logo Tết[sửa | sửa mã nguồn]

Chào mọi người, sẵn đang nhắc chuyện logo. Dịp Tết âm lịch tới đây, tôi dự định sẽ kêu gọi cộng đồng thiết kế logo Tết cho dự án của chúng ta. 3 tuần trước giao thừa tôi sẽ đi phát thư mời, 1 tuần trước giao thừa sẽ mở cuộc bầu chọn tại trang thảo luận chung này. Như vậy, mọi người có 2 tuần để thiết kế logo và nộp đề cử. Tôi để thời gian 2 tuần cho dư dả vì muốn

  1. Tạo điều kiện cho càng nhiều người tham gia càng tốt. Wikipedia chúng ta có nhiều người có khả năng thiết kế, chỉ là họ bận bịu không online thường xuyên được.
  2. Hạn chế các trường hợp mì ăn liền như trên. Qua vài lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và bộ mặt của dự án.

Không biết có ai muốn góp ý gì thêm không? —  Băng Tỏa  14:24, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Mọi thành phần trong logo bắt buộc phải tự do, từ chữ, số đến các chi tiết đồ họa. Do đó, logo tham gia nên ghi chú rõ ràng ở phần mô tả nguồn gốc như File:Logo Wikipedia tiếng Việt tết Bính Thân 2016.pngFile:Wikipedia-logo-vi-tet-mau-tuat-3.svg để tiện kiểm chứng, tránh sơ ý lọt vào thành phần vpbq, sau này nếu bị phát hiện dự án sẽ chịu tai tiếng. ~ Violet (talk) ~ 16:35, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑Y Đã ghi nhận. Cảm ơn Violet đã cho ý kiến. —  Băng Tỏa  20:01, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề nghị xóa bản mẫu thừa thãi này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:44, ngày 31 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bản mẫu này còn thừa thãi hơn và nên bị xóa ngay: Bản mẫu:Vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi không rõ tại sao phải nhấn mạnh chuyện nội dung bài viết vi phạm pháp luật Việt Nam? Và ai có quyền khẳng định điều đó là vi phạm pháp luật Việt Nam? --minhhuy (thảo luận) 14:05, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không nói về việc giữ hay xóa bản mẫu này, tôi cứ ngỡ Wikimedia Foundation tôn trọng pháp luật của cả Việt Nam, Hoa Kỳ và mọi nước trên thế giới? B nhắn gửi 16:21, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không thấy được sự liên quan giữa câu hỏi của bạn và nội dung bản mẫu. Tuy nhiên để trả lời: WMF tuân thủ Luật pháp Hoa Kỳ và tôn trọng "luật bản quyền" của các quốc gia khác, Quỹ không đề cập gì đến việc "tôn trọng" hay không luật pháp nói chung của từng quốc gia cụ thể, kể cả Hoa Kỳ, và càng không có lý do gì để đề cập. --minhhuy (thảo luận) 16:27, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nhớ không nhầm ở commons có một bản mẫu gần giống như thế này, đại loại là thông báo hình ảnh đó mang biểu tượng của Đức Quốc Xã nên có thể vi phạm luật pháp của một số quốc gia. Không rõ có liên quan không. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:30, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có bản mẫu như thế và cả bản mẫu thế này nữa, tuy nhiên những gì tập tin miêu tả trực quan rất dễ để xác định là có thuộc phạm vi của thông điệp này hay không. Vậy làm thế nào để xác định một văn bản nội dung là vi phạm luật pháp Việt Nam để dán cảnh báo? --minhhuy (thảo luận) 16:36, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bản mẫu Nguyenhai314 đề cập đến có thể là {{Biểu tượng của Đảng Quốc Xã}}, bản mẫu Minh Huy đề cập đến có cái ghi chú chi tiết hơn ở đây {{Biểu tượng cộng sản}}. ~ Violet (talk) ~ 16:43, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Cảm ơn bạn nhé. Chữ "tuân thủ" là đúng hơn chữ "tôn trọng" đấy. Tôi thấy nếu có nội dung gì đó vi phạm pháp luật (ở một nước nào đó) thì cũng nên thông báo cho người đọc biết, tránh việc họ sử dụng bừa bãi (đương nhiên đây là việc nội bộ của các tình nguyện viên thôi, không liên quan tới Wikimedia Foundation). Ngoài ra thì tôi thấy Việt Nam là nước có số lượng người nói tiếng Việt nhiều nhất thế giới, nên tuân thủ luật pháp Việt Nam chắc sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho Wikipedia thôi. Không rõ tôi có quên mất điều gì chăng? Còn về hai bản mẫu trên thì đúng là chung chung quá, đúng là nên thiết kế những bản mẫu ghi rõ bài viết đang vi phạm điều khoản nào, vì lý do cụ thể gì. B nhắn gửi 16:46, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nội dung có thể bị xem là là "vi phạm pháp luật" là vô cùng nhiều, không với quốc gia này thì với quốc gia khác. Việt Nam có gì đặc biệt hơn các quốc gia khác ở Wikipedia tiếng Việt này mà phải có cả một bản mẫu cảnh báo riêng? Ngoài ra tiêu chí cho nội dung có thể vi phạm pháp luật là gì? Ai quyết định các tiêu chí này? Nếu vi phạm thì vi phạm ở những điều nào, khoản nào (dù là có thể đi nữa)? Và phải chăng cứ với mỗi thông tin vi phạm thì lại có một cái bản mẫu to đùng như thế chèn ngay đầu bài? Phải chèn bao nhiêu cho xuể để không có tình trạng bài này thì có bài kia thì không? Ngoài ra câu "nên tuân thủ luật pháp Việt Nam chắc sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho Wikipedia thôi" không khỏi khiến cho tôi có cảm giác bị đe dọa khi viết bài ở Wikipedia, một điều vốn dì không phải chịu hạn chế nào cả. --minhhuy (thảo luận) 16:51, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tôi cho rằng quý BQV Minh Huy nói có lý. Hai bản mẫu cảnh báo ĐQX và CS đều hướng tới luật pháp của nhiều hơn một quốc gia, do đó chúng đáng chú ý để được đề cập/nhắc tới. Như vụ việc infobox thành phố/quốc gia gần đây, chúng ta nên hướng tới cái chung thay vì cái riêng. Theo thiển ý của tôi, đây (bản mẫu vi phạm pháp luật Việt Nam) là một bản mẫu thừa thãi, thiếu trung lập. Do đó, quan điểm của tôi là Xóa ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:57, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Việt Nam đặc biệt ở chỗ số lượng người nói tiếng Việt là nhiều nhất thế giới. Còn những câu hỏi khác của bạn thì khó quá, tôi chịu không biết trả lời thế nào cả. Có thể sau này sẽ có người khác trả lời giùm tôi. Xin lỗi vì đã làm bạn cảm thấy "bị đe dọa" nhé. Sau một thời gian đọc khá nhiều văn bản luật lệ về bản quyền hình ảnh, tôi đã mất đi cái sự nhạy cảm đối với luật pháp mà trước kia tôi cũng từng có. ^^ B nhắn gửi 16:57, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đây là Wikipedia tiếng Việt dành cho tất cả những người sử dụng tiếng Việt (bao gồm cả những người da trắng, da đen, da đỏ biết tiếng Việt) chứ không phải dành cho nước VN. Số lượng người VN ở VN nhiều nhất thế giới theo tôi thì chả có gì đặc biệt. Số lượng người VN ở VN + số lượng người biết tiếng Việt trên toàn thế giới = cái này mới là con số nhiều nhất và là điều quan trọng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:02, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý ở đây không phải wiki Việt Nam, vì vậy không có lý gì phải dựng lên một bản mẫu "Cảnh báo vi phạm pháp luật Việt Nam". Caruri (thảo luận) 16:56, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Qua vụ việc trước đó và vụ việc gần đây, tôi đề xuất du nhập Wikipedia:Biểu quyết xóa bản mẫu từ enwiki về viwiki. Hiện chúng ta có Wikipedia:Biểu quyết xóa bản mẫu nhưng vẫn còn sơ sài và chưa được công nhận chính thức (theo đồng thuận). ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:59, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chắc chưa cần thiết. Nhân lực quá yếu nên không nên lập nhiều không gian khác nhau. Lâu lâu gặp phải những bản mẫu nào đáng xóa thì cứ đem ra đây thảo luận (chuyện này sẽ không xảy ra nhiều). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:02, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi mới tìm thấy một vài bản mẫu phủ nhận nội dung khác ở wikipedia tiếng Nhật.

Còn một số bản mẫu khác trong jp:Category:免責テンプレート. Không rõ có bạn nào biết bên ja.wiki họ thảo luận thế nào về những bản mẫu này không. B nhắn gửi 23:50, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phủ nhận về nội dung tình dục thì chúng ta cũng có tại Bản mẫu:Giới tính, nhưng chỉ một số rất ít dự án bao gồm chúng ta có dùng bản mẫu này, tôi nghĩ do "ý thích cá nhân" nhiều hơn là mục đích cụ thể. Ja.wp cũng không ngoại lệ, vẫn đang diễn ra nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên hay không dùng các bản mẫu phủ nhận nội dung, và nhiều người cũng đặt ra câu hỏi tại sao chỉ có mỗi dự án của họ là dùng các bản mẫu như thế. Tôi thấy chúng ta nên hướng về số đông làm chuẩn hơn là cố vịn theo một nhóm rất nhỏ làm lý do, trừ phi chúng ta cũng có lý do đặc biệt để làm như họ. Tất nhiên với các cảnh báo nội dung có vẻ vô hại và dễ dàng đưa ra nhận định như lưu ý về xuất hiện nội dung không phù hợp ở nơi công cộng (miêu tả hành vi tình dục hay có dùng nhiều hình ảnh gợi dục) thì việc có một thông báo nhỏ ở đâu bài cũng không là vấn đề gì to tát. --minhhuy (thảo luận) 04:00, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận rồi xóa quá chóng vánh, còn chưa thấy người tạo bản mẫu Thienhau2003 có ý kiến gì nữa. B nhắn gửi 12:39, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúc mừng năm mới![sửa | sửa mã nguồn]

Gửi chúc mừng năm mới bằng cách ghi đoạn mã {{thế:Chúc mừng năm mới}} tại trang thảo luận của thành viên khác.

Danh sách tuần tra viên có sử dụng công cụ[sửa | sửa mã nguồn]

Cảm ơn các thành viên đáng kính đã bỏ công sức tuần tra dự án suốt một năm qua. Những đóng góp thầm lặng nhưng to lớn của các bạn luôn được nhớ ơn.

STT Tên thành viên Số lần tuần tra
1 Q.Khải 10.278
2 P.T.Đ 7.682
3 Nguyenhai314 7.010
4 JohnsonLee01 4.927
5 Ngomanh123 4.309
6 Tuanminh01 3.056
7 A 2.562
8 Băng Tỏa 2.176
9 Alphama 1.873
10 Bluetpp 1.360
11 Volga 1.288
12 Buiquangtu 972
13 Hakutora 965
14 Btd2008 925
15 GiaoThongVN 830
16 NhacNy2412 787
17 Mạnh An 711
18 TuanUt 404
19 Phjtieudoc 359
20 Nguyentrongphu 346
21 Baoothersks 310
22 Dieu2005 195
23 Thienhau2003 145
24 Iosraia 102
25 Tttrung 82
26 Đức Anh 82
27 Keo010122 68
28 Hugopako 61
29 Viethavvh 54
30 Trần Nguyễn Minh Huy 32
31 Violetbonmua 27
32 DangTungDuong 21
33 Boyconga278 15
34 Namnguyenvn 13
35 Langtucodoc 12
36 PhanAnh123 9
37 Greenknight dv 7
38 DHN 6
39 Hoang Dat 6
40 Wim b 4
41 Prenn 4
42 CVQT 4
43 Hungda 3
44 Theblues 3
45 ThiênĐế98 3
46 A.Einstein05 2
47 Conbo 2
48 Caruri 2
49 Bdanh 1
50 Duyệt-phố 1
51 Mxn 1
52 Trần Thế Trung~viwiki 1
53 DanGong 1
54 Schniggendiller 1

Nguồn: Xtools. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 01:14, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn bạn Nguyenhai314 đã đem về thông tin rất thú vị cho dự án, thông qua con số thống kê chân thực. Về phần mình, con số trên phản ánh đúng việc tôi gần như không dùng công cụ này, mà trực tiếp can thiệp (xóa. lùi) hoặc xem thông qua mục xem sửa đổi [(khác|sử)  ! Trang Huệ Vương‎], nên quả là không dùng;D. Chúc bạn năm mới vui vẻ! ✠ Tân-Vương  01:44, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn lời chúc của quý BQV ThiênĐế98. Năm qua quả là một năm đầy biến động, về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, cả trong dự án lẫn ngoài đời. Cá nhân tôi rất vui mừng và hãnh diện khi được là một phần trong một năm "đặc biệt" ấy, được góp một phần sức lực để đem kiến thức đến cho nhân loại. Có những đóng góp khi nhìn vào dễ thấy, nhưng cũng có đóng góp khó ai chỉ mặt đặt tên. Vì lẽ đó, đưa chúng ra ánh sáng là trách nhiệm vốn dĩ phải làm. Nhiệm vụ của tôi là chia sẻ những đóng góp ấy đến với nhiều người hơn, để các thành viên thấy được "đánh dấu tuần tra" cũng là một dạng đóng góp không thể phủ nhận. Hy vọng qua bảng thống kê này, các thành viên sẽ cố gắng phấn đấu để dự án ngày càng hoàn thiện hơn, "sạch" hơn. Cũng nhân dịp này, chúc quý BQV Thiên Đế và gia đình một năm mới nhiều niềm vui và sức khỏe. Mong rằng quý BQV sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài hơn, là cột trụ vững chắc để che chắn cho dự án khỏi muôn vàn "bão tố". Kính trọng! ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:11, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có lẽ do bận bịu cuộc sống mà có sự chênh lệch đóng góp, kê ra đây thì khác gì trách cứ người ta, kỳ.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 03:46, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyenhai314 Cảm ơn lời chúc của bạn. Tôi hy vọng được tiếp tục là một phần nhỏ nhoi và được đồng hành cùng dự án. Không rõ trên Xtools còn các thông số thống kê nào khác và thú vị không, nếu có thì cũng phiền bạn "nhập về" cho mọi người cùng xem nhé! ✠ Tân-Vương  03:49, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúc mừng năm mới![sửa | sửa mã nguồn]

Gửi chúc mừng năm mới bằng cách ghi đoạn mã {{thế:Chúc mừng năm mới}} tại trang thảo luận của thành viên khác.

Năm cũ đã qua, năm mới lại đến, và xuân lại về. Năm qua đã đánh dấu sự phát triển cực thịnh của Wikipedia tiếng Việt với đầy biến động. Chúc Wikipedia chúng ta phát triển hơn nữa trong năm tới, và, kính chúc toàn thể cộng đồng Wikipedia tiếng Việt một năm mới tràn đầy niềm vui, hy vọng, hạnh phúc và bình an. Thank you and goodbye, 2020! Keo010122Talk to me 02:13, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Baike Baidu[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi thấy gần đây chúng ta có thảo luận về cái này, cụ thể liên quan đến Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/NhacNy2412. Để tránh đi quá xa ở đề cử, có lẽ mời các bạn nêu ý kiến thêm ở đây. Tạm thời có 2 số ý chính:

Tôi không rõ độ uy tín của Baidu Baike, nhưng nhiều thành viên có chuyên môn về nguồn tiếng Trung đã nhận định nó là một kiểu bách khoa toàn thư mở, và nếu đúng như vậy thật thì nó không đủ tiêu chuẩn dùng làm nguồn cho Wikipedia.
Việc dịch nguyên văn nội dung từ một tác phẩm có bản quyền gọi là tạo ra tác phẩm phái sinh, và cũng giống như quy định về hình ảnh, tác phẩm phái sinh có bản quyền. Dẫn nguồn là một cách để Wikipedia cung cấp thông tin có thể kiểm chứng được, chứ không phải là phương cách thỏa mãn luật pháp về việc tái sử dụng nội dung có bản quyền, bởi vì chủ sở hữu nội dung có bản quyền có thể không chấp nhận cho phép dùng lại nội dung của họ ở bất cứ đâu, dù là có ghi công. Nôm na: dịch nguyên văn không qua biên tập từ một nội dung được bảo hộ bản quyền là vi phạm bản quyền, bất kể có ghi nguồn hay không. --minhhuy (thảo luận) 04:07, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin hỏi là "dịch nguyên văn không qua biên tập" mới là VPBQ hay chỉ cần dịch là VPBQ? Vì cá nhân tôi bị buộc tội lần này đều là những nội dung "đã qua biên tập" nên tôi muốn hỏi kỹ hơn vấn đề này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:45, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Dịch nguyên văn không qua biên tập" là vi phạm bản quyền, còn dịch lại với "lối hành văn tương đồng một cách đáng kể với ngôn ngữ có tính sáng tạo hoặc cấu trúc câu" của nội dung gốc là có thể đạo văn, theo en:Wikipedia:Plagiarism (chúng ta chưa có quy định này ở vi.wp). Cách để tránh đạo văn là làm theo WP:EDP, luôn đưa các nội dung trích dẫn vào thẻ blockquote hoặc các mã cú pháp khác nhấn mạnh rằng chúng ta đang trích lại nội dung gốc. Tôi chưa rõ trường hợp của bạn do chưa bắt kịp với nội dung ở trang đó (quá dài và trình bày bất hợp lý) nên khó đưa ra nhận định cá nhân, nhưng việc dịch không nguyên văn và với lối hành văn của riêng bạn như một cách tham khảo nội dung từ nội dung gốc (và nếu phải trích dẫn nội dung gốc thì dùng các thẻ và cú pháp quote) sẽ không gây nghi ngại về đạo văn lẫn vi phạm bản quyền. --minhhuy (thảo luận) 04:58, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy thì tôi yên tâm rồi. Dù sao thì quy định đạo văn cũng chưa nhập về vi.wiki, cho dù có nhập về thì còn phải xem xét kỹ hơn. Nhưng chung quy thì đây cũng xem như là một vấn đề tương đối lớn với loạt bài liên quan đến chủ đề Trung Quốc bởi loạt bài này có lượng lớn nội dung dịch trực tiếp từ baike baidu, có lẽ cộng động nên đưa ra một phương án chung cho vấn đề này. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:03, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Chưa nhập về giải thích chi tiết ra không có nghĩa là được phạm vào vì đây là vấn đề cốt lõi. Những gì Minh Huy giải thích đều đúng và đủ cặn kẽ rồi đấy, tôi khuyên bạn cái gì chưa biết thì học hỏi, cái gì sai thì ghi nhận, sửa chữa, không nên cố chấp. Vấn đề đơn giản thực chất chỉ có vậy thôi. ~ Violet (talk) ~ 05:08, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Violetbonmua: Tôi vẫn ghi nhận những gì Minh Huy nói mà. Ngay từ đầu tôi đã thừa nhận các bài viết cũ tôi gần như dịch nguyên văn từ baike baidu chứ hoàn toàn không chối. Cái tôi hỏi rõ là để xác định 2 bài gần nhất của tôi là Lý Quang Địa và Vu Thành Long có được khép vào đạo văn hay VPBQ không thôi. 2 bài này là công sức nhiều ngày của tôi ngồi dịch nguồn sơ cấp và tìm nguồn thứ cấp, tôi không muốn bị "ụp nồi" vô cớ. Còn các bài cũ, đặc biệt là loạt bài Công chúa thì tôi không hề có phản bác gì, tôi cho nó luôn vào phần tôi nhắc đến sau cùng là "loạt bài liên quan đến chủ đề Trung Quốc được dịch trực tiếp từ baike baidu" bởi bài tôi viết hay người khác viết thì tính chất đều như nhau cả thôi, tôi cũng chẳng vì bài tôi viết mà cho nó ra khỏi vòng những bài tương tự. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:16, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu có thể thì tôi thích chúng ta xem những hướng dẫn về nội dung như vậy ở en.wp là một kiểu "luật bất thành văn" ở vi.wp và nên tuân theo trong đa số trường hợp, cho đến khi nó được viết lại một cách chính thức ở dự án này. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ như en:Wikipedia:Copying within Wikipedia, có ở en.wp đã lâu nhưng chúng ta chẳng mấy khi làm theo và vẫn cứ dịch thoải mái không ghi công nội dung từ en.wp (có tôi :^)), mãi cho đến gần đây mới lại có thêm tiếng nói về việc nhập về hướng dẫn này, nhưng dường như lại "chìm xuồng"? --minhhuy (thảo luận) 05:15, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cái áp dụng mặc định luật từ en.wiki hình như có thảo luận rồi, nhưng kết quả không đi tới đâu. Tôi thì ít tham gia những gì liên quan đến en.wiki nên cũng không bàn. Nhưng cái bạn nói là ghi công nội dung từ en.wiki là bắt buộc phải ghi trong thảo luận hay sao? Vì tôi thường dùng công cụ Translate nên cứ xuất bản bài thì auto phần tóm tắt đã có "dịch từ" bài nào của ngôn ngữ nào, đây có được tính là ghi công không? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:19, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có ghi chú ở tóm lược là ok rồi. Nếu được thì bạn thêm bản mẫu {{Bài dịch}} ở trang thảo luận bài viết thì tốt hơn. P.T.Đ (thảo luận) 05:24, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Wikipedia tiếng Anh chỉ đòi hỏi một siêu kiên kết đề cập đến trang gốc trong tóm lược sửa đổi rằng nội dung của bài được dịch từ nội dung ở trang gốc đó, như vậy là ổn rồi, nên tóm lược của công cụ Dịch nội dung như vậy là đã thỏa điều kiện của ghi công trong phạm vi nội bộ Wikipedia, không nhất thiết thêm lưu ý ở trang thảo luận (dù được khuyến khích, do lịch sử sửa đổi có thể bị cắt mất ngoài ý muốn). --minhhuy (thảo luận) 05:26, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nghe quý BQV Minh Huy nói vậy tôi cảm thấy áy náy vô cùng. Vụ Cagiany thử nghiệm hệ thống lần trước, chính tôi là người khơi mào mở đồng thuận. Lần lữa mãi vấn đề cứ như một cái vòng luẩn quẩn. Cứ căn theo tỉ lệ ủng hộ mà coi như đã đồng thuận, tôi không có ý kiến gì thêm. ;) Ngặt nỗi, hướng dẫn này quá dài, một mình tôi không làm xuể. Nếu có ai giúp đỡ thì tốt quá ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:20, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314 Tôi nhớ hình như bạn còn ôm thêm việc nhập quy định xóa nhanh về đúng không? Bạn tự ôm nhiều việc quá thành ra tự gây áp lực cho mình. Mặc dù không có bạn đi đầu thì đúng là không có ai dám đứng ra, nhưng có lẽ có nhiều thành viên sẵn sàn giúp đỡ. Bạn có thể đưa các quy định bạn đang làm dở dang ra kêu gọi giúp đỡ dịch để bớt phần nào gánh nặng. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:24, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ai tham gia cũng được nhưng tôi khuyến nghị là dịch hướng dẫn thì tuyệt đối không nên dịch máy rồi edit lại, kết quả thành ra như Wikipedia:Trang cá nhân, vẫn còn đầy dấu vết dịch máy chưa biên tập kỹ ở trong. Bao nhiêu người sửa vẫn không hết lỗi. Nếu phát hiện dấu vết dịch máy tôi sẽ đặt "chất lượng kém" ngay vì hiện tại cộng đồng đã thông qua việc dẹp bản mẫu "chất lượng dịch" (hoặc xóa hết những đoạn dịch có vấn đề). ~ Violet (talk) ~ 05:26, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi hiểu rõ mối bận tâm đó, thưa quý BQV Violet đáng mến. Dự án chúng ta vừa trải qua giai đoạn mà theo cách gọi của tôi là "khủng hoảng chất lượng kém". Không cớ gì tôi lại đâm đầu vào chỗ chết, tự mình làm khó mình được. Là một phần của dự án, hơn ai hết, tôi thấu hiểu mọi sự khó nhọc mà các BQV, ĐPV cũng như các thành viên ngày đêm phải chịu đựng. Với tôi, không gian quy định, hướng dẫn là một nơi đặc biệt, chứa đựng những thông lệ và đồng thuận của cộng đồng. Ai dịch máy ở đây nghĩa là người đó coi thường cộng đồng. Vì thế, tôi không vội thực hiện việc biên dịch các quy định sang tiếng Việt mà chọn cách thực hiện từng chút một, đảm bảo mọi người tiếp cận nguồn thông tin hữu ích nhất. Rất cảm ơn NhacNy2412 đã để mắt, quả thực, tôi đang loay hoay với quá nhiều việc, lại thêm lời hứa đưa Wikipedia:Tiêu chí xóa nhanh - bộ quy định vẫn còn "nằm trên giấy" ngót cả thập kỉ từ dự án tiếng Anh về dự án chúng ta. Nếu ai đó tình nguyện giúp tôi rất hoan nghênh. Còn về chuyện cộng đồng đồng thuận thông qua dẹp bản mẫu chất lượng dịch, tôi chưa thấy một lời kết luận chính thức nào cho việc này cả. Chính xác hơn phải là "cộng đồng đang thông qua việc dẹp bản mẫu 'chất lượng dịch'", thưa quý BQV. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:42, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sẵn tiện mọi người đang bàn luận rơm rả, mình muốn hỏi: mình dịch 1 bài tiếng Anh nhưng bài ngắn chỉ có 10 hàng, sau đó mở rộng bài ra tự viết tự mở rộng thành 40 hàng, phần tiếng Anh vẫn giữ nguyên vì cảm thấy không có vấn đề gì phải sửa lại. Vậy thì bài viết này phải ghi công thế nào.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 06:04, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đó là lúc mà bản mẫu {{Bài dịch}} phát huy công dụng vì nó có thể trích liên kết đến phiên bản bài viết có chứa nội dung dịch từ bài ở en.wp đó. --minhhuy (thảo luận) 06:15, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Vậy đúc kết lại là dịch từ baike baidu + bổ sung thêm nguồn uy tín ngoài là ok miễn có "paraphrase" lại câu cú sau khi dịch (cái này thật ra không khó; chỉ cần chuyển các từ Hán Việt thành các từ tiếng Việt hiện đại hơn là ok) là được chứ gì? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:11, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu không phải là dịch nguyên văn và có trích lọc đại ý thì theo tôi không thể là đạo văn. Việc nhìn nhận "đạo văn" hay không nói chung không dễ dàng mà phải có người thật sự am hiểu nội dung của văn bản gốc đánh giá và phân tích cách hành văn cụ thể. Chúng ta nên "giả sử" một cách thiện ý là người dịch chỉ tham khảo nội dung từ ngôn ngữ gốc rồi viết lại theo cách hành văn của riêng mình, việc đánh giá đạo văn cũng chỉ mang tính tương đối mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 06:20, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thật ra nói đi nói lại cũng là quay về điểm ban đầu. Hầu hết các bài wiki dịch từ tiếng Trung (có cả loạt bài cũ của tôi) đều là dịch, chỉnh sửa và trích lọc lại ý từ các nguồn có bản quyền tiếng Trung, đặc biệt là baidu baike. Chỉ là cảm ơn Minh Huy đã làm rõ việc đạo văn để có cơ sở cho các bài về sau cùng chủ đề và có vấn đề tương tự. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:27, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trong 1 bối cảnh khác có liên quan, tôi thấy nhiều bạn ở đây đều dịch từ sách và nguồn có bản quyền (như chủ đề tình dục, chính trị,...), lưu ý là dịch rất sát theo đoạn, theo từ rồi trích dẫn nguồn đó. Không rõ điều đó có bị coi là vi phạm bản quyền, không riêng gì viwiki này, tôi thấy nhiều dự án khác như eswiki, frwiki, dewiki, ruwiki cũng làm như vậy, tức là dịch từ nội dung có bản quyền ở 1 ngôn ngữ nào đó sang 1 ngôn ngữ khác. Vì vậy, cái quyền tác phẩm phái sinh như Minh Huy nêu chỉ có trên mặt lý thuyết hoặc tính thực tế chưa đủ mạnh, chẳng trách tại sao Wikipedia lại phải ủng hộ SOPA, không thì Wikipedia bị nắm đầu vì vi phạm ngay. Có lẽ là do NhacNy2412 ra ứng cử gần đây nên mọi chuyện mới bị làm to như thế?  A l p h a m a  Talk 07:43, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ đơn giản là cứ tuân theo các quy định của wiki. Việc luật có bị cho là lý thuyết, chưa đủ mạnh hay chuyện đó ai cũng làm, mình làm theo thì kỳ thực không liên quan đến cách chúng ta hiện thực luật. Mọi vi phạm bản quyền trước giờ trên wiki đều được kiểm tra gắt gao, hình vi phạm bị xóa thẳng, đoạn vi phạm bị xóa thẳng, thành viên vi phạm nhiều lần thì bị cấm; không chỉ riêng ứng viên ĐPV NhacNy2412. Dù gì, tôi cũng đánh giá cao tinh thần sửa chữa của bạn này với các bài viết từng tạo. P.T.Đ (thảo luận) 12:10, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy không cứ phải Wikipedia đặt ra luật thì đành phải "cam chịu" tuân theo, mà còn ở vấn đề "lẽ thường" và "đạo đức". Nếu Alphama cho rằng quy tắc về bản quyền đối với tác phẩm phái sinh chỉ là "lý thuyết", thì các nhà xuất bản dịch sách bán ngoài thị trường cần gì phải đi mua bản quyền dịch, cứ thấy ai ra sách rồi chôm về dịch đại trà đem bán kiếm lời thôi? Ngoài đời đã rất sai trái thì ở một môi trường luôn mạnh mồm tuyên bố là "rất xem trọng vấn đề bản quyền" như Wikipedia, nó lại càng tréo ngoe. Ví dụ bạn nói ở trên là dịch và trích từ nguồn, và như tôi đã diễn giải, rằng nếu bạn chỉ dịch lại một số đoạn trên cơ sở chọn lựa ý tứ đó, hoặc trích lại với sự nhấn mạnh rằng đó là một đoạn trích (với các thẻ trích dẫn theo WP:EDP), thì hoàn toàn không thể xem là "dịch nguyên văn" để mà vi phạm bản quyền. Các wiki khác nếu thật sự có tình trạng dịch nguyên văn nội dung nguồn có bản quyền thì đơn giản là chính họ đang vi phạm bản quyền, không thể lấy việc sai của họ bào chữa cho việc sai của chúng ta. Xin hãy đánh giá vấn đề dựa trên ngữ cảnh đầy đủ của nó. --minhhuy (thảo luận) 14:07, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chỉ hơi buồn cười "chỗ tuyên bố không vi phạm bản quyền" lại rất sợ SOPA như Minh Huy nói. Minh Huy chắc chưa thấy tình trạng có thành viên dịch vài trang bản quyền vào Wikipedia đâu nhỉ? Nói đúng ra người dùng vi phạm bản quyền khá nhiều khắp mọi nơi, việc của cộng đồng chỉ hạn chế mức có thể. Tôi chỉ nếu bối cảnh đầy đủ có thể để chúng ta hạn chế việc vi phạm bằng cách nhắc nhở chứ không phải chọn cách tố nhau. =))  A l p h a m a  Talk 14:26, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có lẽ Alphama nên xem lại WP:SOPA để hiểu về lý do chính khiến Wikipedia cùng nhiều tổ chức Internet lớn khác phản đối SOPA, một điều luật vốn không hề nhắm vào Wikipedia. Tôi thì chưa thấy tình trạng như Alphama nói, nếu quả thật có người dịch nguyên văn tài liệu có bản quyền thì tôi sẽ dùng công cụ bảo quản viên của mình để xóa đi ngay (nếu xác thực rằng đó là vi phạm bản quyền). Việc chúng ta đang làm ở đây chính là "hạn chế mức có thể", nhưng việc mà Alphama tuyên bố ở trên, xin mạn phép nói thẳng rằng đang cổ súy cho vi phạm bản quyền với tác phẩm dịch. Còn việc "tố" thì tôi không hề can dự vào như đã nói ở trên, tôi có mặt ở thảo luận này chỉ đơn giản là giải thích cho câu hỏi đầu tiên của Alphama. --minhhuy (thảo luận) 14:31, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ok Minh Huy. Việc của tôi không có ý cổ súy và nêu rõ thực trạng. Vì gần đây tự dưng nổi lên vấn đề "bản quyền dịch" vì vậy có lẽ tôi cũng thử tuần tra nội dung mảng này xem sao.  A l p h a m a  Talk 14:46, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đại đa số các thành viên Wikipedia đều "dịch nguyên văn" từ Wikipedia En (có bản quyền "tự do") nên đây không phải là vấn đề đối với đại đa số các thành viên. Cùng lắm ghi công ở "tóm lược sửa đổi" là bài được dịch từ en là ok rồi. "Dịch nguyên văn" từ nguồn khác (ngoài Wikipedia) thì sự việc có vẻ rắc rối hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:12, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đang thắc mắc hình như chúng ta chưa có quy định về "dịch bản quyền" ở Wikipedia tiếng Việt?  A l p h a m a  Talk 13:00, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo Thỏa thuận người dùng của Baidu Baike, phần 权利说明 (Tuyên bố quyền lợi), mục số 5: 任何人只有在获得百度百科及其他相关权利人的授权之后才能使用百度百科站内的信息内容,而不能擅自复制、传播、修改这些内容。未经百度百科及其他相关权利人的书面许可,任何单位或个人不得通过任何方式(包括但不限于抓取、复制、镜像等方式)使用百度百科站内内容或据以创作衍生作品。Google Dịch là: Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng nội dung thông tin trên trang Baidu Baike sau khi được sự cho phép của Baidu Baike và các chủ thể quyền liên quan khác, không được sao chép, truyền bá hay sửa đổi những nội dung này khi chưa được phép. Nếu không có sự cho phép bằng văn bản của Baidu Baike và các chủ sở hữu quyền liên quan khác, không đơn vị hoặc cá nhân nào có thể sử dụng nội dung của trang Baidu Baike hoặc tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên nó theo bất kỳ cách nào (bao gồm nhưng không giới hạn ở việc thu thập thông tin, sao chép, phản chiếu, v.v.). Nếu vậy thì việc dịch lại nội dung của Baidu Baike phải có sự cho phép bằng văn bản của Baidu Baike, phải không? (vì dịch thuật là tạo ra tác phẩm phái sinh). Tranminh360 (thảo luận) 06:20, ngày 4 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng Baidu Baike đã quy định như vậy thì nếu muốn dịch lại bài của họ là phải xin phép. Tương tự như một số thành viên ở đây đăng ảnh các nhân vật Công giáo cũng phải gửi email xin từ các website. Mục số 6 phần Tuyên bố quyền lợi cũng đề cập đến việc ghi công tác giả Baidu Baike khi lấy nội dung từ website này, bằng một liên kết trỏ đến Baike, tương tự như quy định của Wikipedia. Nhưng Baike là nguồn không được phép trích dẫn ở Wikipedia vì là tự xuất bản. P.T.Đ (thảo luận) 07:36, ngày 4 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Tranminh360: Theo giấy phép Tuyên bố sở hữu trí tuệ của Baidu (https://www.baidu.com/duty/copyright.html): Mọi hoạt động duyệt, sao chép, in ấn và phổ biến các tài liệu thuộc trang web này bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Tất cả các tài liệu và hình ảnh nhằm mục đích thu thập thông tin;
  • Tất cả các tài liệu và hình ảnh sẽ không được sử dụng cho mục đích thương mại;
  • Tất cả các tài liệu, hình ảnh và bất kỳ phần nào phải bao gồm thông báo bản quyền này;
Đoạn này theo tôi hiểu thì lại cho phép sử dụng tài liệu với mục đích thu thập thông tin cho mục đich phi thương mại, có kèm thông báo bản quyền (chú thích nguồn gốc). Giấy phép này mâu thuẫn với Tuyên bố quyền lợi trên là phải xin phép mới được dùng? ~ Violet (talk) ~ 07:47, ngày 4 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Violet không có mâu thuẫn. Như vậy có nghĩa là muốn copy hoặc dịch nguyên si phải có sự cho phép của Baike Baidu. Sau khi được cho phép thì chỉ được quyền sử dụng cho mục đích phi thương mại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:09, ngày 4 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nói chung thì tất cả các nội dung trên Wikipedia được cấp dưới giấy phép GFDLCC-BY-SA. Do đó Wikipedia không thể sao chép/phái sinh từ các nội dung dùng giấy phép không tương hợp với các giấy phép này. NHD (thảo luận) 09:17, ngày 4 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thiết nghĩ nên phổ biến những điều này để các thành viên (cả mới lẫn cũ) hiểu được. Chứ thực trạng hiện nay của wiki thì điều này đang bị vi phạm khá nhiều và chưa có biện pháp kiểm soát. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 02:58, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Violet: Đoạn dưới cùng https://www.baidu.com/duty/copyright.html đã ghi rõ: 未经百度许可,任何人不得擅自(包括但不限于:以非法的方式复制、传播、展示、镜像、上载、下载)使用,或通过非常规方式(如:恶意干预百度数据)影响百度的正常服务,任何人不得擅自以软件程序自动获得百度数据。否则,百度将依法追究法律责任。Nếu không có sự cho phép của Baidu, không ai được phép sử dụng nó khi chưa được phép (bao gồm nhưng không giới hạn: sao chép, phổ biến, hiển thị, sao lưu, tải lên, tải xuống theo cách bất hợp pháp) hoặc ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Baidu thông qua các phương pháp độc hại (chẳng hạn như can thiệp độc hại vào dữ liệu Baidu), không ai được phép tự động lấy dữ liệu Baidu thông qua các chương trình phần mềm mà không được phép. Nếu không, Baidu sẽ truy cứu trách nhiệm pháp lý theo luật định. Tranminh360 (thảo luận) 02:59, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài viết tốt 15/12/2020[sửa | sửa mã nguồn]

https://en.wikipedia.org/wiki/German_submarine_U-710

14.230.158.98 (thảo luận) 03:51, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa từng thấy BVT nào ngắn như vậy, đọc nội dung cũng không thấy có gì thú vị ngoài một chi tiết nhỏ là "First patrol and sinking". ~ Violet (talk) ~ 04:41, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có thể thông tin về tàu ngầm quá hiếm hoặc dưới dạng bí mật quân sự, đó đó việc tìm nguồn và nội dung là quá khó?  A l p h a m a  Talk 04:55, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Wikipedia quan trọng chất lượng chứ không phải số lượng. Bài viết tuy dài nhưng lan man, không đúng trọng tâm thì không thể trở thành BVT được. Theo quan điểm riêng, tôi đánh giá rất cao khả năng thẩm định chất lượng bài viết của dự án tiếng Anh. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:13, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nghe bạn nói tôi hơi tiếc, vì trên wiki có vài vị cao siêu lắm, họ thậm chí không xem khả năng thẩm định chất lượng bài viết của dự án tiếng Anh là cái quái gì ngoài việc họ muốn trông thấy một bài có nội dung dài. Và đó cũng là lý do vài anh bạn trẻ không tham gia ứng cử nữa.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 05:23, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không rõ những người mà quý thành viên đang nói là những "vị" nào. Hy vọng quý thành viên và những người này sớm tìm được tiếng nói chung ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:47, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ha ha, cá nhân mình không tham gia ứng cử bài chỉ vì lý do duy nhất: dịch không bao giờ trơn tru, chứ không phải lý do ngắn hay dài.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 05:58, ngày 2 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
BVT enwiki do người có kinh nghiệm đánh giá và gắn sao, không qua đề cử cộng đồng. Nếu thỏa tiêu chuẩn thì gắn sao là việc bình thường, không quan trọng ngắn, dài. Nếu có khả năng, các bạn có thể thử sức làm reviewer ở enwiki, không cần là BQV. P.T.Đ (thảo luận) 06:08, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với quý BQV P.T.Đ. Thực ra, dự án chúng ta cũng có nhiều thành viên xuất sắc trong mảng thẩm định chất lượng bài viết. Hình như trước đây Wikipedia tiếng Việt có một thành viên như vậy, tôi nhớ không nhầm là Pq thì phải. Đọc qua nhiều ứng cử bài viết chất lượng nhiều năm trước, tôi không khỏi ngưỡng mộ khả năng review của quý thành viên này. Không rõ lý do gì mà bây giờ không còn thấy xuất hiện nữa. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 06:24, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn không thấy không có nghĩa là người ta không còn xuất hiện. ~ Violet (talk) ~ 06:45, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thấy chê, Violet và Dongminh viết được bài gì rồi, làm ơn cho mọi người đọc mẫu được không ? Không có gì xấu cả, câu hỏi cũng rất tích cực.

Tôi nghĩ không ai trong các bạn trên đây hiểu thế nào là bài tốt, chọn lọc với tiêu chuẩn wikipedia đâu. Vì các bạn không nghiên cứu sâu cái gì hay đầu tư thời gian để viết, nên không hiểu được. Bài trên hoàn toàn là một bài viết tốt.

2001:EE0:5203:F6C0:AD88:2DC8:E159:B5ED (thảo luận) 04:26, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đâu có nói thẳng mặt thẳng tên ai mà bạn IP nhột vậy  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 08:44, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có lẽ bạn bị sa vào "Tu Quoque fallacy", tức là ngụy biện "anh cũng thế", "LÀM ĐƯỢC NHƯ NGƯỜI TA ĐI RỒI HÃY NÓI" vì vậy nó không có giá trị lắm khi tranh luận. Bất kỳ ai cũng có thể nêu quan điểm trái chiều và phải nên tôn trọng quan điểm trái chiều, nếu thấy ý kiến chưa theo ý mình thì giải thích lý do hoặc phản biện lý do sẽ tốt hơn.  A l p h a m a  Talk 07:47, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ anh IP nói cũng có phần đúng. Nghiên cứu sâu là phẩm chất nên có ở mỗi chúng ta. Không phải việc gì "tay ngang" cũng có thể xen vào được. Như phản biện một bài luận án tiến sĩ chẳng hạn, sinh viên không thể đi phản biện một anh nghiên cứu sinh tiến sĩ được, lẽ thường. Chuyện đề cử các bài viết ở wiki chúng ta thì đơn giản hơn, nhưng thực sự người có chuyên môn, am hiểu hay có kinh nghiệm sẽ có nhận xét đúng và trúng hơn. Như với bài tàu ngầm kia, tôi cũng không chắc là wiki này có chuyên gia về tàu ngầm hay không; nên người có kinh nghiệm dịch, viết bài về tàu ngầm đi đánh giá sẽ học hỏi được nhiều hơn là một người chưa từng chú ý đến nó. P.T.Đ (thảo luận) 12:19, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"Tôi nghĩ không ai trong các bạn trên đây hiểu thế nào là bài tốt, chọn lọc với tiêu chuẩn wikipedia đâu đây là 1 nhận xét chụp mũ phiến diện. Thật ra en:Wikipedia:Discrimination cũng có quy định chống phân biệt, bao gồm "level of education".  A l p h a m a  Talk 12:44, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ừ, nên tôi cho rằng có phần đúng, không công nhận hoàn toàn. Cá nhân tôi cho rằng việc không có am hiểu mà đánh giá bài không đạt tiêu chuẩn chỉ vì ngắn thì cũng thuộc dạng đánh giá phiến diện. P.T.Đ (thảo luận) 12:51, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vì vậy chúng ta mới nên có phần giải thích, cắt nghĩa, thuyết phục và tìm đồng thuận chứ không nên chụp mũ lẫn nhau.  A l p h a m a  Talk 12:57, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật ra chuyên môn là một phần, nếu như đó là bài dịch lại thì người được xem là "chuyên gia" vẫn trượt vì vấn đề dịch thuật, người phản bác chỉ cần đánh giá dịch không tốt thì đã đủ đánh trượt. Nhưng ngoài 2 tiêu chí này có cái tiêu chí ngắn và dài, yêu sách người khác bổ sung nội dung mà chắc gì đã rành lĩnh vực hơn người ta, nên hơi buồn cười chỗ đó.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:01, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nhớ không nhầm hình như mỗi đề mục chỉ cần dưới dạng bài sơ khai (5-6 dòng là được), theo tôi yêu cầu nội dung dài có lẽ giúp bài toàn diện hơn nhưng điều đó đúng là không bắt buộc nếu nội dung hiện tại đã đủ đáp ứng tiêu chí. Nếu chủ đề hiếm thì bài ngắn hơn 1 chút, chủ đề phổ biến thì dễ tìm nguồn nên nội dung có thể dài một chút. PS: Bài dài dù sao nhìn bố cục cũng thoải mái hơn, từ đó đánh vào tâm lý người xem cảm nhận rằng bài có thể tốt hơn. Chợt nhớ hồi đại học đi thi đề tự do thì cứ viết dài thì có điểm cao hơn. =))  A l p h a m a  Talk 13:05, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có vài thành viên còn đi học, và có lẽ 1 số thành viên đi làm nên thời giờ không có đành dịch bài. Trước yêu sách mở rộng bài thì giống như làm khó người khác, thay vì tập trung vào dịch thuật thì trước hết đã từ chối vì lý do độ dài. Nếu yêu cầu người khác làm nhiều hơn, đối với 1 công việc tự nguyện thì có thể sẽ chẳng có thêm 1 bài chọn lọc hay 1 bài viết tốt nào cả. Nhưng nhiều thành viên đong đếm bằng công sức bỏ ra, nghĩa là muốn người khác làm nhiều hơn, viết nhiều hơn nữa thì mới vừa lòng. Dịch y nguyên thành tựu bên en, cái có sẵn, có thể xem là "hơi lười" nhưng đòi hỏi quá nhiều từ người khác nó không thúc đẩy việc khuyến khích nhiều thành viên tham gia mảng công việc bài chất lượng. Rồi thì sao, rồi thì thành viên khó tính ngoài việc lượn lờ vài vòng cũng dần không thấy tiếp tục tham gia wiki. Cuối cùng wiki chỉ có thể chờ thành viên khác mới hơn tham gia trong những khoảng thời gian sau đó khi không có họ. Các bạn thì chỉ toàn học sinh sinh viên lại ra yêu sách độ dài mà vốn dĩ nó dễ dàng hơn với nhóm giáo sư chuyên môn, người ta đòi hỏi và hy vọng mức công việc cao hơn, chất lượng hơn nhưng không làm, chỉ biết kỳ vọng các thành viên tuổi con nít. Đó là thiếu hiểu biết trong việc sử dụng nguồn nhân lực và kích thích nguồn nhân lực. Wiki này mà chịu trả vài đồng chắc người ta cũng sẵn sàng trầy da tróc vảy mà làm việc. Dù sao thì cũng may mắn có nhiều bạn hiện nay vui vẻ dịch bài dài vì họ thật sự yêu thích.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:29, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã được 1-2 năm trôi qua từ lúc Wikipedia Vi không còn đánh giá BVCL/BVT dựa trên tiêu chí "độ dài" như xưa nữa. "Độ tổng quát" mới là tiêu chí của BVCL/BVT. Một bài viết "quá dài" với quá nhiều chi tiết thừa thãi và lê thê thì dĩ nhiên không thể nào là bài viết chất lượng. Xem Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu (mục "Không chấp nhận các phiếu chống có luận điểm sau").
Wikipedia mà trả tiền thì sẽ giống như 2 cuộc thi Ba Lan và hàng chục cuộc thi khoa học trước đó. Chất lượng ít và rác thì nhiều do chạy theo số lượng. Cứ dính tới "tiền bạc" là y như rằng như một bãi rác vì viết chất lượng và chân chính thì tốc độ không thể nhanh cho nên không thể nào thắng giải được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:29, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là khu vực thảo luận, không phải khu vực bầu cử bài viết. Tôi khẳng định mình không phải chuyên gia, càng không phải đang đứng ra bỏ phiếu chống hay ý kiến đòi hỏi phải tăng dung lượng bài. Tôi chỉ đọc qua bài (ở 1 dự án khác) đang được giới thiệu và thắc mắc lý do nó được chọn vì đây là bài GA ngắn nhất tôi từng đươc thấy. Các lý do tôi thu về được là: hiếm thông tin, trình độ thẩm định của en.wp cao, người có kinh nghiệm thấy thỏa tiêu chuẩn thì gắn. Ok, cảm ơn các bạn. ~ Violet (talk) ~ 13:52, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Có lẽ Bqv Violet hiểu lầm, tôi không đề cập đến bạn. Mà thôi, ai thích gì làm đấy, không mợ chợ vẫn đông.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 14:06, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Violet,  Đ Ô N G - M I N H ,  A l p h a m a , P.T.Đ có vẻ như chúng ta đã "mắc bẫy" thành viên Soviet thì đã tốn thời gian tranh cãi chỉ vì 1 comment của Soviet. Tôi nghĩ cách tốt nhất để "trị" được tên Soviet là cho hắn ăn "bơ" no nê. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:16, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Haha, đọc câu này của bác Phú mà tôi cười lăn luôn :) Chữ D viết ngược 💬Nói chuyện tí 15:19, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý. =))  A l p h a m a  Talk 15:19, ngày 3 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Thiết nghĩ Alphama chẳng hạn, cũng nên đọc bài ấy cho biết thế nào là bài viết tốt, không phải như bạn, cứ soạn 1 bài một vài dòng, nên biên tập 1 bài cho tới nơi tới chốn.

