Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Lịch sử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 36: Dòng 36:
</div>
</div>


{{/box-header|Things you can do|Portal:History/Things you can do|}}
{{/box-header|Tham gia|Chủ đề:Lịch sử/Tham gia|}}
{{Chủ đề:Lịch sử/Tham gia}}
{{Portal:History/Things you can do}}
{{/box-footer|}}
{{/box-footer|}}



Phiên bản lúc 12:36, ngày 2 tháng 5 năm 2013


Cổng tri thức Lịch sử

Chạm khắc gỗ tại chùa Phổ Minh

Chạm khắc gỗ tại chùa Phổ Minh

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Bài viết chọn lọc

Quân đội Phổ tấn công quân Pháp tại cứ điểm Plancenoit.

Trận Waterloo diễn ra vào chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Đây là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và cũng là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon. Quân đội Đế chế Pháp dưới sự chỉ huy của Napoléon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và vương triều một trăm ngày của ông. Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền chỉ huy của Wellington và Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo 3 ngày (từ 16 đến 19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh Liên minh thứ sáu. [ Đọc tiếp ]


Nhân vật chọn lọc

Xe Austin mà Thích Quảng Đức dùng để đến nơi tự thiêu nay được trưng bày tại chùa Thiên Mụ ở Huế

Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897 - 11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Tấm ảnh chụp hòa thượng tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ Ngô Đình Diệm. Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện. Sau khi chết, thi hài của Thích Quảng Đức đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của ông thì vẫn còn nguyên. Đây được coi là biểu tượng của lòng trắc ẩn, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn ông thành một vị Bồ tát, làm tăng sức ảnh hưởng của vụ tự thiêu lên dư luận.

Hành động của Thích Quảng Đức đã làm tăng sức ép của quốc tế đối với chính quyền Ngô Đình Diệm, dẫn tới việc tổng thống Diệm phải tuyên bố đưa ra một số cải cách nhằm xoa dịu giới Phật tử. Tuy nhiên, những cải cách như đã hứa đó lại được thực hiện một cách chậm chạp hoặc không hề được thực hiện, khiến tình hình càng trở nên xấu hơn. Khi phong trào phản kháng vẫn tiếp tục dâng cao, Lực lượng đặc biệt trung thành với cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai tổng thống, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công bố ráp chùa chiền trên cả nước. Lực lượng này đã lấy được trái tim của Thích Quảng Đức, gây thiệt hại ở diện rộng cùng chết chóc. Một số nhà sư khác cũng đã tự thiêu theo gương Thích Quảng Đức. Cuối cùng, cuộc đảo chính quân sự vào tháng 11 đã lật đổ chính quyền và giết chết anh em Ngô Đình Diệm. Hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức được coi như một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng Phật giáo Việt Nam, dẫn tới việc xóa bỏ nền Đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. [ Đọc tiếp ]


Bạn có biết...

Theophilos (hoàng đế)
Theophilos (hoàng đế)

Hình ảnh chọn lọc

Bức tranh mô tả cái chết của John F. Reynolds trong trận Gettysburg diễn ra từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 3 tháng 7 năm 1863, một phần của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.

Ảnh: Alfred Rudolph Waud


Ngày này năm xưa

11 tháng 5: Ngày Kỹ thuật tại Ấn Độ.

Câu nói nổi tiếng


Chủ đề liên quan


Tham gia

Chủ đề Lịch sử đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Chủ đề liên quan

Topics

Các thể loại

Associated Wikimedia

Các dự án chị em của Wikimedia Foundation cũng cung cấp thông tin hữu ích:

Wikibooks
Tủ sách

Commons
Kho hình ảnh

Wikinews 
Tin tức

Wikiquote 
Danh ngôn

Wikisource 
Văn thư

Wikiversity
Học liệu

Wikivoyage 
Cẩm nang du lịch

Wiktionary 
Từ điển

Wikidata 
Cơ sở dữ liệu

Wikispecies 
Danh mục các loài

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA