Khác biệt giữa bản sửa đổi của “M4 Sherman”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 301: Dòng 301:
Vào năm 1945, nhiều đơn vị thiết giáp của Hồng quân được trang bị hoàn toàn xe tăng Sherman như Quân đoàn Cơ giới Cận vệ 1, 3 và 9. Sherman nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các kíp lái Liên Xô về độ tin cậy, dễ bảo trì, có hỏa lực tốt (đặc biệt là bản mang pháo 76 mm), hệ thống giáp bảo vệ tốt, cũng như bộ nguồn phụ (APU) có thể sạc pin cho xe tăng mà không cần phải chạy động cơ chính như T-34.<ref>{{cite web|url=https://iremember.ru/en/memoirs/tankers/dmitriy-loza/|title=IRemember.ru WW II Memoirs|last=Loza|first=Dimitri|date=21 September 2010|website=iremember.ru/en|publisher=IRemember|access-date=13 June 2017|quote=<!-- Still, one great plus of the Sherman was in the charging of its batteries. On our T-34 it was necessary to run the engine, all 500 horsepower of it, to charge batteries. In the crew compartment of the Sherman was an auxiliary gasoline engine, small like a motorcycle's one. Start it up and it charged the batteries. This was a big deal to us! -->}}</ref>. Nhược điểm của M4 so với T-34 là xích xe của M4 cũng hẹp hơn T-34 nên dễ bị sa lầy hơn khi đi trên tuyết hoặc bùn nhão. Ở khí hậu lạnh khắc nghiệt (dưới âm 40 độ C), M4 không thể hoạt động được do nhiên liệu bị đóng băng, còn T-34 thì không gặp vấn đề này vì được trang bị hệ thống làm ấm nhiên liệu. Ngoài ra, M4 thường không được trang bị đạn xuyên giáp cao cấp APCR (HVAP) (ở thời điểm đầu năm 1944, quân đội Mỹ chỉ có thể cố gắng trang bị cho mỗi xe tăng một viên đạn APCR do thiếu nguồn cung quặng tungsten, đến tháng 12 năm 1944 thì con số nâng lên chỉ hai-ba viên APCR mỗi xe, do người Mỹ ưu tiên cung cấp APCR cho các đơn vị pháo tự hành chống tăng). Trong khi đó, mỗi chiếc T-34-85 thường được trang bị tới 5-6 viên đạn APCR mỗi xe<ref>{{chú thích sách|url=https://books.google.com/books?id=22gSCAAAQBAJ&q=br-365p+5+rounds&pg=PA16|title=Armored Champion: The Top Tanks of World War II|first=Steven|last=Zaloga|date=15 Tháng năm 2015|publisher=Stackpole Books|isbn=9780811714372|via=Google Books}}</ref>
Vào năm 1945, nhiều đơn vị thiết giáp của Hồng quân được trang bị hoàn toàn xe tăng Sherman như Quân đoàn Cơ giới Cận vệ 1, 3 và 9. Sherman nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các kíp lái Liên Xô về độ tin cậy, dễ bảo trì, có hỏa lực tốt (đặc biệt là bản mang pháo 76 mm), hệ thống giáp bảo vệ tốt, cũng như bộ nguồn phụ (APU) có thể sạc pin cho xe tăng mà không cần phải chạy động cơ chính như T-34.<ref>{{cite web|url=https://iremember.ru/en/memoirs/tankers/dmitriy-loza/|title=IRemember.ru WW II Memoirs|last=Loza|first=Dimitri|date=21 September 2010|website=iremember.ru/en|publisher=IRemember|access-date=13 June 2017|quote=<!-- Still, one great plus of the Sherman was in the charging of its batteries. On our T-34 it was necessary to run the engine, all 500 horsepower of it, to charge batteries. In the crew compartment of the Sherman was an auxiliary gasoline engine, small like a motorcycle's one. Start it up and it charged the batteries. This was a big deal to us! -->}}</ref>. Nhược điểm của M4 so với T-34 là xích xe của M4 cũng hẹp hơn T-34 nên dễ bị sa lầy hơn khi đi trên tuyết hoặc bùn nhão. Ở khí hậu lạnh khắc nghiệt (dưới âm 40 độ C), M4 không thể hoạt động được do nhiên liệu bị đóng băng, còn T-34 thì không gặp vấn đề này vì được trang bị hệ thống làm ấm nhiên liệu. Ngoài ra, M4 thường không được trang bị đạn xuyên giáp cao cấp APCR (HVAP) (ở thời điểm đầu năm 1944, quân đội Mỹ chỉ có thể cố gắng trang bị cho mỗi xe tăng một viên đạn APCR do thiếu nguồn cung quặng tungsten, đến tháng 12 năm 1944 thì con số nâng lên chỉ hai-ba viên APCR mỗi xe, do người Mỹ ưu tiên cung cấp APCR cho các đơn vị pháo tự hành chống tăng). Trong khi đó, mỗi chiếc T-34-85 thường được trang bị tới 5-6 viên đạn APCR mỗi xe<ref>{{chú thích sách|url=https://books.google.com/books?id=22gSCAAAQBAJ&q=br-365p+5+rounds&pg=PA16|title=Armored Champion: The Top Tanks of World War II|first=Steven|last=Zaloga|date=15 Tháng năm 2015|publisher=Stackpole Books|isbn=9780811714372|via=Google Books}}</ref>


Về vỏ giáp, theo thực nghiệm của Đức thì T-34 có khả năng chống chịu tốt hơn. Pháo 88mm L/56 của [[Tiger I]] có khả năng bắn xuyên giáp trước của một chiếc M4 Sherman trong khoảng cách 1.800 và 2.100 mét<ref name="J&D19-20">Jentz and Doyle 1993, pp. 19–20.</ref>, còn [[xe tăng T-34]] của [[Liên Xô]] trong khoảng cách 1.000 và 1.400 mét<ref name="J&D19-20"/> Giáp hông của T-34/76 là 45mm nghiêng 20 độ, của T-34/85 là 52mm nghiêng 20 độ, còn M4 Sherman 38mm đặt thẳng đứng.
Về vỏ giáp, theo thực nghiệm của Đức thì T-34 có khả năng chống chịu tốt hơn. Pháo 88mm L/56 của [[Tiger I]] có khả năng bắn xuyên giáp trước của một chiếc M4 Sherman trong khoảng cách 1.800 và 2.100 mét<ref name="J&D19-20">Jentz and Doyle 1993, pp. 19–20.</ref>, còn [[xe tăng T-34]] của [[Liên Xô]] trong khoảng cách 1.000 và 1.400 mét<ref name="J&D19-20"/> Về độ dày giáp hông, T-34 cũng có chỉ số tốt hơn. T-34/76 có hông xe dày 40mm nghiêng 40 độ, hông tháp pháo là 45mm nghiêng 30 độ<ref>https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c6/T34_armor_sheme.jpg/1280px-T34_armor_sheme.jpg</ref>, T-34/85 có hông xe dày 45mm nghiêng 40 độ, hông tháp pháo75mm nghiêng 20 độ<ref>https://qph.fs.quoracdn.net/main-qimg-b96e3f6d7cfbfb0f4bcf956cff0a90c4</ref>, còn M4A2 Sherman có giáp hông xe dày 38mm đặt thẳng đứng, hông tháp pháo là 50mm nghiêng 5 độ<ref>https://qph.fs.quoracdn.net/main-qimg-3d1242fc0bb94713243c8b39a5ea4810-lq</ref>


Về hỏa lực, khẩu D-5T 85mm L/52 của T-34 và pháo M1A2 cỡ 76mm L/55 trên M4 Sherman xấp xỉ nhau ở khả năng xuyên giáp của đạn động năng APCBC, nhưng đạn nổ mạnh (HE) của khẩu 85mm thì mạnh hơn đáng kể (đạn O-365K chứa được 741 gram chất nổ<ref>[https://digitalcommons.unl.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1065&context=dodmilintel Foreign Firing Table FT-F-50, Soviet Gun, Tank, 100mm, Model 1944, (Ðfl-10); Gun, Tank, 85mm, Model 1944 (ZIS-S53); Gun, Tank, 76mm, Model 1941, (ZIS-5) firing 100mm fragmentation high explosive shell OФ-412; 100mm armor piercing tracer shell]</ref> so với 396 gram của đạn M42A1 cỡ 76mm<ref>Leventhal 1996, p 287</ref>
Về hỏa lực, khẩu D-5T 85mm L/52 của T-34 và pháo M1A2 cỡ 76mm L/55 trên M4 Sherman xấp xỉ nhau ở khả năng xuyên giáp của đạn động năng APCBC, nhưng đạn nổ mạnh (HE) của khẩu 85mm thì mạnh hơn đáng kể (đạn O-365K chứa được 741 gram chất nổ<ref>[https://digitalcommons.unl.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1065&context=dodmilintel Foreign Firing Table FT-F-50, Soviet Gun, Tank, 100mm, Model 1944, (Ðfl-10); Gun, Tank, 85mm, Model 1944 (ZIS-S53); Gun, Tank, 76mm, Model 1941, (ZIS-5) firing 100mm fragmentation high explosive shell OФ-412; 100mm armor piercing tracer shell]</ref> so với 396 gram của đạn M42A1 cỡ 76mm<ref>Leventhal 1996, p 287</ref>