Còn các bạn khác ít tham gia viết bài, thường xuyên thảo luận cũng nên bỏ bớt thời gian thảo luận để viết bài.

Làm cái gì cũng phải có thành tích, làm đc gì, nói người ta mới nghe mới phục, chứ cứ nói không vậy, e không hay. 2001:EE0:5203:F6C0:809F:7481:DEC2:B58F (thảo luận) 01:32, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mỗi bài tôi đều đọc cả chục lần, mỗi lần tôi mới đưa các lỗi ra cho các bạn thấy đó thôi. Còn về cách tôi viết bài thì Wikipedia không cấm viết ít, đây là dự án tự nguyện. Bạn bắt tôi phải viết dài là không có quy định và không có cơ sở để ép buộc. Wikipedia không phải dự án thành tích, khoe khoang, có lẽ bạn hiểu nhầm tinh thần Wikipedia mới có suy nghĩ như vậy.  A l p h a m a  Talk 03:13, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chào Nguyen trong phu

Tại sao bạn là người hô hào chống nạn dịch máy, mà Nhạc Ný viết rất nhiều bài kém chất lượng bạn lại ko biết, không nắm được gì ?

Khi biết lại chỉ nhắc nhở ?2001:EE0:5203:F6C0:E0C5:8704:A566:E01F (thảo luận) 13:38, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

NhacNy "dịch máy có biên tập" (có sai sót nhưng không tới nỗi clk như các bài bị tôi trảm). Từ đó tới giờ tôi chỉ lên án duy nhất "dịch máy clk" (bao gồm các tên gọi đồng nghĩa khác: "dịch máy 100%", "dịch máy thuần túy" và "dịch máy thần chưởng"). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:32, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu nói về BVT siêu ngắn bên Eng thì bài HD 217107 c là đỉnh của đỉnh. нυấn roѕe có làм Tнì мớι có ăn 18:04, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhiều bạn đã chỉ ra sai sót nhiều bài và dịch máy 100 phần trăm từ các trang TQ, vốn không phải là trang được quốc tế hoá như en.wiki, chất lượng còn bàn cãi.

Nhiều cụm từ dịch sang tiếng Việt vô nghĩa do dịch ẩu.

Nhưng bạn không biết, không kiểm tra, không nhắc nhở gì cả ?

Bạn nên xem lại vai trò của mình, cảm thấy làm được thì làm ko thì nghỉ đi. Bạn đi hô hào chống dịch máy, mà người dịch máy ẩu, nhiều,...mà bạn ko biết, biết mà ko xử lý. Trong khi nặng tay với các meber khác.

Có biên tập sao các bạn Lệ Xuân chỉ ra rất nhiều cụm từ vô nghĩ vậy ? 2001:EE0:5203:F6C0:98EC:E8C2:80CE:6B8D (thảo luận) 03:22, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn nói xạo hoài thì chả sẽ mất uy tín đấy. À mà quên, bạn làm gì có uy tín để mất? NhacNy chưa hề dịch máy 100% bất cứ bài nào. Những cụm từ đó không vô nghĩa; chúng chỉ là từ Hán Việt không thông dụng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:51, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã gọi là Hán Việt tức là được Việt hóa, được sử dụng rồi, làm gì mà ko thông dụng. Hàng loạt cụm từ còn nguyên, không có nghĩa gì cả. Thế chẳng phải chất lượng kém ? Mà tôi đọc Nhacny tự nhận dịch máy

Đề nghị bạn giải thích, bạn thường xuyên thảo luận với thành viên này, hàng ngày. Thành viên này sửa, viết rất nhiều, sao ko nắm được. Chả lẽ có ngoại lệ hay sao ?

Thành viên này biên tập còn yếu, kém, có bằng chứng Le Xuân đã chưng ra, nhưng đi kêu gọi xóa bài, ra qui chế, thảo luận khắp nơi...tôi đề nghị có biện pháp hạn chế. 2001:EE0:5203:F6C0:948A:F2AC:3B07:38B (thảo luận) 13:21, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Từ nào cũng có nghĩa. Bạn không có trình độ Hán Việt thì tốt nhất đừng nên phát ngôn như vậy, không khéo có người cười vô mặt đấy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:53, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quảng cáo 2[sửa | sửa mã nguồn]




Thư mời tham gia dự án
Wikibooks

Bản mẫu về Dân biểu Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ushr không hiển thị được trong các hộp thông tin cho dân biểu Mỹ, ví dụ tại bài Madison Cawthorn. Nhờ các bạn sửa giúp. Greenknight (thảo luận) 01:44, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Với trình soạn thảo mới tôi không tìm thấy hộp/công cụ thử nghiệm bản mẫu vào bài viết như trước đây. Có cách nào lấy lại công cụ vốn rất hữu ích này được không? Greenknight (thảo luận) 22:12, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thêm công cụ chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại WP tiếng Việt chỉ có công cụ điền biểu mẫu cho chú thích web, nhờ BQV cập nhật thêm chú thích sách và tạp chí như bên tiếng Anh, sẽ rất giúp ích cho việc soạn bài của chúng ta. Xin cảm ơn. Greenknight (thảo luận) 01:44, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu tôi không nhầm lẫn thì quý thành viên đang nhắc tới công cụ soạn thảo trực quan. Hiện vẫn có thể chèn chú thích sách và chú thích tạp chí (trong trình soạn thảo này) bằng cách nhấn [chú thích]-->[biểu mẫu cơ bản]-->[chèn]-->[bản mẫu]-->nhập "chú thích sách" hoặc "chú thích tạp chí" rồi chọn [thêm bản mẫu] là được. Tất nhiên nếu bổ sung "chú thích sách" và "chú thích tạp chí" ngay bên dưới phần "chú thích web" sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 01:50, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn. Đúng là cần bổ sung lối tắt thì tiện hơn nhiều. Greenknight (thảo luận) 02:26, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

tiêu chuẩn kép[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:3947:C51D:F2C4:B301 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:33, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Thứ tự BVCL lên trang chính (tuần 1-->6 năm 2021)[sửa | sửa mã nguồn]

Chào các thành viên đáng kính của Wikipedia tiếng Việt. Như các thành viên đã biết, thời gian vừa qua, số lượng BVCL gia tăng mạnh mẽ, dẫn đến nguồn cung dồi dào. Trong 5 tuần sắp tới, dự kiến số lượng BVCL sẽ được sắp xếp lần lượt là Chiến tranh Kim–Tống (tuần 1/2021), Ngô Đình Cẩn (tuần 2), Thuận Trị (tuần 3), Vu Thành Long (tuần 4), Blackpink (tuần 5) và Nấm xì gà của quỷ (tuần 6). Vì thấy thứ tự sắp xếp này gây ra quá nhiều bất lợi cho độc giả: các bài viết về Châu Á, Trung Quốc xuất hiện liên tục, các bài tiểu sử xuất hiện liền kề nhau và các nhân vật nhà Thanh xuất hiện luân phiên nhau. Để tối ưu hóa trải nghiệm của người đọc, tôi đã tái sắp xếp thứ tự xuất hiện của các bài viết này (có thể xem thứ tự mới ở đây). Cụ thể hơn, tôi sẽ đưa Blackpink lên ngay tuần 2, đồng thời chuyển Ngô Đình Cẩn xuống tuần 6 (nghĩa là hoán đổi hai bài của quý thành viên Lệ Xuân), đưa Nấm xì gà của quỷ lên tuần 4, đưa Vu Thành Long lên tuần 3, đồng thời đẩy Thuận Trị xuống tuần 5. Sau cùng, ta có một bố cục dựa trên 1 bài chiến tranh Trung Quốc-->1 bài nhóm nhạc Hàn Quốc-->1 bài nhân vật Trung Quốc-->1 bài về thực vật-->1 bài nhân vật Trung Quốc-->1 bài nhân vật Việt Nam. Cách sắp xếp luân phiên, xen kẽ này sẽ khỏa lấp sự bất hợp lý của cách sắp xếp cũ, đảm bảo độc giả tiếp cận nguồn thông tin tối ưu, mới mẻ. Xin được tag các thành viên là người khởi tạo, xây dựng 6 bài viết này (@Tàn Kiếm, Lệ Xuân, Truy Mộng, và NhacNy2412:) đến cho ý kiến. Dĩ nhiên cách sắp xếp này vẫn chưa phải là tối ưu hoàn toàn. Do đó, nếu trong các thành viên, có ai cảm thấy chưa phù hợp hoặc chưa bình đẳng hoặc thấy mình bất công có thể tự nhiên quay về phiên bản cũ, tôi hoàn toàn không có ý kiến. Chúc các thành viên một ngày tốt lành. Hy vọng không làm gián đoạn thời gian quý báu của mọi người. Mến chào. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:23, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi không có ý kiến về cách sắp xếp này, sắp xếp xen kẽ như vậy hợp lý cho người đọc hơn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:27, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sự sắp xếp như vậy là hợp lý. Tôi thấy không có vấn đề gì. нυấn roѕe có làм Tнì мớι có ăn 18:01, ngày 5 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi hoàn toàn tán thành với đề xuất của Nguyenhai314-- 武安君 | nhắn tin 04:22, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:98EC:E8C2:80CE:6B8D vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:26, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Trình độ tiếng Anh của thành viên chuyên đi chống nạn dịch máy[sửa | sửa mã nguồn]

Trên trang cá nhân của Nguyentrongphu, tôi thấy Phu dịch 1 đoạn do mem khác nhờ

Xin lỗi vì đã làm phiền bạn một lần nữa rồi! Nhờ bạn dịch hộ câu này với, khó hiểu quá: She remembered praying, "God, I gave him to you. You could send me a Christian man, a Christian label!", and, "God, you don't want this Jewish kid to be Justin's man, do you?" However, church elders convinced her to let Bieber go with Braun. 11:19, ngày 4 tháng 1 năm 2021 (UTC) Hongkytran

Hongkytran cô từng cầu nguyện rằng, "Chúa ơi, con đã dâng nó cho ngài. Ngài có thể gửi tới một người đàn ông Ki-tô giáo, một hãng thu âm Ki-tô giáo!", và, "Chúa ơi, ngài không muốn thằng nhóc Do Thái này trở thành cố vấn của Justin, đúng không ngài?" Tuy nhiên, các trưởng lão trong nhà thờ đã thuyết phục cô để Bieber đi với Braun.

Giải thích thêm: mẹ của Bieber lớn tuổi hơn Braun nhiều tuổi nên chỉ coi Braun là một thằng nhóc Do Thái. Cô không có cảm tình với Do Thái giáo.

Tôi rất ngạc nhiên về trình độ tiếng Anh của bạn ấy, một hãng thu âm Kito giáo. Bạn này có thể không được học cơ bản trong ghế nhà trường, hoặc thất học, chứ không ai mà dịch thế này cả.

Người ko có trình độ gì về Anh ngữ, tiếng TQ chắc cg ko biết nốt, mà lại đi đầu nạn dịch máy. Bạn dựa vào cơ sở gì để bảo người ta dịch máy, khi bạn ko có trình độ ngoại ngữ ? 2001:EE0:5203:F6C0:98EC:E8C2:80CE:6B8D (thảo luận) 01:30, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Người chuyên viết chủ đề TQ lại ko biết tiếng Hoa. Người đi chống nạn dịch máy ko biet ngoại ngữ nào Người đi sửa các bài viết rất khó Karl Marx Lenin Napoleon Đặng Tiểu Bình được dịch từ Anh ngữ, như Hongkytran cũng ko biết tiếng Anh nốt. Tôi không hiểu các bạn đang làm gì nữa. 2001:EE0:5203:F6C0:98EC:E8C2:80CE:6B8D (thảo luận) 01:44, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn Hongkytran này còn đi sửa các bài về Marx, chủ nghĩa cộng sản, rất khó, rồi các bài như Đặng Tiểu Bình, bạn sửa bằng gì ? Khi ko biết ngoại ngữ. Ít nhất cg phải có trình độ gì chứ, ngoài Bắc hay Trung, tôi thấy các member có vẻ là có bằng cấp, học thức, như vietha trungda hieuvu, tôi không thích họ, nhưng ít ra họ có lẽ có học, còn các membertrong Nam tôi không thấy ảnh, thei dõi kĩ ko rõ thế nào nữa. 2001:EE0:5203:F6C0:98EC:E8C2:80CE:6B8D (thảo luận) 01:48, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Label ở đây là record label. Một người không biết tiếng Anh đi bốc phốt người biết tiếng Anh đúng là chuyện hài hước. Đề nghị bạn không phân biệt vùng miền để chia rẽ cộng đồng, nếu không tôi sẽ khóa trang này và không cho IP sửa đổi. Bạn nói và làm trò hề gì cũng được, nhưng nếu bạn bắt đầu phân biệt vùng miền, chủng tộc và tôn giáo thì đó là vi phạm quy định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:33, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một hãng thu âm Kito giáo là cái gì vậy ? Biết thì bảo ko biết, tôi ko dịch đươc, sao đi dịch vậy cho người ta, lỡ member là trẻ con thì sao ? Kiến thức ấy, rồi nó thắc mắc mãi ko ra. 2001:EE0:5203:F6C0:98EC:E8C2:80CE:6B8D (thảo luận) 02:37, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hãng thu âm Ki-tô giáo có nghĩa là hãng thu âm do người theo đạo Ki tô giáo sở hữu. Trình độ đọc hiểu của bạn thấp tới vậy sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:36, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ở đây theo tôi Nguyentrongphu dịch đúng rồi. IP chỉ phá quấy với mục đích tấn công cá nhân một cách ác ý, trước tiên là NhacNy, sau đó là Nguyentrongphu (vì đứng ra ủng hộ NhacNy ở biểu quyết chọn ĐPV?), đã bị cấm cả dải IP. Tuy nhiên theo tôi hiểu Hãng thu âm Kitô giáo không có nghĩa là người theo đạo Thiên Chúa làm chủ, mà nó chuyên sản xuất các sản phẩm nhạc Thiên Chúa thì đúng hơn, xem en:Christian music industry (chưa có bài tương ứng ở wiki tiếng Việt). Cũng có thể dịch "Hãng thu âm nhạc Kito (Thiên Chúa) giáo" cho dễ hiểu. Caruri (thảo luận) 11:16, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Soviet vẫn còn cay tôi khi bị cấm 6 tháng đó mà. Khả năng cao Soviet và thầy Kay là một. Phong cách thảo luận quá giống nhau. Acc Soviet là để gây rối, công kích và chia rẽ cộng đồng. Còn mấy acc rối khác là để tham gia bút chiến trong các bài chủ đề chính trị. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:56, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Caruri hiểu theo Én Bạc cũng không hề sai. Có lẽ chỉ có mẹ của Bieber mới thật sự biết rõ là cô có hàm ý gì trong câu đó. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi thì cô (mẹ Bieber) chỉ mong muốn con mình làm việc với những người theo đạo Ki-tô giáo chứ không nhất thiết phải đi trình diễn các bài hát Ki-tô giáo (thánh ca). Trước khi Bieber nổi tiếng khắp thế giới thì anh hầu như chưa hát bất kỳ bài thánh ca nào. Sùng đạo và đi hát thánh ca là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:47, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

thành viên NhacNy[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:6D1E:3C57:F4F:3CD5 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:21, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Có viết hoa chữ "Nhà" khi nhắc đến các triều đại hay không?[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề này có vẻ đã tranh cãi nhiều, cũng gây nhiều bất cập khi lúc thì đặt tên viết hoa, lúc thì đặt tên viết thường. Theo ý kiến cá nhân của tôi là không viết hoa chữ "Nhà" ngoại trừ trường hợp đứng đầu câu. Tuy nhiên vì nhiều ý kiến trái chiều nên thiết nghĩ sử dụng theo nguồn hàn lâm là lựa chọn tốt nhất. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:01, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sau đây là một số nguồn sách và nguồn uy tín khác sử dụng chữ "nhà" hoàn toàn không viết hoa:

Hầu hết các nguồn sách có thể tìm thấy trên google book đều không viết hoa chữ "nhà" khi nhắc đến các triều đại mà không đứng ở đầu câu. Theo tôi, không có cơ sở gì để viết hoa chữ "nhà" chưng hửng giữa câu cả. Mời các thành viên đã từng thảo luận vấn đề này cho ý kiến: Violetbonmua Đông Minh Buiquangtu Thusinhviet; tag luôn thành viên đã tạo DSCL liên quan là Lệ Xuân

Nguồn/Căn cứ viết hoa chữ "Nhà"

Mời tất cả các thành viên  Đồng ý vào mục mình cảm thấy hợp lý. Lưu ý việc viết hoa này chỉ áp dụng cho trường hợp đứng giữa câu, không sử dụng khi đứng đầu câu hay đứng một mình. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:01, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Không viết hoa chữ "nhà"[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Đồng ý với tất cả các nguồn không viết hoa đã nêu trên ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:01, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Tôi chưa bao giờ viết hoa chữ "nhà" từ đó tới giờ. Bên en, họ cũng không viết hoa chữ "nhà" (ví dụ: Nguyễn dynasty). Thêm lý do nữa, những ai đòi viết hoa chữ "Nhà" hoàn toàn là lý do cảm tính (tôi nghĩ nó đúng cho nên nó là đúng?). Mời thêm nguồn hàn lâm cho chữ "Nhà". Wikipedia hoạt động trên nguồn uy tín chứ không phải dựa vào cảm tính. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:50, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam. Tiêu chuẩn nhà nước đưa ra có một số bất cập và không hợp lý (ví dụ viết hoa luôn chữ "Triều đại"). Quy định nhà nước thay đổi liên tục; không chừng trong tương lai lại thay đổi lại thành viết thường chữ "nhà". 99% các nguồn hàn lâm (ngoài quy định nhà nước) đều viết thường chữ "nhà". Vì thế, tôi ủng hộ phương án được nguồn hàn lâm có số đông áp đảo ủng hộ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:36, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    "Không phải Wikipedia Việt Nam" là lời nhắc nhở các thành viên thường nói với nhau để không lấy quan điểm của Việt Nam áp lên các vấn đề phổ quát. Tuy nhiên, quy định về chính tả, cách viết hoa lại không phải là một quan điểm.
    Quy định của chính phủ VN được đặt ra dựa trên "quan điểm" của chính phủ VN. Các giới học giả sử lại có quan điểm khác, viết thường chữ "nhà". Cái gì nhiều người xài quá thì cũng thành đúng. Ví dụ: "I'm doing good" thật ra là sai ngữ pháp, nhưng nhiều người Mỹ vẫn cứ thích xài và nó dần được chấp nhận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:19, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    99% các nguồn hàn lâm (ngoài quy định nhà nước) đều viết thường chữ "nhà".: tất cả các nguồn này chỉ để chứng minh việc viết thường chữ "nhà" là có tồn tại. Các nguồn hàn lâm này cũng yếu vì đây là các nguồn hàn lâm ngoài lĩnh vực quy định quy cách chính tả. Nếu muốn kiếm những nguồn có viết hoa chữ "nhà" cũng không phải khó. Nhưng nếu cứ làm như vậy, chẳng phải là đang đi đếm xem "Nhà" hay "nhà" cái nào phổ biến hơn sao?
    Rắc rối phát sinh: House of Windsor trong tiếng Anh luôn luôn được viết hoa chữ House, những bạn thường copy văn phong tiếng Anh cũng từ đó mà luôn viết hoa chữ "Nhà" trong "Nhà Windsor" khi dịch bài này. Có nên chăng khi viết về một gia tộc/triều đại Tây phương thì luôn viết hoa chữ "Nhà" trong khi gia tộc/triều đại Việt Nam thì lại viết thường chữ "nhà"?
    Các nguồn quy định viết hoa chữ "nhà" được trưng ra không hề có ý rằng bởi vì nhà nước Việt Nam đã quy định như thế nên Wikipedia tiếng Việt bắt buộc phải tuân theo mà là vì có nhiều quy định viết như thế, chắc hẳn là các chuyên gia soạn thảo có những lý do của riêng họ, nên nếu muốn bác bỏ các quy tắc như vậy, cũng nên cân nhắc kỹ.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 07:17, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguồn hàn lâm luôn được mặc định là nguồn mạnh trên Wikipedia suốt 18 năm nay nên không thể coi chúng là nguồn yếu. Có quy định chính tả viết thường chữ "nhà"; đó là quy định viết thường của danh từ chung. Chữ "nhà" ở đây là danh từ chung. Bạn cần phải chứng minh chữ "nhà" là danh từ riêng thì sẽ thuyết phục hơn thay vì cứ theo quy định của chính phủ một cách mù quáng. Không phải ngẫu nhiên rất nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử viết thường chữ "nhà" trong các nguồn hàn lâm trên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:05, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Do tính chất đặc thù riêng của tiếng Việt và thói quen dùng từ "nhà" từ ngàn xưa nên mới có sự khác biệt này. Có thể phân biệt chúng tùy theo ngữ cảnh. Tôi nghĩ "Nhà" nên được viết hoa nếu nói tới gia tộc. Chữ thường "nhà" nên được áp dụng khi nói tới triều đại. Rõ ràng "nhà Nguyễn" ám chỉ triều đại Nguyễn chứ không phải là gia tộc Nguyễn (House of Nguyen). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:14, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Phú không nên tự "xoắn" mình với việc chữ "nhà" có tương tự từ gì trong tiếng Anh hay tiếng khác hay không. Bởi tôi đã nói, có những từ trong tiếng Việt rất đặc thù, bao hàm nhiều nghĩa, sử dụng trong nhiều trường hợp, trong đó rõ ràng nhất là có "vua" và "nhà". Đó cũng là lý do tôi không lấy bất cứ ngoại ngữ nào để đối sánh hết. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:37, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tặng bạn một vài nguồn liên quan đến chính tả, ngôn ngữ học, từ điển,.... như bạn yêu cầu: Khảo cổ học, Lược sử ngôn ngữ học, Từ điển chức quan Việt Nam, Từ điẻ̂n Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Kiêu et la jeunesse. Nếu bạn vẫn thấy những nguồn này "yếu" thì theo tôi, không có bất cứ nguồn nào mạnh bằng văn bản chính thức của nhà nước VN trong mắt bạn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 08:08, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của NhacNy2412 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:51, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
  • Bạn nên thảo luận tập trung vào vấn đề hơn là công kích vào người nói. Mọi ý kiến đóng góp đều nên được xem xét với tính xây dựng. Bạn biết rõ phát biểu sẽ bị đặt biển nhưng vẫn cố nói thì là tấm gương gì? ~ Violet (talk) ~ 07:44, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý rất mạnh. Ngoài các nguồn hàn lâm mà các bạn nói ở trên, còn cả đống nơi họ viết "nhà Lý" chứ không phải "Nhà Lý", như trong các tài liệu của NXBDVN, đơn giản vì "nhà" là danh từ chung để chỉ triều đại, "Lý" là tên riêng. Nói thêm nữa rằng từ cổ chí kim tôi chỉ biết tới cái triều đại gọi là "Tiền Lê", "Hậu Lê", "Tiền Lý", "Nam Hán" chứ chẳng bao giờ nghe cái triều đại nào gọi là "Nhà Lý", "Nhà Hán" cả. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:46, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Tiện thể xin quý thành viên cho luôn ý kiến về các triều đại không có chữ Tiền/Hậu, liệu có nên đổi tên bài nhà Trần thành "Trần", nhà Nguyễn thành "Nguyễn" cho nó đúng, vì theo tôi hiểu thì "từ cổ chí kim" làm gì có cái triều đại nào được gọi là "Nhà Nguyễn", "Nhà Trần" đâu.-- 武安君 | nhắn tin 09:26, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lệ Spring: Nếu tiếng Việt mang trật từ như tiếng Hán thì bây giờ sẽ là "Nguyễn nhà", "Trần nhà" chứ không phải "Nguyễn Nhà", "Trần Nhà". Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 09:35, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn quý thành viên Anh Đức đả thông suy nghĩ của tôi, như vậy cứ đổi hết mấy bài Nhà Hậu Lê thành Hậu Lê, Nhà Nguyễn thành Nguyễn, Nhà Mạc thành Mạc cho nó giống với "từ cổ chí kim". Trân trọng cảm tạ! 武安君 | nhắn tin 09:52, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Lệ Xuân: Như vậy là bạn chưa hiểu ý tôi. Tôi vẫn sẽ để là "Nhà Nguyễn", "Nhà Trần" trong từ "Nguyễn nhà", "Trần nhà" chứ không phải "Nguyễn Nhà", "Trần Nhà". Và cũng theo ý của tôi, nếu thực sự có cái triều đại tên là "Nhà Nguyễn" thật thì mình phải để là "Nhà Nhà Nguyễn" trong từ "Nhà Nguyễn nhà" chứ không phải "Nhà Nguyễn Nhà" =)))) Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 11:15, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý "Nhà" như "triều đại" vậy. Không có lý gì phải viết hoa danh từ chung. Caruri (thảo luận) 09:38, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Caruri: nhiều chuyện chút, tôi không biết nghị định chánh phủ có được xem là nguồn tham khảo ở wiki ko nhỉ, nếu có thì có cái mục V.6 trong này có quy định viết hoa đó.:) Cả bên "nguyên và bị" đều có nhiều lỗ hổng dễ bị "phản damage". Lấy ví dụ bên en: House of.... thì sẽ để 1 lỗ hổng bự chà bá khi bị vặt lại ở dynasty hay lấy cả chữ Hán ra bàn thì cũng đều có thể đi trật đường ray, hoặc cho rằng nhà là chung giống triều cũng sẽ bị đập bởi Thành phố HCM ^^. Thôi thì đầu năm đầu tháng rảnh rỗi vô đọc và xàm chút với "cảnh sát chánh tả" của wiki, chúc hoan hỉ cả làng ^^ Kohoihan (thảo luận) 08:39, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Đã trình bày ở mục ý kiến.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 16:48, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Các bài viết dùng đến chữ "nhà" trong phạm vi cuộc biểu quyết này đều có chủ đề văn hóa - lịch sử, nên lấy quan điểm của các học giả làm chuẩn mới phải. Nhân tiện, tôi không thể đồng tình ý kiến tự do sử dụng ở bên dưới. Cứ lấy trường hợp bản thân làm ví dụ: tôi từng phản đối Thusinhviet ngay trên trang thảo luận của bạn ấy về chính việc này, mất vài ngày đối đáp luẩn quẩn vài lượt chẳng ai chịu ai thì phát hiện TSV chẳng những tiếp tục đổi tên hàng loạt trang thể loại, mà còn xóa béng tên cũ. Thảo luận với người có chức sắc là vô ích, cứ dựa vào quy định, luật lệ thì hơn.--Diepphi (thảo luận) 15:35, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Viết hoa chữ "Nhà"[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Đồng ý Nhà không đồng nghĩa với triều đại. "Nhà" có tiếng Anh tương đương là "House", Hán là Thị 氏. "Triều đại" trong tiếng Anh là "Dynasty". Vương tộc đang nắm quyền ở Anh Quốc là en:House of Windsor, tức "Nhà Windsor". Nếu muốn copy từ chính tả tiếng Anh thì chữ "House" trong "House of Windsor" luôn luôn được viết hoa. "Nhà Nguyễn" với chữ "Nhà" viết hoa thể hiện đây một triều đại tên là Nhà Nguyễn (triều đại Nhà Nguyễn) chứ không phải một cái nhà mang họ Nguyễn. Khi nói về dòng tộc, viết hoa chữ "Nhà" cũng có ý rằng đây không phải là bất cứ nhà họ Nguyễn nào, mà đó chỉ có thể là dòng tộc nhà vua mà thôi. Tham khảo với lối viết "Bác Hồ" (chứ không phải bác Hồ) không phải chỉ đến bất cứ ông bác nào họ Hồ, mà chỉ có thể chỉ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:54, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bởi vì "Nhà" là một phần trong tên triều đại Việt Nam, nên lúc nào người ta cũng nói "Triều đại Nhà Nguyễn", "Triều đại Nhà Trần" chứ không bao giờ nói "Triều đại Nguyễn", "Triều đại Trần" cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:05, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Các nguồn cho lập luận viết thường chữ "nhà" tuy nhiều nhưng rất yếu. Vấn đề chúng ta đang bàn là vấn đề về chính tả (ngôn ngữ) chứ không phải vấn đề lịch sử hay văn hóa.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:15, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tiếng anh, chữ House và dynasty là 2 khái niệm khác nhau (google "difference between house and dynasty"). Dynasty không hề được viết hoa nếu nó không đứng đầu câu. House và dynasty đều được dịch thành "nhà" trong tiếng Việt. Nhà Nguyễn thì chữ "nhà" tương đương với "dynasty". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:09, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyễn Dynasty là cách dịch qua tiếng Anh từ danh xưng chính thức Nguyễn triều 阮朝. Còn nếu muốn dịch đầy đủ "Triều đại Nhà Nguyễn" qua tiếng Anh thì nó phải là "the Dynasty of House of Nguyễn".Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:57, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đúng là "triều đại Trần", "triều đại Nguyễn" ít thấy trong các sách tiếng Việt, nhưng "triều Trần", "triều Nguyễn" thì lại không hiếm ([1], [2], [3]...) Theo lý luận của bạn thì phải gọi là "triều Nhà Trần", "triều Nhà Nguyễn"... chứ? Caruri (thảo luận) 10:19, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn bạn Caruri đã nhắc nhở. Tôi đã không cẩn thận. Đúng ra thì tồn tại các cách gọi "Triều đại Nhà Trần", "Triều Trần", "Triều Nhà Trần" mà không có "Triều đại Trần" hoàn toàn là do thói quen sử dụng từ ngữ thôi.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:48, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy thì bên Tàu có mấy cái triều đại mang tên "Nhà Nam Hán", "Nhà Hán", "Nhà Thanh", "Nhà Nguyên", "Nhà Minh" thật à? Rồi bên Triều Tiên cũng có "Nhà Triều Tiên" luôn? Nếu như vậy ta tiện thể bàn luôn xem là "chúa Trịnh, chúa Nguyễn" hay "Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn" nhỉ? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 11:20, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy lập luận của bạn có một vấn đề nghiêm trọng trong tính học thuật là đánh đồng chữ "nhà" thành một bộ phận của tên triều đại. Đây là một sai lầm tai hại. Mặc dù cách gọi triều đại giữa Trung Quốc và Việt Nam khác hẳn nhau (một bên gọi theo quốc hiệu, một bên gọi theo họ Hoàng tộc) nhưng Việt Nam vẫn chêm chữ "nhà" lên trước để gọi một triều đại. Vậy theo ý bạn thì "Nhà Thanh", "Nhà Minh", "Nhà Minh" là tên triều đại? Sai hoàn toàn. Tên triều đại chính xác để chỉ 3 triều đại này là "Đại Thanh", "Đại Minh" và "Đại Nguyên" - tên quốc hiệu chính thức của 3 triều đại này. Bạn đánh đồng chữ "Nhà" vs chữ "Thị" là càng sai. Việt Nam gọi triều Hán là "Nhà Hán", Trung Quốc gọi là "Hán triều", tuyệt đối không có cách gọi "Hán thị" mà chỉ có cách nói "Lưu thị". Có những từ tiếng Việt sử dụng trong rất nhiều trường hợp và bao hàm nghĩa của rất nhiều từ tiếng Anh và tiếng Trung, trường hợp điển hình nhất là "vua", chữ "nhà" ở đây cũng tương tự vậy.
    Các nguồn dẫn trên không phải nguồn thảo luận về cách viết hoa thì sao? Tất cả các nguồn hàn lâm tôi tìm được đều đồng nhất không viết hoa chữ nhà, theo bạn tất cả họ đều sai? Bao gồm cả Viện sử học? Khi tranh cãi về 1 vấn đề hàn lâm thì chỉ cần tìm được nguồn hàn lâm liên quan chứ không bắt buộc phải tìm 1 nguồn hàn lâm nói chính xác về sự "tranh cãi" đó. Trong các nguồn tôi dẫn phía trên, trong Việt Nam - văn hóa và du lịch có dùng "triều nhà Trần" cũng không viết hoa, trong Danh nhân văn hóa Nam Định có dùng cả "vương triều nhà Lý" và "vương triều nhà Trần" cũng không viết hoa, Cửu Bình: 9 Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản có "triều nhà Chu" và "triều nhà Hán" không viết hoa.
    Cho dù theo ý bạn gọi tên triều đại theo hình thức "triều đại nhà x" đi chăng nữa thì chữ "nhà" cũng hoàn toàn không viết hoa:
    Tôi không muốn tiếp tục tranh cãi về lý do tại sao viết hoa hay không viết hoa theo những lập luận cá nhân, những tranh cãi này luôn không hồi kết bởi sự cập nhật thường xuyên trong chính các quy luật viết hoa do nhà nước Việt Nam ban hành. Tôi trực tiếp sử dụng và yêu cầu nguồn hàn lâm để giải quyết vấn đề. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:25, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Theo như bạn NhacNy2412 đã nói, lập luận của bạn Thusinhviet có nhiều vấn đề. Bạn này nói chữ "Nhà" là một phần trong tên triều đại và nêu dẫn chứng rằng lúc nào người ta cũng nói "triều đại nhà nguyễn" nhưng không hiểu bạn ấy quên mất hay cố tình quên mất phải nêu dẫn dẫn chứng rằng lúc nào người ta cũng viết là "Triều đại Nhà Nguyễn"? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 11:32, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tự do sử dụng một trong hai cách viết[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Đồng ý Không bàn về chuyện "đúng", "sai". Về cách biên tập bài, tôi ưu tiên để các biên tập viên tự do viết theo ý họ muốn, miễn là cách viết, cách biên tập đó không vi phạm định dạng, văn phong cũng như quy định, thông lệ (đa số) của Wikipedia. "Nhà" hay "nhà" vốn dĩ chỉ là một dạng quan điểm, thói quen, cách viết, không nên vì thế mà đẩy họ vào khuôn khổ (tham khảo tranh cãi về dấu gạch nối, gạch ngang vừa qua). Một ví dụ, tôi có thói quen viết ngày theo kiểu ngày 1 tháng 1 năm 1990 chứ ít khi dùng ngày 01 tháng 01 năm 1990. Chúng ta nên ưu tiên sự khác biệt và khuyến khích sự đa dạng hơn là áp đặt một cách quan liêu quan điểm của mình lên những thành viên khác. Về vấn đề này, tôi mạn phép có quan điểm khác một chút, mong rằng các quý thành viên, quý ĐPV, quý BQV không vì thế mà cảm thấy phiền. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 08:15, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn có quyền giữ quan điểm của bạn. Tuy nhiên, tôi muốn nói đôi điều. Tự do biên tập không đồng nghĩa với việc viết hoa một cách tùy tiện, cảm tính và đi ngược lại hoàn toàn với các nguồn hàn lâm. Chả lẽ bây giờ ai viết hoa chữ gì một cách tùy tiện cũng được (ví dụ viết hoa 50% nội dung trong bài) để nhân danh sự "tự do biên tập"? Viết hoa tùy tiện là "vi phạm chính tả" rồi. Cũng giống như không thể dùng xưng hô một cách tùy tiện cho Ted Bundy ở trên dù ngoài đời thì cách xưng hô nào cũng đúng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:42, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Giờ giả sử nhân danh cho sự "tự do biên tập", tôi viết thường hết tất các chữ đầu tiên sau dấu chấm câu. Như vậy có ok? Nếu không được thì trường hợp viết hoa chữ "Nhà" cũng không được. Trường hợp này khác với trường hợp heo vs lợn và bắp vs ngô (cả hai đều có thể dùng được tùy theo sở thích). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:51, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thưa quý ĐPV đáng mến, ngay từ đầu, tôi rõ ràng đã nhấn mạnh "miễn là cách viết, cách biên tập đó không vi phạm định dạng, văn phong cũng như quy định, thông lệ (đa số) của Wikipedia", phiền quý ĐPV đọc lại phần đó. Cách viết vi phạm văn phong, định dạng Wikipedia là "nHà HáN", "1/1/2000"; còn về "Nhà Hán" hay "nhà Hán", đây là chủ đề tranh cãi lâu dài, mỗi quan điểm đều có nhiều đối tượng biên tập khác nhau sử dụng và được hậu thuẫn bởi các nguồn khác nhau ("Nhà Hán" dưới sự hậu thuẫn của văn bản quy phạm pháp luật của CHXHCNVN như The Earth Nguyen từng dẫn chiếu, "nhà Hán" như các nguồn hàn lâm mà NhacNy2412 dẫn chiếu). Không chỉ có "nhà" và "Nhà", một số đối tượng khác cũng gây ra tranh cãi tương tự như "triều", "Triều"; "thành phố", "Thành phố"; "vua", "Vua". Quan điểm khác nhau phải xét đến sự tương quan của nó, so sánh một cách viết hầu như không ai sử dụng với cách viết có nhiều đối tượng biên tập sử dụng là một cách so sánh khiên cưỡng, thưa quý ĐPV. Tôi có thể viết "Nhà Hán" hoặc "nhà Hán"; nhưng "nHà.HáN" thì không thể. Đó là câu trả lời của tôi dành cho câu hỏi mà quý ĐPV nêu ra. Tôi chỉ đưa ra quan điểm của mình dựa vào góc nhìn trung lập nhất có thể, còn chuyện "đúng", "sai", xin phép không bàn thêm. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:08, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn @Nguyenhai314 nên suy nghĩ kĩ lại vì đây là một sự viết sai chính tả rõ ràng, chứ không phải là cách viết sai như "súp" với "xúp", "súp lơ" và "xúp lơ", "Địa lí" và "Địa lý", "1 tháng 1" và "01 tháng 01". Nếu cần bạn có thể xem Hồ Xuân Hươnghồ Xuân Hương. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 09:29, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có vẻ quý thành viên đang lạc đề. Tôi không hề bàn "đúng", "sai" ở đây mà dựa vào các quan điểm và nguồn dẫn chứng đi kèm với chúng để nêu ý kiến trung dung nhất cho các bên. Vì vậy, về câu hỏi mà quý thành viên nêu, xin mạn phép không trả lời. Phiền quý thành viên hỏi những người có chuyên môn về chính tả cũng như những người sử dụng cách viết này để có lời giải đáp. Trân trọng. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:46, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguyenhai314 Wikipedia:Đề nghị rút sao danh sách chọn lọc/Danh sách Hoàng đế Nhà Hán văn bản EarthNguyen đưa ra là để chứng minh cho vấn đề viết hoa chữ "Hoàng đế". Hiện tại, tôi chưa thấy bất cứ nguồn hàn lâm nào viết hoa chữ "Nhà". Mời bạn đưa ra nguồn hàn lâm để chứng minh quan điểm là nhiều người vẫn viết hoa chữ "Nhà". Ngay cả vụ viết hoa chữ "Hoàng đế", bạn EarthNguyen cũng đã sai vì không phân biệt được khi nào nó là dang từ chung (không viết hoa) và khi nào nó là danh từ riêng (viết hoa). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:47, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nhấn mạnh mình không nghiêng về quan điểm nào, thưa quý ĐPV. Do đó, việc chứng minh quan điểm "viết hoa chữ Nhà" là không cần thiết và tôi không có nghĩa vụ để làm điều đó. Tuy nhiên, để chứng minh cho việc có tồn tại quan điểm "viết hoa chữ Nhà", mạn phép trích dẫn một văn bản của Văn phòng Trung ương ĐSCVN ở đây (trang 15). Vì cả hai cách viết "nhà" và "Nhà" đều tồn tại nên tôi cho rằng, người viết có thể sử dụng tùy ý một trong hai cách này. Dĩ nhiên kết quả thảo luận này có như thế nào thì cũng là đồng thuận của cộng đồng, tôi không dám ý kiến. Chỉ là thời điểm này, tôi muốn nêu ra chút thiển ý của mình. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 10:15, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn bạn Nguyenhai314, đây là nguồn mạnh nhất trong các nguồn đã dẫn. Nguồn này có quy định viết hoa chữ Nhà.
    "Tên gọi các triều đại, thời kỳ lịch sử, sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất chỉ tên của triều đại, thời kỳ lịch sử, sự kiện lịch sử đó. Ví dụ:... thời kỳ Phục hƣng, Chiến tranh thế giới I (hoặc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), Chiến tranh lạnh, Nhà Nguyễn, Triều Lý, Triều Trần..."
    Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:21, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nguồn này mạnh nhưng có chút vấn đề. Theo nguồn này thì phải viết hoa luôn chữ "triều" trong "triều đại" dù nó không nằm ở đầu câu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:55, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    {u|Nguyentrongphu}} Nếu có thì đó là vấn đề của chữ "triều" (nằm ngoài phạm vi thảo luận) chứ không phải của chữ "nhà" (vấn đề đang thảo luận).Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:52, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Lý do tôi đưa ra thảo luận là tránh tình trạng người viết bài sử dụng "nhà" nhưng lại có một thành viên khác tự tiện đổi sang chữ "Nhà" như ở Danh sách hoàng đế Nhà Hán, Thể loại:Hoàng đế Nhà Tống, Thể loại:Hoàng đế Nhà Hán (đã bị tôi đổi trở về thời gian trước). Cả 2 thảo luận đổi tên hàng loạt của tôi đưa ra đều nhằm mục đích tránh xung đột giữa người viết và người đổi tên. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:44, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Vấn đề nhỏ, không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng bài. Bài lịch sử trên Wikipedia nói chung có nhiều vấn đề lớn hơn. Chuyện viết hoa hay không thuận theo thói quen chính tả của cây viết, tất nhiên trong một bài thì phải thống nhất. Bất lương nhân. (thảo luận) 08:35, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Vậy nếu gặp trường hợp người viết sử dụng chữ "nhà" theo đúng các nguồn hàn lâm nhưng lại có người đổi thành "Nhà" thì sao? Việc tranh chấp đã không phải mới diễn ra, cũng không phải chỉ diễn ra 1 lần. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:12, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thì để hai ông tranh chấp tự hòa giải với nhau. Mà tôi thấy ít ông nào câu nệ quá cái này lắm. Bài tôi thì tôi hay quen viết là "nhà", vì thấy nó thuận mắt, nhưng nếu có ông nào thích đổi thành "Nhà" thì tôi sẽ thảo luận với ổng, được thì tốt, không được thì thôi, tôi chịu đổi thành "Nhà". Chữ quốc ngữ non trẻ, còn thay đổi nhiều, luật chính tả cũng vậy, thảo luận thì ông nào cũng có lý cả. Tóm lại, cái này không thảo luận được, chỉ nên làm dạng biểu quyết, thuận theo số đông, ông nào thích "Nhà" thì cho phiếu chống, thích "nhà" thì cho phiếu thuận, bên nào đông hơn ta cứ y như bên ấy mà làm luật, khỏi rắc rối. Không đem ra thảo luận được đâu, chỉ bỏ phiếu lấy số đông cho nó nhanh thôi, thảo luận nữa cũng chả giải quyết được quái gì. Đấy, cô cứ nghe tôi, bỏ phiếu không tranh luận, giải thích. Thuận theo số đông. Bất lương nhân. (thảo luận) 09:47, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cứ mỗi lần đổi là mỗi lần cãi, vậy thôi cãi luôn một lần ở đây rồi thôi cho khỏe. Đau ngắn còn hơn đau dài. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 09:50, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  1.  Đồng ý "Nhà" hay "nhà" đều đúng. Quan trọng là độc giả, tôi hiếm khi thấy độc giả nào khiếu nại chuyện "nhà" hay "Nhà" cả. Họ đọc vẫn hiểu như thường. 𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊 06:58, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Ý kiến Bài danh sách "Nhà Hán" được thành viên TheEarthNguyen đổi tên. Tự nhận là người chỉ sở hữu sự giáo dục tiếng Việt "tối thiểu", xin phép được nhường mọi người thảo luận các vấn đề liên quan tới văn phạm và chính tả tiếng Việt. Vì vậy, tôi kiến nghị tag tên thành viên TheEarthNguyen, là người đã biên soạn bài Chính tả tiếng Việt, để bạn ấy có thể đưa ra những lập luận của bản thân.-- 武安君 | nhắn tin 06:35, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tag thành viên @The Earth Nguyen ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:37, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Lấy ví dụ từ "Nhà Lý". Từ "Nhà" để chỉ triều đại, tức là một danh từ chung. "Lý" để chỉ triều Lý, là một danh từ riêng. Mà theo theo quy định thì chỉ có danh từ riêng mới được viết hoa, còn danh từ chung phải viết thường, ngoại trừ khi nó đứng đầu câu, hoặc là danh từ chung nhưng được riêng hóa. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:06, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có thành viên cho rằng cả cụm "Nhà Lý" là để chỉ 1 triều đại nên phải viết hoa cả hai. Đây là lý do tôi trực tiếp sử dụng nguồn hàn lâm mà không phải tiếp tục tranh cãi về lý do của nó (như các cuộc thảo luận không hồi kết trước đây). ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:10, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đức Anh cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Tuy nhiên, bạn nên ghi "ok" sẽ tốt hơn vì "ý kiến" không có giá trị khi xác định "đồng thuận" trong cộng đồng. Đồng thuận là cần thiết để tránh tranh cãi không đáng có (rất tốn thời gian có thể dùng để viết bài) trong tương lai. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:12, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không thích những việc nhỏ nhặt trở thành các quy định. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:15, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chúng ta đang tìm "đồng thuận" chứ không phải tạo ra quy định mới. Bây giờ có một số người khăng khăng đòi viết hoa chữ "Nhà" vậy giờ phải làm sao? Bút chiến và thi đua lùi sửa quanh năm? Tôi cũng không thích việc này bằng việc viết bài nhưng vẫn phải tham gia để tránh bút chiến và tranh chấp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:43, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Sau này có thành viên hỏi nên viết "hồ Xuân Hương hay Hồ Xuân Hương" mới đúng thì không nhẽ cộng đồng lại mất công làm mấy cái biểu quyết cho việc này? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 07:28, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Đức Anh: Mời bạn xem lý do tại sao tôi mở thảo luận tại đây. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:33, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:6D1E:3C57:F4F:3CD5 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:23, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
  1.  Ý kiến Chúng ta đang có quá nhiều biểu quyết cho những vấn đề hoàn toàn có thể thảo luận một cách suôn sẻ và hoàn toàn chặt chẽ. Xin lưu ý là biểu quyết chỉ nên là giải pháp được chọn sau khi các thảo luận đã đủ chín muồi với sự tham gia sâu sát của các thành viên am hiểu chủ đề mình thảo luận nhưng vấn chưa đạt được đồng thuận.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:06, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2. Bình luận: Có người đồng ý viết hoa chữ "Nhà" chỉ vì cho rằng "Nhà" gắn liền với "Lý", "Nguyễn", "Trần", "Lê",... Vậy thì bấy lâu nay ta gọi là "Nhà Lý", "Nhà Nguyễn", "Nhà Trần", "Nhà Lê" thì hơi cộc lốc quá nhỉ? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 12:03, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Ý kiến Các bạn tranh cãi là điều không thể tránh khỏi, vốn dĩ đến năm 2019 thì quy định mới của chính phủ CHXHCNVN mới đưa ra là "Nhà". Nếu bây giờ tất cả chúng ta thuận theo quy định mới 2019 thì viết "Nhà Nguyễn" sẽ là đúng. Nhưng có 1 điều quan trọng là, wiki sẽ phụ thuộc vào các quy định do chính phủ CHXHCNVN ban hành chứ, hay chúng ta muốn giữ wiki tránh xa chính quyền thì chúng ta phải tìm tham chiếu mới cho wiki ở đâu?  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:23, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Hướng dẫn, quy định viết hoa chữ "nhà" theo như đã dẫn thì không phải không có và cũng không phải ít. Ngược lại, không thấy có hướng dẫn nào yêu cầu viết thường chữ "nhà" nhỉ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:28, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không có bất kỳ quy định nào để hướng dẫn viết thường cả, trong bất kỳ trường hợp nào thì chỉ có hướng dẫn cho những trường hợp đặc biệt, không có hướng dẫn cho trường hợp thông thường. Cách thảo luận của bạn đang dần biến tướng và đưa người khác vào vòng luẩn quẩn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:31, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không có quy định nào về việc viết thường, nhưng một ví dụ viết thường trong một quy định viết hoa thì cũng đáng tham khảo chứ.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:57, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cái bạn nói vừa hay là cái tôi muốn nói tới. Nếu wiki phụ thuộc vào quy định xoay xoành xoạch của CHXHCNVN ban hành thì cứ ban hành quy định mới là chúng ta đi đổi tên hàng loạt bài cũ? Quá sức vô lý vì đây không phải Wikipedia Việt Nam. Đó là lý do tại sao tôi sử dụng các nguồn sách bất kể quan điểm chính trị đã xuất bản từ thập niên 90 trở lại đây. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:29, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thêm nữa: Nếu hôm nay chúng ta thuận theo 1 quy định, trong tương lai có thể wiki sẽ bị chi phối theo một cách nào đó từ chính quyền vì buộc lòng sẽ thuận theo các quy định khác, sự kiện này là tiền lệ. Tất nhiên, phần đông thành viên wiki tôi nghĩ là người trong nước chứ không phải hải ngoại, nên ít nhiều từ nhỏ tới lớn chúng ta hưởng giáo dục VN, bao gồm viết chính tả. Về vấn đề này, chúng ta không thể muốn viết sao thì viết cũng nên thống nhất cách viết, mục tùy chọn trong thảo luận nên bỏ đi, và cũng nên lấy 1 quy định nào đó làm chuẩn, hoặc quy định của chính phủ CHXHCNVN hoặc tham chiếu wiki tiếng Anh. Đừng cãi nữa.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:32, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi không cho rằng chính phủ CHXHCNVN là cái gì đó xấu mà chúng ta phải tránh xa, mà vì tôi nghĩ vốn dĩ Wikipedia luôn cố tránh xa các chính quyền, dù là ở nước nào. Thế nên, liệu chúng ta sẽ đứng ngoài các quy định chính tả của chính phủ VN chứ?  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 12:37, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đến đây thì hình như lại sinh ra một vấn đề khác nữa rồi: Nên áp dụng theo chính tả tiếng Việt được nhà nước Việt Nam yêu cầu hay áp dụng theo quy tắc chính tả tiếng Anh (ai ban hành?). Theo tôi thì cuộc thảo luận này (có nên viết hoa "nhà" không?) là cần thiết vì đây là những thảo luận lẻ tẻ cho những trường hợp đặc biệt. Đóng khung cứng nhắc vào bất kỳ một tiêu chuẩn nào còn sẽ phát sinh ra nhiều tình huống tréo ngoe hơn nữa.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:46, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đây không phải là biểu quyết, cho nên không có chuyện giới hạn quan điểm, thưa quý thành viên. Việc bắt buộc người tham gia thảo luận phải chọn một trong hai quan điểm để "đồng thuận" là một dạng áp đặt quan điểm, phủ nhận ý kiến có tính xây dựng của thành viên khác (black or white fallacy), điều mà, vô hình chung, làm mất đi tính "mở" của một cuộc thảo luận ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 12:44, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đây ngay từ đầu là một cuộc biểu quyết, bạn Nguyenhai314, và tôi cũng đã cằn nhằn về sự biểu quyết này.Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:48, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có lẽ quý thành viên nhầm lẫn, tôi đang phản hồi quan điểm "mục tùy chọn trong thảo luận nên bỏ đi, và cũng nên lấy 1 quy định nào đó làm chuẩn" mà Đông Minh nêu ra phía trên. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 12:52, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cách gọi "nhà" là một cách gọi tương đối đặc thù của Việt Nam, vậy nên tôi thiên về việc sử dụng các nguồn hàn lâm trong tiếng Việt hơn (các nguồn sách đã xuất bản, bất kể là quốc nội hay hải ngoại, bất kể quan điểm chính trị). Các nguồn thì tôi đều liệt kê ở trên. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:46, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ở Nhật thì không tính dòng Thiên hoàng, chế độ phong kiến Nhật Bản tập trung vào các dòng cầm quyền Đại tướng quân, hình như gọi là "gia tộc" chứ không phải "nhà". Rõ là "nhà" trong tiếng Việt" cũng tương tự "gia tộc" thôi, một gia tộc hay một dòng họ quý phái cầm quyền một đất nước. Ở Nhật gia tộc viết thường thì phải (xem: https://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_clans)
    Còn như trường hợp Trung Quốc thì cách dùng "nhà" chắc là của VN rồi. Đại Tống gắn với Tống triều. Đại Minh gắn với Minh triều, còn việc dùng nhà Tống và nhà Minh có lẽ là cách dùng chung mà người Việt sử dụng, cứ dùng chung là nhà Tống thì khỏi phải gọi nước Tống hay triều đại Tống, khỏi phải gọi nước Minh hay triều đại Minh, chỉ dùng "nhà" là đủ, theo kiểu chung 1 đối tượng chính trị, "nhà" ở đây có lẽ là từ viết tắt "nhà cầm quyền" mà thôi chứ có gì đâu.
    Cá nhân tôi thấy dùng nhà Lý, nhà Trần, nhà Nguyễn thì dễ tập trung khi đọc văn bản hơn, để "Nhà Lý", "Nhà Trần", "Nhà Nguyễn" tôi cảm thấy hơi mất tập trung.
    Về cách viết theo quy định 2019 thì danh từ viết thường nếu gắn tên cụ thể thì viết hoa. Ví dụ như, hoàng đế viết thường, nếu gắn với Minh Mạng thì phải viết Hoàng đế Minh Mạng. Có lẽ ảnh hưởng bởi văn bản tiếng Anh, ví dụ: doctor viết thường, gắn với tên thì viết hoa, như Doctor Jean (Dr.Jean), hoặc các danh từ chức vụ trong quân đội chẳng hạn. Nhưng bản thân cách viết của tiếng Anh hay phương Tây cũng có vấn đề bất cập. Nếu tham chiếu "House of" của tiếng Anh thì cũng không hẳn là đúng. Chẳng hạn, người phương Tây họ viết Kim Tae-yeon hay Liu Yifei là tên người Hàn Quốc và Trung Quốc, rõ ràng họ chắp ghép phần tên dính lại, còn họ đứng riêng, vì thứ tự họ phương Đông khác phương Tây, mà người phương Tây phải làm như vậy để họ nhận biết chữ nào là họ chứ không phải tên.
    Thế nên nếu tham chiếu quy định wiki tiếng Anh có lẽ sẽ lòi ra những điều bất cập, thôi thì đất ai nấy sống nhà ai nấy biết ta lại quay về phạm vi wiki tiếng Việt. Bây giờ chúng ta hoặc là chấp nhận quy định của chính phủ ban hành năm 2019, hoặc là đi đến 1 thỏa thuận cho wiki mà chúng ta sẽ xây dựng. Cá nhân tôi do thấy dùng "nhà" thì sẽ tập trung hơn.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:31, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đ Ô N G - M I N H  bạn đã nói vậy thì sao chỉ nêu ý kiến mà không lựa chọn quan diểm quyết đoán hơn? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:42, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:948A:F2AC:3B07:38B vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:51, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
  1.  Ý kiến Lập luận của cậu Kẹo dừa trên kia dài ngoằng, tham chiếu sang tiếng Anh nó rất là kì cục. Ngoài ra bản chất cái đặt tên triều đại của Việt Nam và anh hai Tung Của theo hiểu biết cá nhân của tôi là khác nhau. Lịch sử bọn nó từ đời Chu, ông lào có công thì được phong tước kiến địa. Mỗi anh một mảnh đất tự cai trị nhưng vẫn thần phục trung ương là Chu thiên tử. Các đất riêng này hình thành các nước nhỏ, rồi đấm nhau loạn xạ đến Xuân Thu, Chiến Quốc. Sau cùng còn 7 nước rồi đến Tần Thủy Hoàng thống nhất. Từ đó có cái lệ bạn nào lên làm Hoàng đế thì lấy tên đất từ thời Chu nơi mà mình phát nghiệp làm quốc hiệu. Đến thời Nguyên là bọn Mông Cổ nên chúng nó bỏ lệ này, Chu Nguyên Chương là người Hán cũng không theo lệ nữa. Còn như Vịt làm gì có thời kì phong tước kiến địa như Tàu nên cứ lấy họ mà gọi cho dễ, thế nên mới có chuyện gọi là "nhà A" "Nhà B" (A, B là tên dòng họ cai trị). Do đó, theo tôi nghĩ bản chất chúng ta gọi là nhà Tống, nhà Đường, nhà Hán là nó đã sai lòi ra rồi, chỉ là ta quen miệng gọi Nhà Nguyễn, Nhà Lê ở nước ta rồi, nên áp vào thôi. Chứ đáng lẽ đúng là phải là Triều Minh, Triều Tống,.... Cả cái đoạn dài dài tôi viết nó không liên quan tới chuyện viết hoa viết thường, nhưng chứng minh là việc lấy ví dụ nào là "Dynasty", "House" nó kì cục lắm. Tham chiếu ngôn ngữ khác nhưng phải tùy trường hợp vì như Tàu-Việt, cùng kiểu triều đại quân chủ, ngôn ngữ na ná nhau mà còn lệch huống hồ bên Tây. Không đối chiếu vậy được. Đúng không bạn NhacNy2412, hình như nhà Thanh cũng không xài cái kiểu chọn tên đất nữa, chọn tên dựa vào ý nghĩa các kiểu lắm? Bất lương nhân. (thảo luận) 14:27, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đúng rồi, nhà Thanh đã bỏ việc chọn tên đất làm hiệu, toàn bộ đều lấy "mỹ tự" (chữ nào có ý nghĩa đẹp) để phong. May nhà Thanh không kéo dài và không có phân đất phong hầu chứ không thì lại phức tạp vấn đề nữa. Còn về việc tham chiếu ngôn ngữ khác thì tôi hoàn toàn đồng ý với bạn, Việt-Trung cùng văn hóa nhưng Trung lại không dùng mẫu tự La-tinh nên không tham chiếu được, Việt-Anh càng là khác văn hóa, càng khó tham chiếu hơn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:47, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có vẻ như chưa đạt đồng thuận ở đây, có lẽ mở 1 biểu quyết là phù hợp.  A l p h a m a  Talk 00:57, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời các bạn cho ý kiến về tên bài này.  A l p h a m a  Talk 10:59, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đang thảo luận tiếp theo.  A l p h a m a  Talk 10:22, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã đạt được đồng thuận —  Băng Tỏa  15:50, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam với tên gọi tắt tiếng Anh là V.League 1 hiện tại vẫn còn hoài nghi về năm thành lập. Xin mọi thành viên của cộng đồng Wiki hãy cho ý kiến của mình về vấn đề này. Bản thân tôi cảm thấy V.League 1 mà thành lập năm 1955 là không ổn chút nào rồi.

