Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ
Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (Tiếng Đức: Großer Türkenkrieg), còn được gọi là Chiến tranh Liên đoàn Thần thánh (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kutsal İttifak Savaşları), là một loạt các cuộc xung đột giữa Đế quốc Ottoman và Liên đoàn Thần thánh gồm Đế chế La Mã Thần thánh, Ba Lan-Litva, Cộng hòa Venezia, Sa quốc Nga và Habsburg Hungary. Các cuộc giao tranh ác liệt bắt đầu vào năm 1683 và kết thúc với việc ký kết Hiệp ước Karlowitz năm 1699. Cuộc chiến là một thất bại đối với Đế chế Ottoman, lần đầu tiên đế chế này đã mất đi một lượng lớn lãnh thổ, ở Hungary và cả Khối thịnh vượng chung Ba Lan - Litva, là một phần của Tây Balkan. Cuộc chiến cũng có ý nghĩa quan trọng bởi đây là lần đầu tiên Nga tham gia vào một liên minh với Tây Âu.
Người Pháp đã không tham gia Liên đoàn Thần thánh (1684), vì họ đã đồng ý hồi sinh một cách không chính thức Liên minh Pháp-Ottoman vào năm 1673, đổi lại Vua Louis XIV được công nhận là người bảo vệ người Công giáo trong lãnh thổ của Ottoman.
Ban đầu, Louis XIV lợi dụng thời điểm bắt đầu chiến tranh để mở rộng biên giới phía đông của Vương quốc Pháp trong Chiến tranh Đoàn tụ, chiếm Luxembourg và Strasbourg trong Thỏa thuận ngừng bắn Ratisbon. Tuy nhiên, khi Liên đoàn Thần thánh đã đạt được thành công trong việc chống lại Đế chế Ottoman, chiếm được Belgrade vào năm 1688, người Pháp bắt đầu lo lắng rằng đối trủ Vương tộc Habsburg của họ sẽ trở nên quá mạnh và cuối cùng sẽ lật tẩy Pháp. Cách mạng Vinh quang cũng là một vấn đề đáng quan tâm đối với người Pháp, vì William III xứ Orange-Nassau được các quý tộc Anh mời lên nắm quyền kiểm soát nước Anh với tư cách là vua. Do đó, người Pháp đã bao vây Philippsburg vào ngày 27 tháng 09 năm 1688, phá vỡ hiệp định đình chiến và gây ra cuộc Chiến tranh Chín năm riêng biệt, khiến người Thổ Nhĩ Kỳ nhẹ nhõm hơn.
Kết quả là, bước tiến của Liên đoàn Thần thánh đã bị đình trệ, cho phép người Ottoman chiếm lại Belgrade vào năm 1690. Cuộc chiến sau đó rơi vào bế tắc, và hòa bình kết thúc vào năm 1699, bắt đầu sau Trận Zenta năm 1697 khi Ottoman cố gắng chiếm lại tài sản đã mất của họ ở Hungary đã bị nghiền nát bởi Liên đoàn Thần thánh.
Cuộc chiến phần lớn trùng lắp với Chiến tranh Chín năm (1688–1697), cuộc chiến đã chiếm phần lớn sự chú ý của Quân chủ Habsburg khi nó còn hoạt động. Ví dụ, vào năm 1695, các quốc gia của Đế chế La Mã Thần thánh có 280.000 quân trên thực địa, với Anh, Cộng hòa Hà Lan và Tây Ban Nha đóng góp 156.000, cụ thể vào cuộc xung đột chống lại Pháp. Trong số 280.000 người đó, chỉ có 74.000 người, tức khoảng 1/4, chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ; những người lính còn lại đang chiến đấu với Pháp.[3] Nhìn chung, từ năm 1683 đến năm 1699, các quốc gia có trung bình 88.100 người chiến đấu với người Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi từ năm 1689 đến năm 1697, trung bình họ có 127.410 người chiến đấu với người Pháp.[4]
Bối cảnh (1667–1683)[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]
Serbia[sửa | sửa mã nguồn]
Kosovo[sửa | sửa mã nguồn]
Các cuộc chiến liên quan[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh Morean[sửa | sửa mã nguồn]
Hoạt động ở Biển Ionian[sửa | sửa mã nguồn]
Cuộc chinh phục Morea[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh Ba Lan – Ottoman (1683–1699)[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1686–1700)[sửa | sửa mã nguồn]
Trận Viên[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ chức trận chiến[sửa | sửa mã nguồn]
Trận chiến[sửa | sửa mã nguồn]
Kết luật[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Peter Wilson. "Heart of Europe: A History of the Holy Roman Empire." Cambridge: 2016. Pages 460-461, Table 13.
- ^ Clodfelter, M. (2008). "Warfare and Armed Conflicts: A Statistical Encyclopedia of Casualty and Other Figures, 1492–2015" (2017 ed.). McFarland. Page 59.
- ^ Peter Wilson, "German Armies: War and Politics, 1648-1806", 1998, p. 92.
- ^ Wilson 2016, p. 461.
- Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ
- Lịch sử Đế quốc Ottoman ở châu Âu
- Lịch sử Trung Âu
- Lịch sử Đông Âu
- Chiến tranh liên quan tới Đế quốc Ottoman
- Chiến tranh liên quan tới Áo
- Chiến tranh liên quan tới Litva
- Chiến tranh liên quan tới Moldavia
- Chiến tranh liên quan tới Ba Lan
- Chiến tranh liên quan tới Wallachia
- Xung đột thập niên 1680
- Xung đột thập niên 1690
- Moldova thuộc Ottoman
- Ukraina thuộc Ottoman
- Serbia thuộc Ottoman
- Hoạt động quân sự liên quan tới Hãn quốc Krym
- Áo thế kỷ 17
- Quân chủ Habsburg thế kỷ 17
- Xung đột thế kỷ 17
- Chiến tranh liên quan tới Montenegro