Phiên bản lúc 04:32, ngày 27 tháng 2 năm 2022

M4 Sherman
M4A1. Note the A1's round-edged, fully cast upper hull; also note the 75 mm gun used on most Shermans.
Một chiếc Sherman phiên bản M4A3E8 được trang bị pháo chính 76 mm
LoạiXe tăng hạng trung
Nơi chế tạo Mỹ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942 - 1955 (phục vụ cho quân đội Mỹ)
Sử dụng bởi Hoa Kỳ
 Argentina
 Brazil
 Canada
 Peru
 Hàn Quốc
 Philippines
 Israel
 Ấn Độ
 Trung Quốc
 Thái Lan
 Pakistan
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
 Đài Loan
 Nhật Bản
 Australia
 New Zealand
 Pháp
 Hà Lan
 Hy Lạp
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Cuba
TrậnThế chiến II

Nội chiến Hy Lạp
Nội chiến Trung Quốc
Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai
Chiến tranh Ả Rập - Do Thái
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Hàn Quốc
Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan
Chiến tranh Sáu ngày

Chiến tranh Yom Kippur
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1940
Thông số
Khối lượng30.3 tấn (66.800 lb)
Chiều dài5.84 m (19 ft 2 in)
Chiều rộng2.62 m (8 ft 7 in)
Chiều cao2.74 m (9 ft)
Kíp chiến đấu5

Phương tiện bọc thép19 - 91 mm
Vũ khí
chính
Súng 75 mm M3 L/40 90 viên
Vũ khí
phụ
1 súng máy.50 cal Browning M2HB
300 viên.50
2 súng máy.30-06 Browning M1919A4 4.750 viên.30-06
Động cơContinental R975 C1 gasoline
400 hp (298 kW)-tạo ra 2400 vòng xoắn
350 hp (253 kW)-tạo ra 2400 vòng xoắn
Công suất/trọng lượng14 hp/tấn
Hệ thống treoHệ thống treo vòng xoắn dây cót dọc(VVSS)
Tầm hoạt động120 miles @ 175 US gal (145 imp. gal) / 80 octane
193 km @ 660 l / 80 octane
Tốc độ38.5 km/h (24 mi/h) (khi nhẹ)

M4 Sherman, tên chính thức là Xe tăng Hạng trung M4 (Medium Tank, M4), là loại xe tăng hạng trung được quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh phương Tây sử dụng rộng rãi nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. M4 Sherman được đánh giá có là có sự cơ động cao, đáng tin cậy, có giá thành khá thấp để sản xuất hàng loạt. Hơn mười nghìn xe tăng đã được cung cấp cho khối Thịnh vượng chung Anh và Liên Xô qua chương trình Lend-Lease. Xe tăng được người Anh đặt theo tên của vị tướng William T. Sherman trong Cuộc nội chiến Hoa Kỳ.[1]

M4 Sherman được phát triển dựa trên những kinh nghiệm từ tăng hạng trung M3, với sự thay đổi về trang bị vũ khí và vị trí đặt pháo. Thiểt kế của M4 Sherman đưa pháo 75 mm lên một tháp pháo độc lập, có giáp mặt hiệu quả khá tốt, gần bằng so với T-34 của Liên Xô. Về mặt hỏa lực thì pháo M3 có sức công phá ngang ngửa với pháo 76mm F-34, cũng như pháo M1 với sức xuyên phá gần bằng với pháo 85mm D-5T của các dòng T-34, tuy nhiên thì HE của pháo M1 kém hơn hẳn HE của D-5T vì cỡ nòng nhỏ hơn, nhưng bù lại thì Sherman có thêm một tháp súng máy trên nóc để hỗ trợ phòng không và chống bộ binh. Về độ cơ động, Sherman sở hữu động cơ với công suất khá tốt (từ 300 đến 400 mã lực đối với bản M4, M4A1, M4A2 và M4A4, 450 mã lực đối với bản M4A3) giúp xe có thể đạt vận tốc lên đến 48km/h và tầm hoạt động khoảng 240km.[2] Những yếu tố này đã giúp Sherman vượt trội hơn các loại xe tăng hạng nhẹ và hạng trung của Đức được trang bị trong giai đoạn 1939–42. M4 là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, với 49.234 chiếc được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau, chỉ đứng sau T-34.[a] Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, xe tăng Sherman là một trong những xe tăng xung kích chủ chốt của Đồng minh phương Tây sau năm 1942.[4]

Việc sản xuất tương đối dễ dàng cho phép sản xuất số lượng lớn M4 cho các đơn vị, và khả năng dễ khôi phục và sửa chữa cho phép các phương tiện bị bắn hỏng hoặc hư hại nhẹ có thể được sửa chữa và đưa vào phục vụ trở lại nhanh chóng. Những yếu tố này kết hợp lại để tạo ra ưu thế về quân số cho Đồng minh trong hầu hết các trận chiến.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xe Sherman được sử dụng trong Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Sáu ngày. Nhiều quân đội các nước dùng xe Sherman để thao diễn quân sự cho đến cuối thế kỷ 20.

Thiết kế ban đầu

Xe tăng M4 được Cục Vũ khí Lục quân Hoa Kỳ thiết kế nhằm mục đích thay thế cho xe tăng hạng trung M3. M3 là sự phát triển lớn của xe tăng hạng nhẹ M2, được đưa vào hoạt động trong năm 1939. M3 được phát triển như một biện pháp tức thời cho đến khi người Mỹ có thể nghĩ ra cách thiết kế một tháp pháo để lắp pháo 75 mm. Mặc dù M3 là một tích cực lớn khi được người Anh ở châu Phi sử dụng để chống lại các xe tăng Đức, nhưng việc đặt tháp pháo 37 mm lên trên đã khiến xe quá cao, và khẩu pháo chính gắn bên hông có góc bắn hạn chế, chỉ có thể ngắm được ở một góc khác nếu kíp lái phải xoay xe tăng theo hướng cần bắn. Mặc dù các nhà thiết kế Mỹ miễn cưỡng trong việc áp dụng pháo của người Anh vào mẫu xe, nhưng các nhà thiết kế vẫn sẵn sàng đón nhận những đóng góp của kíp lái Anh. Những ý tưởng của người Anh, cùng với thiết kế của Bộ tổng Tham mưu Canada, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xe tăng Sherman sau này.[5]

Thiết kế chi tiết của M4 đã được Cục Vũ khí đệ trình vào ngày 31 tháng 8 năm 1940, nhưng việc phát triển một mẫu thử nghiệm đã bị trì đến khi các mẫu thiết kế cuối cùng của xe tăng M3 được hoàn thành để đưa vào sản xuất hàng loạt. Vào ngày 18 tháng 4 năm 1941, Ủy ban Lực lượng Thiết giáp Hoa Kỳ đã chọn thiết kế đơn giản nhất trong số năm thiết kế. Được biết đến với cái tên T6, thiết kế là thân và khung của M3 đã được sửa đổi, mang theo một tháp pháo được thiết kế mới gắn súng 75 mm của M3. Sau này mẫu thiết kế đó được biết đến qua cái tên Sherman.

M4 Sherman là tập hợp của những kinh nghiệm rút ra từ việc thiết kế các loại xe tăng vào những năm 1930, trong số đó có hệ thống treo vòng xoắn dây cót dọc, xích tăng có vỏ bọc cao su, động cơ hướng tâm bố trí đằng sau và đĩa răng kéo đằng trước. Theo như dự định ban đầu thì M4 phải là một loại tăng có thời gian sản xuất nhanh, có độ linh hoạt và hoả lực cao, có tính năng hỗ trợ bộ binh và quan trọng nhất là M4 phải hạ được các loại tăng hạng trung của Đức Quốc xã cũng như các nước thuộc khối Trục.

Nguyên mẫu T6 được hoàn thành vào ngày 2 tháng 9 năm 1941. Phần thân trên của T6 là một khối đúc liền lớn. Thiết kế có một cửa sập duy nhất trên thân xe cho người lái và một cửa sập ở bên thân. Trong mẫu M4A1 sau này, kiểu đúc nguyên khối này vẫn được duy trì, cửa sập bên đã bị loại bỏ và cửa sập thứ hai được bổ sung cho người lái phụ. Bản T6 sửa đổi được tiêu chuẩn hóa thành M4 và bắt đầu đua vào sản xuất vào tháng 2 năm 1942.[6] Các mô hình thân xe sau đó sẽ được tiêu chuẩn hóa lại thành M4A1, với các mô hình thân hàn đầu tiên được nhận được định danh M4. Vào tháng 8 năm 1942, một biến thể của M4 đã được Cục quân khí Detroit đưa ra với các lớp giáp nghiêng. Thay đổi này nhằm mục đích cải thiện khả năng bảo vệ của xe tăng mà không làm tăng trọng lượng hoặc làm giảm các đặc tính kỹ thuật khác.