Năm 1955, Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh. Đất nước bị chia đôi (Vỹ tuyến 17-sông Bến Hản, tỉnh Quảng Trị) thành hai chế độ. Khi đó, một giải Bóng đá được thành lập ở miền Bắc và một giải khác ở miền Nam. Hai giải bóng đá này không thể nói là toàn Quốc được, nó chỉ diễn ra ở một khu vực.
Năm 1980 là hợp lí nhất bởi tên gọi là giải A1. Rồi còn có giải A2 nữa. Có lên có xuống hạng rỏ ràng, mang tính toàn Quốc. Có VFF tổ chức, có dữ liệu và sự kiện rỏ ràng. Xin mọi người cho ý kiến.
Không thể viết suông mà không có văn bản chứng thực là năm 1980 được kế thừa năm 1955. Năm 1980 chỉ là thành lập mới một giải đấu mang tính toàn Quốc.Hoccachhoc 10:59, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với bạn là năm 1980. Thành viên viết bài đó khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, mà tôi dạo này không muốn thảo luận tay đôi dằng dai mất thời gian viết bài nên không tranh luận tiếp. Bạn có thể đưa ra thảo luận, tôi ủng hộ. Caruri (thảo luận) 15:12, ngày 6 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

☑Y Đang tiếp tục ở Thảo luận:Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam.  A l p h a m a  Talk 10:22, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một khái niệm điển hình không có gì mới, đáng ra phải có mặt ở Wikipedia tiếng Việt từ lâu. Mời các bạn thảo luận về nội dung bài và tên bài ở Thảo luận:Chuột.  A l p h a m a  Talk 10:11, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cần thêm ý kiến về en:mouse và en:rat. 10:48, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)~ –  A l p h a m a  Talk 10:48, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vấn đề Nhac Ny[sửa | sửa mã nguồn]

Đề nghị thành viên Ngyyentrongphu giải thích, với tư cách là đpv, bạn thảo luận khắp nơi, về nội dung chống nạn dịch máy, dịch kém chất lượng. Vậy trong topic, hiện đang bầu cử cho Nhacny, thành viên Le Xuân đưa ra bằng chứng ko thể chối cãi, về việc Nhacny dịch máy, dịch chất lượng kém, nếu ko nói là quá kém. Sao bạn không nhắc nhở xử lý gì ?

THAY VÀO LÀ KHÓA TRANG, XÓA BÀI VIẾT CỦA TÔI. BẠN LÀM VẬY LÀ CÓ Ý GÌ ? TÔI KHÔNG NGHĨ LÀ WIKIPEDIA CÓ CHUYỆN PHE PHÁI VỚI NHAU. VÀ CÓ MỘT BIỆT LỆ.

Nếu bạn đang hành xử như vậy, nên rút lại, đi xóa các bài viết của bạn đã viết. Nếu ko bạn chẳng còn uy tín gì nữa.

Đề nghị 2 bạn giới thiệu thành viên này là nguyenhai, conbo giải thích tại sao ko kiểm ra kĩ, giới thiệu thành viên như vậy, mà ko nắm được vấn đề ?

Thành viên Lexuan đã chưng ra hàng loạt bài chất lượng dịch quá thấp, nhiều cụm từ còn nguyên xi, ko thèm sửa gì.

Các bạn còn tí nào uy tín không ? Đề nghị giải thích ??? Nếu ko giờ đừng bình luận, góp ý gì nữa.

2001:EE0:5203:F6C0:948A:F2AC:3B07:38B (thảo luận) 13:10, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  • NhacNy dịch máy có biên tập (có sai sót nhưng không phải là chất lượng kém). Các IPs này là rối của thành viên bị cấm vô hạn nhiều lần trong quá khứ với tiền sử bị cấm hơn 10 năm do chính thành viên này tự nhận (khả năng cao là acc phụ của thầy Kay chuyên dùng để phá rối cộng đồng và đánh lạc hướng; còn mấy acc khác đi phá hoại các bài chính trị và đã bị cấm vô hạn hơn 100 acc). Acc cuối cùng bị cấm là Soviet (án 6 tháng). IP liên tục đưa ra những lời nói xạo và chụp mũ hòng chia rẽ nội bộ. IP còn có thái độ và lời lẽ phân biệt chủng tộc (VN vs TQ), vùng miền (nói người Bắc và Trung tốt hơn người Nam) và tôn giáo (khinh thường Ki-tô giáo). Đó là vi phạm quy định. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:49, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã theo dõi Kay nhiều năm. Xoviet nghetinh123 không có dấu hiệu nào trùng với Kay. Thành viên này cũng không phải bị cấm vì dùng rối, mà do vi phạm văn minh nhiều lần. ~ Violet (talk) ~ 14:16, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thì thấy cách thảo luận phong cách chụp mũ và ngụy biện khá giống nhau (Kay hồi xưa còn công kích cá nhân nữa nhưng có lẽ bây giờ dùng acc Soviet để công kích cá nhân và mấy acc chính trị chỉ dùng để sửa đổi bài chính trị nên không dùng acc rối khác để công kích cá nhân nữa). Cùng ghét TQ và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc rõ ràng. Việc "đóng vai" 2 người khác nhau để đánh lạc hướng thiên hạ là không khó. Dĩ nhiên, acc Soviet không hề tham gia các bài chính trị vì như tôi đã nói; đây là acc phụ chuyên đi phá rối chia rẽ cộng đồng (tôi nghi ngờ là của Kay). Soviet tự nhận là có tài khoản trên 10 năm mặc dù tài khoản được tạo năm 2019 (một sơ hở do lỡ miệng nói ra)? Vậy chứng tỏ trước khi dùng acc Soviet thì đã bị cấm vô hạn ở những acc khác và khả năng cao là có dùng rối.
Acc Soviet liên tục gây rối để làm gì? Động cơ nào? Tôi nghĩ là để phá rối cộng đồng nhằm mục đích trả thù vì liên tục cấm mình (Kay) và để đánh lạc hướng nhằm dễ bề hoạt động hơn ở các mảng chính trị. Khi cộng đồng đổ vỡ hoặc đuối sức thì sẽ rất có lợi cho Kay. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:48, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Để nghị các ĐPV, Violet, Nguyentrongphu làm việc công bằng,thay vì giải quyết vấn đề, các bạn lại đưa vấn đề sang chuyện khác.

Wikipedia ko phải là nơi kéo bè kéo cánh, thiên vị được. Vấn đề tôi đã nêu, Le Xuân đã nêu rõ, mà ko ai xử lý.

Đừng lạc hướng, nhất là violet và nguyentrongphu.

Hãy làm đúng vai trò của mình. 14.237.33.96 (thảo luận) 14:24, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

ĐPV Nguyentrongphu không cần phản hồi tại đây và cho rối "ăn". Tôi sẽ tiến hành khóa IP ngay nếu đang onl mà có tình trạng này. Cũng cần thay biển diễn đàn vào các thảo luận trên. ✠ Tân-Vương  17:57, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đang vạch mặt bộ mặt thật của IP cho mọi người thấy và sẽ làm ngơ sau đó. Món duy nhất rối được ăn là "bơ" và "án cấm". Cần phải mạnh tay với thể loại phá hoại cố tình biến Wikipedia thành một diễn đàn thực thụ. Rõ ràng tên này đã phá hoại Wikipedia hơn chục năm rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:08, ngày 8 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tài khoản đầu tiên của người này là Nguoiachau (thảo luận · đóng góp), mở năm 2008. Trungda cho rằng đây là con rối của Kayani, nhưng người này phủ nhận. Các tài khoản khác của người này có kể đến là Thanhliencusi (thảo luận · đóng góp), Ngheancusi (thảo luận · đóng góp), Khoailangvietnam (thảo luận · đóng góp). Tranminh360 (thảo luận) 05:06, ngày 9 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quảng cáo 3[sửa | sửa mã nguồn]



Thư mời tham gia dự án
Wikibooks

Đề xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyện là tối nay mình rảnh nên có đi lòng vòng sang bài Blackpink tại một số phiên bản Wiki khác thì thấy ở phiên bản Tiếng Nga, ở cuối bài viết này có một hộp thông tin về các liên kết ngoài của nhóm (như Youtube, Soundcloud,...) và mình thấy nó khá hay nên muôn đem lên đây xem ý kiến của mọi người như nào. Theo mình thì nếu có hộp thông tin này thì ví dụ như bài Blackpink ở Wiki Tiếng Việt sẽ không cần liệt kê một loạt dài hàng đống những cái liên kết ngoài của nhóm như đã nói ở trên mà sẽ gọn gàng hơn khi cho vào một cái hộp ở cuối như thế. Mong mọi người xem xét và cho ý kiến ~ Đặng Vũ Lân (talk) 16:09, ngày 10 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đây là những tham số thêm của bản mẫu {{Kiểm soát tính nhất quán}}. Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ có thể nhập về bổ sung cho bản mẫu hiện tại. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:15, ngày 10 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Kiểm soát tính nhất quán là khái niệm liên quan đến khoa học thư viện. Còn các liên kết tại chân trang của ruwiki sinh từ mô đun Модуль:External links, với dữ liệu lấy từ Wikidata thông qua chỉ mục quy định tại mô đun con Модуль:External links/data. Đây là một mô đun độc nhất của ruwiki. Và họ cố tình gộp hai mô đun Authority control và External links lại với nhau. Có thể nhập về được viwiki, nhưng phải kiểm tra một số khác biệt, dịch thuật và các xung đột giao diện. P.T.Đ (thảo luận) 16:47, ngày 10 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đã nhập ru:Шаблон:Внешние ссылки, ru:Модуль:External links, ru:Модуль:External links/data thành Bản mẫu:Hộp liên kết ngoài, Mô đun:Liên kết ngoài, Mô đun:Liên kết ngoài/data. Hiện đang dùng Bản mẫu:Hộp liên kết ngoài tại bài Blackpink để làm mẫu. Không khuyến khích sử dụng đại trà vì chưa dịch hết, và chưa có đồng thuận về việc này. Nhờ mọi người dịch tiếp nếu có nhu cầu. Dòng Kiểm soát tính nhất quán của Bản mẫu:Hộp liên kết ngoài cũng được ẩn đi để không trùng nội dung với Bản mẫu:Kiểm soát tính nhất quán. P.T.Đ (thảo luận) 18:04, ngày 10 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thông tin thêm:Bản mẫu:Hộp liên kết ngoài sử dụng navbox để hiển thị, mà navbox thì chưa được hỗ trợ trên phiên bản di động. Vì vậy, chỉ nên sử dụng bản mẫu với ý nghĩa bổ sung thêm, không được dùng để thay thế các liên kết trong mục Liên kết ngoài hiện tại. P.T.Đ (thảo luận) 03:07, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề xuất thay đổi ngôi sao vàng trên bản mẫu chọn lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Gửi mọi người, nhiều năm qua hình ngôi sao vàng (hình minh họa) trên bản mẫu { Sao chọn lọc } đã quá quen thuộc. Nhưng rõ ràng màu vàng trên ngôi sao chỉ là một màu vàng đơn thuần, không sắc nét, nghệ thuật lắm, không khác gì ngôi sao được trẻ mẫu giáo vẽ màu.

Theo thời gian chúng ta cũng nên đổi mới, nhìn sang các trang wiki tiếng khác đều chọn ngôi sao rất đẹp, thiết kế sắc nét lại có tính nghệ thuật. Hiện tại mình tìm được 4 ngôi sao có thể chọn được để thay thế ngôi sao cũ, mọi người vào chọn thử xem:

@Băng Tỏa: thư ký mời xem thử Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 01:45, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mấy cái sao này nhìn còn màu mè, nhà trẻ hơn cái cũ, tôi đề nghị dùng nguyên cái sao bên eng, đơn giản, sang trọng. Bất lương nhân. (thảo luận) 01:56, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Wikipedia tiếng Việt xin cảm ơn sự đóng góp của bạn. Bạn cũng có thể gợi ý các mẫu thiết kế tương ứng cho biểu tượng BVT. Đó giờ chúng ta dùng ngôi sao bạc, bên Wikipedia tiếng Anh dùng dấu cộng (biểu tượng cho support), bên Wikipedia tiếng Đức dùng ký tự L (viết tắt cho lesenswert, có nghĩa là (bài viết) đáng đọc aka BVT). —  Băng Tỏa  01:58, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn Kim cương xanh nên thiết kế ngôi sao ở dạng file svg, khi đó phóng to sẽ không bị giảm độ phân giải. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:11, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Như này đẹp nhứt, nhìn nó có cái nét trang trọng, cổ kính hay nhìn thấy trong bìa minh họa mấy cuốn sách bìa cứng, sách toàn thư. Tuyệt. . Bất lương nhân. (thảo luận) 02:17, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Tàn Kiếm: hình này cũng được nhưng sử dụng lại có khác nào nói vi.wiki đang sao chép y gang của người ta, nên dùng hình mới sẽ sáng tạo hơn. Thêm, hình mình đưa lên dùng tone màu vàng hoàng kim cho sáng trọng; còn hình en.wi toàn màu nâu pha vàng, cổ kính nhưng ko sang lắm Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 03:18, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Gợi ý sử dụng icon của frwiki. cho BVCL. cho BVT. Đây là icon dẫn xuất từ bộ OOUI của Wikimedia. Và đang nằm trong đề xuất Chuẩn hóa icon của enwiki. P.T.Đ (thảo luận) 03:29, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Quan trọng là chất lượng bài viết chứ đừng quan trọng mấy cái màu mè này. Tất cả chỉ là cái "mác". Mác đẹp đã chắc gì chất lượng đã cao. Bách khoa toàn thư là nơi chứa đựng kiến thức của nhân loại (tôn kính) chứ không phải showbiz. Tôi bảo đảm 100% hàng triệu độc giả Wikipedia sẽ không quan tâm tới mấy cái icon này; họ chỉ quan tâm tới nội dung chất lượng bài (thông tin họ muốn tìm đọc) và thông tin thú vị trong bài thôi. Icon nào đẹp nhất thì lại rất "chủ quan". 9 người 10 ý; trước mắt tôi thấy mỗi người đều thích một kiểu khác nhau. E rằng sẽ khó đặt tới đồng thuận và sẽ gây tranh cãi không cần thiết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:23, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ nếu điều đó kích thích sự sáng tạo và không khí vui vẻ của cộng đồng thì không có gì xấu, coi như đây là 1 trang thảo luận, nếu không đạt đồng thuận thì có thể mở BQ với nhiều mẫu khác nhau để thành viên có thể lựa chọn, theo tôi cần ít nhất 5 mẫu để tham gia.  A l p h a m a  Talk 01:04, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đồng ý là không có gì xấu. Ý của tôi là đây là điều không cần thiết. Thay vì tranh luận về mấy cái "mác" này tôi nghĩ nên dành thời gian cải thiện bài viết thì sẽ có lợi hơn cho độc giả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:25, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Hahaha quý ĐPV nói hoàn toàn có lý. Tuy nhiên, Wikipedia là một dự án tự nguyện, hoàn toàn không phải công ty hay nơi làm việc, không thể nói "thay vì dành thời gian lau chùi công ty thì anh hãy đi làm việc của mình" được. Dự án đã là tự nguyện thì luôn có những người yêu thích những mảng khác nhau, cách phân công công việc từ đó mà hình thành dựa trên giao ước chứ không phải nguyên tắc. Có người thích viết bài, người đam mê thiết kế logo, thiết kế giao diện, người chống phá hoại, người chuyên đi diệt nạn dịch máy, người chuyên đi "góp ý". Tất cả họ làm nên một Wikipedia đa sắc màu, muôn hình vạn trạng. Thiết nghĩ, đam mê của mỗi người phụ thuộc vào sự gắn bó của người đó vào một công việc nhất định, từ đó thúc đẩy họ đóng góp nhiều hơn cho dự án tự nguyện này. Đó chính là lợi ích lớn nhất mà Wikipedia đạt được: vượt lên trên nhiệm vụ xây dựng một từ điển bách khoa toàn thư đơn thuần để đưa từng thành viên trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:45, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Quan điểm cá nhân của riêng tôi: điều này là không cần thiết và không quan trọng (chất lượng bài quan trọng hơn nhiều). Tuy nhiên, mọi người đều có thể thảo luận tiếp và tìm đồng thuận nếu có nhu cầu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:22, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

15:42, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Thống kê sửa đổi của các thành viên Wikipedia năm 2020 (giới hạn trong 50 thành viên hoạt động tích cực)[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tên thành viên Số sửa đổi Số sửa đổi
(không gian chính)
Tỉ lệ sửa đổi
trên không gian chính
so với tổng sửa đổi (%)
Dung lượng

sửa đổi (MB)

Trung bình

sửa đổi (byte)

1 Tuanminh01 40,758 32,562 80 61 1497
2 Nguyenhai314 33,788 21,113 62 44 1302
3 Hugopako 28,120 8,113 29 3.9 139
4 Nguyễn Hoàng Nhật Thiên Nam 19,504 19,298 99 4 205
5 Thái Nhi 13,648 8,423 62 5.8 425
6 NhacNy2412 13,568 9,149 67 10 737
7 Buiquangtu 13,529 6,492 48 9 665
8 JohnsonLee01 13,034 8,299 64 32 2455
9 DHN 12,654 4,826 38 13 1027
10 Q.Khải 12,604 5,815 46 10 793
11 Thanhdien8421 12,126 11,268 93 2.3 190
12 Alphama 11,210 3,548 32 13 1160
13 GiaoThongVN 11,197 8,907 80 2.4 214
14 Mạnh An 10,421 7,386 71 14 1343
15 A 10,364 7,229 70 11 1061
16 P.T.Đ 9,514 6,159 65 4.9 515
17 Baoothersks 9,162 3,580 39 4.3 469
18 ChanComThemPho 8,989 6,490 72 0.775 86
19 30ChuaPhaiLaTet 8,793 8,148 93 2.3 262
20 6characters 8,305 4,610 56 1.3 157
21 Newone 7,846 5,626 72 1.8 229
22 Mintu Martin 7,808 2,222 28 5.3 679
23 Khonghieugi123 7,192 5,074 71 5.2 723
24 TaiwaneseWaveVN 7,178 3,825 53 1.4 195
25 Băng Tỏa 6,994 2,175 31 7.5 1072
26 Nacdanh 6,963 3,967 57 2.1 302
27 Tunguyentr 6,846 4,351 64 49 7157
28 Đông Minh 6,284 2,989 48 4.3 684
29 Truy Mộng 5,752 2,931 51 6.3 1095
30 Linhcandng 5,641 5,490 97 1.7 301
31 BacLuong 5,625 4,071 72 4.3 764
32 Violetbonmua 5,585 1,082 19 6.2 1110
33 Thienhau2003 5,412 1,693 31 5.5 1016
34 ThiênĐế98 5,331 2,954 55 9 1688
35 Tlth200 5,052 4,643 92 1.8 356
36 Hakutora 5,034 2,428 48 3.3 656
37 Minhhai 2000 4,932 4,371 89 1.8 365
38 Tran Trong Nhan 4,849 3,515 72 2.8 577
39 Maihuongly 4,732 4,610 97 2.2 465
40 King of Xavier 4,642 2,413 52 6.5 1400
41 Future ahead 4,587 3,674 80 1.3 283
42 Trần Nguyễn Minh Huy 4,535 1,551 34 4 882
43 Lephuoc10012007 3,999 3,180 80 3.8 950
44 Marie Gulleya 3,848 3,056 79 3.4 884
45 Đạt Ngọc Lý 3,757 2,764 74 1.4 373
46 Ccv2020 3,752 2,345 63 0.964 257
47 Mongrangvebet 3,581 1,488 42 4 1117
48 Hongkytran 3,563 3,125 88 1.4 393
49 Caruri 3,556 2,481 70 2.2 619
50 TuanDungMTA 3,520 3,413 97 2 568

Trên đây là danh sách 50 thành viên nhiều sửa đổi nhất năm 2020. Hy vọng chút thống kê nho nhỏ này sẽ là động lực để các thành viên cố gắng nhiều hơn nữa nhằm xây dựng dự án chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Một lần nữa cảm ơn sự cống hiến của tất cả các bạn. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:35, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC) (Nguồn: [12]).[trả lời]

Ý kiến: Đề nghị đưa thêm số liệu Average edit size* (Data limited to the past 5,000 edits) để biết và phân biệt người chuyên edit vài byte với người edit vài KB. Trân trọng! Euleny (thảo luận) 02:50, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Số liệu này hình như không có trong bảng thống kê. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:43, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý kiến:Số liệu cột 4 không phù hợp với Average edit size của wiki, ví dụ thành viên Băng Tỏa có cột 4 là 1072 bytes, trong khi Average edit size* của user này là -476.4 bytes, tức là user này xóa là chính. 1.54.212.237 (thảo luận) 06:29, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhiều edit quá. Ngưỡng mộ các bạn thật sự, đến khi nào mình mới được như họ đây? Cố lên nào Tàn Kiếm ơi, nhất định cậu sẽ làm được. Cố lên tôi ơi! Fighting! Hí hí! Vĩnh Lạc Đế Nội các 04:46, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  @EulenyNguyenhai314: Tôi đã cập nhật Average edit size. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 11:22, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn quý BQV Tuanminh01 nhé. Nhưng mà làm thế nào để ra được con số trung bình sửa đổi (byte) thế. Hay phải tự làm phép tính chia? ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:30, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng rồi, tôi chia trong Excel. Tuanminh01 (thảo luận) 11:32, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhầm, trong bảng của tôi có cả bot. Chờ chút tôi sửa lại. Tuanminh01 (thảo luận) 11:35, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ok, tôi đã sửa lại. Tuanminh01 (thảo luận) 11:40, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Perfect! Top 2 cảm ơn Top 1 nhé. ^_^ (PS: Thấy 14.000 lần revert của quý BQV làm tôi phục sát đất. Một 👍 Like cho công tác tình nguyện chống phá hoại "vô đối" này. Dự án sẽ luôn ghi nhớ!). ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:49, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
♥ Cảm ơn thành viên Tuanminh01, một kỳ công! Euleny (thảo luận) 02:29, ngày 13 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:5D49:7C9B:A2B2:8E0F vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:14, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Mời các quý thành viên đến tham gia thảo luận về việc đổi tên bài. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 05:50, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã cho ý kiến. Vĩnh Lạc Đế Nội các 05:57, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vui lòng thảo luận ở Thảo luận:Hoạt động quân sự để có chỗ lưu lại và tra cứu thuận tiện.  A l p h a m a  Talk 06:13, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Vĩnh Lạc Đế Nội các 06:22, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài hiện tại như một blog phong thủy với nhiều thông tin không thể kiểm chứng (có thể là bị mạo nguồn, chế nội dung,...), đã viết dạng blog, lại còn có cách trình bày không thể nào tồi tệ hơn, mong các bạn cho ý kiến cải thiện bài. Ý kiến của tôi là hủy toàn bộ phần bảng biểu trong bài, vì Wikipedia cần kiểm chứng và trình bày thông tin chi tiết hơn, không phải blog phong thủy... ✠ Tân-Vương  18:08, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý xóa hết bảng biểu này. Phần này ở zh.wiki cũng bị gắn hàng loạt bảng như {{Tranh chấp}}, {{Tin vịt}}, {{More footnotes}}, {{Nghiên cứu chưa công bố}}. Nhiều bài được liệt kê trong {{Đạo giáo}} cũng bị gắn bản mẫu bảo trì, chất lượng bài thì khỏi nói, hầu hết đều không thấy nguồn trong bài, trong khi những bài này có độ quan trọng tương đối cao. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:37, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Văn phong các bài lịch sử Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Mong các thành viên có kiến thức lịch sử Trung Quốc, nếu có thể hãy tu bổ, xóa đi viết lại, hoặc ít nhất là đặt biển "Wiki hóa" cho những bài về nhân vật lịch sử (nhất là các bài về hoàng hậu, hoàng phi, hậu cung,...) có lối viết chưa chuẩn, rất nhiều. Có một vài thành viên không hiểu được thế nào là bài Wiki, viết một thứ văn phong dịch rất trời ơi, đọc như văn tế, hoặc có thể vì quá yêu thích chủ đề nên tự biến trang Wiki thành cơ sở viết blog cho thỏa nhu cầu. Một hai bài như vậy thì không sao nhưng nếu tạo ba bốn bài thậm chí nhiều hơn thì tôi nghĩ các BQV cần nhắc nhở. Không chỉ dịch máy tiếng Anh mới là tệ nạn. Vĩnh Lạc Đế Nội các 04:09, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi biết bạn đang nói tới ai, bạn có thể vào trang thảo luận của thành viên đó để nhắc nhở và thảo luận. Đây là thành viên đóng góp chính ở các bài viết mảng này, tôi đã thảo luận qua nhưng... bất lực. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:16, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bàng hoàng khi đọc bài Mã hoàng hậu, viết như người kể truyện. Nhặt đại đi còn tìm được, không biết tìm kĩ thì có bao nhiêu. Tôi là thành viên thường, tiếng nói không nặng. Viết Wikipedia nói chung trung lập 1 thì riêng chủ đề lịch sử phải trung lập 10. Vĩnh Lạc Đế Nội các 04:19, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vấn đề nằm ở chỗ tất cả những gì thành viên này viết trong các bài Hoàng hậu đều là dịch trực trực tiếp từ các bộ sử (nguồn sơ cấp) như Thanh sử cảo, Minh sử, Nguyên sử,... (không phải dịch từ baidu hay sohu như bạn nghĩ đâu). Đối với thành viên này thì sử phải dịch từ nguồn sơ cấp mới chính xác. Tôi từng khuyên nhưng không có tác dụng, hơn nữa mấy bài này chỉ có vấn đề văn phong chứ nội dung thì đều có nguồn cả, văn phong thì tôi cũng chẳng biết sửa sao nên cứ đành để đấy. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:30, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:NhacNy2412 văn phong có thể được sửa lại bằng cách đọc bài, đọc hiểu và viết lại văn phong bài dựa trên các nguồn có sẵn trong bài. Dĩ nhiên, đây là trách nhiệm rất nặng nề cho nên không thể đổ lên đầu bạn được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:36, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý là bài kiểu này có nguồn, không xóa hay làm gì hơn đặt biển vào bài cả. Nhưng dùng nguồn sơ cấp của sử quan ngày xưa thì làm sao ổn được, ngày xưa hàm lượng kiến thức chưa nhiều nên người ta có phân biệt "văn sử" rạch ròi đâu, bê nguyên cả vào thì vừa hỏng văn phong vừa thiếu trung lập. Không ổn. Vĩnh Lạc Đế Nội các 04:36, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nói thật thì đống bài với văn phong này.... nhiều như lá mùa thu (của vài thành viên đóng góp chính và không tham gia các loại thảo luận). Đống bài Công chúa của tôi cũng chỉ là một phần nhỏ của đống tệ nạn này, tôi còn chưa xử lý xong nổi. Nên nếu bạn mà lượn hết các bài này để đặt biển thì chắc thể loại Những bài cần được wiki hóa phải tăng lên gấp đôi hiện nay. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:44, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đồng ý văn phong như thế này là không ổn. Tuy nhiên, nó chưa phải là tệ nạn. Ví dụ: bài Hoàng nữ (bài này tốn ít nhất trên 100 tiếng thời gian sàng lọc cả trăm nguồn khác nhau và paraphrase lại nội dung nguồn bằng tiếng Việt) vs bài Treo, kéo lê lết và phân thành bốn (dịch máy clk 100% chỉ tốn dưới 5 phút). Khác nhau 1 trời 1 vực. Cộng với, 1 cái đọc hiểu được vs 1 cái đọc chả hiểu gì hết và đọc dịch sai nghĩa. Đó là lý do tại sao 1 cái bị coi là rác (bị lên án và bị xóa sau khi gắn biển clk) và 1 cái đơn thuần chỉ nên được gắn biển "văn phong". Nếu các bạn thật sự quan tâm tới vấn đề này thì nên bỏ thời gian ra sửa văn phong 1-2 bài làm mẫu để cho người viết học hỏi thêm (ví dụ như tôi bỏ ra mấy tháng liền chạy đi giúp sửa dịch thuật của hết người này tới người khác vì tôi quan tâm tới vấn đề "dịch thuật" và thấy sự việc rất nghiêm trọng). Dĩ nhiên, đó không phải là trách nhiệm của các bạn; tôi chỉ góp ý thôi. Nếu họ vẫn không nghe thì chịu thôi. Ở cái dự án tình nguyện này thì khó mà bắt người khác theo ý mình. Miễn chất lượng bài không quá tệ thì không có cơ sở để "chế tài" họ được. Cách duy nhất là "cảm hóa" họ bằng nỗ lực của mình (không phải ai cũng có thể cảm hóa được). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:36, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Kiểm chứng và sửa từ 𦟹[sửa | sửa mã nguồn]

Mời các bạn kiểm chứng giùm từ này và thể loại tiếng Séc [13].  A l p h a m a  Talk 07:41, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Qua tham khảo Ủy ban phục sinh Hán Nôm thì chữ này đúng. (ngoài ra nếu chiết tự cũng có thể thấy chữ này khá đúng nghĩa, nhưng ko tiện giải thích thêm ở đây)-- 07:57, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời bạn hoàn thiện mục từ nếu có thể, tôi không rành lắm wiki từ điển và tiếng Hán.  A l p h a m a  Talk 07:58, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã sửa -- 08:23, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
"911"
Tập tin:Lady Gaga - 911 (Sofi Tukker Remix) (2020) (official single cover).jpg
Sofi Tukker Remix cover
Đĩa đơn của Lady Gaga từ album Chromatica
Phát hànhSeptember 18, 2020
Thu âm2019
Phòng thuHenson Recording Studios
Thể loại
Thời lượng2:52
Hãng đĩaInterscope
Sáng tác
Sản xuất
  • BloodPop
  • Madeon
  • Benjamin Rice
Video âm nhạc
"911" trên YouTube

Bản mẫu {{Thông tin đĩa đơn}} vài năm trước đang rất ổn, gần đây lại cho hiển thị sai.

  • Ví dụ bài Smells Like Teen Spirit, hộp infobox hiện "Bài hát của Nirvana" chứ không đúng là "Đĩa đơn của Nirvana"
  • Copy mã hộp thông Infobox Single tin từ enwiki (như từ 911 (Lady Gaga song) thì không hiện được (như hộp ở bên).

Mình không rành mã wiki, bạn nào biết xin sửa giúp với ạ.Westfan (thảo luận) 12:07, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trả lời cho bạn 2 vấn đề:
  1. Infobox trong bài Smells Like Teen Spirit là {{Thông tin bài hát}} không phải {{Thông tin đĩa đơn}}
  2. Tên các tham số phải được viết hoa chữ cái đầu. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:23, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ừ đúng rồi, vốn dĩ cái bạn cop là thông tin bài hát. Bài này nổi mà, "trẻ trâu" trường tôi có dịp chơi bời gì mở suốt. Vĩnh Lạc Đế Nội các 14:38, ngày 14 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúc mừng sinh nhật 20 năm Wikipedia![sửa | sửa mã nguồn]

🎸🤘🎼🎵♬♩ ♪ ♫ ♭ ♮ ♯ 🎼 🎶

Hôm nay Wikipedia tròn 20 tuổi! Mặc dù Wikipedia tiếng Việt nói riêng trẻ hơn Wikipedia tiếng Anh một chút, nhưng các bạn là một phần quan trọng của nỗ lực chia sẻ kiến thức cho mọi người trong mọi ngôn ngữ. Cám ơn mọi người đã dành nhiều thời gian góp sức xây dựng một tác phẩm và cộng đồng thật hữu ích cho xã hội. Mong là mai mốt có thể chúc mừng 30 năm với một cộng đồng lớn hơn có cả một thế hệ mới đóng góp vào dự án. (P.S.: Wikipedia tiếng Anh đang trưng bày một biểu trưng đặc biệt cho dịp này. Quả bóng của chúng ta có vẻ bình thương; ai có muốn vẽ một biểu trưng đặc biệt để treo ở đây không?) – Nguyễn Xuân Minh 💬 06:40, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhóm meta mấy hôm nay ầm ầm mà tôi không quá rảnh để tham gia với họ. Chúc mừng Wikipedia 20 năm vậy. Chúc các thành viên ở viwiki vui vẻ, mạnh khỏe để đóng góp nhiều hơn cho dự án.  A l p h a m a  Talk 08:07, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy là nên treo chung giống nhau để thể hiện 1 tinh thần thống nhất. Mà nói đúng ra thì đây là sinh nhật của WP tiếng Anh chứ nhỉ? Dù sao cũng chúc mừng. Yahoo! ~ Violet (talk) ~ 08:25, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng là nên có 1 quả bóng khác đi một chút để chào mừng, thậm chí có thể dùng đến Tết âm lịch để kỷ niệm 20 năm hoạt động.Trungda (thảo luận) 08:56, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Sinh nhật WP tiếng Anh đồng nghĩa với sinh nhật của Wikipedia, cha đẻ của tất cả các phiên bản ngôn ngữ khác nhau. Tất cả các Wikipedia ngôn ngữ đều ăn mừng ngày này chứ không riêng gì WP tiếng Anh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:07, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
20 năm thăng trầm. Hiện tại, Wikipedia là bách khoa toàn thư lớn nhất trong lịch sử nhân loại, bỏ xa lắc các bách khoa toàn thư khác! Encyclopædia Britannica mất mấy trăm năm với hàng ngàn chuyên gia và hàng ngàn tỉ nhưng vẫn lót dép so với Wikipedia, một dự án 100% tự nguyện. Wikipedia đã chứng minh một điều là con người nếu hợp sức lại thì có thể tạo ra một thứ khổng lồ và vĩ đại mà không một thế lực (hay số tiền nào) có thể mua được. Wikipedia vạn tuế và muôn năm (trong mắt tôi, Wikipedia là "vua" của kiến thức)! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:05, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Xuân Minh, User:Alphama, Trungda mời mọi người tham gia chọn logo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:52, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chúc mừng sinh nhật 20 năm Wikipedia nói chung và Wikipedia tiếng Việt nói riêng! Đồng thời, xin gửi lời chúc mừng đến các bạn tuổi 20 (thế hệ 2k) đang đóng góp trên đây, tôi thấy hình như rất nhiều, vì đã dành một phần thời gian thanh xuân để xây dựng bách khoa thư, rất đáng khâm phục. Cảm ơn các bạn. P.T.Đ (thảo luận) 11:58, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dùng logo nào?[sửa | sửa mã nguồn]

Logo giống Wikipedia En[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Đồng ý Hết thời gian để tranh luận và thiết kế rồi vì bàn tới vụ này quá trễ. 9 người 10 ý biết chừng nào mới đạt đồng thuận? Cứ dùng logo giống en là ổn vì đây là sinh nhật chung của tất cả các dự án Wikipedia. Vì đây là sinh nhật lớn (10 năm 1 lần), tôi nghĩ có thể treo logo 1 tuần. Logo tết mọi năm cũng treo khoảng 1 tuần. Quyết định lẹ đi anh em ơi, hết thời gian suy nghĩ rồi! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:11, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo tự thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Mời các bạn tự thiết kế và liệt kê dưới đây.

