Wikipedia:Thảo luận/Lưu 50

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

2017 - YEAR IN REVIEW [Một năm thiệt thú dzị][sửa | sửa mã nguồn]

2017 - YEAR IN REVIEW

20 SỰ KIỆN TIÊU BIỂU CỦA VI.WIKIPEDIA 2017

  • KHỞI SỰ THÁNG 1

1. Thành viên Future Ahead và các sự việc lùm xùm với loạt bài viết do thành viên này khởi tạo, bắt đầu với thảo luận Bài viết Nguyễn Anh Trí vào đầu tháng 1, qua nhiều lần được thảo luận, nhắc nhở về vấn đề đánh số thứ tự Quốc hội theo kí số La Mã, không đề cập địa chỉ nhà nhân vật,… nhưng không đạt đồng thuận, cuối cùng, trưa ngày 29 tháng 12 năm 2017, phần tranh chấp tại Wikipedia:Độ nổi bật là "giọt nước tràn ly" dần đến việc tối cùng ngày, thành viên này bị áp lệnh cấm, với nhiều lý do được BQV Alphama đưa ra, mức cấm là 1 tuần. Sự việc hiện đang được các bên liên quan tích cực giải quyết.

2. Vụ việc quốc kỳ giả mạo trên Wikipedia, với hai cuộc thảo luận nhỏ được nêu trên trang Liên hệ BQV thảo luận khơi gợi vấn đề ngày 27 tháng 1thảo luận nghiêm túc, nghiêm trọng hóa vần đề ngày 31 tháng 5, như nhiều dẫn chứng của Thành viên Lão Ngoan Đồng, vấn đề này gây hậu quả nghiêm trọng, vượt ra ngoài dự án Wikipedia tiếng Việt, lan ra các dự án khác, cũng như len lỏi vào các lễ hội truyền thống, các dự kiện đời sống,...

3. Thành viên Mintu Martin với loạt các sai phạm tại không gian ứng cử bài viết tốt, bài viết chọn lọc như mạo danh trong biểu quyết BVT Bà Chúa Tuyết 28 tháng 1, mạo danh ngày mở biểu quyết, bị tố cáo ngày 21 tháng 4đóng biểu quyết sai thời hạn, bị phát hiện ngày 1 tháng 5, án cấm lần lượt là 14 ngày (31 tháng 1), 48 giờ (1 tháng 5) và 1 tuần, sau đó còn 48 giờ (30 tháng 6).

  • KHỞI SỰ THÁNG 2

4. Ngày 6 tháng 2 bắt đầu BQ chọn ĐPV Con mèo Ú Tim, tuy nhiên, việc thành viên này đích thân gửi lời mời đi biểu quyết đến một số thành viên nhất định, nên đã tạo ra tranh cãi rất lớn về tính hợp quy của sự việc này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2017 1 #Về biểu quyết chọn điều phối viên của Con Mèo Ú Tim.

5. Chuỗi sự việc kéo dài dai dẳng giữa các quan điểm đối lập Pháp luân Công. Khởi đầu với sự tố cáo từ DPV Alphama về nội dung bài Hoa Ưu Đàm do thành viên Eightcirclestheorem viết thiếu trung lập và vi phạm bản quyền, khởi đầu bằng mục Eightcirclestheorem và Hoa Ưu Đàm đề ngày 12 tháng 2, sau đó lần lượt lan rộng ra, dẫn đến việc thành viên نفش من شما را دوست دارم tố cáo Tuanminh không trung lập trong bài viết Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công ngày 8 tháng 5, sau đó tiếp tục tố cáo ngày 10 tháng 5, với nội dung tương đương. Bài PLC sau đó được quyết định khóa bài. Chưa dừng lại, ngày 2 tháng 6 cùng năm, Thành viên نفش من شما را دوست دارم tiếp tục dùng bài PLC tố cáo Tuanminh Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2017 2 #Tuanminh01 rất nhiều lần xóa bài có nguồn, tự ý suy diễn theo ý kiến cá nhân. Sau khoảng thời gian dài 4 tháng tạm ổn, ngày 9 tháng 10, Eightcirclestheorem tiếp tục nêu quan điểm về tính trung lập, đề nghị được sửa bài PLC và Lý Hồng Chí, sau đó, thành viên Daothanhviet tiếp tục tiến đến tố cáo Tuấn Minh xóa nguồn chính phủ TQ, cũng trong loạt bài PLC. Cùng ngày, BQV Alphama nêu quan ngại về về hai tài khoản Daothanhviet và Eightcirclestheorem xa luân chiến, sau khi phản bác quan điểm này, Eightcirclestheorem tiếp tục chứng minh quan điểm thiếu trung lập và chuyển hướng tố cáo tiếp tục Tuanminh. Với quan điểm bảo vệ PLC, thành viên Rakhoi8x nhanh chóng bị cấm vô thời hạn ngày 8 tháng 12, sau thời gian lên FB tố cáo, thì quyết định được ra bởi Tuanminh ngày 19 tháng 12 là gỡ cấm cho thành viên này. Sau khi được thoát án cấm, thành viên này liên tục tố cáo và yêu cầu lời giải thích một số vấn đề liên quan cách dài dòng. Hiện vụ việc đang "Tạm lắng".

6. Ngày 15 tháng 2, TuanUt trích đăng quan điểm của Mintu Martin và khảo sát ý kiến cộng đồng về việc bỏ cấm thành viên DangTungDuong. Sau hơn 2 tuần biều quyết, với 17 phiếu bầu chọn, đạt tỉ lệ 100%, TuanUt quyết định tháo cấm cho thành viên DangTungDuong vào ngày 2 tháng 3.

  • KHỞI SỰ THÁNG 3

7. Cộng đồng Wikipedia cùng nhìn lại gần 15 năm phát triển phiên bản tiếng Việt và chiến lược phát triển, nhìn nhận quá khứ, hướng đến tương lai, rất nhiều thành viên sôi nổi phát biểu ý kiến, có lẽ đây là phiên thảo luận đông vui nhất trong năm nay. Xem Chiến lược phát triển Wikipedia tiếng Việt 2017.

  • KHỞI SỰ THÁNG 4

8. Kiểm định rối: Thành viên DanGong phát hiện BQV Alphama có lời nhắc nhở với hai thành viên Tpoholic và Lucyspears nên có đề nghị giải quyết cụ thể. Sau một thời gian thảo luận và yêu cầu kiểm định từ phía Alphama, ngày 16 tháng 4, kiểm định viên NHD công bố tại Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Lucyspears Lucyspears, Tpoholic, và Vicktohuygo là con rối của nhau.

  • KHỞI SỰ THÁNG 5

9. Với bài viết pornhub lên trang chính qua mục BCB, nhiều thành viên bất đồng quan điểm tranh luận với nhau về việc có nên hay không đưa nội dung khiêu dâm lên trang chính. Vụ việc khiến tranh luận căng thẳng giữa nhiều thành viên. Xem thêm tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2017 2 #Vấn đề về đưa bài viết về một nội dung khiêu dâm lên trang chính.

  • KHỞI SỰ THÁNG 7

10. Thành viên:Hoàng Đạt mở cuộc hội ý về nêu rõ địa chỉ nhân vật trên Wikipedia, sau cuộc hội ý, cầu đồng khá nhất quán trong việc không nên ghi rõ như vậy. Wikipedia:Thảo luận/Lưu 48#Ghi đầy đủ địa chỉ nơi ở của nhân vật, theo các bạn có nên không?

11.Thành viên Nguyễn Đỗ Trung nêu ý kiến về độ nổi bật của ca sĩ Việt Nam nói chung, và dẫn chứng nhiều tiêu chuẩn mà TV này cho rằng bài viết Min (Ca sĩ) của mình đã đủ dnb, và tìm đồng thuận gỡ biển dnb mà Thusinhviet gắn, tuy nhiên sau đó thảo luận kết thúc với ý kiến của Thành viên:DangTungDuong: việc áp dụng tiêu chí đnb âm nhạc bên en (gốc) vào nhạc Việt vốn đã bị các thành viên phủ nhận suốt một thời gian dài qua. Thông tin chi tiết tại Wikipedia:Thảo luận/Lưu 48#Về việc đặt bảng dnb của bạn Thusinhviet tại bài viết Min (ca sĩ Việt Nam)Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2017/08 #Min (ca sĩ Việt Nam)

  • KHỞI SỰ THÁNG 9

12. Các thành viên cùng thảo luận vấn đề được nêu lên là dùng Đông Timo hay Timor-Leste, cuộc hội ý được rất nhiều thành viên quan tâm, cùng nhiều dẫn chứng, ý kiến phong phú và xác đáng. Xem tại Wikipedia:Thảo luận/Lưu 48#Đông Timor hay Timor-Leste

  • KHỞI SỰ THÁNG 11

13. Tranh cãi giữa BQV Thusinhviet và Vuhoangson tại bài Võ Tòng Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên #Thái độ không đúng của BQV Thusinhviet trong bài Võ Tòng, kết thúc bằng quyết định cấm thành viên Vuhoangson về Vi phạm thái độ văn minh, đi kèm các rắc rối khác kéo dài cho các sự việc tại bài Võ Tắc ThiênVõ Tòng.

  • CÁC LOẠT SỰ KIỆN

14. Thành viên Lão Ngoan Đồng và các tố giác sai phạm:

15. Các vụ tố cáo tại trang tin nhắn BQV

16. Nhóm tranh luận về Hán tự

17. Các biểu quyết trong năm 2017: Có hai cuộc biểu quyết trong năm 2017, trừ các biểu quyết phong cấp, là Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc và bài viết tốt, do Thành viên Nguyetrongphu đăng đàn vào ngày 10 tháng 2. Cuộc biểu quyết còn lại là Sửa đổi và bổ sung Độ nổi bật (người) về chính khách thuộc lĩnh vực chính trị hành chính do thành viên Taitamtinh đăng đàn từ ngày 24 tháng 10.

18. Năm nay là một năm kỉ lục trong việc bầu chọn các thành viên được trao công cụ, có đến ba BQV và 5 ĐPV được bầu chọn trong năm nay. Đó là các BQ vào đầu tháng 2 chọn DPV Hugopako, P.T.Đ và Langtucodoc và 2 BQV là Alphama và Quenhitran. Các cuộc bầu chọn còn lại bao gồm BQV Thusinhviet vào trung tuần tháng 9 và DPV Hancaoto và ThiênĐế98 vào cuối tháng 11.

19. Đón nhận và chọn lựa các thành viên mới để trao công cụ, chúng ta cũng không quên vấn đề thu hồi công cụ không còn được sử dụng. BQV Conbo rút quyền lùi sửa 5TK: Earthshaker, Gaconnhanhnhen, Jspeed1310, Liverpoolmylove và Pq vào ngày 7 tháng 2, gỡ công cụ BQV Eternal Dragon, Lê Thy [xác nhận đã qua đời ngày 14 tháng 5] và Nguyễn Thanh Quang từ ngày 18 tháng 4, BQV Vinhtantran từ nhiệm vào ngày 31 tháng 10.

20. Các cuộc thi trên Wikipedia tiếng Việt những tháng cuối năm khiến bầu khí thêm nhộn nhịp, với lần đầu tổ chức các giải viết bài tại dự án này, cuộc thi viết bàu KHTN đã thành công tốt đẹp. Thành quả đạt được kiến chúng ta tạm hài lòng: KHTN tháng9, Tuanminh01 đánh giá:thành công vượt ngoài mong đợi" (không có kết quả thông kê cụ thể), tháng châu á [tháng 11], với 786 bài viết mới và tháng KHTN 12, với 707 bài được viết mới.

Sau khi đánh giá, tôi chọn sự kiện tiêu biểu của năm là PHÁP LUÂN CÔNG & NHỮNG QUAN ĐIỂM

Tôi, người tổng kết bản tin này, với thời gian chuẩn bị và hoàn thành gấp gáp, mong muốn có được sự lượng thứ về những ai sót có thể có. Kính chúc cộng đồng ViWiki 2018: Hợp nhất - Thấu hiểu - Không ngừng phát triển!thảo luận quên ký tên này là của ThiênĐế98 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 14:45, ngày 1 tháng 1 năm 2018 (UTC).[trả lời]

Cảm ơn bạn cất công tóm lược, nói chung đa số vụ toàn có tên tôi, chắc năm sau "đi ở ẩn" 1 chút.  A l p h a m a  Talk 14:55, ngày 1 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
BQV sao ẩn được, ^_^ -- ✠ Tân-Vương  15:01, ngày 1 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn ThiênĐế98 đã bỏ công tóm tắt những sự kiện trong năm vừa qua, lúc này tôi bận nên ít theo dõi những cuộc tranh luận và "biến chuyển" tại WP, nhờ có bản tóm tắt này mà tôi theo kịp được tình hình đôi chút, cảm ơn bạn lần nữa. Mà sao những sự kiện trong năm 2017 mà chỉ thấy toàn những tiêu cực, kiện tụng, tranh luận, lùm xùm mà ít đề cập đến những chuyện tích cực thế? Nếu được bình chọn Nhân vật trong năm, tôi đề cử bạn TuanMinh, là BQV năng nổ nhất, cả năm không ngừng nghỉ để bảo vệ và lùi sửa chống phá hoại cũng như giải đáp thắc mắc với thái độ nhã nhặn, thân thiện tại WP và cũng là người đưa sáng kiến cũng như tổ chức cuộc thi có thưởng đầu tiên tại WP tiếng Việt. Nói thật là tôi không thể tưởng tượng là WP sẽ ra như thế nào nếu mấy năm nay thiếu TuanMinh. Sau đó chắc là đến anh Việt Hà, cả năm lo vụ BCB và PhuongHuy, người đóng góp nhiều bài viết mới nhất trong năm. Bản tóm tắt này cũng nên quảng bá rộng ra để nhiều người vào đọc hơn, lúc này ít người tự vào trang Thảo luận quá. Langtucodoc (thảo luận) 22:13, ngày 1 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trang này được nhiều thành viên theo dõi mà Langtucodoc, chỉ là các TV đọc qua, không để lại "cmt" thôi :D -- ✠ Tân-Vương  08:52, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Năm nay so với mấy năm trước là khá bình yên. Mấy năm trước còn sôi động, thú vị hơn. Rondano (thảo luận) 05:50, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Năm nay thì chỉ có vụ pháp luân công là kéo dài, đến tận gần đây vẫn chưa xong, còn đa phần khá bình yên :D -- ✠ Tân-Vương  08:52, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hồi xưa có mấy bạn như Nalzogul, Minh Tâm, Solokhov mới vui. Giờ mất vui. :DRondano (thảo luận) 08:54, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mấy thành viên này thảo luận "đáng sợ" lắm :D -- ✠ Tân-Vương  08:55, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dạo này Wiki trầm lắng quá. Ngay cả chủ đề hay thế này của Thiên đế cũng chẳng ai hưởng ứng. Rondano (thảo luận) 18:43, ngày 4 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chắc dịp cuối năm rồi bác Rondano ạ, nhiều công ty tất bật lắm :D -- ✠ Tân-Vương  00:59, ngày 5 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đột nhiên bị tag tên :D thì ra là bác Thiên Đế :v Nguyễn Đỗ Trung (thảo luận) 05:45, ngày 30 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bài viết chọn lọc trong ngày[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện chúng ta đã có 366 bài viết chọn lọc. Liệu có nên chia ra cho mỗi ngày 1 bvcl cho Trang Chính bớt đơn điệu, qua đó hi vọng thu hút thêm thành viên mới? (hiện ngoài mục tin tức và bạn có biết bên góc phải nên ít người để ý hơn, cả tuần Trang Chính hầu như ko thay đổi). Những bvcl mới được bình chọn có thể vẫn để 1 tuần hoặc đặc cách cho xuất hiện 1 ngày trong mỗi tuần liên tiếp (tổng cộng 4 hoặc n tuần tùy cộng đồng quyết định)  Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 20:27, ngày 4 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ghi chú nhỏ Đây là thảo luận, không phải biểu quyết. Nếu đạt được đồng thuận thì sẽ tiến hành làm theo nguyên tắc đồng thuận  Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 18:05, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC

 Đồng ý Đồng ý, cũng nên chú ý sắp xếp lịch cho bài viết có nội dung (nếu có) trùng với ngày kỉ niệm liên quan trong năm, để bài viết được chú ý nhiều hơn -- ✠ Tân-Vương  00:52, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
sẽ cố gắng làm theo hiểu biết hạn hẹp và tạo trang Wikipedia:Bài viết chọn lọc trong ngày/Đề cử để các thành viên đề cử thêm bài mình muốn cho một ngày nào đó với lý do cụ thể.  Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 18:25, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đồng ý Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:38, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý. Én bạc (thảo luận) 11:34, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đồng ý, ý kiến hay. DanGong (thảo luận) 11:56, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Hy vọng sẽ có nhiều bài viết chọn lọc xuất hiện hơn Huế mộng mơ 2018 15:07, ngày 5 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Vậy xếp lịch như thế nào? --Diepphi (thảo luận) 09:40, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ý tưởng ban đầu là sẽ cố gắng sắp xếp sao cho các chủ đề xen kẽ nhau hết mức có thể, và mỗi bài chỉ được xuất hiện 1 lần trong xoay vòng 366 bài, trừ trường hợp đặc biệt đạt được đồng thuận của các thành viên khác. Theo ý kiến của Thiên Đế ở trên, sẽ ưu tiên bài có thông tin liên quan đến ngày định đăng. Các thành viên đề cử bài mình muốn đăng tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc trong ngày/Đề cử, chậm nhất vào 23:59 Chủ Nhật tuần trước đó nữa. Ví dụ: thành viên muốn có bài đăng trong tuần 19/2 - 25/2 sẽ phải "nộp" đề cử chậm nhất vào Chủ Nhật ngày 11/2 để trong tuần 12/2 - 18/2 các thành viên có thời gian thảo luận, xem xét cuối cùng chọn bài nào. Mỗi thành viên chỉ được đề cử nhiều nhất 2 bài, có thể xác định ngày cụ thể hoặc không. Các thành viên đề cử cần phải tự tạo trang giới thiệu cho bài mình muốn đăng, nếu không có thể bị đánh rớt. Nếu có hơn 7 đề cử, sẽ ưu tiên cho bài nào có ít chú thích lỗi hơn .v.v.. Nói chung các thành viên tự thảo luận với nhau trong tuần đó để hi vọng đạt đến đồng thuận. Nếu không đạt được đồng thuận, giải pháp cuối cùng là biểu quyết trong vòng 6 tiếng từ 18:00 đến 23:59 vào Chủ Nhật của tuần thảo luận (theo ví dụ trên là ngày 18/2) theo nguyên tắc chọn phiên bản nào có nhiều phiếu đồng ý hơn. Nếu kết quá "hòa", sẽ tiến hành "xổ số" trên trang random.org, có livestream trên facebook :D Nghe thì có vẻ vui nhưng hi vọng các thành viên tự thảo luận được với nhau trong tuần đó để sự kiện này không xảy ra.  Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 22:33, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Phản đối Ý kiến của bạn cũng hay, nhưng một điều quan trọng là lấy đâu ra bài thực sự chất lượng để làm BVCL mỗi ngày khi mà hiện nay nhiều bài dịch máy, thô không đáp ứng tiêu chuẩn BVCL. Ngoài ra, nếu để BVCL mỗi ngày thì phải cho một BQV nào đó đánh giá như bên Wikipedia tiếng Anh chứ không thể làm bq như hiện nay được nhưng cái quan trọng là khó kiếm ra người đánh giá bài viết cho nên tôi thấy ý kiến này khó khả thi cho lắm. Thân! —ALBERT EINSTEIN 08:34, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trời, Ú nói là hiện nay đã có 366 BVCL, đâu cần BQ thêm mới đủ mà lo ngại dịch máy + thô vậy ALBERT, xem lại đầu trang bạn nhé, là BVCL đã có chứ không phải ứng cử BVCL mỗi ngày -- ✠ Tân-Vương  09:37, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đúng đấy, thảo luận này về việc đăng mỗi ngày 1 bvcl sẵn có trong số 366 bài hiện tại lên Trang Chính chứ không phải việc bầu mỗi ngày 1 bài chọn lọc.  Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 22:39, ngày 6 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@ThiênĐế98 (thảo luận · đóng góp) và Khủng Long (thảo luận · đóng góp):  Đồng ý Xin lỗi, t nhầm. Ý kiến của bạn rất hay. —ALBERT EINSTEIN 00:44, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Việc xen kẽ các bài khác nhau mỗi ngày chỉ nên thực hiện khi không có bài viết nào được đề cử thành công trong thời gian đó, còn các bài viết mới bầu cử nên cho lên Trang chính liền 1 tuần (hoặc xen kẽ kiểu gì đó nếu muốn tránh tính liền tiếp) nhằm tạo động lực cho thành viên đề cử bài. Trong trường hợp không có BVCL mới vào tuần kế tiếp, thì tuần trước đó sẽ tạo biểu quyết list 7 BVCL cũ được lên trang chủ, dù tôi nghĩ về lâu dài sẽ không ai care mấy vì lượng BVCL ít và lặp lại nhiều. Thân. NXL (thảo luận) 01:20, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ý tôi cũng vậy. Nếu xuất hiện bvcl mới thì có thể để nó lên trang chính trong vòng 1 tuần, hoặc 1 lần/tuần trong 7 tuần liên tiếp. Tôi nghiêng về 7 tuần liên tiếp hơn. Nghe cũng nhiều, lại không bị liền tiếp  Khủng Long (tám) 🌴🦕🦖 -- 01:27, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý. Ý hay. jan Win 03:00, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đồng ý.Kien1980v (thảo luận) 03:48, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý 2 bài/tuần là đẹp, cùng đổi với bản tin BCB. Vì số lượng BVCL chưa nhiều và đa dạng chủ đề, kha khá bài về tàu thuyền, nên tần suất vầy là có lẽ ổn. P.T.Đ (thảo luận) 05:49, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Chưa đồng ý Không đồng ý. Tuy số lượng BVCL hiện nay đã trên số ngày trong năm, nhưng trong số đó có khá nhiều bài không còn có thể đáp ứng được tiêu chuẩn ngày nay (hầu hết những bài đã được bầu chọn trước năm 2010 hoặc bài về "người đang còn sống"), cần phải nâng cấp và cập nhật. Sau nữa, đúng như ý kiến của P.T.Đ, chủ đề chưa được đa dạng, như là hơn 40 bài về tàu chiến (hầu hết do Dieu2005 dịch), và nhiều bài về sao+vệ tinh, ca sĩ, các cuộc chiến trong chiến tranh thế giới 2. Thay vào đó, tôi đề nghị mục BVCL trên trang chính nên bao gồm cả những Bài viết tốt, trong số những bài viết tốt có nhiều bài có chủ đề đa đạng và theo tôi là đủ tiêu chuẩn để giới thiệu lên trang chính, hay là thêm những Danh sách chọn lọc.Langtucodoc (thảo luận) 20:33, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Chưa đồng ý Tôi đồng tình với ý kiến từ Langtucodoc, tôi cũng cho rằng trong số 366 mà bạn Khủng Long đã đề cập, thì ko ít trong số đó đang ở mức chất lượng thấp vì ko cập nhật thường xuyên, như các bài tiểu sử người. Cần phải thanh lọc những bài đó ra thì giải pháp của bạn Ú mới khả thi, nếu ko thì độc giả wiki nhìn vào mục BVCL mà thấy những bài chất lượng kém kiểu này đúng là nực cười, chả xứng đáng với cái tên "BVCL" gì hết!! Ngoài ra thì ý kiến của Langtudoc cũng khá hợp lý, nhưng có lẽ chỉ nên chọn một số bài lên trang chính từ BVT phòng khi thiếu bài, vì ko phải bài nào cũng có chất lượng đủ tốt để lên trang chính, nhiều bài cũng nên xem xét bị gán mác lỗi thời giống mục BVCL; và ko nên đưa những bài DSCL lên trang chính, vì hầu hết những bài trong đây đều đã lỗi thời rồi. Potterhead (thảo luận) 10:36, ngày 10 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Đồng ý. Trang chính sẽ trở nên sinh động hơnKieprongbuon812 Thảo luận 02:22, ngày 9 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý tuy nhiên chủ đề chúng ta có hiện nay thực sự không nhiều, tôi đồng tình với ý kiến của Langtucodoc là chúng ta có thể xem xét cho thêm những Bài viết tốt lên cho phong phú. Xuân (thảo luận) 14:18, ngày 13 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Đồng ý đăng bài chọn lọc theo ngày, việc này tạo nên ấn tượng về một Wikipedia tiếng Việt đã phong phú và lớn mạnh hơn, hấp dẫn người đọc và đóng góp hơn :) Những bài đã đưa lên mà có ý kiến là chưa tốt thì sẽ thu hút được sửa chữa - tốt cho Wikipedia - hoặc biểu quyết loại bỏ, tạo áp lực thêm bài bổ sung - cũng tốt cho Wikipedia . Nếu làm được - thì cũng đồng ý với 1 ý kiến nêu trên, là ưu tiên cho bài chọn lọc mới được bầu xuất hiện với tần số nhiều hơn , để cổ vũ động viên những người tạo các bài chọn lọc mới đó. Bài viết tốt theo mình thì không nên đưa lên, như một cách để tạo động lực - khuyến khích cải thiện tiếp các bài tốt để chúng trở thành chọn lọc , để được đưa lên. Các bài viết tốt cũng chưa có độ hoàn thiện đáng để "khoe" trên trang chính như bài chọn lọc :( - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:22, ngày 21 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi tạm điền bình luận của bạn là "ý kiến" vì bạn chưa nêu rõ kết luận cụ thể cho quan điểm của mình là đồng ý hay chưa đồng ý. --minhhuy (thảo luận) 18:56, ngày 29 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Theo ý kiến của anh Tttrung thì hy vọng, tạo động lực luôn là tốt, nhưng theo thực tế thì những bài chọn lọc dù đã không còn cập nhật mà lỡ lên lại trang chính thì cũng chẳng mấy ai quan tâm bổ sung, sữa chữa tốt hơn đâu, kể cả sai lỗi chính tả còn không thấy ai sửa. Cả những liên kết trong mục Ngày này năm xưa, Hình ảnh chọn lọc mà bài viết còn sơ khai cũng chẳng có mấy ai góp sức bổ sung (ngoại trừ những bài trong mục Tin tức và Bạn có biết là những bài mới tạo). Tttrung cứ xem lại trong 2 năm vừa qua chẳng hạn, bao nhiêu BVCL (trừ những bài mới bình chọn) được đưa lên trang chính và sau đó có người cập nhật, chắc là chỉ được 1,2 bài có sửa chữa chút ít. Hãy nhìn vào thực tế, đừng hy vọng xuông. Langtucodoc (thảo luận) 22:22, ngày 1 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Việc sửa này đổi lại cách thức bài viết xuất hiện trên trang chính sẽ kéo theo việc sửa lại hàng loạt thông tin đã điền trong các bản mẫu CL, và có thể sẽ phải tạo ra một bản mẫu CL mới hoàn toàn. Nếu đề xuất được đồng thuận, các thành viên đề xướng nên chú ý thêm về việc này. --minhhuy (thảo luận) 18:56, ngày 29 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Ý kiến Tôi nghĩ nên tung ra các gói thưởng theo tháng thi đua viết bài, khi đó lượng bài viết sẽ tăng lên rất nhiều. Cần kiểm duyệt kỹ càng hơn. (thảo luận) 02:00, ngày 4 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Trang Wikipedia:Biểu quyết xoá bài dạo gần đây hơi bị vắng khách. Mời các thành viên tham gia ý kiến. Xin các bạn hiểu rằng, lá phiếu có cân nhắc của các bạn tại các cuộc biểu quyết đều mang ý nghĩa lớn, đều đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:20, ngày 7 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

16:19, ngày 8 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Tên thể loại Năm sinh năm mất[sửa | sửa mã nguồn]

Chào các bạn, hiện tại chúng ta có nhiều thể loại được đặt tên theo kiểu [[Thể loại: Sinh năm 1930]] hay [[Thể loại: Mất năm 2018]]. Khi rà lại "Quy ước đặt tên" tại Wikipedia:Thể loại, tôi thấy trường hợp này được ghi khá cụ thể:

Dùng thể loại có "năm" cho tất cả các thể loại, ví dụ Thể loại:Khoa học năm 1990 thay vì Thể loại:Khoa học 1990. Còn thể loại không có năm sẽ đổi về thể loại chính có năm.

Quy định này đã được thống nhất tại Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động/Thảo luận 1 do thành viên Alphama khi đó chủ trì.

Quan điểm của tôi là chúng ta nên dùng từ "năm" cho đủ nghĩa, như đa phần ý kiến và đã được kết luận tại thảo luận trên. Không biết có thành viên nào có ý kiến khác không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:46, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Có lẽ tôi sẽ sớm tiến hành đổi tên hàng loạt các thể loại này. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:48, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nguồn gốc của "sinh 1930" đơn giản thôi. Tiếng Anh nó không chịu học tập cách diễn đạt của tiếng Việt, không gọi năm 1930 là "year 1930" để người dịch sang tiếng Việt có cơ hội dịch một đối một sang tiếng Việt là "năm 1930". Không có "year" thì không có "năm". Người dịch chỉ biết dịch một đối một, khi dịch không hề nghĩ xem trong tiếng Việt tên của một năm được nói như thế nào. Kiendee (thảo luận) 08:16, ngày 12 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đang tiến hành Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 22:09, ngày 12 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thusinhviet. Xin hỏi là anh đã tiến hành như thế nào vậy? Darling (Thảo luận) 11:09, ngày 17 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thành_viên:Phjtieudoc Biểu đồ tiến độ tôi có để ở dưới đó bạn, tiếc là vẫn chưa thể hoàn thành sớm được. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:48, ngày 17 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thusinhviet. Vậy là thống nhất sử dụng Thể loại:Sinh năm 2018Thể loại:Mất năm 2018 đúng không anh? Darling (Thảo luận) 12:54, ngày 17 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Phjtieudoc Đúng rồi bạn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:58, ngày 17 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet:. Tôi đã đổi được Thể loại: Sinh năm 1200 thành Thể loại:Sinh năm 1200, nhưng làm thế nào để tắt đổi hướng? Darling (Thảo luận) 14:12, ngày 17 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Kế hoạch & Tiến độ[sửa | sửa mã nguồn]

Các thể loại "Sinh năm ..."