Học thuyết

Một xe tăng Sherman DD của Trung đoàn Hoàng Gia Hussars 18 làm nhiệm vụ tại Ranville, Normandie, 10 tháng 6 năm 1944

Trước khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến, học thuyết về lực lượng Thiết giáp của họ đã được điều chỉnh lại trong cuốn Sổ tay Hướng dẫn Thực chiến 100-5 (xuất bản tháng 5 năm 1941) sau một thời gian phát triển mẫu M4. Sổ tay viết rằng:

Các sư đoàn thiết giáp được tổ chức với vai trò chủ đạo là thực hiện tốt các nhiệm vụ đòi hỏi sự cơ động cao và hỏa lực lớn. Các sư đoàn này sẽ phụ trách những nhiệm vụ mang tính quyết định. Nó có khả năng tham gia vào mọi hình thức giao chiến, nhưng vai trò chính vẫn là các hoạt động càn quét, tấn công các khu vực cánh sườn của kẻ thù.[7]

Do đó, M4 ban đầu không được thiết kế với vai trò là xe tăng hỗ trợ bộ binh. Chúng là mũi nhọn của các sư đoàn thiết giáp với sự hỗ trợ của các lực lượng bộ binh tùng thiết, và không nhất thiết chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng địch, mà sẽ phụ thuộc vào quyết định của các cấp chỉ huy trên chiến trường. Cuốn sách hướng dẫn sử dụng xe tăng M4 (FM 17-33, "Tiểu đoàn Xe tăng, Hạng nhẹ và Hạng trung" vào tháng 9 năm 1942) viết rằng việc giao chiến với xe tăng địch khi cần thiết chỉ là một trong những nhiệm vụ chính của xe tăng M4, nhưng vấn đề này chỉ được đề cập trong một trang văn bản kèm với bốn sơ đồ mô phỏng về các trận chiến xe tăng, trong tổng số 142 trang.[8] Học thuyết thiết giáp ban đầu phần lớn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những thành công ban đầu của chiến thuật Blitzkrieg của Đức.

Học thuyết của Hoa Kỳ đồng thời cho rằng công việc quan trọng nhất trong tác chiến chống tăng là ngăn chặn các cuộc tấn công ồ ạt của xe tăng đối phương - chủ yếu được thực hiện bằng pháo chống tăng được kéo và pháo tự hành, được vận hành bởi các tiểu đoàn "Pháo chống tăng", với sự hỗ trợ của các xe tăng khác nếu có thể.[9] Tốc độ là yếu tố quan trọng nhất để triển khai các pháo tự hành chống tăng để tiêu diệt các đợt xe tăng của kẻ thù. Tuy vậy, học thuyết này hiếm khi được áp dụng trong thực chiến vì được cho là thiếu thực tế. Các chỉ huy đơn vị thiết giáp không muốn giữ các đội hình pháo tự hành ở trạng thái dự bị; nếu làm như vậy, đội hình xung kích của đối phương sẽ dễ dàng trọc thủng tuyến phòng ngự của lực lượng thiết giáp đó. Điều đó sẽ không xảy ra nếu người Mỹ cho triển khai lực lượng pháo tự hành ở tuyến đầu ở bất kỳ cuộc tấn công nào.[10]

Lịch sử sản xuất

Mặt cắt cho thấy cấu trúc bên trong của xe tăng Sherman, bao gồm hộp số và ghế lái xe

Việc sản xuất được bắt đầu lần đầu tiên tại nhà máy Lima Locomotive khi nhà máy đang sản xuất xe tăng cho lực lượng quân đội Anh. M4 được sản xuất cho quân đội Anh và Mỹ. Michael Dewar chính là người đầu tiên qua Mỹ đặt hàng cho quân Anh, và hiện tại vẫn còn một chiếc Sherman tại bảo tàng thiết giáp Bovington.

Trong thế chiến II, quân đội Mỹ có tổng cộng 16 sư đoàn thiết giáp và 70 tiểu đoàn tăng hoạt động độc lập. Một trong ba sư đoàn và 6 tiểu đoàn thiết giáp lính thuỷ đánh bộ được gửi đến mặt trận Thái Bình Dương. Vào tháng 9/1942, tổng thống Franklin D. Roosevelt đã chỉ thị cho các nhà máy phải sản xuất ít nhất được 120.000 chiếc xe tăng nhằm thành lập 61 sư đoàn thiết giáp để hỗ trợ cho lực lượng Đồng Minh tại Châu Âu. Mặc dù các nhà máy tại Mỹ không bị lực lượng không quân địch đánh bom nhưng phân nửa số nguyên liệu sản xuất xe tăng phải chuyển cho lượng lực hải quân Hoa Kỳ, khiến cho quá trình sản xuất diễn ra khá lâu và số lượng xe tăng xuất xưởng chỉ được một nửa so với mục tiêu. Theo như tính toán thì số nguyên liệu (sắt, thép,...) chuyển cho các xưởng đóng tàu có thể sản xuất được hơn 67.000 chiếc xe tăng, nên thực tế chỉ có khoảng 53.500 chiếc xe tăng được Mỹ sản xuất từ năm 1942-1945.

Có tổng cộng bảy loại biến thể của M4 đưa vào sản xuất: M4, M4A1, M4A2, M4A3, M4A4, M4A5, và M4A6. Mặc dù có nhiều biến thể như vậy nhưng cấu tạo của các phiên bản khác nhau của M4 vẫn khá giống như nhau. Ví dụ điển hình nhất chính là phiên bản biến thể A4 và A3, A4 không có gì hơn A3. M4A1 có hơi khác M4 về phần động cơ, thân tăng của M4A1 hơi cong. Phiên bản M4A4 có hệ thống động cơ dài hơn khiến cho thân tăng của phiên bản này khá dài và có khá nhiều bộ guốc phanh xích. M4A5 được thiết kế cho quân đội Canada. M4A6 có bệ máy giãn dài và chỉ có dưới 100 chiếc được sản xuất.

Đa số các phiên bản Sherman đều sử dụng động cơ chạy bằng xăng, có hai phiên bản Sherman là M4A2 và M4A6 lại sử dụng động cơ diesel. M4A2 được lắp ráp sáu động cơ GMC 6-71 theo cặp sắp xếp theo kiểu thẳng hàng.M4A6 lại sử dụng động cơ Caterpillar RD1820 bố trí toả tròn. M4A4 sử dụng động cơ Chrysler A57 multibank (thường được gửi đến các nước Đồng Minh và Liên Xô thông qua chương trình Lend-Lease). Các phiên bản M4 thường được trang bị động cơ toả tròn Continental. Các biến thể đời sau của nó cũng không thay đổi nhiều mà chỉ chú trọng thay thế hệ thống treo, ngăn chứa đạn mạ thiếc, gia cố lại lớp giáp bọc. Như phiên bản M4 Composite, nó được lắp ráp thân tăng cong và phần thân tăng-phía sau được hàn dính với nhau qua một lớp sắt. Quân Anh có cách sắp xếp và bố trí máy khác với quân Mỹ.

Nhiều chi tiết về hình dạng, trang bị vũ khí và hiệu suất được cải thiện trong quá trình sản xuất mà không có sự thay đổi về số kiểu cơ bản của xe tăng. Chúng bao gồm hệ thống treo mạnh hơn, kho trữ đạn "ướt" (W) an toàn hơn và cách bố trí giáp chắc chắn hơn hoặc hiệu quả hơn, chẳng hạn như mẫu M4 "Composite", có giá thành rẻ hơn. Người Anh đặt tên các mẫu thiết kế khác nhau của Shermans bằng số hiệu cho các mẫu thân khác nhau với các chữ cái chỉ sự khác biệt về vũ khí trang bị và hệ thống treo: A cho mẫu trang bị pháo 76mm, B mẫu trang bị lựu pháo 105mm, C cho mẫu trang bị pháo 17pdr, và Y cho bất kỳ phương tiện nào được trang bị HVSS; Ví dụ như khẩu M4A1 (76) được người Anh vận hành được gọi là Sherman IIA.