Thiết kế của UltraViolet
Tuy chủ trương treo logo giống bên en nhưng do cái thư viện Mxn đưa ra hấp dẫn quá không kềm được, do đó tôi xung phong góp vui cái đầu tiên. Ý nghĩa là đọc trái sang phải hay từ trên xuống dưới sẽ là "Sinh nhật Wikipedia 20 năm" hoặc "Sinh nhật 20 năm Wikipedia". 3 màu đỏ, xanh lá, xanh dương là màu của tổ chức WF, màu vàng nhằm thu hút sự chú ý, đây là phiên bản phái sinh từ bản bên en. ~ Violet (talk) ~ 09:41, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cái dòng chữ "20 năm" quý BQV Violet tinh chỉnh lại thành font Linux Libertine nhé. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:46, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã chỉnh. Bạn tinh ý thật đấy, do không biết đây là font gì nên tôi dùng 1 font tương tự, tưởng nhỏ sẽ quá không ai để ý. ~ Violet (talk) ~ 09:55, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thiết kế của Nguyenhai314
Góp vui cái logo. ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:44, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thôi thôi. Thế này là đẹp rồi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 10:05, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu như logo hiển thị được ảnh động thì tôi xin ứng cử logo này.-- 10:29, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quý thành viên có cách nào làm tĩnh phần chữ dưới logo đi được không. Nếu chỉ để phần ảnh di chuyển thôi thì sẽ hoàn hảo hơn. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:18, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đã up lên một phiên bản mới với phần chữ được làm tĩnh, tuy nhiên bản thân tôi lại cho rằng phần chữ "động" nó mới phá cách hơn. Nếu dùng được hình gif, mọi người có thể lựa chọn 1 trong hai phiên bản. –  11:29, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ảnh gif có vẻ treo được. Tuy nhiên có thể là theo một cách khác thông thường? Tôi không nhớ việc treo logo bình thường bằng cách nào, hình như là admin sẽ tải lên để ghi đè một hình đã có sẵn thì phải. Nếu vậy cứ thử ghi đè, nếu không thì có thể can thiệp file css sau. Nhưng logo động thì theo ý kiến cá nhân lại gây mất tập trung, treo thời gian ngắn thì được. P.T.Đ (thảo luận) 11:52, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bắt đầu vote chưa vậy mọi người? Hic cả logo của Violet lẫn của Lệ Xuân đều đẹp làm tôi không biết chọn cái nào @.@ —  Băng Tỏa  13:52, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Băng Tỏa vote đi mọi người ơi. Sao không ai vote hết vậy? Sự kiện này lớn và kéo dài 1 tuần, chúng ta nên vote và đồng thuận trong vòng 1-2 ngày nữa rồi treo logo mới cũng chưa muộn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:53, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ nên tránh phiên bản động như thế này vì lý do để khỏi gây khó khăn cho người khuyết tật. Thứ nhất, nên tránh "flashing and blinking" (thay đổi màu rất nhanh) vì có thể gây động kinh cho một số người (mà họ không biết trước). Thứ nhì, nếu dùng hình động thì cũng không nên loop - nó có thể gây khó khăn cho một số người khi muốn đọc nội dung trang vì bị hình "bắt mắt". NHD (thảo luận) 18:46, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
NHD bạn nên làm 1 phiếu góp vui đi chứ. Lý do của bạn quá hợp lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:23, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bỏ phiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Chọn phương án 4 của Lệ Xuân với 11 phiếu, đếm vào thời điểm đóng biểu quyết. —  Băng Tỏa  21:31, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vậy xin phép cả nhà, tôi mở biểu quyết nhỏ luôn ngay tại đây. Ai thiết kế thêm được logo nào thì cứ việc thêm vào bản mẫu {{nhiều hình}} dưới đây nhé. Như mọi lần bầu chọn logo trước, mỗi người một phiếu, được đổi phiếu tự do nha. Mời mọi người vào bỏ phiếu cho xôm – Tàn Kiếm, Lệ Xuân, Truy Mộng, Nguyenhai314, Baoothersks, Nguyentrongphu, Ltncanada, P.T.Đ, DHN, Mxn, Alphama, Trungda, conbo, ThiênĐế98, Q.Khải, Lcsnes, Mintu Martin, Damian Vo, DangTungDuong, Tttrung, Tuanminh01, Quenhitran, Thanhdmh, Greenknight dv, Necrocancer, Trần Thế Vinh, Beyoncetan, Mongrangvebet, Bdanh, DanGong, Thái Nhi, Langtucodoc, Ledinhthang, Mạnh An, Auhg8, Caruri, NhacNy2412, Buiquangtu, Dawnie t... (mỏi tay quá!, tag tượng trưng nhiêu đây) —  Băng Tỏa  18:23, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Kết luận: Phương án 2, nhờ các BQV treo logo giùm nhé, hơi trễ rồi. Cảm ơn. Keo010122Talk to me 03:04, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Oh no. Keo010122Talk to me 04:32, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Câu hỏi: Ủa cho hỏi logo này có ảnh hưởng đến giao diện Véctơ mới không? Keo010122Talk to me 03:57, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Logo kỷ niệm 20 năm Wikipedia
Phương án 1 – logo của Wikipedia tiếng Anh
Phương án 2
Phương án 3
Phương án 4:
Việt hóa một chút
Phương án 5:
cách điệu một chút để đổi gió
Phương án 1
Phương án 2
  1.  Đồng ý Tôi chẳng biết logo của ai (kéo lên mới biết của Vi) nhưng thấy có ý nghĩa nên tôi chọn. Hình động theo tôi hơi rối mắt, còn hình 3 thì đơn giản ít ý nghĩa. Caruri (thảo luận) 18:36, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
     Đồng ý Hình động phù hợp với thế giới showbiz hoặc sinh nhật cho con nít hơn (quan điểm cá nhân). Tôi thích hình tinh tế, tao nhã và có ý nghĩa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:39, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tôi chọn logo này. ✠ Tân-Vương  18:46, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Logo này được nhất. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 23:01, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Có phần đẹp và ý nghĩa hơn enwiki nữa. dawn, 00:19, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Tôi ưa chuộng phong cách Keith Haring. :^) – Nguyễn Xuân Minh 💬 00:46, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ýThe Witch Hunter (thảo luận) 01:00, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Hình đẹp, ổn.  Jimmy Blues  01:40, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 3
  1.  Đồng ý Tôi chọn logo này, nhìn đơn giản nhưng tinh tế Legolas ᶑiệt ʈrừ ყêu ϰghiệt 23:19, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 4
  1.  Đồng ý Logo Lệ Xuân vẽ tay mất cả buổi tối, tốn rất nhiều công sức và chất xám. Dựa theo style thiết kế của bộ artwork gốc (màu sắc, đường nét, các yếu tố trang trí) nhưng thể hiện các hình ảnh mang chất Việt. Là một sự địa phương hóa mượt mà uyển chuyển, giao thoa mềm mại giữa Wikipedia tiếng Anh và Wikipedia tiếng Việt. Vẫn có đủ 3 màu đỏ, xanh lá, xanh dương của Wikimedia Foundation. Không chỉ đơn giản là có gu thẩm mỹ và năng khiếu thiết kế mà còn phải yêu mến dự án thì mới làm ra được. Nỗ lực này đáng được trân trọng! P/S: Nhìn mà nhớ Việt Nam! —  Băng Tỏa  01:35, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Vĩnh Lạc Đế Nội các 01:45, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Đồng ý với logo của Lệ Xuân. Vừa pha trộn giữa những nét rất đặc trưng của Việt Nam những vẫn thể hiện đúng ý nghĩa kỉ niệm 20 năm Wikipedia. ~ Đặng Vũ Lân (talk) 01:52, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Tương tự ý Băng Tỏa. Thái Nhi (thảo luận) 01:54, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Vừa chúc mừng tuổi đôi mươi vừa in đậm lan tỏa bản sắc Việt thân thuộc, rất ý nghĩa. Lcsnes (thảo luận) 02:08, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Đồng ý Phương án này cho phù hợp với Wiki Việt. 𝕲𝖗𝖎𝖒 𝕾𝖈𝖞𝖙𝖍𝖊 03:39, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Đồng ý Logo Xuân nhé. P.T.Đ (thảo luận) 04:01, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Đồng ý Logo đẹp. Tính sáng tạo cao hơn hẳn các logo đang ứng cử. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 04:24, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  9.  Đồng ý Chọn logo này với lý do sáng tạo, công sức, mang đậm nét địa phương và độc quyền (duy nhất Wikipedia tiếng Việt có). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:34, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  10.  Đồng ý Vừa đẹp vừa đậm đà bản sắc — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 07:10, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  11.  Đồng ý Phải Hương đồng gió nội mới đúng chất Việt Nam ^^ ---TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 09:30, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phương án 5
  1.  Phản đối Hình này có thể gây ức chế cho từ một đến một vài sư đoàn người đọc Wikipedia. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 10:03, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]


ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:9508:40AE:8DF1:6256 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 18:20, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Thế mới hay chứ. Không bầu bán thì còn gì để làm – — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 16:35, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:9508:40AE:8DF1:6256 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 18:20, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!

Mặc dù đã xong nhưng tôi thích mẫu số 3 vào thẳng chủ đề sinh nhật, mẫu còn lại hơi màu mè và tính Việt Nam quá cao.  A l p h a m a  Talk 07:23, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

[sửa | sửa mã nguồn]

@Tuanminh01: Khi thay logo bạn vui lòng tải phiên bản sao chép của nó lên Tập tin:Wiki.png hoặc một tập tin địa phương tạm thời ở Wikipedia tiếng Việt (nếu khác định dạng), nơi được bảo vệ cục bộ. Việc dùng gián tiếp qua Commons rất dễ dẫn đến phá hoại như đã thấy ở File:WP20 ViWiki20 Logo.svg, và bây giờ hàng ngàn người cũng nhìn thấy sự phá hoại mỗi khi họ truy cập Wikipedia. Tôi đã tạm gỡ logo này xuống, và không biết @Lệ Xuân: có thể tải lên Commons một logo có kích thước 135x155px không? --minhhuy (thảo luận) 05:30, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo này không phải do Tuanminh thay. Được treo từ ngày 16 đến hôm nay cũng là ngày thứ 10 rồi. Bên tiếng Anh tôi thấy họ chỉ treo đúng 7 ngày thôi. ~ Violet (talk) ~ 05:59, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy Tuanminh01 treo logo này ở đây. En.wp vẫn còn treo logo kỷ niệm nhưng ở dạng đơn giản hơn, vẫn là quả bóng ghép chữ. Tôi cũng thấy treo đến giờ đã hơi lâu, nhưng nếu cộng đồng thích thì treo đến Tết để thay logo mới cũng được, cũng không còn nhiều ngày :^) --minhhuy (thảo luận) 06:09, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhờ link bạn đưa tôi mới biết lúc đầu Tuanminh01 treo nhầm... phương án của tôi. Từ giờ tới Tết còn những 3 tuần mà phong cách Keith Haring này phá cách quá, không biết có phải chỉ mình tôi nhớ quả cầu Wikipedia không.:P ~ Violet (talk) ~ 06:23, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  Đã cập nhật link hình mới trên viwiki. Tuanminh01 (thảo luận) 06:24, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu cả hai định dạng đều là png thì tôi nghĩ nên đưa nó lên Tập tin:Wiki.png hơn là tạo một tập tin sơ sài được ghi công có thể nói là quá qua loa đối với một biểu trưng đang dùng chính thức như vậy. Tôi sẽ đợi Lệ Xuân căn chỉnh kích thước chuẩn thành 135x155 trước khi đưa nó lên Wiki.png và dùng trực tiếp từ đó (như truyền thống). --minhhuy (thảo luận) 06:33, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: Tôi cũng có tham gia "vụ" treo logo này. Tôi nhận thấy nếu cài đè vào Tập tin:Wiki.png thì logo sẽ nằm trong các thư mục gốc của máy chủ thì phải. Nhưng mà cách thay logo bằng CSS thì cũng hay (tuy khá là hack). Bữa giờ, tôi để logo ở trạng thái SVG (vector), nghĩa rằng không cần resize lại tập tin gốc, cũng tiện hơn.
P/S: Ở giao diện Vector mới, như frwiki, thì hình như tôi thấy cách thay logo bằng tệp Wiki.png không còn dùng được thì phải. Họ (frwiki) phải yêu cầu thay logo bên Phabricator. Nên cách thay logo bằng CSS tuy khá hack, nhưng cũng tiện dụng hơn. :)) P.T.Đ (thảo luận) 10:55, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Thực ra Tập tin:Wiki.png đã không còn dùng được từ lâu, sau khi WMF đổi sang logo ver 2 (như bạn thấy ở trang tập tin, nó vẫn là logo cũ ver 1). Và cách mà hàng năm chúng ta treo logo Tết vẫn là sửa css. Điều tôi muốn nói là khi tải lên Wiki.png thì chúng ta sẽ được bảo vệ, bởi tập tin đó bị khóa chỉ cho phép bảo quản viên sửa hay tải mới. Bên cạnh đó thì tôi cũng mong muốn Wiki.png được cập nhật theo năm tháng vì nó mang tính "lịch sử", tuy không còn dùng được nhưng vẫn phát huy tác dụng mỗi khi ta thay logo đặc biệt :^) --minhhuy (thảo luận) 11:04, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Okie, tôi đã hiểu. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Wiki.png chỉ còn dùng thêm cho Tết 2021 này nữa thôi, vì hình như Wikimedia sẽ ép các wiki địa phương chuyển sang giao diện Vector mới hết thì phải. P.T.Đ (thảo luận) 11:11, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Miễn là cách sửa css vẫn còn hiệu quả thì Wiki.png vẫn không sao, vì chúng ta chỉ dùng nó với vai trò là một tập tin địa phương được bảo vệ, chứ bản thân nó vốn không còn dùng được kể cả là ở giao diện hiện tại. Còn nếu ý bạn là vector mới dùng một kiểu thiết kế logo khác (nằm ngang) thì chúng ta cũng chỉ cần thiết kế logo nằm ngang rồi tải lên Wiki.png và nhúng nó vào css mà thôi. --minhhuy (thảo luận) 11:16, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nhân tiện thì tôi không thích giao diện mới chút nào, rất may là WMF vẫn để tùy chọn cho mọi người dùng giao diện vector cũ. --minhhuy (thảo luận) 11:18, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À ok. Nếu vậy thì chắc có lẽ logo sẽ đơn giản, vì không gian logo chỗ Vector mới khá nhỏ. Cách sửa logo bằng CSS cho giao diện Vector mới thì vẫn còn hiệu quả, tuy nhiên thì phức tạp hơn Vector cũ một chút. Tôi đã sửa trong tệp MediaWiki:Common.css để làm ví dụ, phần /* Logo cho giao diện Vector mới */ (tất nhiên là sẽ gỡ khi bên Vector cũ không còn treo nữa).
Giao diện Vector mới thì tôi thấy khá ổn, nhưng đúng là cái menu ngang nhìn rất củ chuối, nửa nạc nửa mỡ, khá chướng mắt. Nếu dồn hết menu ngang thành một cái thanh bên tay phải thì nhìn còn đỡ hơn. P.T.Đ (thảo luận) 11:30, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Tuanminh01, Trần Nguyễn Minh Huy, và P.T.Đ: Sao không dùng file.svg, sử dụng logo với định dạng png nhìn khá mờ, trông không đẹp lắm. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:34, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Nguyenhai314: Cần file svg, tôi không biết cách chuyển. Tuanminh01 (thảo luận) 03:04, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Tuanminh01: Đã tải lên ở đây. Thân mến. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:08, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314: Cám ơn bạn nhiều, tôi đã thay file mới svg của bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 03:13, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Các nhóm rối (với tiền sử trên 10 năm) đang múa "rối" nước công khai và coi Wikipedia như một sân khấu nghệ thuật và thú vui tiêu khiển. Checkuser đang dần trở nên vô dụng với các nhóm rối tinh vi. Quy định này khá quan trọng để chống lại các nhóm rối đang tàn phá các bài nhạy cảm. Những ai có ý định làm BQV trong tương lai thì nên tham gia thảo luận để học hỏi thêm kinh nghiệm chống rối. Đây là kỹ năng quan trọng cho BQV tương lai. Những thành viên thường cũng nên tham gia thảo luận luôn. Nếu không ai muốn đứng ra chống rối thì việc ít nhất chúng ta có thể làm là giúp BQV Thiên Đế (người duy nhất hiện tại có khả năng chống rối bền bỉ) một tay bằng cách thảo luận và thông qua các điều khoản cần thiết trong công cuộc chống rối. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:33, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:9508:40AE:8DF1:6256 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 18:19, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Thành viên này đang tạo hàng loạt bài về các tòa nhà cao thứ x ở các tỉnh/thành, cao thứ y trên toàn Việt Nam nhưng chỉ có duy nhất 1 câu giới thiệu và 1 infobox, không nguồn cũng hoàn toàn không có gì nổi bật. Nếu đây là các tòa nhà cao nhất nhì hay có những thông tin đặc biệt liên quan thì có thể cho qua, nhưng các tòa nhà cao thứ mấy chục ở VN thì có đáng để có 1 bài riêng? Chưa kể việc cơ sở hạ tầng ngày một chuộng sử dụng nhà cao tầng, mỗi năm có cả chục, trăm tòa nhà cao tầng mọc lên (có thể thay thế các tòa nhà cũ trên bxh), vậy wiki cũng có hàng trăm, hàng ngàn bài chất lượng kém như vậy à? Mời mọi người thảo luận. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:07, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ chỉ giới hạn trong 20 tòa nhà cao nhất VN là được. Cần thì lập bản mẫu, có thể bổ sung những tòa nhà bị "rớt hạng". Nếu chỉ gọi là "cao nhất tỉnh" thì bỏ qua. Thái Nhi (thảo luận) 06:45, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thử tìm chú thích cho 1 tòa nhà mà cũng không ra để bổ sung cho bài được, nên không biết mọi người có ý kiến gì về việc giải quyết các bài nàyThe Witch Hunter (thảo luận) 06:49, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thông số tòa nhà đôi khi được giữ kín hoặc che dấu bằng số liệu giả, vì nhiều lý do. Các công ty khai thác thông tin bất động sản như Emporis cũng khá vất vả có được thông tin này. Ví dụ như tòa The Exchange 106 của Malaysia cũng từng công bố thông tin chiều cao giả để nhằm vượt mặt Landmark 81 của Việt Nam nhằm chiếm vị trí cao nhất Đông Nam Á. P.T.Đ (thảo luận) 07:07, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ nếu có trang web nào thống kê được thì tốt, tôi toàn thấy mấy cái cho thuê văn phòng không:))The Witch Hunter (thảo luận) 08:53, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy đây là những bài viết có ích, không phải là chất lượng kém, chỉ thiếu nguồn thôi, có lẽ thành viên viết theo kinh nghiệm và thông tin thu thập được nên không cho vào (tin là đúng). Nếu không có nguồn thì làm sao nắm được các thông tin này? Về cơ bản thì nhà chọc trời từ 150 m trở lên là đủ nổi bật để có bài, ở tầm quốc gia thường là vậy. Còn tầm địa phương thì gia giảm khoảng 50 m trở lên cũng được (nằm trong bài danh sách). Ngoại trừ Trung Quốc, thì nhà chọc trời 150 m trở lên, đặc biệt là 200 m trở lên thì không nhiều đâu. Có thể dạo qua các diễn đàn skyline như skyscrapercity để nắm thông tin. P.T.Đ (thảo luận) 06:54, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ lỡ thông tim bịa đặt thì sao? 0 nguồn thì không kiểm chứng được. Hồi xưa cũng có thành viên viết hàng loạt bài viết về các bộ phim 0 nguồn và không rõ độ nổi bật và đã bị cấm vĩnh viễn sau khi bị cảnh báo nhiều lần. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:52, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý với quý BQV Đăng. Cần hạn chế sử dụng bản mẫu clk tràn lan như hiện nay. Về cơ bản, nếu không nguồn thì cứ việc gán {{kng}} là được, nếu không tìm thấy nguồn thì có thể gắn {{dnb}} để cộng đồng cân nhắc. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 07:07, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cứ để hàng loạt bài 1 câu không nguồn như vậy thì chẳng khác gì một đống "sắp là rác" không bao giờ được dọn dẹp cả. Tôi đồng ý với Thái Nhi là chỉ giới hạn trong top 20 của các quốc gia, còn lại cho hết vào danh sách (và tất nhiên phải có nguồn), trừ khi có điểm đặc biệt. Loạt những bài cũ khó giải quyết thì nên giải quyết loạt bài mới. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:35, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cần hạn chế rác được thải ra tràn lan. Cộng đồng đã quá nhẹ tay với tất cả thể loại rác khác nhau suốt nhiều năm liền và hậu quả là gì thì đã rõ. Rác thì 100 năm sau vẫn là rác. Gắn biển theo đúng quy định thì chả có gì gọi là tràn lan. Ví dụ: các bài dịch máy clk và một loạt idol TQ 0 nguồn (biển prod blp de facto là quy định ngầm suốt gần 10 năm nay). Bạn Nguyenhai đang nhầm lẫn. Biển "dnb" là dành cho các bài có nguồn, nhưng nguồn nhắc tới chủ thể không đậm nét (đem ra BQXB quyết định). Còn biển "kng" là dùng cho các bài rõ ràng đủ nổi bật và có thể dễ dàng tìm nguồn qua google (nhưng hiện tại chưa có người làm nên tạm thời gắn biển đó). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:38, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi đề nghị xóa nhanh các bài này với lý do 0 nguồn và rõ ràng là không nổi bật (nằm trong tiêu chí xóa nhanh). Wikipedia là bách khoa toàn thư chứ không phải là Wiki Fandom chuyên về các tòa nhà cao tầng. Nếu cứ viết bài riêng cho mỗi tòa nhà trong top 10 của mỗi tỉnh, thành phố, quận và huyện (của mỗi quốc gia) thì Wikipedia sẽ biến thành Wiki Fandom chuyên về các tòa nhà cao tầng. Giống như không thể đem tất cả các nhân vật Naruto để viết thành bài riêng được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:47, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy tòa nhà cao trên 150 m là đủ nổi bật để có bài. Đây là chiều cao của một tòa nhà được coi là chọc trời. Nếu ở khu vực sinh sống mà có tòa nhà cao như vậy thì thật sự khá nổi bật với quần chúng. Ngoại trừ Trung Quốc hay Mỹ có quá nhiều nhà cao tầng, chọc trời, còn các quốc gia khác thì số lượng tháp cao trên 150 m là không nhiều. Còn các bài viết danh sách tòa nhà theo tỉnh thành có thể xóa, vì đa phần các tỉnh đều không có hay rất ít tòa trên 150 m. Có thể gộp nội dung tòa cao nhất theo tỉnh vào bài Danh sách tòa nhà cao nhất Việt Nam. @Ledinhthang: Có thể tham khảo Emporis (chuyên trang có tiếng trong giới xây dựng): https://www.emporis.com/country/100186/vietnam để tham khảo thông tin các tòa nhà nổi bật, dù dữ liệu thường cũ một chút so với thực tế. P.T.Đ (thảo luận) 09:56, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đang nói tới bài riêng cho mỗi tòa nhà cao tầng chứ không phải danh sách. Không nên mặc định tòa nhà cao trên 150m là đủ nổi bật. Có gì đặc biệt để đủ nổi bật (thành tích, kỷ lục, tầm quan trọng và ảnh hưởng trong kinh tế)? Trong tphcm và hn, mấy tòa nhà cao tầng (trên 150m) bây giờ mọc lên như nấm ví dụ như chung cư, chung cư cao cấp, tòa nhà thương mại và các center. Trong vòng 10-20 năm nữa, sẽ càng có nhiều mấy tòa nhà như vậy được xây. Đó là chỉ tính riêng VN; nếu tính cả thế giới thì phải viết bao nhiêu bài kiểu này mới đủ? Wikipedia sẽ biến thành Wiki Fandom về các tòa nhà cao tầng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:03, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nhất trí với ý kiến của bạn Phú. Không phải cứ tòa nhà nào cứ cao trên 150m là tự cho nghiễm nhiên nổi bật được. Phải xem xét tòa nhà đó có vai trò và ảnh hưởng thế nào ở cái địa phương/vùng miến mà nó tọa lạc ở đấy. Nếu không thì chắc chắn sẽ tràn lan những bài về các tòa nhà cao chót vót nhưng chẳng ai biết đến, thậm chí có thể được dùng làm tiền lệ cho các động cơ quảng cáo.  Jimmy Blues  11:53, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    0 nguồn + nội dung 1 câu + hoàn toàn không thấy cái gì nổi bật = giống y chang 1 bài quảng cáo cho các tòa nhà này hơn là 1 bài bách khoa. Bạn Mintu Martin nói rất chí lý. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:04, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi hay theo dõi tin từ các trang skyline thì nhận định vậy. Một chủ thể đôi khi chỉ cần 1 đặc tính thỏa mãn là đủ nổi bật. Ví dụ như một cá nhân có đặc tính là đại biểu quốc hội thì mặc định nổi bật, dù nhiều đại biểu quốc hội cũng không có thành tích, ảnh hưởng gì đặc biệt. Tuy nhiên, các bạn có thể thảo luận để gợi ý bộ đặc tính phù hợp hơn nếu thấy như vậy là chưa đủ để đảm bảo nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 12:54, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Như tôi đã nói thì xu hướng xây dựng các tòa nhà cao tầng đang ngày một tăng, đặc biệt là ở các thành phố phát triển và đông dân cư tương tự như Tp Hồ Chí Minh. Cứ vài năm lại mọc lên cả chục tòa chung cư cao chọc trời, không thể tòa nào cao là nghiễm nhiên nổi bật được. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 13:06, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    NhacNy2412 Áp lực đô thị nhất là hạ tầng giao thông, nên xây chung cư 50 tầng thôi cũng cần cấp phép, cân nhắc kỹ càng lắm. Có thể xu hướng nhiều nhà chọc trời là đúng, nhưng tôi nghĩ là không tới mức ra đời quá nhiều, quá liên tục như kiểu "chuyện thường" nhất là trong bối cảnh dân số Hà Nội, Sài Gòn quá đông như bạn nói. Tất nhiên những tòa thâm thấp, không chuẩn "chọc trời" thì nên loại ra. Tóm lại, tôi cho là một số tòa nhà chọc trời có thể không quá nổi bật, nhưng vẫn đủ để có bài trên Wikipedia, dù là sơ khai. Vĩnh Lạc Đế Nội các 13:33, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ủng hộ ý kiến của Đăng. Hồi xưa cộng đồng đã thông qua việc Cheers! dùng bot để tạo bài sơ khai chỉ có một câu kèm infobox rồi, nên không thể lấy lý do sơ khai để gắn biển chất lượng kém được. Bài sơ khai nhưng chủ thể nổi bật thì hiển nhiên phải được phép có bài trên Wikipedia. Wikipedia là bách khoa toàn thư mở và là một sản phẩm đang hoàn thiện (các thành viên nên đọc qua bài viết này để hiểu thêm về tinh thần Wikipedia), không thể nào đòi hỏi bài viết phải hoàn chỉnh được. Bên enwiki có hẳn một dự án chỉ viết bài về các tòa nhà chọc trời en:Wikipedia:WikiProject Skyscrapers, cho nên nếu nó cao từ 150 m trở lên thì phải được phép có bài. Không nguồn thì cứ gắn biển không nguồn để người khác giúp tìm nguồn. —  Băng Tỏa  13:49, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nên lưu ý là những bài Cheers! bot hoàn toàn là có nguồn nên không thể đánh đồng với các bài tòa nhà cao tầng này được. Tôi chưa thấy bất kỳ sự đồng thuận nào về độ mặc định đủ nổi bật cho các tòa nhà cao trên 150m. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:34, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo link dự án Nhà chọc trời của Băng Tỏa, tôi thấy có rất nhiều Danh sách tòa nhà cao nhất dành cho địa phương (đề mục Featured lists). Ví dụ như: List of tallest buildings in Albuquerque là DSCL, nhưng nội dung cho thấy ở Albuquerque thì không có tòa nào trên 150 m cả, dù đây là thành phố đông dân nhất tiểu bang New Mexico của Mỹ. Chính vì vậy, tôi mới có ý kiến rằng 150 m thật sự là mức đủ nổi bật rồi. Nếu chiếu theo tiền lệ của enwiki, thì việc có danh sách các tòa nhà cao nhất tại địa phương của Việt Nam, cũng như bài riêng cho các tòa trên 150 m là phù hợp. Không có gì là không nổi bật và chất lượng kém. P.T.Đ (thảo luận) 14:01, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng rồi. Vùng này là quê thầy dạy hóa của tôi nên tôi biết. Dân chăm làm ăn buôn bán chứ không thích xây nhà cao. -- Vĩnh Lạc Đế Nội các 07:40, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tán thành với ý kiến của Băng Tỏa và P.T.Đ rằng bất kể nhà chọc trời nào (150m+) cũng đủ nổi bật. Tuy nhiên tôi có ý kiến là đối với các tòa tháp nằm trong một tổ hợp tháp, ví dụ như Tổ hợp tháp Goldmark ở Hà Nội thì thay vì viết 8 bài riêng, ta có thể gộp thành thành 1 bài chung là Goldmark City. –  14:04, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thậm chí chúng ta có thể noi theo Wikipedia tiếng Anh, lập một dự án viết về nhà chọc trời cũng được nữa. —  Băng Tỏa  14:09, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo các số liệu thì hiện nay các tòa nhà chưa đến 40 tầng đã cao hơn 150m, thậm chí như đóng góp của thành viên này thì Diamond Flower Tower chỉ có 36 tầng nhưng đã cao đến 177m, tức trung bình mỗi tầng cao tận 4,9m. Cho dù giảm con số này xuống khoảng 4.5 thì chiều cao 150m chỉ khoảng 33-34 tầng. Với con số này thì hàng chục thậm chí hàng trăm dự án chung cư ở Tp HCM với hàng chục block mỗi dự án đều phù hợp với yêu cầu. Đó là chưa kể đến vấn đề có khả năng bị lạm dụng để quảng cáo, khai khống số liệu vì không nguồn như các thành viên đã nói ở trên. Bạn nghĩ sao về số liệu này? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:39, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng rồi, tòa nhà này là tòa văn phòng, nên trần phải cao hơn trần của tòa chung cư nhiều, nhằm tạo không gian thông thoáng để làm việc, tụ tập đông người cùng một lúc. Nếu trần thấp như chung cư thì sẽ thiếu khí tươi để hít thở. Trung tâm Hành chính Đà Nẵng ‎từng bị khiển trách vì vấn đề khí tươi. Về cơ bản, 150 m là nhà chọc trời, bao nhiêu tầng không quan trọng, vì khối lượng vật tư để xây dựng được công trình là tương đương nhau bất kể số tầng, trừ khi chi phí gia tăng bởi lý do khác, như tòa văn phòng chắc chắn sẽ đắt hơn nhiều lần tòa chung cư dù cùng chiều cao. Đối với một nhóm tòa nhà cùng thuộc một dự án bất động sản mà có chiều cao trên 150 m thì có thể nhập thành một bài chỉ chung. P.T.Đ (thảo luận) 14:51, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Bạn có thể dùng các bản mẫu trong Wikipedia:Danh sách bản mẫu/Tranh chấp để gắn lên đầu bài viết. —  Băng Tỏa  14:55, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một kinh nghiệm mà ai ở đây cũng có đó chính là ngoại trừ những bài được gắn những bản mẫu cực đoan ({{xóa}}, {{clk}}) và một phần nhỏ của {{đnb}}, còn lại đều chỉ ngày càng chất đống và không một ai thèm quan tâm giải quyết suốt hàng tháng, hàng năm trời. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:11, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@NhacNy2412: Đúng rồi! Dự án này neo người mà bạn. Đến giờ mà bạn vẫn chưa nhận ra sao? :) Enwiki là dự án mẹ, tấp nập người mà cũng có nhiều bài trời ơi đất hỡi, bị ngâm dấm lắm đó. Tại vì nhiều người họ bận với cuộc sống thật hết rồi (đi làm, đi chơi với người yêu, gia đình, con cái, sở thích riêng, du lịch, học thêm cái gì đó…). Wikipedia là một dự án tự nguyện nên nó chỉ thế này thôi.  Wikipedia là một sản phẩm đang hoàn thiện. và sẽ mãi mãi là như vậy. Một bài viết nên được giữ nếu nó có tiềm năng được cải thiện, không nên xóa chỉ vì hiện trạng của nó chưa tốt. Có thời gian thì bạn có thể qua enwiki đọc các bài essays để hiểu thêm về tinh thần của Wikipedia. Thân mến! —  Băng Tỏa  16:04, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu mọi bài đều dựa theo tiềm năng thì có lẽ bản mẫu {{Chất lượng kém}} không nên xuất hiện. Nếu mọi người đều cảm thấy những bài (mà tôi cho là chẳng kém rác là mấy) này là một điều nghiễm nhiên ở Wiki thì có lẽ tôi sẽ điều chỉnh lại nhận thức của mình về chất lượng bài cần có của Wiki và giảm thiểu việc đi đặt các biển xóa bài. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:10, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy các bạn phản đối đóng góp của thành viên Xuanphuocle nên lướt qua dự án Wikipedia:WikiProject Skyscrapers của enwiki, để thấy rằng nếu theo tiền lệ của enwiki, thì rõ ràng đóng góp của thành viên là hợp lệ và có ích. P.T.Đ (thảo luận) 14:16, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ xin hỏi bạn lấy tiêu chuẩn ở đâu mà mặc định 150m trở lên là đủ nổi bật? Bên en, họ cũng không có tiêu chuẩn đó. Những tòa nhà cao tầng bên en đều có nguồn (khá nhiều luôn là đằng khác) và có những điểm khác để chứng minh độ nổi bật chứ không chuyện mặc định trên 150m là đủ nổi bật. Bên en, có tổng cộng 4610 bài về tòa nhà cao tầng và trên thế giới có 193 quốc gia, tính trung bình thì mỗi quốc gia chỉ có 24 tòa nhà cao tầng (trong top cao nhất của nước đó hoặc có vị trí kinh tế và tầm ảnh hưởng quan trọng trong xã hội) đủ nổi bật đủ được viết lên Wikipedia thôi. Không có chuyện mặc định đủ nổi bật nào ở đây cả. Ngay cả tòa nhà cao hơn 200m nếu không có nguồn chứng minh độ nổi bật cũng chả được có bài chứ đừng nói. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:44, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể đọc bài Nhà chọc trời để biết thêm thông tin. Dự án Skyscraper viết về Skyscraper, thì thứ gì được coi là Skyscraper thì đủ nổi bật để thành viên dự án viết. Còn việc bạn chia 4610 cho 193 thì khá là cào bằng, nó không ý nghĩa. Tôi nghĩ bạn ít theo dõi về chủ đề skyline. Tôi võ đoán số quốc gia mà không có tòa nào trên 100 m có khi chiếm quá nửa con số 193. Còn việc nguồn này nọ thì như Băng Tỏa đã nói, Wikipedia chưa bao giờ là sản phẩm hoàn thiện, có người đã gieo, thì có người sẽ phát triển; còn chặt, chặn ngay từ đầu thì còn ai gieo để mà phát triển. Bạn cứ dò xem lịch sử các bài building đó bên enwiki, quá nhiều bài có phiên bản đầu tay vô cùng vụng về và chẳng một nguồn nào. P.T.Đ (thảo luận) 15:01, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Một thông tin ngoài lề thêm vì có một bài Trung tâm Hành chính Đà Nẵng. Mặc dù đây từng là tòa nhà cao nhất Đà Nẵng trong suốt 3 năm (cao 166m) nhưng bên cạnh nó có hẵn một tòa nhà cũng không kém cạnh mấy. Đà Nẵng là một thành phố biển và thành phố du lịch, ven sông Hàn lại có thêm hàng loạt các khách sạn hơn 30 tầng. Nếu lập một cái danh sách như List of tallest buildings in Albuquerque thì chắc Đà Nẵng sẽ có một danh sách gồm một loạt khách sạn từ 20-30 tầng trở lên chứ không phải chỉ chưa đến 10 tầng đã lọt top. Mấy tòa nhà tầm trong danh sách đó thì phải nói là Đà Nẵng....đầy ra. Đó là Đà Nẵng, một thành phố chỉ đứng thứ 39 về dân số ở Việt Nam. Tôi không có thời gian tìm nguồn nên cũng chỉ nói quan sát cá nhân là hiện nay ở ĐN đang có các dự án xây dựng chung cư hay gì đấy (khai phá khu vực mới), theo tôi thấy thì chắc phải vài tòa nhà thô khoảng từ 20-30 tầng rồi. Với cái mức độ thích nhà cao tầng, thi nhau phá kỷ lục như Trung Quốc vs Việt Nam thì tiêu chuẩn của Mỹ chưa chắc đã hợp lý. Tòa nhà chọc trời của người ta toàn là tháp này tháp nọ, tòa nhà cao mấy chục tầng ở VN chỉ là chung cư vs khách sạn thôi. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:06, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy chẳng là vấn đề gì. Một số thành phố có ít tòa thì có thể cho nhiều tòa thấp vào danh sách được. Một số thành phố nhiều tòa cao thì có thể cắt ngắn bớt, ví dụ như List of tallest buildings in Dubai. Điều quan trọng ở đây là: Danh sách tòa nhà cao nhất theo từng tỉnh thành là đủ nổi bật. Không cần lan man, việc biên tập là câu chuyện phía sau. Tôi cũng không nghĩ là Đà Nẵng có nhiều nhà cao tầng bằng Dubai đâu. P.T.Đ (thảo luận) 15:23, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đang lấy đó làm ví dụ cho việc mặc định cao 150m là đủ nổi bật để có bài. Tôi vẫn giữ quan điểm với xu hướng hiện nay ở VN nói riêng thì cao 150m không có gì là nghiễm nhiên nổi bật cả. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:26, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây không phải là Wikipedia Việt Nam. Chuẩn chung là dành cho thế giới. 150 m là con số được thế giới công nhận là nhà chọc trời. Sao cứ phải cho rằng đặc thù VN là không nổi bật? Nhiều bài cùng tổ hợp có thể gộp lại, sẽ không có quá nhiều bài. Rất ít. P.T.Đ (thảo luận) 15:45, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nói chung tôi chỉ có 2 vấn đề, wiki có quy định tòa nhà trên 150m được công nhận nghiễm nhiên nổi bật hay không (như việc các bài đại biểu Quốc hội), và những bài này hoàn toàn không nguồn thì ai kiểm chứng, Còn việc cho các tòa nhà chung một tổ hợp vào chung một bài hay gộp các bài lại trong một danh sách thì tôi chẳng có vấn đề gì cả. Một ví dụ khác mà tôi không biết có thực sự giống hay không là hàng loạt các tiểu hành tinh nghiễm nhiên nổi bật cũng trở thành trang đổi hướng về một bài danh sách nếu không có thông tin gì ngoài các số liệu cơ bản. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:53, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Như tôi đã trình bày, ý kiến của tôi là tòa nhà có đặc tính trên 150 m là đủ nổi bật, nhưng các bạn có thể bổ sung các yêu cầu khác để đảm bảo độ nổi bật nếu cần thiết. Điều rõ ràng ở đây rằng 150 m là thông số bắt buộc trước nhất. Tiền lệ ở enwiki là có rất nhiều bài về tòa nhà 150 m. Về việc không nguồn, ngoại trừ bài về người còn sống và chứng minh bịa đặt, thì không có lý do chính đáng nào để xóa một bài đủ nổi bật mà không có nguồn, nguyên tắc là như thế. Người đầu sẽ gieo, các thành viên tiếp sau sẽ phát triển. Không thể mong chờ có bài tốt ngay từ đầu. Bất khả. P.T.Đ (thảo luận) 16:08, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy việc cần làm là thống nhất hay không độ nghiễm nhiên nổi bật của các tòa nhà cao 150m. Còn các bài về các tòa nhà 150m hay dưới 150m mà có thông tin gì đó ngoài chiều cao thì tôi không có vấn đề gì cả. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:16, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy 150 m là đủ nổi bật. Đây là chiều cao để một công trình nhân tạo như tòa nhà đạt khối lượng vật tư đáng kể. Tôi đọc qua nhiều bài về tòa nhà ở enwiki, như tòa nhà ở các địa phương, thì nói thật, cũng chẳng có thông tin gì đặc biệt, chủ yếu vẫn là xây bởi ai, đặt ở đâu. Việc nó có bài ở đó có khi đơn giản nó là một tòa nhà có khối lượng vật tư đáng kể, và cũng rất nhiều tòa dưới 150 m. Bạn cứ đọc thử xem. P.T.Đ (thảo luận) 16:41, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy so sánh với tiểu hành tinh không hợp lý. Chúng ta đang bàn đến những toà nhà với một tiêu chí nhất định, đó là phải được gọi là "nhà chọc trời". Cớ sao lại lôi tiểu hành tinh vào. Chỉ tính riêng vành đai tiểu hành tinh đã có tới hơn 1 triệu vật thể lớn nhỏ, từ vài mét đến vài km đường kính. Chỉ có những tiểu hành tinh đủ lớn, người ta mới có thể quan sát mà có đủ số liệu. Tôi thấy việc "lảng tránh vấn đề này và lái đến vấn đề" khác là cực kỳ không nên. –  16:11, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Không những thế, bài sơ khai tuy nội dung chỉ có một câu kèm infobox nhưng chủ thể đủ nổi bật thì nghiễm nhiên phải được phép có bài trên Wikipedia. Không nguồn thì cứ gắn biển không nguồn. Đây là một đồng thuận từ xưa của dự án, chắc nhiều thành viên mới như NhacNy2412 không biết. Mong bạn rút kinh nghiệm. Chỉ cần soi độ nổi bật thôi, cái này thì qua bên enwiki đọc quy định là có. —  Băng Tỏa  14:25, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Bài đã sơ khai còn không nguồn thì ai kiểm chứng số liệu đó? Một bài sơ khai chỉ cần 5p tôi có thể tạo vài bài với thông tin tự tôi cho là đúng. Vậy các tuần tra viên cứ cho qua những bài đó và khắc khe với những bài khác? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 14:44, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thành viên:Băng Tỏa bạn dựa vào tiêu chuẩn nào hoặc đồng thuận nào mà nói những tòa nhà trên 150m là mặc định đủ độ nổi bật? Hàng trăm ngàn bài do các bot tạo hồi xưa đều có ít nhất 1 nguồn hết nha. So sánh như vậy thì khập khiễng lắm. Đó là chưa tính các bài này có thể nằm trong tiêu chí xóa nhanh "thông tin bịa đặt"' vì không thể kiểm chứng được. Các bài về idol TQ 0 nguồn nhưng google 1 phát là ra cả đống nguồn (không thể so sánh các idol TQ với các bài tòa nhà cao tầng không nguồn và không rõ độ nổi bật). Do người tạo bài lười không thêm vô nên mới bị xóa bằng biển prod blp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:51, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng thuận là Wikipedia tiếng Việt được phép có bài sơ khai một câu + infobox, miễn là chủ thể đó đủ nổi bật. Có đồng thuận này nên hồi đó Cheers! mới dùng bot tạo các bài sơ khai về sinh vật, tiểu hành tinh cho dự án. Tiểu sử người đang sống là một vấn đề hoàn toàn khác, không thể đánh đồng bài về người đang sống với bài về vật thể được. —  Băng Tỏa  15:01, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ Phú đang nói trực tiếp vấn đề "không nguồn" và "có khả năng bịa đặt thông tin", còn bạn thì đang lảng tránh vấn đề này và lái đến vấn đề bot tạo bài sinh vật ngày trước. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 15:12, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tiểu sử người còn sống mới là những bài "không nguồn" và "có khả năng bịa đặt thông tin". Ghi sai thông tin, chủ thể có quyền kiện Wikipedia. Trên đây chúng ta đang bàn đến độ nổi bật của nhà chọc trời – những công trình kiến trúc, ai mới là người lái sang chủ đề khác trước đây? –  15:21, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đang bàn về độ nổi bật xem các bài viết có đủ điều kiện tồn tại trên Wiki không? Tranh luận tập trung. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:23, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@NhacNy2412: Vậy thì cứ gắn nguồn Emporis vào các bài về tòa nhà chọc trời đó là được. Nguồn Emporis là một nguồn độc lập, dùng được. —  Băng Tỏa  16:11, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ trách nhiệm việc thêm nguồn phải thuộc về người tạo bài hoặc viết chính mà không phải là tuần tra viên chứ? Nếu người tạo bài không thèm thêm nguồn, người đi ngang cũng chẳng ai quan tâm thì TTV chỉ treo bản {{Không nguồn}} và đánh dấu tuần tra? ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 16:19, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Sẵn đây góp ý chút. Các quý thành viên khi thảo luận một vấn đề thì nên hạn chế mở đầu thảo luận bằng cách nêu tên thành viên bằng bản mẫu {{user}}. Việc này sẽ hữu ích hơn khi ở Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên, nơi giải quyết các vấn đề liên quan đến xử lý người dùng. Tại không gian thảo luận này, khuyến khích tìm đồng thuận về một vấn đề hơn là tìm cách đẩy toàn bộ trách nhiệm lên một thành viên. Mào đầu bằng tên người dùng dễ làm mất thiện cảm, gây ra cảm giác "mặc cảm tội lỗi", đồng thời mang tính "răn đe" hơn là đề xuất giải pháp, điều dễ khiến họ nản chí và rời bỏ dự án. Chúc các quý thành viên bàn luận vui vẻ. Cáo từ. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:20, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dĩ nhiên tất cả mọi người đều có quyền tham gia thảo luận này vì đây là thảo luận cộng đồng. Chuyện tôi tag tên thành viên hoàn toàn không có hàm ý gì (liên quan tới thói quen). Không phải ai cũng liên tục theo dõi các cuộc thảo luận. Nếu tôi hồi âm người nào thì tôi chỉ đơn giản muốn báo cho người đó biết là tôi đã hồi âm (giảm thời gian chờ đợi). Tôi nhấn mạnh là tôi hoàn toàn không có hàm ý gì xấu cả. Nhiều thành viên vẫn làm vậy suốt nhiều năm nay, có ai phàn nàn gì đâu nhỉ? Không nên chuyện nhỏ xé to. Ai thích tag tên hay không đều ok cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:25, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu: Ý Hải không phải là ping tên hay tag tên trong phần thảo luận, mà là tên thành viên mới đang "được nằm chễm chệ" ở ngay phần tên đề mục, trông giống như là thành viên này đang bị cộng đồng chúng ta tố cáo. :) Chứ còn tôi ping tên Phú ở đầu bình luận này thì là không sao nè. :) —  Băng Tỏa  20:10, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Oh vậy tôi hiểu nhầm tí. My bad. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:13, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thì tôi nghĩ là bài nào đủ độ nổi bật, có khả năng phát triển thì giữ lại, 1 năm, 10 năm, 100 năm có người vào nâng cấp cũng được. Chứ hơi thiếu nguồn, hơi kém chất lượng tí là đòi xóa thì nhẫn tâm quá, và cũng chẳng tốt cho dự án. Mà nói thật ra, Wikipedia tiếng Việt các bài cơ bản (những bài quan trọng nhất, bài người ta tìm nhiều nhất) chất lượng cực kém, văn phong không chuẩn, thiếu nguồn cũng nhiều, bài quan trọng mà như thế thì kém chất lượng khác gì mấy bài sơ khai kiểu này, thế chi bằng xóa hết đi. Trước tôi từng thấy bài Bóng bàn viết sai cả luật, vậy là tôi dịch lại, nâng cấp bài lên. Đấy, nên là thay vì thấy kém mà xóa thì mình giữ lại, để xem như khuyến khích người khác nâng cấp bài đi. Chăm xóa là tốt nhưng nếu khuyến khích chăm cả viết nữa thì tốt hơn nhiều. Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:30, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thành viên:Tàn Kiếm "nếu khuyến khích chăm cả viết nữa thì tốt hơn nhiều" -> đồng ý với câu này của bạn. Tuy nhiên cần phải "mạnh tay" thì may ra mới khuyến khích được họ có trách nhiệm với bài viết của chính họ. Thường thì các thành viên sẽ lười biếng và làm ngơ các yêu cầu thêm nguồn. Biển clk sẽ tạo ra động lực khá tốt (lịch sử đã chứng minh). Tôi thấy mấy bài này clk thật. Mấy bài này mất 1 phút để tạo nên không có gì phải tiếc nuối khi xóa đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:16, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đây mới là tinh thần Wikipedia. —  Băng Tỏa  16:58, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy rất nhiều bài về tòa nhà bên enwiki nói thật cũng chẳng có gì đặc biệt, dù trên hay dưới 150 m. Ví dụ như Metropolis (Los Angeles), Circa Complex và rất nhiều bài khác. Nhưng nó vẫn tồn tại ở đó. Tôi cho rằng một công trình kiến trúc có khối lượng vật tư đáng kể, điển hình là có chiều cao 150 m (gọi là nhà chọc trời, skyscraper) trở lên là đủ nổi bật, còn 300 m trở lên (gọi là supertall), hay 600 m trở lên (gọi là megatall) thì chắc chắn nổi bật. Thậm chí 100 m cũng là rất đáng kể rồi. Hàng chục quốc gia trên thế giới này chả có tòa nào trên 100 m. P.T.Đ (thảo luận) 16:49, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vậy thì vấn đề cuối cùng của cuộc thảo luận là thành viên này tạo hàng loạt bài không nguồn, nếu đây cũng không phải là vấn đề thì tôi không còn ý kiến hay thắc mắc gì cả. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 17:17, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ừ đúng rồi, đây cũng không phải là vấn đề. P.T.Đ (thảo luận) 17:20, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ tôi đọc kỹ lại thì thấy quả thật tất cả các tòa nhà chọc trời (định nghĩa của tòa nhà chọc trời là cao trên 150m) được mặc định là đủ nổi bật bên en. Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề nguồn. Lấy gì để bảo đảm là thông tin chính xác? Lỡ tòa nhà 100m bịa đặt thành 150m để tạo bài PR lên Wikipedia thì sao? Trách nhiệm thêm nguồn phải nằm ở người viết bài chứ nhỉ, sao đổ trách nhiệm lên đầu người khác? Cần chỉ cho các thành viên viết bài có trách nhiệm hơn thay vì phải chạy theo thêm nguồn cho họ hoài (thật tế thì cũng chả ai làm). Cũng không thể đem so sánh với các bài bot tạo được vì tất cả các bài đó điều có ít nhất 1 nguồn. Bên en, tôi không thấy có bài nào về mấy tòa nhà chọc trời mà 0 nguồn cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:19, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ các bạn nên bình tĩnh, việc gán tên thành viên ra nơi công cộng thật sự rất là không hay. Kiểu như bêu tên tội phạm. Dù gì thành viên cũng chẳng vi phạm gì đặc biệt, cứ đề nghị họ viết cho chuẩn lại là được. Hạn chế được việc này cũng giúp các thành viên, nhất là các thành viên mới, yên tâm công tác, thoải mái tiếp thu ý kiến. Chưa có trao đổi gì mà cứ mở thảo luận cho xôm tụ thì thật gây khó chịu cho người khác. P.T.Đ (thảo luận) 19:35, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chuyện gắn tên thành viên thì căn bản tôi đồng tình (hiểu nhầm tí ở trên). Lỡ báo họ xong rồi họ làm ngơ thì sao? Tôi nghĩ nên treo biển clk với tiêu chí "Bài có nhiều thông tin sai lệch, thông tin không xác thực" (đúng theo quy định) để tạo động lực cho họ thêm nguồn. Họ lấy thông tin ở đâu thì hoàn toàn có thể thêm nguồn đó vô (sao lười quá vậy?). Nếu đã không có trách nhiệm với bài viết thì đừng hỏi tại sao bài bị xóa, chúng ta nên hướng dẫn họ có trách nhiệm hơn thay vì cứ nhắm mắt làm ngơ chấp nhận mấy bài 1 câu + 0 nguồn. À mà, lúc nào tôi cũng bình tĩnh hết. Quyết liệt =/= mất bình tĩnh. Tôi thảo luận quyết liệt vậy thôi chứ chuyện nào ra chuyện đó; hết chuyện thì hầu như không hề để bụng tí nào. Tôi nghĩ ai cũng muốn điều tốt nhất cho Wikipedia nhưng bất đồng quan điểm về phương án nào mới là tốt nhất. Chúng ta cần "cùng nhau" tìm ra phương án "tốt nhất" cho Wikipedia. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:05, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cứ trao đổi với thành viên đi đã. Đôi khi không phải họ lười, mà còn nhiều lý do vô vàn lắm. Sai thì nhắc nhở, sai tiếp thì mới chỉnh đốn. Chưa gì mà đã làm phiền, bêu tên thì không hay. Đó không phải là quyết liệt, mà là hấp tấp, phản cảm. P.T.Đ (thảo luận) 00:20, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ thứ nhất tôi không phải là người bêu tên. Thứ hai, tôi đang thảo luận về cách giải quyết chung chung cho tất cả các bài tòa nhà cao tầng 1 câu + 0 nguồn chứ không nói riêng gì thành viên này. Bạn đang nói ai hấp tấp và phản cảm vậy? Tôi đồng ý với phương án nhắc nhở trước, và nếu nhắc nhở 3 lần vẫn không thay đổi thì cần phương án mạnh hơn ví dụ như treo biển clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:15, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đang nói người mở thảo luận này. Nói thêm, không phải là tôi dạy đời gì, nhưng đây là lời khuyên về cách ứng xử, giao tiếp cơ bản trong cuộc sống. Trên không gian mạng, các bạn có thể thoải mái bêu tên người khác mà không sợ hậu quả. Nhưng trong ngoài kia thì khác, có khi nghiêm trọng đến mất mạng. Tôi thẳng thắn nói vậy để cùng nhau sửa đổi cho tốt hơn, không chỉ trích gì thêm. P.T.Đ (thảo luận) 12:40, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin phép gạch, điều đó có thể khiến thành viên khác cảm thấy bị đe dọa khi tham gia Wikipedia. Điều này bị cấm ở Wikipedia dù nói mang tính ví dụ.  A l p h a m a  Talk 14:10, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ừ, tôi cũng thấy nói như vậy là khá nặng lời. Gạch là hợp lý. Thanks. P.T.Đ (thảo luận) 14:21, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi tin bất cứ ai trong chúng ta đều mong muốn đều tốt nhất cho Wikipedia nhưng khác nhau ở quan điểm (phương án), nếu không thì chúng ta đã không ở đây. Chúng ta cần thảo luận trên tinh thần hữu nghị và đoàn kết (không nên đấu đá nhau). Kẻ thù thật sự của Wikipedia đang ở ngoài kia bao gồm phá hoại tinh vi và rối chính trị trên chục năm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:45, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thì không có ý định đấu đá gì trên này, vì nó vô nghĩa, và khá nhảm khi phí phạm nguồn lực cho việc vô nghĩa đó. Wiki cũng chỉ là 1 trang mạng. Nhưng mà những gì tôi trình bày, góp ý, tranh luận đa phần từ quan điểm chung và có khảo sát về mặt kiến thức, tôi cũng chẳng muốn làm khó ai trên này. P.T.Đ (thảo luận) 14:54, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:9508:40AE:8DF1:6256 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:22, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:5203:F6C0:9508:40AE:8DF1:6256 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 18:19, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Mọi người làm cốc cà phê cho bớt căng thẳng đi ạ. Dẫu tôi biết là anh em thảo luận để cho bài viết được tốt nhất, nhưng chúng ta cũng cần "nhường" nhau một chút. Tôi thấy thảo luận trên Wikipedia càng vấn đề nhỏ thì càng căng. Vĩnh Lạc Đế Nội các 21:08, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cho bạn 1 like. Thật ra thì chuyện lớn hay nhỏ gì cũng căng như dây đàn hết do bầu không khí căng thẳng từ năm ngoái. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:11, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Khu vực này cần có một vài thành viên tích cực giúp đỡ đưa bài viết ra biểu quyết, lưu ý nếu xác định bài viết biểu quyết vì độ nổi bật thì phải đặt nhãn độ nổi bật 7 ngày. Các trường hợp khác thì phân định bài nào cần đưa ra biểu quyết.  A l p h a m a  Talk 12:39, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cuộc thử nghiệm đã kết thúc với kết quả không như mong muốn. Đã đến lúc cần phải nâng cấp tiêu chí. Mong được sự góp ý tích cực và nhiệt huyết của mọi người vì một Wikipedia tươi đẹp, chất lượng và không có dịch máy clk. Wikipedia muôn năm! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:58, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cần thêm một vài thành viên nữa tham gia để đạt "đồng thuận" rõ ràng hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:28, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quảng cáo sách[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Hiện chúng tôi vừa ra lò cuốn sách Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, mong quý bạn và các vị đón đọc! Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:45, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cuốn sách rất là bổ ích. Vĩnh Lạc Đế Nội các 13:51, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tốt bạn cứ thế phát huy.  A l p h a m a  Talk 13:52, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Khá hữu ích cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Nếu có thời gian, bạn có thể phát triển thêm bài Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ (khá nghèo nàn so với phiên bản en). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:09, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