Thuộc thế kỷ ☑Y I ☑Y II ☑Y III ☑Y IV ☑Y V ☑Y VI ☑Y VII ☑Y VIII ☑Y IX ☑Y X ☑Y XI ☑Y XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX XXI

59% hoàn thành

   

Các thể loại "Mất năm ..."

Thuộc thế kỷ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX XXI

0% hoàn thành

   

Các bản mẫu liên quan:

  • Đã hoàn thành: chưa hoàn thành
  • Đang thực hiện: chưa thực hiện
  • Sẽ thực hiện: {{Năm sinh}}, {{Năm mất}}{{Thời gian sống}}

Xin chào, Bản mẫu:Thông tin viên chức là một bản mẫu được sử dụng nhiều, tuy nhiên cách sử dụng ở nhiều bài chưa được thống nhất ở phần thứ tự sắp xếp các chức vị, có bài theo thời gian, có bài theo độ "to" của chức, có bài không có theo thứ tự nào cả, có bài xếp xuôi, có bài xếp ngược; nhân đây tôi muốn hỏi những bạn chuyên viết bài về Viên chức và các bảo quản viên về một trình tự xác định để ghi lại vào hướng dẫn sử dụng của bản mẫu. Xin nhờ anh @DHN:. Xuân (thảo luận) 19:38, ngày 11 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đông Timor hay Timor-Leste - Biểu quyết[sửa | sửa mã nguồn]


18:45, ngày 15 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Nguồn Baidu Baike có hợp lệ?[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng ta có quy định không dùng Wikipedia làm nguồn, Baidu Baike cũng là một dự án có nhiều điểm tương đồng với Wikipedia, và hiện nay có một số bài, đặc biệt là về nghệ sĩ Hoa ngữ sử dụng Baidu Baike làm nguồn, liệu đều này có hợp quy định? chúng ta có thể yêu cầu biên tập viên dẫn trực tiếp trang dùng làm nguồn của Baidu Baike. Bên cạnh đó một số nguồn được dẫn từ Sina Weibo chính thức, tôi nhớ không lầm thì chúng ta không cho dẫn nguồn từ Facebook (?) Xuân (thảo luận) 17:16, ngày 18 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Nếu Baidu Baike cũng là một dự án nguồn mở cho phép tự do sửa đổi giống Wikipedia, hiển nhiên nó không bao giờ có thể được xem là nguồn tham khảo cho thông tin viết tại dự án này. Tuy nhiên nguồn dẫn từ trang mạng xã hội chính thức (được gắn nhãn chính thức theo tiêu chuẩn của mạng xã hội nguồn), trong tiền lệ là có thể dùng được nhưng rất hạn chế. Nói chung việc dùng nguồn như vậy nên được đề xuất ở trang thảo luận trước tiên. (xem thêm en:WP:NOYT). --minhhuy (thảo luận) 16:36, ngày 30 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

23:55, ngày 22 tháng 1 năm 2018 (UTC)

17:06, ngày 29 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Phát triển wiki[sửa | sửa mã nguồn]

Mình dùng wiki cũng khá lâu rồi nhưng sao mình không thử làm công cụ soạn thảo của wiki giống Microsoft Word nhỉ? Ví dụ như chèn ảnh, chèn bảng hoặc gõ tắt sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Ngoài ra chúng ta cũng có thể làm video hướng dẫn viết một số bài mẫu trên wiki để người mới có thể hiểu dễ hơn. Chúng ta có thể đóng góp video, để cho quản trị viên duyệt và đăng lên. Mà cho mình hỏi có trang viết nháp nào để viết mà không bị xóa không, nếu là chỗ viết thông thường thì bị người khác viết chung mà còn bị xóa định kỳ. Mà hồi trước bạn Tuấn Minh có viết cho mình nhưng mà xóa hết phần thảo luận của 2017 rồi nên chẳng biết ở đâu cả.

@Hungv8a5: Bạn có thể vào Đặc biệt:Trang tôi/Nháp để viết nháp nhé! Huế mộng mơ 2018 11:38, ngày 30 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Hiện tại bản thân trình soạn thảo trực quan (mặc định cho mọi thành viên nếu bạn không tự tắt nó trong Đặc biệt:Tùy chọn) đã là một công cụ soạn thảo có phần giống với Microsoft Word rồi. Nếu bạn vẫn chưa quen với các tính năng của nó, có thể xem chi tiết tại Wikipedia:Soạn thảo trực quan/Cẩm nangWikipedia:Soạn thảo trực quan/Phím tắt. Ý tưởng về video hướng dẫn của bạn rất hay, thực tế Wikipedia tiếng Anh và nhiều dự án khác đã làm nó từ lâu, tiếc là chúng ta chưa có ai làm. Hiện tại hướng dẫn súc tích nhất về dự án này (dành cho người mới) là Wikipedia:Sách hướng dẫn. Về viết nháp bạn Tuyenduong97 đã hỗ trợ bạn rồi. --minhhuy (thảo luận) 16:30, ngày 30 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Logo tết[sửa | sửa mã nguồn]

Còn 2 tuần nữa tới tết. Các bạn nên làm logo tết. Rondano (thảo luận) 14:40, ngày 31 tháng 1 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mình mới tạo hai bản dưới đây, xin các bạn cho ý kiến--Chibaodoanle (thảo luận) 00:23, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Logo bên trái có hình chó, khá đẹp. Logo bên phải nhìn khá bình thường. Tôi chọn bên trái. Rondano (thảo luận) 01:42, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị chọn logo bên trái :D -- ✠ Tân-Vương  03:11, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bên trái có hình con chó chính chủ hơn, nhưng bày thêm bánh trái của bên kia sang nữa càng đẹp ~~ Buileducanh 04:31, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Theo mình thì thêm vào hình bên trái thêm số 2018 nữa. Huế mộng mơ 2018 05:07, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mình chọn logo có hình con chó, nhưng có cần bổ sung thêm mắt không ta Lengkeng91 11:50, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Thêm mắt đi cho sinh động tí. Rondano (thảo luận) 11:52, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hiện mình đang sửa Logo bên trái (hiện đã thêm một số chi tiết cho con chó cho nó có thần thái một chút) (phiên bản phá cách, phiên bản có thêm cành đào, mai), hiện mình đang cần ý kiến từ mọi người trước khi up lên.--Chibaodoanle (thảo luận) 21:28, ngày 9 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mình thấy hình cuối là đẹp rồi đấy, xem những người khác ý kiến sao? Huế mộng mơ 2018 00:22, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cá nhân tui chọn file 1, nếu cần độc đáo quất file 2 khá thú vị! -- ✠ Tân-Vương  00:34, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

hình cuối là đẹp rồi. Rondano (thảo luận) 03:18, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Logo thật thú vị ~~ Buileducanh 03:20, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Hình cuối ([27]) tôi nghĩ không nhất thiết chèn cả mai lẫn đào, sẽ làm logo trông chật hẹp khi treo lên. Tôi nghĩ nếu ghép cành mai từ logo thứ 2 sang cho logo con chó thì sẽ đẹp lắm, nhưng hiện đã cận ngày treo rồi (đáng lẽ treo từ 23 Âm lịch) nên quyết định cuối là ở bạn thiết kế thôi, cảm ơn bạn rất nhiều. Hy vọng ngày mai đã có thể treo logo :^) --minhhuy (thảo luận) 16:44, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hình cuối bỏ cành mai đi là ok. Thay cành mai bằng 2 hoa vàng và đỏ.Rondano (thảo luận) 16:46, ngày 10 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Con chó nên màu vàng nó mới hên. =]]  A l p h a m a  Talk 06:10, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Logo với 2 cành hoa làm hình mất đẹp đi. Hình như năm ngoái logo chỉ có hoa anh đào, năm nay nên lấy hoa mai, cứ thay phiên như vậy mỗi năm một loại hoa cũng được. DanGong (thảo luận) 06:30, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chó đứng trên mây mới đẹp. Chó đứng trên bãi sình đâu có đẹp. Rondano (thảo luận) 06:44, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Rondano: Lúc đầu mình cho chó đứng trên mây, nhưng trong mây không đặt được số 2018 nên mình mới nghĩ ra kiểu đặt trên một vết mực đen, dạng như kiểu thư pháp ấy--Chibaodoanle (thảo luận) 12:31, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Không cần số 2018 cũng được. Mây thanh tao đẹp hơn. Rondano (thảo luận) 12:38, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thêm một ý của mình nữa là, có vẻ như con chó hơi bự so với tổng thể logo. Trước giờ hình quả cầu chữ là biểu tượng của Wikipedia, con chó nay xuất hiện đè hết quả cầu rồi, bạn có thể chỉnh lại tí cho nó hài hòa hơn không ? Điểm nhấn thì đẹp và ấn tượng là được, bự quá thì đâu là điểm nhấn nữa. Cũng mong là chúng ta sẽ hoàn thành logo sớm, cận tết quá rồi. Cảm ơn tất cả mọi người. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:44, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
(https://imgur.com/a/rLxFs) Đây là bản mới sau khi xem xét ý kiến của Alphama, Thusinhviet và Rondano. Xin mọi người cho ý kiến.--Chibaodoanle (thảo luận) 13:14, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Perfect ! Chó này là chó thần tài nè:DRondano (thảo luận) 14:36, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Phiền bạn Chibaodoanle tải lên phiên bản kích cỡ 135x155 có nền trong suốt của logo này nhé. Cảm ơn bạn rất nhiều! --minhhuy (thảo luận) 14:43, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thêm 3 bông hoa dưới đám mây nữa là đẹp hơn nữa nhé bạn. Rondano (thảo luận) 14:46, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Rondano: Màu nào đây bạn ơi, để mình up luôn--Chibaodoanle (thảo luận) 15:06, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

3 bông hoa dưới đám mây giống y chang hình này nè https://imgur.com/a/0e43R Rondano (thảo luận) 15:07, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

{ping|Rondano}} Bonus thêm mấy cái lông chim nữa nha--Chibaodoanle (thảo luận) 15:12, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Quá tốt. Rondano (thảo luận) 15:13, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đây là bản đã xong, để mình tìm cách giảm size của file svg, chứ file png 135x155 thấy nó mờ quá--Chibaodoanle (thảo luận) 15:25, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Quá đẹp luôn. Rondano (thảo luận) 15:28, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

OK, mình đã sửa được rồi, nhờ bqv nào đó treo logo lên cái--Chibaodoanle (thảo luận) 16:01, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ơn giời, lung linh quá :3 :3 -- ✠ Tân-Vương  16:21, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Logo mới đã được treo, các bạn có thể tẩy bộ nhớ đệm bằng nhiều cách trong vài lần để thấy được sự thay đổi. Cảm ơn bạn Chibaodoanle một lần nữa. --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Haha, tôi mày mò tìm cách treo mà không ngờ bạn Minh Huy nhanh tay hơn một bước rồi :D Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:39, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chó vàng đẹp lung linh. Năm nay phát tài rồi. Rondano (thảo luận) 17:41, ngày 11 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn các bạn, logo quá đẹp. Tôi đã thay đường dẫn trong tệp tin giao diện của MediaWiki bằng link trực tiếp đến hình SVG gốc trên Commons, bởi vì hình 135x135 pixel coi sẽ bị vỡ ảnh khi xem trên các màn hình của các thiết bị có độ phân giải cao. Mọi người xem thử xem logo còn bị mờ không nhé! —Trần Quế Nhi (thảo luận) 05:08, ngày 12 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Nét rồi đó Quế Nhi ~~ Buileducanh 08:57, ngày 12 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Wikipedia Workshop: Saigon Compass Hub[sửa | sửa mã nguồn]

Hello everyone! Thought I'd let you know that I'm visiting Ho Chi Minh City tomorrow, and with the support of my friends organized a Wikipedia Workshop at the Saigon Compass Hub on Sunday, 4 February 2018. I have not prepared a Wikipedia meet-up page for this event, but you can RSVP through this Facebook event page. Looking forward to meeting some people from this project! --Sir Nicholas de Mimsy-Porpington (thảo luận) 11:43, ngày 2 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

20:51, ngày 5 tháng 2 năm 2018 (UTC)

21:59, ngày 12 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Chuyện vặt cuối năm[sửa | sửa mã nguồn]

Vừa vào Trang Chính thấy bài Louvre. Đập ngay vào mắt:


Louvre (tiếng Pháp: Musée du Louvre)


Các bạn Wikipedia có hiểu, cung cấp kiến thức cho người đọc là yếu tố quan trọng nhất, còn đặt tên bài viết đừng đặt nặng quá! Các bạn không phải là chuyên gia được đào tạo về biên mục thư viện hay chuyên gia soạn từ điển, tại sao cứ phải cứng nhắc đặt cái tên cụt ngủn Louvre làm tên bài viết y như bên tiếng Anh vậy? Sao không đặt Viện bảo tàng Louvre?

1. Tiếng Anh ngắn gọn hơn tiếng Việt, viết Louvre tiếng Anh họ hiểu còn người đọc tiếng Việt hiểu là cái gì không? Là cái nhà, cái tên tổ chức nào đó, hay cái thành phố nào đó?

2. "Louvre" có tiếng Pháp là "Louvre" chứ sao lại "Musée du Louvre"? "Viện bảo tàng Louvre" thì ứng với tiếng Pháp là "Musée du Louvre" chứ? Ba tiếng "viện bảo tàng" ("musée") có ghi ra đâu mà chua tiếng Pháp thế? Đầu bài viết mà như vậy thật mất hứng đọc! 123.21.112.193 (thảo luận) 04:52, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bài viết tại wikipedia tiếng Việt là Viện bảo tàng Louvre, và tên bài bên tiếng Pháp đúng là fr:Musée du Louvre mà, bạn bấm vào link các ngôn ngữ bên trái là rõ. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 05:00, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nhưng ngay câu đầu bài viết lại là "Louvre" chứ không phải "Viện bảo tàng Lourve"? 123.21.112.193 (thảo luận) 05:06, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Việc này chẳng khác gì ghi "Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước ở Đông Nam Á" so với "Việt Nam là một nước ở Đông Nam Á" cả. --minhhuy (thảo luận) 05:17, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cám ơn bạn đã góp ý, tôi đã sửa lại câu đầu nói trên. Trân trọng, Tuanminh01 (thảo luận) 05:18, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Quy chuẩn về tiêu đề cho bài viết về Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chào, tôi không biết đăng bài này lên địa điểm nào thì hợp lý nên đưa lên diễn đàn chính để cùng thảo luận, nếu có trùng hợp với vấn đề đã nêu từ trước thì xin báo cho tôi biết.

Tôi là một thành viên chuyên viết về chủ đề có liên quan đến Nhật Bản, trong đó có rất nhiều bài viết có tên tiếng Nhật. Hiện nay, tôi thấy có nhiều bài viết trên Wikipedia tiếng Việt đổi tiêu đề về chữ Hán Việt một cách tự phát và đôi lúc không cần thiết, thí dụ như trang Nhật Bản thư kỷː tiêu đề gốc Nihon Shoki không hề thiếu nổi bật so với tiêu đề hiện tại; hay nội dung các bài viết trong {{Jmyth navbox long}}, mà theo tôi có khi còn lạ lẫm với người Việt hơn cả tiêu đề gốc.

Bản thân tôi trước đây cũng hay có quan điểm phải dịch tiếng Nhật theo tên Hán Việt, song điều này không cần thiết cho toàn bộ các trường hợp và đôi khi còn không đúng, chẳng hạn như Tengu (một loại quái vật) mà dịch là "Thiên cẩu" là trùng luôn với loài tương đương trong văn hoá Trung Quốc. Vì vậy, quan điểm của tôi trong việc này là tôn trọng hoàn toàn tên gọi của vật/sự việc trong ngôn ngữ gốc, Amaterasu thì để nguyên là Amaterasu, chứ đổi sang Thiên Chiếu thì chịu không tra cứu trên Internet được, cũng không biết là ai. Việc này chúng ta đã hoàn toàn làm được với tên gọi các quốc gia có tên bản địa (như Romania hay Bosna và Hercegovina). Ở đây, người Nhật sử dụng chữ Hán để ghi trong các loại văn bản, như họ đọc những từ đó theo cách của tiếng Nhật, chứ không theo cách của tiếng Trung hay Hán Việt, nên rõ ràng việc ghi Hán Việt theo tôi chỉ nên là tham khảo về mặt kanji mà thôi.

Xin các thành viên trong Wikipedia góp ý về vấn đề này, cũng xin phép mạnh dạn tag anh Trần Nguyễn Minh Huy, là một người có thời gian lâu dài gắn bó với chủ đề Nhật Bản vào chủ đề này ạ.--Dương Việt (thảo luận) 11:45, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Vấn đề này từ lâu đã có tiền lệ tại Wikipedia tiếng Việt: chỉ sử dụng tên phiên âm nếu nó là tên được đông đảo công chúng sử dụng tiếng Việt biết đến, như núi Phú Sĩ thay vì núi Fuji, Thiên hoàng Minh Trị thay vì Thiên hoàng Meiji. Còn những tên như "tengu" hay "Amaterasu" không được biết đến rộng rãi như vậy, chúng ta vẫn ưu tiên dùng tên gốc. Tiếng Nhật chẳng qua vì có thể phiên âm sang Hán Việt được (dùng chữ kanji) nên nhiều người có cái cớ để sử dụng Hán Việt tùy tiện cho nó, như những khái niệm như vậy mà viết bằng tiếng Nga hay tiếng Pháp thì cũng phải chịu phép mà để yên thôi. --minhhuy (thảo luận) 12:26, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy đọc theo Hán-Việt không có vấn đề gì. Về các vấn đề rắc rối mà bạn Dương Việt có đưa ra, tôi xin đề cập từng vấn đề một.
  • "Tengu (một loại quái vật) mà dịch là "Thiên cẩu" là trùng luôn với loài tương đương trong văn hoá Trung Quốc". Bài en:Tengu trên Wikipedia tiếng Anh viết: "Tengu (天狗, "heavenly dog") are a type of legendary creature found in Japanese folk religion" (nghĩa là "Tengu (天狗, "chó nhà trời") là dạng tạo vật thần thoại được tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản..."). Nếu thiên cẩu không phải chó nhà trời thì là gì ? Trong trường hợp này, trong văn hóa Nhật Bản lẫn văn hóa Trung Quốc đề có "Thiên cẩu", ấy vậy mà, tại Wikipedia tiếng Trung Quốc, người ta đã có bài zh:天狗 (中國) [Thiên cẩu (Trung Quốc)] lẫn zh:天狗 (日本) [Thiên cẩu (Nhật Bản)]. Hai khái niệm này, về bản chất là trùng tên, chỉ có khác ý niệm, và để diễn tả sự khác nhau về ý niệm đó, người ta đã viết ngữ cảnh trong dấu ngoặc.
  • "là tôn trọng hoàn toàn tên gọi của vật/sự việc trong ngôn ngữ gốc" việc gọi 天狗 là Thiên cẩu hay Tengu đều thể hiện sự tôn trọng tên gọi của sự vật/sự việc trong ngôn ngữ gốc. Nếu chúng ta đọc 天狗 thành Thiên khuyển mới không tôn trọng ngôn ngữ gốc chứ! Thiên cẩu là đọc theo mặt chữ Hán, Tengu là đọc theo mặt chữ Latinh. Thành phố 北京 được đọc là "Bắc Kinh" là đọc theo mặt chữ Hán, còn đọc theo kiểu bính âm âm là Běijīng hoặc thậm chí là Beijing. Nhưng mà, hỡi ôi, Beijing hay Běijīng có phải đúng kiểu người Trung Quốc đọc tên thành phố này không ? Thực tế là, người biết tiếng Anh sẽ đọc nó thành /beɪˈdʒɪŋ/ [45], người Việt chắc sẽ lẩm nhẩm theo thành "Bê Jing". Đọc đúng chuẩn bính âm thì nó phải giống như "Bày Ching". Hóa ra, ưu tiên đọc theo chuyển tự latinh, hầu hết chúng ta sẽ đọc sai nếu không hiểu quy tắc của cách chuyển tự đó !
  • "người Nhật dùng chữ Hán nhưng đọc theo tiếng Nhật": cách chúng ta phiên âm Hán-Việt danh xưng tiếng Nhật không nhằm mục đích phiên âm lại tiếng Nhật (tức là mô phỏng cách đọc một từ tiếng Nhật qua tiếng Việt), mà đó như một cách chúng ta đọc ý vậy. Ngay cả đối với tiếng Trung Quốc hay tiếng Hàn Quốc cũng vậy, việt đọc Hán-Việt không nhằm mục đích tái tạo lại một âm của các thứ tiếng này qua tiếng Việt, mà cái quan trọng là thông qua chữ Hán, ta chuyển nghĩa (phần nào đấy) qua cách đọc Hán-Việt.
Bạn Minh Huy có dùng từ "tùy tiện" để chỉ cách phiên âm này. Rất tiếc là tôi hoàn toàn không tán thành với nhận xét của bạn.
Để giải thích cho hiện tượng "không tùy tiện" này, tôi xin xét tới góc cạnh văn hóa và lịch sử. Các nền văn hóa Á Đông (Vùng văn hóa Đông Á) có một điểm chung là đều trải qua giai đoạn "đồng văn tự" trong suốt thời trung đại tới cận đại là kéo dài lay lắt tới hiện tại. Các nước Á Đông (Trung Quốc, Hong Kong, Macau, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản) trong suốt giai đoạn "đồng văn tự" tuy khác nhau về tiếng nói nhưng có chung chữ viết. Mặc dù không biết ngoại ngữ, nhưng nếu biết chữ, họ có thể dùng "bút đàm" để trao đổi qua lại với nhau. Văn tự dùng chung đó là "chữ Hán". Người Việt học chữ Hán, không cần biết tiếng Tàu, không biết tiếng Nhật, Hàn, vẫn có thể thoải mái giao du bằng bằng bút đàm với đối phương.
Bởi vì chữ Hán là thứ chữ viết duy nhất, đóng vai trò quan trọng suốt một thời gian dài, mỗi dân tộc có một cách thích nghi với nó khác nhau. Âm Hán-Việt ra đời do đó. Hán-Việt ra đời vì nhu cầu đọc chữ Hán bằng tiếng Việt chứ không phải bởi người Trung Quốc quy định người Việt phải đọc chữ Hán với âm như thế.
Âm Hán-Việt chính là tài sản của người Việt, nó giúp người Việt không bị mất tiếng nói suốt ngàn rưỡi năm sử dụng chữ Hán. Một dân tộc mất tiếng nói là một dân tộc lai căn, vong bản.
Thế rồi, 天狗 nên đọc là Tengu hay Thiên cẩu ? Đó là sự lựa chọn của chúng ta. Đọc tengu người Nhật sẽ hiểu chúng ta đang nói đến thực thể nào của dân tộc họ (nhưng mà phải đọc đúng nhé!), nhưng đó là một chuỗi âm thanh vô nghĩa, và vô cảm. Đọc Thiên cẩu người Nhật không hiểu gì, nhưng ta hiểu.
Nihon Shoki là một cái tên rối rắm khó nhớ, và hầu như vô nghĩa đối với người không biết tiếng Nhật. Nhật Bản thư kỷ thì dễ nhớ và có nghĩa hơn. Về tận cùng ý nghĩa, thì, có phải là Nihon ShokiNhật Bản thư kỷ đều là một ?
Tóm lại, đây tùy vào độ ưu tiên của chúng ta. Chúng ta ưu tiên cho "âm thanh" (với yêu cầu là phải biết quy luật chuyển tự) hay "ý nghĩa" mà đặt tên bài cho thích hợp. Và, chẳng có sự "tùy tiện" nào ở đây cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:45, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Wikipedia không tự tạo ra một định nghĩa hay một cách dùng từ, tên bài viết dựa theo tính thông dụng và tính phổ quát trong các tài liệu đã công bố. Chúng ta không thể đặt tên cho bài viết về một người Nhật theo âm Hán Việt của họ chỉ bởi vì có cách để chuyển tên của họ ra Hán Việt. Trường hợp của Thiên hoàng Minh Trị là một trong các ngoại lệ đặc biệt khi mà tên của ông ta đã rất phổ biến và khi sử dụng cụm "Minh Trị", người khác biết ngay ta đang nói về ai thay vì nói "Meiji", nhưng tuyệt không thể đặt tên bài viết về ông Maeda Jun là "Ma Chi Chuẩn" chỉ để cho "tiện" theo "âm thanh" của người Việt hay chỉ để cho "dễ nhớ", Wikipedia không có trách nhiệm làm việc đó. Các khái niệm văn hóa, địa danh, thuật ngữ, v.v.... cũng tương tự, khi mà việc phiên âm Hán Việt tên ngoại lai như tiếng Nhật trong sách vở Việt Nam đã gần như chấm dứt từ lâu. --minhhuy (thảo luận) 15:35, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
P/s: vấn đề bạn Levietduong và tôi nêu ra cũng không có ý gì là coi thường "Hán Việt", một phần trong tài sản ngôn ngữ Việt, mà là phản đối việc tùy tiện phiên âm bất kỳ khái niệm nào trong tiếng Nhật miễn là có thể phiên âm được, gây trở ngại cho tra cứu thông tin cũng như đang cố ý tạo ra cái mới trên cơ sở biện hộ là cách phiên âm. Hãy xem tiếng Nhật là một ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, có nhiều từ và khái niệm mà không phải lúc nào cũng có thể dịch ra tiếng Việt được, và trường hợp này là "phiên âm" nó ra tiếng Việt. --minhhuy (thảo luận) 15:39, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi vì tôi viết phần trả lời này sau khi anh Minh Huy reply, nên có phần hơi khập khễnh một chút, nếu có ý nào trùng lặp mong mọi người bỏ quá cho.

"Cái này thì tôi không đồng ý cho lắm với bác Thusinhviet, vì thứ nhất, "Tengu/Thiên cẩu" là một ví dụ nhỏ tôi đưa ra để chỉ tình huống phát sinh khi gặp những từ cùng Hán tự, có thể cùng ý nghĩa, nguồn gốc nhưng vẫn có đặc điểm khác nhau giữa các sự vật/sự việc; thứ hai - đây mới là ý mà tôi muốn nói - là khi ta nói đến một sự vật/sự việc, ta gọi tên của nó theo tên gốc mà người ta biết/hay gọi và được ngầm chấp nhận từ lâu trong cộng đồng, nên có thể một tên gọi có cùng nguồn gốc văn tự chữ Hán nhưng vẫn là hai thực thể khác nhau.

Chẳng hạn, Tokyo có chữ Hán đọc là "Đông Kinh", vậy nếu nói về "Đông Kinh" với vai trò tên gọi xưa của Hà Nội thì cũng là nói về Tokyo hay sao? Kyoto là "Kinh Đô", vậy khi ta nói "kinh đô" trong văn tự phong kiến nói chung, tức là nói về Kyoto? Ở đây, tôi đang muốn nói đến sự phân biệt về mặt tên gọi giữa các nền văn hoá. Nếu sự khác biệt giữa các khái niệm ấy đủ lớn, để phải mở một bài viết riêng thì việc có một tên gọi khác nhau là cần thiết (như trong môn cờ vây mà tôi với anh có dịp bàn luận thì có en:Meijin - en:Mingren - en:Myungin (Danh nhân), en:Kisei - en:Qisheng - en:Kisung (Kì thánh), đều là hai bộ ba giải cờ vây với tên gọi từ cùng chữ Hán của Nhật, Trung và Hàn), chứ nếu không thì ta xếp chung vào một bài và mở đề mục phụ luôn cho rồi. Hơn nữa, tiếng Trung chỉ dùng một hệ chữ Hán giản thể duy nhất để ký âm toàn bộ ngôn ngữ của nước ngoài, và vì cả "Tengu" và "Thiên cẩu" đều có cùng Hán tự nên mới ghi được như vậy, chứ tiếng Nhật nhiều cổ tự và Hán tự được sáng chế ra, hoàn toàn không có trong tiếng Trung, nên nếu là từ khác tôi không nghĩ anh có thể trích dẫn được như vậy đâu ːD (chẳng hạn như Edo (江戸, là "Giang Hộ"), nếu tra chữ 戸 trong từ điển tiếng Trung thì không có đâu, vì nó là biến thể của chữ 戶 trong tiếng Trung rồi :D) nên anh Minh Huy mới ghi là "có thể phiên âm được".