M4 Sherman: so sánh cấu hình và tính năng của các phiên bản khác nhau
Định danh Vũ khí chính Thân xe Động cơ
M4 75 mm được hàn các phần lại động cơ xăng Continental R975 cùng bộ tản nhiệt
M4(105) lựu pháo 105 mm được hàn các phần lại động cơ xăng Continental R975 cùng bộ tản nhiệt
M4 Composite 75 mm nguyên khối mặt trước, hàn hai bên thân động cơ xăng Continental R975 cùng bộ tản nhiệt
M4A1 75 mm đúc nguyên khối động cơ xăng Continental R975 cùng bộ tản nhiệt
M4A1(76)W 76 mm đúc nguyên khối động cơ xăng Continental R975 cùng bộ tản nhiệt
M4A2 75 mm được hàn các phần lại Động cơ diesel GM 6046 (kết hợp với 6-71s)
M4A2(76)W 76 mm được hàn các phần lại Động cơ diesel GM 6046 (kết hợp với 6-71s)
M4A3(75)W 75 mm được hàn các phần lại động cơ xăng Ford GAA V8
M4A3E2 "Jumbo" 75 mm (một số 76 mm) được hàn các phần lại động cơ xăng Ford GAA V8
M4A3(76)W 76 mm được hàn các phần lại động cơ xăng Ford GAA V8
M4A4 75 mm được hàn các phần lại; mở rộng chiều dài xe động cơ xăng Chrysler A57
M4A6 75 mm nguyên khối mặt trước, hàn hai bên thân; mở rộng chiều dài xe động cơ diesel Caterpillar D200A cùng bộ tản nhiệt
W = hệ thống kho trữ đạn ướt

Các phiên bản đầu của Sherman được trang bị pháo chính 75 mm. Mặc dù Cục quân nhu đã tiến hành thiết kế các mẫu xe tăng T20 để thay thế cho Sherman, Quân đội Hoa Kỳ vẫn hài lòng với Sherman và Bộ chỉ huy Thiết giáp cho rằng một số chi tiết trên các mẫu đầu tiên không đạt yêu cầu của họ. Nhiều yếu tố và thiết kế mới đã được áp dụng vào các phiên bản Sherman mới sau này.[11] Bản M4A1, M4A2 và M4A3 được lắp đặt tháp pháo rộng hơn với pháo 76 mm được lấy từ thí nghiệm xe tăng T23. Bản 76 mm tiêu chuẩn đầu tiên được lắp đặt trên phiên bản M4A1, được đưa vào biên chế vào tháng 1 năm 1944, và được thực chiến vào tháng 7 năm 1944 trong Chiến dịch Cobra. Nhiều biến thể của M4 và M4A3 đựoc sản xuất với lựu pháo 105  mm. Mẫu Sherman đầu tiên được trang bị pháo 105 mm là bản M4, được đưa vào biên chế trong tháng 2 năm 1944.

Từ tháng 5 tới tháng 7 năm 1944. Lục quân Hoa Kỳ đã chấp nhận sử dụng 254 xe tăng M4A3E2 Jumbo Sherman, với hệ thống giáp rất dày và mang pháo 75 mm trong tháp pháo T23 mới, chắc chắn hơn, có nhiệm vụ tiêu diệt các cứ điểm, hộ tống đoàn vận tải và tiên phong cho các mũi xung kích thiết giáp. M4A3 là phiên bản đầu tiên được sản xuất với hệ thống lò xo treo ngang HVSS cùng hệ thống bánh xích lớn, được đưa vào sản xuất trong tháng 8 năm 1944. Nhờ sự hiệu quả do hệ thống HVSS mang lại, mẫu thiết kế này được các kíp lái gọi là "Easy Eight", dựa trên định danh của mẫu thiết kế "E8". Các phiên bản M4 và M4A3 trang bị lựu pháo 105 mm, cùng với các phiên bản M4A1 và M4A2 mang pháo 76 mm, đều được trang bị hệ thống HVSS. Các kĩ sư người Mỹ và Anh sau đó phát triển thêm các loại xe chuyên dụng dựa trên thân xe Sherman, mặc dù chỉ có số ít được tham chiến, bao gồm bản Sherman có gắn lưỡi xúc, Sherman Duplex Drive. Sherman "Zippo" và mẫu mang hệ thống pháo phản lực T34 Calliope. Các thiết kế của người Anh (Sherman DD và Sherman quét mìn) góp phần hình thành lên các lực lượng chuyên dụng đặc biệt, được biết đến là "Những gã hề của Hobart" - "Hobart's Funnies", đặt theo tên của Thiếu tướng Percy Hobart, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Thiết giáp 79 Anh Quốc.

Thân xe của Sherman cũng được sử dụng để phát triển các loại xe hỗ trợ khác, bao gồm pháo chống tăng M10 WolverineM36 Jackson; pháo tự hành M7B1, M12, M40 và M43; xe thiết giáp sửa chữa M32 và M74 trang bị cần cẩu, hệ thống kéo và pháo cối 81 mm; và M34 (phát triển từ M32B1) và M35 (phát triển từ M10A1) có nhiệm vụ chuyên chở pháo.

Bản cắt thể hiện các chi tiết kĩ thuật của phiên bản M4A4: 1 – Khoen móc cẩu, 2 – Bộ thông gió, 3 – Lối vào bên trong tháp pháo, 4 – Kính tiềm vọng, 5 – Vòng lăn ở lỗ thoát, 6 – Ghế ngồi của pháo thủ, 7 – Ghế ngồi của pháo thủ phụ, 8 – Ghế ngồi của trưởng xe, 9 – Tháp pháo, 10 – Bộ lọc khí, 11 – Cổ miệng bộ tản nhiệt, 12 – Bộ phân phối lọc khí, 13 – Động cơ, 14 – Ống thải khí, 15 – Bánh puli đệm cho xích, 16 – Máy bơm nước, 17 – Bộ tản nhiệt, 18 – Máy phát điện, 19 – Trục dẫn động sau, 20 – Thùng tháp pháo, 21 – Ổ quay tháp pháo, 22 – Trục dẫn động trước, 23 – Rơmoóc của hệ thống treo, 24 – Hộp số, 25 – Bánh răng chủ động chính, 26 – Ghế ngồi của lái xe, 27 – Ghế ngồi của phụ lái/xạ thủ súng máy, 28 – Pháo chính 75 mm, 29 – Lối vào của lái tăng, 30 – Súng máy M1919A4.
Sản xuất M4 Sherman[12][13][14]
Định danh Sản xuất Số lượng Thời gian
M4 Công ty Pressed Steel
Công ty Baldwin Locomotive
Tập toàn American Locomotive
Công ty Pullman-Standard
Cục quân khí Thiết giáp Detroit
6,748 Tháng 7 năm 1942 – Tháng 1 năm 1944
M4(105) Cục quân khí Thiết giáp Detroit 800 Tháng 2 năm 1944 – Tháng 9 năm 1944
M4(105) HVSS Cục quân khí Thiết giáp Detroit 841 Tháng 9 năm 1944 – Tháng 3 năm 1945
M4A1 Công ty Lima Locomotive
Công ty Pressed Steel
Công ty Pacific Car and Foundry
6,281 Tháng 2 năm 1942 – Tháng 12 năm 1943
M4A1(76)W Công ty Pressed Steel 2,171 Tháng 1 năm 1944 – Tháng 12 năm 1944
M4A1(76)W HVSS Công ty Pressed Steel 1,255 Tháng 1 năm 1945 – Tháng 7 năm 1945
M4A2 Cục Thiết giáp Fisher (Grand Blanc)[15]
Công ty Pullman-Standard
Tập đoàn American Locomotive
Công ty Baldwin Locomotive
Công ty Federal Machine and Welder
8,053 Tháng 4 năm 1942 – Tháng 5 năm 1944
M4A2(76)W Cục Thiết giáp Fisher 1,594 Tháng 5 năm 1944 – Tháng 12 năm 1944
M4A2(76)W HVSS Cục Thiết giáp Fisher
Công ty Pressed Steel
1,321 Tháng 1 năm 1945 – Tháng 5 năm 1945
M4A3 Công ty Ford Motor 1,690 Tháng 6 năm 1942 – Tháng 9 năm 1943
M4A3(75)W Cục Thiết giáp Fisher 2,420 Tháng 2 năm 1944 – Tháng 12 năm 1944
M4A3(75)W HVSS Cục Thiết giáp Fisher 651 Tháng 1 năm 1945 – Tháng 3 năm 1945
M4A3E2 Cục Thiết giáp Fisher 254 Tháng 5 năm 1944 – Tháng 7 năm 1944
M4A3(76)W Cục Thiết giáp Detroit
Cục Thiết giáp Fisher
1,400
500
Tổng cộng 1,925[16][b]
Tháng 2 năm 1944 – Tháng 7 1944
Tháng 9 năm 1944 – Tháng 12 1944
M4A3(76)W HVSS Cục Thiết giáp Detroit 2,617 Tháng 7 năm 1944 – Tháng 4 năm 1945
M4A3(105) Cục Thiết giáp Detroit 500 Tháng 5 năm 1944 – Tháng 9 năm 1944
M4A3(105) HVSS Cục Thiết giáp Detroit 2,539 Tháng 9 năm 1944 – Tháng 6 năm 1945
M4A4 Cục Thiết giáp Detroit 7,499 Tháng 7 năm 1942 – Tháng 11 năm 1943
M4A6 Cục Thiết giáp Detroit 75 Tháo 10 năm 1943 – Tháng 2 năm 1944
Tổng cộng 49,234

Kính ngắm

Các phiên bản đầu tiên của M4 và M4A1 được trang bị kính ngắm M38A2, có độ phóng đại ở mức 1,44x với trường nhìn 9 độ. Các phiên bản sau của kính tiềm vọng này có các mặt chiếu sáng. M38 bị lính tăng Mỹ than phiền khá nhiều vì độ phóng đại và trường nhìn đều quá kém, không thể ngắm bắn chính xác các mục tiêu ở cự ly xa hơn vài trăm mét. Ở thời điểm đó, xe tăng Panzer IV của Đức trang bị kính ngắm TZF-5F có độ phóng đại 2,5x với trường nhìn 25°, xe tăng T-34-76 của Liên Xô thì trang bị kính ngắm TMFD-7 có độ phóng đại 2,5x với trường nhìn 15°. Như vậy, trong các loại xe tăng chủ lực giai đoạn 1941-đầu 1943 thì M4 Sherman có kính ngắm vào loại kém nhất. Tại chiến trường bằng phẳng như ở Bắc Phi, xe tăng Đức thường có thể bắn vào M4 Sherman từ cự ly trên 1.000 mét, xa hơn cự ly mà xạ thủ M4 có thể ngắm bắn chính xác. Vào tháng 1/1943, lính tăng Mỹ ở Sư đoàn thiết giáp 1 tại Bắc Phi đã gửi kiến nghị đòi thay thế kính ngắm M38 ngay lập tức[17]

Những yếu kém về kính ngắm của xe tăng Mỹ đã được báo động tới các quan chức, quân đội Hoa Kỳ đã nỗ lực nghiên cứu để khắc phục vấn đề. Đến tháng 7/1943, các loạt M4 được sản xuất với kính ngắm kiểu mới M70F có chất lượng được cải thiện khá nhiều. Quân đội tiếp tục phát triển nhiều phiên bản khác nhau của kính ngắm này. Nó có độ phóng đại 3X với trường nhìn 12 độ 19 phút[17] Nhưng chẳng bao lâu sau đó, xe tăng Panther của Đức đã được trang bị kính ngắm TZF-12A có độ phóng đại 2 chế độ: 2,5x với trường nhìn 28° hoặc 5x với trường nhìn 14°; xe tăng Tiger I các loạt sản xuất sau cũng được trang bị kính ngắm TZF-9C có thông số tương tự. Xe tăng T-34-85 của Liên Xô (chế tạo từ tháng 3/1944) thì được trang bị kính ngắm TSh-16 có độ phóng đại 4x với trường nhìn 16°, xe tăng IS-2 được trang bị kính ngắm TSh-17 có thông số tương tự. Như vậy, trong các loại xe tăng chủ lực giai đoạn giữa 1943 đến cuối năm 1944 thì M4 Sherman vẫn có kính ngắm vào loại kém nhất.

Đến cuối chiến tranh, M4 Sherman các phiên bản mang pháo 76m mới được trang bị kính ngắm M71D có độ phóng đại 5x với trường nhìn 13°, tức là có tính năng gần tương đương với kính ngắm trên xe tăng Liên Xô và Đức, nhưng chất lượng thủy tinh làm thấu kính của Mỹ khi đó vẫn kém hơn (thiếu lớp phủ chống phản chiếu quang học) nên hình ảnh mục tiêu cũng bị mờ hơn.

Vũ khí

Mẫu Sherman được trang bị pháo chính 75mm L/40

Ban đầu, M4 được lắp ráp pháo chính loại M3 cỡ 75 mm L/40. Khi tham chiến lần đầu tại mặt trận Bắc Phi, Sherman có thể hạ gục được cả hai đối thủ thiết giáp từ Đức là Panzer IIIPanzer IV. Bộ quốc phòng Mỹ đã phán đoán được là quân đội Đức Quốc xã sẽ tung ra hai loại tăng mới là Tiger IPanther, nhưng chỉ với một số lượng nhỏ. Trái lại, quân Đức đã sản xuất được hơn 6.000 chiếc Panther từ năm 1943 đến cuối cuộc chiến, chiếm phần lớn trong các sư đoàn thiết giáp, khiến cho quân Mỹ thực sự bất ngờ. Đến năm 1944, các sư đoàn tăng của Đức Quốc xã đều có số lượng đáng kể xe tăng Panther làm chủ lực, Tiger và Panzer IV hoạt động nhằm bổ trợ cho Panther và yểm trợ bộ binh.

Như đã nói, pháo chính 75 mm của Sherman không thể nào xuyên được giáp trước của Tiger và Panther. Vào năm 1943, bộ quốc phòng Mỹ đã đưa ra hai mẫu pháo cải tiến gồm một mẫu có cỡ nòng 90 mm và một mẫu có tác dụng chống tăng có cỡ nòng 76 mm.Từ sau năm 1943, các loại pháo tự hành chống tăng và tăng của Đức Quốc xã như Panzer IV; StuG III; Marder III đều được trang bị pháo chính KwK-40 7.5 cm L/48. Tất cả các loại này đều không thể địch lại các loại tăng mới của Liên Xô như T-34/85; IS-2... nhưng vẫn có thể hạ gục được Sherman từ một khoảng cách nhất định. Việc pháo chính của Sherman thua kém pháo chính của lực lượng thiết giáp Đức đã dẫn đến việc sản xuất mẫu tăng Sherman mới có pháo chính M4 76 mm L/55 vào tháng 4/1944. Sau khi cải chế xong, pháo 76 mm M4 có thể được xem là nhỉnh hơn so với pháo 7.5 cm KwK 40, lực lượng pháo tự hành chống tăng Đức chỉ toàn sử dụng loại này khi phòng thủ tại Pháp.

Lịch sử hoạt động

Chuyển giao cho quân đội các nước khác

Mẫu Sherman đầu tiên của lực lượng Mỹ trong cuộc đổ bộ lên Sicilia

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gần 19.247 chiếc Sherman đã được chuyển giao cho lục quân Mỹ và khoảng 1.114 chiếc được chuyển cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.[18] Tuy nhiên ngoài hai con số trên, lực lượng Mỹ còn chuyển giao cho quân Anh 17.184 chiếc, 4.102 chiếc cho Liên Xô[19], và có thể 812 chiếc được chuyển cho Trung Quốc.[20] Số tăng được chuyển đi theo như hiệp ước trao đổi giữa khối Đồng Minh chống phát xít.

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng phiên bản Sherman M4A2 (sử dụng động cơ diesel) và M4A3 (sử dụng động cơ gas) tại mặt trận Thái Bình Dương. Tuy nhiên ngay sau đó bộ quốc phòng Mỹ không cho phép lực lượng quân đội trong nước sử dụng các phiên bản tăng có động cơ đốt bằng nguyên liệu diesel, mà chỉ được dùng trong thử nghiệm và tập trận. Sau đó M4A2 và M4A4 trở thành hai loại tăng được xuất qua các nước khác nhiều nhất thông qua chương trình Lend-Lease.

Tham chiến với xe tăng Đức

Sherman được thiết kế ra chủ yếu nhằm tiếp tế cho lực lượng quân Anh tại chiến trường Bắc Phi, tình hình càng trở nên nguy cấp khi Rommel đã chiếm được Tobruk, kênh đào SuezAi Cập.Bộ quốc phòng Mỹ quyết định tập hợp toàn bộ số Sherman lại với nhau và điều vào sư đoàn thiết giáp số hai của Patton nhằm đánh bật quân Đức ra khỏi Ai Cập.Nhưng việc chuyển giao Sherman từ Anh qua châu Phi và có khoảng 300 chiếc đến Bắc Phi vào tháng 9/1942.

Phiên bản M4A1[21] lần đầu tiên tham chiến trong trận El Alamein lần thứ hai vào tháng 10/1942 cùng với sư đoàn quân số 8 của lực lượng Anh. Chiếc Sherman đầu tiên của lực lượng Mỹ là phiên bản M4A1 được thấy tham chiến lần đầu tiên trong chiến dịch Torch. Khi đối đầu với lực lượng thiết giáp Đức, Sherman hoàn toàn có khả năng chiến thắng các loại xe tăng hạng trung của Đức như Panzer III với pháo chính 50 mm L/60, Panzer IV đời đầu với pháo chính nòng ngắn 75 mm L/24. Số M4 và M4A1 được cử đến mặt trận Bắc Phi nhằm thay thế kiểu tăng hiện tại của các sư đoàn lục quân Mỹ là M3 Lee. M4 và M4A1 là hai kiểu Sherman chính mà quân đội Mỹ sử dụng trong gần như suốt cuộc chiến. Đến năm 1944, bộ quốc phòng Mỹ chính thức thay thế M4 và M4A1 bằng kiểu Sherman mới là M4A3 với động cơ có công suất 500 mã lực (370 kW). Một vài chiếc được tận dụng đến tận cuối cuộc chiến.