16:09, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Thành viên sửa tên hàng loạt bài từ "Trung Quốc" thành "Trung Hoa"[sửa | sửa mã nguồn]

The Earth Nguyen (thảo luận · đóng góp) vừa rồi đổi tên hàng loạt bài liên quan đến nhà nước Trung Quốc, sửa từ "Trung Quốc" thành "Trung Hoa". Nhờ các bqv xem xét điều này. Theo những gì tôi biết thì chúng ta hoặc là gọi tên đầy đủ nước này là "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" hoặc gọi ngắn là "Trung Quốc", chứ từ "Trung Hoa" thường không được sử dụng để chỉ quốc gia, mà nó có nghĩa khá chung chung, thường thiên về lịch sử và văn hóa hơn. Cụ thể, bên zhwiki có bài riêng zh:中华 chứ tên gọi này không phải là một trang đổi hướng đến bài zh:中华人民共和国 GiaoThongVN (thảo luận) 00:28, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đúng rồi. Thành viên này thỉnh thoảng linh tinh lắm đây này. Anh Giao thông nói đúng đấy. Nhưng đúng là tôi nghe thấy cái tên "Trung Hoa" nghe "oách" hơn thật, dù nói như anh là nó sai, nhẽ vậy nên mới đổi chăng, chứ tôi thấy Đài Loan cũng là Trung Hoa được mà nhỉ? Vĩnh Lạc Đế Nội các 01:10, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Tàn Kiếm: nói như bạn thì cũng là một cách hiểu. Bạn có thể xem bài Tên gọi Trung Quốc#Trung Hoa. Và như tôi đã nói ở trên, "Trung Hoa" là một từ có nghĩa rất chung chung, nó bao gồm nhiều chủ thể khác chứ không riêng gì Trung Quốc, như Đài Loan chẳng hạn mà bạn đã nêu ở trên. Và cũng đúng như bạn nói, từ "Trung Hoa" nghe nó "oách" hơn và thường khi viết trong văn chương, muốn cho câu từ bóng bẩy, ra dáng thơ ca thì mới dùng, và khi dùng người ta cũng thường ghép nó với một từ khác, như "văn hóa Trung Hoa", "văn minh Trung Hoa" chứ ít ai dùng "Trung Hoa" để ám chỉ riêng một mình Trung Quốc GiaoThongVN (thảo luận) 01:26, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chết thật. Cứ một mình một ngựa, tự thấy hay rồi đổi một phát cả dây, không thèm thảo luận thế này thì bạy quá, quá bạy. Cảm ơn bạn đã phát hiện và sửa đổi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 01:33, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời The Earth Nguyen vào thảo luận về lý do đổi tên loạt bài này. Tiền lệ là trường hợp đổi tên hàng loạt các bài "hoàng hậu", thành viên nên có ý kiến, thảo luận trước. Tôi đã chuyển các tên về như cũ để chờ đồng thuận. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 01:51, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Nguyenhai314: xem lại thì thấy trước đây thành viên này có sửa tên loạt bài "nhà Hán" -> "Nhà Hán", "nhà Tống" -> "Nhà Tống". Không biết đợt đổi đó đã xử lý thế nào, nhưng mà thôi cái gì qua rồi không nhắc tới nữa. Tôi cũng khá tò mò đang chờ lời giải thích của thành viên này xem sao đây, trước đây sửa viết hoa chữ "nhà" thì ok, chấp nhận là sửa từ ngữ về mặt hình thức thôi, tôi không nghĩ nó là vấn đề to tát gì. Nhưng lần này đổi kiểu này, sửa "Trung Quốc" thành "Trung Hoa" là ý nghĩa khác 1 trời 1 vực rồi, mà với thành viên cũng có kinh nghiệm sửa nhiều bài về Trung Quốc mà không ý thức được việc hai khái niệm này khác nhau thì tôi lấy làm lạ GiaoThongVN (thảo luận) 02:04, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cứ chờ thành viên giải thích đã. Nếu đổi quá 3 lần thì vi phạm 3RR. Khi nào vi phạm quy định thì mới báo lên BQV. Đó là cách làm việc xưa nay ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:06, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314: thành viên này trước đây đã có bị nhắc nhở về việc đổi mà không thảo luận trước này rồi, nên bây giờ tái phạm nên tôi mới coi như đã vi phạm ấy mà GiaoThongVN (thảo luận) 02:09, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vốn dĩ chữ "nhà" không thường viết hoa, chỉ có một số bài có ghi chú (nhà Thanh) hay tương tự có một số thành viên viết hoa thôi. Cũng nhờ thành viên này mà chuyện bất cập khi đổi một loạt "nhà" sang "Nhà" mới xảy ra, khiến nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 04:29, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hoặc là Trung Quốc cho ngắn gọn, hoặc là CHND Trung Hoa cho trang trọng. Thay Trung Quốc bằng Trung Hoa là sai rồi. Tôi tạm cấm thành viên trên 24h coi như nhắc nhở. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 02:29, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Tôi không chấp nhận việc thành viên này liên tục đổi tên hàng loạt mà không hề thông qua bất cứ sự đồng thuận nào từ cộng đồng (ví dụ tự ý viết hoa hàng loạt chữ "nhà" và "hoàng đế"). Nếu tiếp tục mà không thông qua đồng thuận, hành vi này có thể bị coi là "phá hoại". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:43, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Tàn Kiếm, Nguyenhai314, và Tuanminh01: Tôi nghĩ chúng ta đã có câu trả lời tại sao thành viên kia lại đi đổi Trung Quốc thành Trung Hoa rồi. Có lẽ là bắt đầu từ bài viết tạo mới gần đây này [15]. Tác giả bài viết này Phuonghoangnguyen19 đã sai, anh kia chẳng cần biết mà hùa theo luôn GiaoThongVN (thảo luận) 08:22, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hình như hai thành viên này là 1. Tôi nhớ là vậy. P.T.Đ (thảo luận) 13:19, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng nhớ hai thành viên này là một. Nếu quả thật vậy thì khuyến cáo bạn The Earth Nguyen nên treo bản mẫu {{Tài khoản thành viên thay thế}} trên trang thành viên của tài khoản cũ Phuonghoangnguyen19, như vậy người khác sẽ hiểu hai tài khoản này cùng thuộc về một người. —  Băng Tỏa  02:25, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thư mời[sửa | sửa mã nguồn]

Mời tất cả các thành viên tham gia thảo luận và biểu quyết tại Wikipedia:Biểu quyết/Viết hoa chữ Nhà khi gọi triều đại. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 05:52, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn nên gửi thư mời vô trang thảo luận của ít nhất mấy chục thành viên tích cực. Mời ở đây coi chừng BQ bị ế đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:18, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã làm giùm và cả cái của Phú nữa.  A l p h a m a  Talk 09:48, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thanks bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:27, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

(DỰ LUẬT) Thu hồi "đặc quyền" đóng biểu quyết của nhóm HCV/BQV[sửa | sửa mã nguồn]

Dẫn nhập[sửa | sửa mã nguồn]

Chào các thành viên đáng mến của Wikipedia tiếng Việt. Thật ngại khi lại làm phiền các thành viên. Thời gian vừa qua, dự án chúng ta chứng kiến nhiều cải cách có tính đột phá, những quy định được thông qua và đi vào thực tiễn, tạo được lòng tin trong cộng đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những quy định lỗi thời, lạc hậu, quan liêu, là trở lực lớn, tác động không nhỏ đến sự phát triển bền vững của dự án. Hôm nay, xin phép mở thảo luận này để trình cộng đồng dự luật mới, có liên quan đến sự sống còn của tinh thần bình đẳng giữa các thành viên.

Ngày 2 tháng 12 năm 2019, Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt được thông qua, mang lại khung sườn mới cho bộ quy định vốn đã dần xuống cấp và có nhiều khuyết thiếu. Mặc dù vậy, bộ quy định này lại để lại một vấn đề nghiêm trọng, đó là sự phân chia người đóng biểu quyết, một dạng "chế độ đẳng cấp mới" tại cộng đồng chuộng bình đẳng này. Cụ thể, tại phần "xử lý kết quả" của quy chế có nội dung như sau:

Với các cuộc biểu quyết ở điều BQ1, BQ2, BQ4BQ5; nếu hết thời gian biểu quyết thì một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết. Với các cuộc biểu quyết còn lại, mọi thành viên đều có quyền đóng biểu quyết và chốt kết quả biểu quyết.

Đây rõ ràng là một sự phân chia giai cấp trắng trợn, phá hoại tinh thần bình đẳng mà dự án vẫn luôn nêu cao. Như các thành viên đáng mến đã biết, tại chỉ mục quyền hạn dành cho bảo quản viên, quy định nêu rất rõ rằng: "Theo quy ước, bảo quản viên thường có trách nhiệm đưa ra kết luận về kết quả của 1 thảo luận nào đó, chẳng hạn như WP:BQXB, nhưng một số biên tập viên có thể đóng thảo luận trong một số trường hợp". Quy định này mang nghĩa gợi mở, rằng một bảo quản viên, với vai trò thường xuyên đóng và chốt kết quả biểu quyết, vẫn có thể san sẻ quyền hạn đóng biếu quyết cho mọi thành viên khác trong cộng đồng "trong một số trường hợp", nhưng không hiểu tại sao khi du nhập về từ Wikipedia tiếng Anh lại trở thành "chế độ đẳng cấp mới" như trên.

Tinh thần của dự án Wikipedia tiếng Anh:

By convention, administrators normally take responsibility for judging the outcomes of certain discussions, such as deletion discussions, move discussions, and move-review discussions, but other editors may close discussions in some cases (see non-admin closures)

Khi nhấn vào "see non-admin closures", chúng ta có bài luận Wikipedia:Non-admin closure, trong đó ghi rõ rằng:

Some discussions on Wikipedia may be closed by non-administrators and some should not. Before doing so, non-administrators should be sure that the closure is appropriate.

Nghĩa là:

Vài cuộc thảo luận trên Wikipedia có thể do các thành viên không phải là quản trị viên đóng, nhưng một số số khác thì không nên. Trước khi thực hiện điều này, các thành viên không phải là quản trị viên nên đảm bảo rằng việc đó là chính đáng

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, hầu hết các biểu quyết do nhóm quản trị viên đóng đều được ưu ái kết luận sớm hơn so với những cuộc biểu quyết mà thành viên không phải là quản trị viên mở ra. Bảng dưới đây liệt kê một vài cuộc biểu quyết giữa hai nhóm BQV và thành viên bình thường, kèm theo so sánh theo thời gian kết luận:

STT Mở bởi quản trị viên Thời gian kết luận sau khi BQ kết thúc Mở bởi thành viên bình thường Thời gian kết luận sau khi BQ kết thúc
1 Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối 1 ngày Wikipedia:Biểu quyết/Thống nhất về cách viết dấu gạch ngang giữa các liên số 3 ngày
2 Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết 0 ngày Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết 4 ngày
3 Wikipedia:Biểu quyết/Thời gian biểu quyết ở Wikipedia Tiếng Việt 1 ngày Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL) 10 ngày
4 Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation 1 ngày Wikipedia:Biểu quyết/Đề xuất sửa "Bản mẫu:Chất lượng dịch" 7 ngày

Như các thành viên đã thấy, các biểu quyết do nhóm quản trị viên mở đều được kết luận trong vòng chưa đầy 48h, nhưng các cuộc biểu quyết do nhóm thành viên thường lại được "ưu ái" ngâm 3 ngày đến 1 tuần, thậm chí 10 ngày. Việc này đã được tôi và quý ĐPV Nguyentrongphu nhiều lần kiến nghị ở trang TNBQV nhưng luôn bị phớt lờ, "ngâm" thêm 1, 2 ngày nữa. Hầu hết các BQV khi được đến báo luôn thông báo "bận", "wikibreak". Xem Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Wikipedia:Biểu quyết/Đề xuất sửa "Bản mẫu:Chất lượng dịch" để biết thêm chi tiết.

Trước tình hình "chế độ đẳng cấp mới" hoành hành, đe dọa thủ tiêu tinh thần bình đẳng thiêng liêng mà mọi thành viên tôn trọng. Tôi mở thảo luận này để trình dự luật thu hồi hoàn toàn "đặc quyền" đóng biểu quyết của nhóm BQV/HCV. Dưới đây là các đề xuất

Đề xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Đề xuất 1: Hạ xuống nhóm điều phối viên[sửa | sửa mã nguồn]

Ưu điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Giảm tải gánh nặng cho các BQV/HCV trong việc đóng biểu quyết, tạo ra sự bình đẳng giữa BQV và ĐPV.

Nhược điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Tính bình đẳng chưa được đáp ứng, vẫn còn giữ "chế độ đẳng cấp mới".

Cách khắc phục[sửa | sửa mã nguồn]

Xem đề xuất tiếp theo.

Đề xuất 2: Theo số sửa đổi và ngày hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Một số đề xuất về phương án có thể lựa chọn:

Bảng liệt kê các ví dụ về phương án (thực tế có thể thay đổi)
Nội dung Phương án
Quyền thành viên không có đã đăng ký tự đánh dấu tuần tra
Số ngày tham gia 30 60 90
Số sửa đổi 100 200 300
Ưu điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Đa dạng, cân bằng giữa nhóm quản trị viên và thành viên thường nhưng vẫn đảm bảo phân loại được những thành viên đáng tin cậy.

Nhược điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Khó khăn trong công tác phân loại (ai là người đủ tiêu chuẩn), rườm rà, mất thời gian, chưa đạt được độ bình đẳng tối đa nhất.

Cách khắc phục[sửa | sửa mã nguồn]

Xem đề xuất tiếp theo.

Đề xuất 3: Xóa bỏ hoàn toàn quy định về người được kết luận biểu quyết (được ghi trong quy chế)[sửa | sửa mã nguồn]

Ưu điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cách này áp dụng sẽ lấy Wikipedia tiếng Anh làm chuẩn, tạo ra lỗ hổng trong việc đóng biểu quyết, từ đó để mọi thành viên dễ dàng tham gia đóng mọi loại biểu quyết khi HCV/BQV vắng mặt, bận rộn, đồng thời thúc đẩy tinh thần bình đẳng tuyệt đối giữa các thành viên, nghĩa là BQV, HCV, ĐPV và thành viên đều bình đẳng.

Nhược điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Dễ có trường hợp thành viên mới đóng biểu quyết do nghịch phá, thành viên rối đóng biểu quyết, kết luận sai biểu quyết.

Cách khắc phục[sửa | sửa mã nguồn]

Lùi sửa, nhắc nhở, chỉ ra lỗi sai cho thành viên, sửa lại kết luận, cảnh cáo, cấm,...

Kết luận[sửa | sửa mã nguồn]

Việc thông qua quy định này, xóa bỏ "đặc quyền", "độc tôn" đóng biểu quyết tại Wikipedia tiếng Việt sẽ góp phần xóa bỏ "chế độ đẳng cấp mới". Sẽ không còn chuyện thành viên A được đóng biểu quyết loại này, BQV B được đóng biểu quyết loại kia nữa.

Thời gian thảo luận là 10 ngày. Phương án được chọn để đưa ra biểu quyết là hai phương án được ủng hộ cao nhất. Trong quá trình thảo luận, các thành viên có thể đề xuất thêm các phương án mới

Xin cảm ơn các quý thành viên, quý ĐPV, quý BQV đã lắng nghe. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 10:08, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phần thảo luận của các thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Mời một vài quý thành viên, quý ĐPV, quý BQV đến tham gia thảo luận: @ThiênĐế98, P.T.Đ, Nguyentrongphu, NhacNy2412, Tàn Kiếm, Truy Mộng, Lệ Xuân, Băng Tỏa, và Nacdanh: ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 10:23, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Ý kiến Sau một thời gian chứng kiến hàng loạt thảo luận và tranh chấp thì tôi tương đối tán thành với quan điểm "chậm mà chắc" của Alphama. Đóng BQ chậm vài ngày không phải là vấn đề gì quá lớn. Tôi thấy việc so sánh thời gian đóng trễ giữa BQ do BQV tạo và thành viên thường tạo ra có chút khập khiễng, bởi các BQV thường theo dõi sát sao BQ do họ đưa ra hoặc một vài BQ quan trọng liên quan đến quy định chung khác (thường do các BQV khác đưa ra), đóng BQ đúng hạn hay không trễ quá lâu là chuyện thường. Đối với những BQ khác, cá nhân tôi nghĩ người mở BQ hoặc người tham gia chính nên báo cho BQV để đóng nếu quá hạn, hơn là chỉ trích các BQV không chịu theo dõi. Đây mà một dự án tự nguyện, hơn hết là một dự án "không công", ai ở đây cũng có công việc và mỗi quan tâm riêng; dự luật này đưa ra, dù muốn dù không, nó vẫn là một cú "vả mặt" vào các BQV, và tất nhiên là họ không thực sự đáng nhận sự chỉ trích đó. Vài ngày lại có một BQ, bạn không thể yêu cầu BQV phải theo dõi từng cái một được? Tôi nghĩ chỉ cần 1 dòng thông báo, không có BQV nào ngại đi kiểm phiếu ngay lập tức nếu đang rảnh tay cả. Về các phương án trên, phương án hạ quyền xuống cho ĐPV có vẻ tương đối ổn, vì đây dù sao cũng là những người cầm cờ do cộng đồng đồng thuận bầu lên; họ có cả kinh nghiệm và trách nhiệm, giảm tải bớt cho BQV cũng là hợp lý; tuy nhiên nó chỉ là tương đối, dự luật năm 2019 đưa ra đều có lý do của nó cả. Còn về phương án "ai cũng đóng được" thì tôi hoàn toàn phản đối. Cộng đồng vi.wiki thiếu hụt nhân sự trầm trọng ở mọi mặt, thiếu hụt người để đóng BQ thì cũng sẽ thiếu hụt người để kiểm chứng những BQ đã đóng nếu gặp phải trường hợp phá rối tinh vi. Thà chậm vài ngày, còn hơn thả cửa mở thêm nơi để phá hoại hoành hành. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:35, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi không thấy cần phải mất công làm việc này, nếu BQ chưa ai đóng thì nhắc nhở giúp BQV như thành viên Đức Anh đã nhiều lần làm. Việc này tốn thời gian và thật sự không cần thiết ở dự án này.  A l p h a m a  Talk 10:37, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy việc trao quyền cho các thành viên thông thường đóng BQ là một việc khá thừa, tôi cũng xin để một Phiếu trắng để bày tỏ rằng có hay không có cũng được, tốt nhất là không cần, vừa tốn ít thời gian biểu quyết, vừa tránh các thành viên đóng lung tung. Hơn nữa các BQV và HCV không đến mức "kiệt sức" vì đóng BQ loại đó và cần người "giảm gánh nặng". Thậm chí tôi còn muốn đề nghị chỉ có HCV mới được đóng các BQ chọn nhân sự vì dù sao có mỗi họ là người có thể cấp quyền, họ tự tay đóng thì sẽ tự tay cấp quyền. Với các biểu quyết tìm đồng thuận hay quy định, nếu hiệu lực biểu quyết đó có hiệu lực từ lúc BQV đóng biểu quyết thì mới cần thảo luận thêm, còn hiệu lực không bắt đầu từ lúc đóng biểu quyết đó thì đóng sớm hay muộn cũng thế. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:09, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Như ý kiến của tôi tại TNCBQV. Đơn giản là nhóm autopatrolled (bao gồm BQV, ĐPV) có quyền đóng là được rồi. Tôi cho là chúng ta đã tin tưởng cấp quyền autopatrolled thì cũng hiểu rằng họ là những thành viên đáng tin cậy. Vậy là đủ rồi. P.T.Đ (thảo luận) 13:14, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Ý kiến của tôi là có thể chia biểu quyết thành 2 dạng: biểu quyết dạng quan trọng và ít quan trọng: quan trọng (các quy định về quản lý, phong cấp,...) và ít quan trọng (các biểu quyết về một số mảng: bài viết, mảng bản mẫu, mảng công cụ,....). Dạng 1 có thể mở rộng thành cho các nhóm DPV-BQV đóng, dạng 2 có thể do thành viên đóng, nhưng trước đó thành viên đó cần được BQV ủy quyền và nếu thực hiện thao tác sai, gây hậu quả nghiêm trọng, BQV phải chịu trách nhiệm. Với dự thảo của bạn, tôi thiên về ý 1, vì: ý 2 khá khó khăn, đúng như bạn đã rất trung thực nêu ra (và một số con rối chính trị, cả hiện nay, vượt được mức đó!) và ý 3 thì sẽ tạo nhiều tiền lệ nguy hiểm nếu không có các BQV nắm rõ tình hình quan sát. Vì bạn Nguyenhai rất thực tế, thẳng thắn và với tâm tình cảm mến bạn, nên tôi xin phép (và xin lỗi) được nói thẳng, bản dự luật này như một bản văn nhằm để đấu tranh giai cấp, đấu tố, đấu tranh dân chủ,... với tư tưởng phân chia đẳng cấp (tôi luôn muốn xóa đi khoảng cách vô hình này từ khi trở thành dpv) tạo mâu thuẫn và tư tưởng này âm ỉ trên dự án này. ✠ Tân-Vương  15:51, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mến chào quý BQV Thiên Đế, rất vui vì quý BQV đã ghé qua thảo luận, góp ý về dự luật mới này. Với vai trò là thành viên luôn quan tâm tới dự án, mong muốn những điều tốt đẹp cho dự án, hơn ai hết, tôi có trách nhiệm nêu ra những diễn tiến, tình hình thực tế không phù hợp và có phần đi ngược lại tinh thần mà mọi thành viên luôn đề cao. Quan điểm của tôi là "mọi thành viên đều bình đẳng", đó cũng là thực tế và đòi hỏi phổ quát của mỗi biên tập viên tại bất kỳ dự án nào, với tinh thần "năm cột trụ". Dẫu rất đau xót khi phải nói ra những lời mà cá nhân tôi hiểu, sẽ ảnh hưởng tới một số bảo quản viên đáng kính, nhưng trong suốt nhiều tháng qua, nhiều cuộc biểu quyết bị ngó lơ khi kết thúc, ngay cả khi được thông báo. Rất nhiều lần tôi và quý ĐPV Nguyentrongphu nêu ra vấn đề này nhưng ở lần biểu quyết tiếp theo, mọi chuyện lại lặp lại như cũ, với những câu nói lặp lại mà thú thực, tôi đã nghe có phần "nhàm chán" (bận, wikibreak). Một lần nữa xin được phép lặp lại: Wikipedia là dự án tự nguyện, mỗi người có công việc ưa thích riêng, nhưng nếu vậy sao không san sẻ công việc cho những thành viên khác, để dự luật sớm đi vào thực tiễn? Điều này là một nghịch lý, ví dụ, làng X có duy nhất nhà anh A có chổi, một hôm, nhân việc làng có hội, B muốn mượn chổi của A đi quét dọn đình làng, và mặc dù A không sử dụng cây chổi đó nhưng vẫn giữ cho mình vì "đó là cây chổi của anh ta". Sự thật điều khoản đã nêu trong quy chế là một bước lùi, như tôi nhiều lần lặp lại ở TNBQV, và cụm từ rõ nét nhất để miêu tả cho việc này là "chế độ đẳng cấp mới", tương tự "tệ nạn dịch máy" đang hoành hành ở khu vực bài viết mà quý ĐPV Nguyentrongphu thường xuyên nhắc đi nhắc lại. Xin nhắc lại, tôi không có ý định phân chia đẳng cấp, mà chính quy định mà quý BQV xây dựng nên đang tạo ra làn sóng nghi kị đó, với việc phân ra làm hai nhóm: BQV được đóng BQ A, thành viên thường được đóng BQ B. Tôi không hề thấy mong muốn "xóa nhòa khoảng cách vô hình" mà quý BQV nêu, mà chỉ thấy khoảng cách ấy ngày càng được nhân rộng ra (công cụ BQV đã là một rào cản, nay còn mặc định cho nhóm này "quyền hạn" đóng BQ "quan trọng"). Điều này tạo ra nghịch lý thứ hai như tôi vừa nêu. Xin hỏi quý BQV, dự án tiếng Anh, với nhân lực vượt trội hơn ta nhiều lần, tại sao lại không có cái gọi là "chế độ đẳng cấp mới" này, khi họ chỉ sử dụng một dòng đơn giản và dẫn đến một bài luận, vốn gói gọn trong nội dung "bất cứ ai đều có quyền đóng biểu quyết, nhưng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình". Tại sao không đơn giản hóa mọi việc như thế mà phải phức tạp hóa mọi chuyện? Ai sai đến đâu xử lý đến đó, nhắc nhở và lùi sửa, tại sao phải "rào trước đón sau"? – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:26, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn muốn đơn giản hóa mọi chuyện, tôi xin trả lời vắn tắt câu hỏi bạn nêu: vì thiển ý của tôi, tính cách người dùng Wikipedia tiếng Việt không đơn giản, thiếu thông thoáng, lại có tật thích "chặt chém", sát phạt nhau, ưa đâm chọt và xỏ xiên, ưa bắt bẻ, câu chữ nội hàm đa nghĩa đầy hàm ý, đặc biệt là cái tôi quá lớn. Bạn thấy ngay cả thảo luận đồng thuận mà còn tranh cãi um sùm vì "ít ngày, ít người", đánh giá bài viết mà còn "sao dài quá, tôi ngó bên kia dài hơn, sao ngắn vậy", "không có luật đâu, tôi chả phạm luật", "chừng nào có luật nói rõ đã rồi tính, đồng thuận chả là gì,..." đã cho thấy rõ điều này. Có những điều không thể san phẳng và đánh đồng sự quân bình, đặc biệt cần thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ nhiều hơn. Tôi nhận lỗi là có nhiều thảo luận và biểu quyết gỡ quyền bảo quản viên (vân vân) đã dần dần định hình tư tưởng "bảo quản viên" là một dạng "quý tộc mới, địa chủ mới" cho các bạn (đấu tranh giai cấp). Đóng biểu quyết thực tế nên được xem là "nghĩa vụ" nhiều hơn là quyền và "đặc quyền". Hy vọng dự thảo của bạn tìm được nhiều ý kiến đóng góp trong thời gian 7 ngày này trước khi đưa ra BQ. Với thảo luận trên, cá nhân tôi đã hoàn thành lời hứa góp ý với bạn tại dự thảo, mạn phép dành chút thời gian còn lại để xây dựng và hoàn thành 2 dự thảo của tôi. Chúc bạn thành công! Tái bút: Cá nhân tôi muốn mời HCV DHN cho ý kiến dự thảo này. ✠ Tân-Vương  18:56, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nhiều chuyện tí, bên en cũng không khác gì chúng ta mấy (thù dai + đấu đá nhau + cái tôi quá lớn). Thậm chí còn kinh khủng (mức độ) hơn nhiều. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:32, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bảng biểu đầy đủ năm 2020: Tổng quan cho thấy các số liệu sau (Xem bảng). Đánh giá cảm quan: 1. Chỉ có 2 biểu quyết không bị đóng trễ trong số 13 biểu quyết có kết luận; 2. Biểu quyết có thời gian trễ nhiều nhất là 19 ngày (Kiểm định viên) và trễ ít nhất là Sửa Quy chế và Chống rối 2020 (không trễ). ✠ Tân-Vương  19:43, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    BQ trễ 3 ngày tôi không cho rằng là trễ vì múi giờ khác nhau, cho nên BQV phải đảm bảo BQ phải thật sự kết thúc nên chờ từ 1 đến 3 ngày, tránh tình trạng "cà lanh lanh chanh" đóng vội vã.  A l p h a m a  Talk 01:39, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Cá nhân tôi không cho rằng BQ đóng trễ 2, 3 ngày là vấn đề, nhưng đóng trễ 7, 10 ngày mới thực là vấn đề (theo quý BQV Alphama (TNBQV) 7 ngày vẫn "không có sao"). Ngoài ra, trong quá trình tham khảo bảng dẫn chứng mà quý BQV Thiên Đế đưa ra, tôi không khỏi cảm thấy sự cứng nhắc và "độc quyền" trong xử lý vấn đề: Biểu quyết sửa đổi điều lệ KĐV được đóng bởi quý thành viên J.Smile vào ngày 12 tháng 6, vừa khớp thời gian BQ nhưng bị quý ĐPV Q.Khải lùi lại vào ngày 25 tháng 6, từ đó mới dẫn đến việc quý BQV Thiên Đế tái kết luận vào ngày 28. Vụ việc đặt ra hai vấn đề: Thứ nhất, thành viên kết luận đúng nhưng không được chấp nhận vì quy định quá giáo điều, quan liêu, cứng nhắc; thứ hai, trong thời gian biểu quyết được đóng (tạm thời), nhiều BQV không ai lên tiếng do biểu quyết đã đóng, cho đến khi một ĐPV khác phát hiện ra vấn đề, dẫn đến mốc 19 ngày như quý BQV nêu là không khách quan. Ngoài ra, thảo luận đề xuất quyền giám sát viên cũng không phải là một dạng biểu quyết. Do đó, khi thống kê, tôi đã tỉ mỉ loại bỏ hai trường hợp tranh cãi trên. Cũng như quý BQV đã nhìn nhận thực tế và dựa vào bảng số liệu, 3 biểu quyết gần nhất đều có thời hạn trễ trên 7 ngày. Điều này hoặc do BQV thực sự quá tải, hoặc do "trây ỳ", "mặc kệ chuyện thiên hạ", cái này xin phép không bàn sâu thêm. Vấn đề vẫn như cũ: một thành viên khác, am hiểu về biểu quyết, không được phép kết luận, giúp quy định sớm đi vào thực tiễn, trong khi nhóm BQV không có vẻ gì là ưa thích việc này, nhưng vẫn cố gắng giữ cho bằng được "đặc quyền". Điều này thực tế, theo quan điểm nhỏ nhoi của tôi, là một nghịch lý. Bên en nhân lực nhiều, hùng hậu, hầu hết biểu quyết, thảo luận đều do BQV đóng, nhưng họ vẫn để mở quy định, tạo điều kiện cho thành viên tham gia nhưng với yêu cầu kèm theo là họ phải tuân thủ nghiêm túc, hiểu biết việc mình đang làm; bên vi nhân lực ít hơn, đáng lẽ việc để mở phải được chú trọng, nhưng lại có xu hướng "đóng", tập trung "nội bộ". Đây là nghịch lý thứ hai. Đôi lời, mong các quý BQV không cảm thấy phiền. Xin phép không bàn xa thêm. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:38, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đúng rồi. Đồng tình với bạn Nguyenhai314. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:41, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Biểu quyết trong năm 2020
STT Chủ đề Do thành viên mở Trễ
1 Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối HCV ThienDe98 0
2 Wikipedia:Biểu quyết/Thống nhất về cách viết dấu gạch ngang giữa các liên số Auhg8 3
3 Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi điều 20 Quy chế Biểu quyết HCV ThienDe98 Không kết luận
4 Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Điều lệ chọn Kiểm định viên HCV ThienDe98 19
5 Wikipedia:Thảo luận/Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt A 7
6 Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết BQV Alphama 0
7 Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation BQV Alphama 4 ngày trễ so với mốc 14 ngày
8 Wikipedia:Biểu quyết/Thời gian biểu quyết ở Wikipedia Tiếng Việt BQV Alphama 2
9 Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết Nguyenhai314 4
10 Wikipedia:Biểu quyết/Phương án đối với quản trị viên có hai ba sửa đổi mỗi năm Nguyenhai314 2
11 Wikipedia:Biểu quyết/Cơ chế hòa giải và định danh nguồn tiếng Việt Nacdanh 3
12 Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL) Nguyenhai314 10
13 Wikipedia:Biểu quyết/Giới hạn tại phòng kiểm định Nguyenhai314 8
14 Wikipedia:Biểu quyết/Đề xuất sửa "Bản mẫu:Chất lượng dịch" DPV Nguyentrongphu 7
  •  Ý kiến Bạn Đế và Alphama nói rất có lý. BQ đóng muộn có vài ngày có chết ai đâu. Còn chưa kể có luật gia hạn thêm ngày giờ gì gì đó nữa, cứ sống chậm thôi cho chắc ăn.  Jimmy Blues  13:17, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi đọc thấy thành viên Nguyenhai314 nói chí phải. Đả đảo "đẳng cấp mới", Wikipedia công bằng, dân chủ, văn minh. Vì một xã hội không ai phải đi mượn chổi. Vĩnh Lạc Đế Nội các 19:10, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu được mong quý thành viên chọn một trong các phương án để tôi dễ dàng kiểm đếm khi kết thúc thảo luận, nhằm chuẩn bị cho biểu quyết sắp tới. Cảm ơn rất nhiều. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:45, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi chọn đề xuất 3. Cùng là "quý thành viên" với nhau, tôi là tôi rất ưng những cái dự thảo nhằm cải thiện chất lượng Wikipedia tiếng Việt. Nhờ những cuộc thảo luận, trao đổi hết sức thẳng thắn như thế này, tôi tin là một ngày nào đó Wikipedia tiếng Việt của chúng ta sẽ "sánh vai với cường quốc năm châu." Một lần nữa, cảm ơn Nguyenhai314 rất là nhiều. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:55, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Có thể cân bằng giữa 2 luồng ý kiến trái chiều. Có thể mở quyền đóng BQ cho tất cả autopatrolled (số lượng đủ lớn để giảm gánh nặng cho BQV + căn bản họ đã được tin cậy phần nào). Ai đóng sai 1-2 lần thì nhắc nhở (cố tình đóng sai 1 BQ liên tục gây bút chiến thì cấm); có thể rút quyền autopatrolled nếu đóng sai nhiều BQ khác nhau. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:32, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Nhiều BQV không thiết tha với việc đóng BQ vì nhiều lý do: không quan tâm hứng thú đến mảng đó, thấy BQ đó quá ngớ ngẩn, chủ trương lassez faire (cộng đồng muốn làm gì thì làm), không muốn đọc mớ thảo luận của các bạn trẻ (trong đó ai cũng cái tôi ngút ngàn chẳng ai nhường ai), bận bịu với đời sống thật (cơm áo gạo tiền, gia đình, con cái, các bạn trẻ làm sao hiểu được cái này)… Tôi thì thấy sao cũng được, nhưng nếu cộng đồng muốn thông qua dự luật này thì tôi thấy nên chọn đề xuất 2, cho nhóm autopatrolled đóng, tránh được việc thành viên mới nghịch ngợm như Đế từng lo ngại, mà như vậy thì các thành viên kỳ cựu cũng có thể giúp một tay nữa, ví dụ như Ctmt, Apple, Cheers!, anh Tân, Phjtieudoc, Caruri,… :) Nhưng BQ nhân sự thì tôi nghĩ là chỉ có BQV/HCV mới nên đóng. —  Băng Tỏa  20:01, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Trong quá trình tham khảo ý kiến, tôi thấy ý kiến của quý BQV Đăng có phần hợp lý (autopatrolled), do đó, với tư cách "chủ xị", mạn phép góp một phiếu ^_^ ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 15:42, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến
  1. Thứ nhất: Đây là thảo luận lấy ý kiến, không phải "dự luật". Wikipedia không phải Nhà nước mà có các loại "dự luật" đưa ra để trình Quốc hội duyệt.
  2. Thứ hai: Nội dung soạn ra dùng rất nhiều từ ngữ không trung lập, văn phong không trung lập, mang màu sắc tuyên truyền chính trị, đấu tranh dân chủ: "đặc quyền", "phân chia giai cấp trắng trợn", "chế độ đẳng cấp mới" "hoành hành, đe dọa thủ tiêu tinh thần bình đẳng thiêng liêng". Những mỹ từ không trung lập lặp lại liên tục như "các thành viên đáng mến" để kêu gọi đồng tình. Xin đừng nhồi nhét câu chữ biến Wikipedia thành 1 diễn đàn đấu tranh chính trị, phân chia giai cấp, kêu gọi bình đẳng.
  3. Thứ ba: Trích dẫn từ en:Wikipedia:Non-admin closure không đầy đủ: "editors should never close any discussion where they have voted" (Thành viên tham gia đóng thảo luận phải người không tham gia bỏ phiếu). Đây là 1 thiếu sót lớn, nếu không phải cố tình bỏ qua thì đề nghị bổ sung điều quan trọng này vào luôn.
  4. Thứ tư: Tất cả những kể lể, than thở về việc BQ bị đóng chậm trễ cùng mọi bảng biểu kê ra chỉ xoay quanh Biểu quyết Cộng đồng, nhưng tất cả đề xuất là nói chung cho tất cả mọi loại biểu quyết tại Wikipedia, bao gồm BQ bầu ĐPV/BQV/HCV/KĐV. Những người tham gia thảo luận nên hiểu nội dung chính xác của 3 đề xuất trên. Đề nghị làm rõ quyền đóng chi tiết các loại BQ gì, chứ bầu 1 KĐV mà để autopatrolled nào đó đóng thì xem ra dự án đang có gì đó rất không ổn (tất cả HCV, BQV đều không ai quan tâm hay sao?)
    ~ Violet (talk) ~ 17:12, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mến chào quý BQV Violet. Cảm ơn quý BQV đã dành thời gian quý báu của mình xem xét, cho ý kiến tại dự luật mới này. Do thời gian có hạn nên mạn phép phản hồi một số thắc mắc mà quý BQV nêu ra:
    • Thứ nhất, vấn đề "dự luật" không phải do tôi nghĩ ra mà từng được sử dụng bởi rất nhiều người (xem Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên, Wikipedia:Thảo luận/Lưu 57#Quy định biểu quyết của Bảo quản viên, Hành chính viên, Wikipedia:Biểu quyết/Cơ chế hòa giải và định danh nguồn tiếng Việt#Phần 1.1: Thiết lập Wikipedia:Bàn giải quyết mâu thuẫn). Quý BQV nên đi hỏi những người sáng chế ra từ ngữ này, không phải tôi.
    • Thứ hai, tôi không rõ "tuyên truyền chính trị, đấu tranh dân chủ, phân chia giai cấp" mà quý BQV nói đến là gì. Vấn đề tôi đang nhắc đến là việc quy chế tạo ra tính phân chia người đóng biểu quyết cho từng loại biểu quyết giống với "chế độ đẳng cấp mới", "phân chia giai cấp", những từ ngữ mà theo góc nhìn hạn hẹp của tôi, khá phù hợp để gọi thực trạng trên (tương tự "tệ nạn dịch máy" mà quý ĐPV Nguyentrongphu thường hay nêu). Những câu nói này liên hệ trực tiếp với các thực trạng xảy ngay trong chính Wikipedia tiếng Việt, không phải tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, tư bản, vô chính phủ ở ngoài đời. Mọi sự liên tưởng đến một quan điểm, hình thái chính trị nào bên ngoài Wikipedia tiếng Việt chỉ đơn giản là cách suy diễn, tôi không chịu trách nhiệm về những liên tưởng này. Về phần "bình đẳng", đây không phải là quan điểm do tôi sáng tạo nên, mà là phương châm hoạt động của tất cả các dự án thuộc quỹ Wikimedia Foundation, điều vẫn thường được quý BQV Alphama tích cực rao giảng. Nói như quý BQV thì Wikipedia không tồn tại "bình đẳng", vậy tức là nhóm BQV/ĐPV có "đặc quyền" cao hơn các nhóm khác. Điều này khá mâu thuẫn với quan điểm mà chính quý BQV đưa ra cách đây không lâu, rằng IP có quyền mở kiểm định? Khi bất kỳ ai, biên tập viên nào nêu quan điểm thì nó đã là một dạng "point of view", góc nhìn của riêng cá nhân đó. Cụm từ "thiếu trung lập" sẽ thực tế hơn nếu đặt vào hoàn cảnh "xử lý vấn đề", "dẫn nguồn" hay "biên tập bài", tương tự như "Wikipedia không dự đoán tương lai", nói theo quý BQV Minh Huy thì, nếu không dự đoán tương lai thì chẳng có những chiến lược cộng đồng được xúc tiến trong suốt nhiều năm qua, thưa quý BQV. Về câu nói "các thành viên đáng mến" chỉ đơn giản là một cách gọi tôn trọng, kính từ dành cho mọi thành viên trong cộng đồng, một lần nữa, xin đừng suy diễn sang hướng khác (kêu gọi đồng tình). Rõ ràng tôi đưa ra 3 phương án cho cộng đồng chọn và không hề yêu cầu họ bỏ phiếu vào một quan điểm cụ thể nào, bằng chứng là có rất nhiều quan điểm trái chiều trong dự luật trình cộng đồng lần này, nếu quý BQV nào bị lay chuyển bởi quan điểm cá nhân mà tôi nêu ra, chứng tỏ năng lực làm việc của họ có đôi chút vấn đề, chưa hoàn toàn độc lập và phụ thuộc rất lớn vào nhiều cá nhân, thưa quý BQV. Mạn phép suy đoán, phải chăng quý BQV đang bị quan điểm cá nhân của tôi làm lay chuyển?
    • Thứ ba, đoạn mà tôi trích dẫn phía trên (phần dẫn nhập) chính là nutshell của en:Wikipedia:Non-admin closure. Nếu phải trích dẫn thì phải trích dẫn toàn bộ bài luận (vốn không phải quy định hay hướng dẫn) của dự án họ vào, nên tôi chọn nutshell, nơi miêu tả một cách ngắn gọn, súc tính nhất toàn bộ bài luận trên. Ngay câu đầu tiên của bài luận, họ cũng đã khẳng định: "While many discussions are closed by administrators, according to Wikipedia policy and convention any registered editor in good standing may close a discussion". (Mặc dù nhiều thảo luận/biểu quyết, theo quy định và thông lệ của dự án, bất kỳ cá nhân nào đã đăng ký tài khoản, đáng tin cậy đều có thể đóng). Quý BQV cũng nên chú ý, BQV là "thường là người đóng" (normally), chứ không phải là người đóng (một nhiệm vụ của BQV). Xin đừng đánh đồng hai điều này lại với nhau. Về vấn đề người mở BQ, người tham gia biểu quyết không được đóng biểu quyết, tôi thấy không mâu thuẫn với quy chế hiện hành của Wikipedia tiếng Việt. Chưa kể, dự án ta nhân lực ít, quanh đi quẩn lại có vài ông, để đề cao tính trung lập tối đa bằng cách yêu cầu người tham gia thảo luận không được đóng biểu quyết e là sẽ tác động rất lớn đến việc xử lý các vấn đề, tạo ra mớ "tồn đọng" không giải quyết xuể, quý BQV có từng nghĩ đến điều này chưa? Ngược lại, chính việc nhân lực ít, chúng ta càng nên "mở ra" cho các thành viên cùng tham gia đóng biểu quyết, chứ không phải "đóng lại". Tại sao Wikipedia tiếng Anh, tuy nhân lực đông nhưng họ vẫn để mở, trong khi Wikipedia nhân lực ít thì lại đóng. Sao lạ lùng quá vậy? Phiền quý BQV trả lời rõ hơn phần chất vấn này của tôi để tôi có cơ sở hơn trước khi bổ sung đề xuất của quý BQV vào trong dự luật.
    • "Bầu một KĐV mà để một autopatrolled đóng e rằng không ổn". Câu này mang tính coi thường nhóm autopatrolled rằng họ kém năng lực hơn, thiếu hiểu biết hơn hay đang cố tình "so sánh quyền hạn"? Xin phép nói thẳng, thưa quý BQV đáng kính, quản trị viên nói chung cũng do cộng đồng, phần lớn là những thành viên autopatrolled tham gia bỏ phiếu, nếu không có nhóm autopatrolled này thì cuộc biểu quyết bầu chọn sẽ cực kỳ thưa thớt, chẳng có mấy mống người, khi đó chẳng phải đang thực hiện cơ chế "đại nghị" hay sao? Xin hỏi rõ quý BQV điểm này, autopatrolled đóng biểu quyết "không ổn" là không ổn điểm nào? Khi một autopatrolled kết luận sai, chúng ta đơn giản chỉ cần revert hoặc fix lại những chỗ sai đó, nhắc nhở, cảnh báo, cấm là xong, rất đơn giản, còn chuyện "không ổn" thì tôi chưa rõ lắm. Phiền quý BQV giải thích thêm cho tôi cũng như cộng đồng được biết. Cảm tạ. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:41, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Việc xem thường năng lực của autopatrolled của BQV Violet quả thật là khá quan ngại. Tôi thấy không ai ở đây phân biệt giai cấp bằng BQV Violet. Ai đóng BQ sai thì sẽ phải chịu trách nhiệm (cảnh báo trước, tước quyền và cấm nếu cứ tiếp tục cố tình đóng sai). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:49, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thực ra đây chỉ là giả thuyết, vốn dĩ từ thuở sơ khai đến giờ và ngay trước khi quy chế được thông qua (2019), chưa có bất kỳ vụ việc đóng biểu quyết sai quy định nào mà không bị xử lý triệt để (vụ của Mintu Martin hồi 2017 là minh chứng rõ nhất cho việc bị xử lý nếu cố tình đóng sai biểu quyết), khi đó một thành viên, BQV, ĐPV khác sẽ thay mặt kết luận lại, đóng biểu quyết. Hướng xử lý vô cùng đơn giản, nhanh gọn, đảm bảo tính mở của dự án, cũng chưa thấy "rối" nào đi đóng biểu quyết hoặc cố tình đóng có lợi về mình, điều này chẳng phải "rào trước" quá xa sao? – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:55, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi khẳng định là tôi không hề xem thường năng lực của các autopatrolled như các bạn suy diễn. Tôi cũng là người thấy sự bất cập của cái quy chế mới này nên đã đồng tình và kêu gọi đem cái nội dung này ra sửa đổi và sẽ ủng hộ nếu nó được bày ra 1 cách hợp lý. Cái tôi muốn lưu ý ở đây là người đưa ra đề xuất tập trung than thở việc đóng BQ Cộng đồng chậm trễ, nhưng lúc đưa các lựa chọn lại lồng ghép hết tất cả các loại BQ vào. Bạn lấy nội dung bên tiếng Anh làm cơ sở, thì nên lấy đầy đủ nội dung của nó là ai đóng thảo luận cũng được nhưng người đóng BQ phải là người không tham gia để đảm bảo trung lập. Tôi chỉ đề nghị thêm vào cho đủ ý để mọi người có thêm lựa chọn để cân nhắc. ~ Violet (talk) ~ 04:20, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tuy tôi (khuynh hướng bảo thủ) giống Violetbonmua, bị "nổi da gà" với những lời lẽ và cách dùng từ ngữ mào đầu của người mở thảo luận, nhưng tôi cũng cho rằng không nên có giới hạn tiêu chuẩn cho người đóng các biểu quyết cộng đồng (chứ không phải các cuộc thảo luận dành cho những đối tượng đặc thù, như WP:TNCBQV). Nếu biểu quyết đã có kết quả rõ ràng thì ai đóng cũng vậy, và các thành viên khác đều có trách nhiệm kiểm tra chéo xem biểu quyết được đóng có hợp lệ và đúng với kết quả không. Tôi cho rằng không chỉ thành viên tự xác nhận mà bất cứ ai cũng có thể đóng các biểu quyết này, kể cả người dùng vô danh. Vốn dĩ Wikipedia nên tránh "biểu quyết" nhiều nhất có thể mà nên thảo luận tìm đồng thuận, nên càng không có lý do gì để đặt nặng tính hình thức của việc kết luận biểu quyết. Tuy nhiên, ngoại lệ là các biểu quyết nhân sự, trách nhiệm đóng biểu quyết nên được quy hoàn toàn cho Hành chính viên, người duy nhất có khả năng trao hoặc không trao quyền cho ứng viên. --minhhuy (thảo luận) 04:52, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi thấy như vậy khá hợp lý. Riêng BQ nhân sự cho HCV đóng là OK, vì cũng không nhiều lắm, và người thực thi được kết quả BQ (nếu BQ thành công) thì cũng chỉ có mỗi họ. Trong khi BQ cộng đồng thì cả cộng đồng đều sẽ thực thi kết quả BQ, mở ra cho bớt tù túng. P.T.Đ (thảo luận) 06:02, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý là nên để HCV đóng BQ nhân sự vì nếu đóng sớm mà không có HCV cấp quyền thì cũng phải chờ đợi thêm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:27, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑Y Ghi nhận góp ý. Tuy nhiên, xin hỏi thêm các BQV, đặc biệt là theo ý quý BQV Trần Nguyễn Minh Huy, các biểu quyết bầu chọn nhân sự, nếu giao cho hành chính viên đóng biểu quyết (như quyền hạn của họ) thì đến khi một cuộc bầu chọn kiểm định viên, vốn thuộc quyền hạn ở meta, thì người đóng BQ lúc đó sẽ là Steward, điều này sẽ tạo không ít rắc rối, nhưng nếu để BQV, HCV đóng thì vẫn sẽ rơi vào pending. Tôi muốn làm rõ thêm điểm này. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 06:42, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ chúng ta sẽ chẳng thể nào có thêm CheckUser trong tương lai gần (khi mà các thành viên ở đây đặt quá nặng vấn đề quốc tịch của ứng viên), nhưng giả sử có thì cũng chỉ là trường hợp hiếm, Hành chính viên vẫn có thể kết luận rồi gửi yêu cầu ở Meta cho Tiếp viên thực hiện sau (những người vốn chỉ làm theo quyết định của cộng đồng địa phương, chứ không thể tự họ đưa ra kết luận), thường chỉ mất chưa đến 1 ngày. "Pending" 1 ngày tôi nghĩ đâu phải là vấn đề gì to tát. --minhhuy (thảo luận) 07:11, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 113.161.184.92 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:17, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Đoàn hay đoàn?[sửa | sửa mã nguồn]