Ý chính mà tôi muốn nói ở topic này, là nói chung tất cả các tên gọi sự vật, sự việc trong tiếng Nhật, tức là sẽ có hoặc không có Hán tự. Không thể vì nó có Hán tự, thì đương nhiên sẽ quy về cách đọc Hán Việt, mặc dù chúng có nghĩa, nhưng vậy thì toàn bộ tên người Nhật sẽ thành "Cung Bản Vũ Tàng" (Miyamoto Musashi) hết. Tôi rất hiểu và tán thành về cách luận giải ý nghĩa từ ngữ của bác Thusinhviet, nó rất có ích trong việc đào sâu và mở rộng về khái niệm, nhưng cái tôi muốn nói ở đây chỉ là tên gọi trong ngôn ngữ của nơi mà khái niệm ta đang nói thuộc về - ở đây là tiếng Nhật. Nó giúp ta nói về khái niệm đó theo cách mà người địa phương nói về nó, và ở đây thì ta phải cân nhắc giữa độ nổi bật của tên gọi phiên âm trong ngôn ngữ đích, và tên gọi gốc trong ngôn ngữ nguồn, cái nào nổi bật hơn thì dùng cái đó. Nói Musashi thì người am hiểu ở Việt Nam biết ngay, nhưng bảo về tên Hán Việt thì chịu chết, phải tra mới biết, hay muốn nói về thủ tướng "An Bội Tấn Tam" thì không ai biết, nhưng nếu nói thủ tướng Shinzo Abe thì đa phần ok ngay. Tất nhiên, cửu vĩ hồ hay núi Phú Sĩ thì nổi bật hơn kyubi hay Fuji-san rồi. Cách phiên âm Hán Việt cho Nhật ngữ này tôi nhớ đã được người Việt sử dụng từ thời kỳ đầu thế kỷ 20, nhưng giờ thì đã chuyển qua Romaji của Hepburn hết cho hợp với quốc tế rồi. Còn về các phần giải thích về độ nổi bật thì bác Minh Huy đã nói giúp tôi rồi, mong bác Thusinhviet hiểu cho về đặc thù này của tiếng Nhật." --Dương Việt (thảo luận) 16:39, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thêm một vấn đề nữa mà mình muốn bổ sung là nên thống nhất quy chuẩn tên bài cho các bài viết liên quan đến Nhật Bản bởi vì một số bài tên được viết hoa toàn bộ tựa bài, một số bài viết hoa bất thường theo như tác phẩm gốc mà theo đa phần các wiki khác mình thấy người ta viết thường thôi (chẳng hạn như Tsubasa -RESERVoir CHRoNiCLE- hay CLANNAD,...) TAKKUCHAN | ☆thảo luận☆☆đóng góp☆ 17:43, ngày 17 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Như là một lối dung hòa cách dịch, chính tả và ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi xin quay lại vấn đề đang thảo luận nhưng lại bỏ ngỏ cũng cả tháng rồi. Lần này thì theo một hướng tiếp cận khác. Ở các vấn đề cũ, khi có dịp tôi sẽ quay lại.
Viết khái niệm tiếng Nhật bằng Hán-Việt, nếu xem xét theo nghĩa tích cực, tôi xem đó là một nỗ lực dung hòa giữa cách dịch nghĩa (vốn bị xem là lạ tai, không truyền tải hết nội dung khái niệm) và giữ lại tự hình (bị cho lai Tàu) và để tránh việc phải sử dụng hoàn toàn cách đọc nguyên ngữ từ tiếng Nhật đó (thường khi đọc lên bị chê là khó nhớ).

  • Về khái niệm 天狗, chẳng qua đó là hình tượng Chó nhà trời trong tín ngưỡng dân gian Nhật Bản chứ không thể nào khó lý giải hơn (^^). Đọc Thiên cẩu (天狗) chứ không phải Thiên khuyển (天犬) cũng chính là cách tôn trọng chính tả tiếng Nhật, mặc dù cả hai đều có nghĩa là Chó nhà trời.
  • Gensui 元帥 cũng chỉ là một quân hàm trong quân đội Nhật Bản. Nhưng chắc chắn Gensui không thể là "Nguyên soái" như đọc mặt chữ mà ra được (bởi có rất nhiều "Nguyên soái" khác không phải là Gensui), Gensui chỉ có thể là "Nguyên soái Nhật Bản". Có ý kiến cho rằng "Nguyên soái" cũng tương đương "Thống tướng" hay "Thống chế", nhưng ta nhất quyết không đọc "Thống tướng Nhật Bản" hay "Thống chế Nhật Bản", mặc dù các khái niệm này như nhau, mà chỉ có thể nên nói Nguyên soái Nhật Bản vì tôn trọng chính tả của nó.
  • 杖 rõ ràng là trượng của Võ học Nhật Bản. Mặc dù "trượng" chính là "gậy" như ta gọi "trượng" bởi tôn trọng chính tả, hơn nữa "trượng" cũng là một loại binh khí quen thuộc.
  • Nihontō 日本刀 chẳng hơn một cây đao. Đao chính là "con dao", nhưng ta nên gọi "đao" đển tôn trọng chính tả, hơn nữa, "đao" cũng là một loại binh khí quen thuộc. Bài viết nên có tên là "Đao (Võ học Nhật Bản)" hơn là "Nhật Bản đao" bởi nó không phải là cấu trúc tiếng Việt.
  • Yari 槍 là một cây thương, cũng là âm Hán-Việt của 槍, thương là một loại vũ khí quen thuộc.
  • Bokken 木剣 nên được gọi là Kiếm gỗ, nếu như xác định chỉ có kiếm gỗ Nhật Bản đủ nổi bật, không thể lầm lẫn thứ kiếm gỗ nào khác thì bài viết về nó chỉ nên tên là "Kiếm gỗ", nếu như trên thế giới cũng có nhiều loại kiếm gỗ thì ta thêm ngữ cảnh thành "Kiếm gỗ (Võ học Nhật Bản)".
  • Kama 鎌 chính là cái lưỡi liềm, câu liêm. Bài nên có tên "Lưỡi liềm (Võ học Nhật Bản)".

Với một người không biết tiếng Nhật như tôi, đọc một loạt khái niệm đó, tôi chẳng thể nhớ nỗi tên món gì (chẳng biết phải tôi kém không, bạn có thể hỏi một người không hề biết tiếng Nhật khác để kiểm chứng). Rõ ràng, nó có thể có nhiều lối dịch thích hợp hơn mà tôi có đề nghị.
Đọc âm Hán-Việt chỉ là một trong những cách khả dĩ để chúng ta xử lý khái niệm tiếng Nhật. Áp dụng phương pháp này cho toàn bộ khái niệm thì có thể nói phần nào là hơi cực đoan. 木剣 mà đọc thành "Mộc kiếm" thì rõ ràng hơi quá, chỉ cần nói "Kiếm gỗ" là quá đủ.
Dịch khái niệm, thuật ngữ là dạng dịch thuật khó nhất, đòi hỏi người dịch phải nghiêm túc trong ngôn từ, uyên thâm về kiến thức. Việc áp dụng triệt để một phương pháp nào là khá cứng nhắc và theo tôi là không nên khuyến khích. Áp dụng nguyên ngữ để đưa vào tiếng Việt theo tôi là cách làm dễ nhất, không phải sợ sai hay vướng phải những tranh cãi dai dẳng về cái đúng-sai.
Ngày trước tôi có đọc một bài báo, có ý phê phán cách dịch thuật ngữ của những người am hiểu tiếng Tàu, rằng, họ quá ỷ lại vào lối phiên âm, làm cho việc chuyển ngữ Hán văn qua Việt văn bị sáo mòn, thiếu sáng tạo và không tự nhiên. Trong khi đó, giới Tây học, với lối hiểu Hán-Việt căn bản, lại có cách dịch thuật ngữ phương Tây chỉn chu hơn, dịch tròn trịa, thoát nghĩa mà không khiến câu văn kém tự nhiên. Câu này làm tôi nghĩ mãi, sau cùng thì tôi cũng hiểu ý của tác giả đó, rằng giới dịch Trung-Việt lợi dụng mối quan hệ giữa hai ngôn ngữ này để dịch khái niệm mà chỉ phiên âm lại khái niệm đó, trong khi giới Tây học thì chẳng có chỗ dựa nào để bám víu nên phải cố gắng tự thân vận dụng ngôn từ của mình để mà chuyển ngữ. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 23:02, ngày 9 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Như ở trên tôi đã nói, và cũng là ý duy nhất phù hợp theo đánh giá của tôi về toàn bộ đoạn thảo luận dài ở trên: giúp người đọc "dễ nhớ" không phải là lý do thỏa đáng để chọn tên bài viết cho Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 05:00, ngày 10 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
P/s: tôi lưu ý một chút để người khác không hiểu lầm: cuộc thảo luận này là một cách đặt lại vấn đề, nhưng thống nhất chung của Wikipedia tiếng Việt là dùng romaji cho bài viết Nhật Bản, như nêu tại Wikipedia:Tên bài#Danh sách các ngoại lệ (và hiện đã không còn tranh luận nữa). Có nghĩa là bên ngoài cuộc thảo luận này, mọi bài viết vẫn cần được đặt tên theo quy ước từ trước là romaji. --minhhuy (thảo luận) 05:57, ngày 10 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Phần danh sách ngoại lệ ghi:

Tên Nhật Bản: dùng rōmaji, viết họ trước, tên sau (Hatoyama Yukio, không "Yukio Hatoyama"), trừ tên tiếng Việt phổ biến (Minh Trị, không "Meiji").

Xuyên suốt bài này, tôi không bàn gì về tên người Nhật Bản cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:40, ngày 10 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nội dung bạn quote không ghi rõ là tên Người, khi so sánh với các khái niệm liên quan cũng trong cùng đề mục: Bên cạnh đó, còn có các ngoại lệ về tên bài viết, một số trong đó chưa rõ về phạm vi áp dụng hoặc còn đang tranh cãi, bạn sẽ thấy qui ước này là tên nói chung. Phần "Họ trước Tên sau" mới là áp dụng cho tên người. Trong các liệt kê này chỉ "Tên người Nga" mới là dành cho tên người. --minhhuy (thảo luận) 07:04, ngày 10 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chúc mừng năm mới Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018[sửa | sửa mã nguồn]

Xin chúc mọi thành viên wikipedia mạnh khỏe, phát tài, hạnh phúc. Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 16:39, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chúc các bạn thân yêu năm mới phát tài, bạn nào còn FA thì kiếm được người yêu, bạn nào đang đi học thì học giỏi. Rondano (thảo luận) 16:41, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Haha, hôm trước tính đổi logo mừng năm mới mà bị Minh Huy đổi mất rồi, nay tính lập một mục ở thảo luận chung để cộng đồng lập một mục chúc tết tự sướng với nhau thì cũng bị Hoàng Đạt giành mất rồi. Chúc anh chị em một năm mới đầy thành công. Chúc cho Wikipedia ngày càng nhộn nhịp. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:24, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

22:54, ngày 19 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Bảo quản viên xóa sửa đổi, khóa bài không cần nói lý do?[sửa | sửa mã nguồn]

Đề nghị bảo quản viên giải thích tại sao lại khóa bài Thảm sát Katyn (cấm mọi thành viên trừ bảo quản viên), lùi những sửa đổi của tôi (sửa đổi có dẫn nguồn đầy đủ).

Tôi chỉ thêm "Năm 2010 Nga thừa nhận lãnh đạo Liên Xô ra lệnh thảm sát" (thêm nguồn là báo Tuổi Trẻ), "trước đây Nga đổ cho phát xít Đức thực hiện vụ thảm sát": đều có trong nguồn. (https://tuoitre.vn/nga-thua-nhan-stalin-ra-lenh-tham-sat-katyn-413231.htm)

Và việc TT Ba Lan Lech Kaczyński được mời qua tham dự lễ kỷ niệm thảm sát thì rơi máy bay chết ở Nga, sự kiện tầm cỡ quốc tế, có liên quan trực tiếp.

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thảm_sát_Katyn&type=revision&diff=37230706&oldid=37230681

Cho dù sửa đổi có vấn đề gì chưa đúng cũng cần góp ý, thảo luận, chứ không thể cậy mình là bảo quản viên rồi nhảy vào xóa hết, khóa bài trong thời gian dài mà chẳng thèm nói gì. Hay đây không phải từ điển bách khoa toàn thư mở mà là trang web riêng của một số người?

K0VK0V (thảo luận) 17:35, ngày 20 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Câu từ của bạn quá thiếu trung lập, rõ ràng đang có ý xem "Nga", một bên liên quan trong bài viết, là "phe phản diện". Nga có "phản diện" hay không là do thông tin bài viết mang lại, chứ không phải do chúng ta xem họ là phản diện qua các từ ngữ và sắc thái như bạn thể hiện. --minhhuy (thảo luận) 18:39, ngày 20 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
MinhHuy không phải là người ra tay khóa bài, biện minh làm gì? Tôi đã viết ở trên rồi, câu từ trong sửa đổi của tôi đều tương tự trong nguồn: "Năm 2010 Nga thừa nhận lãnh đạo Liên Xô ra lệnh thảm sát", "trước đây Nga đổ cho phát xít Đức thực hiện vụ thảm sát" đêu là từ ngữ tương tự trong nguồn báo Tuổi Trẻ ("đổ lỗi", "chối tội" đều như nhau; từ 1943 đến 2010 không phải "sau 1 thời gian dài" thì là gì?). Cho dù sửa đổi có vấn đề gì chưa đúng cũng cần góp ý, thảo luận, chứ không thể cậy mình là bảo quản viên rồi nhảy vào xóa hết, khóa bài nhiều tháng mà chẳng thèm nói gì. Còn việc TT Ba Lan được mời đến tưởng niệm thảm sát rồi bị rơi máy bay chết ở Nga là sự kiện tầm cỡ quốc tế liên quan trực tiếp, tại sao cũng xóa? Tôi thấy các bảo quản viên ở đây có thái độ thiếu trung lập (bênh vực Nga), có biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Hành động xóa hết sửa đổi có dẫn nguồn của thành viên, khóa bài nhiều tháng không cho ai khác ngoài bảo quản viên sửa, không thèm nói lý do, có khác gì quan chức cậy quyền hành muốn làm gì cũng được? K0VK0V (thảo luận) 05:36, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Câu từ trong nguồn như thế nào là chuyện của nguồn, Wikipedia không đăng nguyên văn bất cứ nội dung nào có bản quyền ra đây, vậy thì bạn cố gắng giữ cho câu văn giống như trong nguồn là vì sao? Trách nhiệm của Wikipedia là cung cấp thông tin có nguồn nhưng vẫn giữ cho bài viết một thái độ trung lập, không thiên vị bất cứ bên nào, kể cả là trong bài viết về một kẻ giết người. Để làm việc đó, Wikipedia chắt lọc thông tin từ nguồn, và đưa vào bài những thông tin đa chiều, cốt giữ sao cho không chiều nào lấn áp chiều nào. Bài Thảm sát Katyn lại là một bài viết chọn lọc, trước khi được chọn đã được các thành viên nhất trí về câu từ và thông tin, những bổ sung của bạn nếu là thông tin mới có nguồn xác đáng thì không nói làm gì, nhưng vẫn cứ mục đích nhấn mạnh một thông tin đã sẵn có từ trước rồi, tôi thấy là không nên, có thể phá vỡ trạng thái cân bằng trung lập của bài. Tôi không phải người khóa bài nhưng bạn mang vấn đề đó ra không gian thảo luận công cộng này, thì tôi có quyền nêu ý kiến chứ? --minhhuy (thảo luận) 08:44, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Trong trường hợp này BQV không nên lùi sửa mà nên thay cụm từ "chối tội và đổ lỗi" bằng từ khác hay hơn. Đây chỉ là lỗi dùng từ thiếu trung lập. Rondano (thảo luận) 08:52, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thêm mức khóa mềm "duyệt sửa đổi" cho Wikipedia tiếng Việt (Giai đoạn 1)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau 2 năm cân nhắc và hỏi ý kiến một số thành viên khác, nhưng vẫn chưa đi đến đâu và tình hình bút chiến hay khóa bài liên tục do các tài khoản rối gây ra ở nhóm bài nhạy cảm như chính trị, xét thêm lợi ích của việc khóa trang nhưng không cản trở đến khả năng sửa đổi của người khác, hôm nay tôi muốn đề xuất trực tiếp với cộng đồng về một khả năng khóa trang mới cho Wikipedia tiếng Việt: "Khóa thay đổi đang chờ" (pending changes). Toàn bộ tài liệu chính thức liên quan đến mức khóa này tôi đã dịch lại từ Wikipedia tiếng Anh và sửa đổi theo đề xuất (sẽ trình bày súc tích ở dưới), mời các bạn đọc kỹ qua những trang sau đây trước khi tiến hành cho ý kiến:

Tránh hiểu lầm quan trọng: Công cụ này không phải là một cách kiểm duyệt wiki, nó chỉ là phương pháp có thể lựa chọn để thay thế việc khóa trang theo cách thông thường mà các bảo quản viên và điều phối viên hiện vẫn đang thực hiện mỗi ngày, và bởi vì nó cho phép trang trong khi bị khóa vẫn có thể sửa đổi được, nó làm tăng tính mở của wiki và tăng sự thân thiện với người có thiện ý muốn sửa một trang bị khóa.

Tóm lược cụ thể về những gì sẽ được đề xuất:

  • Bổ sung mức khóa trang "Thay đổi đang chờ" song song với việc khóa trang theo cách thông thường. Mức khóa này có thể được khóa và mở khóa bởi Bảo quản viên và Điều phối viên. Mức khóa này có 2 loại:
    • Khóa cấp 1: tương tự như bán khóa, nhưng nhẹ nhàng hơn bởi nó không ngăn cản thành viên thông thường sửa đổi bài viết, và bất cứ ai có quyền duyệt trang (với mức tín nhiệm tương tự người lùi sửa) đều có thể đánh dấu chấp nhận sửa đổi đó. Không khác biệt mấy với việc người lùi sửa có quyền lùi lại bất kỳ sửa đổi sai phạm nào mà họ phát hiện, thì người duyệt trang cũng sẽ có thể đánh dấu không chấp nhận "xuất bản" thay đổi sai phạm đó. Người duyệt trang chỉ được phép dùng công cụ này với các hình thức phá hoại rõ ràng hay viết linh tinh, cũng là những quyền hạn của người lùi sửa, và không được dùng quyền của mình trong các tranh chấp nội dung.
    • Khóa cấp 2: tương tự như khóa hoàn toàn, nhưng nhẹ nhàng hơn bởi nó không ngăn cản thành viên thông thường sửa đổi bài viết, nhưng khác khóa cấp 1 ở chỗ chỉ có bảo quản viên và điều phối viên mới có thể đánh dấu chấp nhận sửa đổi đó. Việc áp dụng mức khóa nãy được quy định tương tự như việc bảo quản viên khóa hoàn toàn một trang, và chỉ được sử dụng ở các sai phạm liên tục kéo dài liên quan đến WP:TSNDS, trong các cuộc bút chiến liên quan đến tài khoản con rối.

      Cả hai mức khóa này đều chỉ áp dụng lên một số ít trang cụ thể, tương tự như cách mà các bảo quản viên đang khóa trang ở những bài viết bách khoa. Nó chẳng qua là một mức khóa "giảm nhẹ" hơn nhưng lại vô cùng hiệu quả nhờ tránh được việc khiến cho các độc giả bình thường không có ý định phá hoại bị cản trở trong quá trình sửa đổi một bài viết mà trước đó bị bảo quản viên khóa (nếu theo cách thông thường). Thay vì ngăn không cho bất cứ ai hay một nhóm đối tượng cụ thể (thành viên chưa tự xác nhận và chưa có tài khoản) sửa đổi bài viết Wikipedia, mức khóa mới này cho phép họ sửa đổi như bình thường.
  • Bổ sung nhóm quyền người dùng mới: Người duyệt bài (Bảo quản viên và Điều phối viên mặc định có quyền Người duyệt bài). Người duyệt bài được tín nhiệm tương tự Người lùi sửa và bất kỳ ai có đóng góp đủ đáng tin cậy đều có thể được Bảo quản viên gán quyền này. Trách nhiệm của người duyệt bài là không chấp nhận những sửa đổi rõ ràng là phá hoại, bôi nhọ hay viết linh tinh vào một bài đang bị khóa từ trước, và vì những bài bị khóa như vậy là rất ít, sẽ không dẫn đến tình trạng các thay đổi đang chờ bị dồn lại mà không có ai đánh dấu chấp nhận. Hãy cân nhắc việc khóa thông thường khiến cho không thể sửa đổi được trong suốt thời gian bị khóa, so với việc vẫn có thể sửa đổi nhưng cần được người duyệt bài duyệt qua thay đổi, giúp cho Wikipedia vẫn thân thiện với mọi độc giả, để thấy cái lợi của việc có thêm mức khóa và nhóm người dùng này.

Chi tiết trực quan về khác biệt của mức khóa này so với các mức khóa khác, xem bảng dưới đây. Bảo quản viên cân nhắc theo các hướng dẫn tại Wikipedia:Thay đổi đang chờ mà lựa chọn cách khóa trang phù hợp: khóa thay đổi đang chờ, hoặc khóa thông thường:

Người dùng Wikipedia, mức khóa trang và khả năng sửa đổi trang
  Vô danh, mới Tự xác nhận Xác nhận mở rộng Điều phối viênthành viên tự đánh dấu tuần tra Kỹ thuật viên bản mẫu Bảo quản viên Thích hợp cho
Không khóa Sửa đổi được Tuyệt đại đa số các trang
Bán khóa Không thể sửa đổi Sửa đổi được Bài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng bởi người dùng vô danh hoặc mới mở tài khoản, và một số bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều
Khóa mở rộng Không thể sửa đổi Sửa đổi được* Trang phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun được sử dụng nhiều hoặc ngăn ngừa sửa đổi gây hại (như phá hoại, rối, bút chiến…) trong trường hợp bán khóa đã được chứng minh là không hiệu quả
Khoá tự đánh dấu tuần tra Không thể sửa đổi Sửa đổi được* Bài viết có tranh chấp hoặc phá hoại quá mức khoá mở rộng, các bản mẫu, mô đun nguy hiểm cao nhưng không quá phức tạp.
Khoá bản mẫu Không thể sửa đổi Sửa đổi được Các bản mẫu, mô đun hoặc trang được nhúng/thế rất nhiều
Khóa hẳn Không thể sửa đổi Sửa đổi được Bài viết bị phá hoại quá mức hoặc bút chiến thiếu tính xây dựng, trang và bản mẫu hay mô-đun trọng yếu
* Kỹ thuật viên bản mẫu đơn thuần có thể không sửa được, nhưng đây là điều hiếm khi xảy ra trên thực tế.


Bối cảnh

Xét thấy:

  1. Wikipedia tiếng Việt trong suốt nhiều năm qua luôn hỗn loạn với việc khóa bài diện rộng do các cuộc bút chiến triền miên, mà trọng tâm là do nhóm tài khoản rối của MiG29VN/Saruman gây ra (người này đến nay có lẽ đã chạm đến con số hàng ngàn tài khoản rối để lách luật và đồng thuận giả trong lịch sử sửa đổi các bài viết). Những sửa đổi này gây tổn hại trầm trọng đến tính trung lập của Wikipedia tiếng Việt, đến độ tin cậy trong bất kỳ bài viết nào liên quan đến cuộc Chiến tranh Việt Nam, và làm sinh ra những tranh cãi nảy lửa không đang có trong các không gian như Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên, gây áp lực rất nhiều cho các bảo quản viên mỗi khi muốn giải quyết tình hình bút chiến giữa một rừng sửa đổi rối, không biết nên lùi sửa đổi nào, nên khóa trang ở phiên bản nào, khóa trang bao lâu, khóa xong thì lại đâu hoàn đấy bởi có rất nhiều tài khoản rối vẫn nằm vùng, chỉ chờ có dịp là "sống" ngay để lao vào sửa đổi, hoặc canh đến khi trang hết hạn khóa thì lại lao vào sửa tiếp, bởi "họ" biết điểm yếu của các bảo quản viên là không thể bán khóa hay khóa hoàn toàn một bài viết vĩnh viễn, sẽ làm cản trở tính "mở" của Wikipedia, mà bảo quản viên thì không đủ thời gian và sức lực để cứ canh chừng mãi một bài viết sau khi nó hết hạn khóa. Khóa thay đổi đang chờ cấp độ 2 sẽ là phương án hữu hiệu nhất, làm giảm gánh nặng của bảo quản viên, khi mà giờ đây các sửa đổi bút chiến sẽ không hiện ra cho đến khi họ xác định nó không phải là sửa đổi rối, tránh được lịch sử sửa đổi hỗn loạn, không còn khả năng lùi sửa, cũng tránh được các cuộc bút chiến do rối gây ra ở các bài viết nhạy cảm.
  2. Từ lợi ích của việc ngăn chặn tài khoản rối, mở rộng ra lợi ích của việc khóa trang ở mức này thay thế cho hầu hết trường hợp phải dùng đến khóa cứng, không cho phép thực hiện sửa đổi, ở các bài viết vốn chỉ là đối tượng bị phá hoại nhất thời, như các bài về đội tuyển U23 Việt Nam và Uzbekistan sau trận chung kết vậy. Việc khóa mềm như vậy sẽ giúp cho những thành viên có thiện ý vẫn được phép sửa đổi bài viết, trong khi song song với đó là chặn được ngay các sửa đổi rõ ràng là phá hoại, tránh việc Wikipedia bị công chúng cười chê sau mỗi vụ xảy ra phá hoại chưa kịp lùi sửa ở các bài viết tâm điểm, như vụ Nguyễn Cao Kỳ Duyên (dĩ nhiên là với những ai không hiểu tính chất của Wikipedia là một bách khoa toàn thư mở).
  3. Wikipedia tiếng Việt đã phát triển đến một mức độ mà cần thiết có một công cụ giúp cộng đồng thuận tiện hơn trong việc chống phá hoại, tương tự như chúng ta đã đề xuất các công cụ rollback, các quyền của điều phối viên, hay Twinkle. Khóa thay đổi đang chờ không mới mẻ gì, bản thân cộng đồng Wikipedia đã từng cân nhắc dùng nó khoảng năm 2010, tuy thảo luận không đi đến kết quả, nhưng sau 8 năm dài, tình thế đã khác, đã đến lúc chúng ta suy nghĩ thêm về mức khóa "mềm" này. Không bao giờ xem mức khóa này có thể biến Wikipedia thành một trang web kiểm định nội dung, thiếu tự do, bởi việc khóa như đã nói, chỉ được thực hiện ở một số ít trang mà thay vì trước đây sẽ bị khóa hẳn luôn không cho sửa đổi, nay càng cởi mở ra hơn chứ không hề bị kiểm duyệt chặt chẽ đi. Trong hầu hết trường hợp, duyệt qua thay đổi chỉ là nhằm tránh cho bài viết đang khóa bị sửa đổi phá hoại hoặc linh tinh hiển nhiên, chứ không can thiệp gì đến tính chính xác của thông tin được thêm. Xem kỹ tại Wikipedia:Thận trọng với các thay đổi đang chờ.
  4. Các Wikipedia ngôn ngữ khác, các dự án Wikimedia Foundation khác, cũng đang sử dụng khóa thay đổi đang chờ, ở các hình thức khác nhau, xem chi tiết tại Wikipedia:Thay đổi đang chờ#Các câu hỏi thường gặp. Tôi đề xuất hai cấp độ khóa trên là tham khảo từ cả Wikipedia tiếng Anh lẫn Wikipedia tiếng Đức, theo đó chúng ta áp dụng chỉ khóa ở một số ít trang cần được khóa (trong khi Wikipedia tiếng Đức, hay tiếng Ba Lan áp dụng khóa mặc định ở mọi trang, khiến cho Wikipedia biến thành một trang web có sự kiểm duyệt trước khi sửa đổi, theo tôi là không thích hợp lắm với mục tiêu của Wikipedia tiếng Việt), và có bổ sung một mức khóa cao hơn để ngăn ngừa nạn bút chiến do rối gây ra (Wikipedia tiếng Anh từng có mức khóa này nhưng đã tắt, hiện vẫn đang được đề xuất mở lại, nhưng thực trạng ở dự án của họ là áp dụng khóa cấp độ 1).

Vì lẽ đó, tôi rất hy vọng cộng đồng chúng ta sẽ áp dụng Khóa thay đổi đang chờ. Tôi nghĩ chỉ có mức khóa này mới có thể cứu Wikipedia tiếng Việt, nếu các bạn cho là "chưa đến nỗi nào" để dùng từ "cứu" thì tôi tin là bởi các bạn đã không quan tâm đúng mực đến tình hình Wikipedia suốt những năm qua. Thảo luận này được mở để nhận ý kiến và thắc mắc từ cộng đồng, nhưng không hoan nghênh tài khoản con rối, là đối tượng chịu thiệt hại từ khóa thay đổi đang chờ, tôi sẽ giám sát để nó diễn ra trong sự ổn định nhất có thể. Thảo luận nhằm mục đích tìm kiếm đồng thuận, nên nếu đến cuối cùng nó giải quyết được các khúc mắc phát sinh trong quá trình bàn bạc, sẽ không cần thiết phải mở một biểu quyết.