Khi đối đầu với đối thủ thiết giáp mới từ Đức là PantherTiger I, Sherman tỏ ra thua kém hơn hẳn về lớp giáp bọc và vũ khí chính. Pháo chính 88 mm L/56 có sức xuyên giáp mạnh hơn Sherman khá nhiều, lớp giáp trước tháp pháo dày đến gần 120 mm của nó không thể bị xuyên thủng bởi pháo chính 75 mm của Sherman. Tuy nhiên, nếu có kíp chiến đấu dày dặn kinh nghiệm tận dụng được độ linh động của xe, Sherman vẫn có thể hạ gục được Tiger-I (bằng cách bắn vào hông xe) nhưng với một mức thiệt hại cao. Về đối thủ Panzer IV, pháo chính của Panzer-IV cũng đã được nâng cấp thành pháo 75 mm L/48, lớp giáp bọc dày 80 mm của nó cũng khiến cho pháo chính của Sherman trở nên kém hiệu quả. Sau khi Đức tung ra Tiger IPanther, pháo chính 75 mm của Sherman càng trở nên "lạc hậu" hơn nữa.

Vào tháng 7/1944, phiên bản Sherman mới với pháo chính 76 mm L/55 chính là M4A1, tiếp sau đó là M4A3. Từ sau năm 1944 đến cuối cuộc chiến, hơn nửa số Sherman mà Mỹ huy động tham chiến đều có pháo chính 76 mm. Chiếc Sherman mang pháo 76 mm đầu tiên tham chiến chính là chiếc Sherman M4A3E8(76)W, nó hoạt động vào tháng 12/1944.

Một chiếc Sherman bị kẹt tại bãi biển Normandy

Ở góc đối diện, pháo chính 76 mm L/55 khi sử dụng đạn M79 AP có thể bắn thủng giáp trước của Tiger I ở cự ly 700 - 1.000 mét, cho phép M4 Sherman bớt thất thế trước các loại Tiger IPanther của Đức. Nếu sử dụng loại đạn HVAP thì Sherman có thể hạ Tiger I ở cự ly tới 1.500 mét. Tuy nhiên, loại đạn HVAP này chỉ được sản xuất từ tháng 8 năm 1944, và loại đạn này rất hiếm và đắt nên chỉ được sản xuất một lượng nhỏ để trang bị cho các đơn vị tinh nhuệ, và ngay cả các đơn vị này cũng chỉ được trang bị một số viên HVAP cho mỗi xe (ở thời điểm cuối năm 1944, số đạn HVAP còn ít hơn số xe tăng Mỹ được sản xuất, nên trung bình mỗi xe tăng Mỹ còn chưa có đủ 1 viên đạn HVAP cho mỗi xe). Còn nếu chỉ sử dụng đạn xuyên giáp thông thường như AP, APCBC thì kiểu pháo 76 mm này vẫn chỉ có thể bắn thủng được giáp trước của Tiger I ở cự ly vài trăm mét trở lại, nhưng với một loại xe tăng hạng trung thì khả năng này được coi là tạm đủ.

M4 Sherman càng trở nên mỏng manh hơn khi đối mặt với xe tăng Tiger I trang bị pháo 88mm vượt trội của Đức. Trong khi phần lớn các loại xe tăng của Liên Xô chạy bằng dầu diesel, loại nhiên liệu an toàn và ít gây cháy, xe tăng Sherman lại sử dụng động cơ xăng, thứ nhiên liệu dễ bắt lửa hơn nhiều. Nếu Sherman trúng một phát đạn 88mm, kíp lái 5 người bên trong chỉ có vài giây để thoát ra ngoài trước khi bị thiêu sống. Do đó, tăng Sherman còn có biệt danh là Ronson (bật lửa), bởi nó dễ dàng bốc cháy ngay lần đầu trúng đạn. Lính Đức thì gọi nó là “Tommy Cooker”, nghĩa là “nồi nấu lính Anh” do các mẫu xe tăng Sherman đời đầu không có hệ thống gác đạn ướt, và các kíp lái người Anh thường có thói quen chất càng nhiều đạn càng tốt vào xe tăng, khiến nhiều xe tăng bị cháy sau khi bị bắn trúng.

Sau những chỉ trích về việc xe dễ bốc cháy khi trúng đạn khiến tỷ lệ kíp lái bị thương vong rất cao, các phiên bản từ sau năm 1943 áp dụng "hệ thống thùng đạn ướt", theo đó khi xe tăng bị trúng đạn và động cơ bốc cháy, hệ thống sẽ tự động phun đầy nước vào vị trí của nạp đạn viên để ngăn đạn dược bị kích nổ. Tất nhiên là nếu lửa cháy mạnh thì số đạn này cũng sẽ phát nổ, tuy nhiên hệ thống này sẽ giúp "câu giờ" để kíp lái kịp thoát ra ngoài.

Mặt trận Xô - Đức

Trong Thế chiến 2, Mỹ đã viện trợ cho Liên Xô khoảng 4.100 xe tăng M4A2 Sherman theo Chương trình Lend-Lease, bao gồm 2.007 chiếc mang pháo 75mm và 2.095 chiếc mang pháo 76mm hiệu quả hơn[22] Số lượng xe tăng Sherman được chuyển giao cho Liên Xô chiếm 18,6% tổng số xe tăng Sherman trong diện Lend-Lease. Chiếc M4A2 Sherman mang pháo 76 mm đầu tiên được chuyển giao cho Liên Xô vào cuối hè năm 1944.[23]

Sherman M4A2 của Hồng quân Liên Xô tại phố Křenová, Brno, tháng 4 năm 1945

Những mẫu M4A2 đầu tiên được Hồng quân Liên Xô coi là thiếu tin cậy do vị trí gác đạn của chúng được lắp theo cách truyền thống khiến hầm đạn dễ bị bắn trúng khi giao chiến với quân Đức. [24] Các kỹ sư Liên Xô nhận thấy đạn nổ mạnh (HE) cho pháo 75mm của M4 có xu hướng phát nổ bất ngờ. Lãnh đạo Liên Xô là Stalin phàn nàn với Tổng thống Mỹ Roosevelt trong một bức thư vào năm 1942: "Tôi cho rằng nhiệm vụ của tôi là thông báo cho ngài rằng, theo các chuyên gia của chúng tôi ở mặt trận, xe tăng của Mỹ dễ dàng bị đốt cháy bởi những viên đạn chống tăng trúng vào phía sau hoặc hai bên, đó là do loại xăng mà các xe tăng của Mỹ sử dụng đã tạo ra một lớp khí ga dày bên trong xe tăng, tạo điều kiện cho các đám cháy (khi xe trúng đạn)."[25] Vấn đề này sau đó được khắc phục bằng cách thay đổi thiết kế tạo gác đạn ướt và chuyển xuống dưới gầm xe để đạn làm giảm khả năng nổ hầm đạn. Ngoài ra, mẫu M4A2 có xu hướng bị lật cao hơn trong các vụ tai nạn và va chạm trên đường hoặc do địa hình gồ ghề hơn T-34 do trọng tâm của nó cao hơn.

Xe tăng M4A2 (W) mang pháo 76 mm trong biên chế Hồng quân Liên Xô, Grabow, Đức, tháng 5 năm 1945

Vào năm 1945, nhiều đơn vị thiết giáp của Hồng quân được trang bị hoàn toàn xe tăng Sherman như Quân đoàn Cơ giới Cận vệ 1, 3 và 9. Sherman nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các kíp lái Liên Xô về độ tin cậy, dễ bảo trì, có hỏa lực tốt (đặc biệt là bản mang pháo 76 mm), hệ thống giáp bảo vệ tốt, cũng như bộ nguồn phụ (APU) có thể sạc pin cho xe tăng mà không cần phải chạy động cơ chính như T-34.[26]. Nhược điểm của M4 so với T-34 là xích xe của M4 cũng hẹp hơn T-34 nên dễ bị sa lầy hơn khi đi trên tuyết hoặc bùn nhão. Ở khí hậu lạnh khắc nghiệt (dưới âm 40 độ C), M4 không thể hoạt động được do nhiên liệu bị đóng băng, còn T-34 thì không gặp vấn đề này vì được trang bị hệ thống làm ấm nhiên liệu. Ngoài ra, M4 thường không được trang bị đạn xuyên giáp cao cấp APCR (HVAP) (ở thời điểm đầu năm 1944, quân đội Mỹ chỉ có thể cố gắng trang bị cho mỗi xe tăng một viên đạn APCR do thiếu nguồn cung quặng tungsten, đến tháng 12 năm 1944 thì con số nâng lên chỉ hai-ba viên APCR mỗi xe, do người Mỹ ưu tiên cung cấp APCR cho các đơn vị pháo tự hành chống tăng). Trong khi đó, mỗi chiếc T-34-85 thường được trang bị tới 5-6 viên đạn APCR mỗi xe[27]