Nhờ mọi xem nên viết là Đại cử tri đoàn hay Đại cử tri Đoàn ? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:24, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đã chuyển sáng Thảo luận:Đại cử tri đoàn để có chỗ lưu lại.  A l p h a m a  Talk 03:22, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài viết này bên enwiki đã được đổi thành en:Second Ladies and Gentlemen of the United States nên bên đây chúng ta cũng cần đổi lại cho phù hợp. Mời cộng đồng đề xuất tên mới cho bài viết. Xin cảm ơn GiaoThongVN (thảo luận) 17:46, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Riêng tôi sẽ đề xuất tên Đệ Nhị Phu nhân và Phu quân Hoa Kỳ GiaoThongVN (thảo luận) 17:49, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy ổn, không có gì đặc biệt thì bạn cứ đổi tên thoải mái. P.T.Đ (thảo luận) 05:58, ngày 21 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
☑Y Tôi cũng thấy ổn. Chắc là Đức Anh cũng thấy ổn nên bạn ấy đổi tên luôn rồi. :) —  Băng Tỏa  14:35, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cấm chỉ StorKnows[sửa | sửa mã nguồn]

Mời các quý thành viên, quý ĐPV, quý BQV đến cho ý kiến về việc cấm chỉ StorKnows (thảo luận · đóng góp) tại Wikipedia tiếng Việt ở đây. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:45, ngày 22 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nguyentrongphu đã xóa thảo luận này của 113.161.184.92 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:22, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Tôi thấy bình thường. P.T.Đ (thảo luận) 11:34, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Những bài viết ví dụ như Kỹ năng lãnh đạo,... liệu được nhìn nhận như thế nào? Liệu có nổi bật hay đây chỉ là bài luận diễn thuyết ( Wikipedia không phải là nơi diễn thuyết). Cần xem xét hàng loạt các bài viết tương tự không nguồn như thế này (đặc biệt với các bài nội hàm lớn, nhưng chỉ dùng quan điểm địa phương). Cá nhân tôi cho rằng vi.wp đang bị biến thành nơi truyền bá diễn thuyết quan điểm cho các nghiên cứu chưa công bố, tầm nhìn hẹp.--Nacdanh (thảo luận) 09:28, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bạn nên thảo luận ở Thảo luận:Kỹ năng lãnh đạo để có không gian lưu trữ thích hợp. Cảm ơn bạn!  A l p h a m a  Talk 09:38, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ nêu hiện tượng để cộng đồng quyết định, tôi không bàn luận đến "nội dung" bài luận án của học giả tại Việt Nam đó.--Nacdanh (thảo luận) 09:47, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thay mục Tin tức với mục Bài viết tốt[sửa | sửa mã nguồn]

Từ lâu nay mục "Tin tức" ở Trang Chính có một số vấn đề, và chưa có tiêu chí rõ ràng cho các bài viết được đưa lên mục này. Theo tôi, mục đích để đưa các bài viết lên Trang Chính là để "khoe" các nội dung trên Wikipedia, do đó các bài viết đưa lên cần phải đáp ứng một số tiêu chí chất lượng tối thiểu. Trong những năm qua, những bài viết được đưa lên mục Tin tức có nhiều vấn đề cơ bản: chưa viết, dịch máy, chưa được cập nhật với thông tin được nêu, hay đang viết dở dang. Những việc này có thể chấp nhận được trong những năm đầu, nhưng với Wikipedia tiếng Việt có trên 1 triệu bài, tôi nghĩ tình trạng này không nên được chấp nhận nữa.

Tôi nghĩ rõ ràng chúng ta đang thiếu nhân lực ở mảng này. Trong vài tháng qua lâu lâu sẽ có một người bỏ công ra để viết một bài để đưa vào mục, nhưng tôi nghĩ mục này cũng sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiên kiến vào những sự kiện diễn ra nơi có nhiều độc giả nhất (Việt Nam và Hoa Kỳ). Đôi khi cả vài tuần đã trôi qua cũng chưa có bài viết nào được đưa vào. Mục Tin tức không còn là nơi để chúng ta "hãnh diện" nữa.

Với đồng thuận để đưa mục BVT lên trang chính, tôi có đề xuất thay mục Tin tức với mục BVT. Mục BVT chứa những bài có chất lượng, đáng được đưa ra để khoe. Thay vì chỉ xuất hiện vài ba ngày mỗi tuần (và lấn át mục BVCL), nó có thể thay thế mục Tin tức ở Trang Chính. Việc thay đổi này sẽ không cần sửa đổi thiết kế hiện nay (như đã tiến hành), nên có thể thực hiện nhanh.

Mọi người nghĩ sao? NHD (thảo luận) 23:38, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Hợp lý, không thấy vấn đề. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi là thay khung BVT vào ngay đúng vị trí khung Tin tức, hay có bài trí, sắp xếp lại không? Vĩnh Lạc Đế Nội các 23:48, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ nếu cần thiết thì nên sắp xếp lại cho hợp lý. NHD (thảo luận) 23:50, ngày 23 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ý kiến cá nhân thì đáng tiếc nếu mục Tin tức bị xóa. Tôi vẫn khá thích đọc các bài của mục này, vì đôi khi thấy tin lạ hơn so với báo chí VN. Thiết nghĩ, nên có chế tài quản lý, hơn là xóa, dù biết rằng hiện tại hơi thiếu nhân lực. Như là chúng ta có thể bố trí thảo luận như khu vực BCB, nhằm kiểm tra, bình duyệt để bài đạt chất lượng tối thiểu. Có thể đưa ra khung cơ bản bài viết Tin tức, nghĩa là không cần dịch hết cả bài chẳng hạn, dịch/viết đủ thông tin của tin tức là được; để người viết tin thoải mái hơn, mà mục Tin tức vẫn có bài tạm ổn. Và thay vì thảo luận 7 ngày như BCB, thì có thể giảm còn 3-4 ngày để phù hợp với tốc độ đưa tin. P.T.Đ (thảo luận) 04:43, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ: Tôi cũng thấy tiếc, nhưng đã bấy lâu nay mảng này thì chỉ thấy vài ba người quan tâm, mà số người viết bài thì càng ít hơn nữa. Nếu có được một dự án tin tức thì hay biết mấy, nhưng với tình trạng nhân lực hiện nay thì tôi nghĩ đó chỉ là ước mơ mà thôi. NHD (thảo luận) 05:31, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đôi chút ngoài lề: Cộng đồng có vẻ thích viết "tin tức" hơn là một bài bách khoa có nội dung mang tính tin tức :^) Thật đáng tiếc khi Wikinews tiếng Việt đến giờ vẫn chưa thể ra mắt, trong khi Cẩm nang du lịch thì vừa ra đời đã có bản tiếng Việt ngay. --minhhuy (thảo luận) 06:30, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nếu đã quá thiếu nhân lực để viết lẫn duyệt bài như vậy thì tôi đồng ý nên tạm cất để nâng cấp chất lượng TC. Dù cũng rất tiếc nhưng tôi không thể phụ giúp gì cho mảng này nên không dám níu kéo suông. Tương lai nếu có những người chịu đứng ra gánh vác thì mở lại nhanh thôi. Có khi đây lại trở thành động lực để mục này được phát triển tốt hơn trong tương lai. ~ Violet (talk) ~ 10:24, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ủng hộ Mục này hay bị tình trạng bài dịch máy hoặc bài còn sơ khai mà đã đăng lên trang chính, âu cũng là do thiếu nhân lực trong khâu duyệt bài và quản lý. Nếu ngưng chuyên mục Tin tức (một thời gian) thì vẫn còn nhiều việc khác để làm lắm mọi người: phụ duyệt bài cho chuyên mục BCB nè, viết bài dự trữ cho BCB, góp ý cho các bài ở BQ BVCL/BVT, nâng cấp 1000 bài cơ bản của dự án, nâng cấp các BVCL đã bị giáng sao, cứu các bài đang bị gắn biển chất lượng kém cùng vô vàn công việc không tên không tuổi đang chờ trong Thể loại:Quản lý Wikipedia. :) Ngoài ra có một bạn rối đang chạy tung tăng khắp nơi mà chẳng ai buồn bắt. :) —  Băng Tỏa  14:33, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Gợi ý một cách để hồi sinh mục Tin tức là tổ chức cuộc thi Best Leader cho nó, Q.Khải nhỉ (đã kiểm chứng khả năng thúc đẩy mục BCB nhờ cuộc thi này, dù còn nhiều bất cập). =)) P.T.Đ (thảo luận) 14:40, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ mục này chỉ nên được hồi sinh nếu như có một team đứng ra đảm nhiệm, tức là đứng ra quản lý, chịu trách nhiệm về chất lượng, có vài người đứng ra viết bài, rà dịch thuật, hiệu đính bài của nhau. Không cần DHN phải nhúng tay vào (DHN ôm BCB là đủ mệt rồi). Nếu được thì nên rà dịch thuật những bài Tin tức cũ nữa (nhiều bài vướng văn phong dịch máy, dịch ẩu). Nhắm không gánh nổi trách nhiệm thì nên buông bỏ. Kỳ thực Wikipedia này đâu có thiếu việc để làm. Ai thiếu việc thì cứ liên hệ tôi, tôi giao việc cho. —  Băng Tỏa  19:55, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Best Leader mà không có team quản lý (bao gồm quản lý + thư ký + nhiều thành viên trợ giúp) thì sẽ chả ra gì đâu. Nhân lực thì nhiều, nhưng ai ai cũng chỉ thích viết bài thôi; đó cũng là điều tốt (tôi cũng thích nè nhưng phải tạm gạt ra một bên). Đôi lúc, cộng đồng khác thờ ơ (kiểu chuyện tôi tôi làm; vấn đề khác không liên quan tới tôi tôi không care). Tôi không có ý trách ai vì đây là dự án tự nguyện mà. Tuy nhiên, người rà dịch máy clk, chống rối, chống phá hoại vân vân thì rất ít hoặc không có ai (thiếu nhân lực trầm trọng). Có rất nhiều mảng đang bị phá nát mà không ai giúp. BCB hồi đó cũng bị dịch máy clk khá nhiều do thi thố, nhưng giờ thì đỡ nhiều rồi. Không có nhóm (ít nhất 4 thành viên) thành viên này quản lý khu vực tin tức thì tốt nhất nên dẹp nó đi. Không ai chịu làm thì không nên ôm đồm. Làm ít mảng mà chất lượng còn hơn ôm nhiều mảng mà chất lượng kém. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:19, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy sự hợp tác hiện tại giữa các thành viên trong mục BCB hiện tại phải nói là rất "mô hình". Đáng để các trương mục khác học hỏi. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ cảm nhận được điều này từ khi khu vực này nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ giữa năm ngoái. Tôi đã từng thấy khung BCB trống rỗng cả ngày thứ 2, thảo luận đề cử thì không ai cầm trịch kết luận, cũng có lúc phải tự tạo bản tin BCB cho Trang Chính. Nên quan điểm của tôi thì mọi thứ có tính tương đối, có thời điểm thịnh, có thời điểm suy. Có lúc mục BCB cũng không ai ra vào, cũng có lúc bấp bênh như mục Tin tức hiện tại. Nên tôi hi vọng tìm cách gia cố được nó. Sẽ có lúc có những người thâu nhận mục này, lập team, phát triển. Còn xóa đi rồi e rằng có thể là lãng quên luôn. Đây là cơ hội để giúp mục Tin tức tốt hơn. Và giả sử rằng nếu một ngày nào đó trong tương lai, mục BCB lại suy thì chúng ta cũng phải gỡ bỏ nó? P.T.Đ (thảo luận) 10:13, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Khu BCB không thể sập nổi vì nó được hỗ trợ bởi những nguồn tài nguyên sau đây

  1. Luôn có DHN làm giám khảo, luôn có ít nhất 1–2 thành viên phụ giúp khâu duyệt bài (không là tôi thì cũng là người khác).
  2. Khi bấm vào chữ "Cập nhật" trên trang chính sẽ dẫn đến trang thảo luận, nơi mọi người cùng đề cử bài, cùng thảo luận qua lại, tạo cảm giác "xôm tụ", tôi nghĩ đây là lý do BCB luôn có sức hút với thành viên mới.
  3. Tự do về chủ đề viết bài, đây là lý do BCB luôn có sức hút với mọi thành viên, bất kể mới hay cũ.
  4. Kho archive DYK dồi dào của bên Wikipedia tiếng Anh.
  5. Kho dự trữ BCB.
Chừng nào các nguồn tài nguyên trên sập thì may ra BCB mới sập. Ở mục Tin tức thì chỉ viết được tin tức thôi. Hứng lên thì viết, không thì thôi. Chưa kể là viết tin tức làm sao hấp dẫn bằng viết bài hái sao, ;) vừa được hái sao vừa có thể đề cử luôn cho BCB. ;) Cho nên so sánh 2 khu này với nhau là khập khiễng. Tôi nhớ trên Facebook từng đặt ra một khảo sát rằng: Nếu bạn chỉ được viết bài cho một chuyên mục duy nhất trên Wikipedia thì bạn sẽ chọn mục nào? Và BCB nhận được nhiều vote nhất. :) Mục Tin tức có thể quay lại trong tương lai, khi dự án chúng ta có nhiều nhân lực hơn, nhưng hiện giờ thì tạm ẩn nó đi để nhường chỗ cho BVT có lẽ tốt hơn. —  Băng Tỏa  11:27, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À ok. DHN là nhất =)). Nếu mục Tin tức mà ẩn thì chắc là phải thay bằng mục Giới thiệu Wikipedia chẳng hạn (như frwiki). Còn BVT sẽ đặt cùng cột với BVCL. P.T.Đ (thảo luận) 11:41, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chừng nào Wikipedia Vi còn thì mục BCB không thể sập được. DHN vẫn luôn quản lý mục đó gần 20 năm nay. Sau này, nếu có team (vài thành viên) muốn hồi sinh mục tin tức thì hồi sinh lúc nào chả được? Quan trọng là có team làm hay không thôi chứ đừng sợ nó bị lãng quên. Nếu có team quản lý thì muốn nó hết bị lãng quên bất cứ lúc nào cũng được. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:28, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Một trong những thành viên kỳ cựu nhất dự án DHN đã lên tiếng xóa bỏ mục "tin tức" thì rõ ràng mục này đã trở nên quá lạc hậu. Ủng hộ bỏ mục này vì các lý do sau.
Thứ nhất: dịch máy clk nhiều và không có team quản lý chất lượng như mục BCB. Văn phong và chính tả cũng có vấn đề vì không có ai kiểm duyệt chất lượng.
Thứ hai: làm ít mảng mà chất lượng còn hơn ôm đồm nhiều mà chất lượng kém. Nhân lực có thể tập trung vô các mảng khác như BVCL, BVT, BCB và gắn sao lại các bại bị rút sao vân vân.
Thứ ba: thay thế mục này với mục BVT để BVCL và BVT được xuất hiện song song lên trang chính là hợp lý.
Thứ tư: mục tin tức là mục khá thừa thãi. Wikipedia là bách khoa chứ không phải là báo chí phục vụ tin tức. Ví dụ như đợt bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi. Các độc giả đọc về bài đó trên Wikipedia qua tìm kiếm trên google chứ không phải đọc qua trang chính Wikipedia. Nếu bài Wikipedia về tin tức gì hot, chắc chắn nhiều người sẽ thấy bài đó đầu tiên khi google. Wikipedia vẫn sẽ phục vụ được nhiều độc giả qua google. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:31, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thực ra nói mục Tin tức là thừa thãi với bách khoa Wikipedia là chưa hợp lý, vì chúng ta chỉ đang "lợi dụng" tin tức để thu hút người đọc các bài viết bách khoa có đề cập đến tin tức đó (ở Trang Chính, trang có lượng truy cập đông đảo mỗi ngày), chứ không phải dùng nó để làm báo thật (nhiệm vụ của Wikinews). Tôi nghĩ nếu dựa vào mục Tin tức bị thiếu sự quan tâm, bảo trì, dẫn đến chất lượng bài kém thì có thể tạm ẩn nó được, chứ không nên cho rằng nó không có giá trị gì với bách khoa Wikipedia và nên dẹp bỏ luôn. Nếu cộng đồng kết luận mục Tin tức nên bị bỏ tạm thời cho đến khi có nhân lực quản lý thì tôi đồng ý, còn nếu muốn bỏ luôn vì cho rằng nó không có giá trị thì tôi không ủng hộ quan điểm đó. --minhhuy (thảo luận) 05:13, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:Trần Nguyễn Minh Huy mời bạn đọc kỹ lại ý của tôi. Các bài liên quan tới tin tức dĩ nhiên vẫn có ích cho nhiều độc giả quan tâm. Tuy nhiên, đại đa số độc giả sẽ tìm đến đọc mấy bài đó qua google chứ không phải qua trang chính. Nếu có tin gì hot, họ google về tin đó thì trang đầu tiên hiện ra là Wikipedia (nếu bài đó đã được viết). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:57, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi hiểu ý của bạn khi nói độc giả sẽ truy cập qua Google, nhưng đừng quên rằng không phải tin tức nào đăng lên Trang Chính cũng là tin "hot" đối với cộng đồng mạng dùng tiếng Việt. Như P.T.Đ nói ở trên, có những tin mà chúng ta chỉ biết đến nhờ mục Tin tức của Wikipedia. Và kể cả khi không có những tin kiểu vậy thì Trang Chính vẫn nên phục vụ một lượng độc giả vốn thường sử dụng mục Tin tức của nó để đọc các bài viết bách khoa, không thể ỷ vào Google được vì dù gì nó cũng là nền tảng bên ngoài, không liên quan gì đến Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 06:17, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:Trần Nguyễn Minh Huy tôi hiểu ý bạn. Tuy nhiên, nếu có tin gì hot thì độc giả hoàn toàn có thể tìm tới bài Wikipedia qua google (đồng ý google là nền tảng ngoài, nhưng google luôn đánh giá cao độ tin cậy thông tin trên Wikipedia; không phải ngẫu nhiên google cái gì Wikipedia cũng nằm đầu tiên). Còn nếu bạn nói dùng mục tin tức để quảng bá thông tin và kiến thức bách khoa cho độc giả thì BVT cũng làm được (thậm chí là tốt hơn). Tôi không phản đối việc hồi sinh mục này trong tương lai khi có nhân lực (ít nhất vài năm nữa). Lúc đó, thiết kế lại trang chính để thêm mục tin tức đồng thời vẫn giữ mục BVT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:16, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ không việc gì phải gỡ bỏ mục tin tức khỏi trang chính làm gì. Mục tin tức cũng giống như nhiều mục như BVT, BVCL, DSCL,... vì người viết cũng phải bỏ ra nhiều công sức để viết bài. Mục ngày này năm xưa hay BCB mà các bạn vừa kể trên đôi khi chất lượng của những bài đó có thể mắc nhiều lỗi ko kém gì mục tin tức cả.2402:800:617F:6D6A:E442:AF64:B959:AD2D (thảo luận) 08:03, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ giữ nguyên mục Tin tức. Lâu lâu cập nhật 1-2 mục cũng được, nhưng nếu không có tôi thấy thiếu thiếu.  A l p h a m a  Talk 08:08, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Theo Alphama thì sự kiện diễn ra bao lâu thì không còn được xem là "tin tức" nữa? Trên mục tin tức đôi khi có tin diễn ra trên cả tháng rồi. Một vấn đề khác là nếu không có hệ thống thì các tin được đưa sẽ bị thiên kiến về những đề tài nhiều người quan tâm. NHD (thảo luận) 17:35, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Alphama DHN mục này ko thấy ai quan tâm, ko biết làm thế nào hút thành viên từ BCB sang bớt qua đó chứ để mục tin tức điêu tàn thì cũng rất là tệ - Kill-Vearn (thảo luận) 02:40, ngày 6 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng nghĩ không cần gỡ bỏ mục tin tức. Là người đọc lâu năm của wiki, mục này đối với tôi rất hữu ích.115.73.8.40 (thảo luận) 19:52, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Theo tôi nên bỏ mục "Wikipedia các ngôn ngữ khác" và "Các lĩnh vực" vì 2 mục này thực sự vô dụng, chứ mục "Tin tức" tôi thấy vẫn hữu ích. Về việc này thì P.T.Đ có vẻ như đang thực hiện với thiết kế trang chính mới của mình, không biết bao giờ thì xong? Nếu thấy mục Tin tức nổi bật quả thì có thể rút gọn nó lại thành một banner như ở Wikivoyage Tây Ban Nha Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 14:31, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cách thiết kế này quả thực quá đẹp. Tôi đang cần một mẫu thiết kế mới cho nhu cầu của mình. ^_^ – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:44, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Okie, tôi đang làm đây Khủng Long. P.T.Đ (thảo luận) 16:42, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Loạt bài của Goodmorninghpvn[sửa | sửa mã nguồn]

Lấy ví dụ gồm:

  1. Kỹ năng lãnh đạo
  2. Pháp chế xã hội chủ nghĩa
  3. Lập pháp (Việt Nam)
  4. Thể chế
  5. Thiết chế
  6. Hành pháp (Việt Nam)
  7. Quan điểm phát triển
  8. Thời đại
  9. Quan điểm toàn diện
  10. Tồn tại xã hội
  11. An ninh chính trị
  12. Tư duy chiến lược
  13. Kiểm soát quyền lực nhà nước
  14. Nhân cách người lãnh đạo
  15. Quyết định
  16. Tầm nhìn lãnh đạo

Tôi đã biết đến loạt bài này cũng khá lâu, khi thấy bạn Nacdanh nói thì tôi cũng muốn mọi người thảo luận.

Loạt bài này có các đặc điểm rất giống nhau và đặc trưng:

  1. Do bạn Goodmorninghpvn tạo hoặc đại tu sửa.
  2. Đều thuộc về chủ đề chính trị, khoa học chính trị.
  3. Những nguồn trong bài hầu hết là nguồn đến từ nhà nước Việt Nam, báo chí trong nước. Nếu như nói đó chỉ là các bài viết về chính trị Việt Nam thì xin mời sang ý thứ 4 tiếp theo.
  4. Nội dung mang tầm nhìn hẹp, không toàn cầu, nhưng tiêu đề mang tầm nhìn rộng. Đáng nhẽ tiêu đề phải có thêm giải thích hoặc đóng mở ngoặc ghi chú để thu hẹp phạm vi.
  5. Hầu như không có liên kết tới các phiên bản ngôn ngữ tương ứng của nó.
  6. Có một số bài thường xuyên viết kiểu chữ nghiêng nhấn mạnh nội dung.

Xin bạn Goodmorninghpvn và mọi người cho ý kiến. Tôi thấy loạt bài này phù hợp để viết thành sách khoa học chính trị bên Wikibooks hơn. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 01:43, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đọc những bài này tôi có cảm giác đang đọc một luận văn, cả về nội dung lẫn cách trình bày. Riêng về mặc nội dung thì có vẻ đây là bài học của một lớp, một môn học nào đó được trình bày lại, ngoại trừ phần khái niệm hay định nghĩa có nguồn thì còn lại những phần đặc điểm khác hầu như không có. Tính bách khoa của các bài này đúng là nên thảo luận. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 01:53, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Trong bài nguồn ghi rõ là từ các luận văn tại Việt Nam. Tôi cũng cho là các bài này không đạt mức tầm nhìn toàn cầu của wikipedia. Tuanminh01 (thảo luận) 01:55, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Về mặt "tầm nhìn toàn cầu". Có anh bạn TaiwaneseWaveVN cũng không kém. Vĩnh Lạc Đế Nội các 02:38, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tầm nhìn quá hẹp và rõ ràng dựa trên các giáo trình đại học. Tôi đề nghị chuyển qua Wikibooks vì Wikibooks là nơi phù hợp hơn. Bây giờ muốn viết lại những bài này thì phải dịch/biên tập lại từ đầu hết. Ví dụ bài Quyết định chỉ nói riêng về quyết định của "lãnh đạo". Trên thực tế, quyết định là kết quả của decision-making. Nó có hàm ý bao quát hơn nhiều chứ không riêng gì phạm trù lãnh đạo. Còn bài Tầm nhìn lãnh đạo (nên hợp nhất thành 1 mục trong bài lãnh đạo thì hợp lý hơn) thì những Wikipedia ngôn ngữ khác không tồn tại bài tương ứng vì khái niệm này không đủ nổi bật và có phần quá chủ quan. Như thế nào là tầm nhìn lãnh đạo? Sao nghe giống như mấy tên đa cấp đi thuyết giảng ở hết trường đại học này tới trường đại học khác để dụ/lừa đảo sinh viên vậy? Bên Mỹ cũng có, bọn này bị tôi chửi vô mặt hoài. Năng lực không có mà cứ ảo tưởng lãnh đạo này lãnh đạo nọ. Hình như có khóa "tầm nhìn lãnh đạo" trị giá mấy triệu do đa cấp mở (lừa đảo). Không có ý nói bạn Goodmorninghpvn là đa cấp. Tuy nhiên, cần tìm nơi phù hợp hơn cho mấy bài này hoặc biên tập lại (dịch lại từ en thì mới chấp nhận được). Những bài không nổi bật thì có thể đem ra BQXB để BQ xóa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:54, ngày 24 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đề nghị cộng đồng cho ý kiến cụ thể vào từng bài (ở phần thảo luận) là cơ sở để có những thảo luận hoàn thiện thêm. Các ý kiến ở đây không phản ánh được cụ thể, vì mỗi nội dung có những nét rất riêng. Cũng lưu ý bạn @SicMundusCreatusEst (tiếng Latin), mặc dù bạn không nói tôi, nhưng văn hóa trên wiki không nên dùng: " Sao nghe giống như mấy tên đa cấp đi thuyết giảng ở hết trường đại học này tới trường đại học khác để dụ/lừa đảo sinh viên vậy? Bên Mỹ cũng có, bọn này bị tôi chửi vô mặt hoài. Năng lực không có mà cứ ảo tưởng lãnh đạo này lãnh đạo nọ. Hình như có khóa "tầm nhìn lãnh đạo" trị giá mấy triệu do đa cấp mở (lừa đảo)". Phải có những nghiên cứu mới kết luận như vậy. Chúng ta phải có căn cứ, cơ sở _Morning (thảo luận) 06:32, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn không nên nghiêm trọng hóa vấn đề. Tôi nói nghe giống nhưng chưa hề nói bạn là đa cấp. Ý là mấy tên đa cấp ăn cấp mấy bài thuyết trình này để phục vụ mục đích riêng ngoài đời. Tôi nghĩ mấy bài này cần phải sửa đổi lại để văn phong bách khoa và thông tin đa chiều hơn. Tất cả vì 1 mục đích là phục vụ độc giả một cách tốt nhất. Cách thảo luận case by case ở trang thảo luận mỗi bài cũng không phải là cách tồi. Tuy nhiên, chuyện này đòi hỏi nhiều thời gian tranh luận, người am hiểu và tâm huyết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:37, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Việc này các bạn cứ trao đổi trước với Morning, không hở tý mang ra cộng đồng bàn thảo làm lớn chuyện không cần thiết. Về bài viết thì có thể bàn thảo để sửa nội dung cho phù hợp. @Nguyentrongphu: Bạn đã là ĐPV, đừng phát ngôn gay gắt như vậy.  A l p h a m a  Talk 06:38, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Hiểu nhầm ngôn từ nhau tí đó mà (chuyện hay xảy ra trên Wikipedia). Đính chính là không có gay gắt. Không nên chuyện nhỏ xé to. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:47, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến tôi thấy nhiều bài viết tầm nhìn hẹp (Dù rằng người viết cố gắng kết luận mức độ phổ biến của khái niệm, nhưng hầu hết toàn nguồn phản ánh góc nhìn của địa phương Việt Nam, hiếm hoặc ít có nguồn nước ngoài nào). Trong khi nội dung kha khá bài viết không nhấn mạnh tại Việt Nam mà dường như ngầm khẳng định áp dụng cho toàn thế giới (quốc gia nào cũng có góc nhìn như vậy). Ngoài ra, cách trình bày không hề bách khoa mà "dường như cố gắng thêm quan điểm" (nhiều đoạn không nguồn). Nếu tiền lệ này được nghiễm nhiên thông qua, tôi hy vọng sắp tới nhiều thành viên được quyền đăng luận văn của mình nên vi.wp, khi đó mong rằng không BQV nào đó xóa những bài luận văn đó.--Nacdanh (thảo luận) 09:37, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Một số bài viết chưa thấy có liên kết ngoại ngữ (để so sánh phiên bản) và lấy từ giáo trình Mác thì tôi không nghĩ là có tầm nhìn toàn diện được. Một khía cạnh khác có lẽ trình độ của người viết (có thể là ngoại ngữ hay 1 số lý do) cho nên khó kiếm cụm từ tương đương hay khả năng tổng quát hóa bài. Vì vậy có nhiều giải pháp, đặt nhãn tầm nhìn hẹp, thảo luận với người viết, tham gia viết hoặc là 1 số cách để bài có thể giải quyết theo 2 hướng: phát triển toàn diện hay xóa.  A l p h a m a  Talk 09:48, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nhiều người cố tình đánh lạc hướng mà bỏ qua rằng nhiều bài có những diễn giải không nguồn. Đâuy rõ ràng là diễn giải khái niệm mà không nguồn thì gần như dạng Wikipedia không phải là nơi diễn thuyết => nếu đúng theo quy trình thì tối thiểu phải xóa những đoạn không nguồn triệt để vì Wikipedia:Thông tin kiểm chứng đượcWikipedia:Nguồn đáng tin cậy. Wp không phải là nơi diễn giải quan điểm cá nhân hay tuyên truyền quan điểm. Còn về tầm nhìn hẹp, như tôi đã nói, ít ra nếu người viết không đủ khả năng nghiên cứu sâu các học liệu quốc tế, họ có thể nhấn mạnh hoặc mở hẳn một tiểu mục nhỏ tách bạch khái niệm (hay nôm na là ý hiểu) của người Việt tách bạch hẳn ra. Nếu bài viết không nổi bật thì như gợi ý của một số thành viên, hãy chuyển đến wikibooks (Nhiều khi đăng bài đúng nơi là đã thành công lớn và khiến người khác cảm phục). Vài lời nhắn gửi..--Nacdanh (thảo luận) 06:26, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Goodmorninghpvn cảm thấy thế nào về đề xuất chuyển nội dung loạt bài này sang Wikibooks, nơi mà nhiều thành viên ở trên cho là phù hợp hơn Wikipedia? --minhhuy (thảo luận) 09:51, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Bản thân tôi thì cũng không khuyến khích viết bài có tầm nhìn hẹp đối với những khái niệm lớn như vậy. Nhưng mà cơ bản thì chúng cũng khá có ích trong nhiều trường hợp. Tôi nghĩ đặt biển là đủ rồi. Và mong rằng tác giả, hay những bạn khác sẽ giúp nó "toàn cầu" hơn. P.T.Đ (thảo luận) 10:20, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Hết sức buồn cười cách làm việc của wiki này.

Tôi cứ tưởng thành viên này viết nhăn viết cuội cái gì, tưởng bài dịch máy hay chất lượng kém, wiki bây giờ có trò yêu sách viết bài rằng phải hoàn hảo toàn diện liên wiki. Bài viết thì cũng ngang tầm trình đại học ở VN, cùng lắm nhận cái bảng treo nào đó nghi ngờ bản quyền sao chép giáo trình đại học. Giờ đến cả trình độ đại học Việt Nam không được thừa nhận trên wiki xem ra ban quản trị toàn diện du học nước ngoài và hấp thụ tinh hoa tri thức phương Tây. Trình độ đại học Việt Nam xếp vào nhóm hàng hạng bét đáng vứt vào sọt rác à.

Cứ giả lập rằng các bài viết đó là nội dung phiến diện của 1 nền giáo dục Marxist đi, cùng lắm thì treo cái bảng có vấn đề rồi về sau ai muốn thêm cứ thêm. Một thành viên viết 1 bài không chỉ là hết cái sức lực của anh ta, mà còn hết cả trình độ của anh ta, thậm chí anh ta đang học lớp 10, 11, 12 chứ chả phải sinh viên, càng xa vời với cái đầu mấy ông giáo sư. Bây giờ có cái cửa quyền yêu sách thành viên viết lại cho hoàn hảo. Chất lượng tầm cái đầu thạc sĩ hay tiến sĩ? Vậy sẽ vừa lòng? Hả?...Một cái yêu sách lạ đời.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 13:09, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đề nghị quý thành viên bình tĩnh. Cộng đồng đã khá nhân nhượng với thái độ thiếu văn minh vừa qua của quý thành viên. Hy vọng quý thành viên không đi quá xa đến mức tôi phải đưa ra Tin nhắn cho bảo quản viên. Đây là điều đáng buồn với không chỉ quý thành viên, mà còn với riêng bản thân tôi. Mong quý thành viên kiềm chế. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:14, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng rồi thành viên Nguyenhai314 nói rất đúng. Vĩnh Lạc Đế Nội các 13:16, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn Đông Minh nên bình tĩnh bạn à. Không ai nói trình độ đại học VN xếp hạng bét hay không được dùng giáo án đại học. Tuy nhiên, Wikipedia không phải là nơi thuyết trình. Việc yêu cầu người viết hiệu đính là chuyện bình thường mà. Ví dụ: mấy bài văn phong quảng cáo thì viết lại cho bớt quảng cáo, mấy bài văn phong không bách khoa thì viết lại cho bách khoa và mấy bài chưa được wiki hóa thì viết lại cho wiki hóa vân vân... SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:16, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý nhiều điểm, mà trước hết những bài này cần soi rõ nó có copy và paste từ giáo trình đại học hay không? Đó là điểm chính và là điểm nghiêm trọng nhất, còn vốn dĩ mấy bài học thuật Marxist này rất đặc trưng trong tư tưởng và lối hành văn, cách nó dùng từ và cụm từ rất riêng biệt so với nội dung học thuật phương Tây. Tôi chỉ thấy quá đáng với cái gọi là "tầm nhìn toàn cầu" và yêu sách chủ bài phải viết lại vì điều này. Miễn sao bài viết không phải sản phẩm "nhăn cuội", nó cùng lắm nhận bảng treo vì 1 lý do nào đó, chứ cơ chế viết bài wiki là nhiều người cùng viết và có thể viết kế tiếp kế nhiệm nhau, sao lại ra yêu sách người khác phải viết lại cái nội hàm ("tầm nhìn toàn cầu") thay vì xoay quanh các khía cạnh chất lượng như bạn nói. Trân trọng.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 14:32, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mọi người đang thảo luận trên tinh thần hữu nghị để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất vì Wikipedia vì độc giả mà. Rất có thể phương án cuối cùng là treo biển "Tầm nhìn hẹp" rồi cứ để đó cho người khác phát triển trong tương lai nhưng phải thảo luận thì mới có phương án chứ. Tầm nhìn toàn cầu cũng ảnh hưởng tới chất lượng bài viết mà bạn. 1 bài có tầm nhìn toàn cầu sẽ tốt hơn 1 bài có tầm nhìn hẹp, giúp độc giả có cái nhìn đa chiều. Đó là điều tốt. Một bài viết chất lượng luôn phải có cái nhìn đa chiều. Không có BVCL/BVT nào mà lại có tầm nhìn hẹp ở bất cứ chủ đề nào. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:47, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Không biết bạn Đông Minh có hiểu tầm nhìn toàn cầu được định nghĩa là gì không mà sao bạn ấy xem nhẹ tính tầm nhìn toàn cầu thế nhỉ? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:51, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Giải thích bình dân thôi. "Tầm nhìn toàn cầu" là có sức nặng chứ sao nhẹ được. "Tầm nhìn toàn cầu" thể hiện ở chỗ 1 bài dù là có tính chất địa phương 1 nước hay 1 khu vực hạn hẹp, như chữ Nôm, cải lương,…. hay nhóm bài của Nho giáo, Marxist, tư tưởng Ai Cập, Hy Lạp hay La Mã,… miễn là được trích dẫn trong nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, giáo sư, lời nhận định của 1 chính khách,… mà gồm nhiều đại diện đông – tây, Mỹ, Pháp, Anh, Ấn, Nga, Trung, Nhật,…. tức là phải trên diện rộng. Còn" tầm nhìn hẹp" là 1 bài mà gần như chỉ xoay quanh tri thức có tính địa phương như 1 bài viết gần như chỉ có người VN hiểu. Đó là khác biệt. Tôi thấy bạn không hiểu ý tôi muốn truyền tải cũng như nhiều thứ khác nữa. Tôi không hề muốn tranh luận với bạn nữa, tôi không thích tranh luận với bạn. dừng ở đây!  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 15:31, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng, chúng ta nên dừng ở đây. Càng nói càng không hiểu, càng không hiểu càng cãi nhau, càng cãi nhau càng đi lệch vấn đề. Vậy thì mong bạn đưa ra rõ ràng ý kiến của mình. Ý kiến của bạn là đặt biển tầm nhìn hẹp? – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 15:35, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy là bây giờ tôi thích gặp bọn ác hơn rồi, chí ít tôi thấy họ có chính kiến rõ ràng và nhiều thứ thì tôi không cần giải thích hay phải lặp lại trong cái vòng lẩn quẩn. Logic dẫn luận tôi nên giành cho người khác vì nó chả ăn nhập logic nói chuyện của bạn. Vừa mới nói xong thì bạn hỏi lại như thể tôi muốn mình không nên nói chuyện ngay từ đầu cho rồi. Anh em ta nên dừng lại kẻo đi xa đến mức không còn nhìn nhau lần nào, mà giữa chúng ta chả có trọng tâm xung đột nào đáng có. Còn vụ đặt biển báo không phải mục tiêu nói chuyện quan trọng của tôi tôi không cần quan tâm. Vì nói ra sẽ tung tóe ra nhiều thứ lắm. Chúc bạn buổi tối vui vẻ và quên tôi đi.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 15:58, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ việc có nghi vấn về phạm vi (project scope) của một bài viết có thỏa mãn những gì được nêu tại WP:KHONG hay không là một chuyện bình thường, nếu không thì chúng ta đã chẳng có những bản mẫu như {{Di chuyển đến Wikibooks}}. --minhhuy (thảo luận) 13:27, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi muốn mọi người thảo luận để chọn hướng đi sau này cho loạt bài thế này. Có thể là đổi tên cho đúng. Nếu không thì đặt biển tầm nhìn hẹp. Còn không được nữa thì có thể di chuyển sang dự án Wikibooks. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:47, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chờ chút. Tôi chưa hiểu câu nói "wiki bây giờ có trò yêu sách viết bài rằng phải hoàn hảo toàn diện liên wiki" là cái gì. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:58, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy Wikipedia là bách khoa toàn thư, những bài viết thường không nên mang tính phiến diện. Ví dụ như bài Quốc kỳ thì không thể nào định nghĩa là một tấm vải màu đỏ in hình ngôi sao năm cánh ở chính giữa như vậy cả. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 13:58, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ờm, bạn lấy ví dụ nó không tương thích lắm, nhưng dù sao vẫn đồng tình với bạn. Vĩnh Lạc Đế Nội các 14:00, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Có vẻ một số bạn khinh thường dự án Wikibooks, nghĩ rằng những thành viên họ "hết sức lực, hết cả trình độ" thì vẫn nên cho một chỗ ở Wikipedia, còn mang xuống Wikibooks là không xứng đáng với công lao, trình độ của họ chăng? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:09, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Để tôi nói cho bạn nghe. Ý muốn của bạn đã được người khác giải thích theo cách khác, mong là bạn hiểu đầu cua tai nheo. Và bạn thì cứ làm công việc của bạn.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 14:15, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Xin lỗi bạn Đông Minh, tôi trích lời dẫn của bạn không phải để nói bạn. Nhưng tiện đây tôi nói, tôi thấy việc một bài trình độ đại học Việt Nam không liên quan tới việc có được lên Wiki hay không và việc nó không lên Wiki thì là một sự hấp thụ tinh hoa tri thức phương Tây, nghe nó cũng không phù hợp lắm với Wikipedia. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:29, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Đông Minh: Xin lấy ví dụ bài Thể chế. Bài này nguyên thủy không phải do Goodmorninghpvn tạo. Bạn đó đã nhờ các BQV/ĐPV xóa và thay thế bằng phiên bản của bạn ấy. Bạn có thể nhờ các ĐPV hoặc BQV xem lại nội dung trong các phiên bản đã xóa xem sao. Tôi nhớ là những nội dung cũ đó có mang tính toàn cầu, có liên kết tới các ngôn ngữ khác nhưng không hiểu sao bây giờ không có. Nếu những gì tôi nhớ là không lầm thì đây có thể là trường hợp xoay chuyển nội dung từ toàn cầu về địa phương, chứ không phải ban đầu là địa phương và gắn cái bảng có vấn đề để mong đóng góp thêm như bạn Đông Minh đây nói. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:43, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Ôi bạn Đức Anh ơi đừng hiểu nhầm, không phải là người ta khinh thường gì đâu, chẳng qua là người ta không biết là dự án Wikibooks với những thành viên tâm huyết như bạn có tồn tại thôi. Đừng nóng nảy quá. Vĩnh Lạc Đế Nội các 14:12, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chẳng phải tôi tâm huyết gì. Nếu phù hợp thì tôi vẫn có thể đề nghị di chuyển sang Wikivoyage (du lịch), Wikiquote (châm ngôn), Wiktionary (từ điển). Nhưng dự án Wikibooks là dự án phải nói là anh em ruột với Wikipedia, hầu hết mọi thứ không phù hợp và bị cộng đồng Wikipedia bỏ đều phù hợp để có mặt trên Wikibooks. Chuyện chính trị thì đâu thể mang vào cẩm nang du lịch, mang vào từ điển, mang vào các câu châm ngôn? Thôi đừng lan man dài dòng. – Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:21, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  • Mọi chuyện đi quá xa tôi mong muốn. Tôi muốn mọi người đưa ra ý kiến của mình, chứ không phải là phiên điều trần, phiên tòa hay phiên luận tội gì ở đây. Đề nghị mọi người cho ý kiến rõ ràng. Có đổi tên để thu hẹp phạm vi không? Có gắn biển tầm nhìn hẹp không? Có phải viết lại không? Có nên dời về các dự án khác không? Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:34, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Các anh em người một nhà thảo luận vui vẻ, tìm đồng thuận, chớ gay gắt sinh ra cãi vả nhá. Bạn nào thấy căng thẳng thì hãy ra ngoài mua cho mình một lon Highlands Coffee đi nào. Vĩnh Lạc Đế Nội các 15:41, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Các phương án[sửa | sửa mã nguồn]

Để cộng đồng xem xét và quyết định. Tôi nghĩ thành viên Goodmoring rất có thiện chí nên có thể thảo luận để phát triển từng bài một nếu ai có hứng thú. Đây không phải là chuyện 1 sớm 1 chuyện đâu. Hiện tại có 4 luồng ý kiến khác nhau.

  1. Treo biển "tầm nhìn hẹp" và cứ để đó cho người khác phát triển bài trong tương lai
  2. Một số bài có thể hợp nhất vô bài chính (có thể rút gọn lại nếu cần thiết)
    Ví dụ: bài Tầm nhìn lãnh đạo có thể hợp nhất vô bài lãnh đạo.
  3. Dời hoặc không dời nhưng vẫn sao chép sang Wikibooks thành một cuốn sách.
  4. Thảo luận từng bài một và bổ sung thêm thông tin từ en hay nguồn khác để bài có tầm nhìn rộng hơn (cách này rất tốn thời gian và công sức) SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:39, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nguyentrongphu Tôi nghĩ nên kỵ việc mở thành một biểu quyết. Những thành viên nào thích cái gì thì tự điền ý kiến xuống bên dưới là xong. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:45, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên đổi tên, hoặc đặt biển tầm nhìn hẹp, đồng thời nếu được có thể mang xuống dự án Wikibooks. Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 14:45, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi đâu có tính mở 1 BQ? Đây là 1 cuộc thảo luận tìm đồng thuận mà. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:50, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Goodmorninghpvn[sửa | sửa mã nguồn]

Trước tiên, tôi bày tỏ lời xin lỗi cộng động vì những loạt bài của tôi đã tạo việc cộng đồng phải quan tâm như vậy, và cũng có nhiều tranh luận trái chiều nhau, nhiều ý kiến khác nhau. Thứ hai, tôi cũng thành thật xin lỗi vì trong bối cảnh cuối năm (âm lịch), bản thân phải dành nhiều thời gian đối với cuộc sống nên ít có thời gian lên wiki để trao đổi lại mới cộng đồng.

Qua thảo luận ở trên, mặc dù đọc cũng chưa kỹ lắm, nhưng cộng đồng cũng chỉ ra một số vấn đề, tôi sẽ lưu ý để tiếp tục phát triển những bài mà tôi đã tạo ra cho phù hợp với tiêu chí, yêu cầu của vi.wiki. Trong những thảo luận đó xuất hiện những quan điểm về "toàn cầu", "phương tây", Marxit, rồi có ở wiki Tiếng Viết mà không thấy có ở các phiên bản khác... nhưng vấn đề này cũng khiến tôi phải suy nghĩ.

Tuy nhiên, như tôi đã từng có ý kiến, để giúp từng bài, từng chủ để có hướng phát triển tốt hơn, phù hợp với tiêu chí của wiki hoặc chuyên đi đâu đó, mong cộng đồng nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến cụ thể vào phần thảo luận của từng bài, để trên cơ sở đó, có những trao đổi đi đến đồng thuận. Còn việc thảo luận ở đây tôi nghĩ nên dừng lại, vì có thảo luận đi chăng nữa cũng không thể giải quyết được vấn đề, và nếu có giải quyết được thì hiệu quả chắc cũng không cao.

Rất cảm ơn cộng đồng!08:14, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC) _Morning (thảo luận) 08:21, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi đã nói hướng cho bạn rồi đó. Tôi nói lại này. Một đoạn nào ông thêm mà không có nguồn (nói sỗ sàng là "tuyên truyền quan điểm cá nhân", viết luận văn) thì xóa đi. Tôi nói thẳng mặt rồi đấy! Chẳng qua tôi không phải ĐPV nên không muốn quá rắn với ông thôi. Còn lại, bài nào mà có liên kết với ngôn ngữ khác (tức tồn tại ở các wp khác) mà nội hàm lớn => phiền ông lập giúp tôi một tiểu mục Việt Nam (Khi đó, ông tha hồ mà dùng nguồn và quan điểm Việt Nam), còn lại để những người quan tâm khác (nếu có) dịch từ wp khác sang hoặc họ bổ sung nguồn quốc tế. Bài nào mà hẹp quá (đồng thời nguồn quốc tế cũng không có mấy) thì gộp vào khái niệm lớn => như "tầm nhìn lãnh đạo" gộp vào "Lãnh đạo". Ông không thấy "Tầm nhìn lãnh đạo" chỉ là một mục nhỏ hay khía cạnh nhỏ bé trong phạm trù "lãnh đạo" à. Còn lại bài nào tệ quá, quá hẹp giống mấy thuyết luận văn thì tống sang wikibook. Nói đốp chát thẳng mặt vậy rồi đấy, ông thêm được nguồn nào thì thêm. Nói chung nói thẳng đốp chát dễ đi vào vấn đề hơn là vòng vèo.--Nacdanh (thảo luận) 08:46, ngày 2 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

18:30, ngày 25 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Mời các bạn cho ý kiến ở Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam) lần 2.  A l p h a m a  Talk 03:37, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhờ vả chuyển đổi bản mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Chào các bạn, hiện tại Wikipedia tiếng Việt đang tồn tại và sử dụng song song 2 bản mẫu infobox cùng chức năng về các quốc gia (lẫn cựu quốc gia), đó là Bản mẫu:Hộp thông tin quốc gia (1) và Bản mẫu:Thông tin quốc gia (2). Bản mẫu (1) có giao diện hoàn thiện hơn, thông số đầy đủ hơn và được bảo trì thường xuyên hơn, trong khi bản mẫu (2) đã lỗi thời, thiếu nhiều tham số và quan trọng là không hỗ trợ tham số tiếng Anh gây ảnh hưởng lớn khi dịch bài với những người không thông thạo cách điền và chuyển đổi tham số. Hiện cộng đồng đang dần thay thế bản mẫu (2) sang bản mẫu (1).

Chính vì bản mẫu (2) không hỗ trợ tham số tiếng Anh và được viết mã nguồn tham số theo cách khác so với bản mẫu (1), nên không thể chuyển đổi bằng cách đổi hướng thông thường mà phải làm thủ công. Việc này tốn khá nhiều thời gian, nên cách khả thi nhất chỉ là bê "nguyên xi" từ Wikipedia tiếng Anh sang rồi Việt hóa các giá trị (phần sau dấu bằng =), đòi hỏi có sự tham gia của nhiều người do số lượng bài nhúng bản mẫu (2) cũng tương đối nhiều (xem Đặc biệt:Liên kết đến đây/Bản mẫu:Thông tin quốc gia). Tôi nghĩ công việc này sẽ gây hứng thú với những bạn thích viết bài về các quốc gia, vì là dịp để cập nhật các thông tin đã lỗi thời trong infobox. Mong được sự giúp đỡ của mọi người để chúng ta sớm hoàn tất quá trình chuyển đổi một bản mẫu có thể xem là rất quan trọng này. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 07:16, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xem ví dụ về sự khác biệt trực quan giữa hai bản mẫu: Afghanistan (dùng bản mẫu (1)) và Đức (dùng bản mẫu (2)) --minhhuy (thảo luận) 07:20, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Chỉ có 226 trang thôi, nếu có 23 người mỗi người sửa chưa tới 10 trang là xong. Tôi xung phong sửa vài bài góp vui. ~ Violet (talk) ~ 08:29, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Hình như vấn đề chỉ là các trang dùng bản mẫu (2) thì bị lỗi thời. Còn nếu dịch mới thì mặc định là dùng ngay bản mẫu (1) nên chắc không có ảnh hưởng gì đến việc này. P.T.Đ (thảo luận) 10:55, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Từ trường hợp này với một số trường hợp khác. Tôi có đề nghị là hạn chế dịch tên tham số trong bản mẫu. Như vậy sẽ dễ bảo trì bản mẫu về sau hơn. P.T.Đ (thảo luận) 11:18, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Mình xin "xí chỗ" bài ĐứcÁo. :) —  Băng Tỏa  16:21, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhờ mọi người cho ý kiến về tên bài giữa mouse và rat ở Thảo luận:Chuột.  A l p h a m a  Talk 12:15, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Về việc chỉ cho phép thành viên tự động xác nhận trở lên tạo mới một trang[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Người đề xuất rút đề xuất vì thấy không phù hợp. ~ Violet (talk) ~ 23:54, ngày 8 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bên enwiki hiện nay, IP và thành viên mới đăng kí tài khoản không thể tạo bài, chỉ có thành viên tự động xác nhận trở lên mới có thể. Thiết nghĩ bên đây chúng ta cũng nên làm điều tương tự, không biết cộng đồng nghĩ thế nào? Làm được như vậy các quản trị viên sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian, không phải đi tuần tra các bài viết mới do những đối tượng này tạo và đặc biệt không phải tốn công đi xóa những trang thử nghiệm do IP tạo mỗi ngày GiaoThongVN (thảo luận) 23:58, ngày 26 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

  •  Phản đối mạnh đề xuất "phân biệt" này. IP là một phần quan trọng của Wikipedia tiếng Việt, là nguồn cung cấp số lượng lớn bài viết cho cộng đồng trong suốt gần 20 năm qua, kể cả những bài viết chất lượng như Guy Fawkes. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 00:07, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn Nguyenhai314 nói chí phải. IP nhiều người có trình độ lắm. Wiki Tây đông thành viên nên mới làm kiểu này được, chứ Wki Việt đã neo người còn làm thế thì chết, trong khi chất lượng bài vẫn còn thấp. Vĩnh Lạc Đế Nội các 00:11, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314Tàn Kiếm: làm vậy không hẳn là phân biệt đối xử, mà như vậy cũng khuyến khích mọi người tạo tài khoản để viết bài (mà điều này cũng chính là tinh thần chung của Wikipedia mà, Wikipedia không cấm những cũng đâu có khuyến khích sửa đổi bằng IP). Không phủ nhận rằng nhiều bài viết chất lượng được tạo ra nhờ IP, tuy nhiên nếu những người có trình độ đó, họ thực sự nghiêm túc viết bài thì lại càng phải khuyến khích họ dùng tài khoản, có tên đàng hoàng, điều đó chẳng phải tốt hơn nhiều sao? GiaoThongVN (thảo luận) 00:15, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Khuyến khích viết bài như thế nào khi không cho người ta viết bài bằng IP? Thứ nữa, phiền quý thành viên chỉ rõ xem chỗ nào là Wikipedia "không khuyến khích" sửa đổi bằng IP. Wikipedia là bách khoa toàn thư "mở" chứ không phải đóng. Buộc phải đăng ký tài khoản mới được viết bài là điều không thể chấp nhận được. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 00:23, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: chẳng phải mỗi lần sửa đổi bằng IP nó đều hiện cái dòng "Bạn hiện không đăng nhập. Sửa đổi theo cách này sẽ khiến cho địa chỉ IP của bạn bị ghi lại công khai. Nếu bạn đăng nhập hoặc tạo tài khoản, sửa đổi của bạn sẽ không hiển thị địa chỉ IP mà sẽ gán với tên thành viên của bạn, đồng thời nhận được nhiều lợi ích khác". Mà rõ ràng nhất vẫn là mỗi khi dùng IP sửa đổi gì đó đều sẽ bị chặn lại bằng một bước "Xem trước" rồi mới được lưu sửa đổi, còn đối với thành viên được tự động xác nhận thì không. Bắt buộc họ phải xem trước rồi mới được lưu giống như kiểu không tin tưởng họ mấy nên mới làm vậy, theo tôi là vậy đó. Nếu nói như bạn Nguyenhai314 là đề xuất của tôi "phân biệt" thì hai ví dụ tôi mới đưa ra ở trên cũng được xem là phân biệt rồi. Còn nếu tôi hiểu sai thì mong bạn chỉnh lại cho tôi. GiaoThongVN (thảo luận) 00:28, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thưa quý thành viên, trường hợp này họ đang "khuyến khích tạo tài khoản", rằng điều này có lợi hơn so với sửa đổi bằng IP chứ không phải "không khuyến khích sửa đổi bằng IP". Đây là hai khái niệm khác biệt. Sửa đổi bằng tài khoản chỉ đơn giản là mang lại nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là che giấu được địa chỉ IP trong một số sửa đổi nhạy cảm. Mỗi IP khi sửa đổi mặc định sẽ được xem là "người mới". Hệ thống không thể phân biệt được điều này. Tại sao nói đề xuất của quý thành viên phân biệt, đó là vì trong trường hợp hệ thống buộc xác nhận trước khi lưu, thành viên vẫn có thể đăng sửa đổi, còn đề xuất của quý thành viên thì không. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 01:41, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenhai314: Tóm lại như tôi đã nói ở dưới, tôi cho rằng đề xuất này không phù hợp với viwiki hiện nay đơn giản vì wiki chúng ta còn quy mô rất nhỏ so với wiki tiếng Anh (nghĩa là trong tương lai nếu wiki lớn mạnh như enwiki thì chuyện này hoàn toàn có thể xem xét tới chứ không phải là không). Còn nếu bạn nói việc này mang tính phân biệt thì tôi chẳng thể đồng tình. Thứ nhất: nếu nó là phân biệt vậy tại sao wiki tiếng Anh làm, họ làm chẳng lẽ bạn cũng cho rằng họ phân biệt, và bạn phản đối họ. Thứ hai: bạn có dám khẳng định với tôi wiki hiện nay không có phân biệt đối xử giữa thành viên đăng ký với IP? Bạn có dám nói với tôi rằng bạn tin tưởng một IP nào đó như tin tưởng một thành viên thông thường? Hai câu hỏi trên đã cho thấy được sự phân biệt chưa? Chính bạn đã nói ở trên: "Mỗi IP khi sửa đổi mặc định sẽ được xem là "người mới" ", tức là IP lúc nào cũng bị xem là người mới, không có kinh nghiệm, vì vậy bắt buộc phải kiểm lại trước khi lưu. Một sự phân biệt không hề nhẹ đấy chứ. "Khuyến khích tạo tài khoản" = "Không khuyến khích không tạo tài khoản" = không khuyến khích sửa bằng IP chứ còn gì nữa (đó gọi là phủ định của phủ định = khẳng định đấy).
    Mà kỳ thực nãy giờ tôi vẫn chưa hiểu việc gì mà bạn cứ gay gắt đến vậy, Tuanminh01 hay Tàn Kiếm đều tranh luận rất nhẹ nhàng, bình thường cơ mà. Chuyện này suy cho cùng cũng là ý kiến cá nhân của tôi thôi mà, đâu phải tôi muốn là được. Bạn làm nãy giờ người ta tưởng tôi là quản trị viên cấp cao có thể quyết định được việc này và đang hỏi ý kiến mọi người, trình dự luật lên sắp được xét duyệt đến nơi vậy. GiaoThongVN (thảo luận) 02:48, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Như đã nói, IP luôn được xem là người mới vì hệ thống không bao giờ nhận diện được người sử dụng IP đó là ai. Mỗi phiên đăng nhập bằng IP, tôi đều nhận thông báo và yêu cầu nhập mã captcha, đó không phải là phân biệt. Khi đã được xem là người mới thì thông báo và hướng dẫn là điều bình thường, kể cả thành viên đã đăng ký tài khoản vẫn nhận được một số thông báo. Đề xuất này phân biệt vì đơn giản nó tước đi quyền sửa đổi chính đáng của IP, một thành viên của Wikipedia, cào bằng những sửa đổi có ích của họ với phá hoại. Tôi đang tranh luận rất bình thường, không hề tỏ ra "gay gắt", có lẽ do văn hóa tranh của quý thành viên và tôi có chút khác nhau, từ đó dẫn đến hiểu nhầm, điều này tôi xin nhận lỗi về mình. Việc so sánh với Wikipedia tiếng Anh là không hợp lý, nó vẫn không bác bỏ tính phân biệt tạo ra do đề xuất (quy định đó) tạo ra. Tôi cũng sẽ phản đối như thường nếu bản thân là thành viên của dự án tiếng Anh và họ đang mở thảo luận tương tự. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:27, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bên en, họ đã cấm IP tạo bài mới từ lâu rồi (IP vẫn có thể sửa đổi bình thường nhưng không thể tạo bài mới). Tôi cũng đồng tình là với nhân lực hiện tại làm như en là không phù hợp với vi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:32, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Wikipedia tiếng Anh là nguồn tham khảo rộng rãi nhưng không phải là "chuẩn mực". Việc Wikipedia tiếng Anh thông qua quy định đó không đồng nghĩa với việc quy định ấy không mang tính "phân biệt", thưa quý ĐPV. Như đã nói, nếu tôi là thành viên của dự án tiếng Anh, tôi sẽ phản đối ngay lập tức nếu dự luật được đưa ra bàn thảo. Với tôi, bất cứ đề xuất nào ngăn chặn, cản trở, trao "đặc quyền" tạo bài, xây dựng một bài viết ở Wikipedia cho riêng một nhóm thành viên đều là phân biệt, điều này, đối với tôi, có tính chất "không bao giờ thỏa hiệp". ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:35, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyenhai314: được rồi, nếu bạn đã trả lời rằng bạn cũng phản đối cách làm của wiki tiếng Anh thì tôi cũng không còn gì để nói nữa. Quan điểm của bạn là vậy thì tôi biết vậy được rồi. Trên đời này cái gì cũng có hai mặt, và IP cũng vậy. Suy cho cùng mọi thứ đều được đặt lên bàn cân hết cả thôi, bên đây chúng ta vẫn còn cần IP dài dài nên cấm IP tạo mất nhiều hơn là được, còn ở enwiki vì bản thân đã đủ lớn mạnh rồi, cấm để đỡ dọn dẹp và ai nấy cũng chỉ tập trung viết bài, sửa đổi, chẳng cần tới IP nữa nên nhiều khi đúng nghĩa đuổi IP như đuổi tà vậy. GiaoThongVN (thảo luận) 09:58, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Một hệ thống wiki mở sẽ có lượng bài viết cao hơn và phong phú hơn nhiều các hệ thống đóng (bách khoa toàn thư giấy hay các trang web bách khoa của nhà nước). Tốc độ cập nhật thông tin mới cũng cao hơn. Các bài viết về bóng đá hiện nay toàn do IP hâm mộ bóng đá cập nhật. Tương tự với bản mẫu COVID-19 được IP cập nhật hàng ngày. Hậu quả là wikipedia cũng có nhiều rác hơn. Hãy chấp nhận rác như một cái giá để đổi lấy sự phong phú, đa dạng bài viết và đông đảo người đóng góp. Tuanminh01 (thảo luận) 00:19, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mà nghĩ lại đúng là tôi cũng suy nghĩ chưa được thấu đáo thật. Cái gì cũng có cái giá của nó, được cái này ắt sẽ mất cái kia. Số lượng rác mà chúng ta phải dọn hằng ngày nhìn lại thì vẫn ở mức chấp nhận được, không phải quá nhiều. Đề xuất này không phù hợp với wiki chúng ta hiện tại, nhưng sau này khi wiki lớn mạnh thì cũng đáng để xem xét đó chứ GiaoThongVN (thảo luận) 00:32, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đúng vậy, đến khi nào wikipedia tiếng Việt có hàng chục ngàn thành viên đóng góp mỗi ngày như wikipedia tiếng Anh thì hãy tính. IP sẽ tạo tài khoản chỉ khi nào họ muốn sau một thời gian dài đóng góp. Bản thân tôi đóng góp 2 năm bằng IP rồi mới tạo tài khoản chính thức. Còn các bạn thì sao, mất bao lâu thì tạo tài khoản? Tuanminh01 (thảo luận) 00:40, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi chỉ đồng ý việc này khi Wikipedia tiếng Việt có lượng bài viết cơ bản (không phải bài do bot tạo) xấp xỉ Wikipedia tiếng Anh, còn hiện tại thì chúng ta vẫn phải dựa rất nhiều vào IP để phát triển nội dung. --minhhuy (thảo luận) 03:28, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối:
  1. Dự án chúng ta chưa đến mức mất kiểm soát các bài tạo mới
  2. Các IP đóng góp rất nhiều.
  3. Việc không cho thành viên mới tạo trang có thể sẽ khiến họ nghĩ rằng họ không thể tạo trang mới
  4. Việc không tạo trang mới cũng có thể khiến một thành viên mới không còn gắn bó với Wikipedia
  5. Wikipedia không phải là một công ty mà phải "thực tập" sửa đổi các trang cũ thì mới được ban cho quyền tạo trang. Wikipedia là một môi trường mở.

Đức Anh (Thảo luận · Wikibooks) 06:45, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]


Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Mời các quý thành viên cho ý kiến về việc đổi tên bài tại Thảo luận:Quần tụ thiên hà. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 14:12, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Moving Wikimania 2021 to a Virtual Event[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimania's logo.

Xin chào. Apologies if you are not reading this message in your native language. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn. Cảm ơn!

Wikimania will be a virtual event this year, and hosted by a wide group of community members. Whenever the next in-person large gathering is possible again, the ESEAP Core Organizing Team will be in charge of it. Stay tuned for more information about how you can get involved in the planning process and other aspects of the event. Please read the longer version of this announcement on wikimedia-l.

ESEAP Core Organizing Team, Wikimania Steering Committee, Wikimedia Foundation Events Team, 15:16, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Giới thiệu Mô đun:ParameterAliasNormalizer và giải pháp sử dụng tham số tiếng Việt cho bản mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào mọi người. Hôm nay, tôi xin giới thiệu một giải pháp kỹ thuật để sửa một số lỗi đặc thù của bản mẫu.

Vấn đề dịch tham số nhưng không chừa lại tên tham số tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh là một số bản mẫu ban đầu được dịch sang tiếng Việt, và dịch luôn cả tên tham số, một số bản mẫu khi dịch đôi khi không để lại tham số tiếng Anh ban đầu. Ví dụ như tham số gốc của bản mẫu là: (1)

{{{name|}}}

Thay vì dịch là: (2)

{{{name|{{{tên|}}}}}}

Thì lại dịch là: (3)

{{{tên|}}}

Điều này dẫn đến việc bản mẫu không thể nhận biết được các tham số tiếng Anh gốc khi dán trực tiếp mã bản mẫu từ enwiki (vì tham số "name" đã bị mất, còn mỗi tham số "tên").

Một số bản mẫu sở hữu tham số tiếng Việt đã được nhúng trong một lượng lớn bài viết, tích lũy qua nhiều năm tháng, dẫn đến đôi khi xảy ra những trường hợp phức tạp khi muốn cập nhật mới.

Ví dụ như ở Bản mẫu:Thông tin sông, xem lại một phiên bản cũ, ta có thể thấy dòng mã sau:

| subheader = {{{tên địa phương|{{{Tên địa phương|}}}}}}

Nghĩa là nếu gọi bản mẫu này ở một trang nào đó, thì mã {{Thông tin sông | tên địa phương = ABC}} sẽ hoạt động, nhưng {{Thông tin sông | name_native = ABC}} (tham số gốc từ bản mẫu enwiki) thì lại không hoạt động.

Do đó, vấn đề ở đây là khi dịch phần tham số của bản mẫu, cần giữ lại tên tham số tiếng Anh gốc, rồi lồng tên tham số tiếng Việt tương ứng như (2). Điều này sẽ giúp khi dán trực tiếp bản mẫu từ enwiki thì bản mẫu vẫn hoạt động bình thường.

Vấn đề của Bản mẫu:Thông tin sông từng được nêu ra ở TNCBQV.

Vấn đề không thể dịch tên tham số khi bản mẫu dùng mô đun[sửa | sửa mã nguồn]

Như ở mục trên, chúng ta có thể dùng song hành nhiều tên tham số khác nhau (có Anh có Việt) cho cùng một tham số. Ví dụ như tham số {{{name|{{{tên|}}}}}} sẽ nhận giá trị từ cả tên tham số "name" hoặc "tên".

Nhưng đây là cú pháp của bản mẫu. Nên nếu như bản mẫu đó là một mô đun trá hình (bản mẫu nhúng mô đun), thì không thể áp dụng được. Vấn đề phức tạp này đã xảy ra với Bản mẫu:Thông tin chiến tranh.

Bối cảnh là, bản mẫu Thông tin chiến tranh (phiên bản trước ngày 27/1/2021) có thể vẫn nhận diện tốt cả tên tham số tiếng Anh và tiếng Việt, bằng việc dùng cú pháp như (2). Như vậy, khi nhúng bản mẫu Thông tin chiến tranh, có thể dùng song hành tên tham số tiếng Anh và tiếng Việt.

Nhưng phiên bản bản mẫu này ở enwiki đã chuyển sang dùng mô đun Lua, và có những cập nhật mới. Việc dùng mô đun cho bản mẫu khiến các tên tham số tiếng Việt bị mất. Ví dụ, nếu khi chưa dùng mô đun, thì hai mã {{Thông tin chiến tranh | partof = ABC}}{{Thông tin chiến tranh | một phần của = ABC}} là tương đương nhau; nhưng khi dùng mô đun cho bản mẫu, thì chỉ có "partof" hoạt động, còn "một phần của" thì không.

Nguyên nhân ở mô đun hỗ trợ Bản mẫu:Thông tin chiến tranhMô đun:Infobox military conflict chỉ đang "trỏ" đến những tên tham số tiếng Anh. Ví dụ như mã self.args.partof sẽ bắt lấy giá trị của tham số "partof". Tuy chúng ta vẫn có thể ép mô đun bắt được tham số tiếng Việt, bằng việc dùng ngoặc vuông [] để trỏ đến tên tham số, ví dụ như self.args["một phần của"]. Nhưng việc này làm tăng thêm "chi phí" không cần thiết, và tác động nhiều đến mã gốc là điều không nên.

Vì lý do đó, khi cho bản mẫu Thông tin chiến tranh dùng mô đun, đã khiến các tên tham số tiếng Việt cũ không còn hoạt động, bản mẫu bị mất nội dung ở những bài dùng tên tham số tiếng Việt. Xem vụ việc 1vụ việc 2.

Bên cạnh đó, dù cho là không xảy ra trường hợp như bản mẫu Thông tin chiến tranh, thì việc dịch tên tham số như kiểu (2) vẫn gặp một số bất cập.

  • Thứ nhất là việc dịch đã tác động đến nhiều phần của mã gốc. Ví dụ, bản mẫu gốc ban đầu có 20 tham số, thì việc dịch sẽ kẹp thêm 20 tham số nữa, tổng là 40 tham số (40 tham số để đại diện cho 20 tham số "thực"). Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất.
  • Thứ hai là việc dịch cũng không được thuận tiện, khi trong bản mẫu, các tham số thường nằm rải rác đều khắp bản mẫu.
  • Thứ ba là có thể không tái sử dụng được chức năng ban đầu của bản mẫu. Ví dụ, cuối các bản mẫu infobox ở enwiki hiện hay có mã {{#invoke:Check for unknown parameters ... }} nhằm bắt những trường hợp nhập sai tên tham số để cho vào thể loại bảo trì. Nhưng yêu cầu của mô đun Check for unknown parameters là cần cung cấp danh sách tên tham số của bản mẫu. Nên do đó, ban đầu đã có 20 tham số, dịch thì tăng lên thành 40, thì cũng phải cập nhật cho đủ danh sách này nếu muốn bắt ngoại lệ, khá mất công.

Giải pháp sử dụng Mô đun:ParameterAliasNormalizer để ánh xạ tên tham số tiếng Việt về tiếng Anh (tên gốc)[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, tôi thấy giải pháp tối ưu nhất để dùng song hành tên tham số tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đồng thời kế thừa được những tham số cũ, dùng được ở bản mẫu nhúng mô đun, mà không cần tác động sâu vào cú pháp bản mẫu, và vẫn đảm bảo hoạt động các chức năng của bản mẫu gốc như Check for unknown parameters, thì chỉ có Mô đun:ParameterAliasNormalizer.

Để hiểu về cách mô đun này hoạt động, thì cần xem lại cách mà MediaWiki render một bản mẫu.

Ví dụ như ban đầu, ở một trang bất kỳ (trang A), ta nhúng đoạn mã như: {{Thông tin sông | tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km}}. Thì nếu như bản mẫu được nhúng ở đây (Thông tin sông) đã có khai báo trong mã nguồn của nó hai tham số "tên sông" và "độ dài" thì trang A sẽ hiển thị được bản mẫu hoàn chỉnh. Xem minh họa dưới.

Render bản mẫu thông thường

Nhưng giả sử như, chúng ta không muốn tác động đến mã gốc (xét phần tham số) của bản mẫu. Nghĩa rằng, khi nhập bản mẫu Thông tin sông từ enwiki vào viwiki, chúng ta để nguyên phần tham số, ví dụ như không dịch {{{name|}}} thành {{{tên sông|}}} hay {{{name|{{{tên sông|}}}}}}, tương tự với "length" (độ dài). Thì có cách nào, khi nhúng mã {{Thông tin sông | tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km}} thì bản mẫu vẫn hiển thị đúng, dù là bản mẫu đang không được khai báo các tham số tiếng Việt này.

Giải pháp ở đây là dùng Mô đun:ParameterAliasNormalizer, theo quy trình điển hình là:

  1. Bước 1: Chuyển toàn bộ mã nguồn của bản mẫu gốc (ví dụ như mã nguồn trong trang Bản mẫu:Thông tin sông) vào trang con /main (ví dụ như Bản mẫu:Thông tin sông/main). Khi dịch mã bản mẫu gốc, chúng ta chỉ cần dịch các label (nhãn, ghi chú, text), không được dịch các tham số.
  2. Bước 2: Quay lại trang chính của bản mẫu, lúc này đang trống (ví dụ trang chính là Bản mẫu:Thông tin sông), tiến hành nhúng Mô đun:ParameterAliasNormalizer như mẫu sau:
{{#invoke: ParameterAliasNormalizer | main
| __template = Thông tin sông/main
<!-- param aliases -->
| name                = tên sông
| length              = độ dài
}}

Đoạn mã trên có ý nghĩa là khi ở một trang nào đó, chúng ta nhúng mã bản mẫu như {{Thông tin sông | tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km}}, thì bản mẫu sẽ gọi ra mô đun ParameterAliasNormalizer. Mô đun này sẽ thu thập các tham số (bao gồm tên và giá trị tham số) của bản mẫu, kiểm tra rằng: Nếu tên tham số là "tên sông" chẳng hạn (một tên tham số đang có trong "từ điển" của mô đun), thì mô đun sẽ lấy giá trị của tham số này (lúc này là "Hoàng Hà") gán cho tên tham số tiếng Anh tương ứng của "tên sông" là "name". Nghĩa là, chúng ta nhập tên sông = Hoàng Hà | độ dài = 5.464 km, nhưng qua mô đun thì nó sẽ ánh xạ thành name = Hoàng Hà | length = 5.464 km. Và các tham số được ánh xạ này sẽ được gửi đến Bản mẫu:Thông tin sông/main (bản mẫu mã gốc) để bung bản mẫu hiển thị ra ngoài trang ban đầu. Xem minh họa dưới.

Render bản mẫu thông qua trung gian ParameterAliasNormalizer

Như vậy, bằng phương pháp trên, chúng ta không cần phải dịch trực tiếp tên tham số của bản mẫu, chỉ cần dịch ở "trang từ điển", tránh tác động đến mã gốc ban đầu. Việc này có ích khi muốn dùng song song tên tham số tiếng Việt lẫn tiếng Anh trong cùng một bản mẫu mà không cần dùng cú pháp lồng tham số; hay như khi bản mẫu dùng mô đun, mà mô đun chỉ hỗ trợ tham số tiếng Anh, thì phải dùng ParameterAliasNormalizer để ánh xạ tên tham số tiếng Việt với tên tham số tiếng Anh tương ứng mà mô đun hỗ trợ, như vậy mô đun mới bung được dữ liệu nếu bản mẫu nhúng mô đun đang dùng tên tham số tiếng Việt.

Mô đun ParameterAliasNormalizer do thành viên MeigyokuThmn sáng tạo, và tôi cũng đã cải thiện một số vấn đề của mô đun này để tiện dụng hơn. Hiện tại, các bản mẫu Thông tin sông, Thông tin cầuThông tin chiến tranh đang sử dụng ParameterAliasNormalizer để vừa nâng cấp được bản mẫu lên phiên bản mới nhất tương ứng ở enwiki, mà vẫn bảo tồn được các tham số tiếng Việt, tham số cũ.

P/S: Ý kiến cá nhân là nên áp dụng mô đun ParameterAliasNormalizer đối với các bản mẫu dùng mô đun hay bản mẫu phức tạp nhiều tham số (từ 10-15 tham số trở lên). Còn đối với bản mẫu không dùng mô đun, số lượng tham số ít (từ 1-5 tham số) thì có thể áp dụng trực tiếp cú pháp lồng tham số như (2) nếu muốn dịch tên tham số, vì mức độ phức tạp chưa quá lớn để áp dụng trung gian ParameterAliasNormalizer.

P.T.Đ (thảo luận) 16:33, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Quá thumbs up Tuyệt!, cảm ơn MeigyokuThmnP.T.Đ rất nhiều. Tôi thường làm việc với bản mẫu theo mã wiki thuần nên rất ái ngại mỗi khi đụng phải bản mẫu dùng Lua, nay có bản mẫu "trung gian" này thì việc dịch bản mẫu Lua không còn phức tạp nữa. Tiếc là lâu rồi không thấy MeigyokuThmn hoạt động. --minhhuy (thảo luận) 17:28, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.s: tôi có thắc mắc thêm là nếu chúng ta đang xài đến 2 tham số tiếng Việt khác nhau thì phải ánh xạ như thế nào? Mô-đun này có hỗ trợ 2 cách dịch của 1 tham số không? --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể xem mã nguồn của Bản mẫu:Thông tin sông. Ví dụ như mã:
| name = tên/river_name/tên sông
Với mã này, mô đun sẽ bắt giá trị của các tham số "tên" hoặc "river_name" hoặc "tên sông" để ánh xạ đến tham số gốc "name". Cần dấu "/" phân biệt giữa các tên tham số bên phải, để mô đun có thể đọc được. P.T.Đ (thảo luận) 17:37, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thumbs up Hay lắm, cảm ơn các bạn rất nhiều. — Prenn + 17:39, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Quá hay và quá tiện. Cản ơn bạn Đăng đã tạo ra luồng gió mới trong không gian kỹ thuật của Wikipedia Vi. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều cuộc cách mạng kỹ thuật lớn cho cộng đồng chúng ta. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:09, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cập nhật nhỏ: Vì do là tên tham số có thể có dấu "/", như Bản mẫu:Aircraft specs, nên dấu này sẽ không an toàn để phân tách các trường hợp ánh xạ của 1 tham số. Do đó, tôi vừa chuyển sang đôi dấu sượt ngược "\\" để tránh rủi ro nếu có xảy ra. Trần Nguyễn Minh Huy cập nhật thêm chỗ này nhé. P.T.Đ (thảo luận) 18:18, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Số lượng bài viết[sửa | sửa mã nguồn]

Japanese wiki chỉ còn cách vi.wiki 10.000 bài viết [19] và khoảng cách ngày càng thu hẹp dần. Có cách nào để chúng ta cải thiện số lượng bài viết, hay để tự nhiên với quy mô vi.wiki hiện tại.115.73.8.40 (thảo luận) 23:58, ngày 27 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Có, chúng ta sẽ tổng động viên anh em dịch máy hàng loạt: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là thành viên Wikipedia tiếng Việt thì phải đứng lên dịch máy, cứu lấy Wikipedia tiếng Việt. Ai có Google dịch dùng Google dịch. Ai có Yandex dùng Yandex, không có Yandex thì dùng Yahoo cũng được. Ai cũng phải ra sức dịch máy cứu vi.wiki. Lạn Tương Như (thảo luận) 00:10, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thật xui xẻo khi nêu ý kiến trong giai đoạn đầy drama của wiki Việt. Có ý tốt mà bị chửi.115.73.8.40 (thảo luận) 18:21, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thảo luận về tên bài Thất Nữ (chòm sao)[sửa | sửa mã nguồn]

Mời các quý thành viên đến tham gia thảo luận về tên bài "Thất Nữ" tại Thảo luận:Thất Nữ (chòm sao). ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 03:51, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Project Grant Open Call[sửa | sửa mã nguồn]

This is the announcement for the Project Grants program open call that started on January 11, with the submission deadline of February 10, 2021.
This first open call will be focussed on Community Organizing proposals. A second open call focused on research and software proposals is scheduled from February 15 with a submission deadline of March 16, 2021.

For the Round 1 open call, we invite you to propose grant applications that fall under community development and organizing (offline and online) categories. Project Grant funds are available to support individuals, groups, and organizations to implement new experiments and proven ideas, from organizing a better process on your wiki, coordinating a campaign or editathon series to providing other support for community building. We offer the following resources to help you plan your project and complete a grant proposal:

Program officers are also available to offer individualized proposal support upon request. Contact us if you would like feedback or more information.

We are excited to see your grant ideas that will support our community and make an impact on the future of Wikimedia projects. Put your idea into motion, and submit your proposal by February 10, 2021!