Thảo luận được mở trong vòng 15 ngày, tính từ 17:30, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC) trước khi tính đến việc mở giai đoạn thảo luận thứ 2: tìm đồng thuận qua biểu quyết. --minhhuy (thảo luận) 17:30, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của các thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới. Dưới đây là lời kết luận vắn tắt.
Kết quả của cuộc thảo luận này là đồng thuận với phần đề xuất ở trên. minhhuy (thảo luận) 06:06, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Mình thấy việc này chỉ có lợi, không có hại. Nên làm. ngọcminh.oss (thảo luận) 19:13, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý với phuơng pháp này , tất cả những ai biết về Mig29VN/Saruman đều biết về mức độ điên cuồng của người này . Cũng chính vì những kẻ như thế này mà các bài viết về lịch sử và chính trị ở wiki tiếng Việt nhiều năm trở lại đây gần như là 1 trò đùa . Tính đến thời diểm hiện tại đây là biện pháp hiệu quả nhất rồi . Hadinhvan (thảo luận) 21:31, ngày 21 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy còn hơi băn khoăn ở chỗ: 1) Một người bị bệnh, bắt cả làng phải uống thuốc (sao không tập trung xử lý cho đúng người đúng tội?), 2) Wiki tính mở ngày càng không nhiều trong khi sự kiểm duyệt có xu hướng ngày càng tăng, không biết nó có đi ngược lại với chính sách của Wiki không?--Phương Huy (thảo luận) 01:02, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Phương Huy: Chào bạn, mong bạn đọc kỹ ý thứ 2 và 3 phần "Bối cảnh" tôi đã soạn ra. Công cụ này không hề làm giảm tính mở của wiki, vì nó cũng chỉ là một dạng khóa. Thay vì bạn BQV khóa theo cách không cho sửa đổi, thì khóa theo cách này sẽ giúp cho người khác vẫn sửa được. Nếu bạn nói là làm giảm tính mở của wiki với mức khóa này thì hóa ra cách mà các bảo quản viên khóa bài chống phá hoại hay bút chiến theo cách thông thường như hiện nay cũng là càng nên cần phải bỏ đi rồi, vì nó còn nặng nề hơn mức khóa này. Chính vì sợ mọi người hiểu lầm rằng công cụ này đang kiểm duyệt wiki nên tôi mới dày công viết dài như vậy, mong bạn dành thời gian đọc kỹ hơn tất cả tài liệu và ít nhất là nội dung đề xuất. Còn về xử đúng tội thì tôi đã trình bày kỹ ở ý thứ 1. Thân ái. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
 Đồng ý Theo lời giải thích này thì mình đã hiểu hơn, đây thực chất là biện pháp nhẹ và đa dạng hơn so với việc đơn thuần khóa bài (tức là khóa nhưng vẫn sửa nháp được, khóa có nhiều cấp độ cho phép chọn lọc chứ không khóa hoàn toàn), nếu đúng như vậy thì mình ủng hộ, nếu có áp dụng thì nên có một tin nhắn báo cho người dùng khi họ bị áp dụng biện pháp này tại thao tác trình duyệt khi họ sửa mà không lưu lại được. Cảm ơn bạn đã dành thời gian giải thích--Phương Huy (thảo luận) 03:39, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tất nhiên là có những thông báo nhắc nhở người dùng khi họ sửa một trang đang bị "khóa mềm", nó sẽ có dạng giống như một thông báo trong khung nền đỏ rất gây chú ý mà bạn hay thấy ở những bài bị bán khóa hay khóa hoàn toàn (đối với bảo quản viên) vậy. Ngoài ra các sửa đổi vẫn sẽ lưu lại được và họ vẫn thấy nó hiện ra với chính mình, nhưng sẽ không hiện ra cho công chúng cho đến khi thay đổi đó đã được chấp nhận. Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 03:41, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Đồng ý, tuy nhiên hơi thiếu nhân lực và các dạng khóa xem ra ngày càng phức tạp -- ✠ Tân-Vương  01:41, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@ThiênĐế98: Chào bạn, không có gì phức tạp cả, chỉ là bên cạnh việc bán khóa và khóa hoàn toàn thông thường, nay ta có thêm hai mức khóa tương tự cho các bảo quản viên lựa chọn, nhưng khóa theo kiểu vẫn cho phép sửa đổi. Nhân lực thì cũng không ảnh hưởng gì, theo tôi là vậy, bởi cũng giống như khóa trang thông thường, số trang khóa theo cách này cũng là vô cùng ít ỏi. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý tôi tuy ủng hộ tính tự do của wiki nhưng cũng k ưa gì các thể loại cuồng tín, phá hoại về những chủ đề chính trị hay tôn giáo, mức khóa như vậy có khi lại giúp chúng ta dễ dàng hơn trong vấn đề chống phá hoại--Captain Nemo (thảo luận) 01:46, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Ledinhthang: Chào bạn, tương tự như trả lời bạn Phương Huy ở trên, mức khóa này không hề ảnh hưởng đến tính tự do của wiki, bởi vì bản thân chúng ta hiện đang khóa trang theo cách nặng nề hơn là không cho sửa đổi. Bạn có thể nghiên cứu kỹ hơn đề xuất này, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy:: ý của tôi là ủng hộ tính tự do sửa đổi của wiki nhưng vẫn ủng hộ việc khóa cần thiết, k phải kiểu dân chủ quá trớn ấy. Tôi đọc kỹ bạn viết ở trên rồi đấy chứ --Captain Nemo (thảo luận) 03:33, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn. --minhhuy (thảo luận) 03:41, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý ủng hộ biện pháp chống rối:D Tuy nhiên quy định phải ghi rõ chỉ áp dụng khóa này trong trường hợp cụ thể chẳng hạn có bút chiến để tránh BQV lạm dụng khóa bài tùy hứng.Rondano (thảo luận) 02:48, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tất cả đều đã ghi rất rõ trong các trang quy định và tài liệu đã liệt kê thành danh sách ở phần đầu đề xuất, được in đậm, bạn có thể đọc kỹ lại và xem cần bổ sung gì không. --minhhuy (thảo luận) 03:05, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Không có ý kiến sau khi đã đọc hết toàn bộ nội dung; chúc cho công cụ sớm được thông qua và phát huy hiệu quả trong việc chống lại các "ủy ban" có "nhiệm vụ" phá hoại tính trung lập của những bài viết có liên quan đến chính trị trên wiki! Phương (thảo luận) 05:45, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Ủng hộ ý kiến tạo khóa như trên. Tuy nhiên mình có thắc mắc thêm chỗ này: những bài đã hoàn chỉnh không thể sửa đổi thêm được gì nữa. Ví dụ như: Gương mặt thân quen (mùa thứ năm), The Amazing Race Vietnam: Cuộc đua kỳ thú 2016 hay như những cuộc thi khác, ta có nên khóa, khóa hoàn toàn thì càng tốt sau một thời gian để mọi thành viên bổ sung bài viết. Lý do là cuộc thi đó đã kết thúc, kết quả cũng rõ ràng. Chúng ta cũng đâu cần phải thay đổi thông tin gì nữa. Bản thân mình cũng theo dõi một số bài viết về cuộc thi thấy cũng hay có sửa đổi phá hoại, chỉ là sửa đổi số liệu hay thêm vài dòng, đại loại vậy Lengkeng91 10:33, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Tôi không rõ bạn đề xuất khóa như vậy là "khóa cứng" (không cho sửa đổi như hiện nay) hay "khóa mềm" (thay đổi đang chờ) :^) Nếu là khóa cứng thì tôi không ủng hộ đâu vì một trong các quy định khóa trang của Wikipedia là không cho phép khóa để ngăn chặn một phá hoại chưa hề diễn ra (trừ phi là các bài có lịch sử phá hoại dày đặc, là tâm điểm bút chiến trong thời gian dài hoặc đang được đưa lên những không gian công cộng đặc biệt mà mọi người đều có thể xem như Trang Chính). Tuy nhiên các wiki như Wikisource và Wikinews vốn lưu trữ những thông tin gần như chắc chắn không có lý do gì để sửa đổi nữa (các văn kiện đã là một phần của lịch sử, bất di bất dịch, không còn lý do sửa lại sau khi đã kiểm tra lỗi đánh máy, hay các bản tin vốn là thứ phải được giữ nguyên hiện trạng, không thể thay đổi để bảo toàn sự tin cậy), thì họ áp dụng khóa vĩnh viễn và hoàn toàn như bạn nói. Còn nếu bạn đang đề xuất cho khóa mềm, tôi thấy cũng hay, nhưng có lẽ bạn nên đề xuất sau khi cuộc thảo luận này kết thúc. --minhhuy (thảo luận) 11:22, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ý e là khóa vĩnh viễn không thêm được gì đó a. Vì e nghĩ sự kiện đã kết thúc, kết quả cũng đã có ko thay đổi gì nữa. Nhưng nếu theo quy định thì không được làm thế. Thì e đề xuất khóa mềm Lengkeng91 03:42, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)

 Đồng ý Là một bảo quản viên, tôi ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên đề xuất này cũng đòi hỏi một đội ngũ bảo quản viên thường trực đông hơn, để giải quyết những sửa đổi ở những bài khóa mềm (tạm thời hoặc vĩnh viễn). conbo trả lời 11:28, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Conbo: Bởi vì chỉ có một số ít trang bị khóa ở cấp 2, nên không nhất thiết bảo quản viên mà những thành viên có quyền "Người duyệt bài" (được trao theo cùng cách với "Người lùi sửa") sẽ trực tiếp giải quyết những thay đổi đang chờ ở cấp 1 (vốn cũng ít như những trang bị bán khóa hiện tại). Tất nhiên các bảo quản viên khi khóa trang ở cấp 2 cần cân nhắc mình hay ai khác có thể thường xuyên kiểm tra trang và đánh dấu chấp nhận thay đổi hay không, nếu không thể giải quyết các tồn đọng trong vòng 24 giờ thì tốt hơn là không nền áp dụng khóa thay đổi đang chờ, mà hãy xem xét khóa theo cách thông thường. Chính vì lẽ đó mà khóa thay đổi đang chờ không thể áp dụng với những trang được sửa đổi với tần suất liên tục mỗi ngày, sẽ khiến cho việc đánh dấu thay đổi trở thành một hàng đợi dễ gây quá tải. Bạn có thể xem thêm ở Wikipedia:Thận trọng với các thay đổi đang chờ. Các bảo quản viên cũng được hướng dẫn khi nào thì nên khóa mềm ở Wikipedia:Thay đổi đang chờ. --minhhuy (thảo luận) 11:35, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Mình đồng ý vì mình rất ghét những người phá hoại cố chấp. - Trịnh Trương Hoàng Huy (thảo luận) 13:04, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý tất nhiên là đồng ý.Hugopako (thảo luận) 14:40, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý đọc qua một lượt tôi thấy điều kiện khóa rất toàn diện, thích hợp với Wikipedia tiếng Việt. Xuân (thảo luận) 17:24, ngày 22 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Bảo vệ Wikipedia khỏi những thành viên tinh vi, cực đoan và giảm tải tránh nhiệm tuần tra cho các thành viên quản trị. Thắc mắc chút BQV, ĐPV là người tự đưa ra quyết định mức khóa theo hướng chung chung ở trên à? Hay phải dựa trên 1 số quy định chặt chẽ hơn?  A l p h a m a  Talk 12:15, ngày 23 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Quy định khóa mềm được ghi tạm thời tại Thảo luận Wikipedia:Thay đổi đang chờ, sẽ bổ sung vào Wikipedia:Quy định khóa trang sau khi đề xuất được thông qua. Tuy nhiên thú thật là tôi cảm thấy dù có quy định chặt chẽ đến đâu (như việc khóa hay bán khóa thông thường hiện tại), người khóa nó cũng thường làm theo cảm tính hơn là soi xét, quên mất rằng việc khóa trang luôn là phương án cuối cùng. --minhhuy (thảo luận) 09:23, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Một giải pháp rất hữu ích. ~ Violet (talk) ~ 18:01, ngày 23 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Tất nhiên là đồng ý. Trịnh KhươngTalk 19:04, ngày 23 tháng 2 năm 2018 (UTC)

 Đồng ý Đây là 1 cách tốt để ngăn chặn phá hoại. Sao bác không thảo luận vụ này sớm hơn nhỉ. Phjtieudoc (Thảo luận) 05:08, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Một giải pháp tốt để giúp cộng đồng bảo vệ nội dung tốt hơn. Cảm ơn Huy đã hết lòng đề xuất ý kiến này sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng. Hy vọng được mọi người thông qua sớm. Damian Vo (thảo luận) 14:41, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Tôi xin lỗi là xông vào đây để bỏ phiếu. Tôi tán thành. Và tôi cho rằng ta nên học tập de-wiki là hiệu đính của người chưa được cấp quyền tự xác nhận thì phải được thành viên có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận, họ gọi là gesichtet. Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn wiki thì loại bỏ mà không cần lưu vào lịch sử hiệu đính. LuongLBc (thảo luận) 16:25, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Sao bạn lại xin lỗi khi đề xuất đang kêu gọi mọi người cho ý kiến cơ mà :^) Wikipedia tiếng Đức hiện áp dụng kiểu khóa này mặc định cho mọi trang, và bất cứ sửa đổi nào ở đó đều phải được duyệt qua trước khi xuất bản (tương tự Wikipedia tiếng Ba Lan, tiếng Indonesia và một số phiên bản khác cũng đang áp dụng). Cái mà bạn đề cập ở trên thực tế là kiểu khóa trang cấp 1 như tôi đã trình bày, còn người đảm trách duyệt các sửa đổi của kiểu khóa này là "Người duyệt bài". Hiện theo tôi biết thì không có quy định nào cho phép những sửa đổi không được chấp nhận không bị ghi vào lịch sử hiệu đính cả, vì mọi sửa đổi đều được tính là một "đóng góp" theo giấy phép CC BY-SA 3.0 của Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 16:51, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Tôi hoàn toàn nhất trí với đề xuất này của bạn Huy, như chúng ta đã từng thảo luận trước đây! —Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:43, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Đã thấy từ lâu trên bản tiếng Anh, giờ họ thậm chí còn khóa mặc định như vậy cho mọi trang. Chắc chắn là giải pháp tốt để ngăn chặn phá hoại, nhất là các thành phần trẻ trâu phá rất tinh vi và kiên trì =)) Louis Anderson 💬 11:33, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Wikipedia tiếng Anh không khóa mặc định cho mọi trang, chỉ những trang có biểu tượng hình con mắt ở thanh bên ngắn bên phải mới đang bị khóa mềm. Khóa mọi trang là Wikipedia tiếng Đức và các wiki áp dụng cùng cơ chế với Wikipedia tiếng Đức (mà họ gọi là Flagged revisions chứ không phải Pending changes) --minhhuy (thảo luận) 16:12, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ý lộn! Họ chỉ khóa tạo bài mới thôi. Khi tạo bài mới sẽ hiện ra một trình tạo bài mới (Article wizard) và sẽ phải gửi cho các tình nguyện viên review qua, nếu họ đồng ý mới được xuất bản. Louis Anderson 💬 05:19, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trình tạo bài mới rất hay, tôi định áp dụng từ lâu, nhưng việc khóa mềm mọi sửa đổi tạo bài mới theo tôi chưa cần thiết lắm, vì số bài mới tạo ra ở dự án này vẫn đang được tuần tra hiệu quả, không thấy bị "lọt lưới" bài linh tinh nào. --minhhuy (thảo luận) 09:33, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Hoàn toàn đồng ý. Tuanminh01 (thảo luận) 08:28, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Phòng ngừa những sửa đổi phá hoại linh tinh tốt hơn!~~ Buileducanh 02:57, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Đồng ý, cho cả việc thêm chức năng, và tâm huyết của người đề xuất. P.T.Đ (thảo luận) 06:02, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Nhưng mình cảm thấy nên có danh sách các bài bị khoá mềm lẫn khoá thông thường để tiện việc mở khoá. Và nếu như số lượng bài viết cần duyệt bài quá lớn thì sao? Hoà Hảo (thảo luận) 01:49, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Từ xưa đến nay, khóa thông thường đều được ghi vào nhật trình, và việc khóa luôn có thể xác định trước thời hạn khóa, chứ hiếm khi là khóa vô hạn. Các bài được khóa mềm cũng sẽ có trang nhật trình riêng. Việc khóa mềm được thực hiện theo sự xuy sét để cố gắng rằng các trang trong hàng đợi sẽ luôn được duyệt trong vòng 24 giờ đối với mức khóa cấp 2, còn việc khóa cấp 1, bất cứ ai có quyền duyệt bài đều có thể duyệt sửa đổi, và tôi tin tưởng rằng số người đề nghị được trao quyền này sẽ tương tự với số người đang có quyền lùi sửa. Trong trường hợp số người có quyền duyệt bài vẫn còn ít, và bảo quản viên không thể hy vọng trang sẽ được duyệt trong vòng 24 giờ, họ cần áp dụng khóa bình thường. --minhhuy (thảo luận) 05:52, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Ngày đầu tiên tôi nhận nhiệm vụ BQV chính là ngày bạn Minh Huy nhắn tôi xem qua kế hoạch khóa mềm này. Nghiên cứu cách ứng dụng suốt một thời gian dài, trực tiếp trải nghiệm những phá hoại dai dẳng và vô lý của những thành viên không tốt, tôi cảm thấy sự cần thiết của việc áp dụng mức khóa này hơn lúc nào hết. Các bài liên quan tới lịch sử hiện đại, cận đại, chính trị của Việt Nam bị nhóm thành viên này phá tơi bời, tôi không hiểu được họ cảm nhận được niềm vui thích thế nào thông qua việc truyền bá kiến thức sai trái cho người khác ? Khóa bài hoàn toàn là việc chẳng đặng đừng, bảo vệ nó, nhưng đồng thời cũng khóa luôn cơ hội cho những thành viên có sửa đổi hữu ích muốn đóng góp cho dự án. Tôi chỉ mong là chúng ta sớm tìm được đồng thuận và thông qua mức khóa mềm này càng sớm càng tốt. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 09:57, ngày 3 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Đồng ý Mình hoàn toàn đồng ý. Với thực trạng hiện nay, việc thêm 2 mức khóa này là hoàn toàn phù hợp. Nguyễn Hữu Đại Lộc (thảo luận) 03:06, ngày 4 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

 Ý kiến Vậy có cần bầu thêm Trình duyệt viên không ạ? ~~ Buileducanh 07:16, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Theo như đề xuất và đã được sự đồng thuận, nhóm người dùng chuyên thực hiện tác vụ duyệt các thay đổi đang chờ cấp 1 sẽ là "Người duyệt bài". "Người duyệt bài" có thể tự ứng cử tại Wikipedia:Biểu quyết phong cấp, với các tiêu chí tương tự như Người lùi sửa, mà không qua cần bầu bán. --minhhuy (thảo luận) 06:05, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết ở một đề mục mới.

Tiến trình cài đặt[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thảo luận đã kết thúc thời gian hạn định và đạt được đồng thuận tuyệt đối. Tôi sẽ tiến hành hoàn tất các công việc liên quan đến kỹ thuật cũng như đệ trình lên các phát triển viên. Thời gian biểu của tiến trình được cập nhật bên dưới, xin cảm ơn tất cả những người đã cho ý kiến. --minhhuy (thảo luận) 06:08, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  1. ☑YXong Hoàn tất và ổn định các bản dịch phần mở rộng trên translatewiki.nettrang phát triển trên MediaWiki.
  2. ☑YXong Tạo trang cấu hình và đệ trình lên Phabricator.
  3. Khởi chạy wiki thử nghiệm của Wikipedia tiếng Việt trên nền tảng beta cluster.
  4. Chờ đợi kết quả từ Phabricator (có thể mất vài tháng).
  5. Cài đặt chính thức tại Wikipedia tiếng Việt, dò lỗi và phản hồi trong suốt vài tháng đầu tiên.

Tổng thời gian cài đặt dự kiến mất khoảng nửa năm. Nếu có thể, mong được một số bạn (đã có kinh nghiệm làm việc với các phát triển viên) hỗ trợ để đẩy nhanh tiến trình này :^) --minhhuy (thảo luận) 05:34, ngày 9 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi gật gù tán thưởng đến khi nghe tới "vài tháng" và "nửa năm". Chờ kết quả của Phabricator lâu vậy sao? (Buileducanh) 02:03, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Phiền User:Trần Nguyễn Minh Huy cố gắng thúc đẩy các tác nhân để việc khóa mới này nhanh chóng được tiến hành, trước những vấn nạn như mới đây Alphama đã đề c6a5p tại trang tin nhắn BQV -- ✠ Tân-Vương  12:41, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tiến trình xin chạy thử của các phát triển chậm trễ hơn tôi tưởng, có vẻ như họ rất ngại việc mở mới tính năng này cho các dự án từ vụ lỗi ở wiki tiếng Kurd. Phải đợi lâu hơn thôi. --minhhuy (thảo luận) 10:14, ngày 5 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Quảng bá trang Facebook "Wikipedia tiếng Việt"[sửa | sửa mã nguồn]

Đề xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Banner quảng bá đang sử dụng trên trang Facebook Wikipedia tiếng Việt.

Giữa năm 2014, trong một cuộc thảo luận về xây dựng cộng đồng, một số thành viên Wikipedia (đặc biệt là bạn AlleinStein) đã khởi xướng và phát triển trang Facebook mang tên "Wikipedia tiếng Việt" (có địa chỉ tại www.facebook.com/vi.wikipedia.org/), nhằm mục đích thu hút người dùng Internet biết đến và đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt. Đề xuất không nhận được sự quan tâm đúng mực của các thành viên, một số phản đối vì e ngại việc đưa Wikipedia lên nền tảng của bên thứ ba, nên trang Facebook này chỉ hoạt động hạn chế và có không nhiều bài đăng quảng bá.

Sau gần 4 năm dài, phong trào Wikimedia toàn cầu đã có nhiều sự thay đổi. Các dự án Wikimedia Foundation (WMF) ở nhiều ngôn ngữ đang đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông và tiếp cận cộng đồng nhằm thu hút sự quan tâm từ công chúng, trong đó không thể thiếu vai trò của mạng xã hội, vốn là nơi cộng đồng Internet tập trung sinh hoạt và lan tỏa thông tin mạnh mẽ nhất. Sức ảnh hưởng của các mạng xã hội như Facebook hay Instagram, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, ra sao thì thiết nghĩ tôi không cần trình bày dài dòng, vì với đại đa số người dùng Internet chúng đã như "nhà" của họ rồi. Ở đây tôi chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt của mạng xã hội với phong trào Wikimedia tại Việt Nam:

  • Việt Nam là quốc gia cung cấp một cộng đồng lớn trong đại gia đình Wikimedia, và Wikipedia tiếng Việt, ngôn ngữ chính tại Việt Nam, là phiên bản Wikipedia lớn vào top 10. Tuy nhiên, cộng đồng tại Việt Nam gần như không tham gia bất kỳ hoạt động trực tuyến hay ngoại tuyến nào để quảng bá Wikipedia tiếng Việt ra công chúng. Chúng ta chỉ tổ chức rất ít các cuộc thi soạn thảo, rất ít nhận được tài trợ từ WMF, và từ năm 2008 đến nay chưa lần nào tổ chức một hội thảo chuyện đề về Wikipedia, cũng như không xây dựng bất kỳ mối quan hệ chính thức nào với phong trào Wikimedia toàn cầu (không có một chi hội-chapter nào tại Việt Nam, cũng không có một nhóm người dùng-usergroup chịu trách nhiệm quản lý và quảng bá hoạt động cộng đồng tại Việt Nam), ngoài một số rất ít bạn đã từng tham dự hội nghị Wikimania hay từng là điều phối viên cộng đồng như Tuanminh01. Như vậy có thể nói: phong trào Wikimedia, ngoài các đóng góp truyền thống cho các dự án của WMF, gần như không tồn tại tại Việt Nam, và bên ngoài không gian các dự án này, không ai biết chúng ta thực chất là gì, không hiểu về sứ mạng của WMF trong việc phổ biến kiến thức tự do cho nhân loại, hay chỉ biết rất hạn chế về các dự án liên quan đến Wikipedia tiếng Việt.
  • Dự án chiến lược hàng đầu của WMF trong việc tiếp cận cộng đồng của Wikimedia, bao gồm của Wikipedia tiếng Việt, là tìm cách làm việc với các tổ chức giáo dục (Chương trình Giáo dục), các tổ chức văn hóa (Chương trình GLAM, gồm phòng triển lãm, thư viện, cơ quan lưu trữ và viện bảo tàng), và các phương án quảng bá hiệu quả ra công chúng. Điều này rất khó thực hiện với một cộng đồng khép kín như Wikipedia tiếng Việt, và như đã nói, sức ảnh hưởng về mặt truyền thông của Wikipedia tiếng Việt là quá yếu để có thể thu hút sự quan tâm của các bên thứ ba. Không có một hiệp hội được ủy quyền chính thức nào, Wikipedia tiếng Việt trước tiên cần xây dựng hình ảnh của chính nó qua nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau, mà mạng xã hội là đòn đánh mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất, ít nhất là tại Việt Nam.
  • Trong Chiến lược phong trào Wikimedia 2017, các thành viên cộng đồng chúng ta đã đề cập lần thứ hai đến việc quảng bá bằng Facebook, nhưng chưa có định hướng cụ thể phải làm thế nào và các thảo luận nhìn chung vẫn chưa nêu lên được lộ trình quảng bá bằng mạng xã hội của Wikipedia tiếng Việt. Một số thành viên đề nghị nên tạo nút chia sẻ các bài viết của Wikipedia tiếng Việt qua Facebook hay các bên khác, điều này phải nhấn mạnh là không có gì xa lạ, khi mà các ngôn ngữ lớn như Wikipedia tiếng Indonesiatiếng Bồ Đào Nha từ lâu đã thêm những nút bấm như vậy vào các bài viết và menu điều hướng của họ, hay các dự án chuyên môn như Wikinews đẩy mạnh việc truyền đi các tin tức, luôn cung cấp chức năng chia sẻ qua mạng xã hội. Các nút bấm nay không phải gắn trực tiếp vào mã nguồn của MediaWiki, mà chẳng qua chỉ là một liên kết đến giao diện chia sẻ trên các mạng xã hội tương ứng, nên chúng tuyệt đối không ảnh hưởng gì đến Quy định vể quyền riêng tư hay Tuyên bố về cookie của WMF, các bạn không cần lo lắng về vấn đề này làm gì cho mất công. Tuy nhiên, nó không phải là vấn đề đang được đề xuất hôm nay.
  • Trong Wikipedia:Tháng viết bài khoa học tự nhiên 12-2017, quảng bá trên trang Facebook Wikipedia tiếng Việt đã được sử dụng như là một phương thức vận động xã hội quan trọng (đã có 18.470 lượt tiếp cận tháng chiến lược này từ bài đăng Facebook, với 113 người trực tiếp bày tỏ sự quan tâm).

Mạng xã hội trong phong trào Wikimedia không còn mới mẻ nữa. Meta:Facebook pages liệt kê một danh sách đồ sộ các trang Facebook (bao gồm chính thức) trong phong trào Wikimedia. Ngoài các trang Facebook chính thức của các chi hội địa phương, trang Facebook Wikipedia toàn cầu (tiếng Anh) có hơn 5 triệu lượt yêu thích và được Facebook xác nhận nhãn xanh là kênh truyền thông xã hội chính thức của Wikipedia (do Wikimedia Foundation xác nhận tại m:Social media). Trang Facebook Wikipedia tiếng Indonesia có hơn 100.000 lượt yêu thích, cũng được xác nhận nhãn xanh, tương tự các trang Facebook lớn của các dự án Wikimedia khác có thể kể đến: Wikipedia tiếng Ả Rập (hơn 165.000 lượt yêu thích, xác nhận nhãn xanh), Wikipedia tiếng Gruzia (hơn 90.000 lượt yêu thích), Wikipedia tiếng Bengal (hơn 70.000 lượt yêu thích), Wikipedia tiếng Macedonia (gần 40.000 lượt yêu thích, xác nhận nhãn xanh), Wikipedia tiếng Ba Lan (xác nhận nhãn xanh). Các bạn có thể xem chi tiết tại trang Meta đã nêu, bên cạnh đó còn những dự án khác cũng dùng Facebook như kênh quảng bá nhưng thiếu liệt kê tên vào danh sách, như Wikipedia tiếng Mã Lai. Ngoài Facebook, nhiều dự án cũng dùng song song nhiều mạng xã hội khác như Twitter, Google+ hay Instagram. Wikimedia Foundation thậm chí có tài khoản YouTube chính thức: xem channel. Các dự án chị em như Wikibooks, Wikisource cũng có các trang mạng xã hội của riêng.

Các kênh xã hội này hoạt động tích cực và đóng góp rất lớn trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng dành cho phong trào Wikimedia nói chung. Để tạo mối liên kết và nhằm quảng bá qua lại cho trang mạng xã hội (hiển nhiên, vì trước khi trang mạng xã hội hoạt động hiệu quả, nó cần một lượng đủ lớn người theo dõi trước tiên), nhiều dự án đã thêm liên kết đến Facebook vào khung đầu mỗi trang bài viết (như các bạn đang thấy dòng thông báo nhãn xanh lá cây hướng dẫn người dùng), hoặc trên các banner ở Trang Chính. Dưới đây là ảnh chụp màn hình Trang Chính một số dự án Wikipedia và Wikimedia khác, thể hiện cách mà họ quảng bá trang Facebook của mình:

Mời các bạn nhấn vào nút "tiến tới" để xem hình theo dạng slideshow.

Vậy, đề xuất của tôi tóm gọn như sau:

  1. Tạo một liên kết quảng bá đến trang Facebook www.facebook.com/vi.wikipedia.org/ trên đầu mỗi trang Wikipedia tiếng Việt theo dạng tương tự như Wikipedia tiếng Indonesia, và nếu được chấp thuận một liên kết đến trang Facebook này qua Trang Chính.
  2. Trang Facebook www.facebook.com/vi.wikipedia.org/ là một trang cộng đồng được vận hành bởi các thành viên Wikipedia, sẽ quảng bá cho Wikipedia tiếng Việt qua các bài đăng về những tin tức trong phong trào Wikimedia, các bài viết Wikipedia tiếng Việt, các lời kêu gọi đóng góp vào Wikipedia, gián tiếp xây dựng quan hệ công chúng, tất cả chỉ phục vụ duy nhất cho sứ mạng mang hình ảnh Wikipedia tiếng Việt ra công chúng và thu hút thêm nhiều người dùng quan tâm đến Wikipedia tiếng Việt nói riêng và phong trào Wikimedia nói chung. Trang Facebook không đại diện cho Wikipedia, Wikimedia dưới mọi hình thức, và các vấn đề liên quan đến bản thân dự án (như các vấn đề phát sinh trong quá trình biên tập bài viết) phải được tiến hành ngay trên website Wikipedia tiếng Việt. Trang Facebook không nêu lên các quan điểm cá nhân, cũng như chính Wikipedia, mà chỉ hoạt động như một trang giới thiệu thông tin đơn thuần.
  3. Việc tạo liên kết đến trang Facebook tại website dự án Wikipedia tiếng Việt không đồng nghĩa với việc thừa nhận mối quan hệ chính thức giữa Wikipedia tiếng Việt và trang Facebook, vì cả hai đều được vận hành bởi các tình nguyện viên.
  4. Các bảo quản viên Wikipedia tiếng Việt, nếu đang sử dụng Facebook, được mời gọi cùng quản lý trang Facebook này.

Dù đề xuất có được thông qua hay không, trang Facebook vẫn sẽ là kênh quảng bá Wikipedia tiếng Việt độc lập trên mạng xã hội. Việc giới thiệu một cách trực tiếp từ website Wikipedia tiếng Việt có thể hỗ trợ nó ở việc tăng số lượng người tiếp cận, tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xúc tiến quảng bá dự án về sau (như các hoạt động sự kiện ngoại tuyến), cũng là để tránh rủi ro sẽ có sự mạo nhận khác làm ảnh hưởng đến uy tín cộng đồng Wikipedia tiếng Việt về sau.

Về việc sử dụng thêm các kênh quảng bá mạng xã hội khác (như Twitter hay Instagram) sẽ nằm trong một thảo luận tương lai có qui mô nhỏ hơn, nếu đề xuất này được thông qua.

Rất mong được cộng đồng chấp thuận. Thảo luận tìm kiếm đồng thuận trong vòng 30 ngày. Các ý kiến đồng ý nếu có thể vui lòng chỉ ra bạn có muốn tạo thêm một liên kết đến trang Facebook ở Trang Chính hay không. Xin cảm ơn. --minhhuy (thảo luận) 18:49, ngày 23 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ý kiến trao đổi[sửa | sửa mã nguồn]

  •  Đồng ý việc quảng bá wikipedia rộng rãi là một điều cần thiết, chúng ta làm việc này quá muộn, ví dụ như trang FB nghiên cứu lịch sử họ có hơn 100k like, so với của chúng ta là một sự chênh lệch quá lớn, mong rằng sau này chúng ta sau này có thể tổ chức các hoạt động một cách quy củ để quảng bá cho wikipedia tiếng việt được biết đến rộng rãi hơn và giúp mọi người hiểu rõ về vai trò của nó chứ k phải bị coi thường là nơi phá hoại hoặc thông tin k đúng đắn--Captain Nemo (thảo luận) 01:47, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Rondano (thảo luận) 05:13, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Việc này đáng lẽ phải xuất hiện từ lâu rồi, tôi thích động thái cập nhật hóa này -- ✠ Tân-Vương  13:50, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Mình đồng ý, việc này có thể giúp Wikipedia tiếng việt phát triển hơn nữa và mời gọi thêm các thành viên trẻ tuổi, những người dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng. Tiểu Phương #Talk2me 14:32, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Quảng bá tốt trang facebook là điều cần thiết để thu hút thành viên mới và tạo đièu kiện cho wikipedia tiếng Việt phát triển. Huế mộng mơ Mậu Tuất 2018 14:43, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Đồng ý. Việc quảng cáo trên Facebook là một ý kiến hay. Số lượng người sử dụng FB trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không phải nhỏ. Việc này sẽ làm cho nhiều người biết về Wikipedia hơn, qua đó sẽ tìm đến đóng góp tích cực hơn.
  •  Đồng ý Đồng ý. Việc này đáng ra nên làm từ lâu rồi. Sau khi có kênh thông tin hiệu quả chúng ta có thể tổ chức các sự kiện offline để phát triển đội ngũ biên tập viên. ngọcminh.oss (thảo luận) 16:33, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đây có phải là một cuộc biểu quyết hay chỉ là một thảo luận trước biểu quyết ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:05, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Hầu hết các vấn đề được đề xuất đều có thể thông qua theo đồng thuận, chỉ khi có nhiều ý kiến trái chiều trong quá trình tìm đồng thuận mới tiến hành mở biểu quyết để đếm đầu phiếu. --minhhuy (thảo luận) 18:13, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Quảng bá trên Facebook là việc nên được quan tâm phát triển trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến hiện nay. ShiraAki 20:49, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)
  •  Phản đối Tôi thấy đề xuất 2,3,4 phản tác dụng đề xuất 1. Nếu hai cái này không liên quan gì đến nhau, vậy Wikipedia quảng bá trang Facebook sẽ gây ra nhầm lẫn không cần thiết. Mục đích của trang Facebook là làm gì, có phải là quảng bá Wikipedia? Vậy mục đích việc đưa liên kết đến một trang Facebook không chính thức trên trang chính của Wikipedia là để chi? Người đọc đã biết về Wikipedia - giờ lại đưa họ đến một kênh khác không thuộc về Wikipedia, vừa gây hiểu lầm, vừa làm loãng các thông điệp chính thức từ Wikipedia. (Tôi làm việc tại một công ty có cạnh tranh với FB. Đây là ý kiến cá nhân của tôi, không phải của công ty) NHD (thảo luận) 21:16, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Cần phải phân biệt hai đối tượng: người đọc và biên tập viên. Wikipedia có thừa người đọc rồi, vốn dĩ không cần quảng cáo. Vấn đề là làm sao chuyển người đọc thành biên tập viên để tăng số lượng và (dần dần) chất lượng bài viết.
    Có một nguyên tắc trong marketing là người dùng ở đâu thì phải đến đó. Bây giờ đối tượng tiềm năng trở thành biên tập viên của Wikipedia đều hoạt động trên Facebook cả (học sinh, sinh viên, kể cả người hưu trí). Chúng ta không thể ngồi chờ họ tự tham gia biên tập mà phải đến "tường" nhà họ để vận động. Vậy theo mình hiểu thì việc đặt liên kết từ Wikipedia đến Facebook chính là để kết nối với người đọc, sau khi kết nối được rồi thì có thể gửi các thông điệp, tạo ra các sự kiện để chuyển hoá họ thành biên tập viên. --ngọcminh.oss (thảo luận) 22:54, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Nếu mục đích là biến người đọc thành biên tập viên, sao không kêu gọi thẳng trên trang Wikipedia. Cần gì phải từ Wikipedia liên kết họ đến Facebook, rồi trên Facebook lại kêu gọi họ...trở lại Wikipedia. NHD (thảo luận) 23:21, ngày 24 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Không phải ai cũng biết là trang Wikipedia có thể sửa đổi đâu bạn. Mà số người biết có thể tham gia vào đội ngũ chuyên chỉnh sửa còn ít hơn nữa. Nên quảng cáo trên Wikipedia. Trịnh KhươngTalk 03:12, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)
    Ngoài các ý kiến trên, tôi muốn giải thích lại việc quảng bá trang Faceboook: như tôi đã chỉ ra, để trang Facebook quảng bá hiệu quả (tức là để nó đạt được mục tiêu thu hút người mới cho Wikipedia), nó cần có một lượng người theo dõi đủ lớn để làm nền tảng cơ sở rồi từ đó lan truyền đi việc có tồn tại một trang quảng bá xã hội cho Wikipedia tiếng Việt. Trong mối quan hệ một chiều này, việc chấp nhận để liên kết đến trang Facebook là sự tình nguyện của cộng đồng Wikipedia: với các lợi điểm có thể mang lại cho cộng đồng (đã dẫn ra nhiều lần ở trên), cộng đồng có chấp nhận liên kết để giúp đỡ nó hay không. Đó là mục tiêu duy nhất của việc đăng liên kết như vậy ở đây, còn về bản thân trang Facebook, trách nhiệm của nó là quảng bá và độc lập với các quyết định của Wikipedia tiếng Việt, tương tự mô hình mà Wikipedia tiếng Indonesia áp dụng với trang Facebook quảng bá cho họ. Khái niệm "chính thức" hay không theo tôi là rất mơ hồ, vì trừ WMF, không có cộng đồng nào đưa ra tuyên bố chính thức về việc họ có một trang Facebook chính thức cả, kể cả khi trang đó được Facebook xác nhận là "chính thức" (với nhãn xanh). --minhhuy (thảo luận) 04:16, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    P/s: DHN hỏi về việc kêu gọi trực tiếp qua Wikipedia, việc kêu gọi trên Wikipedia có mặt bất lợi của nó, như AlleinStein đã chỉ ra cụ thể tại cuộc thảo luận chiến lược cách đây 4 năm, tôi không trích lại vì như đã nói ở trên, nghĩ rằng cộng đồng đã hiểu sức ảnh hưởng của Facebook ra sao. Facebook thân thiện với độc giả trẻ hơn là một trang web như Wikipedia, mà chúng ta thì muốn khuyến khích mọi đối tượng độc giả sử dụng và đóng góp, trong đó độc giả trẻ là rất có tiềm năng. --minhhuy (thảo luận) 05:33, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    P/s2: tôi trích lại phân tích của AlleinStein, cũng để cho các bạn băn khoăn về tác dụng của việc kêu gọi qua Facebook hiểu rõ hơn:

class="wikitable "

  • Việc kêu gọi cộng đồng trực tiếp qua Wikipedia, chúng ta vẫn luôn làm, làm hàng chục năm qua từ khi Wikipedia tiếng Việt ra đời, nhưng kết quả số người biết về phong trào này và cộng đồng này vẫn chẳng được bao nhiêu, người đọc chỉ cần đến Wikipedia khi họ tra tìm gì đó trên Google, xong lại đi ngay chứ ít nghĩ về việc sẽ tự tay sửa bài, hay thậm chí không biết là có một cộng đồng đang tự tay sửa Wikipedia. --minhhuy (thảo luận) 05:51, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Nói chung facebook là kênh quảng bá tốt. Giới trẻ có thể lười đọc Wikipedia chứ họ luôn có facebook. Chúng ta không cần đưa ra tuyên bố chính thức về chúng ta có một trang Facebook chính thức làm gì để tránh phiền toái. Rondano (thảo luận) 04:22, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Cũng chưa chắc thông qua FB dân mình đã chịu khó lên Wikipedia :)), như mình gửi lời mời cho ba chục đứa bạn trên FB thế mà đựoc mỗi một đứa like trang FB Wikipedia =)))--Captain Nemo (thảo luận) 04:31, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Facebook là trang mạng xã hội được truy cập nhiều nhất Việt Nam, nên khả năng tiếp cận Wikipedia thông qua Facebook cũng rất đa dạng, tùy theo cách chúng ta định hướng nội dung cho nó. (tuy ở mỗi cá nhân sẽ có khác biệt nên không thể lấy làm cơ sở, nhưng cũng nói vui là số bạn bè tôi "like" trang này bằng tổng số bạn bè bạn đã mời :^)) --minhhuy (thảo luận) 04:51, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Cũng tùy vào nhận thức của họ nữa chứ bạn :)), nếu họ nhận thức được sự thú vị của Wikipedia thì chắc hẳn k ai k tiếc gì một like cả, Wikipedia của chúng ta cần thêm nhiều sự quảng bá k chỉ ngoài FB --Captain Nemo (thảo luận) 05:20, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Chuyện đó là tất nhiên rồi, nhưng trước mắt tôi hy vọng trang Facebook có thể là một nền tảng thúc đẩy cơ bản đầu tiên để đưa Wikipedia tiếng Việt ra bên ngoài khuôn khổ của nó khi suốt chục năm qua chỉ được tiếp cận (chủ yếu) qua những người đã xem trang web này, thiếu tiếng nói bên ngoài xã hội. Khi nó đã thân thiện với cộng đồng trên mạng xã hội hơn thì cũng sẽ dễ dàng quảng bá rộng ra hơn. --minhhuy (thảo luận) 05:25, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Việc có một cộng đồng Wikipedia trên Facebook là một điều tốt. Tuy nhiên, việc tôi e ngại là đưa liên kết vào Wikipedia đồng nghĩa với việc tán thành với nó và đưa nó vào vị trí "chính thức", mặc dù có cố ý hay không. Wikipedia tiếng Việt đã có nhiều ngộ nhận rồi (ví dụ, nhiều người vẫn lầm tưởng đây là Wikipedia Việt Nam thay vì Wikipedia tiếng Việt, hay Wikimapia có gì liên quan đến Wikipedia), cho nên đưa Facebook vào sẽ gây ra thêm nhầm lẫn không cần thiết. Nội dung của trang Facebook đó độc lập với nội dung Wikipedia, không nên tạo ra mối liên hệ khi nó không có. NHD (thảo luận) 05:55, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Phải đính chính lại là nó có mối liên hệ: là một kênh quảng bá cộng đồng dành cho Wikipedia tiếng Việt. Chính thức hay không tôi nghĩ kể cả khi có ngộ nhận thì cũng không phải là điều đáng lưu tâm như trường hợp "Wikipedia Việt Nam" hay Wikimapia, nếu so về mức độ ảnh hưởng qua lại và lợi ích của nó. Như Wikipedia tiếng Anh, kể cả khi họ không thừa nhận, không đặt liên kết nào, Facebook vẫn xác nhận nó là đại diện chính thức của Wikipedia với nhãn xác nhận màu xanh, và người theo dõi cũng sẽ tin như vậy. --minhhuy (thảo luận) 06:01, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Điều thứ hai tôi muốn nhắc đến là việc làm loãng tính cộng đồng của Wikipedia. Liên kết đến trang Facebook sẽ dẫn đến việc nhiều cuộc thảo luận diễn ra trên Facebook thay vì trên Wikipedia. Việc liên kết đến Facebook sẽ gián tiếp đưa thông điệp rằng trang đó cũng là một diễn đàn cho Wikipedia. Việc này sẽ dẫn đến hai diễn đàn cạnh tranh nhau - một trên Facebook, một trên Wikipedia. NHD (thảo luận) 06:18, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Điều này theo quan sát của tôi thì chưa từng diễn ra trên Facebook Wikipedia tiếng Anh hay tiếng Indonesia, phải chăng chúng ta không nên quá lo một vấn đề khó nói trong tương lai mà bỏ qua lợi ích thực tiễn? Hơn nữa như tôi đã nói trong đề xuất, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình biên tập sẽ được trình bày trực tiếp trên Wikipedia, và nó cũng rất khó để trùng hợp đến mức mà một bài ngẫu nhiên được chia sẻ liên kết trên trang Facebook lại là đối tượng đang bị tranh cãi biên tập được, nếu có thì việc tranh cãi cũng không có ý nghĩa. Tuy nhiên, tất nhiên chúng ta hoan nghênh các độc giả thông thường đóng góp ý kiến cho bài viết, qua bất cứ đâu, chứ không chỉ tại Wikipedia, nên khi mà họ quan tâm đến bài viết đó là một điều đáng mừng. Xét cho cùng chúng ta muốn gây dựng cộng đồng cho Wikipedia tiếng Việt ở bất cứ đâu chứ không chỉ có tại website Wikipedia, như vậy mới là mở rộng ra phong trào Wikimedia, và một trong các mục tiêu cụ thể là khuyến khích người khác đóng góp cho bài viết của Wikipedia, như vậy nên tạo ra môi trường đóng góp thoải mái, thu hút họ qua nền tảng tiện dụng bên ngoài trước, chứ không chỉ nên ép họ vào cái khuôn. P/s: nếu bạn vẫn lo quá về việc này thì trang Facebook có thể ra quy định ngăn các cuộc thảo luận biên tập trên Facebook, nhưng chỉ như vậy thôi, chứ không thể ngăn họ bình luận chung chung về một bài viết được, theo tôi là không có lý do chính đáng và cũng không nên. --minhhuy (thảo luận) 06:22, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Trang Wikipedia tiếng Anh thì tôi chưa hề thấy liên kết đến trang Facebook (và tôi nghĩ sẽ không bao giờ). Các ngôn ngữ Wikipedia liên kết đến trang Facebook toàn là những Wikipedia nhỏ hay có ít người tham gia. Hãy xem qua thống kê Wikipedia/List_of_Wikipedias_by_edits_per_article so sánh các ngôn ngữ và ví dụ so sánh tiếng Việt với tiếng Indonesia: tiếng Việt có gấp hai số lần bài, trong khi có số người đăng ký lại thấp hơn nhiều. Nếu so sánh về độ sâu, ta có thể dùng tỷ lệ số sửa đổi/số bài viết: tiếng Việt và tiếng Indonesia có tỉ lệ tương đương nhau (mặc dù có gấp hai số bài viết), và tỷ lề số trang/số bài viết thì tiếng Việt là ngôn ngữ cao nhất trong tất cả. Wikipedia tiếng Việt hiện nay là một Wikipedia ngôn ngữ lớn, tại sao phải đi theo mấy ngôn ngữ nhỏ hơn, có cộng đồng nhỏ hơn? Tôi nghĩ ta nên theo những ngôn ngữ lớn hơn, có cộng đồng lớn hơn, như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Mấy ngôn ngữ đó có cần phải quảng cáo cho Facebook không? NHD (thảo luận) 06:48, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Wikipedia tiếng Indonesia tuy nhỏ hơn Wikipedia tiếng Việt, nhưng họ có một cộng đồng lớn và được quảng bá hiệu quả bởi sự ra đời của chi hội địa phương. Wikipedia tiếng Việt có bài viết lớn, nhưng tôi tin bạn cũng nhận ra là cộng đồng này còn khiêm tốn, số thành viên tích cực không nhiều, rất nhiều bài viết được tạo ra bởi bot, còn số bài viết thực do người tạo ra là khoảng trên dưới một nửa. Theo nội dung thực, tôi chẳng thấy chúng ta hơn Wikipedia tiếng Indonesia là bao. Cộng đồng các tiếng Đức, Pháp hay Tây Ban Nha có số lượng người quan tâm và theo dõi rất lớn, họ tích cực tham gia phong trào Wikimedia qua các hội thảo chuyên đề, các hội nghị, các Wikimania, các chi hôi địa phương tồn tại cả ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, có mối liên kết xã hội đủ mạnh với các tổ chức văn hóa, tôi không nghĩ chúng ta có thể so sánh được với họ. Việc quảng bá ở đây là dựa trên tình hình thực của Wikipedia tiếng Việt để mở rộng cộng đồng, chứ không phải dựa vào việc chúng ta có bài viết nhiều do bot tạo mà cộng đồng thực thì hoạt động ít hiệu quả, quảng bá xã hội không đủ. Về số trang, tại sao chúng ta có hơn 12 triệu trang như vậy, mời bạn xem: Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên#Vài lời về việc tạo thêm bài mới. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng chiều sâu. --minhhuy (thảo luận) 06:54, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Tôi không chỉ so sánh về số bài, mà còn so sánh về độ sâu để xem cộng đồng có nhiều tham gia không (engagement). Tôi đã dùng hai con số tỷ lệ để so sánh và thấy Wikipedia tiếng Việt không tệ lắm về tỉ lệ số sửa đổi/số bài và không thua ai về tỉ lệ số trang/số bài. NHD (thảo luận) 06:58, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Tôi đã có bổ sung liên kết lý do số trang ở dự án này rất nhiều. Bạn nghĩ làm thế nào mà cộng đồng này trong 6 tháng tăng chiều sâu từ 31 lên 271? Cũng trong liên kết tôi đã dẫn ở trang đó, tháng 6 năm 2017, chúng ta chỉ có 3 triệu trang (tổng cộng), vậy mà đến thời điểm này đã là 12 triệu trang, đánh bại tất cả các dự án khác, để vươn lên xếp hạng 2 sau Wikipedia tiếng Anh. Có phép màu nào khiến mọi người tích cực tạo các trang không phải là bài viết như vậy? Như tôi nói, cột chiều sâu chỉ là số giả, tình hình Wikipedia tiếng Việt khác hoàn toàn so với các con số kia. --minhhuy (thảo luận) 06:59, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    thành quả chạy bot của tuânminh :)), số lượng bài tuy nhiều nhưng số thành viên viết bài thì lèo tèo so với con số 543k tài khoản, 30k luợt xem mỗi ngày, số lượng phá hoại thì luôn nhiều :))--Captain Nemo (thảo luận) 07:24, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Nếu tính theo trạng thái cân bằng của Wikipedia tiếng Việt hồi nửa năm trước, trước khi các bot chào mừng cả IP vãng lai, chiều sâu Wikipedia chỉ khoảng 30, thua xa Indonesia là 123 điểm, thua cả tiếng Khmer là 115 điểm chứ chưa nói gì đến các cộng đồng khổng lồ như tiếng Anh, Pháp, Đức. --minhhuy (thảo luận) 07:42, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    P/s: Xem thêm thống kê sửa đổi, từ tháng 7 năm 2017 đã có sự tăng vọt đột biến số lần sửa đổi, mà cụ thể ở đây rõ ràng là sửa đổi tạo trang do bot tiến hành, nhưng không hề tăng số bài viết, chỉ tăng tổng số trang từ 3 triệu nhảy lên 12 triệu. Sửa đổi đích là những trang thảo luận của IP vãng lai được hoan nghênh tự động, chứ không hề có ý nghĩa gì trong việc đánh giá cộng đồng có tích cực không, có lớn không, có nhiều sửa đổi không hay có đủ "sâu" không. Đừng quên TuanminhBot được gán cờ "người dùng bot" chứ không phải cờ "bot", nên các sửa đổi của con bot này mặc nhiên được tính vào sửa đổi chung. Tôi nghĩ DHN nên xem xét cấp thẳng quyền bot cho nó để tránh các nhiễu loạn về thống kê trong tương lai (dù bây giờ thì đã lỡ rồi, Wikipedia tiếng Việt đang cố số thống kê giả ấn tượng nhất :^) ) --minhhuy (thảo luận) 09:25, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    P/s2: Wikipedia tiếng Việt hiện có hơn 9 triệu 300 ngàn trang là trang thảo luận thành viên, xem truy vấn từ quarry (không gian tên số 3 là trang thảo luận thành viên). Chứng minh này đã giải thích cho tất cả. --minhhuy (thảo luận) 16:46, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Thật ngại với các dự án bạn ghê, truy vấn này hình như do một nhân viên của Quỹ Wikimedia thực hiện thì phải. Tôi thấy việc bot của Tuanminh01 tạo trang thảo luận thành viên tràn lan chỉ có duy nhất 1 bản mẫu "Chào mừng thành viên" không biết liệu đã thông qua đồng thuận hay chưa. Để bây giờ 9/12 = 3/4 số trang của Wikipedia tiếng Việt là trang thảo luận thành viên chỉ có 1 bản mẫu duy nhất. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 17:45, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  • Để giải quyết nỗi lo của DHN, chúng ta có thể "pin" một cái disclaimer trên Facebook page đại ý nói Facebook page này là hoạt động tình nguyện của những người yêu thích Wikipedia, không trực thuộc Wikipedia tiếng Việt hay Wikimedia, v.v. Vậy có được không? ngọcminh.oss (thảo luận) 12:18, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Bản thân lời tuyên bố này đã được thêm vào trang Facebook (tuyên bố phủ nhận), nhưng tôi nghĩ rằng đó không phải là vấn đề mà DHN nêu ra. Theo tôi hiểu, DHN cho rằng không cần thiết có một liên kết nếu trang Facebook đó đã không phải là "chính thức". Như tôi nói chính thức hay không không là cái gì to tát, quan trọng là mục tiêu của nó. Wikipedia tiếng Anh không xác nhận trang Facebook Wikipedia là chính thức, nhưng Facebook lại làm điều đó thay họ. --minhhuy (thảo luận) 14:02, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Tôi không rõ quá trình trao "blue checkmark" của Facebook là thế nào, có thể trang tiếng Anh đã có điều gì chứng tỏ mối liên hệ của nó với Wikipedia tiếng Anh. Việc liên kết đến một trang Facebook không chính thức sẽ dẫn đến một tiền lệ không nên. Giả sử ai đó tạo một fan page khác trên Facebook, rồi họ cũng quy tụ được một số lượng mực "like", vậy ta cũng phải liên kết đến trang đó cho công bằng? Rồi nếu có ai tạo tài khoản trên Twitter, Zalo, Pinterest, Google+, v.v., thì sao? Còn việc tạo một trang Facebook "chính thức" cũng là một đều không nên, vì những lý do Trần Nguyễn Minh Huy (thảo luận · đóng góp) nêu ở dưới. NHD (thảo luận) 14:53, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Nếu cộng đồng tiếng Anh đã thực sự làm gì đó thừa nhận việc họ chính thức sử dụng website của bên thứ ba làm trang chính thức, thì vấn đề nay lại xoay về việc DHN muốn chúng ta noi gương các cộng đồng lớn như Anh, Pháp, Đức. Wikipedia tiếng Anh thừa nhận sự chính thức, tại sao chúng ta không thể cũng thừa nhận quan hệ này? --minhhuy (thảo luận) 14:58, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Bổ sung: tôi hiểu ý của bạn nhắc đến các trang Facebook tương tự hay các tài khoản mạng xã hội khác, nhưng như tôi nói bên dưới 4 ý đề xuất: việc cộng đồng Wikipedia đặt liên kết đến trang này (mà cũng hoàn toàn do cộng đồng vận hành, thậm chí mời gọi tất cả bảo quản viên nắm quyền quản lý nó), tuy không thừa nhận quan hệ chính thức, nhưng chứng tỏ cộng đồng ủng hộ nó là kênh quảng bá dành cho Wikipedia tiếng Việt, và chỉ duy nó mà thôi. Việc tạo các trang khác có thể xem là sự mạo nhận vì cộng đồng đã đồng ý ủng hộ trang này rồi, và các mạng xã hội khác nếu cũng được ủng hộ quảng bá sẽ được tạo liên kết tương tự như Facebook (việc này các Wikipedia khác - mà tôi không hề xem là nhỏ như đã trình bày với bạn ở trên về số thống kê giả - cũng đang làm). Vấn đề của bạn sẽ đáng lo hơn nếu không có sự ủng hộ liên kết đến từ cộng đồng, vì bất kỳ ai cũng có thể mạo nhận nó. Đó là lý do tôi nói ranh giới giữa chính thức hay không chính thức là rất mong manh, và theo tôi với một website vận hành bởi cộng đồng tình nguyện viên như Wikipedia thì không nên đặt quá nặng tính "chính thức", điều đó là do cộng đồng nhìn nhận mà thôi. (P/s: tôi nghĩ bạn đã quên hai dự án Wikipedia rất lớn là tiếng Ả Rập và tiếng Trung cũng làm điều tương tự) --minhhuy (thảo luận) 16:02, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    @DHN: Trang Facebook Wikipedia được sở hữu chính thức bởi Wikimedia Foundation như tuyên bố tại m:Social media. --minhhuy (thảo luận) 15:52, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    @Trần Nguyễn Minh Huy: Trang Facebook chính thức của Wikipedia, có đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp điều hành, do Wikimedia sở hữu, còn chưa được quảng bá phổ biến trên Wikipedia, huống gì trang Facebook Wikipedia tiếng Việt, vừa không có mối quan hệ chính thức, không nhân viên điều hành. Càng không nên quảng bá trên Wikipedia. Trừ khi trang này trở thành chính thức, một việc tôi cho là xa vời (vì nó chỉ có thể trở thành chính thức nếu nó được một chi hội của Wikimedia sở hữu và quản lý), tôi bảo lưu ý kiến không liên kết đến trang này trên Wikipedia. NHD (thảo luận) 17:30, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    @DHN: Tôi vẫn mong bạn dành chút thời gian xem qua cuộc thảo luận trên Danh sách thư Wikimedia về việc liên kết đến Facebook, bao gồm thảo luận của chính Jimmy Wales và Asaf Bartov (một nhân viên WMF): xem mục "About Facebook Linked in some of Wikimedia projects", tại mục này tôi đã nêu thẳng lo ngại của bạn về tính trung lập và thiên vị. --minhhuy (thảo luận) 07:10, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Đồng ý. Như đã nói ở trên nhưng tôi xin được nói thêm, chúng ta đang tìm cách để có nhiều người đóng góp nội dung trên Wikipedia hơn nữa nên chúng ta đang tìm cách có nhiều người biết là Wikipedia có thể chỉnh sửa được. Nên nếu bạn nào có ý kiến lo sợ Wikipedia rắc rối hơn nữa, thì nên góp ý về việc đơn giản hóa giao diện người dùng sẽ hay hơn. Bằng cách liên kết trang Facebook trên Wikipedia chúng ta sẽ gián tiếp có thêm người sửa bài, nên một lần nữa tôi đồng ý việc đặt liên kết FB ở trang Wikipedia. Thân mến. Trịnh KhươngTalk 10:05, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)
  •  Đồng ý Tôi đồng ý với đề xuất trên; tuy nhiên, điều quan trọng là phải xây dựng nội dung của trang Facebook này sống động, thường xuyên và hấp dẫn hơn nữa thì mới phát huy được hiệu quả tích cực. Wikipedia có những giá trị riêng để theo đuổi, tuy nhiên nếu rập khuôn cứng nhắc quá mà bỏ qua những yếu tố của thời đại (VD truyền thông mạng xã hội) thì sẽ rất khó để tồn tại và phát triển. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 03:45, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối Tôi không thấy việc này có ích gì cả. Tôi thậm chí còn lo sợ việc này sẽ kéo thêm một lượng lớn thành phần trẻ trâu tiếp cận wikipedia với mục đích là phá hoại chứ chẳng phải đóng góp gì. thảo luận quên ký tên này là của Scotchbourbon (thảo luận • đóng góp).
    Hình như bạn hiểu sai đề xuất. Đề xuất này là gắn một liên kết đến trang Facebook Wikipedia tiếng Việt từ website này, chứ không phải là xin ý kiến về việc tạo trang Facebook Wikipedia tiếng Việt. Trang Facebook đã tồn tại từ lâu và kể cả khi website này không đồng ý gắn liên kết đến nó, nó vẫn hoạt động theo cách quảng bá như thường. Có nghĩa là giả dụ như bạn nói "trẻ trâu" sẽ tiếp cận Wikipedia, thì cũng là việc đã, đang và sẽ, chứ kết quả cuộc thảo luận này chẳng thay đổi được việc đó. --minhhuy (thảo luận) 10:30, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    @Scotchbourbon: Vậy là bạn bỏ qua những lượt đóng góp nghiêm túc ta có được thông qua những người biết đến FB Wikipedia sau khi ta quảng cáo trên Wikipedia rồi. Trịnh KhươngTalk 10:34, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)
  •  Ý kiến Bạn minhhuy, việc dùng Facebook để quảng bá thêm hay giới thiệu về các bài viết của Wikipedia mình cũng cho là cần thiết, theo mình là không nên phải bàn thêm. Cả BBC Tiếng Việt cũng có trang Facebook của họ. Tuy nhiên mình chia sẻ phản đối của bạn NHD. Vấn đề ở đây là trang đó không đề rõ là trang của những người yêu chuộng Wikipedia tiếng Việt, người đọc sẽ nghĩ là trang của Wikipedia. Để tránh sự lầm lẫn này, và để cho minh bạch thì trang này nên giao lại cho BQV của Wikipedia tiếng Việt điều hành. Họ vẫn có thể tiếp tục làm việc qua một cuộc bầu cử của các TV và nên thảo luận cách thức làm việc để tránh những xung đột có thể xảy ra. (có thể là không cần thiết, nhưng quy định rõ ràng vẫn tốt hơn.) Cho nên chỉ giới thiệu trang facebook đó nếu vấn đề nêu ra được giải quyết. Hay trang này nên đổi tên, để cho thấy tính cách độc lập. DanGong (thảo luận) 10:46, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Xin lỗi bạn DanGong, mình có ý kiến riêng thế này, BQV Wikipedia tiếng Việt thường là những người bận rộn trong cuộc sống, vậy nếu giao quyền quản lý trang FB cho họ, lại càng làm đè nặng thêm trên vai họ thêm một số trọng trách. Vì họ có ít thời gian rảnh rỗi, và cũng có một số vị cao niên, không thích dùng các mạng xã hội, nên cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đăng bài, đó là chưa kể phải đăng bài mới cách đều đặn mới tăng tính hấp dẫn, thu hút được người xem và việc này phải nói rất tốn thời gian và công sức.-- ✠ Tân-Vương  10:56, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Bạn  ✠ Tân-Vương  , quản lý không có nghĩa là tự điều hành, như đã nói là có thể lập nhóm điều hành, có thể mở rộng, nhưng phải chính thức hóa. Trang của Fans phải ghi rõ ra, để không có sự nhầm lẫn. DanGong (thảo luận) 11:13, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Các bạn cứ tự nhiên đóng góp ý kiến, khi có nhiều ý kiến khác nhau đề xuất sẽ được biểu quyết để tìm đồng thuận cuối cho từng phương án. --minhhuy (thảo luận) 11:15, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Ok DanGong nhưng nếu nhóm do các thành viên đang đóng góp quản lý cũng nên ghi rõ ra. -- ✠ Tân-Vương  11:56, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Tôi đề xuất lập ra một không gian trao đổi trên không gian tên Wikipedia ở đây chuyên phụ trách mảng truyền thông cho Wikipedia tiếng Việt, trong đó, các thành viên có thể thoải mái trao đổi, đóng góp các bài viết để 1 thành viên nào đó (được bầu hoặc chọn) đăng lên trang. Như vậy sẽ giải quyết được lo lắng của các bạn ở trên. —Trần Quế Nhi (thảo luận) 16:36, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Các cá nhân sử dụng FB để quảng bá Wikipedia rất đáng khích lệ, tuy nhiên đây là hoạt động bên ngoài WP, WP không thể kiểm tra và quản lí các trang này. Ngược lại, FB là trang web kinh doanh nên không thể để link trên WP để liên kết đến FB, ngoài mục đích chú thích cho bài viết. Tôi biết Indonesia đã làm, nhưng theo tôi họ vô tình vi phạm nguyên tắc không thương mại của WP. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:17, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Nguyên tắc không thương mại của Wikipedia là không nhận tiền quảng cáo qua việc đăng liên kết đến website bên thứ ba, việc có một liên kết đến website bên thứ ba như là trang quảng bá tôi không nghĩ là đã vi phạm nguyên tắc này. Không chỉ tiếng Indonesia mà các ngôn ngữ lớn như Ả Rập và Trung và hơn chục dự án khác cũng làm điều tương tự (các ngôn ngữ khác tôi đã ghi rất rõ ở trên). --minhhuy (thảo luận) 16:25, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Đây là cách không thể tuyệt vời hơn giúp mọi người dễ dàng tiếp cận Wikipedia, đừng quá cứng nhắc khi định hướng phát triển này là cần thiết và giúp tiệm cận hơn với người dùng Wikipedia. Nếu cứ e ngại sự phá hoại thì Wikipedia chỉ gói gọn trong một số thành phần nhất định, không có sự phổ biến rộng rãi. Quảng bá để thay đổi nhận thức của mọi người về Wikipedia bấy lâu nay là nhàm chán, khó sử dụng, không hấp dẫn.Huynh Lan (thảo luận) 12:04, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Trang Facebook đó đã và đang hoạt động và phát triễn, không ai cấm đoán gì. Việc ta thảo luận bây giờ là Wikipedia có nên quảng cáo trang Facebook đó không. Theo tôi thì không nên để bảo đảm tính trung lập của Wikipedia. NHD (thảo luận) 21:55, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối Tôi tin là trang Facebook này vẫn có thể hoạt động tốt, đúng với tôn chỉ ban đầu mà nó đề ra kể cả khi không được Wikipedia tiếng Việt đặt link tới nó. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:18, ngày 25 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Chính tôi cũng biết đến wiki khi thấy một người bạn chia sẻ trên trang fb, từ đó tôi bắt đầu viết bài rồi dần dần yêu thích wiki như ngày hôm nay. Không làm thử sao biết, nhìn lại wiki tiếng Việt đã tồn tại bấy lâu nay mà đếm xem được bao nhiêu người quan tâm, ủng hộ và viết bài? Trong khi đó, Facebook lại là nhà của hàng chục triệu thành viên tiềm năng với bút lực dồi dào. Nếu một IP vô danh tò mò vào wiki và thấy dòng thông báo "Wiki có trang fb ở đây này" đập vào mắt, ít nhiều người ta cũng sẽ để ý, họ sẽ biết wiki không có chỉ một mình khô khan cô độc mà còn có bên fb để theo dõi. Dẫn sang fb, họ nhìn thấy những bài viết hay ho được chia sẻ (dĩ nhiên tùy thuộc vào cách admin bên fb biên tập) mà quay lại có hứng thú tương tác với wiki hơn. Fb là nền tảng khác, phong cách chia sẻ, trao đổi khác wiki, vậy nên không quá lo lắng về việc cạnh tranh diễn đàn, thậm chí chúng còn có thể hỗ trợ quảng bá cho nhau tốt hơn~~ Buileducanh 02:52, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Mình đề xuất thử nghiệm việc này một thời gian để đánh giá rồi mới đưa ra quyết cuối cùng. Cái gì cũng có 2 mặt của nó, tiềm năng to lớn của việc giới thiệu trang fb trên wiki mình có thể thấy rõ; nhưng nguy cơ theo sau đó cũng không hề ít: liệu chúng ta có đủ nguồn lực để quản lý cả 2 bên khi cộng đồng bên fb (đột nhiên) bùng nổ? Khi mà việc thảo luận cũng như những hoạt động tương tự bên fb quá dễ dàng, liệu người tham gia có cần cộng đồng bên wiki nữa không? .v.v Ngoài ra, xét về phương thức hoạt động của wiki, mình cũng đồng tình với những quan điểm của DHN. Nhưng với mục đích lôi kéo thêm người dùng và phát triển cộng đồng thì mình muốn cho đề xuất này một cơ hội Phương (thảo luận) 06:04, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Để có cơ hội thử nghiệm thì trước tiên cộng đồng phải thống nhất về việc đặt liên kết, dù là tạm thời :^) Về việc quản lý thì fanpage về cơ bản vẫn hoạt động theo cách riêng với cộng đồng Wikipedia ở dự án này, nên kể cả khi nó có bị "gián đoạn" vẫn không ảnh hưởng tới Wikipedia, nhưng điều này là rất khó xảy ra, vì trang đang được rất nhiều người quản lý, tôi cũng kêu gọi các bảo quản viên cùng tham gia quản lý nó. Việc tranh luận trong không gian Facebook bạn có thể xem phần tôi đã trả lời DHN ở trên, hay tóm gọn lại là việc cải thiện hay định hướng phát triển wiki đều chỉ có ý nghĩa khi thực hiện trên Wkipedia, nên nó không nên là vấn đề cần được bận tâm. Nói thật là tôi cảm thấy việc "sợ" Facebook sẽ làm giảm khả năng hoạt động của Wikipedia để rồi né tránh việc dùng nó là... hơi "xa vời" và có phần xem nhẹ Wikipedia rồi :^) Đơn cử là cộng đồng lớn nhất: Wikipedia tiếng Anh, có trang Facebook nằm đó, hơn 5 triệu like, nhưng đã xảy ra trở ngại gì đến việc thảo luận trên Wikipedia đâu. --minhhuy (thảo luận) 07:15, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Nếu những vấn đề (có thể xảy ra) được đưa ra xem xét kỹ càng và có phương án giải quyết cụ thể (chưa cần biết có hiệu quả hay không) thì mình không phản đối gì thêm. Quan điểm của mình ở đây là "thận trọng với" chứ không phải "sợ" lợi ích cũng như nguy cơ mà fb/đề xuất này đem lại. Đó là lý do tại sao mình muốn "thử nghiệm" thay vì "áp dụng" hoặc "phủ quyết", để vừa có thể mở ra con đường cho cộng đồng phát triển lại vừa đảm bảo mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát. Phương (thảo luận) 17:49, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Wikipedia hầu như không thể kiểm soát hoạt động của page. Ý kiến của Minh Huy về việc đề nghị BQV vào làm admin của page cũng khó khả thi. Làm admin của page cũng gần như đồng nghĩa bắt buộc thành viên phải công khai danh tính (theo như chính sách của Facebook). Trong khi đó, nguyên tắc phải luôn được tôn trọng của Wikipedia là không tiết lộ danh tính người khác. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:27, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    @Thusinhviet: Tôi đề xuất bảo quản viên quản lý trang Facebook không phải để Wikipedia "kiểm soát hoạt động" của nó, vì đề xuất hiện hành là xem nó như một trang quảng bá độc lập và ngang hàng, nó "không thuộc" về Wikipedia tiếng Việt mà là "một phần của" cộng đồng Wikimedia tiếng Việt, cần phân biệt rõ ràng vấn đề này. Và cũng chính vì nó không thuộc về Wikipedia tiếng Việt, không có lý do để nó phải tuân thủ chính sách của Wikipedia là bảo mật thông tin cá nhân. Tôi đề xuất bảo quản viên tham gia là để trả lời góp ý của bạn Nguyễn Hoài Phương, bạn ấy lo sợ việc trang sẽ giảm hoạt động do bận bịu, nên tôi mới đề cử các bảo quản viên nếu có thời gian thì cùng quản lý, vừa đáng tin cậy, vừa có thể online thường xuyên, chứ chuyện danh tính trên Wikipedia chẳng liên quan gì ở đây. P/s: nói thêm về chuyện thông tin cá nhân (quyền riêng tư), chính sách chung của Wikimedia là không ép buộc hay cố ý xem dữ liệu cá nhân của người khác (như địa chỉ IP), còn việc bản thân người đó muốn công khai tên thật hay mọi thứ khác của họ lên đây là quyền của họ, dù Wikipedia khuyến nghị là không nên (và nếu có nhu cầu, các giám sát viên sẽ triệt bỏ thông tin đó theo yêu cầu). Điển hình như tôi muốn công khai tên thật của tôi (qua việc liên kết đến Facebook cá nhân của tôi) cũng là chuyện bình thường (thậm chí có các bản mẫu cho chuyện đó), còn tôi ép người khác phải công khai việc đó ở đây là chuyện khác. Cho dù trang Facebook có do bảo quản viên "kiểm soát hoạt động" đi nữa thì họ chẳng có nghĩa vụ phải công khai tài khoản của họ ở đây nếu họ không muốn. Còn nếu bạn nói về việc các thành viên biết nick của nhau thì ôi, Wikipedia tiếng Việt từ lâu đã có một group trên Facebook và mọi người qua các thảo luận có thể hỏi về việc ai là ai trên Wikipedia, nó không là cái gì cần giấu giếm. Xem thêm m:Wikimedians who use Facebook --minhhuy (thảo luận) 13:22, ngày 28 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Thật khó hiểu khi bạn nói "nó "không thuộc" về Wikipedia tiếng Việt mà là "một phần của" cộng đồng Wikimedia tiếng Việt" để rồi "không có lý do để nó phải tuân thủ chính sách của Wikipedia". Tại sao chúng ta lại thông qua việc đăng một thứ không phải của chúng ta, theo cách mà nó là một thứ "chính thức dùng để quảng bá" ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:25, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    Cho bạn dễ hình dung vì một ví dụ hiện có: một cuộc hội thảo wiki do các tình nguyện viên Wikimedia tổ chức, để quảng bá Wikipedia và các dự án Wikimedia, vẫn được mời gọi mọi người tại Wikipedia tham gia dù nó "không thuộc về" Wikipedia. Phong trào Wikimedia là rất rộng lớn, không cứ phải bất cứ cái gì "thuộc về" Wikipedia mới chứng tỏ nó đủ cách để được Wikipedia liên kết tới. Miễn là nó phục vụ cho việc quảng bá Wikipedia, Wikimedia và phong trào này, nó đều đáng được hoan nghênh. Tôi cũng chưa bao giờ giới thiệu trang Facebook là thứ "chính thức dùng để quảng bá", tôi chỉ nói là nó đang làm sứ mạng quảng bá Wikimedia và mong được cộng đồng giúp đỡ bằng cách đưa liên kết đến nó, như một phần của phong trào Wikimedia. Việc giúp đỡ nó hay không là tùy vào cộng đồng. --minhhuy (thảo luận) 17:32, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Tôi đồng ý. Khi thói quen của mọi người là lướt Facebook hàng ngày thay vì lướt Wiki thì việc đưa hình ảnh Wiki lên Facebook sẽ giúp Wiki trở nên thân thiện và gần gũi với mọi người hơn. Việc này cũng đồng nghĩa các thành viên quản lí trang Facebook của Wiki tiếng Việt cũng nên hiểu rõ cách quản lí và thu hút người dùng Facebook theo nhiều cách khác nhau thay vì chỉ đăng bài chia sẻ lên. Tôi nghĩ trang Facebook của Wiki nên chỉ tập trung vào việc thu hút người dùng tham gia sửa đổi đóng góp cho Wiki thay vì đưa nội dung từ Wiki lên Facebook để chia sẻ hoặc thảo luận (đưa một ít nội dung kiểu Bạn có biết để thu hút thì cũng được). ✾ Chihaya~chan✾ (thảo luận) 07:10, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Tienminhvy (thảo luận) 07:39, ngày 27 tháng 2 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến tôi thấy các bài viết hiện có ở trên trang fb rất nhạt, kém hấp dẫn, và cứng nhắc y như Wiki, chúng ta nên cải thiện chất lượng của nó trước khi quảng bá nó. Việc quảng bá ở mọi trang theo tôi thấy là khá vồn vã và kém duyên, nó trông giống như ads quảng cáo vậy. Xuân (thảo luận) 02:46, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Quảng bá wikipedia theo mọi cách có thể đều tốt cả. Tuanminh01 (thảo luận) 03:36, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tuyên bố (tư cách cá nhân) của nhà sáng lập Jimmy Wales về việc sử dụng một liên kết đến Facebook:

Speaking only for myself, not as a member of the board, I don't know of any legal or other reason why this should not be done. I think we should be very careful about links or appearance of endorsement especially on article pages, but outreach to people in the world should take place wherever we find a willing and useful audience.

--minhhuy (thảo luận) 07:14, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tuyên bố của Asaf Bartov, nhân viên Wikimedia Foundation:

Facebook is a de-facto major venue of communication for a great majority of Internet users. Many communities, user groups, and chapters have some kind of formal presence on Facebook -- "groups" or "pages". Directing visitors to your wiki to *your own wiki's* presence on this other major platform, i.e. a direct link to your group/page on Facebook, is absolutely fine. It is *quite* different from, say, just linking to www.facebook.com or explicitly endorsing it as a platform ("Join Facebook! It's great!") ingeneral.

As you note, a number of communities have done or are doing this. Especially for smaller communities, the impact of such link placement can be a significant driver of traffic (i.e. readers!) to your community group/page on Facebook, which itself is important for outreach, awareness,and volunteer recruitment, and therefore is mission-aligned.

Cheers,

Asaf

Như vậy bản thân WMF không xem việc đặt liên kết đến Facebook là tạo ra rủi ro thiên vị bên thứ ba hay ảnh hưởng đến tính phi thương mại của Wikimedia và các dự án Wikimedia. --minhhuy (thảo luận) 07:20, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi hiểu các ý kiến của họ khác với bạn và cho rằng quan điểm của họ rất giống tôi: mặc dù không có lý do pháp lý nào ngăn cản việc đưa liên kết đến Wikipedia, ta phải thận trọng khi làm việc này: phải cẩn thận về việc tao ra hình ảnh thiên vị (we should be very careful about links or appearance of endorsement), và chỉ nên liên kết đến trang Facebook chính thức của Wiki (Directing visitors to your wiki to *your own wiki's* presence on this other major platform, i.e. a direct link to your group/page on Facebook, is absolutely fine). NHD (thảo luận) 16:54, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi rất không đồng ý với cách diễn giải (hay cách hiểu) này của bạn, kiểu trích dẫn như vậy đã đảo ngược hoàn toàn hoàn cảnh, ngữ cảnh của cuộc thảo luận và các lời khuyên đưa ra. Và một lần nữa về tính chính thức (mặc dù các lời khuyên không hề đề cập đến nó): ở trên bạn cho rằng việc chính thức phải do một chi hội hay Quỹ trực tiếp quản lý, nhưng nó rất khác với cách mà Asaf tuyên bố về các cộng đồng nhỏ (đã và đang liên kết, có rất nhiều trong số đó không hề có chi hội nào). Tôi đề xuất bạn tham gia luôn vào cuộc thảo luận trong trường hợp để rõ ràng hơn về quan điểm của bạn so với cách mà các nhân viên tuyên bố. --minhhuy (thảo luận) 17:06, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng muốn tham gia thảo luận này nhưng không thấy cách trả lời trực tiếp - chỉ có việc subscribe vào list nhưng không rõ làm sao nhận được các thảo luận trước để mà reply. NHD (thảo luận) 17:44, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Việc này đơn giản thôi, tôi sẽ gửi trả lời vào thư này sau khi bạn subscribe list, như vậy thư sẽ được gửi tới bạn theo cùng chủ đề. Bạn đã subscribe chưa? --minhhuy (thảo luận) 17:46, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi đã subscribe. Theo tôi, cách định nghĩa "chính thức" rõ ràng nhất là một trang do một chi hội Wikimedia quản lý. Có thể cộng đồng có cách khác để gắn nhãn "chính thức" cho những thứ nằm ngoài Wikipedia nhưng việc đó nên được thực hiện một cách trực tiếp, minh bạch. NHD (thảo luận) 17:49, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi sẽ gửi trả lời thư. Còn về chính thức, tôi mong bạn giải thích rõ hơn về phương cách "trực tiếp, minh bạch" này, như theo ý bạn thì ngoài việc do một chi hội quản lý (điều mà rõ ràng rất ít tương thích với những gì đang xảy ra tại các cộng đồng nhỏ hơn, không có chi hội, nhưng vẫn được khuyến khích liên kết), cần làm gì để trang có thể được xem là chính thức dù nó nằm ngoài Wikipedia? --minhhuy (thảo luận) 17:54, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Trực tiếp: cộng đồng đã mở thảo luận và đồng thuận việc đưa nó vào địa vị chính thức. Minh bạch: có những tiêu chí tối thiểu rõ ràng để những gì muốn trở thành "chính thức" phải hội đủ điều kiện để được xét đến. NHD (thảo luận) 18:08, ngày 1 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đã trả lời nhưng thông điệp vẫn còn đang bị duyệt hơn cả ngày rồi. The issue at hand here is that the linked-to Facebook page is not directly affiliated with the Wikipedia project. It might share some members, but Wikipedia has no control over its content. For a Wikipedia project that has had its share of misconceptions about its affiliations, I think it's inadvisable to link to a non-official page. Preferably, the page should meet some minimum requirements to become an official page of the project and be "anointed" as such before it's linked to from the project front page. NHD (thảo luận) 23:07, ngày 2 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Dù thế nào thì tôi cũng thấy mừng vì bạn đã thay đổi quan điểm từ không chấp nhật liên kết với bất kỳ bên thứ ba nào sang liên kết với một trang cộng đồng được cộng đồng chấp thuận là chính thức. Tôi sẽ cố gắng xúc tiến ý tưởng này (sau khi đã được sự ủng hộ từ các bạn quản lý trang hiện tại), và bên cạnh đó trang vẫn có thể đáp ứng tiêu chuẩn chính thức nếu nó là kênh đại diện của usergroup Wikimedians in Vietnam, một hiệp hội được ủy quyền chính thức bởi WMF, tương tự như chapter nhưng không hoạt động như một "công ty". --minhhuy (thảo luận) 05:04, ngày 3 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý T hoàn toàn tán thành đề xuất trên của Minh Huy. Với sự thu hút qua FB, hiện nay rất nhiều các trang web của những đài truyền hình nổi tiếng (VTV, HTV...) hay những ấn phẩm truyền thông (Thể thao&văn hóa, Dân trí, VnExpress...) đều sử dụng trích dẫn trang web bài viết của họ lên chính, và việc wikipedia chúng ta cũng có thể thu hút độc giả qua phương án này cũng là hoàn toàn khả thi. Hi vọng đề xuất trên sẽ sớm được triển khai sớm!! Potterhead (thảo luận) 11:11, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Một lần nữa giá trị của các mạng xã hội trong phong trào Wikimedia được thể hiện tầm quan trọng qua chiến dịch #WeMissTurkey, phong trào vận động Thổ Nhĩ Kỳ bỏ chặn Wikipedia do các mạng xã hội của Wikipedia khởi xướng. --minhhuy (thảo luận) 18:23, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Một lần nữa nguy cơ trong việc liên kết đến nội dung mà Wikipedia không quản lý được lại được phơi bày ra khi sử dụng mã theo dõi người dùng của Facebook trong việc đưa vào sitenotice. NHD (thảo luận) 17:03, ngày 19 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Đồng ý Tôi đồng ý hoàn toàn đề xuất trên của Minh Huy. Tôi sẽ phát hành khi từng share link wikipedia này của mình đã làm tạo bài viết mới theo thể loại: bóng đá nam lẫn nữ, thể thao quốc tế, hàng không, quân sự... lên mạng xã hội Facebook về việc quảng bá trang Facebook Wikipedia tiếng Việt được cập nhật mới nhất thôi nha. Tôi được ủng hộ về đề xuất của bạn Minh Huy nhé. Cảm ơn bạn. Boyconga278 (thảo luận) 05:38, ngày 9 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối Tôi hoàn toàn phản đối đề xuất gắn link liên kết trang Facebook/Viwikipedia lên Wikipedia tiếng Việt. Thứ nhất nếu nhìn nhận về ý tưởng của Minh Huy là rất tốt, nhưng dựa trên một trong các giá trị cốt lõi đầu tiên của Wikimedia là không gắn và quảng cáo lên các trang nội dung thì tôi không đồng ý với cách gắn link lên trang đầu viwikipedia. Thứ hai theo tôi những thành viên nào có mục đích đóng góp tích cực thì họ sẽ ở lại trang viwikipedia lâu hơn và rồi sẽ biết đến có cộng đồng wiki tiếng Việt so với chỉ biết đến nó và không tham gia đóng góp. Wikipedia đã trở thành một địa chỉ nổi tiếng (vì khi search ít nhiều có liên kết đến nó) và theo tôi không cần phải quảng bá nó làm gì.F~viwiki (thảo luận) 03:17, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
    @F~viwiki: Việc gắn liên kết đến Facebook được các nhân viên Wikimedia ủng hộ và khuyến khích, xem các thảo luận ở trên. Còn về việc ích lợi của việc này thì tôi không nói thêm lại vì đã trình bày rất kỹ trong đề xuất cũng như trong các thảo luận, và cần làm rõ là nó không chỉ nhằm quảng bá bản thân trang web này mà còn có tác dụng truyền thông trong việc quảng bá các hoạt động cộng đồng trong phong trào Wikimedia, việc mà hiện nay rất hiếm tại Việt Nam so với nhiều địa phương khác, và sẽ được hỗ trợ rất nhiều bằng Facebook, như các cộng đồng lớn khác đã và đang tiến hành. --minhhuy (thảo luận) 04:19, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối Hầu hết ý kiến các bạn đã đưa ra ở trên, mình chỉ bổ sung là để cho mọi người biết đến và sử dụng wikipedia nhiều hơn, chúng ta phải làm sao để wikipedia trở nên thuận tiện và dễ sử dụng hơn, bởi vì có nhiều ý kiến đóng góp cho để xây dựng wiki nhưng lại ít được mọi người lắng nghe. Tạm thời mình cứ cải tiến wiki đã, dần dà chúng ta có độ tiếp cận đủ tốt thì hẵng quảng bá, nếu quảng bá ngay thì không mấy hiệu quả. Vì thường những người nào ghé qua page một lần rồi dùng thử wiki thì họ thấy khó dùng quá nên bỏ qua, mặt khác lần sau họ ghé lại họ nghĩ vẫn thế nên họ không quay lại nữa.
(Tôi không biết trả lời lại người phản đối ở trên vì họ không để lại chữ kí). Tôi nghĩ chính vì tư tưởng chờ một cái gì đó "trở nên thuận tiện và dễ sử dụng" trong khi ta lại chẳng chủ động làm cái gì cả thì sẽ chẳng có bước tiến nào dc. Tôi thấy giao diện hiện tại cung cấp 2 cách tạo/sửa bài khác nhau đã đáp ứng được cả cho nhiều người rồi, chỉ là hiện tại rất nhiều người không biết đến chúng mà thôi. Tôi vẫn nghĩ điều quan trọng bây giờ là phải lan tỏa được tư tưởng "chia sẻ để được nhận lại" thì mới có bước tiến được. ❀~Chihaya~❀Thảo luận (ノ*=ω=)ノ 03:00, ngày 14 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối Chúng ta không cần đặt link đến facebook từ trang này (không quảng cáo cho FB), chỉ cần đặt link đến trang này từ facebook là được. Ngoài ra, với tư cách vì cộng đồng, có đặt link đến trang Wikipedia Tiếng Việt tại các trang báo điện tử, các trang của các viện ngiên cứu, các trường đại học-cao đẳng-trung cấp, các trường phổ thông trong nước được hay không?. mùa hèThảo luận (ノ*=ω=)ノ 10:52, ngày 4 tháng 4 năm 2018 (VNT)

(:: Bạn mùa hè, Facebbook ai cũng biết không cần chúng ta quảng cáo. Trang wiki tiếng Việt trên facebook, theo mình nghĩ, là để giới thiệu tới đọc giả và thảo luận về một số bài cũng như các vấn đề trên đây thôi. Coi như là để mở rộng phương diện hoạt động. DanGong (thảo luận) 22:00, ngày 4 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

  •  Phản đối Tôi cực lực phản đối việc đặt liên kết Facebook hay bất cứ mạng xã hội nào khác tại mỗi bài viết vì tôi hoài nghi về hiệu quả quảng bá và hiệu ứng kêu gọi phong trào mà bên trên trình bày. Tôi cho rằng chỉ cần đặt link tại một số trang như Thảo luận chung và các trang Cộng đồng khác là đủ. Việc kêu gọi phong trào chủ yếu nằm ở nội dung và cách vận hành ở những mạng xã hội kia, việc mà vốn dĩ đòi hỏi nhân lực cũng như kinh nghiệm và xin nhấn mạnh điều này KHÔNG HỀ đơn giản đâu ạ. Có thể tôi sẽ đổi ý khi đã thấy hiệu quả bước đầu mà đội ngũ mạng xã hội của chúng ta thực hiện còn bây giờ chưa gì đã vội trưng mấy cái link lên mọi bài viết thì xin phép được nói thẳng, đối với tôi như thế quá là hình thức và gây phản cảm. Greenknight (thảo luận) 05:26, ngày 4 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  •  Phản đối Mình đã nhắc ở trên với bạn Thành viên:Chihaya~chan đó là việc mọi người cần cải tiến wikipedia thêm nhiều, vì bản thân wikipedia năm 2018 so với wiki năm 2005 nó cũng chẳng khác gì mấy. Chúng ta hay mơ hão về những gì làm được, nhưng thực tế phần nhiều là do bot làm. Bây giờ nói là wikipedia tiếng việt có 2 trình soạn thảo, nhưng thực chất ai cũng chỉ dùng trình soạn thảo trực quan, chứ có chắc ai nhớ hết câu lệnh để đi dùng trình kia không. Ngoài ra nói là mọi người dễ biên soạn thì thử dùng bản mẫu mà xem, đến cả những người lâu năm như Tuanminh01 cũng chỉ 1 năm trở lại đây dùng bản mẫu, và là copy hoàn toàn luôn chứ đừng nói là tự tạo. Hoặc là đổ màu vào một ô, trong word bạn mất vài giây, trong wikipedia tiếng việt với các bạn lâu năm thì là vài chục giây, còn nếu mà là các bạn mới vào thì sẽ là vài phút. Thậm chỉ nếu wikipedia tiếng việt chỉ cần áp dụng một số chức năng như của word thì ai cũng có thể thuận tiện hơn để dùng .

Ngoài ra nếu xét đến số bài đựoc tạo mỗi ngày, lại đang có chiều hướng giảm, từ sau khi đạt cột mốc 1,1 triệu bài, sau gần 4 năm kể cả bot làm cũng chỉ tăng được 70k bài, tức là trung bình hơn 40 bài một ngày, vậy mà hồi trước còn có giai đoạn chúng ta chỉ trong 2 năm đạt từ 500k lên 1 triệu bài chỉ gần 2 năm, tức là gần 800 bài một ngày, điều đó cho thấy đang ngày càng có nhiều người rời bỏ wikipedia tiếng việt vì độ khó thao tác của nó. Nếu ít nhất một trong những điều trên không được thực hiện, thì ít nhất 7 năm nữa wikipedia tiếng việt sẽ lụi tàn. Hungv8a5 14:23, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Chúng ta đang tập trung nâng cao chất lượng bài chứ không chạy đua nâng cao số lượng bài bạn nhé, ngày xưa tạo bot nó mới tạo ra ́800 bài một ngày thậm chí là hơn, việc cải tiến wiki là công việc của các lập trình viên bên meta còn chúng ta chỉ là tập trung vào nâng cao chất lượng bài viết tốt hơn là được, những người rời bỏ wiki là có lý do riêng của họ chứ k phải vì độ khó thao tác, ngay cả số lượng thành viên viết bài trước giờ chưa bao giờ nhiều như cái con số tài khoản :)), việc lụi tàn hay k chúng ta không thể biết được=)), kể cả chả còn ai tham gia nữa thì nó vẫn cứ tồn tại vì nó là một phần của dự án wikipedia toàn cầuΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 14:55, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Không cần phải nói về số lượng vì với số lượng lớn các nghệ sĩ nước ngoài như Lindsey Stirling, Kurt hay Alex Goot wikipedia tiếng Việt chưa có. Nếu nói như bạn thì cũng không cần quảng bá nhiều mà chỉ cần cho bot làm là được, vì 67% số bài viết của ta là do bot làm mà. Còn nếu nói về chất lượng wiki cũng chưa được đảm bảo, để mình lấy ví dụ một bài: Ôxy - nguyên tố Oxi viết bởi wikipedia tiếng Việt (chỉ có 5 dòng lịch sử) https://en.wikipedia.org/wiki/Oxygen - nguyên tố Oxi viết bởi wikipedia tiếng Anh (History) https://fr.wikipedia.org/wiki/Oxyg%C3%A8ne#Historique- nguyên tố Oxi viết bởi wikipedia tiếng Pháp (Histoire) https://de.wikipedia.org/wiki/Sauerstoff- nguyên tố Oxi viết bởi wikipedia tiếng Đức (Geschichte)

Đây là phương trình bằng wikipedia tiếng Việt Phương trình Đây là phương trình bằng wikipedia tiếng Anh https://en.wikipedia.org/wiki/Equation

Còn nếu không chỉ nói mỗi khoa học mà lấy các chủ đề xã hội cũng thiếu thông tin. Nếu tìm thông tin, thường mọi người sẽ tìm đọc ở wiki các ngôn ngữ khác và cập nhật thông tin hàng ngày. Chẳng hạn như những video được xem nhiều nhất trên Youtube, nếu là wiki nước khác, cứ 1 ngày họ cập nhật một lần, thì ở wiki tiếng việt sẽ là 1 tuần một lần. Bạn giải thích thế nào về điều này? thảo luận quên ký tên này là của Hungv8a5 (thảo luận • đóng góp).

có gì đâu, chúng ta không có nguời viết bài về những chủ đề đó thôi :)), mỗi nguời tham gia wikipedia đều có một mối quan tâm riêng, bạn thử xem wiki hiện tại được bao nhiêu người hoạt động để viết bài, :)), bên en họ có quá nhiều thành viên nên họ mới làm thế được, chúng ta quảng bá để thu hút thêm nhiều nguời hòan thiện những bài kém, nếu bạn đã chịu khó vạch lá tìm sâu thì cũng nên góp tay vào xây dựng nó thay vì chỉ trích :))ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 03:50, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Wikipedia tiếng Việt hiện tại đang thiếu nhiều nguồn nhân lực trong việc tuần tra phát triển nội dung bài cũ. Hiện tại mới chỉ có một số thành viên thêm xóa thể loại cũng như sửa chú thích. Vì vậy việc quảng bá cũng là để tìm ra nguồn nhân lực đó. Chúng ta tuy có gần 600.000 thành viên tuy nhiên trong số này chỉ có hơn 1000 người có hoạt động trong vòng 1 tháng qua. Trong số hơn 1000 thành viên này chỉ có 20-30 thành viên tích cực, vậy hỏi làm sao có thể kiểm soát được toàn bộ nội sung trên wiki tiếng viẹt được. Thánh Thiện TALK_MT 04:10, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mình không chỉ trích, vì bản thân mình cũng sửa đổi nhiều trong wikipedia, mà ý mình nói rằng nếu chúng ta làm cho wiki ngày càng thuận tiện hơn để sử dụng thì chắc chắn có nhiều người tham gia. Tại sao các bạn chỉ nghỉ đến việc tăng số người tham gia qua quảng bá mà không nghĩ bản thân mình hãy nâng cấp wikipedia tiếng việt đã? Từ lúc cập nhật năm 2005 đến nay wiki đâu vẫn vào đấy, bản mẫu, tô màu, bảng,... đều khó dùng. Đố bạn nào tô màu bảng mà không mất tới ít nhất 3 phút đấy. Chỉ cần các bạn nâng cấp cái bản mẫu thì mình không cần bàn bạc ở đây. Nếu bạn nhìn vào wikipdia Indonesia, bạn có thể thấy wiki của họ thậm chỉ số bài viết còn đang thuyên giảm về tốc độ chứ đừng nói là quảng bá, dân số của họ gấp 2,7 lần chúng ta, họ cũng thành lập trước chúng ta, và thậm chí ngay cả facebook của họ cũng còn lập trước cả wiki cơ mà, mà thu hút được có hơn 100k lượt theo dõi, vậy liệu bao nhiêu trong số 0,03% dân số Indonesia đó thực sự được hưởng ứng và đóng góp cho wiki của họ? Ngay khi mà số người đăng ký còn chưa nổi 1 triệu, và số thành viên thường trực còn chưa đến 0,01%?Hungv8a5 10:23, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)

mình đã nói ở trên là mọi việc liên quan đến việc sử dụng công cụ wikipedia đều do các lập trình viên bên meta thiết kế cho nên họ thiết kế thế bào thì ta phải dùng thế ấy thôi :)), ta thay đổi sao được, mình chưa hiểu ý sau của bạn, những người đóng góp cho wiki thì phải tiếp cận với máy tính, internet, trong khi chắc gì ngưòi indo đã có tỉ lệ dùng máy tính như dân ta :)), chưa kể mọi nguời ai cũng phải có cuộc sống riêng, đi làm đâu phải lúc nào cũng lên wiki được :)), chúng ta có số người trẻ lớn, tỉ lệ sử dụng internet cao, mục đích quảng bá là tiếp cận thế hệ trẻ xây dựng nguồn nhân lực để xây dựng wiki trong khi bạn lại chống lại việc tìm kiếm thêm nhân tố mới như vậy là bất hợp lý :)), chưa kể việc dùng fb quảng bá những bài viết tốt cũng là cách giúp cho thế hệ trẻ thấy được sự đúng đắn chính xác của những kiến thức trên wiki, mà nếu chúng ta có một trang cỡ 100k like như họ thì chắc sẽ có được nhiều người viết bài hơn thay vì lẻ tẻ vài mống :))ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 10:47, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Không liên quan một chút hình như cuộc thảo luận này đã quá hạn mà chưa thấy kết luận gì?. Không biết @Trần Nguyễn Minh Huy: đi đâu rồi mà chưa đóng :))ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 11:13, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Quá hạn rồi mà không thấy "chủ xị" đâu, thôi chắc đành đóng lại chờ dịp khác vậy. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:42, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cũng không cần phải đóng, nhờ BQV Thành viên:Thusinhviet đem ra mở 1 BQ chíh thức cho chấm dứt chuyện này -- ✠ Tân-Vương  13:19, ngày 21 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

19:52, ngày 26 tháng 2 năm 2018 (UTC)

Editing News #1—2018[sửa | sửa mã nguồn]

20:56, ngày 2 tháng 3 năm 2018 (UTC)

17:12, ngày 5 tháng 3 năm 2018 (UTC)

Tổ chức thi đua viết bài nhân dịp 30/4-1/5[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thành công của những cuộc thi viết bài trên wikipedia do thành viên Tuanminh tổ chức vào năm ngoái như tháng khoa học tự nhiên hay tháng châu Á, năm nay tôi muốn đứng ra tổ chức một cuộc thi nhỏ nhằm tạo thêm sân chơi, thu hút thêm nhiều thành viên mới cũng như tạo một cuộc thi đua nhằm khuấy động phong trào Wikipedia tiếng Việt. Nội dung của cuộc thi sẽ đa dạng hơn 2 cuộc thi năm ngoái, năm nay các thành viên sẽ tự do viết chủ đề mình thích miễn sao nó đảm bảo được ít nhất 5k bite không bao gồm bảng mẫu. Kinh phí của cuộc thi sẽ do tôi tự đứng ra tài trợ. Cơ cấu giải thưởng sẽ bao gồm 1 giải nhất:1tr, 1 giải nhì 700k, 2 giải ba 500k, và có thêm một giải khuyến khích 300k dành cho thành viên mới nào tạo nhiều bài nhất. Việc trao giải sẽ được tiến hành sau khi ban tổ chức tổng kết xong và sẽ bằng thẻ điện thoại. Do chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức một cuộc thi như thế này cho nên tôi rất mong các thành viên trên Wikipedia tiếng việt sẽ đóng góp ý kiến cũng như tham gia giúp đỡ tôi tổ chức thành công cuộc thi này để góp phần phát triển phong trào Wikipedia tiếng việt cũng như thu hút thêm nhiều thành viên mới là nguồn nhân lực xây dựng wikipedia trong tương lai. Rất mong sự tham gia và giúp đỡ của các bạn ThiênĐế98, Tuyenduong97, Mintu Martin, Tuanminh01, Hugopako, Thusinhviet, Buileducanh, DanGong, Alphama, AlbertEinstein05, Chibaodoanle, Lengkeng91, Mai Ngọc Xuân, Ngocminh.oss, P.T.Đ, Trần Nguyễn Minh Huy, Newone, Phương Huy, PhanAnh123Captain Nemo (thảo luận) 13:31, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Rất cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của anh và tất nhiên nếu cuộc thi được tổ chức thì vừa tạo được thêm một số lượng bài viết lớn cho wikipedia tiếng Việt vừa có thể thu hút được thêm sự quan tâm của các IP và thành viên mới!! Huế mộng mơ TALK_2018 14:44, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn, nhưng lúc này để nó có thể được tổ chức thì cần nhiều hơn sự góp sức của mọi người, mong rằng mọi người sẽ tham gia chung tay tổ chức nó--Captain Nemo (thảo luận) 14:53, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi thắc mắc thêm là: như vậy đây là cuộc thi viết bài mới đơn thuần, ai viết nhiều bài hơn thì được giải cao hơn? Tôi e là như vậy sẽ tương đối khó khăn để chấm giải. --minhhuy (thảo luận) 17:31, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Trần Nguyễn Minh Huy: việc chấm giải có công cụ của foutain, chúng ta sẽ nhờ các bảo quan viên giúp sức như lần trước, mục đích của các cuộc thi trên wiki lần trước đều là xem ai tạo được nhiều bài nhất nên tôi nghĩ điều này là bình thường, việc mở rộng đề tài giúp ta thu hút nhiều thành viên mới hơn, chỉ những ai đăng kí tham gia thì chúng ta mới công nhận bài viết của họ, chúng ta cũng đặt ra quy định về số lượng tu và kích thước của bài viếtCaptain Nemo (thảo luận) 00:39, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn hảo ý của bạn Captain Nemo. Tôi xin tài trợ thêm 1M, nhờ bạn phân phối lại cho các giải thưởng.
Về quy định của cuộc thi, tôi thấy cần làm rõ thêm một số điểm.
  • Thời gian diễn ra thi được tính từ lúc nào đến lúc nào, hay chỉ trong 2 ngày 30/4 và 1/5?
  • Giải khuyến khích dành cho "thành viên mới tạo nhiều bài viết nhất". Số lượng bài viết thì có thể đếm, nhưng còn, thế nào là thành viên mới?
  • Cuộc thi viết bài Khoa học tự nhiên hay Tháng Châu Á vừa qua chúng ta có dùng công cụ để nhập bài viết tham gia. Cuộc thi lần này có thể tiếp tục sử dụng công cụ đó?
Chúc cuộc thi thành công tốt đẹp. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:00, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet: thời gian sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng, chúng ta sẽ nhanh chóng thảo luận rồi tổ chức quảng bá, xây dựng điều luật cho cuộc thi, quy định về thành viên mới là những thành viên tạo tài khoản trong vòng 1 tháng từ thời điểm có trang quảng bá cuộc thi, một lần nữa cảm ơn bạn thúsinhviet đã đóng góp cho cuộc thi, mong rằng mình sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của bạn trong việc tổ chức cuộc thi nàyCaptain Nemo (thảo luận) 00:39, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Sau khi cuộc thi đã được setup, công cụ fountain của Ле Лой (như đã dùng để thống kê hai cuộc thi trước đây và tháng châu Á Wikipedia) có thể dễ dàng để được sử dụng lần nữa. @Ledinhthang: Hướng dẫn thêm về phương hướng tổ chức cuộc thi bạn có thể xem tại outreach dashboard --minhhuy (thảo luận) 18:10, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Với giá trị giải thưởng như vậy thì cuộc thi chí ít cũng phải kéo dài từ 20-30 ngày. Thời gian có thể từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 hoặc trong tháng 4. Huế mộng mơ TALK_2018 18:30, ngày 6 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
ngay sau khi chúng ta hoàn tất thảo luận, xây dựng trang quảng bá thì chúng ta sẽ lên thời điểm tổ chức cuộc thi nàyCaptain Nemo (thảo luận) 00:39, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Ôi nhiều ₫ quá, tôi thích ~~ Buileducanh 01:53, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Hi vọng là ta sẽ chốt được thể lệ càng sớm càng tốt. Về thời gian diễn ra cuộc thi, tôi thấy bạn có nhắm đến dịp 30-4 và 1-5. Đây là ngay dịp nghỉ lễ, cộng thêm lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sát bên, để các thành viên có thêm thời gian đầu tư cho bài viết, tôi thấy nếu những ngày này nằm giữa thời gian diễn ra cuộc thi là hợp lý. Nếu vậy cuộc thi sẽ bắt đầu khoảng giữa tháng 4.
Như vậy, thể lệ cuộc thi, các khâu tổ chức như đội ngũ duyệt bài, công cụ hỗ trợ Fountain mà Trần Nguyễn Minh Huy nhắc ở trên phải sẵn sàng trước đó chừng 2 tuần, nghĩa là đầu tháng 4.
Để chuẩn bị kịp thời hạn, tôi nghĩ ngay từ bây giờ, bạn nên liên hệ các bên liên quan, tìm hiểu cách set up và sử dụng Fountain, hoàn chỉnh thệ lệ từ từ là vừa. :) Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:40, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
@Thusinhviet: về thể lệ thì chắc sẽ như tôi nói ở trên nếu như k có ý kiến nào khác đến hết tuần này, tôi cũng sẽ cố gắng trong tuần này làm xong trang quảng bá cho cuộc thi, thời gian cuộc thi tôi nghĩ tầm 20/4 bắt đầu là phù hợp, đội ngũ duyệt bài và công cụ fountain tôi sẽ hỏi tuanminh xem, tôi cũng k hiểu lắm về công cụ trên wiki nên chắc cần nhiều thành viên khác giúp đỡ,Captain Nemo (thảo luận) 09:28, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi ủng hộ cuộc thi và rất sẵn lòng trợ giúp hạ tầng cho nó mọi lúc, tuy nhiên có thể hơi hạn chế vào thời gian này do còn phải giải quyết 2 cuộc đề xuất khác sau khi chúng kết thúc :^) --minhhuy (thảo luận) 04:53, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi e việc tổ chức một cuộc thi nhằm dịp một ngày lễ chính trị sẽ gây phản cảm đối với một số không ít người sử dụng Wikipedia tiếng Việt. Dù có cố ý hay không, điều này sẽ tạo ra hình ảnh không trung lập - nhất là trong vấn đề chính trị. Nên dùng một dịp lễ văn hóa hay không nhắc đến thì hay hơn. NHD (thảo luận) 05:48, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý là sẽ không nhắc đến việc cuộc thi này tổ chức nhân hoàn cảnh nào, dịp nào, mà chỉ xem nó như cuộc thi viết thông thường. --minhhuy (thảo luận) 05:51, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Nên chọn ngày khác để tránh hiểu lầm. Tổ chức ngày này các thành phần cực đoan thuộc phe Vàng lại rêu rao chúng ta bị nhà nước VN thao túng. Nên tổ chức ngày 1/4, kết thúc 30/4 thì không ai suy diễn được.Rondano (thảo luận) 08:53, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chỉ e là Ledinhthang không chuẩn bị kịp tổ chức để quảng bá cuộc thi. Nếu có thể thì phải nhờ Tuanminh01 giúp một tay thôi. Chỉ tiếc dạo này mọi người đều bận cả rồi! Huế mộng mơ TALK_2018 09:57, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Trần Nguyễn Minh Huy:, @DHN: mình cũng đồng ý vụ tránh ngày 30/4- tuy nhiên do thời gian hạn hẹp của mình nếu tổ chức lùi lại thì e rằng mình tới lúc đó sẽ bận k quan tâm được, mình nghĩ ta có thể đổi tên ghi là một cuộc thi viết bài thông thường, @Rondano: Nếu ta không đề tên cuộc thi liên quan đến ngày 30/4 thì cũng k cần đổi ngày đâu bạn, nếu tổ chức mùng 1/4 thì e sớm quá ta không quảng bá nó rộng rãi để thu hút thành viên mới được, mà gấp quá thì mọi người ai cũng bận k thể góp tay vào cuộc thi được, @Tuyenduong97: Bạn đừng quá lo lắng, mọi thứ sẽ đâu vào đó thôi, mình mấy hôm nay có việc gia đình nên chưa nghiên cứu được thêm, cuối tuần này nếu không có ý kiến gì thêm thì mình sẽ nghiên cứu lập trang quảng bá cho cuộc thi. Việc liên hệ với tuanminh mình sẽ nhờ bạn ấy chỉ bảo về việc dùng công cụ cũng như nhờ liên lạc với một vài bảo quản viên chấm lần trước giúp sứcCaptain Nemo (thảo luận) 13:06, ngày 8 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Theo như tôi cảm nhận thì khá hiếm người đã có bài viết khi thật sự mới tạo tài khoản được 1 tháng. Thường, với những thành viên thật sự mới, họ tạo tài khoản để sửa đổi lặt vặt: những lỗi chính tả, thêm liên kết, viết lại câu cú. Suốt một thời gian dài đóng góp không thường xuyên chỉ toàn có thế. Bản thân tôi, từ lúc tạo tài khoản, mặc dù có vào Wikipedia hầu như mỗi ngày, nhưng cũng phải mất hơn 8 năm rưỡi mới tạo được bài viết đầu tiên. Tôi nghĩ việc tính thành viên mới nên áp dụng cho thành viên có tài khoản dưới 1 năm là được. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:51, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Thusinhviet: lần trước k thiếu thành viên mới tham gia đã viết bài khá tốt rồi, tôi nghĩ ta tính từ 1/1/2018 để tính thành viên mới là hợp lý Captain Nemo (thảo luận) 04:56, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Nếu như lấy mốc mới là 1/1/2018, thì tới khi cuộc thi bắt đầu thì thành viên đó đã tròn 4 tháng tuổi. Bạn thử nêu danh một số thành viên có 4 tháng tuổi và có nhiều đóng góp trong các cuộc thi trước xem :) Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 05:00, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tính đến ngày hôm qua là mình vừa tròn 5 tháng tuổi rồi. Có được ẵm luôn cả giải khuyến khích và một giải cao hơn không nhỉ Huế mộng mơ TALK_2018 05:12, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mình thì không theo dõi ai đã tham gia từ trước hay họ mở tài khoản lúc nào nhưng có Tuyenduong97 đây cũng là một thành viên đã tham gia và đóng góp nhiều gần đây, vì mục đích của cuộc thi là để tìm thêm thành viên mới bắt đầu làm quen với wikipedia chứ không phải là tìm thêm những thành viên đã nằm vùng quá lâu mà không đóng góp gì nhiều vào việc viết bài mới cho nên mình nghĩ tầm mốc đó là phù hợp, Tuyenduong97 :tạo tài khoản trước rồi thì ăn một giải thôi, nhường người ta mới tham gia nữa chứ :))Captain Nemo (thảo luận) 05:27, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Bluetpp: Đây nhé Huế mộng mơ TALK_2018 06:04, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
À, với lại tôi có một đề xuất nhỏ (cảm giác mình thật lắm lời ^^), có nên tăng số lượng giải thưởng và giảm mức thưởng lại không? Nhiều người được thưởng hơn sẽ vui hơn :) Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:27, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Thusinhviet: hoan nghênh ý kiến góp ý của bạn, bạn có thể đề xuất các mức và số lượng giải đựoc k, hợp lý thì chúng ta sẽ điều chỉnh lại để tăng thêm sức hút cho cuộc thiCaptain Nemo (thảo luận) 07:33, ngày 11 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi có ý thế này, bạn xem thử có hợp lý không nhé. Tổng giải thưởng hiện có của chúng ta là 4M. Đề xuất cơ cấu giải thưởng mới của tôi như sau:
Giải cũ Giải mới
Hạng nhất 1 x 1.200.000₫ 1 x 700.000₫
Hạng nhì 1 x 800.000₫ 1 x 550.000₫
Hạng ba 1 x 700.000₫ 1 x 450.000₫
Hạng tư 2 x 500.000₫ 7 x 300.000₫
Hạng khuyến khích 1 x 300.000₫ 1 x 200.000₫
Như đã nói, tổng giải thưởng của chúng ta có 4M, theo cơ cấu giải thưởng cũ, chúng ta sẽ trao tổng cộng 6 giải, còn theo cơ cấu giải mới, chúng ta sẽ có 11 giải. Cơ sở của việc phân phối lại giải thưởng là: mọi cuộc edit-a-thon đều nhằm khuyến khích tăng lượng bài viết. Phần thưởng dù là tinh thần hay có giá trị vật chất không phải là thứ ưu tiên cao nhất. Điều quan trọng là chúng ta tạo một sân chơi để các bạn nâng cao số lượng và/hoặc chất lượng bài viết, giải thưởng càng được san sẻ thì tinh thần càng được lan tỏa.
Không biết sao, khi nhìn số lượng giải thưởng ít ỏi, và giải nhất có giá trị cao chót vót, tôi lại liên tưởng với một trò xổ số độc đắc mà trong đó ai cũng trông vào giải nhất. Sự khác biệt giữa giải nhất và giải nhì, giữa người đạt giải và người không đạt giải vô tình tạo sự tiếc nuối cho các thành viên tham dự. Đó là điều trong thâm tâm tôi không bao giờ muốn xảy ra. Việc chúng ta tăng số lượng giải thưởng, sự khác biệt về phần thưởng không quá lớn như một nỗ lực để phần nào xoa dịu sự tiếc nuối không đáng có của thành viên tham gia.
Thậm chí, nếu có thể, tôi thấy ở mức 500 ngàn đồng cho giải nhất cũng là con số hợp lý.
Nhắc lại đề xuất cơ cấu giải thưởng mới, bởi vì số lượng giải tư khá nhiều, nên chúng ta cũng cần đặt thêm điều kiện. Tôi có gợi ý thế này, thành viên đạt giải tư phải có số lượng bài viết được duyệt tối thiểu là 5. Nếu trong 7 thứ hạng trúng thưởng sau cùng này, thành viên nào không có đủ 5 bài viết thì giải thưởng đó sẽ được chuyển lại cho người hạng nhất.
Không biết có nên áp dụng cho hạng khuyến khích tiêu chí tương tự, nhưng ở số lượng là 3 bài không? Điều này nhằm tránh tình huống thí sinh đó biết mình không có đối thủ chỉ ngồi đó rồi viết vỏn vẹn một bài rồi chờ hết tháng để ẵm giải.
Thân. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:02, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Thusinhviet: Tôi nghĩ ta để giải nhất 1 tr vẫn hay hơn bởi vì nó sẽ tạo động lực cho việc thi đua của mỗi người tham gia, Giải nhì ta có thể hạ về mức 600, giải ba là 500, nâng giải 4 lên thành 4 giải 400 là phù hợp nếu nhiều giải 4 quá (7) tôi nghĩ nó mất đi ý nghĩa của việc thi thố và tính cạnh tranh, giải khuyến khích tôi thấy để ở mức đó là phù hợp để khuyến khích các thành viên mới tạo nhiều bài viết -mà điều này chắc chắn sẽ có nhiều người mới cạnh tranh chứ không phải chỉ có một người. Nếu giới hạn chỉ có 4 giải tư thì chúng ta không cần thêm điều kiện số lượng bài viết tối thiểu, đến lúc đó số lượng bài viết sẽ rất nhiều nên chúng ta không cần phai lo lắng. Xin mời các thành viên khác @Tuanminh01:, @Trần Nguyễn Minh Huy:, @DHN:, @ThiênĐế98:, @Tuyenduong97: cho ý kiến về vấn đề nàyCaptain Nemo (thảo luận) 16:42, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Theo tôi được biết thì cuộc thi viết bài Châu Á phần thưởng chỉ là một tấm thiệp tượng trưng (mà vẫn bị quỵt) nhưng vẫn được cộng đồng Wikipedia tiếng Việt tham gia sôi nổi. Điểm đáng lưu ý là kỳ năm 2017, cộng đồng Wikipedia tiếng Việt có lẽ là phiên bản tham gia sôi nổi nhất, tạo nhiều bài nhất, hơn hẳn phiên bản khổng lồ tiếng Anh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:48, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hình như cuộc thi tháng châu Á bên Wiki ta vẫn có thưởng mà, dù sao có thêm tí màu động viên mọi người vẫn hăng hái và tạo sự sôi động hơn là thi mà không có công ^^Captain Nemo (thảo luận) 16:53, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Giải thưởng cho Wikipedia:Tháng châu Á Wikipediamột tấm bưu thiếp để làm kỷ niệm cho thành viên có 4 bài viết được chấp nhận, sẽ nhận được bưu thiếp đặc biệt nếu viết hơn 15 bài, và danh hiệu Đại sứ chấu Á nếu có số bài viết nhiều nhất. Tình hình là tới hiện nay chưa nghe thành viên nào thú nhận mình đã nhận được 1 trong 3 món ấy. Tôi bày tỏ quan ngại là mặc dù ban tổ chức năm rồi hứa lèo nhưng sự kiện Tháng châu Á 2018 có thể vẫn được cộng đồng Wikipedia tiếng Việt tham gia nhiệt tình tiếp. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:37, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
với tình hình giải thưởng như thế tôi nghĩ mọi người khó mà tham gia tháng châu á hào hứng như năm trứoc nữa, vì chúng ta đang khuyến khích tìm thêm những nhân tố mới cho nên tôi nghĩ ta nên đơn giản luật lệ cuộc thi, nếu mà đặt ra tiêu chuẩn số bài thì khó thu hút người mớiCaptain Nemo (thảo luận) 00:42, ngày 13 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đúng là có thưởng nhưng mà không biết bao giờ mới tới thôi. Ý kiến của bác Thusinhviet có chút không ổn ở chỗ nếu như trong số 7 người giải tư đó đểu không đạt 5 bài thì toàn bộ sẽ chuyển hết cho người giải nhất ư. Còn anh Ledinhthang có vẻ là mọi người sẽ ganh đua để lấy giải nhất đấy nhưng cuộc thi này chủ yếu là thu hút thành viên mới nên có thể sẽ thiệt thòi cho họ hơn để có thể theo kịp các thành viên kỳ cựu. Đây là ý kiến riêng mong mọi người thông cảm, dù sao thì 2 người cũng là chủ trì. Huế mộng mơ TALK_2018 17:05, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Tuyenduong97: tất cả các cuộc thi ai tham gia cũng muốn đoạt giải nhất cả, đó là điều bình thường, tôi đặt thêm giải khuyến khích cho các thành viên mới cũng vì điều này để nếu không đoạt đựoc giải nào thì vẫn có giải để động viên thành viên mới, việc tăng số lượng giải 4 cũng nhằm mục đích giúp các thành viên mới có cơ hội đoạt giải nhiều hơn. Tôi cho rằng chúng ta không cần đặt thêm tiêu chuẩn về số bài viết nhất định vì như vậy làm cho cuộc thi khó khăn hơn với người mới, chỉ cần mức 5k bite là đủ. Đây là thảo luận chưa thông qua chinh thức nên mọi người có quyền đóng góp ý kiến cho tới khi chính thức quảng bá trên wiki hoặc trang fb của wikiCaptain Nemo (thảo luận) 00:27, ngày 13 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của tôi là giữ nguyên cấu trúc giải thưởng đã nêu trong trang dự án tháng viết bài, nếu tạo nhiều giải quá thì gần như quá bán thành viên ai cũng có giải -_- (xem tháng KHTN 12/2017), việc này làm tôi chợt liên tưởng đến các giải phụ hoa hậu, được dựng lên để cả nhà cùng vui, đã gọi là giải rồi thì chỉ nên có một số ít người tham dự được giải. Cá nhân tôi cũng xem xét đến khả năng thay đổi giải I còn 1.1M và giải II lên 0.9M cho khoảng cách đồng đều :3. Thusinhviet Việc tham dự tháng châu Á cách nhiệt tình thì chưa chắc BQV ạ, như tôi có lẽ rút về sau cánh gà nhường thế hệ tài năng mới -_-. Hứa lèo đau lòng quá. -- ✠ Tân-Vương  13:51, ngày 13 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

xem bên facebook của wiki mới biết đến cuộc thi Wikipedia:Cuộc thi viết bài tháng 5-2018 và trang thảo luận này, ý kiến cá nhân mình nghĩ nên tăng nhiều giải khuyến khích hơn tầm 5 giải khuyến khích, giảm tiền giải nhất lại để bù qua. Vì mục tiêu là khuyến khích các thành viên mới viết bài. Chứ còn các thành viên cũ như chúng ta thì mình nghĩ không cần giải thưởng, mà chỉ cần thời gian cũng sẽ viết bài lên wiki chứ không phải viết bài vì giải thưởng đâu. Có thì càng vui, haha. Cũng đang lên ý tưởng vài bài nhưng khôn biết mình viết tạm vào đâu? vào file word trên máy hay vào trang cá nhân trên wiki để tới thời điểm cuộc thi bắt đầu là "dội bom" liền Lengkeng91 12:22, ngày 13 tháng 3 năm 2018 (UTC)

Gi-ề, Lengkeng91 công bố kế hoạch chơi bẩn lun kìa, gan nhỉ :P :P-- ✠ Tân-Vương  13:54, ngày 13 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mình thấy cơ cấu giải thưởng thế này là được rồi, lengkeng và thusinhviet cũng có ý tốt muốn tăng thêm giải để khuyến khích thành viên mới nhưng như thế thì nó làm loãng cuộc thi quá, cuộc thi của chúng ta có 8 giải như thế là nhiều rồi, Giải nhất để cao cao chút để như thế mọi người tham gia có động lực thi đua tạo không khí cho wiki vẫn hay hơn, còn nếu mà cứ đều đều rồi ai cũng có giải hết nó cứ chán chán thế nào ấy :)), không biết mọi người thế nào chứ mình hay đi tham gia các cuộc họp khách hàng bốc thăm trúng thưởng hầu như ai cũng hào hứng với mấy vụ giải đặc biệt hết và giá trị của nó cũng bao giờ hơn hẳn các giải kia nhiều14:41, ngày 13 tháng 3 năm 2018 (UTC)Captain Nemo (thảo luận)

ESEAP Conference 2018[sửa | sửa mã nguồn]

Hello all,

Scholarship applications for ESEAP Conference 2018 is now open!

ESEAP Conference 2018 is a regional conference for Wikimedia communities around the ESEAP regions. ESEAP stands for East, Southeast Asia, and Pacific. Taking place in Bali, Indonesia on 5-6 May 2018, this is the first regional conference for the Wikimedia communities around the regions.

Full scholarships are subject to quotas, maximum two people per country and your country is eligible to apply, visit this page.

We also accept submissions of several formats, including:

  • Workshop & Tutorial: these are presentations with a focus on practical work directed either to acquiring a specific skill or doing a specific task. Sessions are 55 minutes led by the presenters in a classroom space suitable for laptops and work.
  • Posters: A2-size format to give news, share your community event/program, set out an idea, propose a concept, or explain a problem. The poster itself must be uploaded to Wikimedia Commons with a suitable license.
  • Short Presentation/Sharing talks: 10-15 minutes presentation on certain topic.

Deadline for submissions and scholarship applications is on 15 March 2018. If you have any question, don't hesitate to contact me or send your e-mail to eseapwikimedia.or.id.

Best regards, --Beeyan (thảo luận) 09:48, ngày 7 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Galicia 15 - 15 Challenge[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia:Galicia 15 - 15 Challenge is a public writing competition which will improve improve and translate this list of 15 really important articles into as many languages as possible. Everybody can help in any language to collaborate on writing and/or translating articles related to Galicia. To participate you just need to sign up here. Thank you very much.--Breogan2008 (thảo luận) 14:42, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

19:44, ngày 12 tháng 3 năm 2018 (UTC)

Mình thấy có nhiều bài viết về đài truyền hình (kể cả VTV) sử dụng Bản mẫu:Thông tin kênh truyền hình dù chính trang bản mẫu đó đã nói rằng "Hộp thông tin này không nên dùng cho các đài truyền thanh, truyền hình. Hãy dùng Tiêu bản:Infobox Broadcast thay thế." Với cả bản mẫu này ở bên tiếng Anh tên là "Infobox broadcasting network" (tạm dịch là: Tóm tắt về mạng phát thanh – truyền hình). Mình định sửa lại nhưng thấy nhiều quá nên cho mình hỏi, có cách nào để sửa nhanh hơn không? Xin cảm ơn. Ioe2015 10:59, ngày 14 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cách nhanh nhất là dùng AutoWikiBrowser, cơ mà bạn phải được cấp phép sử dụng trước =D. Xuân (thảo luận) 08:43, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cách đơn giản hơn là nhờ bảo quản viên nào đó chạy bot. Xuân (thảo luận) 08:44, ngày 15 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

15:03, ngày 19 tháng 3 năm 2018 (UTC)

Trong wiki tiếng Anh có 2 bài viết, LonelinessSolitude. Hiện bài Solitude có bài tương tự trong tiếng Việt với tựa là cô đơn. Theo mình nghĩ cô đơn nên là tựa cho bài loneliness, một bài chưa được viết. còn bài cô đơn hiện thời nên được đổi tên là cô độc. Nhờ các bạn cho ý kiến về việc này. DanGong (thảo luận) 09:34, ngày 20 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Đúng rồi. Solitude nên dịch là Một mình. Cô đơn là cảm giác bất hạnh khi ở một mình. Tuanminh01 (thảo luận) 10:01, ngày 22 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đơn độc ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:34, ngày 22 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ý tưởng phát triển wikipedia tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Mình có ý tưởng muốn đóng góp cho wikipedia tiếng Việt phát triển. Vậy thì mình nói ở đâu?

Bạn có thể nói ở đây. Tuanminh01 (thảo luận) 10:00, ngày 22 tháng 3 năm 2018 (UTC)\[trả lời]

Mình cũng viết được một số bài trên wiki, theo mình thì: Thứ nhất là về bản mẫu, mình thấy nó khó dùng quá, nhiều khi phải copy của các bản mẫu khác rồi sửa lại. Mình vừa copy bản mẫu từ trang Taylor Swift nhưng mà lỡ tay chỉnh sửa mà chưa copy nên phải xóa, mong bạn khôi phục lại.

Thứ hai là về bảng và đổ màu, khá khó dùng so với word vì mỗi lần mình tạo bảng thì lại phải bấm "Chèn hàng phía dưới" hoặc dùng câu lệnh.

Thứ ba là khi dùng những biểu thức toán học, bạn hoàn toàn có thể đưa cả thanh công cụ Toán ra ngoài màn hình chính để dễ dàng chọn thay vì cứ mỗi lần chọn lại bấm vào chèn> kí hiệu toán học

Thứ tư là nếu mình làm video hướng dẫn song song với văn bản thì không ai là không hiểu, bạn cũng có thể nhờ người khác làm giúp và quảng bá trên Youtube hoặc Facebook song song với sự kiện quảng bá lần này. Lần trước mình cũng đưa ra ý kiến này rồi.

Nếu có thể cải thiện, sẽ có nhiều người tham gia viết wikipedia vì tính dễ viết của nó.

Chuẩn, hồi đầu vào wikipedia tôi cũng tránh hoàn toàn bản mẫu, chỉ dịch văn bản. Sau 1 năm tôi mới đụng vào bản mẫu, và cũng chỉ ở mức sử dụng bên ngoài. Tuanminh01 (thảo luận) 10:49, ngày 22 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

20:03, ngày 26 tháng 3 năm 2018 (UTC)

Việc sử dụng chữ số La Mã[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi thấy bot của Thusinhviet đang chạy đổi hết các số như thế kỷ 17 thành chữ số La Mã XVII, k biết điều này đã được thảo luận hay chưa? Và cách viết như vậy có gây khó hiểu cho người đọc hay k, tôi thấy bên en họ vẫn dùng chữ số bình thường, chỉ có tước hiệu của các vị vua họ mới dùng số La MãCaptain Nemo (thảo luận) 01:56, ngày 27 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chào bạn Ledinhthang, quy cách viết thế kỷ ở Việt Nam, vẫn đang được áp dụng xuyên suốt và nhất quán trong nhà trường, là sử dụng số La Mã. Quy cách này có lẻ ngày trước chúng ta học theo cách sử dụng của người Pháp. Thế kỷ XVII, tiếng Pháp viết là XVIIe siècle. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 02:30, ngày 27 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Chúng ta Có thể để chữ số bình thường cho nó dễ đọc hơn không, tôi thấy viết như vậy hơi phức tạpCaptain Nemo (thảo luận) 03:31, ngày 27 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi đoán là bạn muốn đề nghị viết bằng số Ả Rập, chứ thật ra thì số nào mà chẳng bình thường :)
Số Ả Rập ra đời giải quyết rất nhiều vấn đề mà số La Mã gặp phải. Một trong những vấn đề lớn của số La Mã mà bạn mới vừa đề cập chính là sự thiếu khoa học của nó. Chính vì tính thiếu khoa học, mà mặc dù gắn liền với tiếng Latinh - ngôn ngữ của bậc tinh anh, số La Mã ngày càng bị lép vế trước số Ả Rập.
Số La Mã không mang tính khoa học, nhưng không có nghĩa nó bị loại thải khỏi dòng chảy ngôn ngữ. Nó đứng đó để thể hiện giá trị lịch sử. Số hiệu, niên hiệu các vị vua, các kỳ Olympic, đánh số hiệu thế kỷ, khóa Quốc hội, chữ số trên đồng hồ cổ chính là nơi dành cho số La Mã.
Tôi nghĩ với các số La Mã lớn hơn 100, độc giả có thể khá bối rối khi đọc chúng. Còn hiện giờ đối với cách biểu diễn thế kỷ, chúng ta chỉ quanh đi quẩn lại các giá trị từ I đến XXI, không quá nhiều để độc giả thấy xa lạ, không quá phức tạp để đọc không ra.
Cuối cùng thì, mong bạn an tâm, mọi chuyện vẫn tốt đẹp. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:50, ngày 27 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Wikipedia Workshop tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Tp.HCM[sửa | sửa mã nguồn]

Anirudh S. Bhati sẽ tổ chức buổi workshop tại Trung tâm đào tạo Quốc tế, ĐH KHTN Tp.HCM vào thứ 7 ngày 31/3/2018, buổi sáng (khoảng từ 8:30-11:30). Phòng sẽ cập nhật sau, các thành viên quan tâm có thể đến cùng hỗ trợ. Prof. Cheers! (thảo luận) 01:13, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mình tham gia được hông ? Rondano (thảo luận) 02:31, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Rondano Được, mọi người đều có thể tham gia. Tuanminh01 (thảo luận) 02:35, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hỏi chơi thôi chứ mình nổi tiếng quá rồi. Giờ lộ diện thì không sống nổi. :D Tin này nên đưa lên facebook của Wiki.Rondano (thảo luận) 02:36, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Xác nhận địa điểm & thời gian: Time: 8.30 - 11.30am Saturday, March 31st 2018. Room: 32, 3rd floor, IT Building, HCM University of Science campus at 277 Nguyen Van Cu, Ward 4, District 5, HCMC.
@Rondano: Mình rất muốn mời bạn cafe. Mong rằng sẽ gặp bạn trong dịp này.Prof. Cheers! (thảo luận) 04:21, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hihi... Tui không sợ nhà nước, tui từng làm việc với họ nên hiểu họ. Tui sợ nổi tiếng. Rondano (thảo luận) 04:26, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cho tui nổi tiếng ké với bạn. Hi hi. !Prof. Cheers! (thảo luận) 04:30, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Trước khi học kinh tế tui học ở Khoa học tự nhiên TP.HCM. Có thể bạn đã biết tui không chừng. :DRondano (thảo luận) 04:38, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Phải gặp mới biết quen hay ko chứ.Prof. Cheers! (thảo luận) 04:13, ngày 30 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hồi tui học ở đó cái IT Building còn chưa xây. Xa xưa lắm rồi. Lâu lắm chưa về thăm trường cũ. Rondano (thảo luận) 04:25, ngày 30 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Hoan nghênh các bạn tổ chức và tham dự, nên làm thành video clip đưa lên youtube. Coi như là để đánh dấu nỗ lực phát triển wiki ở VN. DanGong (thảo luận) 07:02, ngày 29 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Chốt lại bạn Rondano mai có gặp bên ngoài workshop được không? hi hi.Prof. Cheers! (thảo luận) 10:07, ngày 30 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Mọi người gặp nhau trước đi nhé, hi vọng Wikipedia ngày càng phát triển, hihi.  A l p h a m a  Talk 15:06, ngày 30 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tui đi công tác rồi. Không có ở SG. Hôm khác nhé. Rondano (thảo luận) 07:22, ngày 31 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cái câu trả lời này thường gặp lắm. Vậy bạn cho cái hẹn khi khác là khi nào đi bạn.Prof. Cheers! (thảo luận) 01:13, ngày 1 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Sắp tới tui định phát triển một loạt bài về kinh tế, tôn giáo, triết học... Mong bạn Cheers tham gia. Gần chục năm qua toàn viết về chính trị, chiến tranh thấy ngán quá trong khi sở thích của tui không phải mấy thứ đó. Viết mấy thứ đó chỉ để góp phần làm người Việt phản tỉnh thôi.Rondano (thảo luận) 14:31, ngày 3 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

19:28, ngày 2 tháng 4 năm 2018 (UTC)

18:08, ngày 9 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Ủng hộ dự án viết bài khoa học trong năm 2018[sửa | sửa mã nguồn]

@DangTungDuong, X3cafe, Vdongold, Quenhitran, Newone, Alphama, Thusinhviet, Ledinhthang, Mintu Martin, Mai Ngọc Xuân, ThiênĐế98, Buileducanh, Ngomanh123, Tuyenduong97, Nguyenphanuyennhi, Bluetpp, Huỳnh Nhân-thập, Iulamgiha, Goodmorninghpvn, và Hugopako:

Tôi vừa viết dự án viết bài khoa học năm 2018 trên meta (4 tháng 6-8-10-12), số tiền xin WMF tài trợ là ~840 USD, nhờ mọi người vào ủng hộ để dự án được duyệt.

Để ủng hộ cho dự án được duyệt, nhờ mọi người bấm vào nút Endorse màu xanh bên phải và viết vài câu khích lệ/ủng hộ dự án bằng tiếng Anh (không biết thì chỉ cần 1 chữ Support là ok), sau đó bấm vào nút Endorse. Cảm ơn mọi người. Tuanminh01 (thảo luận) 10:42, ngày 10 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

tôi vừa bấm endorse mà chưa viết gì có sao k nhỉ :)), cần làm lại kΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 10:59, ngày 10 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Chưa viết gì thì sẽ không có gì cập nhật cả, làm lại thôi. Có thể làm thủ công bằng cách edit mục Endorsement trong bài rồi thêm tên mình vào, nhưng tốt nhất là cứ làm theo cách tôi đã chỉ dẫn. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 11:02, ngày 10 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cần chỉnh lại chỗ này "We will organize four contest months - June, August, October and December 2017" Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:21, ngày 10 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
  Đã sửa, cảm ơn bạn. Tuanminh01 (thảo luận) 11:27, ngày 10 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
☑Y Đã nhấn ủng hộ :3 -- ✠ Tân-Vương  11:31, ngày 10 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
☑Y Tôi ủng hộ các hoạt động như thế này!~~ 15:53, ngày 11 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dự án đã được duyệt, xin cảm ơn mọi người đã tin cậy và đề cử. Trân trọng. Tuanminh01 (thảo luận) 05:30, ngày 18 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

15:20, ngày 16 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Tên bài viết điện ảnh bị đổi lung tung[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại khá nhiều bài viết về chủ đề điện ảnh bị đổi lung tung về tiếng Anh chỉ vì lí do "CHƯA PHÁT HÀNH TẠI VIỆT NAM NÊN KHÔNG CÓ TÊN TIẾNG VIỆT". Mình không đồng ý ở điểm này vì không ít tác phẩm tuy chưa được phát hành nhưng vẫn có những cái tên phổ biến mà, trong quy định đặt tên bài của wiki cũng có quy định này mà. Chưa kể một số phim có tên bản quyền tiếng Việt chiếu rạp là một đằng nhưng chiếu truyền hình lại có một tên khác thì lí do "Tên của phim tại Việt Nam, dựa theo các ấn phẩm truyền thông của các bên có thẩm quyền" không thuyết phục bởi tên nào cũng là tên bản quyền. Nếu chỉ đổi một vài bài thì không đáng bận tâm nhưng ở đây là đổi một loạt bài thì cũng nên thảo luận cộng đồng chứ không nên copy paste một cái lí do đó đổi tên cho rất nhiều bài TAKKUCHAN | ☆thảo luận☆☆đóng góp☆ 10:38, ngày 19 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Mời bạn đưa một số dẫn chứng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 11:17, ngày 19 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Thusinhviet Cái này thuộc về trách nhiệm của NXL1997, hi vọng bạn sẽ có lời giải thích thuyết phục cho vấn đề này! Potterhead (thảo luận) 11:20, ngày 19 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Xin chào. Là lỗi của tôi khi đổi nhiều bài về điện ảnh và không thông qua thảo luận với ai. Tất cả những bài tôi đổi tôi đều tìm hiểu kỹ về lịch sử của các phim đó chứ không đổi "lung tung", bài nào tôi không chắc về bản quyền phát hành tôi sẽ không đụng đến. Toàn bộ là tôi đều đổi theo tên chiếu rạp, vì hình thức chiếu rạp là hình thức đầu tiên khi một bộ phim được mua bản quyền phát hành tại Việt Nam, các bản quyền truyền hình đều chỉ là theo sau. Các bài tôi đổi đều được cập nhật poster chiếu rạp tiếng Việt (hoặc nguồn đáng tin cậy) để đảm bảo tên tôi đổi là đúng.
Đối với những phim chưa được chiếu rạp nhưng có bản quyền truyền hình tại các kênh của Việt Nam thì bạn có thể nói cho tôi biết được không, tôi sẽ đổi lại theo tên truyền hình, bởi vì tôi không tìm hiểu kỹ về mảng này. Cái này là lỗi của tôi. Thân, NXL (thảo luận) 13:02, ngày 19 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

18:16, ngày 23 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Time to bring embedded maps (‘mapframe’) to most Wikipedias[sửa | sửa mã nguồn]

CKoerner (WMF) (talk) 21:38, ngày 24 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Sau khi chức năng bên trên được kích hoạt vào tháng này, chúng ta sẽ có thể sử dụng thẻ <mapframe> để dễ dàng đưa các bản đồ tương tác có nhiều chú thích vào bài viết. Xem các thí dụ tại mw:Help:Extension:Kartographer/vi. Bản đồ này do cộng đồng OpenStreetMap phát triển mấy năm nay. Đặc biệt là các tên địa danh sẽ có tên tiếng Việt phù hợp với các tên bài địa lý tại wiki này. Các quốc gia như Nam Phi sẽ có tên tiếng Việt thay cho tiếng Anh ("Nam Phi" thay cho "South Africa"), các thành phố trên thế giới ("Luân Đôn" thay cho "London"), các nơi Việt Nam ("Hà Nội" thay cho "Hanoi"), các nơi tại Trung Quốc ("Hải Nam" thay cho "Hainan").

Đối với các vùng được tranh chấp, chẳng hạn Trường Sa và Hoàng Sa, OSM có quy định tuân theo tình hình "trên thực tế". Cho nên lưu ý rằng một số đảo sẽ có tên theo Trung Quốc (nhưng phiên âm Hán-Việt), một số theo Việt Nam, một số theo Philippines, tùy nước nào đang kiểm soát.

OpenStreetMap là một dự án wiki mở, giống như Wikipedia. Nếu có thắc mắc về nội dung của bản đồ hoặc muốn biết cách đóng góp, xin ghé vào nhóm Facebook OpenStreetMap Việt Nam.

 – Nguyễn Xuân Minh 💬 06:30, ngày 8 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cần trợ giúp tên gọi về các thể chế[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi thấy có nhiều vấn đề về tên gọi các thể chế cũng như các khái niệm mang tính trộn lẫn như:

Mời các bạn cho ý kiến rạnh ròi các khái niệm.  A l p h a m a  Talk 05:16, ngày 26 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Thusinhviet:, @Ti2008:, mời các bạn cho ý kiếnΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας (thảo luận) 05:30, ngày 26 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Dịch thế này cũng được. Không đến nỗi nào. Rondano (thảo luận) 11:39, ngày 26 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tiếng Anh thì có thể phân biệt tương đối như ở đây, nhưng nếu cố quy ra nghĩa song song rạch ròi trong tiếng Việt thì có phần hơi khiên cưỡng quá.Tôi nghĩ có một số từ có thể gom chung lại được chăng? ~ Violet (talk) ~ 10:55, ngày 27 tháng 4 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn ΒΑΣΙΛΈΩΣ Μέγας đã tín nhiệm mà đề nghị tôi cho ý kiến. Nhưng thật tiếc, vốn kiến thức hạn hẹp của tôi không đủ để phản hồi vấn đề này. Xin nhường diễn đàn lại cho các thành viên khác. Tôi sẽ hồi âm khi cảm thấy đủ tự tin về vốn kiến thức cần có cho các khái niệm trên. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 12:28, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

16:18, ngày 30 tháng 4 năm 2018 (UTC)

Hình mồ côi[sửa | sửa mã nguồn]

Xin hỏi có bạn nào có thể giúp chạy bot gắn Thể loại:Hình mồ côi vào các tập tin không có liên kết đến trang nào được không? Tôi đang rà soát dọn dẹp các tập tin và phát hiện rất nhiều hình mồ côi (do bài đã bị xóa; đã đổi sang dùng hình khác hoặc người dùng tải lên để đó) từ Thể loại:Hình ảnh cần bảo quản nhưng số lượng quá nhiều không thể làm thủ công hết được. Nếu có thể phân loại hình mồ côi ra riêng thì sẽ giúp cho việc dọn dẹp nhanh hơn rất nhiều. ~ Violet (talk) ~ 12:19, ngày 1 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Tôi đã tìm được cách tiếp cận thể loại này thông qua trang tập tin chưa dùng. ~ Violet (talk) ~ 00:22, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Sao ko nhờ các bqv xoá hết hình này luôn nhỉ? ๖ۣۜPhjtieudoc (Thảo luận) 05:03, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Hình mồ côi không phải là hình không bao giờ dùng, và không phải hình nào cũng dính tiêu chí xóa nhanh. Xuân (thảo luận) 07:27, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Việc phân loại chủ yếu chỉ để dọn các hình tuyên bố sử dụng hợp lý nhưng không được sử dụng, và những hình ảnh không giấy phép lọt lưới tuần tra phần lớn nằm trong này từ năm này qua năm khác. Nhưng số lượng tồn đọng quá lớn, phải xem xét từng hình xóa thủ công nên cần nhiều nhân lực và thời gian. Hy vọng có nhiều người hứng thú góp 1 tay với mảng này. ~ Violet (talk) ~ 16:07, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Commons Deletion Bot[sửa | sửa mã nguồn]

Greetings,

The Wikimedia Foundation's Wishlist team is working on Commons Deletion Bot, the number ten request on the 2017 Wishlist. Commons Deletion Bot notifies pages that have images that are nominated for deletion on Commons, and it is ready to be tried out on a few wikis. Would the Vietnamese Wikipedia like to try it out? If so, is there someone who will volunteer to run the bot on this wiki? The code is hosted on and runs off of GitHub, so the bot owner would not be responsible for maintenance. The person would own the bot account here, and would be responsible for letting the Wishlist team know if there's a local problem with the bot.

What do you all think? Keegan (WMF) (thảo luận) 18:33, ngày 1 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thảo luận trên có thể được dịch như sau:

Thân chào các bạn,

Nhóm "Hoàn thành nguyện vọng" của Wikimedia Foundation đang nghiên cứu "Commons Deletion Bot". Robot này thông báo những trang mà có hình ảnh mà được chỉ định cho việc xóa trên Commons, và nó đã sẵn sàng để được thử trên một số wiki (ngôn ngữ khác nhau). Vậy liệu Wikipedia Tiếng Việt muốn thử nó không. Nếu có thì có ai tình nguyện chạy bot trên wiki này? Mã nguồn được host và chạy trên GitHub, vì vậy mà người sở hữu bot không chịu trách nhiệm về việc bảo trì bot. Người đó phải sở hữu tài khoản "Người dùng bot" tại wiki này, và có trách nhiệm cho nhóm Wikimedia biết nếu có một vấn đề cục bộ vói robot này.

Các bạn nghĩ thế nào ? Nguyễn Đức Minh (thông tin) (thảo luận) 12:46, ngày 3 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Thắc mắc[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây tên cũ trên Wikipedia tiếng Việt của tôi là Dora Moon sau này nhờ đổi tên lại và khi đổi tên những dữ liệu đóng góp từ đều chuyển qua tên mới hiện giờ nhưng không hiểu sao còn vài dữ liệu bị sót lại ở cái tên cũ 1, tên của tôi ở những wiki khác cũng bị tách ra làm hai cái riêng biệt một là DoraMoon còn hai là tên hiện giờ. Không biết có cách nào khắc phục không mọi người. Takkuchan (thảo luận) 14:55, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

@Trần Nguyễn Minh Huy: Xuân (thảo luận) 15:13, ngày 5 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nếu mình xin đổi lại tên cũ liệu có được không các bạn Takkuchan (thảo luận)

Về một nhóm người[sửa | sửa mã nguồn]

Tôi cảnh báo mọi người: Chắc ai cũng biết trên wikipedia đang tồn tại một nhóm người (nói thẳng toẹt là mấy ông 47) đang ngày đêm âm thầm phá hoại các bài viết về lịch sử-chính trị. Những kẻ này thường xuyên vào các bài viết quan trọng như Liên Xô, CHDCND Triều Tiên, ... và thêm vào đó những nội dung rất thiên vị, không tuân thủ nguyên tắc trung lập trên wikipedia. Những thông tin họ thêm vào thường một là lấy từ báo lá cải hoặc một báo lề phải nào đó, hai là không có nguồn, ba là bị vặn nguồn. Trong khi những thông tin không có lợi cho họ thì họ một là thẳng thừng xóa hai là họ dùng một cách tinh vi hơn để qua mặt các BQV đó là họ làm ẩn nội dung đó đi (ẩn chứ không xóa), như thành viên Uoat365 đã làm trong bài Liên Xô. Tôi đưa ra lời cảnh báo để các BQV lưu ý hơn với những thành phần kiểu này, để chắc ăn ta nên rà soát lại các bài viết quan trọng xem có nội dung nào đã bị họ bớp méo, xóa hay làm ẩn đi không. Ngoài ta tôi cũng mong ai đó có kiến thức kiểm tra lại bài Bắc Triều Tiên, một bài viết có vẻ đã bị những người này phá nát rồi. Trân trọng thảo luận quên ký tên này là của 2001:ee0:45c9:30e0:acee:2fa1:7e21:e2f8 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 4:25, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (UTC).

Uoat365 chỉ là Saruman nổi tiếng của Wiki Việt. Lumiraty (thảo luận) 06:58, ngày 10 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

AdvancedSearch[sửa | sửa mã nguồn]

Birgit Müller (WMDE) 14:53, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]

16:27, ngày 7 tháng 5 năm 2018 (UTC)