Về vỏ giáp, theo thực nghiệm của Đức thì T-34 có khả năng chống chịu tốt hơn. Pháo 88mm L/56 của Tiger I có khả năng bắn xuyên giáp trước của một chiếc M4 Sherman trong khoảng cách 1.800 và 2.100 mét[28], còn xe tăng T-34 của Liên Xô trong khoảng cách 1.000 và 1.400 mét[28] Về độ dày giáp hông, T-34 cũng có chỉ số tốt hơn. T-34/76 có hông xe dày 40mm nghiêng 40 độ, hông tháp pháo là 45mm nghiêng 30 độ[29], T-34/85 có hông xe dày 45mm nghiêng 40 độ, hông tháp pháo là 75mm nghiêng 20 độ[30], còn M4A2 Sherman có giáp hông xe dày 38mm đặt thẳng đứng, hông tháp pháo là 50mm nghiêng 5 độ[31]

Về hỏa lực, khẩu D-5T 85mm L/52 của T-34 và pháo M1A2 cỡ 76mm L/55 trên M4 Sherman xấp xỉ nhau ở khả năng xuyên giáp của đạn động năng APCBC, nhưng đạn nổ mạnh (HE) của khẩu 85mm thì mạnh hơn đáng kể (đạn O-365K chứa được 741 gram chất nổ[32] so với 396 gram của đạn M42A1 cỡ 76mm[33]

Nhà sử học David M. Glantz viết: "Sherman có độ rộng bánh xích hẹp khiến nó không cơ động trên bùn bằng các loại xe của Đức và Liên Xô, đồng thời nó tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu...", lính tăng Liên Xô thích xe tăng Mỹ hơn xe tăng của Anh, nhưng họ vẫn thích xe tăng Liên Xô nhất[34][35].

Theo Anh hùng Liên bang Xô viết, Đại tá Dmitry Loza - Chỉ huy Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng Cận vệ 46 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau này nhận xét về xe tăng Sherman: "...Chúng tôi gọi chúng là 'Emchas' (M4 theo tiếng Nga). Ban đầu chúng được trang bị pháo chính ngắn, các phiên bản sau có pháo dài hơn và được lắp bộ bù giật (muzzle brake). Ở mặt giáp phía trước có một chốt khóa để cố định pháo khi chúng tôi hành quân. Pháo chính khá dài. Nhìn chung, đây là một xe tăng tốt, nhưng như bất kỳ xe tăng khác, nó đều có những điểm cộng và điểm trừ. Khi có người nói với tôi rằng đây là một xe tăng kém, tôi trả lời: 'Xin lỗi! Không thể nói đó là xe tăng kém chỉ dựa trên ý kiến của mội người. Kém so với cái gì?"[36]

Mặt trận châu Á-Thái Bình Dương

Lính Mỹ được yểm trợ bởi M4 Sherman trong chiến dịch Bougainville.

Ở mặt trận châu Âu - nơi phải tham chiến với Đức Quốc xã, Mỹ bắt buộc phải huy động lực lượng Sherman với chất lượng tốt nhất, ngoài mặt trận châu Âu, mặt trận Thái Bình Dương cũng là một trong những nơi tham chiến quan trọng, tuy nhiên việc sử dụng tăng ở đây là không phù hợp nên chỉ có một số lượng nhỏ Sherman được điều đến mặt trận Thái Bình Dương (nhằm tiếp tế cho cả lực lượng Đồng Minh tại đây). Trong số hơn 16 sư đoàn thiết giáp và 70 tiểu đoàn tăng độc lập, chỉ có khoảng 3 sư đoàn tăng được gửi đến hoạt động tại Thái Bình Dương.[37]

Xe tăng Sherman trong trận Okinawa

Giống như quân Mỹ, giới quân sự Nhật chỉ điều duy nhất mỗi sư đoàn thiết giáp số hai hoạt động trong toàn bộ cuộc chiến.[38] Vì địa hình ở các đảo châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu là rừng già, cao nguyên, núi cao hiểm trở với khí hậu ẩm ướt và chỉ thích hợp để bộ binh chiến đấu với nhau nên việc sử dụng xe tăng tại đây rất khó khăn. Xe tăng Sherman được sử dụng như các loại xe vận chuyển bộ binh, diễn tập và yểm trợ bộ binh trong một số chiến dịch tấn công cơ động có lô-cốt.[39]

Một chiếc Sherman M4A3R3 của lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang sử dụng nòng phóng lửa trong trận Iwo Jima

Trong những giai đoạn đầu của cuộc chiến, đặc biệt là trong Chiến dịch Guadalcanal, quân Mỹ thường sử dụng tăng hạng nhẹ M2A4 để đối đầu với xe tăng hạng nhẹ Ha-Go Kiểu 95 của quân Nhật; cả hai đều được trang bị pháo 37 mm, nhưng M2 (sản xuất năm 1940) vẫn mạnh hơn 95 Ha-Go do sản xuất sau đến 5 năm.[40] Đến năm 1943, quân Nhật vẫn sử dụng hai kiểu tăng hạng nhẹ chủ yếu của họ là Ha-Go và Chi-Ha Kiểu 97, trong khi đó quân Mỹ đã thay thế M2A4 bằng M4 (có pháo chính 75 mm).[41] Lực lượng Trung Quốc tại Ấn Độ nhận được khoảng 100 chiếc M4 và dùng chúng trong những chiến dịch phản công rất có hiệu quả vào những năm 1943-1944.

Từ sau năm 1943, lực lượng đế quốc Nhật Bản bắt đầu thay thế các loại tăng hạng nhẹ của họ bằng loại tăng hạng trung mới Chi-Nu Kiểu 3 (với pháo chính 75 mm), loại tăng này được thiết kế ra nhằm bảo vệ các công trình quân sự trên đảo, yểm trợ bộ binh và phòng thủ các hòn đảo gần Nhật. Lực lượng Đồng Minh cũng đáp trả lại bằng cách đưa M4 vào chiến trường, pháo chính của M4 sử dụng đạn trái phá (HE), ống ngắm quang học có tầm bắn xa và chính xác hơn so với xe Nhật. Với các tính năng trên M4 có thể dễ dàng hạ gục được các loại xe tăng hạng trung và nhẹ của Nhật. Mặc dù các loại pháo tự hành (chống tăng) cũng được đưa vào nhằm hủy diệt các lô-cốt và boong-ke địch, nhưng M4 vẫn được trang bị thêm nòng phun lửa nhằm tiêu diệt lính Nhật ngụy trang trong rừng già và hang động.[42][43]

Hoạt động sau thế chiến II

Mẫu Sherman cuối cùng M4A3E8, nó đang bắn từ bệ đá với vai trò như một lựu pháo

Sau thế chiến II, quân Mỹ vẫn sử dụng tăng Sherman phiên bản M4A3E8 Easy Eight (được trang bị pháo chính 76 mm hoặc 105 mm). Số Sherman còn lại sau thế chiến II chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Mặc dù không còn đảm nhận vai trò là loại tăng chính trong các cuộc chiến, nhưng Sherman vẫn được phân vào các sư đoàn hoặc tiểu đoàn tăng thiết giáp cùng với tăng hạng nặng M26 Pershing và tăng hạng trung M46 Patton.

Trong chiến tranh Triều Tiên, M4A3E8 là thế hệ tăng M4 duy nhất có thể loại xe tăng T-34/85 của Triều Tiên ra khỏi vòng chiến. Cả M4 và T-34 đều có thể hạ gục đối thủ chỉ trong phát bắn trúng đầu tiên, tuy nhiên M4 có lợi thế ở các kíp lái Mỹ được đào tạo kỹ hơn so với Triều Tiên và dùng điện đài tốt hơn, trong khi T-34 có giáp hông dày hơn, thân xe thấp hơn nên khó trúng đạn hơn và có khả năng chạy đường trường tốt hơn.

Trong những năm 1950, M4 dần trở nên lạc hậu và bị thay thế toàn bộ bởi dòng tăng M48 Patton. Mỹ đã tìm cách chuyển toàn bộ số Sherman cho quân Đồng Minh và các nước khác, M4 được sử dụng rất rộng rãi sau thế chiến bởi khá nhiều quốc gia. Đến khoảng đầu thập niên 1980 thì toàn bộ M4 Sherman ở các nước này đều đã nghỉ hưu hoặc đưa vào kho lưu trữ.

