Đơn vị dẫn xuất SI

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các đơn vị dẫn xuất SI là các đơn vị đo lường được dẫn xuất từ bảy đơn vị cơ bản được xác định bởi Hệ đo lường quốc tế (SI). Những đại lượng này có thể không thứ nguyên hoặc được thể hiện dưới dạng tích của một hoặc nhiều đơn vị cơ bản, có thể có một lũy thừa thích hợp.

Hệ đo lường quốc tế có các tên đặc biệt cho 22 trong số những đơn vị biến thể này (ví dụ: hertz, đơn vị dẫn xuất đo tần số), nhưng phần còn lại chỉ phản ánh nguồn gốc của chúng: ví dụ, đơn vị mét vuông (m²), đơn vị dẫn xuất đo diện tích; hay đơn vị kilôgam trên mét khối (kg/m³ or kg⋅m−3), đơn vị dẫn xuất đo tỉ trọng.

Tên của những đơn vị dẫn xuất luôn ở dạng chữ thường khi được viết đầy đủ. Tuy nhiên, các ký hiệu cho các đơn vị được đặt theo tên người có chữ cái đầu được viết hoa. Ví dụ, ký hiệu cho hertz là "Hz", nhưng ký hiệu cho mét là "m".[1]

Các đơn vị dẫn xuất SI có tên riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ đo lường quốc tế gán tên cho 22 đơn vị dẫn xuất, bao gồm hai đơn vị không thứ nguyên, radian (rad) và steradian (sr).

Các đơn vị SI dẫn xuất được gán tên[2]
Tên Kí hiệu Vật được đo Tương tự Theo các đơn vị SI cơ bản
hertz Hz tần số 1/s s−1
radian rad góc m/m 1
steradian sr góc khối m²/m² 1
newton N lực, trọng lượng kg⋅m/s2 kg⋅m⋅s−2
pascal Pa áp suất, sức căng N/m² kg⋅m−1⋅s−2
joule J năng lượng, công, nhiệt m⋅N, C⋅V, W⋅s kg⋅m²⋅s−2
watt W công suất, thông lượng phóng xạ J/s, V⋅A kg⋅m²⋅s−3
coulomb C điện tích s⋅A, F⋅V s⋅A
volt V hiệu điện thế, lực điện động W/A, J/C kg⋅m²⋅s−3⋅A−1
farad F điện dung C/V, s/Ω kg−1⋅m−2⋅s4⋅A2
ohm Ω điện trở, trở kháng, điện kháng 1/S, V/A kg⋅m²⋅s−3⋅A−2
siemens S điện dẫn 1/Ω, A/V kg−1⋅m−2⋅s3⋅A2
weber Wb từ thông J/A, T⋅m²,V⋅s kg⋅m²⋅s−2⋅A−1
tesla T mật độ từ thông V⋅s/m², Wb/m², N/(A⋅m) kg⋅s−2⋅A−1
henry H hệ số tự cảm V⋅s/A, Ω⋅s, Wb/A kg⋅m²⋅s−2⋅A−2
degree Celsius °C nhiệt độ (theo 273.15 K) K K
lumen lm quang thông cd⋅sr cd
lux lx độ rọi lm/m² cd⋅m−2
becquerel Bq cường độ phóng xạ (phân rã trên giây) 1/s s−1
gray Gy lượng hấp thụ bức xạ ion hóa (tuyệt đối) J/kg m²⋅s−2
sievert Sv lượng hấp thụ bức xạ ion hóa (tương đương) J/kg m²⋅s−2
katal kat hoạt động xúc tác mol/s s−1⋅mol

Ví dụ về các đại lượng và đơn vị dẫn xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị dẫn xuất SI về động học
Tên Kí hiệu Vật đo Diễn đạt bằng các đơn vị SI cơ bản
mét trên giây m/s tốc độ, vận tốc m⋅s−1
mét trên giây bình phương m/s2 gia tốc m⋅s−2
mét trên giây lập phương m/s3 jerk m⋅s−3
mét trên giây lũy thừa bốn m/s4 snap, jounce m⋅s−4
radian trên giây rad/s vận tốc góc s−1
radian trên giây bình phương rad/s2 gia tốc góc s−2
hertz trên giây Hz/s trôi tần số s−2
mét khối trên giây m3/s lưu lượng dòng chảy m3⋅s−1
Các đơn vị dẫn xuất SI về cơ khí
Tên Kí hiệu Vật đo Diễn đạt bằng các đơn vị SI cơ bản
mét vuông m2 diện tích m2
mét khối m3 thể tích m3
newton-giây N⋅s động lượng, xung lượng m⋅kg⋅s−1
newton-mét-giây N⋅m⋅s mô men động lượng m2⋅kg⋅s−1
mét-newton N⋅m = J/rad mô men lực m2⋅kg⋅s−2
newton trên giây N/s yank m⋅kg⋅s−3
mét đối ứng m−1 số sóng, năng lượng quang học, độ cong, tần số không gian m−1
ki-lô-gam trên mét vuông kg/m2 mật độ diện tích m−2⋅kg
ki-lô-gam trên mét khối kg/m3 khối lượng riêng m−3⋅kg
mét khối trên ki-lô-gam m3/kg thể tích riêng m3⋅kg−1
joule-giây J⋅s công suất m2⋅kg⋅s−1
joule trên ki-lô-gam J/kg năng lượng riêng m2⋅s−2
joule trên mét khối J/m3 mật độ năng lượng m−1⋅kg⋅s−2
newton trên mét N/m = J/m2 sức căng bề mặt, độ cứng kg⋅s−2
watt trên mét khối W/m2 mật độ dòng nhiệt riêng, sự chiếu xạ kg⋅s−3
mét vuông trên giây m2/s độ nhớt động học, độ khuếch tán nhiệt, hệ số khuếch tán m2⋅s−1
pascal-giây Pa⋅s = N⋅s/m2 độ nhớt năng động m−1⋅kg⋅s−1
ki-lô-gam trên mét kg/m mật độ tuyến tính m−1⋅kg
ki-lô-gam trên giây kg/s tốc độ dòng chảy khối lượng kg⋅s−1
watt trên steradian-mét vuông W/(sr⋅m2) bức xạ kg⋅s−3
watt trên steradian-mét khối W/(sr⋅m3) bức xạ phổ m−1⋅kg⋅s−3
watt trên mét W/m công suất quang phổ m⋅kg⋅s−3
gray trên mét Gy/s độ hấp thụ m2⋅s−3
mét trên mét khối m/m3 hiệu quả nhiên liệu m−2
watt trên mét khối W/m3 chiếu xạ phổ, công suất m−1⋅kg⋅s−3
joule trên mét vuông-giây J/(m2⋅s) thông lượng năng lượng riêng kg⋅s−3
pascal đối ứng Pa−1 độ nén m⋅kg−1⋅s2
joule trên mét vuông J/m2 phơi nhiễm bức xạ kg⋅s−2
ki-lô-gam-mét vuông kg⋅m2 mô men quán tính m2⋅kg
newton-mét-giây trên ki-lô-gam N⋅m⋅s/kg mô men động lượng tương đối riêng m2⋅s−1
watt trên steradian W/sr cường độ bức xạ m2⋅kg⋅s−3
watt trên steradian-mét W/(sr⋅m) cường độ bức xạ phổ m⋅kg⋅s−3
Các đơn vị dẫn xuất SI về mol
Tên Kí hiệu Vật đo Diễn đạt bằng các đơn vị SI cơ bản
mole trên mét vuông mol/m3 nồng độ mol, nồng độ chất m−3⋅mol
mét vuông trên mole m3/mol thể tích mol m3⋅mol−1
joule trên kelvin-mole J/(K⋅mol) nhiệt dung mol, entropy mol m2⋅kg⋅s−2⋅K−1⋅mol−1
joule trên mole J/mol năng lượng mol m2⋅kg⋅s−2⋅mol−1
siemens-mét vuông trên mol S⋅m2/mol độ dẫn điện theo mol kg−1⋅s3⋅A2⋅mol−1
mole trên ki-lô-gam mol/kg nồng độ mol (về cân nặng) kg−1⋅mol
ki-lô-gam trên mole kg/mol phân tử gam kg⋅mol−1
mét khối trên mole giây m3/(mol⋅s) hằng số đặc hiệu m3⋅s−1⋅mol−1
reciprocal mole mol−1 hằng số Avogadro mol−1
Các đơn vị dẫn xuất SI về điện từ
Tên Kí hiệu Vật đo Diễn đạt bằng các đơn vị SI cơ bản
coulomb trên mét vuông C/m2 trường dịch chuyển điện, mật độ phân cực m−2⋅s⋅A
coulomb trên mét khối C/m3 mật độ điện tích m−3⋅s⋅A
ampere trên mét vuông A/m2 mật độ dòng điện m−2⋅A
siemens trên mét S/m dẫn điện m−3⋅kg−1⋅s3⋅A2
farad trên mét F/m hằng số điện môi m−3⋅kg−1⋅s4⋅A2
henry trên mét H/m độ từ thẩm m⋅kg⋅s−2⋅A−2
volt trên mét V/m sức mạnh điện trường m⋅kg⋅s−3⋅A−1
ampere trên mét A/m từ hóa, sức mạnh của từ trường m−1⋅A
coulomb trên ki-lô-gam C/kg phơi bày (trước tia Xtia gamma) kg−1⋅s⋅A
ohm mét Ω⋅m điện trở suất m3⋅kg⋅s−3⋅A−2
coulomb trên mét C/m mật độ tuyến tính m−1⋅s⋅A
joule trên tesla J/T mômen lưỡng cực từ m2⋅A
mét vuông trên volt giây m2/(V⋅s) tính linh động của điện tử kg−1⋅s2⋅A
reciprocal henry H−1 kháng từ m−2⋅kg−1⋅s2⋅A2
weber trên mét Wb/m vectơ thế từ m⋅kg⋅s−2⋅A−1
weber mét Wb⋅m mômen từ m3⋅kg⋅s−2⋅A−1
tesla mét T⋅m độ cứng từ m⋅kg⋅s−2⋅A−1
ampere radian A⋅rad lực động từ A
mét trên henry m/H độ cảm từ m−1⋅kg−1⋅s2⋅A2
Các đơn vị dẫn xuất SI về trắc quang
Tên Kí hiệu Vật đo Diễn đạt bằng các đơn vị SI cơ bản
lumen giây lm⋅s năng lượng sáng s⋅cd
lux giây lx⋅s độ phơi sáng m−2⋅s⋅cd
candela trên mét vuông cd/m2 độ chói sáng m−2⋅cd
lumen trên watt lm/W hiệu suất phát sáng m−2⋅kg−1⋅s3⋅cd
Các đơn vị dẫn xuất SI về nhiệt động lực học
Tên Kí hiệu Vật đo Diễn đạt bằng các đơn vị SI cơ bản
joule trên kelvin J/K nhiệt dung, entropy m2⋅kg⋅s−2⋅K−1
joule trên ki-lô-gam kelvin J/(K⋅kg) nhiệt dung riêng, specific entropy m2⋅s−2⋅K−1
watt trên mét kelvin W/(m⋅K) độ dẫn nhiệt m⋅kg⋅s−3⋅K−1
kelvin trên watt K/W nhiệt trở m−2⋅kg−1⋅s3⋅K
reciprocal kelvin K−1 hệ số giản nở nhiệt K−1
kelvin trên mét K/m gradien nhiệt độ m−1⋅K


Các đơn vị khác được sử dụng với SI[sửa | sửa mã nguồn]

Một số đơn vị khác như giờ, lít, tấn, barelectronvolt không phải là đơn vị SI, nhưng được sử dụng rộng rãi cùng với đơn vị SI.

Các đơn vị bổ sung[sửa | sửa mã nguồn]

Cho đến năm 1995, SI đã phân loại radian và steradian là các đơn vị bổ sung, nhưng chỉ định này đã bị bỏ và các đơn vị được nhóm lại thành các đơn vị dẫn xuất.[3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Suplee, Curt (2 tháng 7 năm 2009). “Special Publication 811”.
  2. ^ Văn phòng Cân đo Quốc tế (International Bureau of Weights and Measures) (2006). The International System of Units (SI) (PDF) (ấn bản 8). ISBN 92-822-2213-6.
  3. ^ “Resolution 8 of the CGPM at its 20th Meeting (1995)”. Văn phòng Cân đo Quốc tế. Truy cập 23 tháng Chín năm 2014.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • I. Mills, Tomislav Cvitas, Klaus Homann, Nikola Kallay, IUPAC (tháng 6 năm 1993). Quantities, Units and Symbols in Physical Chemistry (ấn bản 2). Blackwell Science Inc. tr. 72.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Bản mẫu:Thể loại Commonsinline