Please feel free to get in touch with questions about getting started with your grant application, or about serving on the Project Grants Committee. Contact us at projectgrants@wikimedia.org. Please help us translate this message to your local language. MediaWiki message delivery (thảo luận) 08:01, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo kỷ niệm 20 năm mới của Wikipedia[sửa | sửa mã nguồn]

Tuần trước em đã tải lên File:WP20 ViWiki20 Simplified-Logo Centered.svg là logo kỷ niệm 20 năm mới của Wikipedia tiếng Việt. Logo này dựa trên phiên bản logo kỷ niệm 20 năm mới hiện đang dùng tại Wikipedia tiếng Anh (hình quả tròn có các ký tự bách khoa), em đã sửa lại bản gốc bằng cách đổi dòng "20 years" thành "20 năm" lấy từ logo kỷ niệm 20 năm đầu tiên, chữ 1 tỷ sửa đổi được thay thành dòng "Bách khoa toàn thư mở" từ logo gốc của Wikipedia tiếng Việt (do không viết chữ được lên SVG đúng font chữ gốc nên phải ghép). Không biết mọi người có ý kiến gì không? Nếu không thì mọi người có thể cho phép dùng logo này được không? Em xin tag Alphama — Avia — Conbo — DHN — Dung005 — Hoang Dat — Magicknight94 — Mxn — P.T.Đ — PrennQuenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungTuanUt — Tuanminh01 — Vietbio — Viethavvh — Violetbonmua @Nhóm Bảo quản viênA — Bluetpp — Hakutora — Hugopako — Langtucodoc — Ledinhthang — Ngomanh123 — Q.Khải — Thienhau2003 @Nhóm Điều phối viên vào đây cho ý kiến ạ, cảm ơn. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 09:39, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo hiện tại chắc cũng sắp tháo để thay logo Tết rồi, nên thấy rằng không cần thiết lắm. Thienhau2003 có thể làm logo Tết với các bạn khác. P.T.Đ (thảo luận) 11:49, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
P.T.Đ Vì còn 1 tuần tết nên em quyết định sẽ tạm gác vụ logo này sang một bên, đợi sau tết sẽ cho ý kiến mọi người tiếp ạ.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 15:18, ngày 30 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ sau Tết thì cũng kết thúc vụ kỷ niệm 20 năm này, cho về quả bóng bình thường là được rồi. --minhhuy (thảo luận) 15:20, ngày 30 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy không cần thiết. Cứ giữ logo hiện tại đến Tết thay luôn cũng được. Thay logo 4 lần chỉ trong chưa đầy 2 tháng e rằng không ổn. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:55, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tiện thể phiền các bạn nào quan tâm vui lòng cho ý kiến ở #Logo năm mới, do Tết đã cận kề. --minhhuy (thảo luận) 13:24, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
À, năm nay tôi tổ chức thiết kế logo Tết, chuẩn bị xong hết rồi mà bữa giờ ôm bài Schutzstaffel nên quên mất. :P —  Băng Tỏa  13:35, ngày 28 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Logo Tết 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Logo Mobile[sửa | sửa mã nguồn]

@Lệ Xuân: Không biết là có thể phái sinh thiết kế cho logo mobile không nhỉ? Logo mobile đang dùng file này, hơi hẹp. P.T.Đ (thảo luận) 11:02, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

P.T.Đ treo liền bây giờ đón Tết luôn cho không khí sôi động đi bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:07, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đã treo. Đợi ít phút nữa sẽ cập nhật. P.T.Đ (thảo luận) 11:09, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Nhìn không cân đối lắm, để tôi up lại. – Hankiz tl 11:13, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Không cần đâu. Sửa bằng CSS là được rồi. P.T.Đ (thảo luận) 11:17, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Mobile chật quá, chắc cho cành đào là được rồi nhỉ? – Hankiz tl 13:00, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Lệ Xuân: Ừ, điểm xuyết nhẹ nhàng là ok rồi. P.T.Đ (thảo luận) 13:02, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Okie, logo bản desktop mình mới cập nhật phiên bản mới, ngọn sóng nét hơn, và con trâu có hình quả cầu.--Hankiz tl 13:03, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bản này ổn hơn do nhẹ hơn nhiều, bản kia tận 1.7 MB, nên hay bị load sau. P.T.Đ (thảo luận) 13:10, ngày 9 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xin cài đặt phần mở rộng SandboxLink[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận sau đã kết thúc: Đồng thuận cài đặt SandboxLink.

Chào các bạn, tôi muốn tham vấn ý kiến cộng đồng về việc cài đặt phần mở rộng mw:Extension:SandboxLink cho Wikipedia tiếng Việt một cách mặc định. Phần mở rộng này cung cấp một liên kết đến không gian trang nháp của mỗi cá nhân người dùng ở menu điều hướng trên cùng, rất tiện lợi cho người dùng muốn xuất bản bài nháp trong không gian riêng của họ trước khi đưa nó ra không gian chính. Phần mở rộng này đang được kích hoạt mặc định ở nhiều dự án Wikimedia khác, trong đó có những dự án lớn như enwp, arwp, cawp, eswp, jawp, plwp, ptwp, v.v...

Hiện tại Wikipedia tiếng Việt dùng một phương thức thay thế cho phần mở rộng này là Tiện ích MySandbox, được bật mặc định nhưng trang nháp trỏ về trang Trợ giúp:Chỗ thử dưới nhãn "Viết nháp", thay vì trang cá nhân của người dùng. Bất lợi của việc này là người dùng (đặc biệt là người mới) sẽ phải xuất bản bài nháp của họ ở chỗ thử công cộng, vốn thường bị ghi đè và xóa định kỳ. Ngoài ra nhãn "Viết nháp" của tiện ích này không nằm cố định cứng ở thanh menu trên cùng mà chỉ hiện ra khi trang đã tải xong, đôi khi sẽ gây khó chịu cho người dùng (ví dụ muốn nhấn vào nút "Đóng góp" thì lại nhấn nhầm vào "Viết nháp").

Cộng đồng dường như đã từng đồng thuận rằng sẽ kích hoạt tiện ích MySandbox cho không gian nháp cá nhân của từng người dùng, nhưng do lỗi của tôi mà liên kết này vẫn chỉ trỏ vào Trợ giúp:Chỗ thử suốt 5 năm qua. Do thời gian qua đã lâu, tôi mong được biết ý kiến của cộng đồng về phương hướng mới của tiện ích này. Nếu cộng đồng chọn đưa liên kết viết nháp vào Trợ giúp:Chỗ thử, chúng ta sẽ không cài đặt phần mở rộng SandboxLink mà vẫn dùng Tiện ích MySandbox cũ (hiện không còn được bảo trì và có bất cập như đã đề cập ở trên). Nếu cộng đồng chọn đưa liên kết viết nháp trỏ vào trang con của từng người dùng, chúng ta sẽ cài đặt phần mở rộng SandboxLink (được bảo trì thường xuyên từ chính MediaWiki). Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 05:01, ngày 29 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Trỏ liên kết viết nháp vào Trợ giúp:Chỗ thử
đồng nghĩa không chấp nhận phần mở rộng SandboxLink
Trỏ liên kết viết nháp vào trang con của từng người dùng
đồng nghĩa chấp nhận phần mở rộng SandboxLink

Đồng thuận cho phép quảng cáo ở không gian trang Nháp hay không?[sửa | sửa mã nguồn]

Vì nhiều thành viên/IP đã dùng trang này để quảng cáo và lực lượng quản trị viên có quyền xóa trang quá mỏng không thể quản lý được. Theo các bạn, chúng ta có nên cho phép "quảng cáo" ở không gian này luôn không? Chúng ta làm đồng thuận ở đây luôn 1 lần cho tiện lợi. Xin mời quan điểm của các bạn ủng hộ Sandbox ở trên. Cảm ơn các bạn.  A l p h a m a  Talk 19:11, ngày 30 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu các bạn phản đối thì mời đề xuất cách giải quyết hàng trăm quảng cáo ở không gian Nháp và không thể tìm nổi trang nào quảng cáo, trang nào không vì chúng ta có hơn 700k trang thành viên, suy ra có tối đa hơn 700k trang Nháp về mặt lý thuyết. Lực lượng quản trị viên không thể gánh hết số này có nhiều bài Nháp quảng cáo từ 1 2 năm trước?  A l p h a m a  Talk 03:12, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mỗi tháng hiện nay chỉ có hơn 2000 tài khoản hoạt động thôi. Dọn rác là việc chung, ai làm cũng được (không xoá được thì gắn biển). Không nên coi đây là trách nhiệm của riêng 1 nhóm thành viên nào. ~ Violet (talk) ~ 03:22, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Như vậy nếu các quản trị viên bận thì để lọt lưới vài trăm bài quảng cáo cũng không sao, đúng với tinh thần đây là 1 sản phẩm chưa hoàn thiện.  A l p h a m a  Talk 03:29, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ rác cũng là 1 phần tất yếu trong quá trình phát triển dự án, và người sáng lập cũng dự tính điều này khi xây dự án. Đôi lúc sạch quá, bóng quá thì cũng khó phát triển tốt được. Sắp tới nếu Chỗ thử vắng hơn vì thành viên viết ở Trang nháp nhiều hơn thì có thể kêu gọi mọi người cùng dọn. Như tôi thấy ở dưới cũng có rất nhiều người anti-quảng cáo, việc này có lẽ không quá khó? ~ Violet (talk) ~ 03:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đọc mà không nhịn được cười =)) Không ngờ Alphama cũng có dry humor. =)) —  Băng Tỏa  16:53, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng thuận[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa | sửa mã nguồn]

  1.  Phản đối Đây là đề xuất "oái oăm" nhất tôi từng được nghe. Do lực lượng mỏng nên dự án thường xuyên bị "lọt lưới" các bài quảng cáo là hiển nhiên, kể cả các bài thuộc không gian chính đôi khi vẫn "lọt lưới". Các trang quảng cáo ở không gian thành viên vốn không có nhiều "đất diễn" như các trang thuộc không gian chính do đó phát hiện muộn một vài hôm cũng không thành vấn đề, nhưng chỉ dựa vào điều này để thông qua một đề xuất, mà thực tế, là vi phạm nghiêm trọng quy định của Wikipedia, chỉ để tạo ra cảm giác "thoải mái", "dễ thở" hơn cho nhóm quản trị viên thì rất không nên. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 02:32, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có bài từ 2018, bạn cần thì tôi có thể nêu ra.  A l p h a m a  Talk 03:36, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Phản đối Quảng cáo trên trang chính đã cấm mà lại cho phép quảng cáo trên trang nháp thì thực sự quá buồn cười. Trước nay quảng cáo trang nháp tôi vẫn xóa. Nhân tiện cho hỏi quảng cáo ở trang thành viên thì có xóa không ấy nhỉ? Tiểu Phương セロラ 02:50, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Phản đối WP:KHONGQUANGCAO. ――Nghiemtrongdai VN (talk) 03:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Phản đối Wikipedia không phải là nơi quảng cáo dù ở bất kỳ không gian nào, kể cả không gian trang thành viên. Trang nháp Sandbox thành viên cũng không phải là ngoại lệ. #MASTERENDLESS (Talk) 03:11, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Phản đối Nếu như tôn chỉ của wikipedia là cấm quảng cáo dưới mọi hình thức mà lại cho phép trang nháp của thành viên quảng cáo thì đúng là lố bịch.  Jimmy Blues  03:36, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  6.  Phản đối Vĩnh Lạc Đế Nội các 03:32, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  7.  Phản đối SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:02, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  8.  Phản đối Tất nhiên không, dù ở không gian nào cũng phải xóa. Đề nghị này không giác gì đề nghị cách đây mấy năm về cách hành xử đối với hành vi phá hoại của loạt rối Đài nhân "cứ mặc anh ta phá đi, đừng cấm đừng cản, vì anh ta chỉ không thạo tiếng Việt thôi" (!!)Trungda (thảo luận) 09:06, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phiếu trắng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phiếu trắng: Không cho phép quảng cáo nhưng những người quảng cáo trên trang nháp của mình không nên bị cấm sửa đổi. Các BQV, ĐPV chiếu cố nhượng bộ không muốn xóa thì thôi, nhưng muốn xóa thì cứ theo quy định xóa nhanh mà áp dụng, không ai cãi được. 03:17, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)

Ý kiến[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Ý kiến Quảng cáo bị cấm ở bất cứ đâu tại Wikipedia, nên bỏ phiếu về vấn đề này tôi thấy đang lãng phí thời gian cộng đồng. --minhhuy (thảo luận) 05:46, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Chuyện là thế này, tại vì nhìn thấy Minh Huy xúc tiến phần mở rộng Sandbox Link ở trên (gần như) thành công, cho nên Alphama (từng phản đối tính năng này trong đồng thuận cũ vào năm 2015) mới mở thảo luận để kêu gọi đồng thuận này ironically (một cách châm biếm), thực chất là để mọi người nhận ra mặt trái của tính năng này. Những ai bỏ phiếu phản đối thì đến lúc đó nhớ phụ dọn dẹp các trang nháp quảng cáo một tay nhé. :) Đó là lý do vì sao đề mục này được cố tìnhnên làm đề mục con trong đề mục "Xin cài đặt phần mở rộng SandboxLink". Nếu tôi giải thích có gì sai thì phiền Alphama chỉnh giúp. —  Băng Tỏa  16:47, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    À hóa ra là như vậy. Đúng là quý BQV Alphama nức tiếng thông minh. Cách "thử lòng" cộng đồng này của quý BQV tỏ ra hiệu quả thật. Sự mưu lược và tài trí hơn người của quý BQV làm tôi càng thêm khâm phục. Xin được cúi đầu để tỏ lòng kính trọng. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:53, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tuy việc cài đặt SandboxLink là tùy cộng đồng quyết định, tôi cho rằng vì sự kiêng dè phá hoại/sai phạm mà đánh đổi bằng những lợi ích thực tiễn vốn dĩ cộng đồng có thể có, là việc không nên. Wikipedia sẽ đóng nếu nó hoạt động theo cơ chế như vậy. --minhhuy (thảo luận) 16:56, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi chỉ thấy mỗi tội cho Tuanminh01 (thảo luận · đóng góp) cặm cụi "nghiện" làm công việc này (mặc dù là tự nguyện), có lẽ Wiki "ngấm vào máu" rồi không sửa được. Giờ chắc thành viên này cũng có thể không còn ở Wiki vì những sai phạm cố hữu. Đôi lúc cũng có tý chạnh lòng có nhiều quản trị viên "phải đổ vỏ" cho những ý tưởng cao đẹp. @@  A l p h a m a  Talk 16:57, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Theo một cách khác, Wikipedia sẽ đóng nếu có quá nhiều rác và quảng cáo. Kiểu như chơi MU mà có quá nhiều game thủ biết xài tool hack vậy.  A l p h a m a  Talk 17:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi nghĩ là "tre già, măng mọc". Không thể để một nhóm người gánh dự án này mãi được, nên tôi chủ trương động viên khuyến khích mời chào người mới nhiều nhất có thể. Nhớ lại lúc mới vào, mã nguồn của Wikipedia phức tạp thật @.@ Đọc hết sách hướng dẫn cũng không thấy chỉ cách tạo trang nháp. @.@ Chỗ thử thì không dám viết thì sợ bị xóa, phải qua bên en đọc hướng dẫn rồi về lại đây thực hành. —  Băng Tỏa  17:08, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Nếu các bạn giải quyết được vấn đề quảng cáo Nháp thì tôi sẽ không có ý kiến gì. Tuy nhiên, từ lúc tôi nêu ra 1 số bài ví dụ thì có vẻ chẳng ai buồn xóa nó. Ngay cả tôi nêu vấn đề ở TNCBQV thì chỉ mỗi BQV Conbo (người thuộc thế hệ đầu) lại thưc hiện công việc này. Tôi từng đề cử nhiều bạn trẻ để tiếp nối, tuy nhiên 1 số bạn chìm dần vì dự án tự nguyện mà không thể ép buộc công việc người ta không có đồng nào.  A l p h a m a  Talk 17:16, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Sẽ không có cách nào giải quyết vấn đề quảng cáo nháp cả, dự án này như vậy mà các dự án để tùy chọn viết nháp khác cũng vậy, nó cũng như Wikipedia sẽ không bao giờ hết vi phạm bản quyền, dịch máy, phá hoại... Và bất kỳ một sáng kiến cộng đồng nào cũng sẽ có hai mặt, miễn là mặt trái của nó nằm trong tầm kiểm soát. Tôi không cho rằng dự án đang bị quá tải quảng cáo ở trang nháp, việc để "lọt lưới" các trang này theo năm tháng cũng giống như có những sửa đổi phá hoại nằm trong bài viết hàng chục năm vẫn không ai hay biết, nếu nó trở nên nghiêm trọng, chính cộng đồng sẽ tìm cách giải quyết nó, hoặc thậm chí đảo ngược những quyết định ban đầu khiến sự việc trở nên nghiêm trọng (như gỡ kích hoạt phần mở rộng này chẳng hạn). Chúng ta nên chấp nhận thực tế này và hãy cứ để Wikipedia phát triển tự nhiên. Tôi nghĩ lời kêu gọi xóa quảng cáo nháp của bạn không được hưởng ứng là một sự hy hữu, có lẽ sẽ không có lần sau, nhưng giả sử có thì ta cứ kêu gọi tiếp mà thôi --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Alphama có thể dẫn link lại mục trong TNCBQV bạn nói được không? Lúc trước tôi lượn qua đã phụ gắn bảng cho vài bài, nghĩ thầm để sau này phụ xóa luôn nhưng loay hoay lại quên mất. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:03, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    đây bạn nhé.  A l p h a m a  Talk 09:32, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thư thư làm, tôi thì không phiền muộn những việc thế này, dù rác có chất đống. Trước sau gì cũng sạch sẽ. Chẳng hạn như Bản mẫu Thông tin chiến tranh chưa ai sửa được, thì tôi cũng đã sửa ở trên. Phiêu... P.T.Đ (thảo luận) 16:04, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chào mọi người, tối hôm qua tôi mới đăng một số bức hình về truyền hình và truyền thông ở Triều Tiên (chủ yếu là ở bài Đài Truyền hình Trung ương Triều Tiên). Vậy mà chưa đăng được nổi 1 giờ đồng hồ thì bị ĐPV Nguyentrongphu xoá những bức hình đó (cụ thể là 4 bức hình và 1 video) và ĐPV này cho rằng là "các hình này làm mất bố cục bài", vậy thử hỏi là với tư cách của bạn ấy là ĐPV, bạn ấy sẽ nghĩ gì về hành động khi đó, người cầm chổi không phải thấy gì không hợp lí là xoá đi, ngoài xoá thông tin rác thì còn cần phải chọn lọc lại những thông tin có ích và sắp xếp lại bố cục bài sao cho hợp lí nhất. Đây thì bạn ấy không sắp xếp lại những nội dung "có ích" này mà lại còn hất bộp nó vào thùng rác. Tôi không biết bạn ấy đang nghĩ gì? Bạn đấy đang thể hiện rằng là mình có quyền cao, thích làm gì thì làm hay là thể hiện sự độc tài của cá nhân đối với một thành viên mới tham gia như tôi? Thứ hai, việc tự tiện xoá nội dung là không thể chấp nhận (xem lịch sử của bài Bắc Âu), tôi đang viết tiếp bài xong để đăng thì bị báo lỗi, rồi sau tôi nhận được tin nhắn và thấy những thông tin mình vừa thêm bị xoá hết. Tôi cũng đã cho nguồn rõ ràng nhưng bạn này vẫn liên tục đòi tôi vì mỗi cái nguồn (không khác gì đang bắt nạt thành viên mới), thử hỏi, tại sao ĐPV Nguyentrongphu không bôi đen và tìm kiếm trên Google để kiểm chứng mà cứ phải đòi nguồn một cách gay gắt với thành viên để làm gì. Và sau một quãng thời gian thì bạn ấy có nghi oan cho tôi trên trang TNCBQV là tôi tự bịa ra thông tin và sau khi kiểm chứng thì tôi cũng chẳng bịa thông tin và cũng chẳng vpbq? Vậy thử hỏi đó có xứng đáng với tư cách làm một điều phối viên hay không? Nếu không nhầm thì bạn (Nguyentrongphu) cũng cho rằng Tuanminh01 độc tài, tôi cảm thấy bạn này cũng độc tài không hề thua kém. Tôi đã hết sức nhẫn nhịn với bạn ấy khi bạn ấy tự tiện xoá nội dung của tôi liên tiếp 3 lần trong bài Bắc Âu, tự tiện xoá ảnh và video của tôi mà không biên tập lại, tôi cũng không chấp nhận với cái thái độ đối xử gay gắt đối với một thành viên mới như tôi thế này. Tôi cần mọi người xử lí việc này. Alexander Mostov (thảo luận) 07:48, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thứ nhất: tôi không có trách nhiệm phải đi tìm nguồn dùm bạn (trách nhiệm của bạn là phải đưa thông tin nguồn chi tiết). Mà bạn nói mơ tài liệu địa lý THCS-THPT thì ai google ra? Thứ hai: mọi thành viên có quyền nghi ngờ tính xác thật của nguồn cho tới khi được xác minh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:04, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi không (chưa) bình luận về vấn đề của bạn với Nguyentrongphu, nhưng các hình bạn tải lên Commons đều có bản quyền từ một đài truyền hình, và không có vẻ gì là họ đồng ý cho phép tái sử dụng theo CC BY-SA 4.0 (giấy phép mà bạn đang áp dụng cho hình). Tôi đã đánh dấu chờ xóa 7 ngày cho các hình này trên Commons, mong bạn gửi bằng chứng về việc hình được phát hành theo CC BY-SA 4.0 về địa chỉ trong hướng dẫn ở thông báo tại trang hình. --minhhuy (thảo luận) 08:29, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy tôi đã liên lạc rõ ràng với Kim Su Ho, làm việc tại ban biên tập của KCTV và cũng như là DPRK Today tại Bình Nhưỡng, tôi đã nhắn tin cho họ qua Facebook và được chấp thuận. Nếu cần, tôi sẽ screenshot lại và gửi link cho bạn xem. Và đài KCTV họ cũng chẳng bao giờ tiết lộ gmail hay website để nhắn hay ý kiến vào đó. Alexander Mostov (thảo luận) 08:44, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy đài truyền hình này cho phép chia sẻ, tuy nhiên cần ghi rõ nguồn. Nếu không cho phép thì chắc chắn là các kênh video của DPRK Today và uriminzokkiri không được phép lấy rồi. Alexander Mostov (thảo luận) 08:46, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin hãy gửi các bằng chứng về địa chỉ phụ trách vấn đề xác thực tác quyền chính thức của Wikimedia Foundation, tức OTRS. Chỉ có OTRS mới có thẩm quyền xác nhận các bằng chứng mà bạn có trong tay về sự cấp phép. Hãy làm theo hướng dẫn từng bước tại commons:Commons:Wikimedia OTRS release generator. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 08:48, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy 《조선의 오늘》 (dprktoday.com), 조선중앙텔레비죤 (uriminzokkiri.com): cho sẵn link cụ thể, không đến lúc mọi người lại bảo là nói dối. Tôi không đại diện cho KCTV nên tôi chẳng có quyền gì để xác nhận cả. Alexander Mostov (thảo luận) 08:52, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể không cần gửi bằng chứng cấp phép nếu lời tuyên bố về sự cho phép đã được ghi công khai tại trang web của chủ sở hữu tác quyền. Trong hai liên kết mà bạn vừa đưa ra, tôi không nhìn thấy thông điệp nào tuyên bố cho phép tái sử dụng nội dung của họ theo CC BY-SA 4.0. Tại vì tôi không đọc được tiếng Triều Tiên, bạn có thể viết ra cụ thể thông điệp nào có nội dung như vậy được không (hoặc ít ra là lời cho phép tái sử dụng tự do nhưng bắt buộc ghi công). Trước tiên thì nhìn dòng Copyright © 2003 - 2021 《조선륙일오편집사》 All Rights Reserved, tôi thấy không có vẻ gì là họ cấp phép tự do cho nội dung của mình. --minhhuy (thảo luận) 08:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy tôi liên lạcvới Kim Su Ho, tổng biên tập của DPRK Today, và đã được anh ấy cấp phép cho chụp ảnh màn hình của video lại. Như tôi nói ban đầu, nếu cần bằng chứng chứng thực thì tôi sẽ gửi cho xem. Alexander Mostov (thảo luận) 09:18, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cũng như tôi đã nói ban đầu, xin gửi bằng chứng sự cho phép về OTRS. Tôi (với tư cách người dùng Wikipedia) không thể hỗ trợ bạn xác minh sự cho phép, việc đó là trách nhiệm của OTRS. --minhhuy (thảo luận) 09:20, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy chào, tôi đã gửi mọi bằng chứng về OTRS. Alexander Mostov (thảo luận) 16:10, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn, xin đợi để quá trình chứng thực hoàn tất hoặc sẵn sàng phản hồi các yêu cầu thêm về chứng thực nếu có. --minhhuy (thảo luận) 17:17, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Haha một tài khoản rối đi tố cáo người khác. Bằng chứng tài khoản rối. Sửa đổi đầu tiên là 1 lùi sửa của 1 IP khác. Thành viên mới nào biết đến cái này? Thứ hai biết tên gọi BQV/ĐPV là "chổi".
    Lúc tôi xóa mấy đoạn ở bài Bắc Âu là bài đó có 0 nguồn. Sau đó, bạn thêm vô nguồn mơ hồ (nói tài liệu THCS-THPT thì ai mà biết tài liệu nào mà kiểm chứng?); tôi xóa tiếp. Lúc sau, bạn nói bạn lấy từ sách địa lý lớp 7 thì cái đó tôi thấy ok. Lúc bạn cho thông tin đầy đủ về nguồn, tôi đã dừng xóa.
    Bạn đóng kịch không có giỏi đâu mà cứ đóng kịch làm thành viên mới hoài.
    Tôi chỉ có trách nhiệm dọn rác bạn nhé chứ tôi không có trách nhiệm "tái chế rác".
    Sự độc tài của tôi so với Tuanminh còn thua xa lắm. Tôi không cấm vô hạn hàng chục tài khoản mà không có thông báo. Tôi không tự khóa bài mà tôi có tranh chấp. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:00, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi đề nghị Phú ngưng quy chụp người khác là rối, là phá hoại. Một tài khoản mới không đồng nghĩa với việc đó là lần đầu tiên họ tham gia wiki, ý Phú là giờ bất cứ IP nào có kinh nghiệm bắt đầu tạo tài khoản đều sẽ bị quy chụp là rối vì hiểu biết wiki? Bạn lúc nào cũng lấy cái lý do "dọn rác không tái chế rác" ra để biện hộ cho sự độc tài xóa nội dung của mình. Bất cứ lúc nào có tranh chấp về nội dung, mọi người đều sẽ đặt bảng, yêu cầu thảo luận sau đó mới xử lý. Còn bạn cứ thấy là xóa, thích là xóa, họ có đang chỉnh sửa biên soạn cũng mặc kệ, lúc người khác bất bình thì lại giọng điệu "dọn rác không tái chế rác". Sự độc tài của bạn thua Tuanminh nhưng bạn đã tự thừa nhận mình độc tài nhé. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 10:57, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Sự thật là rất ít IP kinh nghiệm lâu năm tạo tài khoản mới lần đầu tiên. Đa số các thành viên mới đều là acc phụ của ai đó; đặc biệt là rối chính trị tạo acc mới mọc lên như nấm. Bạn không theo dõi mấy nhóm này thì không thể hiểu được. Người ngoài đứng nhìn và chỉ trích thì dễ nhưng tham gia hoạt động đi rồi mới thấy khó khăn. Cộng với tôi chưa yêu cầu cấm thành viên này bao giờ nha. Tôi có quyền nghi ngờ acc này là rối. Quyền nghi ngờ là của tôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:13, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu một con người đã chẳng hiểu biết gì về người khác thì nên nín lại đi, đừng đi xa quá. Kẻo lại rước đầy hoạ vào thân thì chẳng hay. Alexander Mostov (thảo luận) 12:12, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Thành viên:NhacNy2412 tôi nói thua xa không đồng nghĩa với việc tôi tự nhận là độc tài nha. Bạn bớt chụp mũ lại đi. Thua có nghĩa là độc tài của tôi là con số 0. Chả có gì là thích là xóa. Mấy đoạn có nguồn tôi xóa thì mới gọi là thích là xóa được. Tôi xóa dựa trên quy định nha. Ai dễ dãi tôi không cần biết. Tôi làm việc theo quy định chứ không phải cái kiểu độc tài Tuanminh không tuân theo quy định. Theo quy định = không độc tài.
    Lại chụp mũ tiếp. Tôi nói thành viên đó phá hoại hồi nào? Tôi yêu cầu nguồn, chỉ đơn giản vậy thôi. Bạn liên tục chụp mũ tôi cắn thành viên mới và tự chế câu của tôi (tôi chưa bao giờ nói thành viên đó phá hoại). Bạn đang nhầm lẫn nghiêm trọng khái niệm tranh chấp nội dung với thông tin kiểm chứng được (2 khái niệm rất khác nhau). Bạn không am hiểu quy định thì tốt nhất đừng nói linh tinh. Tôi có quyền xóa nội dung 0 nguồn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:09, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu ít ra như người khác thì phải hỏi xong kĩ càng mọi thông tin chi tiết, sau đó xác minh lại thật kĩ mới xoá, chứ sách này chẳng có PDF, mà chỉ lưu hành nội bộ cho giáo viên đòi học sinh dùng. Bạn không khác gì một kẻ tối cổ lại còn hay cố chấp. Bạn có biết tôi chọn lọc, xào nấu thông tin ra biết mất bao lâu không. Bạn chỉ giỏi lùi 1 phát là mất hết công sức của người khác với cậy quyền, quy chụp lỗi người khác với thể hiện là đỉnh cao thôi. Bạn cảm thấy không làm được việc thì cứ xin từ chức, đừng ngại. Việc kiểm duyệt thông tin để người dọn rác khác lo chứ tôi e sau này bạn lại đuổi không biết bao nhiêu thành viên mới phải rời cái dự án này mất, Alexander Mostov (thảo luận) 12:20, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tốn công sức quá nhỉ? Có nguồn đầy đủ rồi thì copy thông tin vô lại mất 30 giây. 30 giây là làm mất hết công sức? Tôi không ngại vạch bộ mặt thật của bạn ra đâu. Bạn xào nấu thông tin mất 15 phút chứ bao nhiêu lâu? Đừng làm ra vẻ mất nhiều thời gian lắm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:24, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu vạch thì cứ vạch thôi chứ ai cấm đoán gì đâu. Tôi chẳng cần phải copy, tôi đố luôn bạn tìm được thông tin đã qua xử lí kĩ càng như vậy đấy:) Có quyền tự do ngôn luận thì tốt hơn đừng lạm dụng quá đà nhé;) Alexander Mostov (thảo luận) 12:28, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn chả hiểu tôi nói cái gì. Tôi đang nói là sau khi bạn có nguồn đầy đủ thông tin rồi thì có thể copy đoạn bị xóa lại vô bài chỉ mất 30 giây. Còn vạch mặt là vạch bộ mặt rối của bạn đấy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:31, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu ừ, cứ cho là thế, 15 phút cũng là thời gian, cũng là công sức. Còn hơn là bạn chỉ biết đi đạo văn vu tội hết người này, người kia. Làm công việc thì chẳng ra gì, đã vậy còn hay có tật bảo thủ với cố chấp. Tranh luận ít thôi, có quyền thì đi lo bảo quản đi không tí lại không bằng cái người không quyền hành giờ. Alexander Mostov (thảo luận) 12:33, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Có nguồn rồi thì phục hồi lại đoặn văn đó dễ dàng, vậy thì làm gì có chuyện mất 15 phút công sức? Từ đầu bạn thêm thông tin đầy đủ thì đã xong chuyện. Thôi, tôi không muốn thảo luận thêm với bạn nữa. Bạn cứ việc la làng đi, chả ai nghe đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:38, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu 15 phút là công sức đánh máy, viết và bổ sung bài, không như bạn. 15 phút chỉ để đi đạo văn chụp tội thôi. Alexander Mostov (thảo luận) 12:40, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Lúc đầu, đoạn bạn thêm vô có 0 nguồn. Nhờ tôi mà bây giờ đoạn đó mới có nguồn đàng hoàng, có số trang và có thể kiểm chứng được. Tôi yêu cầu nguồn và nghi ngờ mạo nguồn chứ chụp tội thì chưa. Bất cứ ai cũng có quyền nghi ngờ cho tới khi nguồn được xác minh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:00, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu bạn nghĩ tôi đóng kịch, bạn là cái gì mà quy chụp tôi đóng kịch? Một tên độc tài, vừa mới reg acc thì gặp ngay tên này, ngay lúc đầu đã thể hiện cái bản chất chẳng có kinh nghiệm gì để giúp đỡ thành viên rồi chứ đừng nói đến quyét rác với chẳng bảo quản nọ kia. Đạo văn thì không ai bằng, quy chụp hết người nọ đến người kia. Nghi nghờ thì cứ nghi ngờ, mở luôn cái cuộc kiểm định xem nào. Gớm chết, mấy cái IP phá cũng quy luôn cho acc JohnsonLee01, cứ rối là lại quy vào cho acc JohnsonLee01. Có giỏi thì cược xem nào, nếu kiểm định hết lại chỗ IP đó với acc JohnsonLee01 xem có phải là JohnsonLee01 không? Nếu không phải thì bạn phải chấp nhận từ chức. Còn không phải thì tôi quyết rời wiki này. Alexander Mostov (thảo luận) 11:54, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Không phải của JohnsonLee, nhưng cuối cùng cũng phát hiện ra là IP của thành viên C. Bạn nói rất hay. Rời wiki của bạn = bỏ acc này rồi chuyển sang acc khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:15, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu bạn cứ làm như là tôi nghiện wiki đến chết mất, đừng có hão huyền ở đó mà ảo tưởng. Chắc lại rụt rè sợ mất quyền chứ gì? Quy người khác là rối thì kiểm định đi. Rồi làm đúng như lời cá cược như tôi nói (nếu bạn đồng ý). Chẳng gì phải ngại hết. Nam nhi mà, mạnh mẽ lên chứ. Alexander Mostov (thảo luận) 12:23, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Chiêu của bạn xưa rồi bạn hiền. Bạn nghĩ bạn làm tôi mất quyền được thì xin mời BTN. Checkuser bây giờ vô tác dụng với rối tinh vi như bạn rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:26, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu không biết gì thì toe toe ít thôi, bặt nạt tôi từ hôm qua đến giờ thế là quá đủ rồi đấy. Đừng có mà chụp tội tôi nhiều, thích thì lên meta luôn đi. Alexander Mostov (thảo luận) 12:31, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Yêu cầu nguồn đàng hoàng thì gọi là bắt nạt. Chắc hồi xưa, 13 năm trước bác Mekong cũng bắt nạt tôi ấy nhỉ? Mời bạn lên meta làm việc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:32, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu thì viết thư mời đi, oai ghê kinh thế? Tôi cũng chẳng sợ vì tôi đâu có làm mấy điều không hay gần đây. Thoải mái đi. Căng thẳng nãy giờ rồi, không tốt đâu, làm việc thì phải thoải mái chút chứ. Alexander Mostov (thảo luận) 12:36, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Bạn thích thì bạn qua meta làm việc đi chứ tôi có nói là tôi qua meta bao giờ? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu lúc đấy tắt máy tính rồi, mở điện thoại lên thấy lỗi thì phải xoá đi chứ? Không lẽ dùng IP xoá lỗi cũng quy chụp là rối à? Con người đâu mà tính nết nó vô lí quá vậy? Alexander Mostov (thảo luận) 12:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Alexander Mostov tôi có quyền nghi ngờ nha bạn. Bạn là ai mà quy chụp tôi độc tài? Bằng chứng đâu? Tôi đạo văn hồi nào? Tôi làm gì sai quy định mời bạn nêu rõ chứ đừng nói lòng vòng mất thời gian. Tôi nói bạn dùng acc lùi sửa của 1 IP khác chứ không nói bạn dùng IP để xóa lỗi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:15, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Nguyentrongphu Như vậy thì tôi mới nói trước là tài liệu đó không có trên Internet, lấy cớ gì mà bắt nạt người mới ghê gớm vậy. Đến ngay cái quyển Địa lí tỉnh Thái Nguyên lớp 9 xuất bản 2009 cho học sinh lớp 9 toàn tỉnh Thái Nguyên dùng mà tìm trên Internet còn chẳng ra, nói gì đến cái quyển dành cho giáo viên xuất bản 2008? Bạn nghĩ cái gì cũng phải có trên Internet mới chịu sao? Vậy giờ tôi gửi quyển đó qua cho bạn để bạn xuất bản bản pdf lên Internet giúp tôi nhé. Alexander Mostov (thảo luận) 12:10, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Tôi yêu cầu nguồn đàng hoàng thì bị gọi là bắt nạt? Tôi còn giúp bạn định dạng dùm 2 cái nguồn; bạn đừng quên nhé. Tôi yêu cầu nguồn phải rõ ràng. Từ đầu, bạn nói nguồn là SGK địa lý lớp 7 trang bao nhiêu là xong chuyện rồi. Lúc đầu, bạn nói tài liệu địa lý THCS-THPT thì ai biết nguồn nào mà kiển chứng? Toàn nước VN xài chung 1 bộ SGK mà lớp 9 ở tỉnh Thái Nguyên có SGK địa lý riêng là sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:21, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy tình hình Nguyentrongphu chụp mũ thành viên khác là rối trong khi không có sai phạm cũng như không có bằng chứng nào là vô cùng nguy hại. Không chỉ với thành viên trên, gần đây nhất, chỉ vì xoá thông tin có nguồn ở chủ đề đồng tính, bạn quy cho thành viên Westfan là "tài khoản rối của tên Kay", đề nghị "cấm vô hạn luôn theo nhận dạng vịt". Khi tôi khẳng định rằng không phải (sau đó có 2 BQV chuyên theo sát Kay xác nhận lại), bạn lại bảo "Nếu không phải rối của Kay thì tôi bảo đảm 100% là rối của một nhóm rối nào đó đã bị cấm vô hạn" và tiếp tục đề nghị cấm vô hạn. Ai ló mặt ra mà bạn nghi ngờ 1 chút thì chụp ngay cái mũ rối, không cần biết có vi phạm cái gì không, là tài khoản của ai. ~ Violet (talk) ~ 10:54, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Violet BQV Thiên Đế đã xác nhận acc Westfan là tài khoản rối của một nhóm ủng hộ LGBT rồi nha. Mời bạn đưa ra bằng chứng tôi nói tài khoản rối nào là sai? Hình như tôi chưa nhận định tài khoản rối sai bao giờ cả. Có thể là sai người nhưng cũng là rối của tài khoản nào đó bị cấm vô hạn. Rối là rối dù của ai đi nữa thì cũng phải bị cấm theo quy định hiện hành. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:01, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Mời bạn chỉ ra quy định nào cho phép cấm rối dù không biết là của ai đi nữa? ~ Violet (talk) ~ 11:14, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Rối của tất cả các tài khoản bị cấm vô hạn thì có thể bị cấm (không cần phải xác định là rối của ai; chỉ cần biết là rối của tài khoản bị cấm vô hạn là đủ). Dùng tài khoản phụ sai quy định căn bản cũng là rối = phải bị cấm theo quy định. Quy định Wikipedia:Quy định chống rối (không thấy yêu cầu xác định chủ rối là ai). Không cần xác định chủ thể rối là ai, nhưng nếu xác định là rối thì có thể cấm. Chưa kể theo Wikipedia:Tài khoản con rối thì dùng tài khoản phụ theo kiểu "tay trắng tay đen" là sai quy định. Tay đen là Westfan; tay trắng là acc chính sửa đổi ở các chủ đề LGBT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:57, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu thôi ông này nói ít thôi, qua thay đổi gần đây xoá mấy cái trang tôi đề nghị xoá đi kia kìa. Sắp thành 1 tá đầy đến nơi rồi đấy. Alexander Mostov (thảo luận) 13:00, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Nói người khác thì nhìn lại mình trước đi. Không biết nãy giờ ai nói nhiều hơn. Chắc bạn đang là học sinh lớp 7 nên mới lầy SGK địa ly lớp 7 ra làm nguồn chứ gì? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:05, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu chúng em là học sinh lớp 7,... nói là một chuyện, quyển Tài liệu đấy tổng hợp cả từ lớp 6 đến lớp 12 cơ mà? Ờ, tôi nói nhiều hơn, nhưng bạn nên rút kinh nghiệm nhiều hơn đấy, tôi mới thử bạn mà bạn đã như thế rồi thì bạn còn giúp ai được? Lần sau rút kinh nghiệm, cần thảo luận rõ ràng, lành mạch và xong thì mới giải quyết, chứ không phải người ta đang viết đùng cái xoá bay hết là chưa được,. Alexander Mostov (thảo luận) 13:09, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thảo luận rất rõ ràng. Tôi là người giúp bạn định dạng 2 cái nguồn đấy; bạn quên nhanh vậy? Tôi giữ nguyên quan điểm là cung cấp nguồn đầy đủ rồi thì copy lại đoạn bị xóa vô lại bài vẫn chưa muộn. Không có công sức nào bị mất ở đây cả. Lần sau bạn nên rút kinh nghiệm là viết gì trên Wikipedia cũng cần ghi nguồn đầy đủ. Tôi đã giúp được khá nhiều thành viên mới rồi, và họ vẫn còn đóng góp tốt chứ chưa đi đâu cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:41, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu nói chung là cả 2 cùng rút kinh nghiệm. Thế thôi. Alexander Mostov (thảo luận) 14:44, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu cái gì bạn ấy chẳng quy chụp cho người khác được, chẳng ai làm gì cũng quy chụp nào là rối, nào là đóng kịch, nào là thành viên mới thì không biết đến mấy cái lùi sửa với chẳng quét rác. Tôi sợ cái kinh nghiệm lâu năm còn chẳng bằng một tên kinh nghiệm mấy tháng như tôi mà đòi ra vẻ ta đây. Alexander Mostov (thảo luận) 11:58, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu tôi không nhầm thì quý BQV Thiên Đế cho rằng Westfan là tài khoản phụ/thay thế của một thành viên nào đó. Nếu tôi càng không nhầm thì tài khoản thay thế khác tài khoản con rối. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 11:28, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đấy lại bắt đầu cãi nhau ỏm tỏi đấy, chậc. Vĩnh Lạc Đế Nội các 11:41, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Violetbonmua đã xóa thảo luận này của Tàn Kiếm vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 16:47, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]
  • @Tàn Kiếm: Nghe cực kì ko trung lập và xúc phạm. Mặt Trời (thảo luận) 13:24, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi thấy các trao đổi ở trên không nhằm mục đích hòa giải mâu thuẫn mà có thiên hướng công kích cá nhân nhiều hơn, và càng công kích nhau nhiều thì cả hai càng thất bại trong việc làm cộng đồng hiểu quan điểm của mình. Từ góc nhìn của tôi, cả hai đều có những điểm đúng và chưa tốt. Nguyentrongphu đòi hỏi thông tin phải kiểm chứng được, một trong những quy tắc cốt lõi trong biên soạn bài viết của Wikipedia, là yêu cầu chính đáng. Quy tắc này có thể tạm bỏ qua với những thông tin thêm vào nhỏ và vô hại, chờ để ai đó bổ sung nguồn dẫn sau, nhưng với lượng thông tin lớn như của Alexander Mostov thì các biên tập viên khác có thể gỡ nó ra khỏi bài nếu nó ảnh hưởng lớn đến bài mà lại khó có khả năng kiểm chứng (xem WP:BRD, việc sửa đổi của ai đó bị lùi lại trên Wikipedia nên là việc bình thường, miễn là nó không bị biến thành WP:3RR). Ngược lại, cách Nguyentrongphu yêu cầu cấm những tài khoản mới nhưng tỏ vẻ thông thạo Wikipedia rõ ràng là không phù hợp. Và sự việc trở nên phức tạp cũng còn do Nguyentrongphu có vẻ có cách ứng xử với người dùng chưa được tế nhị. Tôi không cho rằng các biên tập viên Wikipedia phải ăn nói mềm mỏng với nhau, nhưng họ nên có hướng tiếp cận các vấn đề đủ khéo léo để không gây cảm giác cắn người mới đến mà vẫn cải thiện bài viết để đáp ứng các tiêu chuẩn Wikipedia, và tất nhiên việc này đòi hỏi sự hợp tác từ hai bên nữa.--minhhuy (thảo luận) 17:17, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
User:Trần Nguyễn Minh Huy tôi đòi cấm thành viên này bao giờ? BQV Violet đang lái vụ Westfan qua chuyện này (không liên quan lắm). Những thành viên tôi đòi cấm đều đã được xác nhận là rối của một ai đó. Thành viên này cũng chả phải là thành viên mới gì. Thật ra tv mới hay cũ gì tôi cũng sẽ yêu cầu nguồn như nhau cho nên tv mới hay không không quan trọng. Cộng nữa, tôi chỉ yêu cầu nguồn và xóa đoạn không nguồn thôi chứ có làm gì đâu? Tự nhiên một số thành viên khác nhảy vô chụp mũ tôi búa xua. Tôi còn giúp định dạng nguồn dùm thành viên này. Đồng ý là thêm một chút khéo léo có lẽ sẽ tối ưu hơn. Xem Thảo luận Thành viên:Alexander Mostov, tôi và tv đó thảo luận rất bình thường (trên tình thần hữu nghị) cho tới khi có thành viên khác xen vô rồi chụp mũ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:51, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu tôi nghĩ @NhacNy2412 không có ý đấy, ý kiến mà bạn ấy đưa ra cũng có ý đúng, không sai. Việc đặt biển fact cho những chỗ chưa nguồn kiểm chứng cũng là một ý hay và bớt gây căng thẳng hai bên, sau đó thì mới nên đi thảo luận với thành viên kĩ càng, rồi sau tiếp mới xử lí bằng biện pháp hợp lí nhất, không tạo ra thái độ tiêu cực gây chia rẽ. Việc thành viên cũ quay trở lại với một tài khoản mới cũng được coi là thành viên mới vì ​​tài khoản mới sẽ là một "khởi đầu hoàn toàn mới", sẽ biên tập ở các mảng mới, tránh né các tranh chấp cũ và sẽ tuân theo các quy tắc ứng xử của cộng đồng cơ mà. Alexander Mostov (thảo luận) 18:11, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Alexander Mostov cách bạn đó không sai và cách của tôi cũng không sai. Mỗi người đều có cách làm việc khác nhau miễn không vi phạm quy định là được. Tôi thì thấy không có gì căng thẳng cho tới khi bạn ấy xuất hiện. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:25, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nếu các bạn thấy quản trị viên "lạm quyền hoặc không tôn trọng các quy định, điều lệ của Wikipedia thì có thể tổ chức biểu quyết bất tín nhiệm nhằm đánh giá và bãi miễn" ở Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm.  A l p h a m a  Talk 17:54, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Rất đồng ý với Alphama. Những quản trị viên nào lạm quyền hoặc không tôn trọng các quy định giống như Tuanminh thì cần phải đem ra BTN gấp! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:59, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Xin can, mời Nguyentrongphu quay về việc làm chính của mình trên dự án. Việc thảo luận qua lại càng làm tăng mâu thuẫn, tốn thời gian, nên dùng thời gian để dọn dẹp, vì chính bạn đã cho hay rằng việc dọn dịch máy quá nhiều, làm không xuể. Cần tập trung vào mục tiêu cá nhân hơn thảo luận dông dài, thảo luận "đưa qua đẩy lại". ✠ Tân-Vương  18:03, ngày 31 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thôi lo đi bê tráp điếu đóm cho anh Châu và chụp vài cái ảnh làm màu thì tốt hơn là vào wiki phá hoại đấy.2001:EE0:520C:5200:316A:4704:9135:AD09 (thảo luận) 16:13, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhưng... Châu là ai? Vĩnh Lạc Đế Nội các 16:14, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ mãi chỉ nghĩ ra được Trần Minh Châu - Minh Châu Trần mà thôi. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 17:21, ngày 1 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]
ThiênĐế98 đã xóa thảo luận này của 2001:EE0:520C:5200:B117:4CF6:8270:162A vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:30, ngày 5 tháng 2 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]