Các biến thể

  • 3in Gun Motor Carriage M10-pháo tự hành chống tăng
  • 90 mm Gun Motor Carriage M36-pháo tự hành chống tăng
  • 105 mm Howitzer Motor Carriage M7-pháo tự hành
  • 155 mm Gun Motor Carriage M12-pháo tự hành được lắp trên xe Cargo Carrier M30
  • 155/203/250 mm Motor Carriages-pháo tự hành được lắp ráp trên xe tăng M4A3
  • Xe tăng phun lửa-bao gồm M4A3R3 Zippo, M4 Crocodile
  • Hệ thống phóng tên lửa-bao gồm T34 Calliope, T40 Whizbang
  • Xe tăng lội nước-bao gồm Duplex Drive (DD)
  • Xe dò mìn và sửa chữa-bao gồm D-8, M1, M1A1 Dozers, M4 Doozit, các hệ thống cầu di động và Aunt Jemima
  • Xe sửa chữa-bao gồm M32 và M74 TRV
  • Xe kéo pháo-bao gồm M34 và M35

Các nước từng sử dụng

Ngoài nước Mỹ, các nước Đồng Minh cũng được cung ứng một số lượng lớn M4 Sherman. Anh Quốc chiếm 80% trên tổng số Sherman được Mỹ viện trợ. Từ năm 1942-1945, Liên Xô nhận được hơn 3664 xe tăng Sherman kiểu M4A2 với động cơ diesel, một vài trong số chúng vẫn hoạt động sau thế chiến. Trong chiến tranh Triều Tiên, Sherman được quân đội Mỹ trang bị cho quân đội Hàn Quốc và các nước Đồng Minh.

Ngoài ra, M4 Sherman còn được người Israel sử dụng. Các biến thể M4 của quân đội Israel là M-50 mang pháo 75 mm và M-51 Super Sherman mang pháo 105 mm, nó đã chứng tỏ độ tin cậy khi sau nhiều năm vẫn còn được thiết kế các phiên bản mới và sử dụng. Ngoài chiến tranh Triều Tiên, M4 còn được sử dụng trong cuộc chiến tranh 6 ngày, đối đầu với xe tăng T-34/85 của quân đội các nước Ả Rập; chiến tranh Yom Kippur, đối đầu với hai loại tăng mới và mạnh hơn mà các nước Ả Rập mua từ Liên Xô là T-54/55.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Zaloga, 2008 p34
  2. ^ House, Jonathan M. (2001). Combined arms warfare in the twentieth century. Lawrence, Kansas: University Press of Kansas. tr. 152. ISBN 0-7006-1098-7.
  3. ^ Walter S. Dunn, Jr (2007). Stalin's Keys to Victory: The Rebirth of the Red Army. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-3423-3.
  4. ^ Archived at Ghostarchive and the Wayback Machine: Doyle, Hilary; Zaloga, Steven. “Operation Think Tank Part 4”. YouTube/. Wargaming.net. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ British War Production by Michael Postan (1952) p. 245
  6. ^ Canavan, Michael J., Opening Salvo: M4A1 Sherman Tank, Avalon Hill / Wizards.com
  7. ^ War Department (22 tháng 5 năm 1941). FM 100–5, Field Service Regulations, Operations (reprint). Washington, DC: GPO. OCLC 49969146. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  8. ^ FM 17–33 (PDF) – qua Hyperwar Foundation
  9. ^ FM 100-5, Paragraph 680 and 685, 1941
  10. ^ Roman Jarymowycz Tank Tactics: From Normandy to Lorraine Ch. 5 "Creating North American Panzer Armies"
  11. ^ Chamberlain & Ellis p151
  12. ^ Siemers, Cary (2014). “United States' M4 medium tank production, Sherman”. wwiivehicles.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015.
  13. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên afvdb.50megs.com
  14. ^ “Sherman production table”, Sherman Mutina Website, Pierre-Olivier Buan, Joe DeMarco and Leife Hulbert
  15. ^ Whitman, Jeremy (7 tháng 10 năm 2015). “Fisher Body Tank Plant”. Military History of the Great Lakes. Michigan Technological University. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2019.
  16. ^ Chamberlain and Ellis p118
  17. ^ a b M4 Sherman at War. Zenith Press. 29 Tháng ba 2021. ISBN 9781610600224 – qua Google Books.
  18. ^ Zaloga, Armored Thunderbolt, trang 332
  19. ^ Zaloga, Armored Thunderbolt, trang 57
  20. ^ Hunnicutt, trang 166
  21. ^ phiên bản này được quân Mỹ chuyển cho quân Anh
  22. ^ Kretaner (23 Tháng hai 2021). “Lend-Lease tanks and aircrafts”. WW2 Weapons.
  23. ^ Zaloga, Steven (20 tháng 4 năm 2003). M4 (76mm) Sherman Medium Tank 1943–65. tr. 37. ISBN 978-1-84176-542-6.
  24. ^ Лоза Дмитрий Федорович – Я Помню. Герои Великой Отечественной войны. Участники ВОВ. in Russian.
  25. ^ “Sputnik News - World News, Breaking News & Top Stories”. sputniknews.com.
  26. ^ Loza, Dimitri (21 tháng 9 năm 2010). “IRemember.ru WW II Memoirs”. iremember.ru/en. IRemember. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
  27. ^ Zaloga, Steven (15 Tháng năm 2015). Armored Champion: The Top Tanks of World War II. Stackpole Books. ISBN 9780811714372 – qua Google Books.
  28. ^ a b Jentz and Doyle 1993, pp. 19–20.
  29. ^ https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c6/T34_armor_sheme.jpg/1280px-T34_armor_sheme.jpg
  30. ^ https://qph.fs.quoracdn.net/main-qimg-b96e3f6d7cfbfb0f4bcf956cff0a90c4
  31. ^ https://qph.fs.quoracdn.net/main-qimg-3d1242fc0bb94713243c8b39a5ea4810-lq
  32. ^ Foreign Firing Table FT-F-50, Soviet Gun, Tank, 100mm, Model 1944, (Ðfl-10); Gun, Tank, 85mm, Model 1944 (ZIS-S53); Gun, Tank, 76mm, Model 1941, (ZIS-5) firing 100mm fragmentation high explosive shell OФ-412; 100mm armor piercing tracer shell
  33. ^ Leventhal 1996, p 287
  34. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2019.
  35. ^ Beckhusen, Robert (27 Tháng ba 2017). “Lend-Lease Saved Countless Lives — But Probably Didn't Win the Eastern Front”. Medium.
  36. ^ “IRemember.ru – Memories of veterans of the Great Patriotic War – Dmitriy Loza”. IRemember.ru. Ministry of Telecom and Mass Communications of the Russian Federation. 21 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018. Dmitriy Fedorovich, on which American tanks did you fight?..."On Shermans. We called them "Emchas", from M4 [in Russian, em chetyrye]. Initially, they had the short main gun, and later they began to arrive with the long gun and muzzle brake. On the front slope armor, there was a travel lock for securing the barrel during road marches. The main gun was quite long. Overall, this was a good vehicle but, as with any tank, it had its pluses and minuses. When someone says to me that this was a bad tank, I respond, "Excuse me!" One cannot say that this was a bad tank. Bad as compared to what?"
  37. ^ Zaloga (Armored Thunderbolt), trang 301
  38. ^ Zaloga (Japanese Tanks), trang 37
  39. ^ Zaloga, trang 15 & 33
  40. ^ Zaloga, trang 40
  41. ^ Zaloga, trang 34
  42. ^ Zaloga, Armored Thunderbolt, "Bunker Blasters", trang 215-217 & 318.
  43. ^ Zaloga (M3/M5 Stuart) trang 35, "pháo xe tăng không thể xuyên thủng boong-ke"
  44. ^ Tracol, Xavier (tháng 10 năm 2011). “Blindorama : L'Argentine 1926-1945”. Batailles et Blindés (bằng tiếng Pháp). Caraktère (45): 4–7. ISSN 1765-0828.
  45. ^ Tracol, Xavier (tháng 2 năm 2012). “Le Blindorama: Brésil, 1921 - 1945”. Batailles & Blindés (bằng tiếng Pháp). Caraktère (47): 6–9. ISSN 1765-0828.
  46. ^ Rivas, Santiago (22 tháng 4 năm 2018). “Paraguayan Army retires last M4 Shermans from service”. IHS Jane's 360. Buenos Aires. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  47. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên M. Baryatinsky 2006, p. 67
  48. ^ Copley, Gregory. Defense & Foreign Affairs Handbook 1999. tr. 821.
  49. ^ Mahé, Yann (tháng 2 năm 2011). “Le Blindorama : La Turquie, 1935 - 1945”. Batailles & Blindés (bằng tiếng Pháp). Caraktère (41): 4–7. ISSN 1765-0828.
  50. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên M. Baryatinsky 2006, p. 66
  51. ^ Kočevar, Iztok (tháng 8 năm 2014). “Micmac à tire-larigot chez Tito: L'arme blindée yougoslave durant la Guerre froide” [The Yugoslav armored arm during the Cold War]. Batailles et Blindés (bằng tiếng Pháp). Caraktère (62): 66–79. ISSN 1765-0828.

Sách tham khảo

Liên kết ngoài



Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu